Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

NGHIÊN CỨU NGỮ CỐ ĐỊNH TIẾNG HÁN CÓ TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ VÀ VẬN DỤNGTRONG DẠY HỌC TIẾNG HÁN CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 115 trang )

NGHIÊN CỨU NGỮ CỐ ĐỊNH TIẾNG HÁN
CÓ TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ VÀ VẬN DỤNG
TRONG DẠY HỌC TIẾNG HÁN CHO SINH VIÊN
CHUYÊN NGỮ VIỆT NAM
TS. CẦM TÚ TÀI

PHẦN MỞ ĐẦU
0.1. Lý do lựa chọn đề tài và mục đích của nghiên cứu
Tiếng Hán đã ghi chép lại những đặc trưng nổi bật của nền văn
hóa Trung Hoa, trong đó không thể không kể đến sự góp mặt của ngữ
cố định. Thông qua tiếng Hán nói chung và ngữ cố định tiếng Hán có
từ chỉ bộ phận cơ thể nói riêng, chúng ta sẽ quan sát được một số biểu
hiện đặc sắc trong bức tranh sinh động của nền văn hóa Trung Hoa,
qua đó có thể tiến sâu hơn vào việc nghiên cứu bản sắc văn hóa truyền
thống, mối liên hệ tích hợp của lịch sử văn hóa Trung Hoa và tiếng
Hán.
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng có mối quan hệ
truyền thống lâu đời. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, bản sắc
văn hóa của mỗi nước đều được lưu dấu ấn rõ nét trong tiếng Việt và
tiếng Hán. Sự giao lưu văn hóa giữa hai nước luôn luôn được thể hiện
trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ. Những năm gần đây, số lượng
người Việt Nam học tiếng Hán và số lượng người Trung Quốc học
tiếng Việt ngày càng nhiều. Việc dạy học, nghiên cứu, so sánh tiếng
Hán và tiếng Việt càng nhận được sự quan tâm của nhiều người.
Nghiên cứu tiếng Hán, cụ thể là nghiên cứu ngữ cố định tiếng Hán có
các từ chỉ bộ phận cơ thể, ở một khía cạnh nhất định có thể hỗ trợ công
việc đối chiếu hai ngôn ngữ Hán-Việt và góp phần tăng cường sự hiểu
biết về văn hóa của Việt Nam và Trung Quốc. Ở Việt Nam từ trước đến
nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa, tất
nhiên trong đó bao gồm cả thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca của
tiếng Việt và tiếng Hán. Tuy vậy, vẫn chưa có công trình nào chuyên đi


sâu vào nghiên cứu so sánh đặc trưng văn hóa Việt-Hán thông qua các
ngữ cố định có các từ chỉ bộ phận cơ thể. Chính vì vậy, chúng tôi lựa
chọn đề tài này để thông qua những kết quả đạt được, tiếp tục bổ sung

Giảng viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, Trường Đại học
Ngoại ngữ - ĐHQGHN
129
tri thức chuyên ngành và vận dụng nâng cao hiệu quả thực hành giao
tiếp ngôn ngữ. Bước đầu đặt cơ sở cho việc đi sâu tìm hiểu về ngôn ngữ
cử chỉ với các đặc trưng văn hóa dân tộc của người Trung Quốc. Bên
cạnh đó, ở một mức độ nhất định nào đó cũng có tác dụng gợi mở đối
với những người Việt Nam đang học tập, dạy học, nghiên cứu tiếng
Hán và văn hóa Trung Quốc tiếp tục tìm hiểu những đặc trưng của nền
văn hóa Trung Hoa; Củng cố thêm kiến thức tiếng Hán, đặc biệt là
những tri thức về ngữ cố định; Thử nghiệm ứng dụng trong dạy học,
phiên dịch, giao tiếp, nghiên cứu tiếng Hán và văn hóa Trung Quốc.
0.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và tư liệu nghiên cứu
Việt Nam và Trung Quốc bên cạnh những nét tương đồng về văn
hóa, còn có đặc trưng văn hóa dân tộc mang đặc thù của riêng mình,
đặc biệt từ sự ảnh hưởng của phong tục tập quán, phương thức tổ chức
sinh hoạt, thói quen sử dụng ngôn ngữ, sẽ dẫn đến sự khác biệt trong ý
nghĩa của lớp từ vựng trong tiếng Việt và tiếng Hán. Ngôn ngữ của một
dân tộc luôn gắn bó mật thiết với văn hóa, từ góc độ ngôn ngữ của một
dân tộc, chúng ta có thể quan sát thấy các đặc trưng văn hóa của dân tộc
đó. Vì vậy, nét khác biệt văn hóa giữa các dân tộc sẽ được phản chiếu
qua hệ thống ngôn ngữ, đặc biệt là qua lớp từ vựng, mà trong đó có sự
hiện diện của ngữ cố định. Kết quả nghiên cứu trong tiếng Hán sẽ đặt
cơ sở cho việc tiến hành so sánh ý nghĩa ví von các ngữ cố định tiếng
Hán và tiếng Việt có từ chỉ bộ phận cơ thể, góp phần làm rõ hơn sự
giống nhau và khác nhau giữa ngôn ngữ-văn hóa Trung Quốc và Việt

Nam. Đây chính là giả thiết khoa học làm xuất phát điểm để đề tài tập
trung vào hướng nghiên cứu và đối tượng cụ thể sau:
Nghiên cứu ngữ cố định tiếng Hán, chú trọng tới những đặc trưng
văn hóa dân tộc Trung Hoa được biểu hiện trong tầng sâu lớp từ vựng
tiếng Hán - các ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể.
Tư liệu phục vụ nội dung nghiên cứu là các công trình nghiên cứu
về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, các nghiên cứu về từ chỉ bộ
phận cơ thể và ngữ cố định tiếng Hán, đặc biệt là những nghiên cứu về
ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể xuất hiện trong Thành ngữ, Ngạn
ngữ, Quán ngữ, Yết hậu ngữ Cơ sở tham chiếu là các sách, các từ
điển thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt, từ điển ngôn ngữ đất nước học
tiếng Hán, từ điển tiếng Hán, từ điển tiếng Việt, tham khảo ý kiến của
một số học giả Việt Nam và Trung Quốc.
0.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
130
Nội dung nghiên cứu tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
0.3.1. Nghiên cứu về ngữ cố định tiếng Hán;
0.3.2. Phân tích, miêu tả một số ngữ cố định tiếng Hán có từ chỉ bộ
phận cơ thể;
0.3.3. Từ một số ngữ cố định Hán có từ chỉ bộ phận cơ thể liên hệ với
tiếng Việt, để thấy được các đặc điểm giống và khác nhau, qua
đó nhìn nhận sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa trong hai ngôn ngữ
Việt-Hán;
0.3.4. Khảo sát việc vận dụng ngữ cố định tiếng Hán của sinh viên
Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Trung Quốc tại trường ĐHNN -
ĐHQGHN, qua đó nắm bắt tình hình học tập, nêu lên một số
phương pháp thích ứng trong dạy học tiếng Hán cho sinh viên
chuyên ngữ Việt Nam.
0.4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận nền tảng tri thức của ngôn ngữ học, ngôn ngữ

học xã hội, ngôn ngữ học tâm lý, ngôn ngữ học văn hóa và giao tiếp
phi ngôn ngữ (ngôn ngữ cử chỉ), đồng thời dựa trên kết quả phân loại
của ngành sinh lý học giải phẫu về cấu tạo cơ thể người, vận dụng
phương pháp thống kê, miêu tả để khảo sát các ngữ cố định tiếng Hán
có từ chỉ bộ phận cơ thể; Phân tích các ngữ cố định thông qua các ví
dụ cụ thể để làm rõ các đặc trưng văn hóa dân tộc Trung Hoa; Sử
dụng phương pháp qui nạp để rút ra các đặc điểm nổi bật thuộc đặc
trưng văn hóa dân tộc Trung Hoa. Bên cạnh đó, thông qua các ngữ cố
định tiếng Hán có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể làm ngôn ngữ nền, sử
dụng phương pháp đối chiếu để qui chiếu sang ngôn ngữ so sánh là
tiếng Việt, tìm ra sự giống nhau và khác nhau, qua đó chỉ ra các nét
đặc trưng trong giao lưu văn hóa và ngôn ngữ giữa hai dân tộc Hán-
Việt.
Để đảm bảo tính khoa học và chính xác, các ví dụ minh họa, đều
được trích dẫn, tham chiếu và biên soạn trên cơ sở tài liệu từ những
văn bản gốc do Trung Quốc ấn hành, các kết quả trắc nghiệm điều tra
đều được thực hiện thông qua những sinh viên đang trực tiếp học tiếng
Hán ở trường ĐHNN - ĐHQGHN.
0.5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu
- Tăng cường tri thức về ngôn ngữ và văn hóa Hán-Việt.
- Củng cố tri thức về từ vựng học, ngữ nghĩa học và ngôn ngữ học
xã hội, đặc biệt là kiến thức về ngữ cố định Hán-Việt.
- Tạo cơ sở cho việc đi sâu tìm hiểu về nghĩa từ và trường ngữ
nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể Hán-Việt.
131
- Xem xét việc vận dụng trong dạy học, giao tiếp tiếng Hán nói
chung và ngữ cố định nói riêng cho sinh viên chuyên ngữ ở Việt Nam.
- Bước đầu hỗ trợ việc sưu tập, thống kê ngữ liệu để biên soạn sổ
tay (từ điển) đối chiếu “Từ ngữ văn hóa Hán-Việt”, “Ngữ cố định
Hán-Việt”.

- Đặt cơ sở cho việc nghiên cứu, so sánh, đối chiếu ngôn ngữ cử
chỉ, ca dao trong tiếng Hán và tiếng Việt trong các công trình nghiên
cứu sau này.
- Rèn luyện phương pháp luận nghiên cứu khoa học, thực hành
phương pháp nghiên cứu độc lập và tổ chức nghiên cứu theo nhóm.
0.6. Nội dung mới của đề tài
Miêu tả được một số nội hàm văn hóa, so sánh được đặc điểm
giống và khác nhau của ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể trong hai
ngôn ngữ Hán-Việt. Bước đầu lập bảng thống kê, đối dịch một số các
từ, ngữ cố định chỉ bộ phận cơ thể trong hai ngôn ngữ Hán-Việt. Khảo
sát, điều tra, nắm bắt tình hình dạy-học ngữ cố định tiếng Hán của
sinh viên chuyên ngữ Việt Nam, tìm hiểu các lỗi có liên quan, nguyên
nhân phát sinh lỗi, từ đó nêu ra các biện pháp khắc phục lỗi để nâng
cao hiệu quả dạy học và giao tiếp ngôn ngữ.
0.7. Cấu trúc
Phần mở đầu.
Nội dung chính:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và tổng quan nghiên cứu.
- Chương 2: Nghiên cứu ngữ cố định tiếng Hán có từ chỉ bộ phận
cơ thể
- Chương 3: Ngữ cố định Hán có từ chỉ bộ phận cơ thể trong sự liên
hệ với tiếng Việt.
- Chương 4: Những ứng dụng và việc tổ chức dạy học Ngữ cố định
tiếng Hán cho sinh viên chuyên ngữ Việt Nam.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Ngôn ngữ với đặc trưng văn hóa dân tộc

Ngôn ngữ mang bản chất của một xã hội, vì vậy đặc trưng văn hóa
132
của một dân tộc luôn được thể hiện trong ngôn ngữ của dân tộc đó.
Xét từ góc độ tích luỹ tri thức của loài người thì ngôn ngữ chính là
phương tiện truyền tải văn hóa của nhân loại. Chính vì lẽ đó, thông
qua ngôn ngữ chúng ta có thể nhìn thấy được cả một hệ thống lịch sử,
văn hóa của toàn thể xã hội loài người. Ngôn ngữ của một dân tộc
ngoài việc miêu tả tri thức chung của nhân loại ra, đồng thời cũng
miêu tả một cách đầy đủ nhất, chính xác nhất những tri thức văn hóa
của chính dân tộc mình. Tiếng Hán và tiếng Việt là công cụ giao tiếp
và công cụ tư duy được hai dân tộc sử dụng từ xa xưa trở lại đây. Hai
ngôn ngữ này đã ghi nhận lại những dấu ấn của lịch sử văn minh nhân
loại mà trong đó bao gồm cả lịch sử văn hóa Trung Quốc và Việt
Nam. Quan hệ giao lưu giữa hai nền văn hóa Hán-Việt đã có lịch sử từ
lâu đời, vì vậy đặc điểm giống nhau hoặc gần giống nhau trong hai
ngôn ngữ là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên sự khác biệt về đặc điểm
tâm lý dân tộc và truyền thống lịch sử văn hóa, đặc biệt là sự ảnh
hưởng của phong tục tập quán, phương thức tổ chức sinh hoạt, quan
điểm nhìn nhận vạn vật trong thế giới khách quan, thói quen sử dụng
ngôn ngữ, v.v… dẫn đến những nét khác biệt trong ngôn ngữ hai dân
tộc Hán- Việt. Sự giống nhau và khác nhau được phản chiếu thông
qua việc nghiên cứu và so sánh, đối chiếu lớp từ vựng Hán-Việt, trong
phạm vi các ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể, chúng tôi phân tích
rõ nét hơn các nội dung nêu trên.
1.2. Từ cấu tạo các bộ phận cơ thể nhận diện các từ ngữ biểu đạt
tương ứng
1.2.1. Cấu tạo các bộ phận cơ thể
Ngành sinh lý học giải phẫu đã phân chia cơ thể người một cách
khá chi tiết: từ tế bào, các tổ chức, các cơ quan bộ phận đến các hệ
thống. Trong đó tế bào, các tổ chức và các hệ thống là những đơn vị tổ

hợp mang tính trừu tượng, mắt thường của chúng ta rất khó quan sát,
chỉ có các bộ phận cơ thể là chúng ta rất dễ dàng quan sát và hình
dung ra được. Xét từ góc độ chỉnh thể, cơ thể người phân thành các
phần đầu, cổ, thân (mình) và tứ chi (chân tay). Phân chia cụ thể hơn,
phần đầu bao gồm: tóc, đầu lâu, sọ, não/óc (đại não, các bán cầu não
…), mặt (mắt, mũi, tai, trán, thái dương, má, cằm, mồm (miệng), mép,
môi, lông mi, lông mày, con ngươi, râu, tóc, lưỡi, răng, lợi, ngạc,
khoang miệng …); Phần cổ bao gồm: cổ họng, yết hầu, thực quản, khí
quản, gáy; Phần thân bao gồm: phía trước là ngực (vú), bụng (thai, rốn
133
và bộ phận sinh dục), phía sau là lưng (cột sống), hông (mông, cật,
hậu môn), hai bên cạnh là vai, sườn, nách, vòng quanh là eo, bên trong
là lục phủ ngũ tạng (tim, gan, phổi, mật, ruột/lòng/tràng; thận, dạ dày);
Phần chi bao gồm: tay (cánh tay, bắp tay, khuỷu tay, cùi tay, cổ tay,
bàn tay, lưng bàn tay, lòng bàn tay, các ngón tay, các đốt ngón tay,
vân tay, móng tay), chân (đùi, đầu gối, cẳng chân, khuỷu chân, cổ
chân, mắt cá chân, gót chân, mu bàn chân, lòng bàn chân, ngón chân,
đốt ngón chân, móng chân, vân chân). Ngoài ra còn có xương, sụn,
tủy, tụy, khớp, cơ, gân, mạch, vành, da, lông, máu, mỡ, mồ hôi, thất
khiếu (hai lỗ tai, hai lỗ mũi, hai mắt và mồm/miệng). Các bộ phận trên
cơ thể động vật cũng được lưu ý tới, như: đuôi, cánh, mào, mang, vây,
vẩy, móng/vuốt, sừng, trứng Tuy nhiên chỉ xét tới ở góc độ tham
chiếu, tần suất xuất hiện cũng không nhiều. Trên cơ sở phân chia này,
xem xét chức năng của các bộ phận cơ thể kết hợp với khả năng cấu
tạo từ và hiện diện trong các ngữ cố định, từ góc độ ngôn ngữ học,
tâm lý học, ngôn ngữ và văn hóa, chúng tôi tiếp tục đi sâu miêu tả,
phân tích về các từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Hán và tiếng Việt.
1.2.2. Nhận diện các từ chỉ bộ phận cơ thể
Từ chỉ bộ phận cơ thể là những từ, bao gồm cả các cụm từ cố định
gọi tên các bộ phận cơ thể. Trong tiếng Hán và tiếng Việt, từ vựng

biểu đạt các bộ phận cơ thể thuộc về lớp từ vựng cơ bản. Căn cứ theo
sơ đồ phân chia ở phần trên, chúng tôi đã tiến hành thống kê và phân
chia từ chỉ bộ phận cơ thể theo các cấp độ từ cao tới thấp, từ tổng thể
đến bộ phận Cụ thể các tầng bậc như sau:
(1) Lớp từ vựng tầng thứ nhất: 人/người, 身/thân, 身躯/mình, 身体/
cơ thể, 个子/dáng vóc, 尸体/thi thể.
(2) Lớp từ vựng tầng thứ hai: 头/首/đầu, 脖子/cổ, 身/thân, 四肢/tứ
chi.
(A) Phần đầu
(3) Lớp từ vựng tầng thứ ba: 头髅/đầu lâu, sọ 头颅/, 头发/tóc, 脸/脸
面/面目/面貌/面形/mặt.
(4) Lớp từ vựng tầng thứ tư: 脑膜/màng não, 头顶/đỉnh đầu, 发根/
chân tóc, 额头/前额/trán, 耳朵/tai, 眼睛/目 mắt, 鼻子/mũi, 口/嘴巴
mồm/miệng, 唇/môi, 太阳/thái dương, 颊/脸颊/má, 下巴/颏/下巴 颏
儿/cằm, 颌/quai hàm, 上颌/hàm trên, 下颌/hàm dưới.
(5) Lớp từ vựng tầng thứ năm: 脑/não; 眉毛/lông mày; 耳轮/vành
tai, 耳门/lỗ tai, 耳垂/dái tai, 耳鼓/màng nhĩ, 耳根子/mang tai; 睫毛/
lông mi, 眼皮/mí mắt, 上眼皮/mí trên, 下眼皮/mí dưới, 眼角/khóe
134
mắt, 眼眶/vành mắt, 眼窝/hốc mắt, 眼肌/cơ mắt, 结膜/kết mạc, 视网
膜 /võng mạc, 眼 球 /cầu mắt, 眼 珠 /tròng mắt; 鼻 梁 /sống mũi, 鼻
翼/cánh mũi, 鼻眼/鼻孔/lỗ mũi, 鼻窦/hốc mũi, 鼻腔/xoang mũi, 鼻毛
/lông mũi; 嘴角/khóe miệng, 牙齿/răng (门牙/răng cửa, 臼牙/ răng
hàm, 知牙/răng khôn, 犬牙/răng nanh, 奶牙/răng sữa), 牙龈/lợi, 舌头
/lưỡi (舌尖/đầu lưỡi, 舌面/mặt lưỡi, 舌根/gốc lưỡi, 小舌/lưỡi con), 口
腔 /khoang miệng, 颚/ngạc, 硬颚/ngạc cưng, 软 颚 //ngạc mềm; 上
唇/môi trên, 下唇/môi dưới; 颊颧/gò má, 酒窝/lúm đồng tiền; 胡子/
须子/râu, 连鬓胡/落腮胡/râu quai nón, 八字须/髭/ria mép.
(6) Lớp từ vựng tầng thứ sáu: 白眼珠/lòng trắng, 黑眼珠/lòng đen,
眸子/con ngươi; 牙缝儿/kẽ răng, 牙根/chân răng, 牙髓/tủy răng.

(B) Phần cổ
(3) Lớp từ vựng tầng thứ ba: 咽喉/yết hầu, 咽头/cổ họng, 上颚/vòm
họng, 食管/thực quản, 气管/khí quản, 颈背/后脑勺/gáy.
(C) Phần thân
(3) Lớp từ vựng tầng thứ ba: 肩膀/vai, 胸/ngực, 腋窝/nách, 腹部/
肚子/bụng, 背/lưng, 肋/sườn, 腰/eo, 臀/mông, 生殖器/phận sinh dục.
(4) Lớp từ vựng tầng thứ tư: 胸腔/lồng ngực; 腋毛/lông nách; 乳
房 /vú; 腹 腔 /khoang bụng, 腹 膜 /màng bụng, 胎 /thai, 心 脏 /tim,
肝/gan, 肺/phổi, 胆/mật, 肠/ruột/lòng/tràng, 肾/thận, 胃/dạ dày, 上腹/
bụng trên, 下腹/bụng dưới; 肚脐/rốn, 脐带/cuống rốn; 背椎骨/xương
cột sống, 背脊/sống lưng; 左肋/sườn trái, 右肋/sườn phải, 肋间肌/cơ
sườn, 肋骨/xương sườn; 肛门/hậu môn; 阴茎/dương vật, 阴囊/bìu
dái, 睾丸/精巢/tinh hoàn, 阴户/âm hộ, 阴道/âm đạo, 阴唇/âm thần,
尿道/niệu đạo, 膀光/bọng đái, 子宫/tử cung, 卵子/trứng, 卵巢/buồng
trứng, 处女膜/màng trinh.
(5) Lớp từ vựng tầng thứ năm: 乳头/đầu vú, 乳腺/tuyến sữa, 肺膜/
màng phổi, 肺叶/lá phổi, 肺管/cuống phổi, 小肠/ruột non, 大肠/ ruột
già, 盲肠/ruột thừa, 直肠 /trực tràng, 结肠/kết tràng, 十二指肠/tá
tràng.
(D) Tứ chi (tay, chân)
(3) Lớp từ vựng tầng thứ ba: 手/tay, 脚/足/chân
(4) Lớp từ vựng tầng thứ tư: 手臂 /cánh tay, bắp tay, 肘子/khuỷu
tay, 手腕/cổ tay, 手掌/bàn tay; 大腿/đùi, 膝盖/đầu gối, 小腿/cẳng
chân, 脚腕/cổ chân, 脚踝/mắt cá chân, 脚跟/gót chân, 脚掌/bàn chân
(5) Lớp từ vựng tầng thứ năm: 手心/lòng bàn tay, 手背/mu bàn tay,
手指/ngón tay, 手纹/vân tay; 脚心/lòng bàn chân, 脚背/mu bàn chân,
脚趾/ngón chân
135
(6) Lớp từ vựng tầng thứ sáu: 拇指/ngón cái, 食指/ngón trỏ, 中指/
ngón giữa, 无名指/ ngón áp út, 小指/ngón út, 指尖/指头/đầu ngón

tay, 指节/đốt ngón tay, 指甲/móng tay; 大脚趾/ngón chân cái, 二趾/
ngón thứ hai, 中趾/ngón giữa, 无名趾/ngón áp út, 小趾/ngón út, 趾尖
/đầu ngón chân, 趾节/đốt ngón chân, 趾甲/móng chân.
Những từ biểu thị 骨头/xương, 软骨/sụn, 髓/tủy, 胰/tụy, 关节/
khớp, 肌/cơ, 筋/gân, 脉/mạch, 皮肤/da, 毛/lông, 血/máu, 油脂/mỡ, 汗
水/mồ hôi, 唾沫/口水/nước bọt, 液体/dịch, /七窍/thất khiếu, 疮/ mụn,
黑痣/nốt ruồi, 疙瘩/伤痕/vết sẹo được gắn liền với toàn bộ cơ thể
và xuất hiện trong tất cả các bộ phận thuộc các tầng bậc, bên cạnh đó
còn có một số từ biểu thị ý nghĩa tương đối trừu tượng như: 样子/个
子/模样/dáng, dạng, 外表/外貌/mã, 影子/bóng, 身影/hình, 尸体/thi
thể, xác, 魂/灵魂/hồn, vía, linh hồn, 气味/hơi, 声音/tiếng. Một số bộ
phận trên cơ thể động vật, như: 尾巴/đuôi, 翅膀/cánh, 冠 子 /mào,
鳃/mang, 翅/vây, 鳞/vẩy, 爪/móng/vuốt, 角 sừng, 蛋/trứng, 羽毛/lông
vũ chúng tôi không xếp vào cấp độ cụ thể nào.
Kết quả phân tầng trên đây cho thấy, khi nghiên cứu về từ vựng,
từ vựng học thông qua nghiên cứu chi tiết các đơn vị từ vựng để tập
hợp từ loại, giới hạn phạm vi và cấu tạo từ, tổng kết ra tính hệ thống
của từ vựng. Trên cơ sở phân chia thứ bậc và chức năng ngữ nghĩa của
hệ thống các từ chỉ bộ phận cơ thể, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu, phân
tích chiều sâu nội hàm văn hóa trong đó để tạo tiền đề nghiên cứu sự
góp mặt của lớp từ này trong các ngữ cố định.
Trong lịch sử phát triển, từ vựng biểu đạt các bộ phận cơ thể cũng
trải qua quá trình đi từ từ chỉ thực thể đến từ mang ý nghĩa trừu tượng,
đồng thời những từ chỉ thực thể sẽ ngày càng được mở rộng nghĩa,
ngày càng trở nên trừu tượng hóa và khái quát hóa. Nhà nhân loại học
Weillker đã nói: “trong tất cả các ngôn ngữ, phần lớn các hình thức
biểu đạt có liên quan tới sự vật vô sinh đều vay mượn qua sự ẩn dụ từ
cơ thể người, qua sự cảm nhận và ý muốn của con người”
1
. Khi biểu

đạt các khái niệm trừu tượng, mọi người sẽ vay mượn các từ chỉ thực
thể, trong đó đương nhiên là có sự hiện diện của các từ chỉ bộ phận cơ
thể để diễn đạt. Cơ thể người được chúng ta tiếp xúc, cảm nhận trực
tiếp và thường xuyên nhất trong sinh hoạt hàng ngày. Con người sinh
tồn, tiến hóa trong tự nhiên và xã hội thì lẽ đương nhiên là phải có sự
1
转引自:古敬恒 “
人体词语与人类的秘密
”. 团结出版社. 2000 (6 页)
(Sđd: Cổ Kính Hằng. Từ chỉ bộ phận cơ thể và bí mật của con người. Nxb
Đoàn kết, 2000. Tr.6)
136
tồn tại của các từ ngữ để biểu đạt các bộ phận cơ thể người. Trái đất là
trung tâm của vũ trụ, con người lại là trung tâm của sự sống trên trái
đất, vì vậy lớp từ chỉ bộ phận cơ thể người mang một sức sống mạnh
mẽ. Lớp từ này không những biểu đạt cho bản thân con người, mà còn
biểu đạt những động tác, hành vi, trạng thái, tính chất, tình cảm, nhận
thức của con người về chính bản thân mình và mối liên hệ với vạn vật
xung quanh. Vì vậy lớp từ vựng chỉ bộ phận cơ thể đã trở thành hiện
tượng xã hội - bộ phận phản chiếu đặc trưng văn hóa dân tộc. Ngôn
ngữ học xã hội đã nhận định: “Bất cứ xã hội nào cũng đều không thể
tách rời khỏi văn hóa. Văn hóa là cơ sở sinh tồn và phát triển của xã
hội loài người. Kết hợp ngôn ngữ và văn hóa lại với nhau, đi sâu vào
nghiên cứu tính ứng chiếu giữa chúng, càng có thể miêu tả sâu sắc
hơn và rộng hơn về thuộc tính xã hội của ngôn ngữ, đồng thời cũng
giúp con người hiểu biết sâu hơn về các chức năng văn hóa của ngôn
ngữ”
2
. Trước đây, người Trung Quốc đã từng nói “心之官则思” (con
tim tức là tư duy). Vì vậy chúng ta có thể thấy người Trung Quốc

thường coi “tim” là cơ quan tư duy, chỉ đạo, điều khiển các hoạt động
tư duy, tinh thần và tình cảm của con người. Trong khái niệm của
những từ tố có từ “心/tim” thường ẩn chứa các trạng thái tâm lý có
liên quan tới tư duy, tinh thần và tình cảm, kéo theo sự ảnh hưởng tới
các từ cùng biểu thị lục phủ ngũ tạng khác như “肝/gan”, “胆/mật”,
“ 肠 /ruột/lòng/tràng” cũng cùng mang theo nội hàm ý nghĩa trên.
Chúng ta thường thấy các từ và ngữ được cấu tạo, như: 心思/tâm tư,
有心 có tâm/có lòng, 贴心/quan tâm, 热心/nhiệt tâm, 心慌/tâm trạng
hoang mang, 愁肠/sầu lòng, 柔肠/mềm lòng, 胆大/to gan, 胆小/ 胆怯
/nhát gan. Thể diện, uy danh, tình cảm yêu ghét, tâm trạng vui buồn,
danh vọng uy tín của con người cũng thường được biểu lộ qua gương
mặt. Vì vậy các từ tố có cấu tạo liên quan tới “脸面/mặt” sẽ chuyển tải
các nội hàm ý nghĩa văn hóa này. Ví dụ: 体面/thể diện, 脸面/面子/bộ
mặt, được người Trung Quốc coi là quan trọng hơn tất cả, kể cả 士可
杀,不可辱 (kẻ sĩ có thể bị giết, không thể chịu nhục). Các bộ phận
眉/lông mày, 眼/mắt trên mặt thường truyền đạt thông tin về tình cảm,
tâm trạng của con người. Khi giận dữ, mọi người sẽ diễn tả qua từ: 怒
目 /trợn mắt/quắc mắt/trừng mắt, 横 眉 /quắc mắt. Khi buồn tủi, ưu
phiền, sẽ diễn đạt bằng từ: 愁眉/nhăn mặt nhăn mày, 眼泪/nước mắt.
2
转引自:顾嘉祖、陆升 “
语言与文化
”. 上海外语教育出版社.
1996 (2 页) (Sđd: Cố Gia Tổ, Lục Thăng. Ngôn ngữ và văn hóa. Nxb Giáo
dục ngoại ngữ Thượng Hải, 1996. Tr.2)
137
Miêu tả tâm trạng vui vẻ sẽ có từ: 笑眼/mắt cười, 展眉/giãn mày/nở
mày. Khi chán ghét, sẽ xuất hiện các từ: 白眼/mắt trắng, 颦眉/chau
mày/nhăn mày/nhíu mày. Mọi người còn căn cứ theo chức năng của
các bộ phận cơ thể để cấu tạo từ. Ví dụ chức năng của môi, răng,

mồm/miệng có liên quan tới sự phát âm tạo nên lời nói, vì vậy xuất
hiện các từ: 快嘴/nhanh mồm/ nhanh miệng, 口碑/bia miệng, 舌战/斗
口/顶嘴/đấu khẩu, 开口/mở miệng, 启齿/cạy răng, 牙慧/răng khôn,
嘴严/kín mồm kín miệng, 守口如瓶/giữ miệng như bình: giữ mồm
giữ miệng, giữ kín như bưng. Khả năng hoạt động của chân tay là rất
linh hoạt, vì vậy xuất hiện các từ: 出 手 /ra tay, 劈 手 /chém tay, 甩
手/vung tay, 罢手/dừng tay, 手记/chép tay, 手写/viết tay, 歇脚/nghỉ
chân, 蹑手蹑脚/nhón chân nhón tay: rón ra rón rén, 手忙脚乱/ chân
tay luống cuống: lúng túng như thợ vụng mất kim, 笨手笨脚/ vụng
chân vụng tay: chân tay vụng về
Kết quả phân loại và phân tích trên tạo tiền đề để chúng tôi tiếp
tục nghiên cứu sự hiện diện của từ chỉ bộ phận cơ thể trong ngữ cố
định tiếng Hán và có sự liên hệ tới ngữ cố định tiếng Việt.
Hướng nghiên cứu cụ thể sẽ xuất phát từ các bộ phận cơ thể → Từ
vựng chỉ các bộ phận cơ thể → Đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ
dụng của lớp từ vựng, bao gồm ngữ cố định có chứa từ chỉ bộ phận cơ
thể → Tri thức triết học, ngôn ngữ và văn hóa trong chiều sâu ngữ
nghĩa của lớp từ vựng, bao gồm ngữ cố định có chứa từ chỉ bộ phận
cơ thể → So sánh ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng
Hán và tiếng Việt→ Liên hệ với thực tiễn tổ chức dạy học ngữ cố định
tiếng Hán.
1.3. Nhận diện về ngữ cố định
Có một số tên gọi khác như: từ tổ cố định, tổ hợp từ cố định, cụm
từ cố định, thục ngữ, đặc ngữ. Trong nội dung của đề tài này, chúng
tôi lấy tên gọi chung là “Ngữ cố định”. Được định nghĩa như sau:
Theo định nghĩa trong “辞海” (Từ hải), một cuốn từ điển ghi chép
tương đối đầy đủ về tiếng Hán đã ghi: Ngữ cố định là chỉ các cụm từ
hoặc câu được định hình trong ngôn ngữ. Khi sử dụng thường không
được tùy tiện thay đổi kết cấu của chúng. Gồm có các chủng loại như
thành ngữ, ngạn ngữ, cách ngôn, yết hậu ngữ. (熟语是指 “语言中定

型的词组或句子. 使用时一般不能任意改变其组织. 包括成语, 谚
语, 格言, 歇后语等.”) “辞海”.
Từ điển “现代汉语词典” (Từ điển tiếng Hán hiện đại. Thương vụ
ấn thư quán. Xuất bản lần thứ 5, 2005. Tr.1269) đã đưa ra định nghĩa:
138
Ngữ cố định là “cụm từ cố định, chỉ có thể sử dụng toàn bộ, không
được tùy ý thay đổi các thành phần trong đó, và không thể phân tích
chúng theo phương pháp cấu tạo từ nói chung” (熟语是 “固定的 词
组, 只能整个应用, 不能随意变动其中成分, 并且往往不能按照 一
般的构词法来 ).
Còn có cách định nghĩa về ngữ cố định theo phạm vi nghĩa rộng và
hẹp sau: Ngữ cố định hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm thành ngữ trong
đó, là một hình thức ngôn ngữ có tần suất sử dụng cao trong sinh hoạt,
có cấu trúc cố định và ý nghĩa đặc thù. Ngữ cố định hiểu theo nghĩa
hẹp là hình thức ngôn ngữ được lưu truyền trong dân gian qua thời
gian dài, trong đó bao gồm các dạng thức ngôn ngữ được định hình
như quán ngữ, tục ngữ, ngạn ngữ dân gian, yết hậu ngữ. (广义的熟语
是一种包括成语在内的, 具有一定固定结构, 特定含义的, 在生活中
使用频率很高的语言形式. 狭义的熟语是一种长时期 在民间流传
的, 包括惯用语, 俗语. 民谚, 歇后语等在内的定型语类)
3
Đỗ Hữu Châu định nghĩa về ngữ cố định là: “Các cụm từ (ý nghĩa
có tính chất là ý nghĩa của cụm từ, cấu tạo là cấu tạo của cụm từ),
nhưng đã cố định hóa cho nên cũng có tính chất chặt chẽ, sẵn có, bắt
buộc, có tính xã hội như từ”
4
Nguyễn Như Ý đã đưa ra định nghĩa về ngữ cố định/cụm từ cố
định là cụm từ sẵn có (có chức năng như từ) với thành phần từ vựng
và ngữ nghĩa ổn định. (“Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học”.
Nxb Giáo dục, 2003:64).

Tổng hợp từ các định nghĩa và nội dung trên, chúng tôi sơ bộ rút
ra nhận xét: ngữ cố định được định hình từ thói quen sử dụng thường
xuyên của mọi người. Xét theo đặc tính ngôn ngữ của từ vựng ta thấy
nằm trong tổng hòa lớp từ vựng phổ thông và từ vựng cơ bản. Đây là
đơn vị ngôn ngữ với đầy đủ chức năng của đơn vị từ, thậm chí là đạt
tới chức năng của câu, đặc biệt khi sử dụng chúng có cấu trúc ổn định,
ý nghĩa hoàn chỉnh, không được tùy tiện bóc tách ra để sử dụng, do
vậy có thể coi đây là một đơn vị từ vựng đặc biệt, được xếp vào trong
đối tượng nghiên cứu của từ vựng học. Phần lớn ngữ cố định có nguồn
gốc cổ xưa, lịch sử lâu dài, ý nghĩa biểu đạt phong phú, ghi nhận
những trầm tích lịch sử văn hóa của một dân tộc. Phạm vi sử dụng của
3
王勤 “
谈论汉语熟语
”. 山东教育出版社, 2006 (9 页) (Sđd: Vương
Cần, Bàn về ngữ cố định tiếng Hán. Nxb Giáo dục Sơn Đông, 2006. Tr. 9)
4
Đỗ Hữu Châu, Từ vựng - Ngữ nghĩa tiếng Việt. Nxb Giáo dục, 1999.
Tr. 71
139
ngữ cố định trải trên diện rộng, đặc điểm rõ nét, giúp cho phong cách
biểu đạt của ngôn ngữ thêm chau chuốt và đa dạng. Ngữ cố định
thường được phân chia thành: Thành ngữ, quán ngữ, ngạn ngữ (tục
ngữ)
5
, trong tiếng Hán còn có thêm yết hậu ngữ (cách nói/câu/bỏ lửng)
và cách ngôn, trong tiếng Việt còn có thêm cách gọi khác về ngữ cố
định định danh, các đơn vị cụm từ trung gian
6
Tần suất sử dụng của

chúng trong giao tiếp hàng ngày rất cao. Chúng tôi sẽ tập trung miêu
tả chi tiết những chủng loại lớn có tính đại diện tiêu biểu trong nội
dung các chương tiếp theo.
1.4. Sự hiện diện của từ chỉ bộ phận cơ thể trong ngữ cố định
Mục này chỉ mang tính chất liệt kê ví dụ minh họa, nhằm nhấn
mạnh ngữ cố định cũng là một đại diện trong hệ thống từ vựng chỉ bộ
phận cơ thể.
1.4.1. Tầng thứ nhất: 人高马 大/người cao ngựa to, 身 强力壮 /thân
khỏe sức mạnh: sức dài vai rộng.
1.4.2. Tầng thứ hai: 人头马面/đầu người mặt ngựa, 耸肩缩颈/nhún
vai rụt cổ
1.4.3. Tầng thứ ba: 有眼不识泰山/có mắt không nhận ra Thái Sơn: có
mắt như mù; có mắt mà không biết bậc thầy, 胸有成竹/ngực có
sẵn cây tre, 手舞足蹈/tay múa chân nhảy: khoa tay múa chân
1.4.4. Tầng thứ tư: 唇亡齿寒/môi mất răng lạnh: môi hở răng lạnh;
máu chảy ruột mềm, 心乱如麻/tim loạn như hạt vừng: lòng rối
như tơ vò, 大手拗不过小腿/tay to không bẻ quặt được đùi nhỏ:
yếu trâu hơn khỏe bò
1.4.5. Tầng thứ năm: 赤舌烧城/lưỡi trần (không) đốt thành: uốn ba
tấc lưỡi, 丰乳肥臀/vú nở mông béo (mông to ngực nở), 了如指
掌 /hiểu như ngón tay bàn tay: rõ như lòng bàn tay; rõ từng
chân tơ kẽ tóc
1.4.6. Tầng thứ sáu: 牙缝里的肉——没多大一点/thịt trong kẽ răng
-chẳng bõ giắt răng, 明眸皓齿/con ngươi long lanh răng trắng
bóng (kiều nữ); 大拇指头瘙痒, 随上随下/đầu ngón tay cái gãi
ngứa, tùy lên tùy xuống (tự do hoạt động); 十个指头不一般齐/
mười ngón tay không đều như nhau: mỗi người mỗi vẻ; 十个指
5
Ghi chú: Một số học giả Trung Quốc đưa ra nhận định về sự khác nhau
giữa Tục ngữ và Ngạn ngữ tiếng Hán, tuy nhiên đa số học giả nghiên cứu

đều ủng hộ ý kiến qui về cùng một chủng loại.
6
Nguyễn Thiện Giáp, Lược sử Việt ngữ học - Tập 1. Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2004. Tr. 215
140
头咬着都疼/mười ngón tay cắn vào đều đau: tay đứt ruột đau.
1.5. Tổng quan nghiên cứu về Ngữ cố định tiếng Hán
1.5.1. Nghiên cứu về Ngữ cố định tiếng Hán
Các học giả Trung Quốc đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về
ngữ cố định tiếng Hán
7
. Bắt đầu từ đời nhà Hán - Thời kỳ sơ khai
(năm 206 - năm 317) đã xuất hiện những tài liệu nghiên cứu, tập hợp
những ngôn từ lưu hành trong dân gian có liên quan đến ngạn ngữ/tục
ngữ trong ngữ cố định. Tác phẩm tiêu biểu gồm có “通俗文/Thông
tục văn” của Phục Kiềm (đời Hán), được đánh giá như một cuốn “Tự
điển Tục ngữ” tiếng Hán cổ của Trung Quốc.
Thời kỳ từ năm 420-1644 được gọi là: Thời kỳ phát triển trong
lĩnh vực nghiên cứu ngữ cố định tiếng Hán. Xuất hiện tác phẩm “齐民
要术/Tề dân yếu thuật” của Giả Tư Hiệp (đời Bắc Ngụy) đã đề cập
đến những ngạn ngữ/tục ngữ tiếng Hán có liên quan đến lĩnh vực đời
sống sản xuất nông nghiệp. Thời kỳ phát triển đỉnh cao về ngôn ngữ,
văn học nghệ thuật đời nhà Đường xuất hiện tuyển tập “ 义山 杂纂
/Nghĩa sơn tạp soạn” của Lý Thương Ẩn. Cuốn sách đã sưu tầm, tập
hợp được một số lượng lớn (khoảng 392 mục) ngữ cố định tiếng Hán
lưu truyền trong dân gian có liên quan đến các hành vi, sự việc trong
cuộc sống, đặc điểm gần giống với Yết hậu ngữ ngày nay. Tương tự,
đời Tống có “杂 纂续 /Tạp soạn tục” của Vương Quân Ngọc đã thu
thập, miêu tả, giải thích hơn 139 ngữ cố định. Đời Thanh có “杂纂三
续/Tạp soạn tam tục” của Hoàng Doãn Giao đã thu thập, miêu tả, giải

thích hơn 241 ngữ cố định. “ 杂 纂 新俗 /Tạp soạn tân tục” của Vi
Quang Phát đã thu thập, miêu tả, giải thích 95 ngữ cố định. “广杂纂
/Quảng tạp soạn” của Cố Thiết Khanh đã thu thập, miêu tả, giải thích
32 ngữ cố định. “纂得确/Soạn đắc xác” của Thạch Thành Kim đã thu
thập, miêu tả, giải thích 241 ngữ cố định. Các tác giả trên đã góp sức
tạo dựng nên một hệ thống “杂纂/Tạp soạn” có giá trị rất lớn trong
việc nghiên cứu ngữ cố định (Yết hậu ngữ) tiếng Hán thời kỳ thế kỷ
IX đến XVII. Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác về
ngữ cố định tiếng Hán thuộc đời Minh, như: “俚言解/Lí ngôn giải”
của Trần Sĩ Nguyên, “雅俗稽言/Nhã tục kê ngôn” của Trương Tồn
Khôn, “世事通考/Thế sự thông khảo” của Trần Hư Vân, “常谈 考误
/Thường đàm khảo ngộ” của Chu Mộng Dịch, “俗言/Tục ngôn”, “古
7
王勤 “
谈论汉语熟语
”. 山东教育出版社. 2006 (78-132 页) (Sđd: Vương
Cần, Bàn về ngữ cố định tiếng Hán. Nxb Giáo dục Sơn Đông, 2006. Tr.78-132
141
今谚/Cổ kim ngạn” của Dương Thận.
Thời kỳ hưng thịnh (từ đời Thanh đến Trung Hoa dân quốc, 1616-
1948): Những thành tựu phát triển, hoàn thiện của tiếng Hán đã thúc
đẩy công việc nghiên cứu ngữ cố định xuất hiện một diện mạo mới,
vượt xa thời kỳ trước về cả chất lượng và số lượng công trình nghiên
cứu, như: “通俗编/Thông tục biên” của Địch Hạo (1751). Cuốn sách đã
sưu tầm, giải thích được hơn 1500 ngữ cố định với đầy đủ các thành
viên mà ngày nay chúng ta có thể quan sát thấy. “直语补证/ Trực ngữ
bổ chứng” của Lương Đồng (đời Thanh) đã thu thập, dẫn giải 414
thành ngữ, tục ngữ tiếng Hán. Trong nội dung cuốn “恒言录/ Hằng
ngôn lục” của Tiền Đại Hân (đời Thanh) đã giải thích nguồn gốc, cách
dùng của 79 ngữ cố định tiếng Hán (thành ngữ, tục ngữ và quán ngữ).

“恒 言 广 证 /Hằng ngôn quảng chứng” của Trần Chiên (1814) đã bổ
sung nội dung dẫn chứng về ngữ cố định tiếng Hán cho cuốn “恒言录/
Hằng ngôn lục”. “迩言/Nhĩ ngôn” của Tiền Đại Siêu (đời Thanh) đã
nói rõ nguồn gốc và giải thích một số quán ngữ, thành ngữ tiếng Hán.
“释谚/Thích ngạn” của Bình Bộ Thanh (đời Thanh), “语窦/Ngữ đậu”
của Hồ Thức Ngọc (đời Thanh), “古谣谚/Cổ dao ngạn” của Đỗ Văn
Lạn (đời Thanh) ngoài ngạn ngữ ra còn sưu tập cả ca dao tiếng Hán,
“俗说/Tục thuyết” của La Trấn Ngọc (đời Thanh) đã bổ sung nội dung
cho một số trước tác trước đó. “俗语考源/Tục ngữ khảo nguyên” của
Lý Giám Đường (1937) đã tập hợp, chú giải và dẫn ví dụ của hơn 1280
mục từ, thành ngữ, ngạn ngữ, quán ngữ, yết hậu ngữ tiếng Hán và sắp
xếp theo thứ tự các bộ chữ. Tôn Cẩm Tiêu (1913) đã xuất bản cuốn “通
俗常言疏证/Thông tục thường ngôn sơ chứng” sắp xếp phân loại theo
ý nghĩa các từ và ngữ cố định tiếng Hán (40 loại, 5775 mục từ). “中华
谚海/Trung Hoa ngạn hải” của Tương Tai (1927) đã sưu tầm 12424
ngạn ngữ tiếng Hán thuộc nhiều lĩnh vực và nhiều địa phương khác
nhau. “国文成语辞典/Quốc văn thành ngữ từ điển” của Trang Thích
(1916), “俗语典/Tục ngữ điển” của Phổ An (1922) đã chỉ ra xuất xứ
một số ngữ cố định từ trong các văn bản cổ.
Giai đoạn hiện đại (từ năm 1949 đến nay): Có thể nói đây là thời kỳ
phồn vinh trong nghiên cứu ngữ cố định tiếng Hán. Hàng loạt bài viết
chuyên khảo, sách nghiên cứu, từ điển về Thành ngữ, Tục ngữ, Yết hậu
ngữ, Quán ngữ đã được phát hành và biên soạn ở Trung Quốc cũng
như ở nước ngoài. Nội dung chuyên sâu, chất lượng rất cao, số lượng
vô cùng lớn. Chúng tôi chỉ có thể kể ra một số từ điển, sách tiêu biểu,
như: “ 汉 语 成 语 小 词 典 /Tiểu từ điển thành ngữ tiếng Hán” (Nxb
142
Thương vụ quán TQ, 1996). Cuốn từ điển này đã thu thập được 3.559
thành ngữ tiếng Hán, đưa ra các chú giải kèm theo các ví dụ minh họa
dễ hiểu. Bài nghiên cứu về “Thành ngữ và việc sử dụng thành ngữ” của

tác giả Tùy Thụ Lâm đã góp phần giúp chúng ta củng cố thêm về khái
niệm thành ngữ, đặc trưng kết cấu bốn chữ của thành ngữ, các thành
phần câu do thành ngữ đảm nhận, tìm hiểu về nguồn gốc của thành
ngữ, những giá trị ưu việt của thành ngữ, nghiên cứu về phạm vi sử
dụng rộng rãi của thành ngữ, cách sử dụng thành ngữ và việc tra cứu
xuất xứ của thành ngữ. Những năm 90 của thế kỷ XX, GS Vương Đức
Xuân đã công bố các thành quả nghiên cứu mới về ngôn ngữ đất nước
học, với sự ra đời của cuốn từ điển “汉语国俗词典/Ngôn ngữ đất nước
học” (Nxb Đại học Hà Hải, 1990) mà trong đó đã thống kê và giải thích
rất cụ thể nội hàm văn hóa dân tộc Trung Hoa trong một số ngữ cố định
tiếng Hán. Đây quả thực là những nghiên cứu quan trọng về mối liên hệ
giữa tiếng Hán với văn hóa Trung Quốc, góp phần xây dựng và phát
triển chuyên ngành ngôn ngữ học-xã hội, ngôn ngữ học-văn hóa Trung
Quốc và ngôn ngữ đất nước học tiếng Hán. Cuốn “中国成语大词典/
Đại từ điển Thành ngữ Trung Quốc” do Vương Kiện Ân chủ trì biên
soạn năm 1987 được Nhà xuất bản Từ Thư Thượng Hải xuất bản đã thu
thập, giải thích, nêu các ví dụ sử dụng các loại Thành ngữ tiếng Hán với
số lượng hơn 18.000 thành ngữ. Đây là công trình đóng góp quan trọng
trong việc nghiên cứu từ vựng tiếng Hán. Tác giả Dương Tiểu Lệ trong
bài “鉴貌辨色·意在言外——通过成语讨论中华民族的身体语言/
JIAN MAO BIAN SE. Yi zai yan wai - Nhìn nhận ngôn ngữ cử chỉ của
dân tộc Trung Hoa qua các câu Thành ngữ” (Nxb Dạy học và nghiên
cứu ngoại ngữ, 1994) để miêu tả rõ những tinh hoa văn hóa Trung Hoa
được thể hiện qua thành ngữ biểu thị ngôn ngữ cử chỉ trong tiếng Hán.
Tác giả Thường Kính Vũ trong “汉语词汇与文化/từ vựng tiếng Hán
và văn hóa” (Nxb Đại học Bắc Kinh, 1995) đã thống kê và giải thích
nội hàm ngữ nghĩa về từ “Trái tim/Tim” trong một số một số câu Thành
ngữ, Yết hậu ngữ và Tục ngữ tiếng Hán. Tác giả Dương Đức Phong đã
miêu tả về nguồn gốc của các Thành ngữ và Tục ngữ tiếng Hán trong
tác phẩm “汉语与 交际 文化/Tiếng Hán và giao tiếp văn hóa” (Nxb

Đại học Bắc Kinh, 1999). “汉语惯用语词典/Từ điển Quán ngữ tiếng
Hán” của Mã Trung Lâm và Dương Quốc Phong chủ biên (Nxb Hiện
đại, 1991) thống kê được rất nhiều câu nói quen thuộc dân gian thường
dùng trong tiếng Hán, giúp cho người sử dụng tiếng Hán, nhất là những
người học tiếng Hán ở các nước khác ngoài Trung Quốc nắm bắt và sử
143
dụng chính xác những kiểu câu nói quen thuộc dân gian thường dùng
mà người dân Trung Quốc sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. “Tinh
hoa văn hóa Trung Quốc” của tác giả Vương Kiến Huy và Dịch Học
Kim (Nxb Thế giới, 2004) trong nội dung nghiên cứu về văn hóa Trung
Hoa có đề cập đến Thành ngữ “Muối” trong tiếng Hán. “中国熟语 大
典/Đại từ điển Ngữ cố định Trung Quốc” của tác giả Thẩm Quân chủ
biên, (Nxb Văn nghệ Thượng Hải, 1990) đã thống kê, thông qua các
câu chuyện lịch sử chú giải nguồn gốc, ý nghĩa của 719 ngữ cố định
tiếng Hán, trong đó có 85 ngữ cố định xuất hiện từ chỉ bộ phận cơ thể.
Nhận xét các công trình nghiên cứu về ngữ cố định tiếng Hán theo
tuyến lịch đại chúng ta nhận thấy một số đặc điểm như: Thời kỳ đầu
số lượng rất ít, do giai cấp thống trị xuất phát từ thái độ xem thường
ngôn ngữ dân gian nên đã không chú trọng việc tổ chức khảo cứu, sưu
tầm ngôn từ của quần chúng. Thời kỳ tiếp theo cùng với sự phát triển
của xã hội và ngôn ngữ, ngữ cố định tiếng Hán đã được các học giả
chú ý sưu tầm nghiên cứu, nhưng chưa thành hệ thống và phân ngành
độc lập, cũng chưa có sự thống nhất về tên gọi. Các nghiên cứu chủ
yếu là sưu tập, giải thích xuất xứ của các từ trong ngữ cố định theo các
điển cố, trước tác. Bắt đầu từ thế kỷ XVII, việc nghiên cứu ngữ cố
định tiếng Hán mới đi vào quĩ đạo. Các nghiên cứu mang tính chỉnh
thể, nội dung tương đối phong phú, chủng loại mang tính thống nhất.
Sự phát triển thịnh vượng thể hiện rõ trong các công trình nghiên cứu
từ những năm 80 thế kỷ trước cho đến nay. Các học giả Trung Quốc
đã đề nghị chính thức đặt tên gọi cho phân ngành nghiên cứu này là

“ngữ cố định học”.
1.5.2. Nghiên cứu về từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Hán
Tác giả Lý Huyền Ngọc (Li Xuanyu) (Lưu học sinh Hàn Quốc tại
Trung Quốc) có bài “汉韩熟语中的人体词语之比喻/Ý nghĩa ví von
của các từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Hán và tiếng Hàn Quốc”
nghiên cứu so sánh các câu thành ngữ có từ ngữ chỉ bộ phận tay, đầu trên
cơ thể trong tiếng Hán và tiếng Hàn Quốc, qua đó giúp chúng ta thấy
được những nét giao thoa văn hóa của hai dân tộc Hán và Hàn Quốc.
Trình Thục Trinh trong bài viết “Nghiên cứu hiện tượng ẩn dụ
trong đặc trưng các từ chỉ bộ phận cơ thể” (Tạp chí dạy học và nghiên
cứu ngữ văn, 1999) dựa vào lý luận ẩn dụ của Lackof và Johnson
(1980), tiến hành thống kê và phân tích một số từ chỉ bộ phận cơ thể
dùng làm ngữ tố cấu tạo từ, thông qua các biện pháp tu từ như nhân
cách hóa, hoán dụ, ví von, so sánh, hình thành nên khái niệm diễn đạt
144
các sự vật có liên quan khác ẩn chứa trong các từ chỉ bộ phận cơ thể.
Vương Nghinh Xuân căn cứ theo nội dung lý luận ngôn ngữ học
nhận thức để khảo sát, phân tích và qui nạp tính hệ thống qua hiện
tượng ẩn dụ của các từ chỉ bộ phận cơ thể tiếng Hán trong “Từ điển
tiếng Hán hiện đại” (1996) “Bàn về hiện tượng ẩn dụ của từ chỉ bộ
phận cơ thể trong tiếng Hán” (Tạp chí Ngữ văn. Số 9/2005).
Ngoài ra còn có rất nhiều bài nghiên cứu về từ chỉ bộ phận cơ thể
khác trong tiếng Hán, ví dụ như nghiên cứu về từ “ 心 /Tim” trong
tiếng Hán từ góc độ ứng dụng của Biên Lập Hồng (Học viện Cáp Nhĩ
Tân. Tháng 6/2003) và Ngô Ân Phong (Tạp chí dạy học và nghiên cứu
ngữ văn. Số 6/2004). Nghiên cứu về hậu tố “手/Tay”trong cấu tạo từ
tiếng Hán của Cát Giai Tài (Tạp chí nghiên cứu ngôn ngữ. Tháng
6/2003). Nghiên cứu về danh từ chỉ bộ phận cơ thể từ sự kết hợp với
các từ “上/Trên” và “下/Dưới” trong tiếng Hán của Lý Huyền Ngọc
(Hàn Quốc) (Đại học Tân Cương. Tháng 6/2003)

1.5.3. Nghiên cứu đối chiếu về từ và ngữ cố định có từ chỉ bộ phận
cơ thể trong tiếng Hán với các ngôn ngữ khác
Có rất nhiều công trình, bài viết nghiên cứu đối chiếu từ chỉ bộ
phận cơ thể của tiếng Hán với các tiếng nước ngoài khác, trong đó bao
gồm cả ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể. Yiliman Aimumaiti
trong bài viết “Những liên tưởng văn hóa của từ chỉ bộ phận cơ thể
trong tiếng Nhật và tiếng Hán” (Đại học sư phạm Tân Cương. Tháng
12/2003) đã so sánh một số từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Nhật và
tiếng Hán từ góc độ tương đồng giá trị ngữ nghĩa, nhưng khác nhau về
hình thức, những hiện tượng miêu tả diện mạo tưởng chừng giống
nhau nhưng ý nghĩa thực tế lại khác nhau, những hiện tượng ví von
khác biệt nhau. Thông qua nội dung so sánh, tác giả giúp chúng ta
nắm bắt được đặc trưng văn hóa dân tộc và nhìn nhận ra sự giống
nhau và khác nhau về nội hàm văn hóa giữa hai dân tộc Nhật và Hán.
Đạo Nhĩ Cát, Quách Chí Cúc trong bài viết “Bàn về đặc điểm và
nội hàm văn hóa của từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Hán và tiếng
Mông Cổ” (Tạp chí Khoa học xã hội Nội Mông Cổ. Tháng 11/2003)
đã xuất phát từ những nội dung và hình thức biểu đạt đa dạng mang
đặc trưng dụng học khác nhau của từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng
Hán và tiếng Mông Cổ để miêu tả những nhận thức của người xưa về
con người, những ghi nhận về quan niệm, tư tưởng, phong tục tập
quán trong trầm tích văn hóa Hán và Mông Cổ.
Vương Mẫn trong bài “Nghiên cứu đối chiếu những nhận thức về
145
từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Anh và tiếng Hán” (Đại học kỹ thuật
dạy nghề Kính Môn, tháng 3/2005) xuất phát từ cơ sở lý luận ngôn
ngữ học nhận thức và văn hóa tiến hành nghiên cứu về tư duy nhận
thức chung và sự khác biệt văn hóa trong nội dung chuyển nghĩa của
các từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Anh và tiếng Hán.
Thẩm Cảnh Vân trong bài “So sánh ý nghĩa đối dịch thành ngữ,

quán ngữ tiếng Hán và tiếng Đức có liên quan đến từ ‘

/Tay’” (Đại
học Đồng Tế. Tháng 12/2002) đã tìm ra hình ảnh ví von và ý nghĩa
tương đồng, hình ảnh ví von gần giống nhau và ý nghĩa giống nhau,
hình ảnh ví von khác nhau và ý nghĩa giống nhau, hình ảnh ví von
khác nhau và ý nghĩa khác nhau. Qua kết quả nghiên cứu liên hệ tới
việc dạy học tiếng Hán và tiếng Đức cho người nước ngoài.
Còn có những nghiên cứu đối chiếu khác về lớp từ vựng và ngữ
cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể giữa tiếng Hán và tiếng Thái Lan,
tiếng Hán và tiếng Hàn, tiếng Hán và tiếng Pháp, tiếng Hán và tiếng
Tây Ban Nha
1.6. Nghiên cứu về Ngữ cố định tiếng Việt
Trong những năm qua, các học giả Việt Nam đã có một số công
trình nghiên cứu về ngữ cố định tiếng Hán. Trước hết là cuốn “Từ
điển Thành ngữ Hoa-Việt” của GS.TS Nguyễn Văn Khang và Bùi
Như Ý (Nxb Văn hóa, 1994), đây là cuốn Từ điển Thành ngữ đối dịch
Hán-Việt đầu tiên ở Việt Nam đã thu thập, chú giải và đối dịch sang
tiếng Việt được hơn 2000 câu thành ngữ tiếng Hán hiện đại thường
dùng nhất. Được coi là sách công cụ phục vụ rất hữu hiệu cho những
người học tập và nghiên cứu tiếng Hán ở Việt Nam. Hai tác giả đã
nhận định rằng: “ thành ngữ của mỗi dân tộc có nguồn gốc sâu xa
từ trong phong tục, tập quán, lễ nghi, tôn giáo, tín ngưỡng và triết học
dân tộc, do đó việc hiểu nội dung thành ngữ lại khó khăn bội phần.
Ngoài yếu tố ngôn ngữ phải có một vốn văn hóa rộng, sâu mới có thể
hiểu được thành ngữ”
8
.
Trong “Từ điển Thành ngữ - Tục ngữ Việt Nam” của các tác giả
Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (Nxb Văn hóa Thông tin,

1993), đã sưu tập những câu thành ngữ và tục ngữ xuất hiện trong
tiếng Việt phản ánh phong tục, tập quán, nghi lễ, tôn giáo, truyền
thống văn hóa và lối tư duy riêng của dân tộc; Phản ánh kho tàng kinh
8
Nguyễn Văn Khang, Bùi Như Ý. “Từ điển Thành ngữ Hoa-Việt”.
Nxb Văn hóa, 1994. Tr.4
146
nghiệm dân gian về nếp sống, cách ứng xử xã hội, kinh nghiệm về
trồng trọt, chăn nuôi, làm ruộng, làm nghề thủ công, buôn bán, tục
cưới gả, văn hóa ẩm thực, kinh nghiệm về dự đoán thời tiết, phong
cách kiến xây dựng nhà cửa Cuốn từ điển đã thống kê các thành
ngữ và tục ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa để nói lên tính đa dạng, tinh tế
với lối nói của dân gian; Giải thích ý nghĩa các từ cổ, từ địa phương,
từ Hán-Việt, từ chỉ sự vật, động vật, thực vật, hiện tượng không
quen thuộc với những người trẻ tuổi; Đưa ra những tri thức tham khảo
về bối cảnh văn hóa-ngôn ngữ để hiểu về xuất xứ của thành ngữ, tục
ngữ. Thông qua cuốn từ điển này, bên cạnh hiểu biết được về nội hàm
văn hóa dân tộc xuất hiện trong các câu thành ngữ và tục ngữ tiếng
Việt, chúng ta cũng thấy được sự ảnh hưởng, giao lưu xâm nhập của
Thành ngữ và Tục ngữ tiếng Hán và tiếng Việt.
Đỗ Hữu Châu trong “Từ vựng - Ngữ nghĩa tiếng Việt” (Nxb Giáo
dục, 1999) đã chỉ ra đặc điểm cố định hóa mang tính thành ngữ, tính
tương đương với cấp độ từ nhưng nhiều khi lại có cấu tạo là các câu,
có những đơn vị trung gian giữa ngữ cố định và cụm từ tự do (quán
ngữ) cũng được cố định hóa, mặc dù có sự biến thể chút ít, nhưng
không phá vỡ kết cấu và các liên hệ ngữ nghĩa vốn có. Trên cơ sở
phân loại ngữ cố định, tác giả đã căn cứ theo thành phần trung tâm để
chia nhỏ các kết cấu cụm từ trong ngữ cố định và tổng kết ra những
giá trị ngữ nghĩa của ngữ cố định.
“Tân từ điển thành ngữ tiếng Việt” (Nxb Giáo dục, 2002) của tác

giả Kiều Văn đã đưa ra định nghĩa khoa học về thành ngữ tiếng Việt
cùng toàn bộ tiêu chí khoa học chi tiết để xác định bản chất của thành
ngữ, tiêu chí khoa học phân biệt thành ngữ với tục ngữ, giúp độc giả
tra cứu, khảo sát và lĩnh hội những thành ngữ được liệt kê trong từ
điển, nắm bắt được bản chất của một số phạm trù ngôn ngữ trong
tiếng Việt có liên quan đến thành ngữ như: từ ghép và mối quan hệ
với thành ngữ, từ láy và mối quan hệ với thành ngữ, tổ hợp điệp âm và
thành ngữ.
Giáo sư Vũ Ngọc Phan trong công trình nghiên cứu về “Tục ngữ
ca dao dân ca Việt Nam” (Nxb Văn học, 2003), tác giả Việt Dương
trong “Từ điển thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam” (Nxb Đồng Nai,
2005) đã thống kê được hơn 15.000 đơn vị thành ngữ, tục ngữ và ca
dao Việt Nam thuộc các lĩnh vực khác nhau. Qua đó đưa ra những
kiến giải về Thành ngữ, Tục ngữ, ca dao dân ca của Việt Nam. Hai tác
giả còn đi sâu vào nghiên cứu vốn văn hóa văn nghệ cổ truyền, trong
147
đó có văn hóa dân gian của người dân Việt Nam được chuyển tải
trong những câu Thành ngữ, Tục ngữ, ca dao và dân ca.
Trong “Lược sử Việt ngữ học - Tập 1” (Nxb Giáo dục, 2004), tác
giả Nguyễn Thiện Giáp đã dẫn chứng qua thành ngữ để miêu tả hình
ảnh về một nước nông nghiệp, về những đặc điểm của lịch sử dân tộc,
phản ánh phong tục, tập quán, lối sống của người Việt Nam. “Hơn
lĩnh vực ngôn ngữ nào khác, các thành ngữ tiếng Việt thể hiện đậm
nét đặc trưng văn hóa dân tộc Việt Nam”
9
.
Giáo sư, tiến sĩ Hoàng Văn Hành trong “Thành ngữ học tiếng
Việt” (Nxb Khoa học xã hội, 2004) đã chỉ ra nguồn gốc của thành ngữ
tiếng Việt, miêu tả cấu tạo, phân loại thành ngữ tiếng Việt bao gồm:
Thành ngữ ẩn dự hóa đối xứng; Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng;

Thành ngữ so sánh. Thông qua giá trị và nghệ thuật sử dụng của thành
ngữ để quan sát đặc trưng văn hóa của người. Bên cạnh đó ông đã lựa
chọn, sưu tập một số lượng đáng kể thành ngữ theo hệ thống ba kiểu
loại trên, tạo nên một tập hợp cơ sở dữ liệu phong phú về thành ngữ
tiếng Việt.
Tác giả Nguyễn Lực trong “Thành ngữ đồng nghĩa tiếng Việt”
(Nxb Thanh niên, 2005) đã lấy tiêu chí giống nhau về ý nghĩa từ vựng,
thống kê, giải thích 836 nhóm thành ngữ đồng nghĩa. Giúp độc giả
nhận diện thành ngữ đồng nghĩa là: Những thành ngữ khác nhau cùng
chỉ một hiện tượng, hoặc: những thành ngữ giống nhau về mặt từ
vựng (chứ không phải về mặt ngữ pháp)
10
.
Trong “Từ vựng tiếng Việt thực hành” (Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2005), tác giả Trịnh Đức Hiển đã nhận định: “Thành ngữ là cụm
từ cố định có tính hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa, có chức năng
định danh như từ, dùng để gọi tên sự vật, hành động, tính chất”
11
. Căn
cứ vào đặc điểm cấu trúc, tác giả đã chia thành ngữ tiếng Việt thành
ba kiểu: Thành ngữ đối; Thành ngữ so sánh; Thành ngữ thường. Về
mặt ý nghĩa, nghĩa bóng của thành ngữ có tính chất khái quát, tượng
trưng cho toàn bộ tổ hợp, và có tầm quan trọng đặc biệt trong nội
dung phản ánh về tự nhiên, xã hội, đất nước, con người Việt Nam.
9
Nguyễn Thiện Giáp. “Lược sử Việt ngữ học - Tập 1”. Nxb Giáo dục,
2004. Tr. 378
10
Nguyễn Lực. “Thành ngữ đồng nghĩa tiếng Việt”. Nxb Thanh niên, 2005.
Tr.5

11
Trịnh Đức Hiển. “Từ vựng tiếng Việt thực hành”. Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2005. Tr.107
148
Trong việc sử dụng thành ngữ, tác giả chú trọng miêu tả các chức
năng ngữ pháp của thành ngữ trong cấu trúc câu, và nhấn mạnh phải
cố gắng làm sống động thành ngữ tiếng Việt. Một số bài tập thực hành
về thành ngữ tiếng Việt cũng được tác giả đưa ra để làm các trắc
nghiệm tham khảo.
1.6.1. Nghiên cứu so sánh Ngữ cố định tiếng Việt với các ngôn ngữ
khác và việc dạy học
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp đặc biệt ĐHQG Hà Nội (Mã số
QG.00.13) của tác giả Nguyễn Hữu Cầu đã cung cấp cho chúng ta
những tri thức văn hóa dân tộc Trung Hoa thể hiện trong một số ngữ
cố định tiếng Hán có chứa từ ngữ biểu thị tên gọi động thực vật. Tác
giả đã nghiên cứu đối chiếu, đưa ra nét tương đồng và khác biệt trong
các ngữ cố định cùng thể loại trong tiếng Việt, để giúp cho người học
tập, nghiên cứu và phiên dịch Hán-Việt tránh được những sai sót khi
đối chiếu so sánh hai ngôn ngữ Hán-Việt.
Trong một đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHQGHN (Mã số QN
04.14) gần đây nhất, tác giả Nguyễn Hữu Cầu đã chủ trì nhóm nghiên
cứu tiến hành thống kê và so sánh 400 thành ngữ - tục ngữ tiếng Việt
với tiếng Hán, qua đó chỉ ra sự giống và khác nhau trong hai ngôn
ngữ, đồng thời cũng chỉ ra những lưu ý trong quá trình chuyển dịch và
dạy học thành ngữ, tục ngữ theo chiều từ tiếng Việt sang tiếng Hán.
Công trình chuyển dịch “Đại từ điển thành ngữ tiếng Hán” sang
tiếng Việt do tác giả Trần Thị Thanh Liêm chủ trì cũng giúp cho
những người học tập và nghiên cứu tiếng Hán ở Việt Nam có thêm
được tài liệu bổ trợ đối dịch.
Trong luận văn thạc sĩ mã số 50408 (Trường ĐHKHXH&NV -

ĐHQGHN), Thạc sĩ Giang Thị Tám đã nghiên cứu về sự hiện diện của
các con số trong thành ngữ tiếng Hán để miêu tả đặc trưng văn hóa
Trung Hoa. Thông qua đó so sánh liên hệ tới thành ngữ có chứa các con
số trong tiếng Việt để làm rõ đặc trưng văn hóa của người Việt Nam.
Nguyễn Thị Tân trong bài “Các dạng thức tồn tại của thành ngữ
gốc Hán trong tiếng Việt” (Kỷ yếu hội nghị khoa học 2003: Những
vấn đề ngôn ngữ học. Nxb Khoa học xã hội, 2005) đã khảo sát, thống
kê 2710 đơn vị thành ngữ gốc Hán, bắt đầu từ đời Đường cho đến nay
đã du nhập, tồn tại và phát triển trong thành ngữ tiếng Việt. Tác giả đã
phân thành 6 loại: [1] Thành ngữ Hán-Việt; [2] Thành ngữ giữ nguyên
dạng gốc nhưng đọc theo âm địa phương Trung Quốc; [3] Thành ngữ
giữ nguyên hình thái cấu trúc và nghĩa, nhưng thay đổi một vài yếu tố;
149
[4] Thành ngữ thay đổi cấu trúc; [5] Thành ngữ dịch; [6] Thành ngữ
do người Việt tự tạo ra từ các yếu tố gốc Hán. Kết quả tác giả đạt
được giúp chúng ta nhận diện rõ nét hơn tất cả các thành ngữ gốc Hán
này xuất hiện với diện mạo trung thực hơn trong các thành ngữ tiếng
Việt.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thọ trong bài viết “Về việc đổi mới phương
pháp dạy-học cụm từ cố định tiếng Pháp” (Tạp chí khoa học ĐHQG
HN, Ngoại ngữ, T.XXII, số 4, 2006) đã khảo sát thực trạng việc dạy
học cụm từ cố định tiếng Pháp ở trường/khoa chuyên ngữ Việt Nam.
Kết quả điều tra cả ở phía giáo viên và học sinh cho thấy, đa số sinh
viên và giáo viên đều coi cụm từ cố định (thành ngữ) là những đơn vị
từ vựng đặc biệt, gây rất nhiều khó khăn trong dạy học, có sự liên
quan chặt chẽ tới văn hóa, cần đặt trong ngữ cảnh cụ thể để giải nghĩa
và sử dụng, tỉ lệ sinh viên trả lời “không biết nghĩa” của 10 cụm từ cố
định là khá cao. Tác giả đã kiến nghị cần giảng dạy cụm từ cố định
một cách hệ thống, có sự phân loại khoảng cách lớn, nhỏ và gần kề, sử
dụng các thành tố của ngữ cảnh và tình huống để nhận biết ngữ nghĩa,

tăng cường các phương tiện hỗ trợ như sách công cụ, bài tập và mạng
internet, hướng dẫn nghiên cứu chuyên sâu, đưa vào chương trình
giảng dạy như một kiến thức tích hợp.
Bài viết về “Tính biểu trưng trong thành ngữ” của Thạc sĩ Nguyễn
Văn Hòa (Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ, T.XXII, số 3,
2004) đã nhận định tính biểu trưng qua một sự vật, hình ảnh cụ thể
giúp cho thành ngữ có được tính khái quát và trừu tượng, mang lại sắc
thái biểu cảm cao trong giao tiếp, thể hiện những tinh hoa của ngôn
ngữ văn hóa dân tộc. Thông qua một số thành ngữ tiếng Việt và tiếng
Nga có từ chỉ bộ phận cơ thể, tác giả cũng đã đề cập đến tính biểu
trưng về ngoại hình, tình cảm nội tâm và các hoạt động khác.
Bài viết của Thạc sĩ Ngô Minh Thủy “Về hướng đi trong nghiên
cứu so sánh đối chiếu thành ngữ” (Tạp chí khoa học ĐHQGHN,
Ngoại ngữ, T.XVIII, số 1, 2002) đã trình bày một số vấn đề về
phương pháp nghiên cứu so sánh đối chiếu thành ngữ gắn với đặc
trưng văn hóa dân tộc qua mặt cấu trúc hình thái, qua phương diện
ngữ nghĩa để phân tích quá trình hình thành nghĩa của thành ngữ, giải
thích ý nghĩa của thành ngữ, giải thích những điểm giống và khác
nhau về cấu trúc hình thái và về ngữ nghĩa, cách sử dụng các yếu tố,
đối tượng như động vật, bộ phận cơ thể, các hiện tượng tự nhiên, v.v
trong các nhóm thành ngữ tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Nhật.
150
Bài viết “Thành ngữ so sánh trong tiếng Hán và đối chiếu hàm ý
văn hóa với thành ngữ tiếng Việt” (Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế:
Nghiên cứu và dạy-học tiếng Hán) của Nguyễn Thị Phương đã chia
thành ngữ so sánh trong tiếng Hán thành 4 tiểu loại, thông qua khảo
sát, nghiên cứu cấu trúc thành ngữ so sánh tiếng Hán liên hệ tới sự
giống và khác nhau về nội hàm văn hóa trong thành ngữ tiếng Việt.
1.6.2. Nghiên cứu về từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Việt
Tạ Văn Thông “Hình dung các bộ phận cơ thể người qua ‘loại từ’

tiếng Việt” (Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống. Số 9/2003) đã miêu tả sự
kết hợp của loại từ tiếng Việt với các từ chỉ bộ phận cơ thể người.
Như: cái, quả, trái, lá, con, khuôn, bộ, hòn, tấm, chiếc, mái, vầng, củ,
buồng Tác giả nhận xét và lí giải việc chiếm ưu thế về số lượng của
loại từ “cái” trong sự kết hợp.
Đỗ Anh Vũ “Mông má” (Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống. Số
11/2003) đã mượn hình ảnh gây chú ý cảm quan của “mông” và “má”
trên bộ phận cơ thể để lí giải ý nghĩa trong thực tế cuộc sống xã hội
của từ ghép “mông má”, qua đó cho thấy sự phong phú, linh hoạt và
tính sáng tạo đầy thú vị của tiếng Việt.
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu khác của Nguyễn
Xuân Hòa, Hiểu thêm về thành ngữ “nuôi ong tay áo” (Ngôn ngữ &
Đời sống. Tổng mục 2004. 1+2 [99+100]); Trần Văn Nam, Thành ngữ
Ruột thắt gan bào trong ca dao Nam Bộ (Ngôn ngữ & Đời sống. Tổng
mục 2004. 11 [109]); Phan Hồng Liên, Từ "ruột" trong các tổ hợp từ
chỉ quan hệ thân tộc của người Việt. (Kỉ yếu Ngữ học Trẻ năm 2004),
v.v
1.6.3. Nghiên cứu so sánh về từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Việt
với các ngôn ngữ khác
Đàm Tú Quỳnh “So sánh từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Hán
và tiếng Việt” (Luận văn thạc sĩ Trường ĐH Sư phạm Hoa Đông
Trung Quốc, 2004) đã tiến hành so sánh cấu trúc và ngữ nghĩa của các
từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Hán và tiếng Việt, chỉ ra một số đặc
điểm giống nhau và khác nhau trong lớp từ vựng này.
Chúng tôi cũng đã tham khảo tới một số công trình nghiên cứu
của các tác giả khác, như Đỗ Hoàng Ngân (1996) đối chiếu Thành ngữ
có từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Nga và tiếng Việt; Nguyễn Thị
Thu (1997) so sánh đối chiếu Thành ngữ có từ “tay” trong tiếng Nga
với tiếng Anh và tiếng Việt; Lê Sỹ Sen (1999) đối chiếu Thành ngữ
tiếng Nga có từ “mắt” với các đơn vị tương đương trong tiếng Anh và

151
tiếng Việt; Tô Thị Ngân Anh (1999) đối chiếu Thành ngữ có các từ
chỉ bộ phận trên khuôn mặt trong tiếng Nga với các đơn vị tương
đương trong tiếng Việt; Đinh Trọng Nghĩa (2001) đối chiếu Thành
ngữ tiếng Nga có từ “chân” với các đơn vị tương đương trong tiếng
Việt; Nguyễn Văn Hòa (2001) đối chiếu Thành ngữ tiếng Nga có từ
“tâm hồn” và “trái tim” với tiếng Việt
Những nghiên cứu trên đây của các tác giả trong và ngoài nước đã
cung cấp rất nhiều ngữ liệu quí giá cho nội dung nghiên cứu tiếp theo
của đề tài.
1.7. Các cơ sở lý luận có liên quan khác
1.7.1. Ngôn ngữ học tâm lý và vấn đề nhận thức trong dạy học
ngoại ngữ
Những thành tựu nghiên cứu về tâm lý học nhận thức, ngôn ngữ
học tâm lý và vấn đề thụ đắc ngôn ngữ thứ hai có tác dụng hỗ trợ rất
lớn trong việc dạy học ngôn ngữ, đặc biệt là xây dựng nền tảng lý
luận, kiểm chứng những tiêu chuẩn trong dạy học ngoại ngữ. Tâm lý
học nhận thức hiện đại đã rất chú trọng việc nghiên cứu cách thức chủ
thể nhận thức vận dụng để tiến hành nhận thức các thông tin khách
quan, từ cơ sở lý luận cấu trúc luận nhận thức, qui luật xử lý thông tin,
đã hình thành nên một ngành khoa học độc lập ứng dụng vào nghiên
cứu quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai (dạy học ngoại ngữ). Nhà tâm
lý học Phan Thục (Trung Quốc) đã nhận xét: “Bất kỳ quá trình học
tập tri thức nào đều bao gồm một loạt các hoạt động tâm lý phức tạp,
trong đó một dạng có liên quan đến tính tích cực trong học tập như:
sự chú ý, tình cảm, tâm trạng, ý chí; một dạng khác có liên quan đến
hoạt động nhận thức của bản thân như: cảm giác, tri giác, trí nhớ,
sức tưởng tượng, tư duy”. Dạng thứ nhất chúng ta thường coi là các
nhân tố ngoài trí lực, có vai trò như là động lực thúc đẩy và điều tiết
các hoạt động nhận thức; Dạng thứ hai chính là các nhân tố trí lực,

đảm nhận chức năng tiếp nhận, thao tác gia công, xử lý các thông tin
trong hoạt động nhận thức. Quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai (dạy
học ngoại ngữ) chủ yếu được thực hiện qua ba giai đoạn: giai đoạn
người học xử lý mối quan hệ giữa tri thức ngôn ngữ tiếp thu (đầu vào)
và tri thức ngôn ngữ bản thân vốn có; những biểu hiện của người học
về tri thức ngôn ngữ thứ hai (ngoại ngữ); mối quan hệ giữa tri thức
ngôn ngữ thứ hai (ngoại ngữ) và vấn đề sản sinh ngôn ngữ (đầu ra)
của người học.
Qui luật nhận thức của con người luôn phát triển theo hướng mở
152
rộng từ gần ra xa, đi từ thực thể đến phi thực thể, từ đơn giản đến
phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng. Chính vì vậy trong dạy học ngôn
ngữ, nhà ngôn ngữ học tâm lý Morten đã đưa ra kết luận: “Mô hình
sản sinh từ vựng đã nhấn mạnh cơ chế xuất hiện từ và ý nghĩa từ việc
kích hoạt các thông tin tác động đến thính giác, thị giác và các thông
tin ngữ cảnh. Thông qua lớp từ vựng để hình thành và diễn đạt các
khái niệm trong nhận thức của con người”. Một trong những đặc tính
vốn có trong khái niệm biểu đạt của từ vựng là cơ chế ẩn dụ, ví von và
so sánh được bắt nguồn từ kinh nghiệm cá nhân và từ các kinh nghiệm
xã hội, giúp cho mục tiêu nhận thức của con người trở nên phong phú
và đầy đủ hơn. (Lakoff và Johnson, 1980)
Trong lĩnh vực dạy học ngôn ngữ, thầy dạy và học sinh là những
chủ thể tham gia vào quá trình này. Đối tượng thầy dạy truyền thụ tri
thức, hướng dẫn học tập nắm bắt kiến thức và rèn luyện kỹ năng ngôn
ngữ, chủ thể thụ đắc tri thức và vận dụng giao tiếp chính là học sinh.
Xét về khía cạnh tâm lý học, học sinh là những cá nhân cụ thể, có điều
kiện vật chất, tố chất tâm lý tình cảm, độ tuổi, mức độ hoạt động,
phương pháp học tập, khả năng nhận thức, vận dụng độc lập và khác
nhau. Cá nhân học sinh thông qua các hoạt động tâm lý như tri nhận,
lưu nhớ, tư duy và tưởng tượng để học tập, lĩnh hội và vận dụng ngôn

ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ thứ hai (ngoại ngữ).
1.7.2.So sánh, đối chiếu ngôn ngữ với việc dạy học ngoại ngữ
Việc nghiên cứu so sánh, đối chiếu ngôn ngữ vốn đã được các nhà
ngôn ngữ học cấu trúc và tâm lý học hành vi chú ý tới từ những năm
thập kỷ 60 của thế kỷ trước, đến nay vẫn còn nguyên các giá trị thiết
thực trong dạy học ngôn ngữ cũng như ngoại ngữ. Việc phân tích đối
chiếu giúp chúng ta thấy được sự giống nhau và khác nhau trong hai
ngôn ngữ, dự báo được một số mức độ khó, những lỗi sai có khả năng
phát sinh và ảnh hưởng của ngôn ngữ mẹ đẻ đối với ngôn ngữ đích
trong dạy học ngoại ngữ (Lado 1967). Nhưng muốn đánh giá một cách
chính xác hơn, chúng ta cần tham khảo và kết hợp với phạm trù tâm lý
trong ngôn ngữ, làm rõ hơn tầm quan trọng của nhân tố văn hóa dân
tộc trong ngôn ngữ.
1.7.3.Vấn đề phân tích lỗi sai trong dạy học ngoại ngữ
Để khắc phục và bổ sung những bất cập trong việc phân tích đối
chiếu ngôn ngữ, phân tích lỗi sai đã được ứng dụng rộng rãi trong dạy
học ngoại ngữ. Lý luận này được tiếp tục phát triển trên cơ sở lý luận
tâm lý học nhận thức, tập trung vào việc giải thích và phân tích những
153

×