Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "VỀ VẤN ĐỀ “TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ" pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.92 KB, 29 trang )

VỀ VẤN ĐỀ “TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ”
NGUYỄN XUÂN TẾ
Tiến sĩ Khoa học chính trị, ĐH Luật TP. Hồ Chí
Minh
1. Bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế
Từ mấy thập kỷ cuối thế kỷ vừa qua, sự phát triển
như vũ bão của lực lượng sản xuất đã phá vỡ mọi
hàng rào ngăn cách địa giới trong giao dịch của con
người về mọi mặt giữa các quốc gia.
Điều này đã khiến các nền kinh tế của các quốc gia
gắn bó hữu cơ và tùy thuộc vào nhau. Tính thẩm thấu
lẫn nhau của các nền kinh tế đẩy quốc tế hóa kinh tế
lên một thời kỳ mới, thời kỳ toàn cầu hóa nền kinh tế
thế giới. Phân công lao động quốc tế dẫn đến phương
châm kinh doanh lấy thế giới làm nhà máy của mình,
lấy các quốc gia khác làm phân xưởng của mình đặng
lợi dụng ưu thế kỹ thuật, tiền vốn, sức lao động và thị
trường của các nước, thúc đẩy quốc tế hóa sản xuất
phát triển nhanh chóng
Căn cứ vào xu thế toàn cầu hóa kinh tế diễn ra mạnh
mẽ, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của tất cả
các dân tộc trên thế giới, năm 1997, Quỹ Tiền tệ
Quốc tế IMF đã đưa ra nhận xét: “Sự tham gia mạnh
mẽ hơn của các nước đang phát triển là một trong
những nét nổi bật của quá trình mở rộng thương mại
và trao đổi vốn trên thế giới trong mười năm qua”.
Thật vậy, nhịp độ hội nhập của nền kinh tế thế giới
thực tế đã tăng nhanh đáng kể trong những thập kỷ
gần đây cùng với những bước phát triển sâu rộng của
thương mại trên khắp toàn cầu trong mọi lĩnh vực, có
nghĩa là không chỉ trao đổi hàng hóa mà cả trao đổi


dịch vụ và vốn nữa.
Trào lưu này không phải hoàn toàn mới lạ và chúng
ta đã từng thấy một hiện tượng tương tự vào cuối thế
kỷ XIX. Tuy nhiên, toàn cầu hóa ngày nay tác động
sâu sắc đến một số lượng đông đảo các nước, không
chỉ ở Mỹ, ở châu Âu, mà còn ở các nước Đông Á và
Đông Nam Á nữa. Chính quy mô địa lý của trào lưu
hiện nay đã thúc giục chúng ta tìm hiểu những đặc
điểm của phong trào này.
Về vấn đề toàn cầu hóa kinh tế, ở nước ta nhiều nhà
nghiên cứu có uy tín cũng đã đề cập và cùng thống
nhất nhận định là trong mấy thập kỷ gần đây sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện đại, nhất
là cách mạng về thông tin đã dẫn đến bước phát triển
nhảy vọt là toàn cầu hóa các quan hệ kinh tế.
Quả vậy, lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ thúc
đẩy phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng,
từ phân công theo sản phẩm chuyển dần sang phân
công theo chi tiết của sản phẩm. Chẳng hạn hãng
Bôinh đã sử dụng 600 công ty ở các nước khác nhau
để sản xuất các chi tiết, linh kiện của máy bay Bôinh
747, hoặc một xe ô tô con của hãng Vônphaghen
(Đức) được lắp ráp bằng các chi tiết do các chi nhánh
của nó sản xuất ở 16 nước. Rất rõ ràng là các nền
kinh tế quốc gia quan hệ chằng chịt, đan xen lẫn nhau
đến mức tạo ấn tượng rằng kinh tế thế giới là một
“mạng lưới” khổng lồ, rất đa dạng, không thuần nhất,
trong đó các nền kinh tế quốc gia là những điểm nút,
vừa bảo vệ tính tự chủ, vừa tác động lẫn nhau và chịu
ảnh hưởng của cả “mạng lưới”.

Thêm vào đó là sự tác động trực tiếp rất mạnh mẽ của
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Ở
Nhật Bản, nguyên Thủ tướng Obuchi đề ra mục tiêu
của phát triển công nghệ thông tin là đến năm 2005
tạo ra một xã hội trong đó mọi người có thể sử dụng
các dịch vụ Internet và thu thập, xử lý và gửi thông
tin một cách tự do tùy ý. Một dẫn chứng nữa là sự
tăng lên nhanh chóng của việc sử dụng điện thoại di
động ở Nhật bản, đặc biệt là sự bùng nổ dữ dội của
loại điện thoại di động i-mode do NTT DoCoMo
cung cấp. Đây có thể là một điềm báo trước cho sự
kết thúc của một kỷ nguyên, trong đó máy tính cá
nhân là một nền móng thống trị duy nhất đối với
những người sử dụng công nghệ thông tin.
Cũng cần phải chú ý là sự phát triển của các công
nghệ cao (công nghệ sinh học, công nghệ thông
tin…) đã làm thay đổi chất lực lượng sản xuất của
loài người, đã đưa loài người từ văn minh công
nghiệp lên văn minh tin học, đã tạo thành kinh tế tri
thức, hình thành mạng tính toàn cầu. Chính sự phát
triển của công nghệ thông tin hiện đại đã rút ngắn đến
mức cao các khoảng cách, thậm chí còn rỡ bỏ các
hàng rào ngăn cách về không gian và thời gian giữa
các vùng trên thế giới. Các thị trường và sản phẩm
mang tính toàn cầu hơn. Những sản phẩm của Nike
và Virgin được toàn thế giới biết đến.
Những thành tựu phát triển như mạng Internet đã làm
cho thế giới trở thành “một ngôi làng toàn cầu” trong
tương lai gần.
Kết quả thật sự là hàng hóa và dịch vụ có thể được

phát triển, được mua, được bán, và trong nhiều
trường hợp, thậm chí còn được giao nhận qua các
mạng lưới điện tử. Thương mại điện tử đem lại nhiều
lợi thế về tiết kiệm chi phí, tính hiệu quả và thâm
nhập thị trường hơn những phương pháp mang tính
vật lý truyền thống.
Ngoài ra còn phải kể đến sự phát triển và bành trướng
của các công ty tư bản độc quyền xuyên quốc gia, lực
lượng chi phối toàn cầu hóa. Các công ty này là kết
quả của quá trình tích tụ và tập trung sản xuất và tư
bản. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các công ty
lớn ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thấy
rõ sự khẩn thiết phải sáp nhập nhằm tăng cường khả
năng cạnh tranh trên thị trường.
Trên thế giới hiện nay có 60.000 công ty xuyên quốc
gia với khoảng 500.000 chi nhánh ở nước ngoài có
tổng doanh số trên 10.000 tỉ USD, chiếm gần 40%
tổng sản phẩm của thế giới, kiểm soát 60% tổng
thương mại thế giới, 80% FDI, 90% thành quả nghiên
cứu triển khai kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trên
thế giới. Luân chuyển giữa các công ty xuyên quốc
gia và trong nội bộ các công ty ấy chiếm gần 2/3 tổng
luân chuyển hàng hóa, dịch vụ, tài chính quốc tế. Sức
mạnh của các công ty xuyên quốc gia này nhiều khi
có thể làm khuynh đảo cả nền kinh tế của một quốc
gia, thách thức và làm suy yếu vai trò điều tiết nền
kinh tế của Nhà nước.
Sau nữa, cũng cần kể thêm vai trò của các tổ chức
kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, trước hết là:
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới

(WB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Các tổ
chức này có vai trò ngày càng to lớn đối với quá trình
toàn cầu hóa. Sự ra đời của chúng là kết quả của quá
trình toàn cầu hóa kinh tế, do nhu cầu của toàn cầu
hóa kinh tế, nhưng đến lượt mình, chúng lại trở thành
nhân tố thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế cả bề rộng lẫn
chiều sâu.
WTO là một thể chế kinh tế toàn cầu chi phối hơn
90% tổng kim ngạch thương mại thế giới. Chức năng
chủ yếu của WTO là điều hành và thực thi các hiệp
định thương mại đa phương và hiệp định giữa một số
bên cấu thành WTO; hoạt động với tính chất một
diễn đàn cho các cuộc thương lượng mậu dịch đa
phương tìm kiếm các giải pháp xử lý tranh chấp
thương mại, giám sát các chính sách thương mại quốc
gia, và hợp tác với các thiết chế quốc tế khác liên
quan tới hoạch định chính sách toàn cầu. Nhưng
trong thực tế hoạt động của mình, WTO không dừng
ở phạm vi thương mại mà đã can thiệp sâu vào nhiều
lĩnh vực của đời sống xã hội, vượt qua mọi biên giới
quốc gia, áp đặt lên toàn thế giới những luật lệ có lợi
cho sự thống trị của chủ nghĩa tư bản.
Cũng trên phương hướng ấy, IMF và WB cũng can
thiệp sâu vào các nước thông qua các luật lệ của mình
về tín dụng, tài chính, đầu tư. Điều đó thể hiện rất rõ
qua việc IMF và WB tham gia giải quyết khủng
hoảng tài chính, tiền tệ ở Thái Lan, Inđônêxia, Hàn
Quốc, Liên bang Nga, Braxin… trong thời gian vừa
qua.
Có thể nói IMF, WB và WTO là những tổ chức đặt

dưới sự chi phối của chủ nghĩa tư bản do Mỹ đứng
đầu, là những công cụ của các công ty xuyên quốc
gia, của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn, là những công
cụ của toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, Maicơn
Brâu, Chủ tịch mạng lưới thông tin thế giới thứ ba đã
có lần nói, “WB và IMF được dàn dựng để phục vụ
cho chủ nghĩa bá quyền của Hoa Kỳ”.
2. Về tính hai mặt của toàn cầu hóa kinh tế
Theo những nội dung vừa trình bày ở trên, ta thấy
toàn cầu hóa là xu thế khách quan đi tới hình thành
nền kinh tế thế giới, trong đó các quốc gia có sự liên
kết với nhau, tùy thuộc lẫn nhau trong sự phân công
và hợp tác kinh tế trên phạm vi toàn cầu dưới sự chi
phối của những tập đoàn tư bản đa quốc gia và xuyên
quốc gia.
Toàn cầu hóa kinh tế có sức hấp dẫn vì nó làm cho
các nền kinh tế, các quốc gia nếu khéo vận dụng
trong hội nhập thì sẽ phát huy được lợi thế của mình,
được bổ sung những yếu tố mới, hình thành một cơ
cấu kinh tế hợp lý và có hiệu quả hơn, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế ở trong nước.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, toàn cầu hóa
chưa phải là công thức tối ưu cho tất cả. Các quốc
gia, các dân tộc khác nhau tham gia vào quá trình
toàn cầu hóa kinh tế trước hết vì muốn tìm kiếm
trong đó những lợi ích cho chính mình. Nhưng những
lợi ích đó lại rất khác nhau, đan xen và đầy mâu
thuẫn. Vì thế xu hướng toàn cầu hóa diễn ra không
êm ả, mà thông qua quá trình vừa hợp tác vừa đấu
tranh giữa hai nhóm nước chính: các nước phát triển

và các nước đang phát triển.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thúy Anh đã cung cấp cho
chúng ta những số liệu cụ thể (Tạp chí Cộng sản số 6
tháng 3 năm 2000) để chứng rõ về phía các nước
đang phát triển, sau một thời gian tham gia hội nhập
vào nền kinh tế thế giới, tình hình kinh tế và vị thế
của một số nước (đặc biệt là những nước có nền kinh
tế mới nổi) được cải thiện đáng kể. Các nước đang
phát triển đã thu hút và sử dụng một lượng khá lớn
vốn nước ngoài và cùng với nguồn vốn đó, vốn trong
nước cũng được huy động. Nhiều nước đã có đầu tư
ra nước ngoài, đầu tư vào các nước phát triển. Theo
báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD năm 1996
(trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu
Á) các nước đang phát triển tiếp nhận 129 tỉ USD
FDI và đầu tư ra nước ngoài 51 tỉ. Đến năm 1999
FDI vào các nước này tăng lên mức kỷ lục: 198 tỉ
USD trong đó 97 tỉ vào Mỹ Latinh (Braxin chiếm 31
tỉ), châu Á: 91 tỉ (Trung Quốc chiếm 40 tỉ). Các nước
đang phát triển nắm giữ 11 công ty xuyên quốc gia
của thế giới, trong đó lớn nhất là Petroleos
(Vênêxuêla), có tổng trị giá tài sản 47,1 tỉ USD. Cơ
cấu kinh tế đã có nhiều biến đổi theo hướng giảm tỷ
trọng các ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ. Trong lĩnh vực xuất khẩu (chỗ dựa
của tăng trưởng kinh tế ở các nước này), cơ cấu hàng
xuất khẩu được cải thiện, chất lượng hàng hóa được
nâng cao hướng tới các tiêu chuẩn quốc tế, tỷ trọng
thành phẩm trong xuất khẩu đã tăng từ 5,65 (1980)
lên 77,7% năm 1994. Cơ sở hạ tầng về kinh tế được

phát triển, thu nhập của người dân tăng lên, đời sống
được cải thiện trên một số mặt. Còn nhiều yếu tố
khác đưa tới kết quả phát triển ở các nước NIC châu
Á, nhưng trong chừng mực nhất định, có thể nói giai
đoạn tăng trưởng nhanh của một số nước Đông Á là
một thí dụ về cơ hội và lợi ích mà toàn cầu hóa kinh
tế mang lại cho các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, trong khi một số nền kinh tế đã biết tận
dụng toàn cầu hóa thông qua việc đề ra các chiến
lược phát triển dựa trên quyết tâm mở cửa kinh tế và
xuất khẩu như đã thấy trình bày ở trên thì một số nền
kinh tế khác dường như vẫn còn đứng ngoài lề.
Thực tế khác biệt này được thể hiện trên nhiều khía
cạnh khác nhau của toàn cầu hóa (tài chính và sản
xuất kinh doanh). Thí dụ, tỷ trọng của châu Phi trong
tổng lượng vốn ròng rót vào các nước đang phát triển
đã liên tục giảm từ những năm 1980 và cụ thể đã từ
27% vào năm 1990 để rồi chỉ còn chưa đầy 8% vào
năm 1996 (IMF. 1998). Đồng thời hiện tượng các
luồng FDI chỉ tập trung đổ mạnh vào một số ít nước
ngày thêm rõ nét trong những năm gần đây, bởi lẽ
năm nước tiếp nhận vốn nhiều nhất (Trung Quốc,
Braxin, Mêhicô, Xingapo và Inđônêxia) đã thu hút tới
55% tổng lượng FDI của năm 1998 so với mức 41%
vào năm 1990. Sự tham gia của châu Phi vào quá
trình FDI bùng nổ là hết sức hạn chế. Theo
UNCTAD, tỷ trọng của khu vực này trong tổng
lượng FDI dành cho các nước đang phát triển đã
giảm từ 11% trong giai đoạn 1986 – 1990 xuống còn
5% trong giai đoạn 1991 – 1996, rồi 3,8% vào năm

1996. Chỉ riêng Malaixia đã tiếp nhận một lượng FDI
còn nhiều hơn tổng khối lượng của cả khu vực châu
Phi gộp lại. Mặt khác, ngay trong phạm vi châu Phi,
sự phân chia giữa các nước cũng hết sức khác biệt. Ví
dụ, Nigiêria đã thu hút tới 44% tổng lượng FDI rót
vào toàn châu lục. Một cách khái quát hơn, những
nước kém phát triển nhất không tham gia vào trào lưu
chung của các luồng FDI gia tăng và tỷ trọng của
nhóm nước này trong tổng lượng lưu thông vốn toàn
cầu là dưới 1%.
Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, tình hình cũng
không sáng sủa hơn bao nhiêu. Riêng 12 nước:
Achentina, Braxin, Chilê, Mêhicô, Trung Quốc,
Hồng Công, Malaixia, Hàn Quốc, Xingapo, Đài
Loan, Thái Lan, Inđônêxia trong khối các nước đang
phát triển đã chiếm tới 70% lượng hàng xuất khẩu
của cả khối. Vẫn nhóm nước và lãnh thổ này đã tiếp
nhận 80% lượng vốn đầu tư và hơn 90% lượng vốn
kinh doanh chứng khoán rót vào các nước đang phát
triển.
Tỷ trọng của châu Phi trong kim ngạch trao đổi hàng
hóa và dịch vụ toàn cầu không ngừng giảm sút từ 5%
vào năm 1950 xuống còn 2% vào năm 1998 (WTO
1999). Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu tính theo GDP
cũng giảm xuống. Hơn nữa, xuất khẩu luôn tập trung
vào các sản phẩm sơ đẳng, còn quan hệ mậu dịch thì
ngày càng đi xuống. Vấn đề chủ yếu mà các nền kinh
tế châu Phi phải đương đầu chính là cơ cấu sản xuất
công nghiệp và mức độ chuyên môn hóa của họ.
Một thực tế nữa buộc ta phải thừa nhận là trào lưu

toàn cầu hóa song hành cùng tình trạng chênh lệch
nghiêm trọng giữa các nước giàu và các nước nghèo
vẫn tồn tại dai dẳng. Phát biểu về vấn đề này, nhà
nghiên cứu Francoise Nicolas đã chỉ ra Đông Á là
khu vực duy nhất rút ngắn được khoảng cách về mức
sống với các nền kinh tế phát triển: mức thu nhập tính
theo đầu người của khu vực này đã tăng trung bình
6% mỗi năm trong thập kỷ vừa qua (tuy nhiên cũng
nên nhớ rằng, dưới tác động của cuộc khủng hoảng
tài chính 1997 – 1998, mức thu nhập tính theo đầu
người đã giảm (-1,1%) vào năm 1998), trong khi chỉ
số đó ở các nền kinh tế châu Phi lại giảm cũng trong
cùng thời gian (-0,3% mỗi năm trong giai đoạn 1989
– 1998). Thu nhập trung bình đầu người của khu vực
châu Phi vào năm 1998 tính theo giá trị thật gần như
không hề thay đổi so với mức của năm 1970. Trong
khối các nước đang phát triển, chỉ có các nước Ả Rập
mới có những chỉ số kinh tế phát triển kém đến như
vậy.
Để có một cái nhìn bao quát hơn, có lẽ cũng cần nêu
thêm là sau một số năm tham gia toàn cầu hóa, nợ
nần của các nước đang phát triển ngày thêm chồng
chất và khoản nợ này quả là đồ sộ (trên 2000 tỉ
USD). Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) về
tình hình tài chính toàn cầu năm 1999, tỷ lệ nợ nước
ngoài so với GNP của Braxin là 24%, Mêhicô: 38%,
Inđônêxia: 65%, Philippin: 53%, Thái Lan: 63%;
Malaixia: 51%.
Một điểm sau cùng cần lưu ý là do nền kinh tế chưa
đủ sức chịu đựng cái gọi là “chu kỳ kinh doanh” (các

nước có nền kinh tế phát triển cao có thể sử dụng
nhiều cơ chế phúc lợi khác nhau để đối phó với thất
nghiệp, tỷ lệ xí nghiệp phá sản cao trong thời kỳ kinh
tế suy thoái) hầu hết các nước đang phát triển do thực
lực tư bản trong nước và kết cấu của nó còn thấp
kém, chưa thật thích hợp với cơ chế thị trường, lại
dựa nhiều vào vốn nước ngoài nên “chu kỳ kinh
doanh” đôi khi có nghĩa là nạn đói, sự thiếu thốn các
nhu cầu thiết yếu về lương thực, sự mất ổn định về an
ninh, chính trị, xã hội, thậm chí dẫn tới hỗn loạn, đảo
chính, nội chiến. Chẳng hạn cuộc khủng hoảng tài
chính tiền tệ châu Á năm 1997 đã làm cho hơn 1000
tỉ USD sức mua của các nước châu Á bị tàn phá, các
khoản tiền tiết kiệm được tung ra để chống đỡ với
những chấn động về tài chính đã kéo lùi tốc độ tăng
trưởng của các nước này xuống dưới số 0. Riêng ở
Inđônêxia, một năm sau cuộc khủng hoảng, số người
nghèo tăng từ 30 triệu lên trên 80 triệu người.
Với tương quan như phân tích ở trên về tiềm lực kinh
tế, các nước kinh tế phát triển do có nhiều lợi thế
đang muốn thúc đẩy nhanh quá trình tự do hóa
thương mại; ngược lại các nước đang phát triển
không muốn tốc độ tự do hóa thương mại diễn ra quá
nhanh vì nó vượt quá sự phát triển của nền kinh tế
trong nước, do đó sẽ mang lại cho nền kinh tế sự mất
mát nhiều hơn. Bởi vậy các nước này đang cố gắng
duy trì chế độ bảo hộ để bảo vệ sản xuất trong nước
và chủ quyền kinh tế. Ở vào thế bất lợi hơn khi tham
gia vào toàn cầu hóa kinh tế, các nước đang phát triển
không thể tránh khỏi các chính sách mang tính áp đặt,

hoặc sức ép từ phía các nước giàu trên nhiều vấn đề.
Do những chính sách và những đòi hỏi bất hợp lý
được phát ra từ các nước phát triển, đặc biệt là từ Mỹ
như: tự do đầu tư, tự do cạnh tranh, v.v… đang là
những vấn đề gay gắt trong đó ẩn chứa những nội
dung chính trị bất lợi cho lợi ích quốc gia, vai trò
điều tiết của Nhà nước, chủ quyền kinh tế của đất
nước mà các nước đang phát triển phải đối mặt, một
phong trào chống toàn cầu hóa đã bùng nổ cách đây
trên năm năm, phong trào này nhanh chóng mở rộng
và đã thu hút hàng trăm ngàn người có cảm tình và
hoạt động trên quy mô thế giới, từ Xingapo đến San
Francisco.
Phong trào khởi đầu năm 1995 khi các công ty đa
quốc gia cùng chính phủ các nước phát triển và các tổ
chức tài chính quốc tế thầm lặng thương lượng một
hiệp định đa phương về đầu tư nhằm tạo ra những
quyền hạn cực kỳ rộng rãi cho các tập đoàn đầu tư
lớn, gây thiệt thòi cho những quốc gia muốn bảo vệ
môi trường và người lao động, sức khỏe của công dân
nước mình. Nhưng tài liệu bị lộ ra ngoài; lập tức báo
động được phát ra, bản dự thảo được công bố trên
Internet. Các nhóm phản đối được hình thành trong
nhiều nước, tạo một áp lực mạnh trên các chính phủ ở
châu Âu, buộc họ cuối cùng phải tạm gạt bỏ ý đồ.
Theo báo Thụy Sĩ Die Weltwoche thì những người
cầm đầu phong trào phản kháng đó là Susan George,
Chủ tịch “Tổ chức quan sát toàn cầu hóa” được sáng
lập năm 1996, có trụ sở tại Paris, nữ luật sư Mỹ nổi
tiếng Lori Wallach, Martin Khor người Malaysia

thuộc Third World Network (Mạng lưới thế giới thứ
ba), Naomi Kleir, người Canada, nữ tác giả cuốn “No
logo” được xem như thánh kinh của những người
chống toàn cầu hóa cùng nhiều người khác nữa.
Mùa thu năm 1989, khi Bộ trưởng các nước từ khắp
thế giới họp hội nghị của WTO ở Seattle, 50.000
người chống toàn cầu hóa đã kéo đến đấy. Tổ chức
đứng ra phối hợp hành động là “Diễn đàn quốc tế về
toàn cầu hóa” có trụ sở ở California. Chiến thuật của
họ khá mới mẻ và có hiệu quả: không có biểu tình
đông người mà phân tán thành từng toán nhỏ chặn
đường ở các ngã tư, trước cửa các khách sạn có đại
biểu đang trú tại đấy, lối vào hội trường nơi diễn ra
hội nghị, khiến cho nhiều đại biểu không đến được
hội nghị.
Phong trào đã mang lại một số kết quả. Theo
Business Week, 52% người Mỹ được hỏi đã tuyên bố
ủng hộ những hoạt động chống đối ở Seattle. Một số
tập đoàn đã phải cải tiến các điều kiện lao động. Và
mưu đồ của nguyên Tổng thống Mỹ Bill Clinton mở
rộng vùng tự do mậu dịch đến châu Mỹ Latinh đã vấp
phải sự khước từ mãnh liệt. Các chính phủ châu Âu
đã chống lại việc xem văn hóa phụ thuộc duy nhất
vào quy luật thị trường.
Với động cơ có thể rất khác nhau, các nhóm trong
phong trào ít nhất cũng nhất trí một điều: các công ty
đa quốc gia và tài chính đang xây dựng một trật tự
mới, trong đó một thiểu số giàu có lên trong khi đại
đa số nghèo đi. Họ tố cáo những mặt tiêu cực của
toàn cầu hóa: những thụt lùi về xã hội, thất nghiệp

hàng loạt, dân chủ bị xói mòn, cảnh khốn quẫn tinh
thần, chiến tranh sắc tộc do đói kém và tài nguyên
giảm sút. Họ đòi xóa nợ cho các nước nghèo. Họ xem
WB và IMF là “những tay sai của các tập đoàn”.
Phong trào chống toàn cầu hóa cứ tiếp tục được duy
trì cho đến lần họp Diễn đàn kinh tế Đavốt hồi đầu
năm nay. Diễn đàn này, được thành lập từ năm 1971,
là một thể chế độc lập với các tổ chức quốc tế khác,
trong đó các chính khách, các nhà kinh doanh, các
học giả thảo luận và đề xuất chính sách đối với những
vấn đề kinh tế thế giới và những vấn đề có liên quan.
Ngay sau khi mới ra đời, Diễn đàn kinh tế Đavốt đã
nhanh chóng đóng vai trò một động lực quan trọng
thúc đẩy các chính sách tự do hóa thương mại, trở
thành nơi tụ họp của hơn 1000 công ty và tập đoàn
kinh tế lớn nhất thế giới.
Điều đáng lưu ý là chưa bao giờ tại Hội nghị của
Diễn đàn kinh tế Đavốt, vốn được xem là nơi khởi
xướng và thúc đẩy tự do hóa thương mại và toàn cầu
hóa, người ta lại nói nhiều đến mặt trái của quá trình
này nhiều như thế. Cũng chưa bao giờ ở bên ngoài
Hội nghị lại diễn ra các cuộc biểu tình rầm rộ phản
đối toàn cầu hóa quyết liệt đến như thế. Tại nơi diễn
ra Hội nghị, có rất nhiều người đã từng xuống đường
biểu tình ở Seattle phản đối toàn cầu hóa, nhân Hội
nghị của Tổ chức thương mại thế giới WTO, nay lại
có mặt tại Đavốt. Nhưng đáng lưu ý hơn cả là lần đầu
tiên có hẳn cả một “Diễn đàn xã hội” hay còn gọi là
diễn đàn chống Đavốt diễn ra cách đó ¼ vòng trái đất
ở Pooctô Alêgri (Braxin). Tuy không có mục tiêu làm

đảo lộn chương trình nghị sự như các cuộc biểu tình
trước đây đã làm bên Hội nghị của WTO tại Seattle,
nhưng “Diễn đàn xã hội” lần đầu tiên này lại tỏ ra có
hiệu quả hơn nhiều. Nó được đánh giá như mốc khai
sinh của một phong trào quốc tế mới chống lại những
bất công do quá trình toàn cầu hóa gây ra.
Số lượng người tham gia Diễn đàn này đã vượt quá
mức dự đoán của những người tổ chức. Theo dự kiến,
sẽ có 2.500 người đến dự Diễn đàn, nhưng trên thực
tế đã có tới hơn 10.000 đại biểu từ 120 nước tham dự
cùng hơn 1000 nhà báo. Tuy Diễn đàn xã hội thế giới
Pooctô Alêgri không đưa ra một bản tuyên ngôn quan
trọng nào, nhưng đây sẽ là bước khởi đầu của một
giai đoạn mới trong việc khẳng định vai trò của các
tổ chức xã hội thế giới trong cuộc đấu tranh chống
mặt trái của quá trình toàn cầu hóa. Mục tiêu đầu tiên
của Diễn đàn xã hội thế giới về cơ bản đã thành công:
đó là nâng cao nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về
toàn cầu hóa cũng như phát triển mạng lưới hoạt
động chống lại mặt tiêu cực của quá trình này. Diễn
đàn đã nhận được sự hậu thuẫn tích cực của khoảng
500 nghị sĩ đại diện cho hơn 100 quốc gia từ cả năm
châu lục có mặt tại Diễn đàn về quyết định thành lập
một mạng lưới nghị viện quốc tế ủng hộ đối với các
phong trào xã hội và quần chúng phản đối toàn cầu
hóa.

×