Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.5 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
BỘ MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
──────── * ───────

TIỂU LUẬN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI
Nhóm thực hiện: Nhóm 9
Nhóm tín chỉ: Nhóm 49
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Nguyên


A.


B.

C.
1.
a.




b.




Lời mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề


3. Mục đích nghiên cứu
4. Kết cấu bài tiểu luận
Nội dung:
Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người:
Cơ sở lý luận:
Tư tưởng HCM về con người chiếm một vị trí trung tâm, là chiều sâu nhất
trong tư duy lý luận của Người, chứa đựng những giá trị khoa học vô cùng
to lớn. Điều cốt lõi trong tư tưởng, trong cuộc đời hoạt động cách mạng của
HCM là lòng yêu nước thương dân, yêu thương con người sâu sắc, đấu tranh
khơng mệt mỏi vì con người, sẵn sàng làm tất cả những gì để có thể đảm bảo
tự do, hạnh phúc cho con người.
Tư tưởng HCM về xây dựng con người mới với nội dung sâu sắc mới mẻ, có
ý nghĩa rất quan trọng với sự nghiệp cách mạng giáo dục và đào tạo con
người VN. Trên cơ sở quán triệt giáo dục đạo lý làm người, coi con người là
vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người cùng với việc tiếp thu
lý luận Chủ nghĩa MLN, Bác đã nhận thấy con người vừa là động lực, là
mục tiêu xây dựng CNXH.
Cơ sở thực tiễn:
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người đã xây dựng những thế hệ
con người mới vừa có đức vừa có tài, làm nên những chiến thắng thần kỳ
trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Bối cảnh quốc tế hiện nay trải qua nhiều biến đổi nhanh chóng và sâu sắc, sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ mở ra một thời đại kinh tế tri
thức và xã hội thơng tin tồn cầu. Vấn đề xây đựng con người và xây dựng
chiến lược con người, phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực, phát
huy nhân tố con người trở thành vấn đề bức thiết đối với mỗi quốc gia. Sự
phát triển của con người đã trở thành tiêu chí ngày càng quan trọng trong
việc xếp hạng các nước trên thế giới.

2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người

a. Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể










Tư tưởng về con người của HCM dựa trên thế giới quan duy vật triệt để của
CNMLN
HCM xem xét con người như một chỉnh thể thống nhất về tâm lực, thể lực
và các hoạt động của nó. Con người ln có xu hướng vươn lên cái chânthiện- mỹ, mặc dù “ có thế này, thế khác”.
HCM xem xét con người trong tính đa dạng trong quan hệ xã hội ( quan hệ
gia đình, dân tộc, tầng lớp, giai cấp, đồng chí, đồng bào,.. ) và các mối quan
hệ xã hội ( quan hệ chính trị, văn hóa, đạo đức, tơn giáo,..); trong tính cách,
khát vọng, phẩm chất, khả năng; cũng như năm ngón tay dài, ngắn khác
nhau, nhưng đều hợp nhau lại nơi bàn tay: mấy mươi triệu người Việt Nam,
có người thế này, thế khác, nhưng đều cùng là nịi giống Lạc Hồng; đa dạng
trong hồn cảnh xuất thân, điều kiện sống, làm việc.
Xem xét con người là sự thống nhất giữa con người cá nhân và con người xã
hội. Con người vừa là một chỉnh thể đơn nhất mang những phẩm chất riêng,
vừa là một thực thể xã hội mang những phẩm chất của hệ thống các quan hệ
xã hội trong sự thống nhất giữa cái chung với cái đặc thù và cái riêng.
HCM xem xét con người trong sự thống nhất của hai mặt đối lập: thiện và
ác, hay và dở, tốt và xấu, hiền và dữ. Bao gồm cả tính người- mặt xã hội và
tính bản năng- mặt sinh học của con người. Theo Hồ Chí Minh, con người
có tốt có xấu, nhưng "dù là xấu, tốt, văn minh hay dã man đều có tình".


b. Con người lịch sử, cụ thể:






c.

Con người trong tư tưởng HCM khơng tồn tại như một phạm trù có tính
trừu tượng hóa, khái quát hóa mà được đề cập một cách cụ thể đó là nhân
dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
HCM dùng khái niệm “ con người” theo nghĩa rộng trong một số trường hợp
( “phẩm giá con người”, “giải phóng con người”, “ người ta”, “con người”,
“ai”… ) nhưng đặt trong một bối cảnh cụ thể và một tư duy chung.
Phần lớn, Người xem xét con người trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ
giai cấp; theo giới tính( thanh niên, phụ nữ), lứa tuổi ( phụ lão, nhi đồng ) ,
nghề nghiệp ( công nhân, nông dân, trí thức …) ; trong khối thống nhất của
cộng đồng dân tộc ( sĩ, công, nông, thương) và trong quan hệ quốc tế ( bầu
bạn năm châu, các dân tộc bị áp bức, bốn phương vơ sản). Đó là con người
hiện thực, cụ thể, khách quan.
Bản chất con người mang tính xã hội









Để sinh tồn, con người phải lao động sản xuất. Trong q trình đó, con
người dần nhận thức được các hiện tượng, quy luật của tự nhiên, xã hội; hiểu
về mình và hiểu biết lẫn nhau, xác lập các mối quan hệ giữa người với
người.
Con người là sự tổng hợp các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng, chủ yếu bao
gồm các quan hệ: anh, em: họ hàng: bầu bạn: đồng bào, loài người. Người
viết:” Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn, nghĩa
rộng là đồng bào cả nước. Rộng hơn nữa là cả loài người”. Con người trong
quan niệm của người vừa là mỗi thành viên cụ thể, vừa là cộng đồng người
trong xã hội.
Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của lịch sử. Người quan niệm:
nhân dân lao động là chủ thể sáng tạo ra lịch sử xã hội.

3. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trị con người và chiến lược trồng người:
a. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò con người:
* Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự
nghiệp cách mạng:
Tấm lịng của Hồ Chí Minh ln hướng về con người. Người yêu thương
con người, tin tưởng con người, tin và thương dân, trước hết là người lao
dộng ,nhân dân mình và nhân dân các nước.Với Hồ Chí Minh lịng yêu
thương nhân dân , yêu thương con người là không bao giờ thay đổi. Lịng tin
mãnh liệt và vơ tận của Hồ Chí Minh vào nhân dân, vào những con người
bình thường dược hình thành từ rất sớm. Từ những năm tháng bơn ba tìm
đường cứu nước, thâm nhập , lặn lội, tìm hiểu cuộc sống tâm tư của người
dân lao động. Người đã khẳng định rằng :” Đằng sau sự phục tùng tiêu cực,
người Đông Dương ẩn giấu một cái gì đáng sơi sục , đang gào thét, và sẽ
bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến “.Theo Hồ Chí Minh, "trong bầu
trời khơng q bằng nhân dân. trong thế giới khơng gì mạnh bằng lực lượng
đồn kết của nhân dân". Vì vậy, 'Vơ luận việc gì, đều do người làm ra, và từ



nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả". Người cho rằng "việc dễ mấy khơng
có nhân dân cũng chịu, việc khó mẩy có dân liệu cũng xong".
- Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần. Hồ Chí
Minh tổng kết ngắn gọn: dân ta tổt lắm. Người phân tích phẩm chất tốt đẹp
của dân từ lòng trung thành và tin tưởng vào cách mạng, vào Đảng, không
sợ gian khố, tù đày, hy sinh đến việc dân nhường cơm sẻ áo, chở che, đùm
bọc, bảo vệ, nuôi nấng bộ đội và cán bộ cách mạng.
- Dân ta là tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ biết "giải quyết nhiều vấn đề
một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những
đồn thể to lớn, nghĩ mãi khơng ra"'. Đặc biệt là lòng sốt sắng, hăng hái của
dân để thực hiện con đường cách mạng. Hồ Chí Minh có niềm tin vững chắc
rằng với tinh thần quật cường và lực lượng vơ tận của dân tộc ta, với lịng
u nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chẳng những chúng
ta có thể thắng lợi, mà chúng ta nhất định thắng lợi.
Nhân dân là yếu tố quyết định thành cơng của cách mạng. "Lịng u
nước và sự đồn kết của nhân dân là một lực lượng vơ cùng to lớn, không
ai thắng nổi"[1].
* Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng; phải coi
trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người:
Vì sống gần dân, với dân, giữa lòng dân, hiểu rõ dân tình, dân tâm, dân ý,
Hồ Chí Minh thấy rõ u cầu giải phóng dân tộc, giải phóng con người, giải
phóng lao động xã hội. Nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách
mạng. Năm 1911, giữa lúc đất nước đang bị xâm lược, nhân dân phải chịu
cảnh lầm than. Người ra đi với ý chí "quyết giải phóng gơng ta được hồn
tồn độc lập, dân ta được hồn tồn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo


mặc, ai cũng được cùm nô lệ cho đồng bào”. Người xác định rõ trách nhiệm

của Người cũng là của Đảng và Chính phủ là "làm sao cho nước học hành".
Ở Hồ Chí Minh, có sự cảm nhận, thơng cảm sâu sắc với thân phận những
người cùng khổ và nô lệ lầm than. Nhưng không phải là sự cảm thông kiểu
tơn giáo; ngược lại, người có niềm tin vững chắc và trí tuệ, bản lĩnh của con
người, ở khả năng tự giải phóng của chính bản thân con người. Người làm
hết sức để xây dựng, rèn luyện con người và quyết tâm đấu tranh để đem lại
độc lập, tự do, hạnh phúc cho con người. Người xác định con người là mục
tiêu trong điều kiện cụ thể của từng giai đoạn cách mạng. Khi đất nước cịn
nơ lệ, lầm than thì mục tiêu trước hết trên hết là giải phóng dân tộc. giành
độc lập dân tộc. Sau khi chính quyền đã về tay nhân dân, thì mục tiêu ăn,
mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh lại được ưu tiên hơn, bởi vì, "nếu nước
độc lập mà dân khơng hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có
nghĩa lý gì". Vì vậy chúng ta phải thực hiện ngay: Làm cho dân có ăn. Làm
cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành. Đến Di
chúc, Người viết: "Đầu tiên là công việc đối với con người".
- Con người là mục tiêu của cách mạng nên mọi chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người. Có
thể là lợi ích lâu dài, lợi ích trước mắt: lợi ích cả dân tộc và lợi ích của bộ
phận, giai cấp, tầng lớp và cá nhân. Với hoạt động thực tiễn thì việc gì lợi
cho dân, dù nhỏ mấy – ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân, dù nhỏ mấy
– ta phải hết sức tránh.
- Con người là động lực của cách mạng. Hồ Chí Minh có niềm tin mãnh
liệt vào sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo của quần chúng:


Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh đã nhận rõ: “Muốn xây
dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”, “có
dân thì có tất cả…”
Niềm tin vào sức mạnh của dân còn được nhận thức từ mối quan hệ giữa
nhân dân với Đảng và Chính phủ. Hồ Chí Minh chỉ rõ: Nếu khơng có nhân

dân thì Chính phủ khơng đủ lực lượng: nếu khơng có Chính phủ thì nhân dân
khơng có ai dẫn đường. Đảng lãnh đạo nhưng nhân dân là chủ. Dân như
nước, bộ đội như cá. Lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết. Tin dân, học
dân, tôn trọng dân, dựa vào dân theo đúng đường lối quần chúng sẽ tạo nên
sức mạnh vơ địch. Bởi vì, sự nghiệp cách mạng giành độc lập dân tộc và xây
dựng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thực hiện được với sự giác ngộ đầy đủ và
lao động sáng tạo của hàng chục triệu quần chúng nhân dân.
Hồ Chí Minh tin ở dân còn xuất phát từ niềm tin vào tình người. Đã là nguời
cộng sản thì phải tin nhân dân và niềm tin quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh
cho người cộng sản. Người nói: “Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng”.
b. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược"trồng người'’:
Chiến lược “Trồng người” là một trong những di sản có giá trị to lớn của
Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc ta. Tư tưởng, quan điểm “Trồng
người” xuyên suốt, nhất quán trong cuộc đời hoạt động cách mạng của
Người, mang đậm nét nhân văn và có giá trị to lớn đối với sự nghiệp đổi mới
và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Là một con người suốt đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng giải phóng
dân tộc, giải phóng con người, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến quyền
con người. Tư tưởng nhân văn của Người luôn hướng về cộng đồng, con
người Việt Nam: “Tơi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc làm sao cho
dân ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành...”. Chính vì vậy
mà Người đã đề ra u cầu xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn, đồng thời


Người cũng cho rằng “Vơ luận việc gì cũng đều do con người làm ra”... và
theo Người, con người XHCN phải hội đủ 2 yếu tố là “đức” và “tài”, trong
đó đức là gốc, là nền tảng và yếu tố cốt lõi của con người mới, muốn có
những con người đủ đức, đủ tài thì phải tiến hành “Trồng người”.
- "Trồng người" là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của
cách mạng.

Trên cơ sở khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách
mạng. Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện
con người. Người nói đến "lợi ích trăm năm" và mục tiêu xây dựng chủ
nghĩa xã hội là những quan điểm mang tầm vóc chiến lược, cơ bản, lâu dài,
nhưng cũng rất cấp bách. Nó liên quan đến nhiệm vụ "trước hết cần có
những con người xã hội chủ nghĩa" và "trồng người”. Tất cả những điều này
phản ánh tư tưởng lớn về tầm quan trọng có tính quyết định của nhân tố con
người: tất cả vì con nguời, do con người.
Như vậy con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Nó
vừa nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với nghĩa
rộng, vừa nằm trong chiến lược giáo dục và đào tạo theo nghĩa hẹp.
- "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người
xã hội chủ nghĩa”.
+ Con người xã hội chủ nghĩa đương nhiên phải do chủ nghĩa xã hội tạo ra.
Nhưng ở đây trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội thì "trước hết cần có
những con người xã hội chủ nghĩa". Điều này cần đươc hiểu là ngay từ đầu
phải đặt ra nhiệm vụ xây dựng con người có những phẩm chất cơ bản, tiêu
biểu cho con người mới xã hội chủ nghĩa, làm gương, lôi cuốn xã hội. Công
việc này là một quá trình lâu dài, khơng ngừng hồn thiện, nâng cao và
thuộc về trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, gia đình, cá nhân mỗi người.
+ Mỗi bước xây dựng những con người như vậy là một nấc thang xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Đây là mối quan hệ biện chứng giữa "xây dựng chủ nghĩa
xã hội" và "con người xã hội chủ nghĩa".
+ Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa có hai
mặt gắn bó chặt chẽ với nhau. Một là kế thừa những giá trị tốt đẹp của con
người truyền thống (Việt Nam và phương Đơng). Hai là, hình thành những
phẩm chất mới như: có tư tưởng xã hội chủ nghĩa: có đạo đức xã hội chủ


nghĩa; có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ (bản thân, gia đình, xã hội, thiên

nhiên...); có tác phong xã hội chủ nghĩa; có lịng nhân ái, vị tha, độ lượng.
- Chiến lược "trồng người" là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
- Để thực hiện chiến lược "trồng người", cần có nhiều biện pháp, nhưng
giáo dục và đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất. Bởi vì giáo dục tốt
sẽ tạo ra tính thiện, đem lại tương lai tươi sáng cho thanh niên. Ngược lại,
giáo dục tồi sẽ ảnh hưởng xấu đến thanh niên.
Nội dung và phương pháp giáo dục phải tồn diện về cả đức, trí, thể, mỹ,
phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa
lên hàng đầu. Hai mặt đức, tài thống nhất với nhau, không tách rời nhau,
trong đó đức là gốc, là nền tảng cho tài năng phát triển. Phải kết hợp giữa
nhận thức và hành động, lời nói với việc làm... có như vậy mới có thể "học
để làm người".
-Trồng người là cơng việc "trăm năm", khơng thể nóng vội "một sớm
một chiều", khơng phải làm một lúc là xong cũng không phải tùy tiện,
đến đâu hay đến đó. Nhận thức và giải quyết vấn đề này có ý nghĩa thường
trực, bền bỉ trong suốt cuộc đời mỗi con người, trong suốt thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng: "Việc học khơng bao giờ cùng, cịn
sống cịn phải học".
=> Liên hệ thực tiễn(Trao đổi trên lớp)
4.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược trồng người trong sự
nghiệp đổi mới:
Trong sự nghiệp đổi mới, đất nước đòi hỏi chúng ta phải nhận thức một cách
sâu sắc đầy đủ những giá trị lớn lao và có ý nghĩa quyết định của con người
chủ thể của mọi sáng tạo, ngọn nguồn của cải vật chất và văn hoá tinh thần.
Phải có sự thay đổi sâu sắc cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động của con
người và coi việc bồi dưỡng phát huy nhân tố con người Việt Nam hiện đại
như một cuộc cách mạng. Những yêu cầu cơ bản về thời kỳ xây dựng đất

nước trong thời kì đổi mới theo định hướng XHCN của Đảng đã khẳng định
phải lấy việc phát huy vai trò của con người Việt Nam hiện đại làm yếu tố cơ
bản cho việc phát triển nhanh, bền vững phải gắn tăng trưởng kinh tế với cải


thiện đời sống nhân dân phát triển văn hoá, giáo dục, thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội. Như vậy con người được coi có giá trị tối cao.
a.

b.

Chiến lược trồng người trong tư tưởng Hồ Chí Minh:
-Đào tạo được những người có đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính,
chí cơng vơ tư, có ý thức làm chủ, có tinh thần tập thể, có tư tưởng mình vì
mọi người, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, khơng
tham ơ, tham những, lãng phí, quan liêu.
-Đào tạo ra những con người có đạo đức và lối sống xã hội chủ nghĩa:
trung với nước, hiếu với dân, thương u con người, cần kiệm liêm chính,
chí cơng vơ tư. Có tinh thần quốc tế trong sáng, có lối sống lành mạnh, trong
sang.
-Đào tạo ra những người có tác phong xã hội chủ nghĩa: có ý chí học hỏi,
cầu tiến bộ, làm việc có kế hoạch, có biện pháp, có quyết tâm, có tổ chức, có
kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất, chất lượng hiệu quả lao động: lao động
qn mình, khơng sợ khó, khơng sợ khổ, làm việc vì lợi ích của xã hội, tập
thể và bản thân mình.
-Yêu cầu trong giáo dục đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau cần hướng
người được giáo dục tránh xa ba sự ham muốn đó là ham muốn về tiền tài,
danh vọng và quyền lực
Hạn chế ngày nay:
-Đạo đức nhân cách của thế hệ trẻ đang còn nhiều hạn chế.

Giới trẻ có những hành động hành hung cả thầy cô giáo, rồi con giết cha,
anh giết em; trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng. Có clip này,
một cơ bé đang bị một nữ sinh tóc ngắn vừa đánh tới tấp vào mặt vừa chửi
tục với kiểu "dạy dỗ" rất “anh chị”. Trong khi đó, nhiều học sinh khác ngồi
chễm chệ ở ghế đá và thản nhiên nhìn vụ đánh hội đồng này. Hiện tượng
sinh viên, học sinh đánh giáo viên cũng gia tăng. Có những giáo viên đang
giảng bài, bất ngờ bị học trò lấy mã tấu trong cặp xông lên bục giảng chém
trọng thương. Bên cạnh đó, tình trạng sống thử và quan hệ tình dục trước
hơn nhân ngày càng tăng cao. Hơn nữa, một số đơng bạn trẻ đang chạy theo
vịng xốy của “văn hóa tốc độ”. Từ những sách báo khơng lành mạnh, đến
những băng đĩa phim sex được trao cho nhau cách dễ dàng, từ những quán
Karaoke buổi tối đến những vũ trường, quán bar thâu đêm, rồi vào những
ngôi nhà nghỉ.


-Phương pháp dạy và học ở các cấp còn lạc hậu.
Phương thức giảng dạy vẫn còn lạc hậu, chưa áp dụng các công nghệ hiện
đại mới đang được sử dụng. Trong cơng tác xây dựng chương trình giảng
dạy cịn thiếu các chương trình thực tế, dẫn đến thiếu cơ hội cho học sinh,
sinh viên áp dụng những kiến thức được học trong nhà trường vào các vấn
đề cụ thể của xã hội.
-Mơ hình tổ chức GD-ĐT vẫn nặng lí thuyết nhẹ thực hành.
Hiện nay một phần ở một số nơi chưa đủ điều kiện có các buổi thực hành
thực tế nhưng song song với đó ở những nơi có đầy đủ thì lại xem nhẹ thực
hành. Các nơi cịn q nặng chỉ dạy lí thuyết chưa để học sinh trải nghiệm
thực tế vận dụng bài học cho nên lí thuyết đó học sinh sẽ nhanh qn ra
ngồi cuộc sống sẽ rất bỡ ngỡ khơng linh động.
-Cơng tác quản lí giáo dục nước ta cịn ơm đồm, chưa phát huy quyền chủ
động linh hoạt của các cấp.
Các cơ quan giáo dục ở nước ta chưa linh động trong cách quản lí thay đổi

cách dạy học sinh còn quá lạc hậu đi theo lối mòn một hướng nhất định.
-Sự mất cân đối giữa các ngành học , cấp bậc tạo ra mâu thuẫn gay gắt
giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả.
Ngày nay các trường trong nước đang dần mở rộng thêm các ngành học để
thu hút học sinh vào. Điều này tạo nên sự bão hịa trong cơng tác giảng dạy
các trường đại học không đào tạo những chuyên ngành chủ chốt làm cho
sinh viên ra trường không đạt chất lượng trong công việc. Hiện tượng sinh
viên tốt nghiệp sau khi ra trường ngày một gia tăng hay học sinh bỏ dở khóa
học để đi làm cơng nhân.
-Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nước ta còn nhiều hạn chế.
Số lao động có trình độ chun mơn, kỹ thuật, thậm chí nhóm có trình độ
chun mơn cao có khuynh hướng hiểu biết lý thuyết khá, nhưng lại kém về
năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong mơi trường cạnh tranh cơng
nghiệp. Khả năng làm việc theo nhóm, tính chun nghiệp, năng lực sử dụng
ngoại ngữ là công cụ giao tiếp và làm việc của nguồn nhân lực còn hạn chế.


Mặt khác, tỷ lệ lao động có kỹ năng cao trong các ngành sản xuất chủ lựccủa
Việt Nam rất thấp. Ngồi ra, chất lượng chương trình giảng dạy của các
trường cịn thấp, chưa đào tạo được lao động có kỹ năng làm việc thực tế.
Với chương trình đào tạo hiện nay của các trường ĐH, CĐ, SV mới ra
trường tại Việt Nam thường thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng mềm và đào
tạo chưa gắn liền trực tiếp với công việc tại các doanh nghiệp. Thêm vào đó,
tình trạng người lao động thiếu định hướng trong việc chọn ngành nghề từ
bậc phổ thông cũng khiến cho cung lao động của Việt Nam gặp nhiều vấn
đề. Với tâm lý bằng cấp, hầu hết người lao động đều lựa chọn học ĐH hoặc
sau ĐH mà không chú trọng đến cầu nhân lực cũng như học nghề, điều này
dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ hiện nay và tình trạng người lao động
có bằng ĐH nhưng chấp nhận làm những công việc không cần chuyên môn
kỹ thuật. SV Việt Nam cũng chưa định hướng tốt những ngành nghề mà thị

trường có nhu cầu.
c.

d.

Vận dụng:
*Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo con người mới Việt Nam
thực sự ngày càng được thực hiện hóa trong đời sống sinh động.
Sự nghiệp đổi mới địi hỏi Đảng, Nhà nước và các đồn thể cần tiếp tục
quan tâm, chăm lo hơn nữa tới việc bồi dưỡng, đầo tạo thế hệ trẻ.
-Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục bồi dưỡng
thế hệ trẻ
-Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, nâng cao chất lượng
giáo dục, đào tạo thanh niên.
-Xây dựng củng cố tổ chức Đoàn, Đội vững mạnh, hoạt động có chất lượng.
- Phát huy tinh thần tự giác, tích cực, chủ động trong tự học, tự rèn của thanh
niên.
*Quán triệt và vận dụng sang tạo nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề
có tính ngun tắc có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả và thành công của sự
nghiệp đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.
*Chúng ta cần phải đào tạo những công dân tốt cán bộ tốt cho nước nhà
những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân giao
phó.
Mục tiêu trong giáo dục:
-Tiếp tục đẩy mạnh học tập nghiên cứu thấu đáo tư tưởng Hồ Chí Minh về
xây dựng một nền giáo dục thật sự của dân, vì dân, cho dân, mọi người được


e.


quyền bình đẳng hưởng thụ thành quả của nền giáo dục và có nghĩa vụ đóng
góp xây dựng và phát triển giáo dục.
-Tiếp tục hoàn thiện Luật giáo dục bảo đảm phù hợp với hoàn cảnh điều kiện
phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam trong điều kiện hội nhập.
-Xây dựng được một đội ngũ người thầy ngang tầm. Trong đó, mỗi người
thầy phải hội đủ hai phẩm chất cơ bản là ‘‘vừa hồng’’ , ‘‘ vừa chuyên’’.
-Không nên xem trường ngồi cơng lập là một doanh nghiệp để tính thuế,
đánh thuế cơ sở giáo dục mà thực chất là đánh thuế vào người học.
-Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu để có sự điều chỉnh, thậm chí kiên
quyết hủy bỏ những quy định khơng cịn phù hợp trong lĩnh vực giáo dụcđào tạo.
Vai trò của giáo dục:
- Nhà giáo là những người làm công tác giáo dục và đào tạo các thế hệ học
sinh, sinh viên tương lai của dân tộc, của đất nước.
-Nhà giáo là những người có nhiệm vụ tìm hiểu người học và mơi trường
giáo dục để hình thành phương pháp dạy học và giáo dục phù hợp. Nhà giáo
phải là những người biết phải biết sử dụng các phương pháp thu thập, xử lý
thông tin trong việc tìm hiểu người học.
-Nhà giáo là những người có năng lực dạy học mơn học trong chương trình
giáo dục để phối kết hợp với nhà trường (cơ sở giáo dục) lập kế hoạch dạy
học; từng bước thực hiện kế hoạch bài học: vận dụng các phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học hợp lý theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo ở học sinh - sinh viên, thực hiện phân hóa, cá nhân hóa và rèn luyện
kỹ năng học tập cho các em; sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, đặc biệt là
công nghệ thơng tin và truyền thơng
- Nhà giáo cịn là những chuyên gia giáo dục đạo đức nhân cách cho người
học bằng chính đạo đức và nhân cách của mình, nên học phải là những
người có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ cơng dân
và có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh làm tấm gương cho người học
noi theo.





×