Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Kết hợp cú pháp và từ vựng của nhóm động từ cảm thụ thính giác trong tiếng nga và việc giảng dạy cho sinh viên chuyên ngữ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỬ

ĐẾ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA

KẾT HỢP c ú PHÁP VÀ TỪ VỰNG CỦA NHÓM ĐỘNG
TỪ CẢM THỤ THÍNH GIÁC TRONG TIẾNG NGA VÀ
VIỆC GIẢNG DẠY CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ
VIỆT NAM

M ã số: QN.03.03
Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ

г р т ’т > Т Ш Ё М r i Ề Т AT-

TS. LÊ TH IẾU NGÂN - KHOA NN&VH NGA

Đ A I HOC. QUỐC GIA HÀ MO■
TRUNG TẨMTHÒNG TIN гни ЛЁГ-'

£)T /

94-0

HÀ NỘI - 2005


MỤC LỤC
Trang
A. DẪN LUẬN



1

1. Tính cấp thiết của đề tài.

1

2. M ục đích và nhiệm vụ của đề tài.

8

3. Ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu.

9

4. Điểm mới của công trình.

9

5. Giá trị lý luận và thực tiễn của cơng trình.

9

6. Bố cục của cơng trình.

10

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I:


11

1. Khái niệm về hệ thống từ vựng ngữ nghĩa.

11

1.1. Định nghĩa về hệ thống từ vựng-ngữ nghĩa.

11

1.2. Khái niệm về nhóm từ vựng-ngữ nghĩa.

12

1.3. Tiêu chí để xác lập nhóm từ vựng-ngữ nghĩa.

14

2. Khái niệm về sự kết hợp.

17

2.1. Sự kết hợp và ngữ trị của từ.

18

2.2. Kết hợp cú pháp và kết hợp từ vựng.

20


2.3. Ket hợp từ và cấu trúc ngữ nghĩa của từ.

25

2.4. Sự kết hợp của động từ.

37

3. Nhóm từ vựng-ngữ nghĩa các động từ cảm thụ.

40

3.1. Định nghĩa về quá trình cảm thụ.

40

3.2. Đặc điểm của nhóm động từ cảm thụ.

42

3.3. Thành phần của nhóm động từ cảm thụ.

45

3.4. Sự phân loại ngữ nghĩa các danh từ chỉ đối tượng của cảm thụ.

50

B ảng 1. Sơ đồ quá trình nhận thức.


55


CHƯƠNG II:

56

4. Đặc điểm chung của các động từ cảm thụ thính giác.

56

5.Thành phần của nhóm động từ cảm thụ thính giác.

60

6.

63

Sự kết hợp cú pháp của các động từ cảm thụ thính giác.

6.1. Kết hợp củ pháp của các động từ nhóm I.

63

6.2. Ket họp củ pháp của các động từ nhóm II.

68

6.3. Ket hợp cú pháp của các động từ nhóm III.


72

7. Sự kết hợp từ vựng của các động từ cảm thụ thính giác.

77

7.1. Phân loại ngữ nghĩa các từ chỉ đối tượng của cảm thụ thính giác.

77

7.2. Ket hợp từ vựng của các động từ nhóm I.

78

7.3. Ket hợp từ vựng của các động từ nhóm II.

81

7.4. Ket hợp từ vựng của các động từ nhóm III.

83

8. Một số kết luận.

85

Bảng2. Ket hợp cú pháp của nhóm động từ cảm thụ thính giác.

88-89


Bảng 3. Ket hợp từ vựng của nhóm động từ cảm thụ thính giác.

90-91

CHƯƠNG III:

92

9. Các câu hỏi ]ý thuyết.

93

10. Hệ thổng bài tập.

95

Kết luận.

106

Sách tham khảo.

ІІ0


DẪN LUẬN
1. Khả năng kết hợp của từ là một trong những đặc trung giao tiếp quan
trọng nhất của từ, là một trong những vấn đề nền tảng của ngôn ngữ học.
Vấn đề nghiên cứu sự két họp của từ được đặt ra đã từ lâu trong ngơn

ngữ học. Có thể tìm thấy những nhận xét về vấn đề này trong các cơng
trình của nhiều nhà bác học, ngơn ngữ học trong quá khứ. Từ cuối những
năm 50 của thế kỷ trước, vấn đề kết hợp từ đã trở thành điểm sáng trong
nhận thức khoa học của nền ngôn ngữ học Xô Viết, kéo theo những mối
quan tâm sâu rộng và sự ra đời hàng loạt sách báo, cơng trình nghiên cứu
về vấn đề này cho tới ngày nay.
Có thể nêu lên một số nguyên nhân dẫn tới nhiều công trình cũng
như những mối quan tâm sâu rộng trong lĩnh vực kết họp từ. Thứ nhất,
đó là trong nhiều cơng trình ngơn ngữ, các nhà nghiên cứu chú trọng tới
bình diện chức năng của lời nói, tới giá trị kết hợp của các đơn vị từ
vựng, các quy luật gắn kết chúng trong chuỗi lời nói. Nguyên nhân thứ
hai xuất phát từ nhu cầu miêu tả toàn diện tiếng Nga như một ngoại ngữ
và cùng với nó là nhận thức về tầm quan trọng thực tiễn khi giải quyết
vấn đề nêu trên. Từ nguyên nhân thứ hai dẫn tới nguyên nhân thứ ba là ý
đồ của các nhà ngôn ngữ muốn xây dựng một loại từ điển tiếng Nga hiện
đại, phản ánh được những thuộc tính kết hợp từ quan trọng nhất của các
đầu từ với một khối lượng ngữ liệu khổng lồ. Nguyên nhân thứ tư là,
trong các công trìnli nghiên cứu, các nhà ngơn ngữ muốn thõng qua sự
kết hợp từ để xây dựng nên những mơ hình phân tích ngơn ngữ. Trong
thực tế nghiên cứu, họ đã có nhiều nhận định, kết luận quan trọng về
những quy luật kết hợp của từ, song việc tìm kiếm những mơ hình chính
xác để phân tích lời nói sẽ mãi là những nguồn tìm tịi vơ tận cho các nhà
nghiên cứu và người học ngôn ngữ.
Điểm cuối cùng, theo chúng tôi, là điều cơ bản, quan trọng nhất
khi nghiên cứu sự kết hợp từ, đó là: 1) Sự kết họp từ là khả năng các từ
gắn kết có lựa chọn với nhau trong chuỗi lời nói, tạo nên các đơn vị


thông báo trong giao tiếp; Từ đặc điểm, bản chất này của sự kết hợp từ sẽ
dẫn tới một nhiệm vụ quan trọng hơn: 2) Phải tìm ra các quy luật kết hợp

từ đế dạy tiếng nước ngoài. Trong khi người bản ngữ nói trơi chảy tiếng
mẹ đẻ của mình thì người học ngoại ngữ phải lắp ghép các từ thành câu
theo đúng chuẩn mực của ngôn ngữ đang học. Những chuẩn mực này bao
gồm những yếu tố thuộc hệ thống ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp...) và những yếu tố ngồi ngơn ngữ (thói quen, tập qn sử dụng từ,
sự biến đổi nghĩa của từ do các nguyên nhân lịch sử, những biến động về
kinh tế, xã hội, những sắc độ tình cảm, biểu cảm của người sử dụng ngôn
ngữ...)
Ngày nay khi khuynh hướng giao tiếp cá thể hoá là khuynh hướng
chủ đạo trong dạy và học ngoại ngữ thì việc dạy ngoại ngữ chính là dạy
cho người học một năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng hệ thống ngôn
ngữ, tương ứng khi dạy năng lực giao tiếp cần miêu tả các đơn vị cuả hệ
thống ngôn ngữ không chỉ như đơn vị của ngôn ngữ, mà cần phải như
đơn vị của hệ thống sử dụng, vận hành ngôn ngữ.
Giáo học pháp giảng dạy ngoại ngữ đã xem hoạt động lời nói như
một đối tượng giảng dạy có tầm quan trọng đặc biệt. Qua đó mục đích
giảng dạy được xác định là: dạy giao tiếp bằng ngoại ngữ và sử dụng
ngoại ngữ trong các dạng hoạt động trí óc và thực hành (Леонтьев,
1976, с. 109). Đe đáp ứng được mục đích này khi giảng dạy, giới thiệu
mội ngoại ngữ, bơn cạnh những thuộc tính phạm trù, hệ thống cửa СС.С.
đon vị ngôn ngữ, cần chú trọng, hướng người học tới tiềm năng giao tiếp
của chúng, tức là khả năng tham gia của các đơn vị ngôn ngữ vào quá
trình giao tiếp, là phương tiện biểu đạt những nội dung ngữ nghĩa nhất
định.
Trong quá trình của hoạt động lời nói ln có mối quan hệ tương
ứng của nội dung câu nói và hình thức ngơn ngữ thể hiện chúng. Mối
quan hệ này khơng tự nhiên mà có, nó phải tuân theo những quy luật chặt
chẽ của hệ thống ngôn ngữ (quy tắc kết hợp từ, biến cách, sử dụng từ, sử



dụng thời thể của động từ, trật tự từ...). Với người bản ngữ, những quy
tắc này tồn tại dưới dạng ẩn, vơ thức (ít ai nói sai tiếng mẹ đẻ, chỉ có
người này nói hay hơn, chính xác hơn người kia...). Người nói tiếng mẹ
đẻ được học từ nhỏ, học các quy tắc nói, vận hành ngơn ngữ qua các tình
huống đa dạng cuả cuộc sống, trong cùng một cộng đồng ngơn ngữ. Cịn
trong giảng dạy ngoại ngữ, với định hướng giao tiếp, cần phải giải mã
những quy luật vận hành cuả ngoại ngữ đó, những quy luật kết họp của
các từ trong chuỗi lời nói. Người học ngoại ngữ phải học những quy luật
vận hành đó một cách có ý thức để chủ động sử dụng được ngoại ngữ đó.
Từ những điều đã nêu trên, có thể đi tới một số vấn đề cơ bản, cốt
lõi khi nghiên cứu sự kết hợp của từ:
1, Mối quan hệ tương tác giữa sự kết họfp từ và nhiệm vụ giao tiếp.
2, Sự kết hợp cú pháp và kết hợp từ vựng như là mối quan hệ
tương tác của ngữ pháp và từ vựng trong bản thân từ.
3, Mối quan hệ hai chiều giữa kết họp và cấu trúc ngữ nghĩa của
từ.
4, Kết hợp từ là thành tố cấu trúc để xây dựng nên câu.
Làm sáng tỏ bốn vấn đề nêu trên sẽ giúp ta hiểu rõ bản chất của sự
kết hợp từ và tầm quan trọng của nó trong thực tiễn dạy và học ngoại
ngữ.
V.I. Lênin đã nói về ngơn ngữ: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tếp
чиаи uọnp nhất của xã hội loài người” (Lcnin toàn tập, tập 25, tr. 25S).
Con người suy nghĩ bằng câu và trong giao tiếp cũng trao đối với nhau
bằng câu. Là đơn vị cơ bản đế tạo nên câu, từ có ý nghĩa từ vựng và xuất
hiện trong những kết hợp nhất định với các từ khác. Khi hành chức như
vậy trong lời nói, các từ kết hợp với nhau theo các quy tắc ngữ pháp, từ
vựng phù hợp với chuẩn mực của ngôn ngữ đó. Như vậy ngơn ngữ đã
thực hiện chức năng giao tiếp của mình bằng cách kết hợp các từ lại với
nhau, gắn kết chúng thành chuỗi lời nói. Qua đó, chúng ta có thể biểu
hiện những khái niệm, biểu tượng, ý nghĩ của chúng ta.



Khi nghiên cứu từ như một đơn vị trung tâm của hệ thống ngôn
ngữ, không thể không chú ý tới khả năng kết hợp của từ, vì khi hành chức
trong lời nói, từ mới bộc lộ hết các thuộc tính bên trong của mình: đặc
điêm từ loại, ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa từ vựng, khả năng kết hợp, những
đặc điếm ngữ nghĩa cá thể, sắc thái tu từ biểu cảm ...
M ột từ đa nghĩa trong một mơ hình sử dụng, một văn cảnh cụ thể,
chỉ thể hiện một trong những nghĩa của mình. Như vậy khi xem xét các
mơ hình kết hợp của một từ, chúng ta sẽ xác định được đầy đủ các nghĩa
của từ đó. Chính vì thế nhà ngơn ngữ học D.N. Smêlơp đã gọi sự kết hợp
từ là tiêu chí ngơn ngữ quan trọng nhất để xác định nghĩa từ. Trong nhiều
cơng trình về từ vựng học và từ điển học, các nhà nghiên cứu đã nhất trí
xem sự kết hợp từ như phương tiện để xác định, khám phá và phân biệt
các nghĩa của những từ đa nghĩa. Điều đó giải thích vì sao có sự ra đời
hàng loạt các loại từ điển kết hợp từ, cụm từ trong tiếng Nga, tiếng Anh,
tiếng Việt và nhiều thứ tiếng khác nữa. Hoặc, trong các từ điển giải
nghĩa, sau mỗi nghĩa đều có dẫn các thí dụ (các tình huống, văn cảnh sử
dụng từ với các nghĩa đó). Những loại từ điển này là những công cụ
không thể thiếu cho người học ngoại ngữ. Họ phải thường xuyên tra cứu
từ điển để tìm biết nghĩa và cùng lúc là mơ hình sử dụng từ với nghĩa đó.
Trong mỗi một ngơn ngữ những quy luật của ngữ âm, ngữ pháp,
cấu tạo từ... là những con số hữu hạn có thế tính được ở hàng chục, hàng
trõ rp у о

cbi'iT^cr t h n ộ r V P phữ r» о m iv l u j t r»ội Ị q ị Г11Я n o ộ n n p í r H i rọrn ọ n h ir

rất ít thay đổi theo thời gian. Trong khi quy luật sử dụng từ, sự kết họp
từ, sự hành chức của các đơn vị từ trong lời nói khơng chỉ tn theo
những quy luật nội tại của ngôn ngữ, mà chúng chịu sự chi phối của

nhiều yếu tố ngồi ngơn ngữ. Trong các từ điển giải nghĩa, mỗi mục từ
được miêu tả các nghĩa (nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa thành ngữ, tục
ngữ...) kèm theo các thí dụ. Nhưng các con chữ khơng nằm im trong từ
điển, chúng sống ngoài đời và gắn với mọi thay đổi, biến thiên của cuộc
sống trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội... Chúng gắn bó chặt chẽ

4


với mỗi cộng đồng, từng vùng miền và từng cá thể con người sử dụng
chúng. Khi nói “nhân dân là người sáng tạo nên ngôn ngữ” là ngụ ý:
Trong khi tuân theo những chuẩn mực ngôn ngữ chung, mọi người dân,
nhà văn, nhà thơ, nhà báo... trong sử dụng ngôn ngữ cũng thường sáng
tạo nên những từ mới, những ý nghĩa mới, nhằm diễn đạt mọi chuyển
động, biến đổi, phát triển không ngừng của muôn mặt đời sống. Như vậy
từ vựng là lĩnh vực đặc biệt của ngôn ngữ, gắn chặt chẽ với hiện thực
khách quan, và do vậy chịu nhiều tác động của các yếu tố ngồi ngơn ngữ
nhất, so với các lĩnh vực khác của ngôn ngữ.
Khi học ngoại ngữ, điều khó khăn nhất với người học là rèn được
hai kỹ năng mang tính chủ động là Nói và Viết, tức là chủ động sử dụng
đuợc ngoại ngữ để giao tiếp, thể hiện được các ý tưởng của mình trong
lời nói và văn viết. Dù người học có nắm rất vững hệ thống các quy tắc
ngữ pháp, biến đổi từ, cấu tạo từ ... song những lỗi trong sử dụng từ, kết
hợp từ, về văn phong, cách dùng ... ít nhiều đều là những lỗi khơng tránh
khỏi. Có thể giải thích điều này là do:

trong các quy luật kết hợp từ,

các quy tắc cấu tạo nên các thể loại cụm từ, đã thế hiện rõ rệt nhất đặc
điểm dân tộc của một ngơn ngữ” (Виноградов, 1954,2).

Những khó khăn trên càng thấy rõ hơn khi người Việt Nam học
tiếng Nga. Tiếng Nga là ngơn ngữ biến hình, cịn tiếng Việt hồn tồn
thuộc một hệ ngơn ngữ khác: ngơn ngữ đơn lập khơng biến hình. Những
khỏ khăn nảy sinh trong nhiều lĩnh vực: ngữ âm (phát Âm nơữ điệu), biến
đổi từ, cấu tạo từ, các quy tắc ngữ pháp. Đặc biệt do hai ngôn ngữ khác
xa nhau, tư duy ngôn ngữ, tư duy diễn đạt cũng khác nhau dễ dẫn tới
những sai phạm trong kết hợp từ, sử dụng từ, mà ta quen gọi là những
chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ.
Thí dụ, người Nga sử dụng động từ слышать trong các kết hợp
sau:
слышать голос
слышать приятный запах

(nghe thấy giọng nói)
(ngửi thấy mùi hương)


слышать обиду

(nhận ra nỗi hờn giận)

слышать в себе движение новой жизни (cảm thấy trong mình sự
biến chuyển của một cuộc đới mới)
Với người Việt Nam, học tiếng Nga thì 3 kết hợp sau nghe lạ tai,
mà nếu không được học sẽ không dám dùng động từ слышать trong các
kết hợp đó, với các nghĩa đó.
Khi dạy ngoại ngữ khơng thể nào trong mọi trường hợp giải thích
những cách nói “lạ tai” như trên bằng câu: “người bản ngữ nói như vậy
(hoặc khơng nói như vậy)” mà cần tìm giữa vơ vàn kết hợp, vơ vàn cách
nói những quy luật logic, những quy luật ngơn ngữ và ngồi ngơn ngữ,

cho phép các từ kết hợp được với nhau. Điều đó sẽ giúp cho người học
ngoại ngữ lựa chọn được từ và đặt được câu để diễn đạt điều muốn nói,
tránh việc dịch từ tiếng mẹ đẻ sang ngoại ngữ đang học, nhất là khi hai
ngơn ngữ thuộc hai hệ hồn tồn xa lạ.
Trong các quy luật kết hợp của các từ, thì nghiên cứu kết họp của
động từ là khó nhất, đa dạng nhất và cũng cần thiết nhất. Theo nhà ngơn
ngữ học X.D. Kaxnelxon thì: “Ve mặt nội dung, động từ vị thể - đó là
một cái gì đó lớn hơn nhiều, chứ không chỉ đơn thuần là ý nghĩa từ vựng.
Thể hiện một ý nghĩa nào đó, nó cũng đồng thời chứa đựng trong mình
mơ hình của câu tương lai” (Кацнелсон,1972,88). Là trung tâm tạo nên
câu, động từ liên quan tới chủ ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ và các câu phụ.
Nghiên cứu sự kêt hợp СІ1Я động từ ЧР thâv rõ nhữnp moi onan hệ cú
pháp trên cấp độ câu (sự kết hợp của động từ vị ngữ với chủ ngữ và với
các câu phụ) và những mối quan hệ cú pháp trên cấp độ cụm từ (kết hợp
của động từ vị ngữ với trạng ngữ, bổ ngữ), đồng thời sẽ thấy được những
cụm từ đó đi vào câu như thế nào.
Việc nghiên cứu động từ tiếng Nga với các sắc thái nghĩa phong
phú, với các khả năng kết hợp đa dạng, với một hệ thống các phạm trù
hình thái học như thời, thể, thế, thức, ngôi... sẽ là một vấn đề rất hữu ích
đối với người Việt Nam học tiếng Nga. Trong tư duy ngôn ngữ của người

6


Việt, các khái niệm, phạm trù trên khá là xa lạ, vì trong ngơn ngữ đơn lập
khơng biến hình của tiếng Việt, các ý nghĩa phạm trù sẽ được biểu hiện
bằng các phương thức từ vựng, phụ từ, trật tự chặt chẽ của từ, ngữ điệu...
Hom đâu hết, trong ngữ nghĩa của các động từ tiếng Nga, trong các thuộc
tính kết hợp của động từ thể hiện rõ rệt nhất đặc trưng ngôn ngữ và dân
tộc của tiếng Nga.

Trong công trình này, chúng tơi nghiên cứu nhóm động từ cảm thụ
thích giác của tiếng Nga. Thính giác là một trong năm giác quan của con
người: thị giác (nhìn), thích giác (nghe), khứu giác (ngửi), vị giác (nếm)
và xúc giác (sờ). Năm cơ quan giác quan này giúp con người có những
cảm thụ trực giác ban đầu của quá trình nhận thức, là điểm xuất phát để
đi tới tư duy trìu tượng: “Từ cảm thụ trực giác tới tư duy trìu tượng, từ tư
duy trìu tượng trở lại thực tiễn - đó là bước đi biện chứng của sự nhận
thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan” (Lênin toàn tập, T.29,
152-153). Chúng ta thấy sự cảm thụ là khởi nguồn cho mọi hoạt động tư
duy của con người, nó có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động của con
người. Điều này càng khẳng định sự cấp thiết của việc nghiên cứu nhóm
động từ cảm thụ trong ngơn ngữ.
Ngơn ngữ là một hệ thống có đơn vị, tầng bậc, được tổ chức cơ cấu
chặt chẽ. Tính hệ thống của ngơn nqữ thể hiện trên mọi cấp độ khác nhau
của ngôn ngữ: trên bình diện ngữ âm, ngữ pháp, trong thành phần từ
vựng của ngôn ngữ Sopp , hê thnnơ tù virns - ngữ nghĩa khôna nổi rõ
như là các hệ thống ngữ âm và ngữ pháp. Đó là do:

. .Từ vựng với một

khối lượng khổng lồ các đơn vị (hàng chục nghìn từ so với hàng chục hay
hàng trăm các hình thái ngữ pháp) và trật tự tương đối lỏng, đương nhiên
trở nên khó cho cả khi nghiên cứu và nắm thực hành, hơn là hệ thống ngữ
pháp.” (Апресян Жолковский, 1969,62). Do từ vựng phản ánh trực tiếp
hiện thực, nên tính hệ thống của từ vựng được quy định bởi chính các
mối quan hệ giữa các hiện tượng của hiện thực khách quan. Các hiện
tượng của hiện thực khách quan có các mối quan hệ đan chéo, liên quan

7



đến nhau và phụ thuộc vào nhau, vì thế các đơn vị của hệ thống từ vựng các từ, cũng phản ánh tất cả những mối quan hệ đó.
Tổ chức hệ thống của từ vụng thể hiện ở chỗ là, trong hệ thống từ
vựng, có những nhóm từ được tập họp lại theo những ý nghĩa chung nào
đó, chúng được gọi là các nhóm từ vựng - ngữ nghĩa của ngơn ngữ. Thí
dụ: nhóm động từ chuyển động, nhóm động từ cảm thụ, nhóm động từ
nói năng, nhóm từ chỉ màu sắc, nhóm trạng từ chỉ tính chất, nhóm danh
từ chỉ người...
Như vậy nghiên cứu tính hệ thống của bình diện từ vựng bằng cách
tách ra và miêu tả các nhóm từ vựng - ngữ nghĩa, làm rõ sự giao thoa, các
mối liên hệ, kết hợp, sự phụ thuộc lẫn nhau của các thành tố trong nội bộ
nhóm và giữa các nhóm từ vựng - ngữ nghĩa ... là một phương pháp
nghiên cứu hiệu quả. Nhóm động từ cảm thụ nghe được chúng tơi lựa
chọn cho cơng trình nghiên cứu của mình, là một trong những nhóm từ
vựng - ngữ nghĩa của tiếng Nga như đã đề cập ở trên.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
Mục đích của cơng trình nghiên cứu là trình bày những vấn đề lý
thuyết về kết hơp từ, những đặc điểm của nhóm động từ cảm thụ thính
giác trong tiếng Nga, đưa ra những thuộc tính kết hợp cú pháp và từ vụng
của nhóm động từ này và nội dung giảng dạy nhóm động từ cảm thụ
thính giác cho sinh viên chuyên ngữ Việt Nam.
Từ mục đích trên chúng tơi đã đặt ra những nhiệm vụ cụ thể cho
cơng trình nghiên cứu như sau:
1. Trình bày lý thuyết chung về nhóm từ vựng - ngữ nghĩa và sự
kết họp từ.
2. Nêu đặc điểm của nhóm động từ cảm thụ thính giác trong tiếng
Nga.
3. Đưa ra các mơ hình kết họp cú pháp và kết hợp từ vụng của các
động từ cảm thụ thính giác.


8


4. Nêu lên những quy luật kết hợp từ vựng và cú pháp của nhóm
động từ cảm thụ thính giác, làm rõ mối tương quan của hai dạng
kết hợp và quan hệ của chúng với ngữ nghĩa của nhóm động từ
này.
5. Đưa ra các câu hỏi lý thuyết và các dạng bài tập để giảng dạy
kết hợp từ, phân tích cú pháp, ngữ nghĩa của nhóm động từ cảm
thụ thính giác.
3. Ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu:
Cơng trình nghiên cứu được thực hiện qua các thí dụ lấy từ các loại
từ điển tiếng Nga, từ điển kết họp từ, từ điển đồng nghĩa, phiếu thu thập
của cá nhân từ một số tác phẩm văn học và báo chí (xem phần thư mục).
Số lượng động từ nghiên cứu của nhóm cảm thụ thính giác: 49.
Phương pháp nghiên cứu chính: miêu tả. so sánh, phân tích cấu
trúc - ngữ nghĩa, phân tích thành tố và thống kê.
4. Điểm mới của cơng trình:
Lần đầu tiên nhóm động từ cảm thụ thính giác của tiếng Nga được
tập họp, phân tích đặc điểm và nêu lên những quy luật kết hợp từ vụng cú pháp của chúng.
5. Giá trị lý luận và thực tiễn của cơng trình:
Giá *ri lý ln của cơng trình noỊ-iỊpri ri'ni (tIГЛГГ xác đinh nua tính
cấp thiết và điểm mới của đề tài. Trên cơ sở phân tích sự kết hợp từ vựng
- cú pháp của nhóm động từ cảm thụ thính giác sẽ làm rõ những vấn đề
sau: 1- Mối quan hệ biện chứng của từ vựng và ngữ pháp thể hiện dưới
dạng kết họp từ vựng và kết hợp ngữ pháp; 2- Ket hợp là tiêu chí ngơn
ngữ quan trọng nhất để xác định nghĩa từ, mối quan hệ giữa kết hợp và
ngữ nghĩa của từ; 3- Các mối liên hệ và quan hệ cú pháp - ngữ nghĩa
trong nhóm từ vựng - ngữ nghĩa động từ; 4- Sự di chuyển, giao thoa của
các trường từ vựng - ngữ nghĩa là một hiện thực ngôn ngữ.


9


Cơng trình nghiên cứu, có thể được sử dụng để giảng dạy môn từ
vựng học và cú pháp học cho sinh viên Việt Nam và các khoá chuyên đề
của chương trình cao học. Phương pháp nghiên cứu có thể được ứng
dụng để nghiên cứu các nhóm từ vựng - ngữ nghĩa khác của tiếng Nga.
Các ngữ liệu và kết quả nghiên cứu sẽ có có ích cho việc biên soạn các
loại từ điển tra cứu kết hợp từ.
6. Bổ cục của cơng trình:
Cơng trình bao gồm phần dẫn luận, ba chương nghiên cứu, phần
kết luận, hai bảng kết hợp và danh mục sách tham khảo.
Chương một dành cho các vấn đề lý thuyết về kết hợp, khái niệm
nhóm từ vựng - ngữ nghĩa trong từ vựng và đặc điểm của nhóm động từ
cảm thụ trong tiếng Nga.
Chương hai nghiên cứu nhóm động cảm thụ thính giác trong tiếng
Nga: đặc điểm, thành phần, kết hợp cú pháp và kết họp từ vựng.
Chương ba nêu những câu hỏi lý thuyết và một số dạng bài tập để
dạy nhóm động từ cảm thụ thính giác cho sinh viên chuyên ngữ ở Việt
Nam.

CHƯƠNG MỘT

10


NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THÓNG TỪ V ựN G - NGŨ
NGHĨA, VÊ S ự KẾT HỢP TỪ VÀ NHÓM TỪ V ựN G - NGỮ
NGHĨA CÁC ĐỘNG TỪ CẢM THỤ TRONG TIẾNG NGA.

Trong Chương I chứng tôi sẽ trình bày những luận điểm khoa học,
nội dung của các khái niệm và thuật ngữ liên quan tới đề tài nghiên cứu;
nêu đặc điểm cơ bản của nhóm động từ cảm thụ trong tiếng Nga và đổi
tượng của quá trình cảm thụ.
1. Khái niệm về hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa:
1.1. Định nghĩa về hệ thống từ vựng ngữ nghĩa:
Là công cụ để giao tiếp, ngôn ngữ là một hệ thống đặc biệt có trật
tự, cơ cấu và các đơn vị của mình. Tính hệ thống của ngơn ngữ thể hiện ờ
chỗ các hiện tượng ngơn ngữ có những mối liên quan ràng buộc lẫn nhau,
hoạt động như một chỉnh thể thống nhất. Mối liên hệ qua lại giữa các
bình diện ngơn ngữ và trật tự cơ cấu của chúng thể hiện trong các tổ chức
ngữ âm, ngữ pháp và cả trong thành phần từ vựng của ngôn ngừ.
Các nhà ngơn ngữ Stepanơva và Sram đã nói về hệ thống từ vựng ngữ nghĩa của ngôn ngữ như sau: “Bình diện ngữ nghĩa của một ngơn
ngữ khơng phải là một tập hợp hỗn loạn của các nghĩa, mà là một hệ
thống có tổ chức, các thành viên của hệ thống này có những mối quan hệ
qua lại, phụ thuộc và quy định lẫn nhau. Khi nói tới những mối quan hệ
giữa các nghĩa của các từ là nói tới hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa của
ngôn ngữ” (Степанова, Шрами, 1980,13).
Là đơn vị của hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa, các từ phản ánh hiện
thực khách quan, do vậy tính hệ thống của từ vựng chính là sự phản chiếu
tính hệ thống của thế giới khách quan. Stepanôva và Sram đã khái quát
những đặc điểm của hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa như sau:
1.

H ệ thống từ vựng - ngữ nghĩa không nối rõ, không hiển hiện

trước mắt chủng ta như hệ thống ngữ pháp và ngữ âm, mà mang tính ẩn.

11


iện


2. H ệ thông từ vựng - ngữ nghĩa không phải là một hệ thống chặt
chẽ, cổ định. Khác với ngữ pháp và ngữ ám, thành phần từ vựng phụ
thuộc rất nhiều vào các tác động của hiện thực ngoài ngôn ngữ.
3. Hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa đươc hình thành bởi các tiểu hệ
thống, cỏ những mối quan hệ đan chéo và phụ thuộc lẫn nhau. Vĩ vậy
không dê khi nghiên cứu hệ thông này.
(Степанова, Шрам, 1980,13)
Khi chúng ta nói hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa phản ánh hiện thực
khách quan là chúng ta nói tới một chức năng rất quan trọng của ngôn
ngữ: chức năng định danh (gọi tên). Đây là một vấn đề triết học của ngôn
ngữ học, một vấn đề phức tạp được đặt ra từ xa xưa mà đến nay vẫn
chiếm bao giấy mực của các nhà ngơn ngữ. Song, có thể hình dung vấn
đề phức tạp này dưới dạng đơn giản nhất như sau: Toàn bộ các hiện
tượng của hiện thực khách quan nằm trong 3 khái niệm lôgic cơ bản:
Hành Động, Sự Vật, và Đặc Điểm. Tương ứng, trong ngôn ngữ có các
động từ để gọi tên hành động, danh từ để chỉ sự vật, tính từ và trạng từ để
nêu đặc điểm của hành động và sự vật. Tiếp theo, 3 khái niệm lôgic cơ
bản trên lại chia ra trong hiện thực các giống loại khác nhau.Thí dụ, hành
động gồm có các loại chỉ hoạt động của người, động vật, thế giới thiên
nhiên như: cảm thụ, chuyển động, nói năng, suy nghĩ, hoạt động thể chất,
hoạt động tâm lý ... Tương ứng, trong ngơn ngữ có các nhóm động từ để
thể hiện các ảẹnp bành động nêu trên- độnp từ chuyển động, độne từ cảm
thụ, động từ nói năng, động từ chỉ suy nghĩ, nhận thức, học hành... Như
vậy sự tập hợp các nhóm từ sẽ dựa trên sự đồng nhất khi chúng chỉ những
hiện tượng của hiện thực ngoài ngơn ngữ. Các tập họp, các nhóm từ trên
nằm trong những mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, tạo nên hệ thống từ
vựng - ngữ nghĩa của ngôn ngữ.

1.2 Khái niệm về nhóm từ vựng - ngữ nghĩa:
Tổ chức hệ thống của từ vựng thể hiện ở chỗ trong hệ thống đó có
những tập hợp từ gắn kết lại theo những dấu hiệu chung nào đó về nghĩa.

12


Những nhóm từ đó được gọi là các dãy (hệ) từ vựng - ngữ nghĩa
(лексико семантические парадигмы).
Trong nghiên cứu hệ thống từ vựng, một khuynh hướng thường
thấy là các nhà nghiên cứu tách ra và miêu tả những dãy từ vựng - ngữ
nghĩa này. Có thể nêu tên một số dạng tập hợp như sau:
- Nhóm từ vựng - ngữ nghĩa (лексико семантические группы)
- D ãy từ đong nghĩa

(синонимические ряды)

- Nhóm từ ngược nghĩa

(антонимические группы)

- Những từ đa nghĩa

(полисемантические группы)

- Nhóm từ thuật ngữ

(терминологические группы)

- Nhóm từ theo phong cách (стилистические группы)

- Nhóm từ theo chủ để

(тематические группы)

(Кодухов, 1979, 205; Шапилова, 1982, 22)
Với tư cách là đối tượng nghiên cứu, chúng tơi sẽ đi sâu phân tích
một trong những khái niệm trên: khái niệm nhóm từ vựng - ngữ nghĩa.
Có nhiều định nghĩa của các nhà ngơn ngữ về nhóm từ vựng - ngữ
nghĩa :
- “Nhóm từ vựng - ngữ nghĩa tập hợp các từ của cùng một từ loại
có chung một nghĩa vật thê. ”

(Kyxoe, 1979, 205)

- “Nhóm từ vựng - ngữ nghĩa của từ là một tập hcrp của hai, một
vài hay nhiều từ theo nghĩa từ vựng của chúng. ”

(Филин, 1982, 230)

- “Nhnrri từ Vĩmp - nQŨ rtơhĩn lị một nhóm từ ợăn két với nhau bởi

một đặc điểm ngữ nghĩa chung, có trong moi một từ. ”
(Шапилова, 1982, 23)
- “Nhóm từ vựng - ngữ nghĩa - đó là tập hợp ngữ nghĩa của các từ
(dãy từ) cùng một từ loại. ”

(Степанова, Шрами, 1980,49)

- “Nhóm từ vựng - ngữ nghĩa là một tập hợp của các từ cùng một
từ loại trên cơ sở một đặc điểm ngữ nghĩa bất biến. ”(Крючкова, 1981, 8)


13


Từ những định nghĩa nêu trên cỏ thể thấy có hai tiêu chí để tập hạp
các từ vào một nhóm từ vựng - ngữ nghĩa là: a / các từ phải có một đặc
điểm ngữ nghĩa chung; và Ы phải thuộc cùng một từ loại.
Nhìn từ góc độ ý nghĩa từ vựng, ta thấy các từ của một nhóm từ
vựng - ngữ nghĩa họp nhất lại nhờ có một đặc điểm ngữ nghĩa chung.
Ngồi đặc điểm chung đó, trong cơ cấu của nhóm sẽ có hàng loạt những
đặc điểm ngữ nghĩa khác biệt khác. Thí dụ, trong nhóm động từ cảm thụ
thị giác, động từ “смотрерь” (nhìn, quan sát đối tượng bằng mắt) sẽ biểu
hiện đặc điểm ngữ nghĩa chung của cả nhóm. Để thể hiện những sắc thái
đa diện khác của q trình cảm thụ thị giác sẽ có các động từ: усмотреть,
подсмотреть, досмотреть, осмотреть, расссмотреть, высмотреть,
присмотреть, засмотреться...
Theo quy luật, trong nhóm từ vựng - ngữ nghĩa, từ có ngữ nghĩa
trừu tượng chung nhất sẽ là đại diện thể hiện đặc điểm ngữ nghĩa chung,
nghĩa bất biến của cả nhóm. Thí dụ, trong nhóm động từ ngữ nghĩa “sáng
lập” thì động từ thể hiện ngữ nghĩa chung, là đại diện, là động từ hạt nhân
của nhóm sẽ là động từ “создавать”; trong nhóm động từ chuyển động là
động từ “двигаться”; trong nhóm động từ cảm thụ là “воспринимать”.
Các thành viên khác của nhóm sẽ biểu hiện, ngồi ý nghĩa chung, những
ý nghĩa đa dạng, khu biệt khác. Thí dụ, với nhóm động từ chuyển động,
ta thấy các thành viên của nhóm có trong cấu trúc nghĩa của mình ngữ
nơhĩa ПЛЯ từ đại Hiện “двигаться” ngoài ra time độnp từ lại có nhữns nét
nghĩa riêng biệt khác:
- “плыть” - bơi, chuyển động trên nước.
- “лететь” - bay, chuyển động trên không trung.
- “идти” - đi, chuyển động trên bộ, bằng chân.

-“ехать” - đi, chuyển động trên bộ, bằng phương tiện giao thơng.
1.3 Tiêu chí để xác lập nhóm từ vựng - ngữ nghĩa:
Từ những phân tích ở mục 1.2. chúng ta đã rõ: nhóm từ vựng - ngữ
nghĩa - đó là một tập hợp của các từ thuộc cùng một từ loại , có chung

14


một đặc điểm ngữ nghĩa. Đe xác định rõ những tiêu chí xác lập một
nhóm từ vựng - ngữ nghĩa, chúng tôi dựa trên quan điểm của nhà ngôn
ngữ L.M.Vaxiliep (Васильев, 1981, 39-42), người có nhiều cơng trình
nghiên cứu, phân loại các nhóm ngữ nghĩa cùa động từ tiếng Nga. Theo
ơng, khơng có một cách phân loại ngữ nghĩa động từ nào mà mọi người
đều nhất trí, bởi vì mỗi một cách phân loại đều dựa trên những nguyên
tắc riêng, do những mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể quy định.
Song thông thường, khi nghiên cứu phân loại ngữ nghĩa của động từ
người ta thường ứng dụng ba nguyên tắc sau: cư Nghĩa biểu vật
(денотативный), b / Đặc điểm hệ hình biến hố (парадигматический) và
c/ Đặc điểm kết hợp hệ đoạn (синтагматический). Chúng tôi cho rằng
ba nguyên tắc này đã tính đến mọi điều kiện để có thể đưa một từ nào đó
vào một nhóm từ vựng - ngữ nghĩa. Nguyên tắc đầu tiên, tính biểu vật,
quy định đặc trưng ngữ nghĩa chung để tập hợp các từ vào một nhóm từ
vựng - ngữ nghĩa. Hai nguyên tắc cịn lại sẽ quy định các từ của một
nhóm từ vựng - ngữ nghĩa phải thuộc cùng một từ loại, bởi vì các từ
thuộc cùng một từ loại, hon nữa cũng cùng một nhóm từ vựng - ngữ
nghĩa, sẽ có các đặc trưng của hệ hình và hệ đoạn như nhau.
Cần lưu ý là phải tính đến cả ba nguyên tắc trên khi xác lập một
nhóm từ vựng - ngữ nghĩa, vì nếu chỉ tính đến, thí dụ, mơt ngun tắc
đầu, cho dù là quan trọng nhất, thì ta sẽ có một tập hợp từ thuộc các từ
loại khác rihau thưnmg được pọi là nhóm từ cùne chủ điểm. Thí du như

nhóm từ chỉ màu sắc như sau: красный, краснеть, краснота ...
белый, белеть, белизна, белить ...
Nguyên tắc đầu tiên, đặc trưng biểu vật (ngữ nghĩa) được xem là
quan trọng nhất để xác lập một nhóm từ vựng - ngữ nghĩa. Điều này là
hiển nhiên vì mỗi một từ có nghĩa khi nó phản ánh một góc của hiện
thực. Khi xem xét đối tượng từ góc độ đặc trưng biểu vật, ta sẽ tính đến
trước hết là sự phân chia tự nhiên của hiện thực và mối quan hệ của các
từ với các vật thể và thuộc tính của chúng, được phản ánh trong ngôn

15


ngữ. Đây là m ột nguyên tắc mang tính truyền thống nhất. Trong thành
phần từ vựng động từ, đã từ lâu, các nhóm động từ được xác lập như:
nhóm động từ chuyển động, nhóm động từ nói năng, nhóm động từ tình
cảm, nhóm cảm thụ, nhóm âm thanh, nhóm tư duy... và các nhóm động
từ khác nữa.
Việc phân chia các nhóm từ vựng - ngữ nghĩa, như đã nói, trong hệ
thống ngôn ngữ, thông thường dựa vào cảm nhận của người nói, của nhà
nghiên cứu, vào kiến thức của họ về hiện thực khách quan, tức là vào
những yếu tố ngồi ngơn ngữ. Khi các từ miêu tả “những mảnh của hiện
thực” đương nhiên, chúng sẽ có những mối liên hệ với nhau, ràng buộc
lẫn nhau như chính những “mảnh hiện thực” được từ phản ánh. Nhờ vào
các mối liên hệ “ngồi ngơn ngữ” này các từ tập hợp lại thành các nhóm,
các lớp ngữ nghĩa.
Trong các cơng trình nghiên cứu về từ vựng học, D.N.Smelep đã
nhiều lần nói về mối quan hệ qua lại giữa các đặc tính ngơn ngữ của từ và
hiện thực khách quan mà chúng phản ánh. Theo ông: “Mối quan hệ trực
tiếp của từ vựng tới hiện thực khách quan - là đặc điểm cơ bản của hệ
thống từ vựng, so với các lĩnh vực khác của ngơn ngữ. Sẽ khơng thể có

một cách nghiên cứu tồn diện hệ thống từ vựng nếu khơng tính đến đặc
điểm này.” (Шмелев, J973, 15).
Ba nguyên tắc mà chúng ta phân tích ờ trên phản ánh ba giá trị ngữ
nghĩa của từ mả theo V.V.Markovkin thì' ngiivên tăo đăc tnm e hỉêu vật
dựa trên giá trị tuyệt đối (định danh) của từ, giá trị ngữ nghĩa này vốn có
ở từ, khơng cần có bất cứ một văn cảnh nào xác định cho nó; ngun tắc
hệ hình dựa trên giá trị tương đối của từ, nó làm rõ những đặc điểm khác
biệt của từ trên nền những từ khác, trong tiềm thức của người nói;
nguyên tắc cuối cùng - nguyên tắc hệ đoạn, dựa trên giá trị kết hợp của

từ. Thí dụ, qua kết hợp với từ khác mà từ có những ý nghĩa mới, từ đó đi
vào trường nghĩa khác, nhóm từ vựng - ngữ nghĩa khác:
заметить шум -> слышать

16


ловить слова -ỳ слушать
брать начало -> начинаться
Như vậy khi nghiên cứu hệ thống từ vựng, xác định nhóm từ vựng
- ngữ nghĩa, thông thường và hợp lý nhất là dựa vào cả ba nguyên tắc
trên. Trong đó nguyên tăc đâu tiên, đặc trưng ngữ nghĩa biểu vật của từ,
phải được xem là nguyên tắc chủ đạo, hàng đầu. Tiếp theo việc phân định
các nhóm từ, lớp từ sẽ được dựa trên hai tiêu chí cịn lại: những đặc trung
hệ hình và hệ đoạn của từ.
2. Khái niệm về sự kết hợp
Như chúng tơi đã trình bày ờ phần dẫn luận, ngày nay việc dạy và
học ngoại ngữ phải hướng tới mục đích giao tiếp, sử dụng được ngoại
ngữ. Do vậy chúng ta thấy các nhà ngôn ngữ, các nhà giáo học pháp
trong các cơng trình nghiên cứu của mình cố gắng phân tích, tìm tịi các

quy chế hoạt động của hệ thống ngôn ngữ nhằm giúp người học hiểu,
nắm và sử dụng được ngoại ngữ đang học trong thực hành. Sự kết hợp
của từ, khả năng các từ kết hợp một cách lựa chọn với nhau trong các
hoạt động lời nói để tạo nên những đơn vị định danh phức hợp, những
đơn vị của giao tiếp, là quy chế hoạt động chủ yếu, cơ bản của ngôn ngữ.
Mối quan tâm sâu rộng và sự ra đời hàng loạt các công írìiih nghiên cứu
về kết hợp từ đã nói lên tầm quan trọng của việc nghiên cứu kết họp từ
trong ngôn ngữ học và giáo học pháp giảng dạy ngoại ngữ. Các nhà
nghiên cứu muốn qua đó phân tích ngơn ngữ trong một CƯ chế đụng, xem

xét các từ trong ngôn ngữ không chỉ như những giá trị định danh “tĩnh”
mà là những đơn vị sống động, hoạt động trong lời nói, trong giao tiếp.
Tồn bộ hệ thống ngơn ngữ có thể được hình dung như “những con số vơ
hạn của các sự kết hợp từ các đơn vị từ, do một số quy luật nhất định chi
phối” (Успенский, 1962, 20). Việc tìm ra những quy luật này là mục đích
quan trọng nhất đối với việc nghiên cứu và giảng dạy - học tập ngơn ngữ
nói chung và ngoại ngữ nói riêng. Khi học một ngoại ngừ, điều khó nhất
với người học là làm sao nắm được từ với đa dạng các nghĩa và các đặc
17

ĐAI HOC QUỐC GIA HÁ NÒ.
TRUNG TÂMTHÕNG TIN THƯVIỆN


điêm kêt hợp, để gắn kết được chúng vào trong lời nói theo đúng các quy
tắc ngữ pháp, từ vựng và chuẩn mực của ngơn ngữ đó.
Vấn đề kết hợp từ là tâm điểm của các lĩnh vực ngôn ngữ: ngữ
nghĩa học, từ vựng học, cú pháp học, hình thái học, từ điển học và văn
hóa lời nói. Sự kết hợp được dùng làm phương pháp nghiên cứu ngữ
nghĩa của từ, tính hệ thống của từ vựng, các mối quan hệ theo hệ hình và

hệ đoạn của ngơn ngữ, mối tương quan giữa cấu trúc cùa từ và các yếu tố
mở rộng của n ó ... Ket hợp từ cũng là tiêu chí để giải quyết hàng loạt các
vấn đề trong những lĩnh vực khác nhau của ngôn ngữ học. Thí dụ, trong
việc phân chia từ loại, nhà ngơn ngữ G.N. Akimôva đã nhận định: “Sự
kết họp cú pháp của từ là một trong những đặc điểm quan trọng nhất để
phân chia từ loại, cũng như các lóp từ. Các nhà ngôn ngữ học cấu trúc
khi xác định thứ tự của các tiêu chí, phân chia từ loại đã đưa kết hợp cú

pháp lên vị trí hàng đầu, xem nó như một tiêu chí tồn năng” (Акимова,
1976, 174). Qua nghiên cứu kết họp từ có thể hiểu rõ đặc tính dân tộc của
ngôn ngữ, logic tư duy ngôn ngữ, văn hóa lời nói và nhiều vấn đề văn
hóa, xã hội khác nữa.
Khi nói về sự kết hợp là nói về thuộc tính của các đơn vị ngơn ngữ
trên cùng một cấp độ kết họp lại với nhau chứ không phải là của các đon
vị khác cấp độ. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi ở đây là nghiên cứu
sự kết họp trên cấp độ từ, như là đon vị để tạo nên câu, cụ thể là nghiên
cứu kết hợp của động từ
Sau đây chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích bản chất của sự kết hợp
từ và quan hệ của nó với một sổ thực thể ngơn ngữ khác.
2.1. Sự kết hợp và ngữ trị của từ:
Nói về sự kết hợp (сочетаемость слов) khơng thể khơng nói vê
khái niệm ngữ trị của từ (валентнось слов). Hai khái niệm này gắn bó
chặt chẽ với nhau, là 2 mặt của cùng một hiện tượng: đó là khả năng kêt
hợp lại với nhau của các từ trong ngôn ngữ. Hai thuật ngữ này có lúc
được sử dụng như hai từ đồng nghĩa. Song đa số các nhà ngôn ngữ học
18


nghiên cửu vân đê này đêu cho là cần thiết phải phân biệt hai khái niệm
này. Việc làm rõ, đối chiếu hai khái niệm “kết hợp” và “ngữ trị” của từ

có thể thấy trong hàng loạt các cơng trình của nhiều nhà ngôn ngữ.
N hà ngôn ngữ học X.D. Katxnelxon, người đầu tiên sử dụng thuật
ngữ “ngữ trị” trong ngôn ngữ học, đã viết: “Thuộc tính của từ, qua những
phương cách nhất định, được hiện thực hóa vào trong câu và tham gia
vào những kết hợp nhất định với các từ khác, có thể gọi là ngữ trị cú pháp
của từ” (Кацнелъсон, 1948).
Chúng tơi xin giải thích tên gọi của thuật ngữ “ngữ trị”. Các nhà
ngôn ngữ học đã mượn một thuật ngữ của hóa học: “hóa trị” để đặt tên
cho một hiện tượng ngơn ngữ cũng có bản chất tương tự: Một nguyên tố
hóa học có thế kết hợp với một số nguyên tố khác để tạo nên các hợp chất
hóa học. Đó là những sự kết hợp lựa chọn, do tiềm năng kết hợp của từng
nguyên tố quy định. Tương tự, trong ngơn ngữ, một từ chỉ có thể kết hợp
lựa chọn với một số từ nhất định để tạo nên những đơn vị định danh cao
hơn là cụm từ, rồi từ đó đi vào câu là đơn vị của thông báo, rồi tạo nên
những đoạn văn, bài văn. Khả năng kết hợp lựa chọn đó được gọi là tiềm
năng kết họp của từ, hay qua thuật ngữ kết hợp trong hóa học “hóa trị”,
các nhà ngơn ngữ đã gọi tiềm năng kết hợp của từ là “ngữ trị” của từ.
Trong các cơng trình của mình, nhà ngơn ngữ học V.G. Admoni đã
nhấn mạnh sự кЬяс пЬян giũa hai khái niệm “ngữ trị” và “kêt hợp”. Theo
ông, “Những tiềm năng kết hợp của từ, vốn có trong các từ loại, sẽ bộc
lộ, hiện thực hóa trong các văn cảnh, ngữ cảnh” . Những tiềm năng này
“thiếp ngủ” trong các từ loại và “sống dậy” chi trong quá trình nói cụ thể.

Những đặc điểm “thiếp ngủ” vốn có trong từ loại chính là ngữ trị của từ,
cịn những tiềm năng đó, khi được bộc lộ “sống dậy” trong quá trình nói
- chính là sự kết hợp của từ (Адмони, 1972).
Nhà ngôn ngữ R .x. Sutnhicôva đã lý giải cụ thể hơn hai khái niệm
này. “Ngữ trị” theo tác giả, đó là “tiềm năng kết hợp của các đơn vị ngôn

19



ngữ” , - là những mối liên hệ và quan hệ, có sẵn ở dạng tiềm năng trong
mỗi một đơn vị ngơn ngữ. Cịn “kết hợp” - đó là ngữ trị khi được hiện
thực hóa, được thể hiện trong các mối liên hệ, quan hệ cụ thể của các yểu
tố ngơn ngữ.
Có thể nói, ngữ trị - đó là thực thể của ngôn ngữ, là tiềm năng chưa
được thể hiện, cịn kết hợp - là thực thể của lời nói, là tiềm năng đã được
hiện thực hóa.
Ngày nay các nhà nghiên cứu xem xét mối quan hệ của ngữ trị đối
với sự kết hợp như là mối quan hệ của tiềm năng đổi với sự hiện thực hóa

và họ nhất trí rằng sự kết hợp của từ - đó là sự hiện thực hóa cụ thể ngữ
trị của từ trong lời nói.
Việc phân biệt ngữ trị trên cấp độ ngơn ngữ với kết hợp trên cấp
độ lời nói là rất cần thiết trong nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ nói
chung và ngoại ngữ nói riêng. Điều đó cho phép chúng ta không nhầm
lẫn hai khái niệm, hai thuật ngữ này, đồng thời giúp ta hiểu rõ mối quan
hệ giữa chúng.
Trong cơng trình nghiên cứu của mình, đối tượng nghiên cứu của
chúng tơi chính là sự kết hợp từ. Khi có đề cập đến khái niệm ngữ trị là
để hiểu rõ sự chi phối, quan hệ của nó đến sự kết hợp của từ trong hoạt
động lời nói.
2.2. Kết hợp cú pháp và kết hợp từ vựng:
Trong ngôn ngữ học có chia ra nhiều dạng kết hợp: kết họp trên
bình diện thành ngữ, sự kết hợp về mặt ngữ nghĩa, kết họp từ vựng, kết
hợp hình thái - cú pháp, kết hợp của các khái niệm, kết hợp trong tu từ
học...
Đe phù họp với mục đích nghiên cứu của mình, dưới đây chúng tôi
sẽ xem xét hai dạng kết hợp cơ bản của từ - kết hợp từ vựng và kết hợp cú

pháp.

20


Trong lĩnh vực két hợp từ, ngữ pháp được thể hiện dưới dạng kết
hợp cú pháp; còn từ vựng dưới dạng kết hợp từ vựng. Chúng ta đều rõ là
ngữ pháp và từ vựng nằm trong sự thống nhất biện chứng như hai mặt

của một hiện tượng, mà không thể nói về mặt này lại khơng đề cập đến
mặt kia. Tô chức ngữ pháp của bất kỳ một ngôn ngữ nào bao giờ cũng
được bao phủ bằng từ vựng. Không thể có một quy tắc ngữ pháp nào lại
khơng có “phân từ vựng” ở trong đó. Do đó, ngay trong định nghĩa ngữ
pháp như một môn khoa học đã chứa đựng một luận điểm là: Ngữ pháp
nghiên cứu cơ cấu hình thái đa tầng bậc của ngơn ngữ trong những mối
quan hệ chặt chẽ, đa chiều với ngữ liệu từ vựng.
M ột trong những vấn đề thiết yếu khi nghiên cứu bản chất của từ là
xác định những quy luật của sự tương tác giữa từ vựng và ngữ pháp trong
từ, qua quan hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của chúng. Sự thống nhất
biện chứng của từ vựng và ngữ pháp tiềm ẩn trong từ được thấy rõ trong
quá trình giao tiếp, khi những ngữ cảnh sử dụng từ bộc lộ mọi đặc điểm
của từ như một đơn vị ngơn ngữ, đồng thời mọi khía cạnh đa dạng của từ
khi sử dụng chúng trong lời nói.
Từ đi vào hoạt động trong lời nói khi chịu sự tác động của các quy
luật, quy tắc ngữ pháp và nó cũng bộc lộ ra ngồi những thuộc tính của
mình, đó là: Đặc điểm từ loại, ý nghĩa từ vựng, khả năng kết họp và
những đặc điểm ngôn ngữ cá thể.
Chúng ta đều rõ, sự tập hợp các từ trong chuỗi lời nói phải tuân thủ
những quy tắc ngữ pháp của một ngôn ngữ. Đồng thời sự kết hợp của
một từ với những từ khác trong những mơ hình lời nói cho phép, lại được

quy định bởi chính ngữ nghĩa cá thể của các từ. Từ đó có thể phân định ra
hai dạng kết hợp: kết hợp củ pháp và kết hợp từ vụng. Sự kết hợp thứ
nhất được hiểu như khả năng sử dụng của từ trong một số cấu trúc nhất
định, sự kết họp thứ hai là sự kết hợp của các ý nghĩa. So sánh hai thí dụ
sau:

21


c ấ u trúc:
(1)Я

Động từ + danh từ cách 4

ем

рис

(2) Я ем книгу
Hai câu trên được xây dựng theo một mẫu cấu trúc ngữ pháp,
nhưng câu (2) đã sai logic vì đã tập hợp hai yếu tổ khơng thể kết hợp
được: ngữ nghĩa của động từ “ем” (ăn) không cho phép nó kết hợp với từ
“книгу” (sách). Đó là điều hiển nhiên.
Sự kết hợp cú pháp được quy định bời các đặc điểm từ loại cùa từ.
Thí dụ, động từ kết họp được với danh từ và trạng từ, danh từ kết hợp với
tính từ và động từ ... Cũng có thể định nghĩa sự kết hợp cú pháp là một
tập hợp lựa chọn các vị trí củ pháp của từ (từ vị trí được hiểu như khả
năng của từ, được củng cố bởi các quy tắc ngôn ngữ) kết hợp với các yếu

tố mở rộng nghĩa của từ. Còn sự kết hợp từ vựng của từ chính là sự làm

đầy, sự điền các yếu tố từ vựng vào các vị trí cú pháp của từ đã nêu ở
trên.
Có thể phác họa một sơ đồ kết hợp từ vựng - cú pháp của động từ
“читать” (đọc) để minh họa cho những nhận định trên.
Động từ “читать” có những mơ hình sử dụng (kết hợp cú pháp) và
những kết hợp từ vựng theo những mơ hình đó như sau:

( 1)

читать кого - что
(danh từ cách 4 - khách thê)
книгу, письмо, текст...

• Достоевского, Пушкина, Nam Cao, Nguyễn D u...

(2)

читать кому
(danh từ, đại từ nhân xưng cách 3 - khách

thể gián tiếp)
-сы ну, классу, мне, ему.


×