BÀI TẬP MÔN GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ SƯ PHẠM
-------------------
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Hồng
Lê Thị Cẩm Chi – Lớp NVSPCT _K26
Câu chuyện : Con vẹt xanh
Lưu Tư Kinh là một nhân vật nổi danh ở Hà Thành. Anh ta tung hoành ngang dọc trên đảo
Quỳnh, đã ba năm rồi mà chưa trở về nhà. Mẹ Lưu nhớ con da diết, nhiều lần nhờ người
viết hộ thư gọi con về nhà xem sao.
Cuối cùng Lưu Tư Kinh cũng thu xếp được thời gian về thăm mẹ. Mẹ Lưu trông thấy con
trai trên ba mươi tuổi, hơi beo béo, mừng rơi nước mắt, ôm vai con trai nói: “Con ơi! Con
quên nhà rồi sao? Quên luôn cả mẹ rồi sao?”.
Khóe mắt của Lưu Tư Kinh cũng rơm rớm ướt, anh vội nói: “Mẹ ơi! Mẹ nói vậy, chứ con
quên mẹ sao nổi!?”
Anh đưa quà tặng mẹ - một chiếc lồng chim xinh xắn, bên trong nuôi một con vẹt xanh. Con
chim ấy đầu tròn, mỏ trên to trông như cái móc câu, mỏ dưới ngắn nhỏ, lông vũ rất đẹp,
toàn thân như khoác ngọc phỉ thúy. Con vẹt này Lưu Tư Kinh đã mua được mấy tháng, luôn
mang theo bên mình và dày công dạy nó nói.
Mẹ Lưu nghe con trai nói mua con vẹt mất chín ngàn đồng (tương đương 18 triệu đồng tiền
Việt Nam – ND), bèn mắng con không biết quí trọng đồng tiền: “Con ơi là con! Kiếm được
đồng tiền có dễ đâu, chi một khoản hoang phí thế này, thật là không thỏa đáng”. Mẹ Lưu
vừa thương lại vừa giận, cằn nhằn mãi.
Lưu Tư Kinh giãi bày: “Mẹ ơi! Con nghĩ thế này ạ! Con đang mở công ty, rất bận, không có
nhiều thời gian về nhà thăm nom mẹ được. Nên để con vẹt này hầu chuyện mẹ già, mẹ có
thể thường xuyên chuyện trò tâm tình với nó đấy!”.
Mẹ Lưu nói: “Nó làm sao mà có thể nói chuyện với mẹ, thay được con chứ! Bố con mất
sớm, nay mẹ cũng gần bảy mươi rồi!...”.
Anh con trai không biết làm thế nào để an ủi mẹ, bèn bảo con vẹt nói. Con vẹt xanh nhại
theo giọng của Lưu Tư Kinh: “Chào mẹ! Chào mẹ! Con là Lưu Tư Kinh, con là Lưu Tư
Kinh!” Mẹ Lưu nghe, hởi lòng hởi dạ, cười: “Con vẹt xanh này ngoan quá!”.
Ở nhà một vài ngày, Lưu Tư Kinh lên đường về nơi làm việc.
Mẹ Lưu lại một mình một bóng. May mà có con vẹt xanh làm bạn. Sáng sớm, bà cho vẹt ăn,
nó bèn nói: “Mẹ ơi! Con chào mẹ! Con là Lưu Tư Kinh!”. Buổi trưa, bà cho nó ăn, nó
nói:”Mẹ ơi! Con chào mẹ! Con là Lưu Tư Kinh!”. Lúc sẩm tối bà cho vẹt ăn, nó nói: “Mẹ
ơi! Mẹ vất vả quá, nghỉ ngơi một chút đi!...”.
1
Mẹ Lưu cảm thấy vô cùng sung sướng, trong cuộc sống cô độc mà như có con trai ở bên
mình. Bà càng yêu con vẹt hơn, lấy nước chải lông cho nó, vừa sợ nó lạnh, lại sợ nó nóng.
Lúc rỗi rãi, bà đem nó ra công viên dạo chơi, để nó được hít thở không khí trong lành, gặp
gỡ đồng loại của nó.
Một năm trôi qua, mẹ Lưu bị bệnh, đột ngột từ trần vào một buổi sáng sớm. Cách xa hàng
ngàn dặm, Lưu Tư Kinh vội vàng trở về, đến nhà thì chỉ thấy lọ tro của mẹ hiền, còn con vẹt
xanh anh mua tặng mẹ không biết biến đâu, chỉ còn lại chiếc lồng trống không treo lơ lửng
ở ban công.
Lưu Tư Kinh quyết định ở lại nhà cũ thêm vài ngày nữa, để tưởng nhớ ơn dưỡng dục của
mẹ hiền, cũng là bày tỏ nỗi ân hận không thể đưa mẹ về nơi an nghỉ cuối cùng.
Lưu Tư Kinh vào trong phòng ngủ nhỏ của ngôi nhà cũ. Tấm ảnh mẹ hiền đặt trên tủ lớn kê
ngay trước giường, đang mỉm cười với con trai. Lưu Tư Kinh cởi áo lên giường nằm, mấy
ngày đi đường vất vả, khiến mắt anh như sụp xuống.
Cơn buồn ngủ ập đến khiến anh dần dần chìm vào giấc mơ. Trong chiêm bao, anh thấy mẹ
già hiền từ đang khâu mấy chiếc cúc áo vét của anh bị đứt, dưới ngọn đèn mờ. Anh vô cùng
sung sướng chạy đến bên mẹ, nhưng bà đã biến mất, bên tai vẫn văng vẳng tiếng nói: “Con
ơi! Mẹ rất nhớ con!”.
Anh bừng tỉnh, bên tai vẫn vang lên lời hỏi ân cần: “Con ơi! Con có khỏe không?” Anh bật
đèn, nhìn quanh, không nhìn thấy bóng người nào cả. Anh nghĩ, chắc trong lòng nhớ mẹ da
diết quá, mà sinh ra ảo giác chăng. Anh đi nằm lại, và chìm trong giấc mộng.
Trong mơ, anh trông thấy mẹ cười, nhưng vừa chạy tới gần thì mẹ biến mất. Anh lại tỉnh
giấc. Vẫn có tiếng vọng đến: “Con ơi! Mẹ nhớ con lắm!” Anh ngồi dậy mặc áo, sang phòng
khách, tiếng gọi bên tai anh càng rõ hơn, trong hơn.
“Con ơi! Mẹ nhớ con lắm!”. Âm thanh đó phát ra từ phía ban công. Lòng anh bỗng bồn
chồn, rón rén bước tới. Dưới ánh trăng tỏ, anh nhìn thấy một con chim – con vẹt xanh đang
đậu trên ban công. Nó nói: “Con ơi! Mẹ rất nhớ con!”.
Quầng mắt thâm của Lưu Tư Kinh ướt đầm. Con vẹt này không sợ người. Rõ ràng nó gầy đi
rất nhiều, lông cũng bù xù tơi tả. Nó lại kêu: “Con ơi! Con phải thường xuyên về thăm nhà,
mẹ rất nhớ con!...”.
Lưu Tư Kinh gào lên, nước mắt tuôn trào như mưa.
Thì ra trước khi chết, mẹ anh đã thả con vẹt. Bà không ngờ được rằng, con vẹt xanh thông
minh tình nghĩa ấy đêm đêm vẫn bay về nhà họ Lưu, truyền đạt nỗi nhớ niềm mong của
người mẹ với con trai, khi bà còn sống.
2
NHẬN XÉT:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
3
....................................................................................................................................
BÀI TẬP MÔN GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ SƯ PHẠM
4
-------------------
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Hồng
Lê Thị Cẩm Chi – Lớp NVSPCT _K26
Câu chuyện: Tình cha cay đắng
Năm mười sáu tuổi, cha đưa tôi đến một Trung tâm huấn luyện vi tính, học một khóa máy
vi tính. Những mệnh lệnh thao tác khô khan ấy, rất mau chóng khiến cho tôi mệt mỏi chán
nản. Dần dần, hễ rỗi rãi là tôi mò đến một quán internet có tên là " Sáng thế kỷ" ở gần đấy,
chơi trò chơi điện tử, những kiến thức về máy vi tính học chưa được bao nhiêu, nhưng đã
làm cho tôi mê muội trò chơi điện tử thần kỳ xuất quỷ nhập thần này, thường thường chơi
thâu đêm suốt sáng.
Chủ quán internet là người đàn ông trung niên đầu sớm hói, trong rất nhiều dân chơi lên
mạng, ông chỉ đặc biệt có ác cảm với tôi, một học sinh này, cứ đi đi lại lại giáo huấn tôi hai
câu này: " Ham chơi mất chí, từ này cháu có hiểu không?"
Trên đời này đâu có đạo lý chủ quán lại muốn đuổi khách hàng ra khỏi cửa? Những lời ông
chủ cảnh báo, tôi bỏ ngoài tai, chỉ cốt sao được ở trong quán internet chơi tối ngày sáng
đêm.
Chính vào cái ngày hôm ấy, cha từ nhà quê lên thành phố thăm tôi. Tôi đang mê chơi trò "
Xác chết và hiệp khách", đột nhiên nghe thấy đằng sau có một tiếng nói: " Hay! Tinh vi quá,
an nhàn quá!".
Câu nói đó rất quen tai, ở trên thành phố, phương ngôn thổ ngữ cực kỳ hiếm thấy. Tôi
ngẩng phắt đầu lên, chỉ thấy cha tôi không biết đã đứng ở sau lưng tôi tự bao giờ. Trong
giây phút ấy, tôi có cảm giác kẻ cắp bị bắt quả tang, có tật giật mình, vội đứng phắt dậy,
buông thõng hai tay mà đứng nghiêm. Ngược lại, cha lại nắm chặt tay tôi với một thái độ rất
lạ lùng, có vẻ say sưa, nói: " Chương Tử, tinh vi quá, nào, tiếp tục chơi!".
Có nằm mơ tôi cũng không ngờ được rằng cha chẳng những không mắng chửi tôi, mà còn
bảo tôi hướng dẫn ông chơi trò chơi điện tử. Cha tôi nói: " Chương Tử, cha mày là lão già
nhà quê, chẳng biết chơi trò gì, hôm nay, mày dạy tao chơi cái trò chơi mới mẻ khoa học kỹ
thuật cao này đi, để cha mày cũng được thể nghiệm cái thần kỳ của trò chơi trên mạng một
tý!".
Tôi phấn khởi nắm chặt tay cha, dạy ông sử dụng bàn phím như thế nào, rê con chuột như
thế nào, đỡ đòn như thế nào, đánh đòn như thế nào. Không ngờ cha tôi lại học nhanh đến
thế, chưa đến ba phút, ông đã quên mình đắm chìm vào trong cái trò chơi mê người này.
Đã mấy lần, tôi đều muốn hỏi ông: " Bố, bố lên thành phố, có mang lên cho con tiền sinh
5