Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Nghiên cứu kết nối mạng thư viện toàn cầu hợp tác chia sẻ tài nguyên tri thức tại vnu lic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.67 KB, 18 trang )

GH
N

,D
HQ

NGHIÊN CỨU KẾT NỐI MẠNG THƯ VIỆN TOÀN CẦU,
HỢP TÁC CHIA SẺ TÀI NGUYÊN TRI THỨC TẠI VNU-LIC

ien

Phạm Thị Thu*1- Trương Thị Hồng Quyên**2

Th

uv

Tóm tắt: Bài viết nêu mục tiêu của việc hợp tác, chia sẻ tài nguyên tri thức
tại các thư viện. Đồng thời, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường tài nguyên
tri thức, giảm bớt sự thiếu hụt và góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các
thư viện thông qua việc liên kết hợp tác và chia sẻ tài nguyên tri thức. OCLC
là giải pháp tối ưu nhất cho bài toán liên kết hợp tác và chia sẻ tài nguyên
tri thức giữa các thư viện trong giai đoạn hiện nay.

tin

Từ khóa: VNU-LIC; OCLC; Liên kết hợp tác và chia sẻ; Tài nguyên tri thức;
Tài nguyên thông tin; Thư viện.

ng


1.TÀI NGUYÊN TRI THỨC VÀ MỤC TIÊU CỦA VIỆC HỢP TÁC, CHIA SẺ TÀI NGUYÊN TRI THỨC

Th
o

1.1. Tài nguyên tri thức là gì?

gt
am

Tri thức đã có từ lâu trong lịch sử, có thể nói từ khi con người bắt
đầu có tư duy thì lúc đó có tri thức. Trải qua một thời gian dài phát triển
của lịch sử, cho đến những thập kỷ gần đây tri thức và vai trò của nó đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội mới được đề cập nhiều.

Tr

un

Vậy tri thức là gì? Có rất nhiều cách định nghĩa về tri thức nhưng
có thể hiểu “Tri thức là sự hiểu biết, sáng tạo và những khả năng, kỹ
năng để ứng dụng nó (hiểu biết sáng tạo) vào việc tạo ra cái mới nhằm
mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Tri thức bao gồm tất cả những
thông tin, số liệu, bản vẽ, tưởng tượng (sáng tạo), khả năng, kỹ năng
quan niệm về giá trị và những sản phẩm mang tính tượng trưng xã hội
*

**

Thạc sĩ, Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.


TỐI ƯU HĨA QUẢN TRỊ TRI THỨC SỐ
CHÍNH PHỦ - DOANH NGHIỆP - THƯ VIỆN

656

ien

,D
HQ

GH
N

khác. Tri thức có vai trị rất lớn đối với đời sống – xã hội. Kinh tế thế
giới đang bước vào một thời đại mới, một trình độ mới. Đó là trình độ
mà “nhân tố quan trọng nhất là việc chiếm hữu, phân phối nguồn trí lực
và việc sáng tạo, phân phối và sử dụng tri thức trong các ngành kĩ thuật
cao”. Tiêu chí chủ yếu của nó là lấy tri thức, trí óc làm yếu tố then chốt
để phát triển kinh tế và tồn tại trực tiếp giống như các yếu tố sức lao
động và tài nguyên. Đó là thời đại mà “Tri thức đã trở thành động lực
chủ yếu của sự phát triển xã hội”, “Tri thức là tài nguyên là tư bản”,
“Tri thức là tâm điểm của cạnh tranh” và là nguồn lực dẫn dắt cho sự
tăng trưởng dài hạn… dẫn tới những thay đổi lớn trong cách tổ chức sản
xuất, cấu trúc thị trường, lựa chọn nghề nghiệp.

Th


uv

Một trong những nguồn tài nguyên quan trọng của thời đại ngày
nay là tài nguyên tri thức. Bởi không như nhiều loại tài nguyên thiên
nhiên (than, dầu mỏ, khống sản...) càng khai thác càng ít đi, tài nguyên
tri thức càng chia sẻ thì giá trị càng được nhân lên.

tin

1.2. Hợp tác chia sẻ tài nguyên tri thức là gì?

ng

Trên thế giới, thuật ngữ “hợp tác giữa các thư viện trong việc cung
cấp các dịch vụ và nguồn thông tin” được đề cập khá đa dạng.

gt
am

Th
o

Theo tác giả Walden B.L (1999), định nghĩa “hợp tác chia sẻ tài
nguyên tri thức” là một thuật ngữ được sử dụng để mơ tả nỗ lực có tổ
chức của các thư viện nhằm chia sẻ tài liệu và các dịch vụ hợp tác, qua
đó cung cấp cho người dùng những nguồn thơng tin khơng có sẵn trong
một thư viện đơn lẻ. Nó thể hiện một sự nỗ lực của thư viện nhằm mở
rộng khả năng đáp ứng cũng như sự sẵn sàng để đáp ứng thông tin của
người dùng, giúp họ với tới những thơng tin có tính đặc thù, đắt đỏ mà
thư viện khơng thể có khả năng bổ sung.


Tr

un

Mạng lưới chia sẻ thông tin của các thư viện công cộng (the
Provincial Resource Sharing Network 4 Policy for Alberta Public
Library Boards) định nghĩa về hợp tác chia sẻ tài nguyên tri thức là việc
sử dụng chung bởi hai hoặc nhiều thư viện về tài sản của nhau, chẳng
hạn như trang thiết bị, nhân viên, kiến thức và chuyên môn, và nguồn
lực thông tin (Alberta, 2009) [3].


657

NGHIÊN CỨU KẾT NỐI MẠNG THƯ VIỆN TOÀN CẦU...

GH
N

1.3. Mục tiêu của việc chia sẻ tài nguyên tri thức

uv

ien

,D
HQ

Ngày nay, với sự tác động của những yếu tố khách quan như: xu

thế hội nhập, sự phát triển khoa học công nghệ và tốc độ gia tăng nhanh
chóng của thơng tin đã dẫn tới sự thay đổi lớn về nhu cầu thông tin của
con người cả về chất lượng và số lượng. Vấn đề đặt ra cho các thư viện
Việt Nam là làm sao đáp ứng tối đa nhu cầu tin của người dùng một
cách đầy đủ nhất trong khi giá cả tài liệu ngày càng tăng và ngân sách
bổ sung tài liệu cịn hạn chế? Vì vậy, để đối mặt với những thách thức
và yêu cầu xã hội, việc hợp tác, chia sẻ nguồn lực thơng tin, nâng cao
trình độ cán bộ để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng tin là
một nhu cầu tất yếu. 

Th
o

ng

tin

Th

Trong nền kinh tế tri thức mới và thời đại số, các loại hình thư
viện cũng đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ. Vai trò mới của thư
viện trong thời kỳ này là phải trở thành một môi trường học tập và
trung tâm kiến thức cho người dùng tin, cũng như phổ biến kiến thức
cho đối tượng người dùng tin ở bất kỳ đâu. Là một tổ chức học tập, thư
viện phải cung cấp các hoạt động đứng đầu trong việc quản lý tri thức.
Không giống như những tổ chức kinh doanh khi lấy mục tiêu của quản
lý tri thức là tạo ra lợi thế cạnh tranh, thì đối với các loại hình thư viện
mục tiêu của quản lý tri thức là nhằm mở rộng khả năng tiếp cận kiến
thức cho người dùng tin.


Tr

un

gt
am

Do sự tăng trưởng theo cấp số nhân trong kiến thức của con người
ở một loạt các định dạng khác nhau, vì vậy thư viện cần phải phát triển
các chiến lược truy cập và chia sẻ tài nguyên. Không chỉ từ nguồn tài
nguyên in ấn, nguồn điện tử mà cả nguồn tài nguyên kỹ thuật số trong
sự phối hợp hoạt động, nhiệm vụ và trách nhiệm của các thư viện. Hiện
nay, với việc bị giới hạn và hạn chế về kinh phí, cơng nghệ, nguồn nhân
lực, khơng gian, nên các thư viện phải cẩn thận phân tích các nhu cầu
người dùng tin, từ đó tìm cách xây dựng các kế hoạch hợp tác để đáp
ứng nhu cầu của họ. Thư viện hiện nay phải thay đổi khái niệm từ “sở
hữu” tài liệu đến “truy cập” thông tin chính là mục tiêu hợp lý của chiến
lược phát triển nguồn tài nguyên.


TỐI ƯU HĨA QUẢN TRỊ TRI THỨC SỐ
CHÍNH PHỦ - DOANH NGHIỆP - THƯ VIỆN

658

,D
HQ

GH
N


Quản lý tài nguyên tri thức được các thư viện cụ thể hóa bằng việc
xây dựng một mục lục truy cập công cộng trực tuyến (OPAC), đồng
thời cũng triển khai phần mềm tìm kiếm tập trung Primo Centre với
nguồn lực bên trong và cả bên ngoài thư viện, ở định dạng in ấn và các
định dạng khác của nguồn tài nguyên tri thức cần được duy trì và tiếp
tục phát triển. Các trang web hữu ích và các nguồn tài nguyên tri thức
cần được thường xuyên tìm kiếm và lựa chọn từ Internet, bao gồm trong
đó là các liên kết truy cập OPAC.

ng

tin

Th

uv

ien

Bên cạnh đó, một hệ thống cho việc rà soát và cập nhật các nguồn
lực tri thức cần được thực hiện. Các phương pháp truyền thống của biên
mục và phân loại trước đây chỉ mới đủ để xử lý một số lượng có hạn
của sách, tạp chí và các định dạng tài liệu khác nhau được lưu giữ trong
thư viện, nhưng lại khơng có khả năng đối phó với một số lượng vơ hạn
của thông tin trong thế giới kỹ thuật số ở các cơ sở dữ liệu, ngân hàng
dữ liệu và đặc biệt ở trên Internet. Vì vậy, hiện nay các thư viện đã sử
dụng các phương pháp mới như: khai thác văn bản; khai thác dữ liệu;
quản lý nội dung toàn văn; xây dựng các cơng cụ tìm kiếm (kể cả tìm
kiếm ngơn ngữ tự nhiên, phân tích ngơn ngữ, mạng ngữ nghĩa...) và đặc

biệt phát triển các kỹ thuật đa phương tiện là một phần của sự phát triển
trong hệ thống quản lý tri thức.

Tr

un

gt
am

Th
o

Các thư viện đã có truyền thống từ lâu trong việc chia sẻ nguồn lực
và kết nối mạng tài nguyên. Nhưng điều này đã được mở rộng đáng kể
bởi sự phát triển nhanh chóng của máy tính, mạng viễn thông và các công
nghệ kỹ thuật kể từ năm 1960 đến nay. Ở Mỹ việc này đã rất phổ biến cho
các thư viện là thành viên của một số tập đồn lớn, cùng một lúc có thể
kết hợp và chia sẻ tài nguyên với nhiều loại hình thư viện khác nhau. Điển
hình là Trung tâm thư viện máy tính trực tuyến (Online Computer Library
Center - OCLC), đây là một tổ chức hợp tác phi lợi nhuận, cung cấp dịch
vụ thư viện và nghiên cứu dùng máy tính dành riêng cho các mục đích
cơng cộng với việc đẩy mạnh tiếp cận thơng tin trên tồn thế giới và giảm
chi phí thơng tin. Hiện nay có hơn 27.000 thư viện tại 86 quốc gia và lãnh
thổ sử dụng các dịch vụ của OCLC, với việc tham gia làm hội viên của
OCLC các thư viện sẽ có những thuận lợi như:


659


NGHIÊN CỨU KẾT NỐI MẠNG THƯ VIỆN TOÀN CẦU...

GH
N

- Các thư viện sẽ được tiếp cận với bộ dữ liệu khổng lồ từ các bộ
sưu tập của các thư viện thành viên khác.

- Thuận tiện cho việc giới thiệu bộ sưu tập của thư viện tới người
dùng tin khắp thế giới qua việc chia sẻ biểu ghi thư mục.

,D
HQ

- Nếu phát triển dịch vụ mượn liên thư viện, thì các thư viện vừa
thỏa mãn nhu cầu của người dùng tin, vừa tăng cường sự hợp tác giữa
các thư viện thành viên trên tồn thế giới...

Th

uv

ien

Như vậy, sự thành cơng của mơ hình chia sẻ và kết nối nguồn tài
ngun là kết quả của sự hợp tác và tham gia đầy đủ của tất cả các thư
viện thành viên. Trong đó, các thư viện lớn phải đi đầu trong mọi nỗ
lực như: Hỗ trợ trong các chính sách và các nguồn tài trợ từ các tổ chức
chính phủ. Thực tế cho thấy tất cả các thư viện, bất kể ở quy mô và thế
mạnh nào đều được hưởng lợi rất lớn từ sự hợp tác và chia sẻ nguồn tài

nguyên giữa các thư viện với nhau.

tin

2.CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
(VNU-LIC) TRONG VIỆC HỢP TÁC CHIA SẺ TÀI NGUYÊN TRI THỨC

gt
am

Th
o

ng

Liên thông, liên kết thư viện để hợp tác chia sẻ tài nguyên tri thức là
xu thế phát triển tất yếu, là giải pháp tối ưu cho sự phát triển của hệ thống
thông tin thư viện trong khu vực và quốc gia. Trong xã hội thông tin sẽ
không tồn tại những thư viện độc lập, chúng chỉ có thể tồn tại với tư cách
là trạm trung chuyển của dịng chảy thơng tin thống nhất tồn cầu. Liên
thơng, liên kết thư viện là sự phối hợp hoạt động giữa các thư viện với
nhau, nhằm tổ chức, chia sẻ tài nguyên thông tin, hợp tác trong công tác bổ
sung, chia sẻ mục lục liên hợp, sử dụng các dịch vụ thông tin, tạo điều kiện
cho người dùng tin truy cập thông tin ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào.

un

2.1. Thực trạng tài nguyên tri thức tại VNU-LIC

Tr


Trong những năm gần đây, vị thế của ĐHQGHN đã không ngừng
được khẳng định trong khu vực và trên thế giới thơng qua các chương
trình đào tạo và nội dung phù hợp, phương pháp đào tạo, nghiên cứu
khoa học tiên tiến; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa


TỐI ƯU HĨA QUẢN TRỊ TRI THỨC SỐ
CHÍNH PHỦ - DOANH NGHIỆP - THƯ VIỆN

660

,D
HQ

GH
N

học; có đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu trình độ cao; có đội ngũ
cán bộ quản lý chuyên nghiệp và đồng bộ. Để thực hiện sứ mệnh và
nhiệm vụ quan trọng của mình, ĐHQGHN đã xây dựng chiến lược
phát triển các ngành, chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế nhằm tạo tiền
đề và điều kiện để phát triển bộ môn, khoa, trường đại học thành viên
và ĐHQGHN đạt chuẩn quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên
cứu khoa học, chuyển giao tri thức và sức cạnh tranh, thương hiệu của
ĐHQGHN, góp phần đổi mới cơ bản giáo dục đại học Việt Nam; phát
triển hợp tác quốc tế.

Th


uv

ien

VNU-LIC đang sở hữu nguồn tài nguyên tri thức phong phú và chất
lượng bao gồm các tạp chí chun ngành, cơng trình nghiên cứu khoa
học, luận văn luận án, giáo trình tài liệu tham khảo, các xuất bản phẩm
định kỳ, kỷ yếu hội thảo. Hàng năm, nguồn tài nguyên tăng thêm khoảng
10.000 tài liệu in và hàng chục ngàn tài liệu điện tử/ tài ngun số.

Th
o

ng

tin

Ngồi ra cịn có hàng trăm ngàn tài liệu được lưu trữ tại kho học
liệu của các viện nghiên cứu, các trường thành viên, các khoa trực
thuộc. Trong đó có rất nhiều cơng trình khoa học và tài liệu nghiên cứu
rất có giá trị. Tuy nhiên, do nguồn tài liệu này được lưu trữ trong từng
đơn vị riêng rẽ, chủ yếu để phục vụ nội bộ, ít khi phổ biến ra bên ngồi
nên mức độ khai thác rất hạn chế, thậm chí nhiều người cịn khơng biết
đến sự tồn tại hay lưu trữ tài liệu mình quan tâm.

Tr

un

gt

am

Với nguồn học liệu truyền thống và các CSDL điện tử phân tán,
nằm rải rác tại các đơn vị, các phần mềm quản trị thư viện được đầu tư,
phát triển nhưng việc tìm kiếm và khai thác tài nguyên thông tin trong
ĐHQGHN chưa phát huy hết sức mạnh nguồn lực và kết quả nghiên
cứu giá trị khoa học của các nhà nghiên cứu. Chính những bất cập đó
đã dẫn đến cấu trúc dữ liệu và tìm kiếm, khai thác tài nguyên thông tin
rời rạc, khác nhau, gây nên sự phức tạp và mất nhiều thời gian đối với
người dùng tin khi phải di chuyển giữa các nguồn thông tin nghiên cứu.
Đồng thời, bạn đọc phải thực hiện nhiều quy trình tìm kiếm trên các
ứng dụng khác nhau dẫn đến việc người dùng tin lẫn nhà nghiên cứu
có thể bỏ qua chất lượng các bộ sưu tập của VNU-LIC. Mặt khác, hệ
thống quản lý thư viện tại VNU-LIC và các đơn vị thành viên, đơn vị


661

NGHIÊN CỨU KẾT NỐI MẠNG THƯ VIỆN TOÀN CẦU...

,D
HQ

GH
N

trực thuộc bị phân mảnh đối với người dùng tin. Sự phân mảnh này dẫn
đến cấu trúc dữ liệu và tìm kiếm khác nhau gây nên sự phức tạp và mất
nhiều thời gian đối với việc tìm kiếm thơng tin. Việc lựa chọn giải pháp
tìm kiếm tập trung, bao trùm, truy vấn cùng lúc đến tất cả các kho tài

liệu là hết sức cần thiết.

ng

tin

Th

uv

ien

Năm 2017, với mục đích kết nối tri thức – thúc đẩy sáng tạo không
chỉ cho ĐHQGHN mà cịn cho tồn bộ hệ thống các đại học Việt Nam,
đồng thời mong muốn tạo ra một cổng tri thức thống nhất bao gồm tất cả
các tài nguyên thông tin nội sinh của thư viện đại học Việt Nam và mở
rộng tới các thư viện đại học trên thế giới nhằm quảng bá hình ảnh, văn
hóa, nền kinh tế - xã hội, giáo dục… của Việt Nam ra thế giới, VNU-LIC
đã mạnh dạn đề xuất sáng kiến thành lập thư viện số đại học dùng chung
tại Hội thảo khoa học về “Xây dựng học liệu nội sinh dùng chung trong
các thư viện đại học Việt Nam” do Liên chi hội Thư viện đại học khu vực
phía Bắc (NALA), VNU-LIC và Trường Đại học Quang Trung phối hợp
tổ chức. Kết quả có 28 thư viện đại học Việt Nam nhiệt tình hưởng ứng,
đồng thuận và cùng ký vào Bản ghi nhớ tham gia triển khai tích hợp hệ
thống thư viện số đại học dùng chung của 28 thư viện học viện, đại học,
đồng thời thống nhất đề xuất VNU-LIC là đầu mối tìm kiếm kinh phí dự
án để sớm triển khai trên phạm vi cả nước.

Tr


un

gt
am

Th
o

Vì sao VNU-LIC được chọn làm đơn vị dẫn đầu tìm kiếm giải
pháp, kinh phí cho vấn đề liên kết chia sẻ nguồn tài nguyên nội sinh
dùng chung cho 28 đơn vị thư viện các trường đại học Việt Nam? Bởi
lẽ, VNU ra đời, tồn tại và phát triển cho đến nay đã tròn 25 năm. Trải
qua 25 năm ngày Chính phủ ban hành Nghị định thành lập, VNU luôn
khẳng định chất lượng nghiên cứu – đào tạo sớ mợt ở Việt Nam, tḥc
nhóm 1000 các trường đại học hàng đầu thế giới và xếp vị trí thứ 124
trong các trường đại học tốt nhất châu Á năm 2019 (theo QS World
University Ranking 2018). VNU cũng là cơ sở giáo dục đại học duy
nhất của Việt Nam có lĩnh vực Vật Lý (Physics) được US NEWS 2018
xếp hạng 502 toàn cầu. Năm 2018, thống kê công bớ q́c tế về nhóm
các trường đại học hàng đầu Việt Nam, VNU cũng có tổng sớ bài báo
ISI & Scopus cao nhất trong 25 năm qua và đang đứng ở vị trí số một


TỐI ƯU HĨA QUẢN TRỊ TRI THỨC SỐ
CHÍNH PHỦ - DOANH NGHIỆP - THƯ VIỆN

662

,D
HQ


GH
N

trong các trường đại học hàng đầu Việt Nam. Những kết quả này không
chỉ khẳng định năng lực hội nhập của VNU với cộng đồng đại học tiên
tiến trên thế giới mà còn thể hiện tầm nhìn và chủ trương đầu tư tập
trung đúng đắn của Đảng và Chính phủ khi xác định vai trò nòng cốt
của VNU trong nền giáo dục đại học nước nhà. Theo Webometrics,
bảng xếp hạng trang web và thư viện số tài liệu nội sinh các trường đại
học, học viện trên thế giới, Thư viện số tài liệu nội sinh ĐHQGHN được
xếp thứ 170 các đại học, học viện và 184 thế giới.

ien

2.2. Tính cấp thiết hợp tác chia sẻ tài nguyên tri thức tại VNU-LIC

Th
o

ng

tin

Th

uv

OCLC có một triết lý: “If you go alone, you can go fast – If you
go together, you should go far” (Dịch nghĩa: Nếu bạn đi một mình, bạn

có thể đi nhanh – Nếu bạn đi cùng nhau, bạn sẽ đi xa). Hiện nay, hầu
hết các thư viện Việt Nam đều đang là các mảnh ghép rời rạc, đi một
mình. Do đó, để thực hiện sứ mệnh, trọng trách cao cả của một thư viện
trường đại học danh tiếng của cả nước, VNU-LIC sẽ vận dụng triết lý
của OCLC để ghép các mảnh nhỏ này thành những mảng lớn, có khả
năng đi xa ra biển lớn toàn cầu và kết nối với các mảng lớn khác. Lời
giải là, để phát triển, các thư viện Việt Nam nói chung, VNU-LIC nói
riêng buộc phải “Hợp tác – Kết nối – Chia sẻ”, OCLC chính là giải
pháp kiện tồn, lấp đầy khoảng trống cũng như thu hẹp khoảng cách
vấn đề hợp tác, chia sẻ nguồn tài nguyên tri thức mà hệ thống thư viện
các trường đại học nói chung, VNU-LIC nói riêng đang cần tìm kiếm.

Tr

un

gt
am

Do tác động mạnh mẽ của thời đại công nghệ số, tốc độ gia tăng
nhanh chóng của thơng tin, khơng một đơn vị riêng lẻ nào đủ khả năng
bổ sung tất cả số tài liệu cần thiết để phục vụ đúng và đủ cho người
dùng. Bên cạnh đó, một thực tế đáng buồn là do nguồn tài nguyên tri
thức này đang được lưu trữ trong từng đơn vị riêng rẽ, chủ yếu để phục
vụ nội bộ, ít khi phổ biến ra bên ngồi nên mức độ khai thác rất hạn chế,
thậm chí nhiều nhà nghiên cứu không biết đến sự tồn tại hay nơi lưu trữ
tài liệu mà họ đang quan tâm, tìm kiếm. Thêm vào đó là ý thức cộng
tác giữa các đơn vị đào tạo, giữa các ban, ngành còn yếu, tâm lý độc
quyền và ngại hư hỏng, thất lạc, cũng như hệ thống quản lý không đồng



663

NGHIÊN CỨU KẾT NỐI MẠNG THƯ VIỆN TOÀN CẦU...

,D
HQ

GH
N

bộ,… là những trở ngại rất lớn cho việc trao đổi tài nguyên tri thức giữa
các đơn vị. Từ đó dẫn đến nhu cầu tất yếu là phải hợp tác và chia sẻ tài
nguyên tri thức. Hơn nữa, việc tập trung tài liệu khoa học của các đơn
vị đào tạo tại Đại học Quốc gia Hà Nội không chỉ là biện pháp để tăng
cường khai thác nguồn tài nguyên nội sinh mà trước hết còn là để phục
vụ nhu cầu nghiên cứu và học tập trong nước, sau là để giới thiệu nguồn
tài liệu khoa học nước ta ra thế giới thông qua mạng thơng tin tồn cầu.

Th

uv

ien

Có thể nói, vấn đề hợp tác chia sẻ và trao đổi thông tin đang trở
thành xu thế chung hiện nay. Trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu
khoa học (NCKH), việc chia sẻ thông tin đóng vai trị rất quan trọng
trong việc cùng nhau hỗ trợ phát triển, hạn chế rủi ro và đặc biệt là góp
phần tăng cường năng lực cạnh tranh, cũng như khẳng định vị thế của

mình. Chia sẻ thơng tin trong lĩnh vực giáo dục và NCKH sẽ góp phần
tạo động lực cho đổi mới, tăng cường sáng tạo, thúc đẩy bình đẳng
trong tiếp cận giáo dục và tri thức.

gt
am

Th
o

ng

tin

Ngày nay, thời kỳ kỷ nguyên thông tin số đang phát triển mạnh mẽ,
với khối lượng khổng lồ nguồn tài nguyên điện tử dành cho học tập và
nghiên cứu đã và đang xuất hiện trên Internet, bạn đọc có thể truy cập,
truy xuất dễ dàng từ mọi lúc, mọi nơi. Điều này vơ hình chung sẽ làm
giảm sức hút của các thư viện truyền thống. VNU-LIC hiện nay đang
trong giai đoạn chuyển tiếp từ phục vụ bộ sưu tập điện tử thay vì sử
dụng một thư viện số hồn tồn, kết hợp đồng thời cả dịch vụ thư viện
truyền thống ở mức tự động hóa cao và tích hợp chuyển giao điện tử,
mở rộng các nguồn tài nguyên thông tin, nội dung và kiến thức dưới
định dạng số. Hiển nhiên, bạn đọc thế hệ trẻ ngày nay phần lớn đã quen
với việc truy xuất thông tin trực tiếp và ngay lập tức thay vì thơng qua
một dịch vụ mượn trả của thư viện.

Tr

un


Để thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng là lưu giữ, bổ sung, thu thập,
xử lý, thông báo, phổ biến và cung cấp tin, tài liệu khoa học, dịch vụ
thông tin phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học tại Đại học Quốc
gia Hà Nội, VNU-LIC bên cạnh việc tiếp tục và nâng cao chất lượng phục
vụ thư viện truyền thống, đồng thời xây dựng, phát triển nhanh thư viện
số, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin; phục vụ
đánh giá, kiểm định và xếp hạng của Đại học Quốc gia Hà Nội.


TỐI ƯU HĨA QUẢN TRỊ TRI THỨC SỐ
CHÍNH PHỦ - DOANH NGHIỆP - THƯ VIỆN

664

GH
N

2.3. Mục tiêu chiến lược của VNU-LIC

,D
HQ

Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là một trong những cơ sở
giáo dục đại học cơng lập lớn, có uy tín của cả nước, bao gồm tổ hợp
các trường đại học cùng các trung tâm và viện nghiên cứu khoa học
thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. ĐHQGHN hiện là trung tâm
đào tạo, nghiên cứu khoa học và cơng nghệ có cơ cấu đa ngành, đa lĩnh
vực, chất lượng cao.


Th
o

ng

tin

Th

uv

ien

Với vị thế và tiềm năng có sẵn, ĐHQGHN có trách nhiệm đóng
góp vào mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2010 và về cơ
bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Trong bối cảnh giá
thành giáo dục ngày càng tăng, bất bình đẳng về thơng tin là một vấn
đề hiện hữu, những nỗ lực thúc đẩy tiếp cận giáo dục và tri thức mở sẽ
góp phần làm giảm đi tác động xấu của những bất cập mà giáo dục Việt
Nam đang bị coi là “Vùng trũng” như hiện nay. Thư viện là nơi chuyển
giao tri thức, nên hiển nhiên thư viện cũng sẽ là nơi đóng vai trị nòng
cốt trong xu thế mở và hợp tác chia sẻ tri thức. Sự hợp tác chia sẻ nguồn
lực thông tin giữa các thư viện, đặc biệt là thư viện các trường đại học
sẽ góp phần thúc đẩy đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo và
hỗ trợ người dùng tiếp cận đến kho tri thức lớn hơn, đa dạng hơn mà bản
thân một thư viện đơn lẻ không thể đáp ứng được.

Tr


un

gt
am

VNU-LIC là một trong những đơn vị phục vụ trực thuộc ĐHQGHN.
VNU-LIC hiểu rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của nguồn tài nguyên
tri thức đối với sự phát triển toàn diện của một trường đại học, của
quốc gia dân tộc. Do đó, trong kế hoạch chiến lược phát triển của mình,
VNU-LIC mạnh dạn đặt mục tiêu xây dựng mơ hình thư viện sớ nghiên
cứu 4.0; đa điểm, kết nối đến các địa điểm của ĐHQGHN bao gờm khu
vực Hà Nội - Hịa Lạc:


665

ien

,D
HQ

GH
N

NGHIÊN CỨU KẾT NỐI MẠNG THƯ VIỆN TỒN CẦU...

uv

Hình 1. Mô phỏng định hướng phát triển Trung tâm đến năm 2025, tầm nhìn 2035
(Chiến lược phát triển Trung tâm Thông tin – Thư viện đến năm 2025 – tầm nhìn 2035)


3.OCLC (ONLINE COMPUTER LIBRARY CENTER) - GIẢI PHÁP THAM GIA MẠNG LƯỚI

Th

THƯ VIỆN TỒN CẦU

OCLC là gì?

tin

3.1. Tìm hiểu về OCLC

gt
am

Th
o

ng

OCLC được thành lập năm 1967, là một tổ chức phi chính phủ, phi
lợi nhuận phục vụ nghiên cứu và dịch vụ thư viện có văn phịng chính
tại Ohio, Hoa Kỳ. Mục tiêu của OCLC là phát triển các dịch vụ giúp
mở rộng khả năng truy cập thơng tin tồn cầu và giảm chi phí cho thư
viện. Ban đầu, tổ chức này do một số đại học thuộc bang Ohio thành lập
bằng cách xây dựng một hệ thống để cùng nhau chia sẻ và tiết kiệm chi
phí tài liệu thơng qua mạng máy tính. Về sau, nhìn thấy hiệu quả của hệ
thống này, nhiều thư viện ở nơi khác cũng tham gia vào, dần dần phát
triển ra khắp nước Mỹ và nhiều nước khác.


Tr

un

Tính đến năm 2019, các sản phẩm và dịch vụ của OCLC đã và
đang phục vụ trên 70.000 thư viện tại 170 quốc gia, trong đó các thư
viện tham gia chia sẻ dữ liệu trong hệ thống mục lục liên hợp tồn cầu
Worldcat của OCLC có khoảng 17.000 thư viện tại 122 quốc gia đã đưa
toàn bộ CSDL biểu ghi thư mục của mình và hàng ngày biên mục trực
tiếp lên WorldCat.


TỐI ƯU HĨA QUẢN TRỊ TRI THỨC SỐ
CHÍNH PHỦ - DOANH NGHIỆP - THƯ VIỆN

ien

,D
HQ

GH
N

666

Hình 2. Hệ thống mục lục liên hợp tồn cầu Worlcat của OCLC

uv


(Trích: )

Th

Các dịch vụ tiện ích

tin

Mục tiêu của OCLC là phát triển các dịch vụ giúp mở rộng khả
năng truy cập thơng tin tồn cầu và giảm chi phí cho thư viện. Vì vậy,
OCLC đang xây dựng và phát triển rất nhiều các dịch vụ liên quan đến
6 nhóm chính đó là:

ng

• Cơng cụ quản lý thư viện

Th
o

• Biên mục và siêu dữ liệu
• Chia sẻ tài ngun

• Tìm kiếm và chuyển giao

gt
am

• Quản lý bộ sưu tập số
• Dịch vụ tham khảo.


un

Trong 6 nhóm dịch vụ trên, có những sản phẩm và dịch vụ đã
giúp cho OCLC tạo ra những cuộc cách mạng và góp phần thay đổi xu
hướng, tiêu chuẩn nghiệp vụ thư viện và cả cách mà bạn đọc tiếp cận
với các dịch vụ thư viện. Tiêu biểu có thể kể đến như:

Tr

- Phần mềm Thư viện thế hệ mới Worldshare Management Services
(WMS): đây được coi là phần mềm giải pháp mang tính tổng thể cho
Thư viện trong quy trình quản lý tài liệu in và tài liệu điện tử.


667

NGHIÊN CỨU KẾT NỐI MẠNG THƯ VIỆN TOÀN CẦU...

GH
N

- Cổng tìm kiếm và chuyển giao tài ngun thơng tin tập trung –
Worldcat Discovery Services (WCD): là một giải pháp đã được áp dụng
tại nhiều thư viện trên thế giới, đồng thời cũng là một xu thế quan tâm
của các thư viện Việt Nam trong thời gian gần đây.

ien

,D

HQ

- Phần mềm quản lý các bộ sưu tập số CONTENTdm: Contentdm
là một giải pháp tổng thể cho một việc quản lý tài liệu số do OCLC cung
cấp. Phần mềm này có khả năng quản lý, lưu trữ các loại hình tài liệu
số của thư viện và giới thiệu các tài liệu số đến với bạn đọc thông qua
Website của Contentdm.

tin

Th

uv

- EZ Proxy– Công cụ xác thực người dùng và truy cập CSDL
điện tử từ xa: EZ Proxy của OCLC là công cụ cho phép truy cập vào
nguồn tài liệu điện tử của Thư viện với một thao tác xác thực đơn giản.
Ez Proxy cho phép người dùng có thể truy cập vào một số lượng lớn các
tài liệu từ các nhà cung cấp uy tín trên thế giới. Nó cũng có thể tích hợp
vào các hệ thống phần mềm hiện có của thư viện để người dùng có thể
truy cập vào vốn tài liệu của thư viện.

Th
o

ng

- Dịch vụ mượn liên Thư viện toàn cầu Worldshare Interlibrary
Loan (Worldshare Interlibrary Loan - ILL): Dựa trên CSDL mục lục
liên hợp Worldcat mà các Thư viện đã tham gia xây dựng và đóng góp,

từ đó các thư viện sẽ có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ mượn liên thư
viện của OCLC.

gt
am

OCLC là đơn vị cung cấp nền tảng cho hệ thống mượn liên Thư
viện và cũng là người đứng ra đảm bảo cho các giao dịch mượn liên thư
viện này. Các thư viện liên quan đến giao dịch tự xác định chính sách và
mức phí cho các giao dịch mượn liên thư viện của mình.

Tr

un

Hiện nay, trong CSDL Worldcat đang chứa hàng chục triệu tài liệu
về các lĩnh vực liên quan đến Việt Nam do các học giả nước ngoài nghiên
cứu đang nằm tại các thư viện trên thế giới bao gồm rất nhiều chủ đề như
“kinh tế, chính trị, lịch sử, khảo cổ học, dân tộc học, văn hóa,…”


TỐI ƯU HĨA QUẢN TRỊ TRI THỨC SỐ
CHÍNH PHỦ - DOANH NGHIỆP - THƯ VIỆN

,D
HQ

GH
N


668

Hình 3. Cổng tra cứu Worldcat của OCLC

ien

(Trích: ).

Th

uv

Qua các thực hiện tìm kiếm thử nghiệm, khi nhập từ khóa Vietnam
vào cổng tra cứu: www.worldcat.org hệ thống ngay lập tức trả lại kết
quả tìm kiếm trên 700 nghìn tài liệu đang nằm tại các thư viện Việt Nam
cũng như các thư viện trên thế giới.

tin

Bên cạnh đó, hệ thống cũng cho phép thu hẹp phạm vi tìm kiếm
các lĩnh vực về Việt Nam theo từng chủ đề (Topic) như: nghệ thuật, kiến
trúc, triết học, nhân học, nông nghiệp,… để bạn đọc dễ dàng truy cập
hay tiếp cận tới chủ đề mình đang cần tìm.

ng

Các sản phẩm nổi bật của OCLC

Tr


un

gt
am

Th
o

Theo các tác giả nghiên cứu về OCLC, các sản phẩm mang tính cốt lõi
của OCLC bao gồm: WorldCat và WorldShare. Trong đó, WorldCat được
biết đến như một CSDL mục lục liên hợp toàn cầu, OCLC và các thư viện
thành viên đã cùng nhau xây dựng WorldCat một thư mục liên hợp trực
tuyến (Online Union Catalog) lớn nhất thế giới. Theo số liệu thống kê vào
khoảng cuối tháng 12-2018, WorldCat chứa một lượng dữ liệu khổng lồ
gồm trên 400 triệu biểu ghi thư mục (bib-record), tương ứng với 2,6 điểm
vốn tài liệu (holding) tại các thư viện, trong đó bao gồm dữ liệu của trên 48
triệu đầu mục tài liệu số nội sinh (institutional repository) và 18 triệu sách
điện tử (ebook). WorldCat có số lượng ngơn ngữ cực kỳ đa dạng, gồm gần
500 ngơn ngữ trên tồn thế giới, trong đó tiếng Anh chiếm khoảng 38%,
tiếng Đức khoảng 13%, tiếng Pháp khoảng 9%, ngoài ra là các ngôn ngữ
khác như tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn, và bao
gồm cả tiếng Việt với trên 300.000 biểu ghi [5].


669

NGHIÊN CỨU KẾT NỐI MẠNG THƯ VIỆN TỒN CẦU...

tin


Th

uv

ien

,D
HQ

GH
N

Nếu ví WorldCat là một ga tàu lớn với một kho hàng hóa khổng lồ
và các thư viện trên khắp thế giới là các ga xép nhỏ thì WorldShare chính
là các hệ thống đường ray và các toa tàu giúp cho việc vận chuyển hành
khách, trao đổi hàng hóa từ ga lớn tới các ga nhỏ, hoặc giữa các ga nhỏ với
nhau trên phạm vi toàn thế giới. Một số ứng dụng tiêu biểu của WorldShare
bao gồm: WorldShare Inter-library Loans (ILL) – dịch vụ mượn liên thư
viện toàn cầu; Worldshare Record Manager – công cụ quản lý biên mục
trực tuyến; WorldShare Collection Manager – công cụ quản lý các bộ sưu
tập và CSDL điện tử; Question Point – dịch vụ tham khảo; WorldShare
Management Services – Phần mềm thư viện thế hệ mới.

ng

Hình 4. Mơ hình phần mềm thư viện thế giới mới Worldcat của OCLC
(Trích: )

gt
am


Th
o

Ngồi ra với thế mạnh của OCLC về liên kết dữ liệu (Data Links),
rất nhiều các nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm và dịch vụ thơng tin đều
có kết nối với OCLC, điển hình như Google Books, Goodreads, Yahoo,
Bing, Wikipedia, Amazon,… hoặc các nhà cung cấp dịch vụ dữ liệu
bao gồm ProQuest, EBSCO, Elsevier, Springer, Gale, Ingram, Wiley,
Taylor & Francis,… đều kết nối toàn bộ dữ liệu của mình tới OCLC.
3.2. Lợi ích khi VNU-LIC tham gia OCLC

un

Khi trở thành thành viên của OCLC thì những lợi ích nổi bật mà
VNU-LIC sẽ nhận được là:

Tr

- Kết nối với mạng lưới thư viện toàn cầu: tham gia mạng lưới
OCLC, tức là VNU-LIC đã tham gia mạng lưới thư viện tồn cầu, kết
nối tới hàng chục nghìn thư viện tại các quốc gia trên thế giới, tham gia


TỐI ƯU HĨA QUẢN TRỊ TRI THỨC SỐ
CHÍNH PHỦ - DOANH NGHIỆP - THƯ VIỆN

670

GH

N

vào các diễn đàn, hội thảo do OCLC tổ chức để có thể chia sẻ và hợp
tác, học hỏi kinh nghiệm.

ien

,D
HQ

- Chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ: khi trở thành thành viên OCLC,
VNU-LIC sẽ sử dụng dịch vụ biên mục trực tuyến của OCLC (Connexion
hoặc Record Manager). Dịch vụ biên mục này sẽ giúp biểu ghi thư mục
của VNU-LIC luôn tuân theo các quy tắc quốc tế về biên mục, phân loại,
định chủ đề, và luôn chuẩn hóa với tồn bộ thư viện trong hệ thống của
OCLC. Ngồi ra trong q trình tải hàng loạt biểu ghi (Batchload) lên
WorldCat, OCLC sẽ kiểm tra và giúp chỉ ra các sai lỗi khiếm khuyết của
dữ liệu (nếu có) và giúp VNU-LIC hiệu chỉnh các vấn đề này.

ng

tin

Th

uv

- Tiết kiệm thời gian, công sức: hiện nay, nhiều thư viện phải tốn
một lượng chi phí, thời gian và cơng sức rất lớn của đội ngũ cán bộ biên
mục cho việc biên mục tài liệu, tìm kiếm, download biểu ghi thư mục

trên mạng Internet hoặc lập biểu ghi thư mục mới. Tuy nhiên, khi đã là
thành viên của OCLC, VNU-LIC sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức
thông qua dịch vụ biên mục của OCLC. Lúc này chỉ cần tìm kiếm trên
Worldcat và sau đó có thể download và sử dụng trực tiếp biểu ghi thư
mục có sẵn mà đã được các cán bộ thư viện trên thế giới cùng trong hệ
thống của OCLC biên mục hoàn chỉnh.

gt
am

Th
o

- Nâng cao sự hiện diện của VNU-LIC lên toàn cầu: Là thành viên
OCLC có nghĩa là độc giả tại một thư viện thành viên bất kỳ có thể nhìn
thấy các thư viện khác trên thế giới đang có các tài ngun gì, và ở chiều
ngược lại độc giả thế giới cũng nhìn thấy tài nguyên tri thức của VNULIC. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc quảng bá, xây
dựng hình ảnh của VNU-LIC ra phạm vi quốc tế. Ở một tầm vĩ mơ hơn,
nó góp phần quảng bá một nền văn hóa hoặc quảng bá cho một quốc gia.
KẾT LUẬN

Tr

un

Trong thời đại mà thông tin phát triển theo cấp số nhân với loại
hình ngày càng đa dạng, thì sự liên kết giữa các thư viện sẽ đem lại hiệu
quả hơn; và hướng tham gia OCLC là giải pháp nhanh chóng và hiệu
quả cao cho việc hợp nhất và chia sẻ tài nguyên tri thức trong hệ thống
thư viện các trung tâm, khoa trực thuộc và các trường đại học.



671

NGHIÊN CỨU KẾT NỐI MẠNG THƯ VIỆN TỒN CẦU...

ien

,D
HQ

GH
N

Thơng qua kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về các dịch vụ
tiện ích, lợi ích cũng như hệ thống các sản phẩm cốt lõi của OCLC,
có thể thấy dịch vụ mượn liên thư viện của OCLC là một giải pháp
rất tốt cho các thư viện Việt Nam nói chung, VNU-LIC nói riêng để
hợp tác liên kết chia sẻ tài nguyên tri thức hiện có của đơn vị mình với
các đơn vị trong và ngoài nước nhằm làm giàu thêm kho tài nguyên
tri thức và đi đến mục đích cuối cùng là hồn thành sứ mệnh cao cả
của mình, là trái tim của các trường đại học, giúp các học giả, cán bộ
nghiên cứu có thêm một kênh nghiên cứu để tìm thêm tài liệu về chủ
đề mà mình quan tâm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

ng

tin


Th

uv

Đặc biệt, OCLC là giải pháp phù hợp với mục tiêu chiến lược của VNULIC đang hướng tới trong tương lai. Đó là, xây dựng mơ hình Thư viện số
nghiên cứu 4.0; đa điểm, kết nối đến các địa điểm của VNU bao gồm khu
vực Hà Nội - Hịa Lạc; được quản lý, vận hành ở trình độ quốc tế, có khả
năng phục vụ và đáp ứng tớt yêu cầu phục vụ nghiên cứu và đào tạo theo định
hướng đại học nghiên cứu. Đồng thời xây dựng kho dữ liệu lớn (Big Data),
với VNU-LIC là đầu mối liên kết các cơ quan thông tin, trung tâm thông tin
thư viện trong nước và q́c tế.

Th
o

1. Hội Khai trí Tiến Đức,  Việt-Nam Tự-Điển, Trung-Bắc Tân-Văn,
1931 (dẫn theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).

gt
am

2. Knowledge: definition of knowledge in Oxford dictionary
(American English) (US). Truy cập từ />wiki/Tri_thức ngày 16 tháng 6 năm 2019 (dẫn theo Bách khoa toàn
thư mở Wikipedia).

un

3. Đỗ Văn Hùng (2017), “Hợp tác chia sẻ tài nguyên thông tin giữa các
thư viện đại học trong kỷ nguyên số”, Xây dựng và phát triển Thư

viện số Việt Nam: Quá khứ - Hiện tại – Tương lai, tr. 194-220.

Tr

4. Dương Đình Hịa (2017), “OCLC – Kết nối mạng Thư viện toàn
cầu – Hợp tác chia sẻ tài nguyên và các dịch vụ Thư viện”, Xây
dựng và phát triển Thư viện số Việt Nam: Quá khứ - Hiện tại –
Tương lai, tr. 245-259.


TỐI ƯU HĨA QUẢN TRỊ TRI THỨC SỐ
CHÍNH PHỦ - DOANH NGHIỆP - THƯ VIỆN

672

GH
N

5. Dương Đình Hịa (2017), “OCLC – Kết nối mạng Thư viện toàn
cầu – Hợp tác chia sẻ tài nguyên và các dịch vụ Thư viện”, Xây
dựng và phát triển Thư viện số Việt Nam: Quá khứ - Hiện tại –
Tương lai, tr. 245-259.

,D
HQ

6. Nguyễn Hoàng Sơn (2017), “Thư viện số thúc đẩy nghiên cứu số:
nền tảng của đại học số Đại học Quốc gia Hà Nội”, “Cẩm nang
Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017”,
tr.21-28.


ien

7. Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội (2018),
Chiến lược phát triển Trung tâm Thông tin – Thư viện đến năm
2025 – tầm nhìn 2035.

uv

8. 25 năm tuổi thanh xuân của một đại học, truy cập từ http://www.
css.vnu.edu.vn/tin-tuc/25-nam-tuoi-thanh-xuan-cua-mot-dai-hoc.
10. />
Th

9. />
Tr

un

gt
am

Th
o

ng

tin

11. Andrew H. Wang (2015), Who is OCLC and what does OCLC do,

Hội thảo OCLC kết nối mạng Thư viện toàn cầu, Đại học Bách
khoa, Hà Nội.



×