Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý khoa trường đại học cao đẳng quyển 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.26 MB, 40 trang )


Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO

NGÂN HÀNG PHÁT TRlỂN CHÁU Á

MOET

ADB

ũự ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN THPT VÀ TCCN - HỌC VIỆN QUÀN LI GIÁO DỤC

TRI LIỆU BỔI DUỠNG


CÁN Bộ QUẢN Lí KHOA/PHỊNG
TRƯ0NG DẠI HỌC, CAO ĐẲNG

Q U Y Ể N

2

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC S ttíP H A M


TỔNG CHỦ BIÉN
PGS.TS. Trẩn Ngọc Giao

HỘI ĐỔNG THẨM ĐỊNH

1. GS.TS. Phan Văn Kha, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội đổng
2. PGS.TS. Lê Thị Tuyết Hạnh, Học viện Quản lí giáo dục, Phản biện


3. PGS.TS. Đặng Quang Việt, Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, Phản biện
4. PGS.TS. Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định Chất iượng giáo dục,
Bộ GD&ĐT, Uỷ viên
5. TS. Trần Hữu Hoan, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội, Uỷ viên
6. PGS.TS. Nguyễn Xuân Thức, Trường Đại học

sư phạm

Hà Nội, Uỷ viên

7. CN. Cao Cường, Dự án Phát triển Giáo viên THPT và TCCN, Uỷ viên, Thư kí

Đơn vị thường trực:
Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lí Giáo dục, Học viện Quản lí giáo dục
ĐC: 31 Phan Đinh Giót, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội.
ĐT: 043 6640343- Fax: 043 6649905

S á c h đưỢc xuất bản trong khuôn khổ Dự án Phát triển giáo viên T H P T & T C C N
S á c h c ấ p phát không thu tiền


TỪ NGỮ V I Ề T

TRT

asi -:a n

Hiệp hội Các quốc gia Dông Nam Á {Association o f Southeasl Asian
Nations)


CBQL

Cán bộ quản lí

CBQLGD

Cán bộ quản lí giáo dục

CDIO

Hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưảng, thực hiện và vận hành
(Conceive - Design - Im plem ent ~ Operate)

CLGD

Chất lượng giáo dục

CNH- HĐH

Cơng nghiệp hố, hiện đại hố

CIDA

Cơ quan Phát triển quốc tế của Canada
(Canadian International Development Agency)

csvc

Cơ sở vật chất


CNTT

Công nghệ thông tin

ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

ĐH, CĐ

Đại học, Cao đẳng

ĐHQG

Đại học quốc gia

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

HDI

Chỉ số phát triển con người (Human Deưelopment Index)

INQAHE


Tổ chức ĐBCL Giáo dục Đại họcQuốc tê {International Netivork o f
Quality Assurance in Higher Education)

KHCN
KT-XI-Í

Khoa học và cơng nghệ

NCKH

Nghiên cứu khoa học

OECD

Tổ chức Họp tác và Phát triển Kinh tế [Organization for Economic
Co-operation and Development

QLNN

Quản lí nhà nước

QLGD

Quản lí giáo dục

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

TQM


Quản lí chất lượng tổng thể (Total Quality Management)

TSCĐ

Tài sản cố định

UBND

Uỷ ban Nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

Kinh tế^ xã hội


MỤC


LỤC


Giói th iệu ...........................................,......................................................................................... 7
Chun đề 7. Quản lí q trình đào tạo trong trường đại học, cao đẳng............................. 9
A. Giói thiệu chung................................................................................................................ 9
B. Nội dung chi tiết.............................................................................................................. 10
Câu hỏi học tập .................................................................................................................... 24
Phân phối thời gian học t ậ p ...............................................................................................25

Phụ lục. Quy trình quản lí đào tạo của Trường Đại học Đồng Tháp......................... 26
Tài liệu tham khảo............................................................................................................... 39
Chuyên đề 8. Phát triển chương trình đào tạo đại học, cao đ ẳ n g ...................................... 40
A. Giới thiệu chung............................................................................................................40
B. Nội dung chi tiết............................................................................................................41
Câu hỏi hướiig dẫn học tậ p ................................................................................................55
Tài liệu tham khảo............................................................................................................... 55
Chuyên đề 9. Quản lí đánh giá kết quả học tâp và rèn luyện
của sinh viên trong trường đại học, cao đẳng................................................................ 56
A. Giới thiệu chung........................................................................................................56
B. Nội dung chi tiết............................................................................................................57
Bài tập thực h à n h ................................................................................................................ 79
Phân phối thời gian học t ậ p ...............................................................................................79
Tài liệu tham khảo...............................................................................................................80
Chuyên đề 10. Quản lí hoạt động khoa học và công nghệ
trong ưường đại học, cao đẳng......................................................................................... 81
A. Giới thiệu chung....:.........................................................................................................8]
B. Nội dung chi tiết...... ....................................................................................................... 82
Hưởng dẫn học tập/rèn luyện kĩ n ăn g ............................................................................. 95
Phân phối thòi gian học t ậ p .............................................................................................. 96
Phụ lục, Kinh nghiệm quản lí hoạt động khoa hạc và cơng nghệ
của Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.......................................................................... 97
Tài liêu tham khảo............................................................................................................. 113


Chuyên đé 11. Quản lí nhân sụ trong trường đạihọc, cao đ ả n g ......................................114
A. Ciiói Lhiệu chung......................................................................................................... 114
B. Nội dung cỉii tiết......................................................................................................... 115
Câu hỏi hinVng dẫn học tập/rèn kĩ năng......................................................................135
Bài tập yêu cầu người học vận dụng kiến Lhức đã h ọ c ................................................ 136

Phương phap đánh giá.......................................................................................................137
Phân phối thcM gian học t ậ p ............................................................................................. 137
Tài liệu tham khảo..............................................................................................................137
Chuyên đề 12. Quản lí tài chính, tài sản trong trường đại học, cao đ ẳng .......................139
A. Giới thiệu chung........................................................ ....................................................139
B. Nội dung chi tiết.............................................................................................................140
Câu hỏi hướng dẫn học tập/đánh g iá ............................................................................ 183
Phân phối thời gian học t ậ p ............................................................................................ 184
Tài liệu tham khảo.............................................................................................................. 184
Chuyên đề 13. Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với doanh nghiệp
của trường đại học, cao đẳng...................................... .................................................... 186
A. Giới thiệu chung.............................................................................................................186
B. Nội dung chi tiết.............................................................................................................186
Bài tập thực h à n h ......................................................................................... .....................200
Đánh giá kết quả học tậ p .................................................................................................. 200
Phân phối thòi gian học t ậ p ............................................................................................. 201
Tài liệu tham khảo............................................................................................................. 201
Chuyên đề 14. Phát triển quan hệ họp tác quốc tê của trường đại học, cao đ ẳ n g .......203
A. Giới thiệu chung............................................................................................................ 203
B. Nội dung chi tiết............................................................................................................ 203
Câu hỏi định hướng học tậ p ...... ...............................................................................

218

Phân phối thời gian học t ậ p .............................................................................................218
Tài liệu tíiam khảo.............................................................................................................218
Chuyên đề 15. Xây dựng và phát triển vàn hoá trường đại học, cao đẳrig.......................220
A. Giới thiệu chung.............................................................. .............................................220
B. Nội dung chi tiết........................................................................................................ 221
Câu hỏi học tậ p .................................................................................................................. 234



Phân phối thòi gian học t ậ p ............................................................................................ 234
Tài liệu tham khảo............. ............................................................................................... 235
Chuyên đề 16. ứ n g dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong trường đại học, cao đẳng...................................................................................... 236
A. Giói thiệu chung............................................................................................................236
B. Nội dung chi tiết............................................................................................................237
Bài tập thực h à n h ..............................................................................................................254
Phân phối thòi gian học t ậ p ............................................................................................ 255
Tài liệu tham khảo.............................................................................................................255


GIỚI T H I Ệ U


Thực hiện chủ trưdng của Bộ GD&ĐT về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đặc biệt là nâng cao
chất iượng cán bộ quản lí giáo dục (CBQLGD), Dự án Phát triển Giáo viên Trung học phổ thông và Trung
cấp chuyên nghiệp phối hỢp với Học viện Quản lí giáo dục phát triển tài liệu bổi dưỡng cán bộ quản lí
Khoa/Phịng trường ĐH, CĐ. Tài liệu được phát triển trên cơ sở chưdng trình bổi dưỡng CBQLGD ban hành
theo Quyết định số 382/QĐ-BGDĐT ngày 20/01/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Mục tiêu của tài liệu nhằm bổi dưỡng phát triển năng lực lãnh đạo và quản lí trường ĐH, CĐ, chủ
động trong đổi mới lãnh đạo, quản lí để phát triển nhà trường trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện
nền giáo dục.
Nội dung tài liệu hướng tới phát triển các nhóm năng lực có chọn lọc theo mơ hình năng lực của
người CBQL Khoa/Phịng trường ĐH, CĐ.tập trung vào các nhóm năng lực khái quát, định hướng dài hạn,
liên nhân cách - giao tiếp và năng lực kĩ thuật về quản lí trường ĐH, CĐ. Quán triệt các quan điểm, đường
lối, chính sách phát triển K T - XH, phát triển GD&ĐT trong bối'cảnh hội nhập quốc tế theo tinh thẩn đổi mới
căn bản và toàn diện nén giáo dục Việt Nam. Tăng cường năng lực lãnh đạo để CBQL Khoa/Phòng trường
ĐH, CĐ nhận thức được sứ mạng, xây dựng được tầm nhìn, biết chọn lựa mơ hình và phong cách lãnh đạo

phù hỢp với vị trí cơng việc được giao trong điều kiện cụ thể. Tăng cường kiến thức, kĩ năng quản lí giáo
dục để CBQL Khoa/Phịng trường ĐH, CĐ tự học và phát triển năng lực bản thân.
Tài liệu được thiết kế theo hướng hỗ trỢ các cơ sở đào tạo, bói dưỡng cán bộ quản lí giáo dục trong
bổi dưỡng trưởng/phó/cán bộ nguổn của các Khoa/Phịng/bộ mơn trực thuộc trường ĐH, CĐ. Tài liệu
cũng đưỢc thiết kế nhằm hổ trỢ cán bộ quản lí Khoa/Phịng/bộ mơn trực thuộc trường ĐH, CĐ tự học,
tự nghiên cứu.
Tham gia biên soạn tài liệu là các chuyên gia, giảng viên giàu kinh nghiệm trong phát triển tài liệu
bổi dưỡng CBQL Khoa/Phòng trường ĐH, CĐ của Bộ GD&ĐT, m ột số trường ĐH, CĐ và Học viện Quản lí
giáo dục.
Do điều kiện tổ chức tài liệu cịn nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi thiếu sót, chúng tơi rất mong
nhận được ý kiến góp ý, bổ sung hoàn thiện tài liệu của các chuyên gia, cán bộ quản lí GD&ĐT, học viên
và những người quan tâm.
Trân trọng cảm dn.
Hà Nội, tháng 11/2013
Tổng Chủ biên

PGS.TS. Trần Ngọc Giao



CHUVẼN

DẼ 7

QUẢN II QUÁ TRÌNH DÁO TẠO TRONG TRƯ0NG DẠI HỌC. CAO DÂNG
PGS. TS. Lê Phước Minh (Trưởng nhỏm biên soạn),
PGS. TS. Đặng Thị Thanh Huyên, PGS. TS. Trân Thị Minh Hằng,
TS. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, PGS. TS. Nguyễn Xuân Tẽ

A.

1.

GIỒI THIỆU CHUNG
Mục tiêu của chuyên đề

Sau klìi tham gia chun đề, người học có được:
- Trình bày được

CÍIC

u cầu, đặc điểm của quá trình đào tạo và q uản lí q

trình đào tạo đại học; quản lí q trình đào tạo tại các trưcVng DI ĩ, (]Đ trong bối
cảnh hiện nay.
- Vận dụng đưọ'C lí luậnquản lí giáo dục, quản lí nhà truxVngvà kinh nghiệm thực
tiễn vào quản lí q trình đào tạo; đồng thời giải quyết có hiệu quả các tình huống
Irong quản lí q trình đào tạo lại ccic trường ĐH, CD.
- Có thái độ đúng vcxi nhữiig u cầu mói về quản lí q trình đào tạo, từ đó có ý
chí và hành động đổi mới quản lí đào lạo ở các trường ĐI Ỉ, CD.
2.

Tóm tắt nội dung chuyên đề

Chuyên đề trình bày các yêu cầu đổi mới công tác đào tạo ở các trường DH, CD
trong đó n h ấn m ạnh vấn đề đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội; xác định chuẩn đầu ra
để thực hiện đào tạo theo năng lực thực hiện; các yêu cầu đảm bảo chất lượng trong
đào tạo ĐH, CĐ và vấn đề liên kết đào tạo. Xác định các nội dung cơ bản trong quản
lí hoạt động đào tạo ở các trường ĐH, CĐ (tuyển sinh, tổ chức đào tạo, thực tế, thực
tập, thi và xét tốtnghiệp, cấp p h át văn bằng chứng chỉ...). Chuyên đề giói thiệu m ột
số bài học kinh nghiệm và tình huống trong quản lí đào tạo ở trường ĐĨI, CĐ để

người học tìm hiểu và vận dụng.
3. Nội dung chính
Chuyên đề này gồm bốn nội dung chính sau:
- Quá trình đào tạo và u cầu đổi mới cơng tác đào tạo của các trường ĐH, CĐ.
- Quan điểm đổi mói hoạt động đào tạo trong trường ĐH, CĐ.
- Quản lí hoạt động đào tạo trong trường ĐH, CD.
- Quản lí hoạt động dạy học trong trường ĐH, CĐ.


B. NỘI DUNG CHI TIẾT
1.

Quá trình đào tạo và yêu cẩu đổi mới công tác đào tạo của các trường đại học,
cao đẳng

1.1. Quá trình đào tạo của trường đại học, cao đẳng

Trường ĐH, CĐ có sứ m ệnh tọng qt là đào tạo nhân lực có trình độ trung cấp
vừa có tri thức, vừa có kĩ năng nghề nghiệp luôn đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị
trường lao động và nhu cầu phát triển KT-XH của đất nước nói chung.
Điều 5. Luật Giáo dục đại học (Luật số 08/2012/QH13 của Quốc hội) nêu rõ:
Mục tiêu của giáo dục đại học: “a) Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng
nhân tài; nghiên cứu khoa học, cơng nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu
cầu phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; b) Đào tạo
người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kĩ năng thực hành nghề
nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và cơng nghệ tương
xứng với trình độ đào tạo; có sức khoẻ; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề
nghiệp, thích nghi vói mơi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân.”
Từ mục tiêu giáo dục như trên, dẫn tới việc thiết kế nội dung dạy học, thực hiện
chương trình, tổ chức quản lí và phân bổ nguồn lực trong nhà trường Đli, CĐ có

những đặc trưng riêng. Mặt khác, mối quan hệ giữa trường ĐH, CĐ với thị trường lao
động và với các đối tượng liên quan khác, cũng như quan hệ hành chính của nhà
trường với các cơ quan quản lí giáo dục địi hỏi người lãnh đạo quản lí trường DH,
CĐ có năng lực đặc thù.
Q trình đào tạo trong trường ĐH, CD bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học
cùng với hoạt động giáo dục của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường,
diễn ra theo những giai đoạn nhất định, tù giai đoạn tuyển sinh đầu vào cho đến giai
đoạn sinh viên tốt nghiệp ra trường. Nhân cách sinh viên vừa là đối tượng, vừa là sản
phẩm hay kết quả của quá trình đào tạo dần được hình thành, phát triển theo chuẩn
đầu ra trong từng giai đoạn của quá trình đào tạo ở trường ĐH, CĐ và cuối cùng, khi
kết thúc quá trình đào tạo, nhân cách sinh viên tốt nghiệp tiệm cận với nhân cách
người lao động ở trình độ ĐH, CĐ. Điều cốt yếu cần đặc biệt quan tâm ở đây là; nhân
cách sinh viên vói tính chất hai m ặt (vừa có mặt khách thể và mặt chủ thể), trong
quan hệ vói q trình đào tạo lại vừa là đối tượng, vừa là sản phẩm, là m ột yếu tố cơ
bản, quyết định các đặc điểm của quá trình đào tạo, đồng thòi cũng là điểm phân
biệt cơ bản giữa quá trình đào tạo vói mọi q trình sản xuất vật chất.
Quá trình đào tạo ở trường ĐH, CĐ là quá trình cơng nghệ đặc biệt phối họp
hoạt động của cán bộ, giảng viên, sinh viên do nhà trường tổ chức cho sinh viên thực


hiện nhCrng hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo nhằm hình thành và phát triển ở
sinh viên nhân cách người lao động ở trình độ ỈDM, CD.
Quá trình đào tạo ở trường ĐH, CĐ phải thực hiện đồng thòi ba chức năng,
nhiệm vụ là: Dạy ngưcyi, Dạy nghề và Dạy phưong pháp với các chuẩn đầu ra hay
mục tiêu đào tạo tương ứng.
Theo Điều lệ trường Đại học (Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9
nãrn 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học), hoạt động
đào lạo của trường ĐIÍ, CĐ như sau;
Trường đại học đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học; đào tạo trình độ thạc
sĩ, trình độ tiến sĩ khi được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho phép.

Mở ngành đào tạo
Trường đại học được mở các ngành đào tạo trình độ đại học, ngành/chuyên
ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ (gọi chung là mở ngành đào tạo) đã có trong
danh mục ngành đào tạo của Nhà nước khi có đủ các điều kiện theo quy định tại
Điều lệ này. Trường đại học được đề xuất với Bộ GD&ĐT cho phép m ở các ngành
đào tạo của giáo dục đại học chưa có trong danh mục ngành đào tạo của Nhà nước.
Trường đại học tổ chức phát triển các chưcmg trình đào tạo:
- Xây dựng chương trình đào tạo trên cơ sở chưong trình kliLing do Bộ GD&ĐT
ban hành. Đối với các chương trình đào tạo chưa có chuơng trình khung, chương
trình đào tạo thí điểm, trường đại học xây dựng chương trình đào tạo theo quy định
của Bộ GD&ĐT.
- Xây dimg và triển khai các chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đáp
ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.
- Thường xuyên phát triển chương trình đào tạo theo hướng đa dạng hố, chuẩn
hố, hiện đại hố, tạo điều kiện để nhanh chóng tiếp thu có chọn lọc những chương
trình đào tạo của các nước phát triển về khoa học cơng nghệ, phù họp vói yêu cầu
của đất nước, phục vụ thiết thực cho sự phát triển ICr-XIi nói chung, của từng
ngành, lĩnh vực, vùng, địa phương nói riêng.
- Dựa trên chương trình đào tạo của hệ chính quy, Lhiết kế các chương trình đào
tạo khơng chính quy, các chương trình chuyển đổi.
- Định kì, tổ chức đánh giá các chương trình đào tạo và các m ơn học của nhà
trường để có những điều chỉnh phù họp vói phát triển KT-XIi của đất nước và hội
nhập quốc tế.
Hiệu trưởng trường đại học tổ chức biên soạn hoặc tổ chức lựa chọn; duyệt giáo
trình các m ôn học để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức trong trường


trên cơ sở thẩm định của Ilội đồng thẩm định giáo trình do IIiộu trưởng thành lập
để bảo đảm có đủ giáo trình giảng dạy, học tập; xây dựng hộ thống giáo trình, tài
liệu, trang thiết bị dạy - học đáp ứng yêu cầu đổi mới loàn diện vồ nội dung, phumig

pháp dạy - học, phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực tự học, tự nghiên cứu của
người học.
Tổ chức và quản lí đàn tạo
- Trường đại học lổ chức và quản lí đào tậo theo các quy chế đào tạo do Bộ
trưởng Bộ GD&DT ban hành.
- TrưcVng đại học chỉ được phép triển khai ngành đào tạo tại cơ sở giáo dục, noi
đã được cấp có thẩm quyền thẩm định đủ các điều kiện đảm bảo chất liixmg.
- Trường đại học thực hiện liên kết đào tạo trình độ đại học, cao đẳng với CO' sở
đào tạo khác theo quy định của Bộ GD&DT.
Dánh giá quá trình ưà kết quả dạy - học
- Trường đại học tổ chức thực hiện việc đánh giá kết quả học lập, ròn luyện, tham
gia các hoại động xã hội của ngucM học; đánh giá kết quả giảng dạy của giảng viên.
- Trưịng đại học lựa chọn phương pháp, quy trình và xây dụmg liệ thống đánh
giá bảo đảm kliách quan và chính xác, đảm bảo xác định được mức độ lích luỹ kiến
thức và kĩ năng của người học, xác định được hiệu quả giảng dạy và mức độ phấn
đấu, nâng cao trình độ của giảng viên. Đánh giá quá Irình và kêì quả dạy - học được
thực hiện theo các quy định của Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà Iruờng.
Văn bằng, chứng chỉ
- "rrucmg ĐH, CD cấp chứng chỉ, cấp văn bằng tốt nghiệp và bảng điểm cho người
học; thực hiện in, cấp phát, quản lí văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ GD&Dl'.
- Trường ĐII, CĐ công bố công khai các thông tin về việc cấp văn bằng, chúng
chỉ cho người học trên vvebsile củci nhà trường và chịu trách nhiệm về chất lượng
đào tạo và giá trị văn bằng chứng chỉ do trường cấp.
Hoạt động đào tạo trong trường ĐH, CĐ bao gồm: Giảng dạy lí thuyết và thực
hành ở trên lóp và tổ chức thực tập, thực nghiệm, nghiên CÚII khoa học, lao động sản
xuất và các hoạt động dịch vụ phù hợp với ngành, nghề đào tạo.
- Các hoạt động ngoại khoá bao gồm: tham quan học tập, sinh hoạt câu lạc bộ,
tìm hiểu về chuyên ngành và các hoạt động khác.
Mục tiêu của quản lí quá trĩnh đào tạo ở trường ĐU, CĐ ỉà:
- Bảo đảm thực hiện đầy đủ các mục tiêu, kế hoạch đào tạo và nội dung chucmg

trình giáo dục/chương trình học theo đúng tiến độ thời gian quy định.
- Bảo đảm người tốt nghiệp đạt được chất lượng mong đợi.


Nội diiiìg cúa qn lí q tììnỉì đào tạo ở Lrưịĩĩg DH, CD bao gồm:
- Quan lí nội dung, chưcmg trình đào tạo ĐIi, CD.
- Qn lí hoạt động dạy, học và nề nếp dạy và học.
- Quản lí việc đánh giá, xác nhận trình độ và cấp văn bằng, chúng chỉ.
- Ouản lí việc triển khai sự phối hc)p giữa nhà trường vói cơ sở sử dụng lao động.
Đ ầ u và o

Q u á trìn h

Đ ầ u ra

T h ị trưÒTig la o đ ộ n g

Các đ i ề u k iệ n đ ả m

Q uá trìn h dạy học

Kết q u ả

C á c t iê u c h í h i ệ u

b ả o c h ấ t ỉư ọ n g

v à g iáo d ụ c

đ à o tạo


---- - q u ả v à s ụ t h í c h ứ n g

vói thị trưịTig

đ à o tạo

la o đ ộ n g
- Đơi íưọ-níi tun sinh
- Giảníĩ viẽn, CBQL,

Q trình dạy và học

nhân viên

lí thuyết và Ihực hành

Chương Irình đào tao
- Thiết bị, vật tư...

/

- c s v c pỉụic vụ dạy

\
Giảng viên, sinh viên

- Tình hình việc làm

nghiệp với:


sau lốt nghiệp

- Kiến thức

- Năng suât lao động

- Kĩ năng

- Khả nầng thu nhập

- 'rhái độ

- Phát triên nghê

rhói quen

nghiệp

- Kinh nghiệm

và học:'ỉ'hư viện; Phịng
học;Pliịng thí nghiệm;

Người tơt

\

/


Xưỏng thực hành...

Lựa chọn phương thức
đào tạo
Lựa chọn hình thức,
phương pháp đào tạo
- Đánh giá đầu ra
Ihưòng xuyên

~ Kiểm tra, đánh
giá quá trình và
chưo'ng trình
- Cấp văn bàng
chứng chỉ

Thồng tin
phản hồi

H ình 7.1. Quản lí q ừ-ình đào tạo trong quản lí tổng th ể h o ạ t động đào tạo
chung của nhà trường ĐH, CĐ
Các thành tô của q trình đào tạo ởtrưịngĐ H , CĐ
Q trình đào tạo ở trường ĐH, CĐ bao gồm hai nhóm quá trình bộ phận, đó là
các q trình dạy học và các q trình giáo dục (nghĩa hẹp), chúng có những mục
tiêu, nhiệm vụ riêng nhưng tất cả đều phải góp phần vào việc thực hiện m ục tiêu
đào tạo chung của nhà trường.
Dưới góc độ tổ chức q trình, q trình đào tạo ở trường ĐH, CĐ lại được phân
chia thành haiinhóm thành tố là:


- Q trình đào tạo trên lóp trong nhà trường.

- Q trình đào tạo ngồi lóp và ngồi nhà trường.
Q trình đào tạo trên lóp trong nhà trường lại bao gồm các quá trình dạy học và
các quá trình giáo dục (nghĩa hẹp) được tiến hành theo lóp sinh viên ở những địa
bàn nhất định (lóp học, phịng thí nghiệm, xưởng, trạm, trại thực tập, kho bãi,...)
tuỳ theo mục tiêu, nội dung dạy học.
Q trình đào tạo ngồi lóp và ngồi nhà trường bao gồm các q trình dạy học
và các quá trình giáo dục (nghĩa hẹp) được thực hiện ở kí túc xá/ở nhà riêng, sinh
hoạt hướng nghiệp, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt câu lạc bộ, hoạt động chính trị - xã
hội, lao động sản xuất trong trường nói chung hay ở xưởng trường, xí nghiệp của
trường nói riêng...; tham quan, thực tập sản xuất ở xí nghiệp, lao động cơng ích với
địa phương, cộng đồng... Đối với trường ĐH, CĐ cần chú trọng những hoạt động
ngoài nhà trường có tác động m ạnh đến kết quả đào tạo, đó là tham quan, thực tập
sản xuất, đi thực địa...
1.2. Các yếu tố của quá trình đào tạo ở trường ĐH, CĐ

Quá trình đào tạo ở trường ĐH, CĐ là sự vận động của m ột hệ thống phức tạp
vói nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi yếu tố này có nhũng tính chất, đặc điểm riêng và có
những tác động khác nhau đến kết quả của quá trình đào tạo, đồng thời, giữa chúng
có những mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Dựa vào chức năng của các yếu tố
có thể được chia thành hai nhóm yếu tố:
- Nhóm các yếu tố cấu thành hay các thành tố của q trình đào tạo.
- Nhóm các yếu tố đảm bảo.
(a) N hóm các thành tố của quá trĩnh đào tạo
Các yếu tố cấu thành của quá trình đào tạo là các yếu tố có quan hệ trực tiếp đến
quá trình hình thành và phát triển nhân cách sinh viên, bao gồm: mục tiêu đào tạo,
nội dung đào tạo, hình thức tổ chức đào tạo, phương tiện đào tạo, phương pháp đào
tạo, giảng viên, sinh viên, kết quả đào tạo. Giảng viên là yếu tố chủ đạo và sinh viên
là yếu tố trung tâm của quá trình đào tạo. Đã có nhiều tài liệu trình bày rõ về những
yếu tố này nói chung; những đặc điểm riêng của chúng trong quá trình đào tạo ĐH,
CĐ sẽ được đề cập ở những nội dung sau của chuyên đề.

(b) N hóm các yếu tố đảm bảo
Đó là các yếu tố tuy khơng có quan hệ trực tiếp nhưng khơng thể thiếu được do
chúng tạo điều kiện cho hoạt động của cán bộ, giảng viên và sinh viên, bao gồm: Các
yếu tố đảm bảo về chính trị - tinh thần; Các yếu tố đảm bảo về tổ chức, nhân sự quản lí; Các yếu tố đảm bảo về điều kiện cơ sở vật chất - kĩ thuật.


2.

Quan điểm đổi mới hoạt động đào tạo trong trường đại học, cao đẳng

2.1. Đào tạo phát triển năng lực thực hiện

Dào tạo theo năng lực thực hiện (Competency Based Training) là đào tạo và
đánh giá kết quả học tập theo những tiêu chuẩn nghề hay tiêu chuẩn năng lực thực
hiên (NLTH) quy định cho một nghề. Các chuẩn đầu ra (chính là các NLTl I) ln
ln được sử dụng làm cơ sở để lập kế hoạch, thực hiện quá trình đào tạo và đánh
giá kết quả học tập.
Dặc điểm cơ bản nhất có ý nghĩa trung tâm của đào tạo theo NLTH là nó định
hướng và chú trọng vào sản phẩm, vào kết quả đầu ra của quá trình đào tạo, làm sao
để khi kết thúc quá trình đào tạo, người học đạt được các “chuẩn đầu ra”, có nghĩa là
từng người học: (1) làm được việc gì đó theo tiêu chuẩn đề ra (điều này có liên quan
tới xây dựng và thực hiện nội dung chương trình đào tạo); (2) làm được việc đó tốt
như m ong đợi (điều này có liên quan tm việc đánh giá kết quả học tập của người học
dựa vào tiêu chuẩn nghề). Vì vậy, quá trình đào tạo ĐH, CĐ theo NLTH bao gồm hai
thành phần chủ yếu tương ứng là: (1) Dạy và học các NLTH và (2) Đánh giá, xác nhận
các NLTH.
Dưới đây là ví dụ minh hoạ về dạy học theo cách tiếp cận năng lực ở trường ĐH, CĐ;
- (ỉiảng viên phải sử dụng các phương pháp và phương tiện hỗ trợ dạy học
linh hoạt.
- Tài liệu học tập, vật tư, trang thiết bị và không gian đảm bảo vsẵn sàng.

- Môi trường học tập tưong tự với môi trường nơi làm việc và cơ hội trải nghiêm
sẵn sàng đối vói mọi sinh viên.
- Mỗi sinh viên được biết rõ về chuẩn đầu ra, các tiêu chí và yêu cầu thái độ nghề
nghiệp hình thành khi kết thúc chương trình.
- Mỗi chương trình được cá thể hố và tiến độ nhanh hay chậm là do sinh viên.
- Hoạt động học tập lặp lại/tăng cường cho đến khi nào năng lực đạt được thì thơi
- Chương trình được xem như hoàn tất khi đáp ứng yêu cầu tất cả các năng lực.
- Mỗi sinh viên có một hồ sơ cập nhật về tiến độ học tập.
- Mỗi sinh viên nhận được ý kiến nhận xét, góp ý liên tục về sự tiến bộ.
2.2. Đào tạo đáp ứng nhu cẩu thị trường lao động

Hiện nay tỉ lệ thất nghiệp vẫn cao do sự mất cân đối trên thị trường lao động, Rất
nhiều sinh viên ra trường khó tìm được việc làm. Lượng thất nghiệp hiện nay chủ
yếu là sinh viên mói tốt nghiệp. Nghịch lí cung, cầu trong thị trường lao động vẫn
tiếp tục diễn ra, nhiều sinh viên không thể kiếm được việc hoặc phải chuyển sang
làm những công việc trái ngành, công việc của lao động phổ thông.


ĩ)ể đẩy m ạnh đào tạo theo nhu cầu xa hội của các trường ĐH, CĐ cần:
- Mở ngành đào tạo mới và đa dạng hoá ngành nghề đào lạo cần: 1) Đáp ứng
nhu cầu nhân lực và 2) Đảm bảo chất lượng đào tạo. Các trường phải chủ động gắn
vói doanh nghiệp để xác định nhu cầu, xây dựng chương trình đào tạo, chuẩn bị đội
ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính trước khi đăng kí mở ngành.
Khơng chấp nhận việc m ở ngành đào tạo mà không làm rõ nhu cầu, không đáp úng
các điều kiện đảm bảo chất lượng cơ bản và không thực hiện việc công khai năng lực
đào tạo của nhà trường.
- Các trường tiếp tục thực hiện công bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo Đli, CĐ
và xây dựng lộ trình để thực hiện chuẩn đầu ra.
- Các cơ sở đào tạo ĐH, CĐ đánh giá việc triển khai đào tạo theo nhu cầu xã hội.
Dánh giá khó khăn, thuận lợi, kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm, những giải

pháp của địa phương, của nhà trường, điều kiện Ihực hiện và những kiến nghị với cơ
quan quản lí nhà nước, doanh nghiệp để cùng tháo gỡ.
Bộ GD&ĐT cũng đề nghị thanh tra các cấp tăng cường công tác ítianh tra, kiểm
ira đối với việc thành lập trường (hoặc phân hiệu), cho phép Irưcmg Dll, CĐ hoạt
động giáo dục, Lhực hiện quy chế đào tạo, m ở ngành đào t ạo, liên kết đào tạo, xác
định chỉ tièu tuyển sinh ĐH, CĐ, kịp thcM chấn chỉnh, xử lí nghiêm và công khai các
sai phạm trong đào tạo ĐH, CĐ.
3.

Quản lí hoạt động đào tạo trong trường đại học, cao đẳng

Theo tiếp cận chức năng quản lí, quản lí hoạt động đào tạo ở trường DH, CĐ bao
gồm các nội dung sau:
- Lập kế hoạch đào tạo.
- Quản lí nội dung và chưong trình đào tạo.
- Quản lí hoạt động dạy học.
- Quản lí mơi trường đào tạo.
3.1. Lập k ế hoạch đào tạo

Lập kế hoạch đào tạo nhằm đảm -bảo mục tiêu đào tạo và các hoạt động, nguồn
lực để đạt mục tiêu được xây dựng họp lí, khả thi, đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Bữii xây dựng kế hoạch đào tạo phải xác định đầy đủ các căn cứ để lập kế hoạch:
+ Chỉ thị nhiệm vụ năm học.
+ Bối cảnh nhà trường (Điều kiện cơ sở vật chất, quy mô sinh viên, đội ngũ
giảng viên...).


+ C^hưcng trình đào tạo.
I ỉ lình t h ứ c đ à o tạo th e o l ừ n g ngành và r h u x m g tiìiih đào tạo n h à t rư ờ n g ầỊi


đụng (theo niên chế kết hcrp với học phần hay theo tín chỉ).
t Quy chế dào lạo hiện hành...
- Xây dựng kế hoạch đào tạo tuân thủ các bước của quy trình lập kế hoạch.
- Khi xây dmig kế hoạch đào tạo phải xác định đầy đủ các căn cứ đe lập kê hoạch:
+ Chỉ thị nhiệm vụ năm học.
+ Bối cánh nhà trường.
+ Hìnlì thức đào lạo tlieo từng ngành và chưoTig trình đào tạo nhà trường áp dụng.
Lập kc hoạch đào tạo phải phù họp với sứ mạng và tầm nhìn của nhà trưcVng.
Việc xây dụng mục liêu đào tạo cũng phải đảm bảo tính mềm dẻo, cho phép sinh
viên dễ dàng thay đổi ngành chuyên môn Irong tiến trình học tập khi thấy cần thiết.
Trên cơ sở rnục tiêu đào lạo cụ Ihể, trường Đĩl, CD triển khai xây dựng các
nhiệm vụ đào tạo. Ngoài những nhiộni vụ đào tạo chung như hình thành thế giíVi
quan khoa học, lí tưởng, ưó'c mơ, hồi bão nghề nghiệỊ) và những phẩm chấL đạo
đức, tác phong của ngưòi lao động còn phải xây dựng các yêu cầu riêng về hệ thống tri
thức, kĩ năng, kĩ xảo, năng lực nghề nghiệp gắn vói sự nghiệp tưong lai của sinh viên,
Mục tiêu và nhiệm vụ dào tạo phải được thường xuyên rà soái, bổ sung, điều
chỉnh và được triển khai thực hiện. Phải xây dựng kế hoạch định kì so sánh, đối
chiếu miic tiêu với kết quả đạt được để đánh giá một cách tồn diện hoạt đẹng đàq
tạo, lìm ra m ặt mạnh, inặt yếu, có biện pháp nâng cao chấl lượng dào tạo.
3.2. Quản lí nội dung và chương trình đào tạo

Nội dung dạy học ở các trường DH, CĐ quy định hệ thống những tri thức C(y bản,
cơ sở và chuyên ngành; quy định hệ thống những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng gắn liền
với nghề nghiệp tương lai của sinh viên. Trong quá trình đào tạo ở các trưòng ĐII,
CĐ, nội dung dạy học tạo nên nội dung cơ bản cho hoạt động giảng dạy của giảng
viên và hoạt động học tập, nghiên cứu của sinh viên. Nó tạo nên nội dung cơ bản
cho q trình đào tạo ở các trường ĐH, CĐ. Nội dung đào tạo bị chi phối bởi mục
tiêu và nhiệm vụ đào tạo, đồng thời lại phục vụ cho việc thực hiện tốt mục tiêu,
nhiệm vụ đào tạo, quy định việc lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học.
Đối vói ĐH, CĐ, nội dung đào tạo được phân chia thành các nhóm nội dung sau:

- Nhóm nội dung chính trị - xã hội: gồm các nội dung triết học, chính trị học,
giáo dục cơng dân, dân số, mơi trường,..., có tiềm năng góp phần chủ yếu vào việc
giáo dục phẩm chất đạo đức, thái độ cho sinh viên.


- N hóm nội dung khoa học -k ĩ thuật - công nghệ: thường được chia thàn h các
nội dung khoa học cơ bản, lí thuyết -kĩ thuật cơ sở, lí thuyết -k ĩ thuật chun mơn,
các nội dung thực hành, chủ yếu n h ằm hình thành năng lực, đó là hệ thống kiến
thức, kĩ năng (chân tay và trí óc) chung và riêng.
- N hóm nội dung giáo dục thể chất và quốc phịng.
Các nhóm nội dung đào tạo ĐH, CĐ trên đây được thể hiện trong chưcmg trình
đào tạo ĐH, CĐ.
Quản lí nội dung và chương trình đào tạo hàm ý các trường ĐH, CD phải tổ chức
xây dimg chương trình đào tạo cho các ngành và chuyên ngành đào tạo của trường
m ình trên cơ sở nội dung dạy học và chưong trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành.
Chương trình đào tạo phản ánh m ục tiêu đào lạo cụ thể của nhà trường, đồng thời
hướng đến đáp ứng các n h u cầu về chất lượng nguồn n h ân lực của xã hội. Chương
trình đào tạo phải đảm bảo tính m ềm dẻo, được cập nhật thường xun.
Quản lí chương trình đào tạo hướng đến m ục tiêu đảm bảo các chương trình
được thiết kế và thực hiện trọn vẹn với chất lượng và hiệu quả cao nhất trong điều
kiện cụ thể của từng trường. Khi xây dựng chương trình đào tạo phải có sự tham gia
của các giảng viên, cán bộ quản lí, đại diện của các các tổ chức, hội nghề nghiệp và
các nhà tuyển dụng lao động theo quy định. Chirong trình đào lạo phải có mục: tiêu
rõ ràng, cụ thể, cấu trúc họp lí, được thiết kế m ột cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về
chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của đào tạo trình độ đại học và đáp ứng linh hoại
n h u cầu n h ân lực của ngành giáo dục. Chưcmg trình đào tạo phải được định kì bổ
sung, điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế, các ý
kiến p h ản hồi từ phía các nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức
giáo dục và các tổ chức khác n h ằm đcíp ứng n h u cầu nguồn nh ân lực phát triển giáo
dục của địa phương hoặc cả nước.

Chương trình đào tạo phải được thiết kế theo hướngđảm bảo liên thông với các
trìnhđộđào tạo và chương trình giáo dục khác. Chưcyng trình đào tạo phải được định
kì đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá.
Biện pháp quản lí nội dung, chương trình đào tạo ĐH, CĐ:
- Phổ biến, q uán triệt đầy đủ trong các phịng, ban có liên quan, trong CBQL và
giảng viên các bộ m ơn, các khoa về các chương trình khung đào tạo ĐH, CĐ do Bộ
GD&ĐT đã ban h àn h đối với các ngành, nghề m à trường th am gia đào tạo;
- Tổ chức tập h u ấn cho cán bộ, n h ân viên phòng đào tạo, CBQL, giảng viên các
khoa, bộ m ôn về phương p háp khảo sát, xác định n h u cầu đào tạo, Ihiết kế, biên
soạn, thử nghiệm, rà soát, chỉnh sửa nội dung, chương trình GD/chương trình học
ĐH, CĐ;


- Xây dựng lực lượng giảng viên cốt cán, đầu ngành ở các khoa, bộ môn, dựa vào
đội ngũ cốt cán đó để tổ chức xây dụng chưoiìg trình chi tiêì các m ơ n học, các
m ơđun theo m ẫu quy định, trong đó đặc biệl chú trọng các m ôn học và m ôđ un tự
chọn, tiến hành thử nghiệm và triển khai chương trình giáo d ục/ch ư o n g trình học
DH, CĐ;
- Mịi các chun gia Iroiig lĩnh vực ngành, nghề đào tạo từ các doanh nghiệp,
các cơ sở sử dụng lao động tham gia trực tiếp vào các hoạt động trên.
- Thành lập và sử dụng các Hội đồng/Tiểu ban bộ m ôn hoặc IIỘi đồng/Tiểu ban
ngành, nghề vói th ành phần bao gồm các CBQL, giảng viên có kinh nghiệm của
trường và các chuyên gia thực tế giúp việc cho Hiệu trưởng trong các hoạt động trên.
- Thực thi đầy đủ và chặt chẽ các thủ tục phê duyệt, ban hành, sử dụng và giám
sát việc thực hiện các chưcmg trình giáo dục/chương trình học, các loại học liệu... có
chế độ khen, chê, thưởng phạt khách quan, nghiêm túc.
- Tổ chức các “hội nghị khách hàn g ” để lấy thông tin phản hồi từ phía các cơ sở
sử dụng lao động là những sinh viên tốt nghiệp của trường về mức độ đáp ứng của
nội dung, chưcmg trình đào lạo cũng nh ư kết quả “đầu ra” hay sản p hẩm của quá
trình đào tạo đối với thực tiễn sử dụng lao động... n hằm xác định những điều chỉnh

cần thiết...
4.

Quản lí hoạt động dạy học trong trường đại học, cao đẳng

Nhà trường xần xây dựng quy đ ịn h /q u y trình và biểu m ẫu hưcmg dẫn cụ thể hoạt
động giảng dạy của giảng viên và học tập của học s in h .
4.1. Quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên
4.1.1. Quản lí hoạt động dạy học trong trường đại học, cao dẳng

Nhà trường xần xây dựng quy đ ịn h /q u y trình và biểu m ẫ u hướng dẫn cụ thể hoạt
động giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên.
4.2.2. Quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên

Trong hoạt động đào tạo ở trường đại học, người giảng viên là chủ thể, giữ vai trị
chủ đạo trong q trình đào tạo. Giảng viên bằng hoạt động dạy của m ình tổ chức,
điều khiển, lãnh đạo hoạt động học tập của sinh viên, đảm bảo cho sinh viên thực
hiện đầy đủ và có chất lượng cao những yêu cầu đã được quy định p h ù họp với m ục
tiêu đào tạo của m ỗi nhà trường.
Quản lí hoạt động dạy bao gồm các nội dung: quản lí việc người giảng viên thực
hiện quy chế đào tạo; quản lí việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức
dạy học, phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học.


Dể quản lí lốt hoạt động giảng dạy của giảng viên cần có các quy định/quy trình,
hướng dẫn và giám sál việc thực hiện đối vói các hoạt động sau:
Quy định/Quy trình m ở mơn học mói.
Quy định/Quy trình quản lí đề cương chi tiết m ơn học.
Quy định/Quy trình điều chỉnh mơn học.
Quy định/Quy trình quản lí đề cương mơn học.

Quy định/Quy trình tổ chức dạy học.
Quy định/Quy trình quản lí hồ sơ dạy học.
Giảng viên được có thực hiện các nhiệm vụ, công việc rất

đa

rtạng,phức tạp

trong các trường ĐH, CĐ vói những nội dung cơ bản sau:
- Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục sinh viên.
- Thực hiện nhiệm vụ sản xuất dịch vụ.
- Thực hiện nhiệm NCKI I&CN.
Nhiệm vụ, nội dung quản lí hoạt động dạy của giảng viên ở Irường DIỈ, CD
bao gồm:
- Quán lí việc người giảng viên thực hiện quy chế đào tạo; quản lí việc sử dụng
các phương pháỊ) và hình thức tổ chức dạy học, phương p h áp và hình thức kiểm ira,

đánh giá kết quả dạy học.
- Theo dõi, đôn đốc thực hiện, đánh giá được kết quả thực hiện các nhiệm vụ
giảng dạy - giáo CÌỊIC của toàn thể đội ngũ giảng viên và của từng giăng viên.
- Theo dõi, chỉ đạo thực hiện và đánh giá được kết quá thực hiện việc học tập,
bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn và SU' phạm của đội ngũ giảng viên và từng
giảng viên.
- Xác định được các ưu, khuyết, nhược điểm, đánh giá đu'Ọ'c sự tiến bộ về các mặt
chính trị - tư tưởng, phẩm chất đạo đức của từng giảng viên, đề ra các chính sách
phù họp, kịp thời để khuyên khích, phát huy khả năng của đội ngũ giảng viên.
Các hiện pháp quản lí hoạt động dạy của giảng viên ở trường ĐH, CĐ:
- Phân giao nhiệm vụ giảng dạy - giáo dục rõ rằng ngay từ đầu năm học, học kì
dựa vào; dùng các biện pháp hành chính - tổ chức để quản lí, theo dõi, đôn đốc việc
thực hiện.

- Kết họp sử dụng các biện pháp hành chính - tổ chức với việc đẩy m ạnh phong
Irào thi đua dạy tốt, hướng dẫn các giảng viên lập kế hoạch thi đua phấn đấu trở
thành giảng viên dạy tốt và cuối học kì, cuối năm tổ chức kiểm điểm, nhận xét, đánh
giá và bình bầu thi đua.


- rổ chức và hu’('mg dẫn sinh viên đóng góp ý kiến, nhận xét về lình hình giảng
dạy - giáo dục của giảng viên bằng hình thức phiếu ihãm dị trả lời ngắn được thiết
kế sãn hoặc tập hợỊO ý kiến dân chủ và khách quan thông qua tố chức lỚỊ) sinh viên.
- Dịnh kì tổ chức dự giờ trên lóp, tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm kịp IhcM
“ Theo dõi, chỉ đạo hoạt động của giảng viên trong sử dụng và đổi mới phưong
pháp dạy - học và hoạt động khoa học cơng nghệ...
Dế quản lí lốt hoạt động giảng dạy của giảng viên cần có các quy định/quy trình,
hưcmg dẫn và giám sát việc Ihực hiện đối vói các hoạt động sau;
- Quy định/quy trình quản lí tổ chức dạy học.
- Quy định/quy trình quản lí hồ sơ dạy học.

4.3.2. Quản lí hoạt động học tập của sinh viên

Quán lí hoạt động học tập, rèn luyện của sinh viên là quản lí việc thực hiện các
nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, rèn luyện của sinh viên trong q trình đào tạo.
Quản ií hoạt động học của sinh viên phải đảm bảo sao cho người sinh viên
không chỉ là khách thể của hoạt động dạy mà phải biến thành chủ thể hoạt động tích
cực, độc lập, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và năng lực nghề nghiệp
tương lai.
Những nội dung quản lí hoạt động học của sinh viên bao gồm: đảm bảo sinh
viên thực hiện đầy đủ, chính xác quy chế hục tập và rèn luyện; đổi mới phương pháp
học tập; xây dimg phương pháp tự kiểm tra, lự đánh giá phù hợp; hướng dẫn sinh
viên xây dựng mục tiêu và kế hoạch học lập cá nhân.
Nội dung then chốt trong quản lí hoạt động học của sinh viên là đổi mói phương

pháp học tập, nghiên cứu của sinh viên. Việc này được bắt đầu từ việc giảng viên đổi
mói phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá. Giảng viên có nhiệm vụ
bồi dưỡng cho sinh viên phưcmg pháp và kĩ năng tự học ngay trên lóp thơng qua việc
tạo điều kiện cho sinh viên bộc lộ khả năng diễn đạt, phân tích, tổng hợp, khái qt,
trùii tượng hố vấn đề, bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp đọc sách, truy cập tài
liệu, tóm tắt, hệ thống hố tài liệu.
Cần xây dựng một số quy định cụ thể của trường như sau:
- Đăng kí khối lượng học tập.
- Bảo lưu kết quả học tập.
- Tổ chức sinh viên liên hệ cơ sở thực tập tốt nghiệp.
- Đăng kí học lại.
- Sinh viên học ngành hai.


- Sinh viên xin nghỉ học tạm thòi.
- Sinh viên xin rút bót m ơn học.
- Xét và cơng nhận tốt nghiệp.
- Xin chuyển trường.
- Sinh viên xin học lại.
- Chuyển lóp học phần.
Sinh viên trong các trường ĐH, CĐ có độ tuổi khoảng từ 18- 22 tuổi. Lứa tuổi từ
18 tuổi gồm có những sinh viên tốt nghiệp trường THPT và vào học DH, CD. Như
vậy, ở lứa tuổi này một số nguyên tắc dạy học ở phổ thông khơng cịn phù hcyp với
đặc điểm tâm sinh lí và sự trải nghiệm của sinh viên. Do vậy, nguyên tắc thiếi kế và
tổ chức dạy học ở trường ĐH, CĐ thường theo nguyên tắc dạy học ở người truởng
thành (princiles of adult learning) mà ở đó lính tự chủ, tự định hướng việc học và
thực hành. Những điều kiện để áp ứng cho nguyên tắc học ở người lớn tuổi vì thế mà
có sự khác biệt.
Dưới đậy là một số đặc điểm của sinh viên ĐH, CD:
- Sinh viên phải quản lí thời gian của chính bản thân.

- Mặc dù có yêu cầu tham dự lóp, nhưng sinh viên phải tự xác định dộng cơ học
tập để tham dự lóp đều đặn.
- Giảng viên hướng dẫn sinh viên học tập theo hình thức tự học là chính.
- Việc học là phân tích và tổng họp, hệ thống hố rất nhiều thông tin.
- Kiểm tra không diễn ra quá thường xuyên và nội dung rộng lớn.
- Nếu sinh viên có kết quả học tập khơng tốt thì phải tự tìm đến giảng viên và đề
nghị tư vấn, giúp đỡ nhằm cải thiện kết quả học tập.
- Yêu cầu để tốt nghiệp khá phức tạp và sinh viên phải biết yêu cầu nào là gắn
với mình.
- Sinh viên phải tự quản lí tiền gia đình cho để trả học phí, sách vở, lệ phí, tiền
trọ, đi lại...
Căn cứ vào đặc điểm học tập của sinh viên ĐH, CĐ, cần lưu ý quản lí hoạt động
học tập của sinh viên như sau:
Quản lí hoạt động học của sinh viên phải đảm bảo sinh viên không chỉ là khách
thể của hoạt động dạy mà phải biến thành chủ thể hoạt động tích cực, độc lập, sáng
tạo chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và năng lực nghề nghiệp tương lai.
Nội dung quản lí hoạt động học của sinh viên bao gồm:
- Đảm bảo sinh viên thực hiện đầy đủ, chính xác quy chế học tập và rèn luyện.


- ỉ^ổi mới phương pháp học tập.
- Xây dựng phưcmg pháp tự kiểm tra, tự đánh giá phù họp.
- Hướng dẫn sinh viên xây dựng mục tiêu và kế hoạch học tập cá nhân.
Nội dung then chốt trong quản lí hoạt động học của sinh viên là đổi mới phưong
pháp học tập, nghiên cứu của sinh viên. Việc này đư(7c bắt đầu từ việc giảng viên đổi
mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm Ira, đánh giá. Giảng viên có nhiệm vụ
bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp và kĩ năng tự học ngay trên lóp thơng qua việc
tạo điều kiện cho sinh viên bộc lộ khả năng diễn đạt, phân tích, tổng h(yp, khái qt,
trùn tượng hố vấn đề, bồi dưỡng cho sinh viên phưcmg pháp đọc sách, truy cập tài
liệu, tóm tắt, hệ thống hố tài liệu.

Nhiệm vụ, nội dung quản lí hoạt động học tập, rèn luyện của sinh viên ĐH, CD:
- Theo dõi, lìm hiểu để nắm được những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc
thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện cũng như những biến đổi nhân cách của sinh
viên nói chung và của từng sinh viên.
- Theo dõi, thúc đẩy, khuyến khích sinh viên phát huy các yếu tố tích cực,
khắc phục các yếu tố tiêu cực, phấn đấu vưon lên đạt kết quả học tập, rèn luyện ngày
càng cao.
- Tổ chức, quản lí hoạt động tự học của sinh viên...
Quản lí hoạt động tự học của sinh viên:
Quản lí hoạt động tự học của sinh viên nhằm đạt được các mục tiêu: Tạo điều
kiện hình thành kĩ năng tự học và xây dựng nền nếp tự học cho sinh viên ngồi giờ
lên lóp;Góp phần trực tiếp nâng cao kết quả và chất lưc)ng dạy học - giáo dục ở các
m ôn học, chuyên đề,... thông qua việc tự học cá nhân và trao đổi thơng tin trong
nhóm, tổ tự học.
Nhiệm vụ, nội dung quản lí hoạt động tự học:
- Tổ chức và quản lí việc lập kế hoạch tự học của sinh viên ở từng môn học,
chuyên đề,... trong những khoảng thịi gian nhất định có chú ý tới sự cân đối phù
họp giữa các m ôn học, chuyên đề đó.
- Tổ chức và quản lí việc tự học theo cá nhân và theo nhóm của sinh viên và việc
hướng dẫn của giảng viên, từng bước hình thành kĩ năng tự học cho sinh viên bao
gồm các công việc như: tìm và lựa chọn tài liệu, đọc, ghi chép và rút ra những nội
dung chính yếu, trao đổi thơng tin giữa các bạn học, làm bài tập vê nhà,...
- Quản lí nền nếp tự học của sinh viên, cả tự học cá rthân và tự học theo
nhóm, tổ.


- Tố chức, quản lí việc đúc rút kinh nghiệm tự học, đặc biộl là vồ phirơng pháp
tự học.
Cần xây dựng m ột số quy định cụ thể của trường sau:
- Dăng kí kliối lượng học tập.

- Bảo lưii kết quả học tập.
- Tổ chức sinh viên liên hệ cơ sở thực tập tốt nghiệp.
- Đăng kí học lại.
- Sinh viên xin nghỉ học tạm thời.
- Sinh viên xin rút bớt môn học.
- Xét và công nhận tốt nghiệp.
- Xin chuyển trường.
- Sinh viên xin học lại.
- Chuyển lóp học phần.
Ví dụ cụ thể: Xem Phụ lục: Quy trình quản lí hoạt động dạy học cúa trường Dại
học Đồng Tháp

CÂU HỎI HỌC TẬP
1. Theo anh/chị, tổ chức đào tạo trình độ DH, CD theo niên chế và theo (ÍII chỉ
khác nhau như thế nào?
2.

Xác định các điều kiện cơ bản để tổ chức đào tạo trình độ ĐĨI, CĐ theo tín chỉ?

3.

Quản lí q trình đào tạo trong trường ĐH, CĐ hiện nay cần đảm bảo các yêu
cầu nào? Thế nào là đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội?

4.

Thế nào là đảm bảo chất lượng đào tạo? Quản lí đảm bảo chất lưọng đào tạo cần
chú ý các vấn đề cơ bản nào?

5.


Phòng, Ban, Trung tâm, Khoa và Bộ m ơn cần làm gì để quản lí đảm bảo chất lượng
dạy học trong trường DH, CĐ hiện nay? Liên hệ vói quản lí đơn vị cơng tác?

6.

Phân tích những nội dung cơ bản của quản lí đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ
trong các cơ sở đào tạo.

7.

Phân tích thực trạng quản lí đào tạo trong các trường ĐH, CỈ3 hiện nay, xác định
các hạn chế và đề xuất các biện pháp khắc phục những hạn chế đó.


×