Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Giáo án khối 2 tuần 3 CKTKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.91 KB, 36 trang )

Giáo án lớp 2 Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
TUẦN 3
( Từ ngày 6/9/2010 đến ngày 10/9/2010)
THỨ TIẾT DẠY TÊN BÀI DẠY
2
Chào cờ
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Đạo đức
Bạn của Nai Nhỏ.
Bạn của Nai Nhỏ
Kiểm tra.
Biết nhận lỗi và sửa lỗi (tiết 1).
3
Âm nhạc
Toán
Kể chuyện
Thủ công
Tự nhiên xã hội
Phép cộng có tổng bằng 10.
Bạn của Nai Nhỏ
Gấp máy bay phản lực (tiết 1).
Hệ cơ.
4
Thể dục
Tập đọc
Toán
Chính tả
An toàn giao
thông


Gọi bạn.
26 + 4 ; 36+24.
Tập chép : Bạn của Nai Nhỏ
An toàn và nguy hiểm khi đi trên đường (tiết 1).
5
Toán
Luyện từ và câu
Tập viết
Mĩ thuật
Luyện tập.
Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai là gì ?.
Chữ hoa B.
Vẽ theo mẫu: vẽ lá cây.
6
Thể dục
Chính tả
Toán
Tập làm văn
Sinh hoạt tập thể
Nghe viết: Gọi bạn.
9 cộng với một số: 9 + 5.
Sắp xếp câu trong bài. Lập danh sách học sinh .
GV : Bùi Thị Mộng Hoa
Giáo án lớp 2 Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
Thứ hai, ngày 06 tháng 9 năm 2010.
Tập đọc
BẠN CỦA NAI NHỎ
I. Yêu cầu cần đạt :
- Biết đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu; ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng cứu người,

giúp người.( trả lời được các câu hỏi SGK).
II.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết những câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng.
III.Hoạt động trên lớp:
1.Bài cũ:
-Đọc bài : Mít làm thơ và trả lời câu hỏi trong bài.
-Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới:
Giáo viên Học sinh
1.Giới thiệu bài:
Bạn của Nai Nhỏ
2 Luyện đọc
a.Đọc mẫu toàn bài :Lời Nai Nhỏ hồn
nhiên , ngây thơ ,lời của cha Nai Nhỏ lúc
đầu lo ngại , sau vui vẻ hài lòng.
b.Hướng dẫn HS luyện đọc , kết hợp giải
nghĩa từ.
*Đọc từng câu
Theo dõi HS đọc bài, rèn cho các em đọc
đúng từ mà HS đọc sai.
*Đọc từng đoạn trước lớp.
Hướng dẫn HS ngắt giọng.
3 Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 1, 2.
Hướng dẫn HS
Câu 1: Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu? Cha
Nai Nhỏ nói gì?
Câu 2: Nai Nhỏ đã kể cho cha nghe những
Ghi đề bài
Theo dõi bài trang 22 , 23.
-HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn

(có thể đọc liền 2, 3 câu cho trọn vẹn lời của
nhân vật )
-Kết hợp đọc đúng: ngăn cản chặn lối ,
rình , sắp tóm.
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn . chú ý cách
nghỉ hơi và giọng đọc :
*Sói sắp tóm được Dê Non / thì bạn con đã
kịp lao tới , / dùng đôi gạc chắc khoẻ / húc
Sói ngã ngửa .// ( giọng tự hào )
*Con trai bé bỏng của cha, / con có một
người bạn như thế / thì cha không phải lo
lắng một chút nào nữa .//( giọng vui vẻ , hài
lòng)
+Đọc từng đoạn trong nhóm.
+Thi đọc giữa các nhóm.
Đại diện các nhóm nêu câu hỏi
Thảo luận nhóm.
-Đọc đoạn 1
Câu 1: -Nai Nhỏ xin phép cha được đi chơi
xa cùng bạn
-Cha Nai Nhỏ nói : Cha không ngăn cản
con . Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn
của con..
-Đọc thầm đoạn 2 , 3 , 4.
GV : Bùi Thị Mộng Hoa
Giáo án lớp 2 Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
hành động nào của bạn mình?
Câu 3: Mỗi hành động của bạn Nai Nhỏ
nói lên một điểm tốt của bạn ấy . Em thích
nhất điểm nào?

Câu 4 : Theo em , người bạn tốt là người
như thế nào?
Luyện đọc lại
4. Củng cố:
-Đọc xong câu chuyện , em biết được vì
sao cha Nai Nhỏ vui lòng cho con trai bé
bỏng của mình đi chơi xa?
-Ngưới bạn tốt là người thế nào?
5. Dặn dò:
-Về nhà đọc lại bài, ghi nhớ nội dung câu
chuyện để chuẩn bị tiết học kể chuyện.
-Nhận xét tiết học
+Hành động 1:Lấy vai hích đổ hòn đá to
chặn ngang lối.
+ Hành động 2: Nhanh trí kéo Nai Nhỏ chạy
khỏi lão Hổ đang rình sau bụi cây.
+ Hành động 3 : Lao vào gã Sói , dùng gạc
húc Sói ngã ngửa để cứu Dê Non.
-HS tự nêu ý kiến của mình.
-Đặc điểm “ dám liều mình cứu ngưòi khác”
thể hiện người dũng cảm , vừa tốt bụng.
-Là ngưòi sẵn lòng giúp mọi người , cứu
người là người bạn tốt , đáng tin cậy .

Một số HS thi đọc lại câu chuyện
+Mỗi nhóm 3 em , đọc theo kiểu phân vai
(người dẫn chuyện , Nai Nhỏ , cha Nai Nhỏ).
-Cả lớp bình chọn người đọc hay nhất .

GV : Bùi Thị Mộng Hoa

Giáo án lớp 2 Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
Toán
KIỂM TRA
I. Yêu cầu cần đạt :
Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
- Đọc, viết số có hai chữ số;viết số liền trước, số liền sau.
- Kĩ năng thực hiện công, trừ không nhớ trong phạm vi 100.
- Giải bài toán bằng 1 phép tính đã học.
- Đo, viết số đo độ dài đoạn thẳng.
II.Đồ dùng dạy học :
-Nội dung kiểm tra.
III.Hoạt động trên lớp :
1.Bài cũ:
- Vở Kiểm tra
2.Bài mới :
Giáo viên Học sinh
1.Giới thiệu bài
2. Kiểm tra
Nội dung kiểm tra
Bài 1 : Viết các số :
a.Từ 70 đến 80 :
b.Từ 89 đến 95 :
Bài 2 :
a.Số liền trước của 61 là …
b.Số liền sau của 99 là …
Bài 3 : Tính
42 84 60 66
5
54 31 25 16
23

Bài 4 : Mai và Hoa làm được 36 bông hoa
, riêng Hoa làm được 16 bông hoa .Hỏi
Mai làm được bao nhiêu bông hoa ?
Bài 5 Vẽ đoạn thẳng AB dài 1 dm.
3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết kiểm tra
Ghi đề bài
Bài 1 : Viết các số :
a.Từ 70 đến 80 :70 , 71 , 72 , 73 , 74 , 75 , 76
, 77, 78 , 79 ,80 .
b.Từ 89 đến 95 : 89 , 90 ,91 , 92 , 93 , 94 , 95
.
Bài 2 :
a.Số liền trước của 61 là 60
b.Số liền sau của 99 là 100.
Bài 3 : Tính
42 84 60 66 5
54 31 25 16 23
96 53 85 50 28
Bài 4
Bài giải
Số bông hoa Mai làm được là :
36 – 16 = 20 ( bông hoa )
Đáp số : 20 bông hoa .
Bài 5

GV : Bùi Thị Mộng Hoa
Giáo án lớp 2 Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
Đạo đức
BIÊT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI

I/Mục tiêu:
-Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
- Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sữa lỗi
- Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi
* HS khá giỏi ; Biết nhắc bạn bè nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi
II.Đồ dùng dạy học :
-Phiếu thảo luận nhóm của hoạt động 1( Bài tập 1)
-Vở bài tập Đạo đức 2.
III.Hoạt động trên lớp :
1.Bài cũ:
-Vì sao cần học tập, sinh hoạt đúng giờ?
-Em hãy kể một vịêc làm của em mà em đã thực hiện đúng giờ?
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Giáo viên Học sinh
1.Giới thiệu bài:
Biết nhận lỗi và sửa lỗi.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Phân tích truyện “ Cái
bình hoa.”
*Mục tiêu:
*Cách tiến hành:
-Chia nhóm
-Kể chuyện với kết cục mở. Kể từ đầu
đến : Ba tháng trôi qua , không ai còn
nhớ đến chuyện cái bình vỡ.
-Phát phiếu thảo luận.
-Nêu câu hỏi.
Theo dõi từng ý kiến của các nhóm.
-Các em thích đoạn kết của nhóm nào

hơn? Vì sao?
-GV kể tiếp đoạn kết câu chuyện.
Yêu cầu hs
-Vì sao Vô – va trằn trọc không ngủ?
-Qua câu chuyện trên , em cần làm gì
sau khi có lỗi?
-Biết nhận lỗi, sửa lỗi có tác dụng gì?
GV kết luận:
Ghi đề bài vào vở
-HS xác định rõ ý nghĩa của hành vi nhận và
sửa lỗi , lựa chọn hành vi nhận và sửa lỗi.
-Các nhóm theo dõi câu chuyện GV kể.
-Nhóm trưởng nhận phiếu.
-Thảo luận nhóm theo câu hỏi:
+Nếu Vô- va không nhận lỗi thì điều gì sẽ
xảy ra?
+Các em thử đoán xem Vô – va đã nghĩ gì và
làm gì sau đó?
-Đại diện các nhóm trính bày.
-Đại diện các nhóm nêu câu hỏi trang 6
-Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
-Vì Vô –va sơ ý làm vỡ bình hoa của cô,
nhưng chưa nhận lỗi với cô.
-Sau khi có lỗi phải nhận lỗi ngay và tự sửa
lỗi.
-Biết nhận lỗi và sửa lỗi thì sẽ mau tiến bộ
GV : Bùi Thị Mộng Hoa
Giáo án lớp 2 Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến , thái độ
của mình.

*Mục tiêu:
*Cách tiến hành:
-Quy định cách bày tỏ ý kiến của
mình: tán thành thì đánh dấu+, không
tán thành thì đánh dấu -.
-Đọc từng ý kiến.
Kết luận: Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ
giúp em mau tiến bộ và được mọi
người yêu mến.
3.Củng cố :
-Khi mắc lỗi em cần phải làm gì?
-Biết nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng
gì?
4 Dặn dò :
Về nhà:
-Chuẩn bị kể lại một trường hợp em
đã nhận và sửa lỗi hoặc người khác
đã nhận và sửa lỗi với em.
-Nhận xét tiết học
và được mọi người yêu quý.
-HS biết bày tỏ ý kiến , thái độ của mình.
-Nêu nội dung bài tập 2
-Bày tỏ ý kiến và giải thích lí do.
+Ý kiến a là đúng: người nhận lỗi là người
dũng cảm, trung thực.
+Việc làm b là cần thiết nhưng chưa đủ, vì
có thể làm cho người khác bị nghi oan là đã
phạm lỗi.
+Ý kiến c là chưa đúngvì đó sẽ là lời nói
suông. Cần sửa lỗi để mau tiến bộ.

+Ý kiến d là đúng. Cần phải nhận lỗi cả khi
không ai biết mình mắc lỗi.
+Ý kiến đ là đúng vì trẻ em cũng cần được
tôn trọng như người lớn.
+Ý kiến e là sai. Cần phải xin lỗi cả người
quen lẫn người lạ khi mình có lỗi với họ.

GV : Bùi Thị Mộng Hoa
Giáo án lớp 2 Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
Thứ ba, ngày 07 tháng 9 năm 2010
Toán
PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 10
I. Yêu cầu cần đạt :
- Biết cộng hai số có tổng bằng 10.
- Biết dựa vào bảng cộng để tìm một số chưa biết trong phép cộng có tổng bằng 10.
- Biết viết 10 thành tổng của hai số trong đó có một số cho trước.
- Biết cộng nhẫm: 10 cộng với số có một chữ số.
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12.
* Bài tập cần làm : Bài 1( cột 1, 2, 3 )
Bài 2
Bài 3 ( dòng 1) , bài 4
II.Đồ dùng dạy học :
-Bảng gài, que tính.
-Mô hình đồng hồ.
III.Hoạt động trên lớp :
1.Bài cũ:
-Nhận xét bài kiểm tra.
-Yêu cầu hs vẽ đoạn thẳng AB dài 1 dm vào vở nháp.
2.Bài mới :
HĐ Giáo viên Học sinh

1
2
Giới thiệu bài
Phép cộng có tổng bằng 10.
Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu 6 + 4 = 10
Đố nhanh: 6 + 4 = ?
Hướng dẫn hs thực hành trên que tính
Yêu cầu hs gộp rồi đếm có bao nhiêu que
tính?
-Hãy viết thành phép tính?
-Đặt tính?
-Vì sao em viết như vậy?
b.Luyện tập- Thực hành
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
9 + … = 10 8 + … = 10
7 + … = 10 5 + … = 10
1 + … = 10 2 + … = 10
3 + … = 10 10 = 5 + …
10 = 9 + … 10 = 8 + …
10 = 7 + … 10 = 6 + …
10 = 1 + … 10 = 2 + …
Ghi đề vào vở.
6 + 4 = 10
-Lấy 6 que tính để trước mặt
-Lấy thêm 4 que tính để hàng
dưới 6 que tính.
-Có tất cả 10 que tính.
6 + 4 = 10
6

4
10
Vì 6 cộng 4 bằng 10, viết 0 vào cột
đơn vị,viết 1 vào cột chục
Nêu yêu cầu bài tập (cột 1, 2, 3).
Tự làm bài , đọc kết quả.
9 + 1 = 10 8 + 2= 10
7 + 3 = 10 5 + 5= 10
1 + 9= 10 2 + 8 = 10
3 + 7 = 10 10 = 5 + 5
10 = 9 + 1 10 = 8 + 2
10 = 7 + 3 10 = 6 + 4
GV : Bùi Thị Mộng Hoa
Giáo án lớp 2 Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
3
4
10 = 3 + … 10 = … + 6
Bài 2 Tính
7 5 2 1 4
3 5 8 9 6
Bài 3: Tính nhẩm:
7 + 3 + 6 = 9 + 1 + 2 =
6 + 4 + 8 = 4 + 6 + 1 =
5 + 5 + 5 = 2 + 8 + 9 =
-Nêu cách tính nhẩm?
-Tổ chức cho hs thi đố nhau về cách tính
nhẩm.
Bài 4: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
-Tổ chức trò chơi:
-Hướng dẫn cách chơi:

Yêu cầu hs thực hiện trên mô hình.
-Buổi sáng em thức dậy…giờ.
-Mỗi ngày em học khoảng … giờ.
-Buổi tối em đi ngủ lúc … giờ.
Củng cố :
-Đọc phép cộng có tổng bằng 10?
Em hãy nêu cách tính nhẩm?
Dặn dò :
-Về nhà học thuộc các phép cộng có
tổng bằng 10.
-Làm bài trong VBT Toán.
-Nhận xét tiết học.
10 = 3 + 7 10 = 4 + 6
Nêu yêu cầu bài tập
-Tự làm vào bảng con.
Nêu yêu cầu của bài tập( làm dòng
1).
-Cộng 2 số có kết quả bằng 10
( tròn chục) trước, sau đó cộng với
số còn lại.
-Thực hiện trò chơi, đố nhau một
cách tự nhiên.
7 + 3 + 6 = 16 9 + 1 + 2 = 12
6 + 4 + 8 = 18 4 + 6 + 1 = 11
5 + 5 + 5 = 15 2 + 8 + 9 = 19
-Hai em ngồi đối diện nhau, quay
kim đồng hồ trên mô hình, yêu cầu
bạn nói:
Bây giờ là … giờ.
-Tự quay kim trên mô hình.

-Trả lời đúng với giờ trên mô hình.
GV : Bùi Thị Mộng Hoa
Giáo án lớp 2 Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
Kể chuyện
BẠN CỦA NAI NHỎ
I.Yêu cầu cần đạt
- Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, nhắc lại được lời kể của nai nhỏ về bạn mình
(BT1);nhắc lại được lời kể của cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn (BT2).
- Biết kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa ở BT1.
- HS khá giỏi thực hiện được yêu cầu của bài tập 3 ( phân vai, dựng lại được câu
chuyện)
II.Đồ dùng dạy học :
-Băng giấy đội trên đầu ghi tên nhân vật Nai Nhỏ, cha Nai Nhỏ, người dẫn
truyện để kể chuyện theo vai.
III.Hoạt động trên lớp :
1.Bài cũ:
-Kể lại câu chuyện : Phần thưởng.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
HĐ Giáo viên Học sinh
1
2
Giới thiệu bài
Bạn của Nai Nhỏ.
Hướng dẫn kể chuyện
a.Dựa theo tranh, nhắc lại lời kể của Nai
Nhỏ về bạn.
-Yêu cầu hs.
Khuyến khích các em nói tự nhiên, đủ ý,
diễn đạt ý bằng lời.

b.Nhắc lại lời của cha Nai Nhỏ sau mỗi
lần nghe con kể về bạn.
-Nghe Nai Nhỏ kể lại hành động hích đổ
hòn đá to của bạn , cha nai Nhỏ nói thế
nào?
-Nghe Nai Nhỏ kể chuyện người bạn đã
nhanh trí kéo mình chạy trốn khỏi lão Hổ
hung dữ , cha Nai Nhỏ nói gì?
-Nghe xong chuyện bạn của con húc ngã
Sói để cứu dê Non , cha Nai Nhỏ đã
mừng rỡ nói với con thế nào?
Ghi đề bài vào vở
-Đọc yêu cầu của bài.
-Quan sát từng tranh trong SGK, nhớ
lại từng lời kể của Nai Nhỏ được diễn
tả bằng hình ảnh.
-1 HS khá ke lại lời kể lần thứ nhấtvề
bạn của Nai Nhỏ .
-Hs tập kể theo nhóm.
-Từng em lần lượt nhắc lại lời kể theo
1 tranh.
-Đại diện các nnhóm thi nói lại lời kể
của nai Nhỏ.
Các em khác theo dõi và nhận xét .
-Hs nhìn tranh, nhớ và nhắc lại lời của
cha Nai Nhỏ nói với Nai Nhỏ
+Bạn con khoẻ thế cơ à? Nhưng cha
vẫn lo lắm.
+Bạn của con thật thông minh và
nhanh nhẹn! Nhưng cha vẫn chưa yên

tâm.
+Đấy chính là điều cha mong đợi, con
trai bé bỏng của cha, quả là con đã có
một người bạn thật tốt , dám liều mình
cứu người. Cha không phải lo lắng
điều gì nữa Cha cho phép con đi chơi
GV : Bùi Thị Mộng Hoa
Giáo án lớp 2 Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
3
4
c.Phân các vai( người dẫn chuyện, Nai
Nhỏ, cha Nai Nhỏ) dựng lại câu chuyện
-Lần 1: GV làm người dẫn chuyện.
-Lần 2:
-Lần 3:
Củng cố :
-Nêu tên câu chuyện vừa kể?
-Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì
sao?
Dặn dò :
Về nhà kể lại câu chuyện cho ông ,bà và
bố mẹ nghe.
Nhận xét tiết học.
xa với bạn.
-Hs tập nói theo nhóm.
-Các nhóm cử đại diện lần lượt nhắc
lại lời của cha nai Nhỏ nói vơi con .
-Cả lớp bình chọn Hs nói tốt nhất.
- Học sinh khá, giỏi phân vai.
-1 HS nói lời của Nai Nhỏ.

-1 HS nói lời của cha Nai Nhỏ.
1 tốp 3 hs xung phong dựng lại câu
chuyện.
+HS 1 làm người dẫn chuyện.
+HS 2 nói lời của Nai Nhỏ.
+HS 3 nói lời của cha Nai Nhỏ.
.-HS tự hình thành nhóm, nhận vai, tập
dựng lại câu chuyện
-Sau đó 2, 3 nhóm thi đua dựng lại câu
chuyện.
-Các nhóm nhận xét, bình chọn , nhóm
dựng lại câu chuyện hay nhất.
GV : Bùi Thị Mộng Hoa
Giáo án lớp 2 Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
Thủ công
GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC ( tiết 1)
I. Yêu cầu cần đat:
- Biết cách gấp máy bay phản lực.
- Gấp được máy bay phản lực . Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng
* Học sinh khéo tay : Gấp đuợc máy bay phản lực . Các nếp gấp thẳng , phẳng . Máy
bay sử dụng được .
II.Đồ dùng dạy học :
-Mẫu gấp tên lửa. Máy bay phản lực
-Quy trình gấp máy bay phản lực có hình vẽ minh hoạ cho từng bước gấp.
HS chuẩn bị giấy nháp.
III.Hoạt động trên lớp :
1.Bài cũ:
-Kiểm tra giấy thủ công ( giấy nháp )
2.Bài mới :
HĐ Giáo viên Học sinh

1
2
3
Giới thiệu bài:
Gấp máy bay phản lực
Hướng dẫn hs quan sát và nhận
xét
Giới thiệu hình mẫu.
-Giói thiệu mẫu vật tên lửa và máy
bay phản lực.
Giáo viên hướng dẫn mẫu.
Bước 1: Gấp tạo mũi, thân , cánh máy
bay phản lực.
Ghi đề bài vào vở
-Quan sát mẫu vật .
-Quan sát về hình dáng, các phần của máy
bay phản lực.
-So sánh mẫu gấp máy bay phản lực và
mẫu gấp tên lửa , và rút ra:
+Giống nhau: có mũi và thân
+Khác nhau:Mũi tên lửa nhọn, mũi máy
bay phản lực không nhọn như tên lửa.
-Gấp giống như tên lửa: Gấp đôi tờ giấy
màu theo chiều dài để lấy đường dấu
giửa. Mở tờ giấy ra , gấp theo đường dấu
gấp ở hình 1 được hình 2
-Gấp toàn bộ phần trên vừa gấp xuống
theo đường dấu gấp ở hình 2 sao cho đỉnh
A nằm trên đường dấu giữa , được hình 3.
-Gấp theo được dấu gấp ở hình 3 sao cho

2 đỉnh tiếp giáp nhau cách mép gấp phía
trên khoảng 1/3 chiều cao như hình Gấp
theo đường dấu gấp ở hình 4 sao cho đỉnh
A ngược lên trên để giữ chặt 2 nếp gấp
bên, được hình 5.
-Gấp theo đường dấu gấp ở hình 5 sao cho
2 đỉnh phía trên và 2 mép bên sát vào
đường dấu giữa như hình 6.
-Bẻ các nếp gấp sang 2 bên đường dấu
giữa và miết dọc theo đường dấu giữa.
GV : Bùi Thị Mộng Hoa
Giáo án lớp 2 Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
4
5
Bước 2: Tạo máy bay phản lực và sử
dụng
Củng cố :
-Hôm nay em tập gấp hình gì?
-Để gấp được máy bay phản lực , em
cần chuẩn bị gì?
Dặn dò :
-Về nhà tập gấp máy bay phản lực
bằng giấy nháp.
-Nhận xét tiết học
.
Được máy bay phản lực như hình 7.
-Cầm vào nếp gấp giữa , cho 2 cánh máy
bay ngang sang 2 bên, hướng máy bay
chếch lên phía trên để phóng như phóng
tên lửa.

*Hs tập gấp máy bay phản lực bằng giấy
nháp.
GV : Bùi Thị Mộng Hoa
Giáo án lớp 2 Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
Tự nhiên và xã hội
HỆ CƠ
I. Yêu cầu cần đạt
- Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng cơ chính: Cơ đầu, cơ ngực, cơ bụng, cơ
lưng, cơ tay, cơ chân.
* Hs khá, giỏi biết được sự co duỗi của bắp cơ khi cơ thể hoạt động
II.Đồ dùng dạy học :
-Tranh vẽ hệ cơ.
-Sách giáo khoa, vở bài tập TN - XH
III.Hoạt động trên lớp :
1.Bài cũ:
-Chỉ và nói tên một số xương và khớp xương trên cơ thể bạn?
-Bạn nên làm gì để cột sống không bị cong vẹo?
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
HĐ Giáo viên Học sinh
1
2
Giới thiệu bài
Hệ cơ
Các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát hệ cơ.
* Mục tiêu:
*Cách tiến hành :
Bước 1: Làm việc theo cặp:
Yêu cầu hs

Bước 2: Cả lớp làm việc..
Treo hình vẽ hệ cơ lên bảng
Kết luận : Trong cơ thể chúng ta có rất
nhiều cơ. Các cơ bao phủ toàn bộ cơ thể
làm cho mỗi người có 1 khuôn mặt và
hình dáng khác nhau. Nhờ cơ bám vào
xương mà ta có thể thực hiện mọi cử
động .
Hoạt động 2: Thực hành co và duỗi tay.
* Mục tiêu:
*Cách tiến hành:
Bước 1:Làm việc cá nhân và theo cặp .
Hươ ùng dẫn hs thực hành.
Bước 2 :Làm việc cả lớp.
Gọi 1 số nhóm lên trình diễn.
Kết luận: Khi cơ co , cơ sẽ ngắn hơn .
Khi cơ duỗi cơ sẽ dài hơn, mềm hơn.
Ghi đề bài vào vở
Hs nhận biết và gọi tên một số cơ
của cơ thể.
-Quan sát hình vẽ trog sgk và trả lời
câu hỏi: “ Chỉ và nói tên một số cơ
của cơ thể.”
-Một hs xung phong lên bảng vừa
chỉ vào hình vẽ vừa nói tên hệ cơ.
-Cả lớp bổ xung, nhận xét
-Biết được cơ có thể co và duỗi, nhờ
đó mà các bộ phận của cơ thể cử
động được.
-Quan sát hình 2 trang 9 sgk.

-Làm động tác giống hình vẽ.
-Quan sát , sờ nắn và mô tả bắp cơ
khi duỗi nó thay đổi như thế nào so
với bắp cơ khi co.
-Các nhóm xung phong : vừa làm
động tác, vừa nói về sự thay đổi của
bắp cơ khi co và khi duỗi.
GV : Bùi Thị Mộng Hoa
Giáo án lớp 2 Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
3
4
Nhờ có sự co và duỗi của cơ mà các bộ
phận của cơ thể cử động được.
Bước 3: Quan sát sgk.
-Chỉ và nói tên các cơ quan vận động của
cơ thể?
Kết luận: Xương và cơ là các cơ quan
vận động của cơ thể.
Hoạt động 3 : Thảo luận : Làm gì để cơ
thể săn chắc?
*Mục tiêu:
*Cách tiến hành:
-Chúng ta nên làm gì để cơ thể được săn
chắc?
-GV chốt và nhắc nhở các em nên ăn
uống đầy đủ , tập thể dục , rèn luyện thân
thể hằng ngày để cơ được săn chắc.
Củng cố :
- Hs biết được sự co duỗi của bắp cơ khi
cơ thể hoạt động.

-Em cần làm gì để cơ thể săn chắc?
-Nhờ đâu mà ta có thể thực hiện được
mọi cử đông?
-Nhờ đâu mà cơ thể cử động được?
Dặn dò :
-Về nhà xem lại bài.
-Cần tập thể dục thường xuyên.
Nhận xét tiết học.
Hs hiểu được rằng , hoạt động vui
chơi bổ ích sẽ giúp cho cơ quan vận
động phát triển tốt.
-Biết được vận động và tập luyện
thể dục thường xuyên sẽ giúp cho cơ
thể được săn chắc.
-Em phải chăm chỉ luyện tâp thể
dục, phải yêu thích vận động.
-Lao động vừa sức.
-Vui chơi.
-Ăn uống đầy đủ.
GV : Bùi Thị Mộng Hoa

×