Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

tư tưởng hồ chí minh về xã hội học tập. giá trị và bài học của nó đối với việc học tập và rèn luyện của sinh viên trường đại học kiến trúc hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.38 KB, 30 trang )

Bộ Xây Dựng
Trường Đại học kiến trúc Tp.HCM
Bộ môn lí luận chính trị

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xã hội học tập.
Giá trị và bài học của nó đối với việc học
tập và rèn luyện của sinh viên Trường
đại học Kiến trúc hiện nay
GVHD:
Sinh viên: Phạm Thị Như Yến
Lớp: KT11_CT
MSSV: 11510108490
Cần Thơ, ngày 19 tháng 10 năm 2012
Page 1
MỤC LỤC
PHẦN I:
MỞ ĐẦU
PHẦN II:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÃ HỘI HỌC TẬP
1. Sơ lược về tư tưởng Hồ Chí Minh
2. Tìm hiểu về xã hội học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
a. Khái niệm:
b. Bản chất của xã hội học tập:
c. Nhiệm vụ của xã hội học tập:
d. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân trong XHHT
e. Để xây dựng một xã hội học tập:
3. Xã hội học tập là xu thế mới của nhân loại:
4. Thực tiễn xây dựng xã hội học tập ở nước ta:
5. Những thành tựu mà xã hội học tập mang lại:


PHẦN III:
GIÁ TRỊ VÀ BÀI HỌC CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TẬP VÀ RÈN
LUYỆN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG KIẾN TRÚC HIỆN NAY
1. Những giá trị mà xã hội học tập mang lại:
2. Bài học của nó đối với việc học tập và rèn luyện của sinh viên trường Kiến
trúc hiện nay:
PHẦN IV:
KẾT LUẬN:
Page 2
Page 3
PHẦN I:
MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng
Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã đi xa,
nhưng để lại cho nhân dân ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá,
những giá trị nhân văn cao cả trong đó đặc biệt là tư tưởng và tấm gương đạo đức
cách mạng của người. Sau đây tôi xin trình bày đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về
xã hội học tập, đồng thời tìm hiểu về giá trị và bài học của nó đối với việc học
tập và rèn luyện của sinh viên trường Kiến trúc hiện nay.
Page 4
PHẦN II:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ XÃ HỘI HỌC TẬP
1. Sơ lược về tư tưởng Hồ Chí Minh
a) Khái niệm:
Tư tưởng Hồ Chí
Minh là thuật ngữ
dùng để đề cập về
những tư tưởng của
Hồ Chí Minh được

Đảng Cộng sản Việt
Nam đúc kết lại, sử
dụng như là hệ thống
tư tưởng chính tại
Việt Nam hiện nay,
bên cạnh chủ nghĩa
Marx-Lenin. Hệ thống
tư tưởng này bao gồm
những quan điểm về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; vận dụng và
phát triển chủ nghĩa Marx-Lenin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đảng Cộng
Sản Việt Nam luôn tăng cường tuyên truyền thúc đẩy việc học tập và làm theo
Tư tưởng Hồ Chí Minh ở tất cả các tầng lớp trong xã hội.
b) Đối tượng, nhiệm vụ:
Đối tượng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm hệ thống quan
điểm, lý luận về cách mạng Việt Nam trong dòng chảy của thời đại mới mà cốt
lõi là tư tưởng độc lập, tự do; về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn của hệ
thống quan điểm lý luận cách mạng Hồ Chí Minh; về mối liên hệ biện chứng
trong sự tác động qua lại của tư tưởng độc lập, tự do với tư tưởng giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc với chủ nghĩa
xã hội, về các quan điểm cơ bản trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.
Page 5
Trên cơ sở đối tượng, bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh, có nhiệm vụ đi sâu
nghiên cứu làm rõ:
- Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Nội dung, bản chất cách mạng và khoa học, đặc điểm của các quan điểm trong
hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Vai trò nền tảng, kim chỉ nam hành động của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với
cách mạng Việt Nam và giá trị tư tưởng của Người trong kho tàng tư tưởng, lý
luận cách mạng thế giới của thời đại

* Tư tưởng Hồ Chí Minh chủ yếu được đưa ra trong thời kỳ đấu tranh giải
phóng dân tộc chống thực dân Pháp, trước cách mạng tháng 8 và một số được
đúc kết sau này trong suốt quá trình chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, xây
dựng Đảng Cộng sản và chính quyền cộng sản. Theo nhận định, đây là sự kết
hợp của các luồng tư tưởng và văn hóa của Việt Nam, cách mạng Pháp, tư tưởng
tự do của Hoa Kỳ, lý tưởng cộng sản Marx-Lenin, tư tưởng văn hóa phương
Đông.
Hiến pháp 1992 và Điều lệ của Đảng Cộng Sản Việt Nam đều lấy Tư
tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Marx-Lenin làm nền tảng định hướng
cho sự phát triển của Việt Nam và Đảng.
Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam cùng các quan điểm chính thống ở
Việt Nam hiện nay đều thống nhất đánh giá Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là
cách vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin trong điều kiện cụ thể của Việt
Nam, và trong thực tế Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần
quý báu của Đảng Cộng Sản Việt Nam và của dân tộc Việt Nam
2. Tìm hiểu về xã hội học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
a. Khái niệm:
Xã hội học tập là một xã hội mà ở đó ai cũng được học tập, học tập không
ngừng, học tập suốt đời trong đó học tập trở thành công việc của toàn xã hội
Sau đại chiến thế giới lần thứ II, rất nhiều nước phải đẩy nhanh sự phát
triển nền kinh tế để mau chóng hàn gắn những vết thương của đất nước, phục hồi
nền kinh tế đã bị chiến tranh tàn phá. Ở một số nước, nhất là những nước châu
Âu, công nghiệp đã được vực dậy và đã có những bước phát triển lớn lao. Vào
Page 6
khoảng phần tư cuối thế kỷ XX, nhờ những phát minh và những bước đột phá
khoa học, có những nước đã vượt qua tình trạng kém phát triển, nâng cao mức
sống với nhịp độ tuy khác nhau, nhưng đều là những kết quả rất tốt đẹp. Tuy
nhiên, những tiến độ đó cũng dẫn theo không ít hiện tượng bất lợi cho nhân loại:
sự gia tăng thất nghiệp, sự phân hóa giàu nghèo và những bất bình đẳng ngày
càng phổ biến hơn, hiểm họa môi trường đe dọa con người nhiều hơn v.v…

Trong khi đó, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ vẫn mang lại những
thành tựu vĩ đại, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ điều
khiển, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano và hơn cả là sự xuất hiện máy
tính hiện đại cùng hệ thống Internet v.v…Những thành tựu ấy đã tạo điều kiện để
từng bước hình thành một nền kinh tế mới: kinh tế tri thức (Knowledge
Economy). Đến đây thì sự phân hóa giữa phát triển và chậm phát triển càng gia
tăng. Tại diễn đàn kinh tế OECD năm 2001, Ban thư ký OECD đã có một báo
cáo, trong đó nói rằng, những quốc gia có chính sách phát triển kinh tế tri thức đã
tăng trưởng rất nhanh, còn những quốc gia khác đã tụt hậu ngày càng rõ rệt hơn.
Đầu thế kỷ XX, khoảng cách thu nhập bình quân giữa nước giàu nhất so với
nước nghèo nhất là 10 lần, thì đầu thế kỷ XXI, khoảng cách đó là 400 lần. Sự
không cập nhật tri thức mới trong quá trình lão hóa tri thức tăng tốc, nhất là sự
bất cập với công nghệ mới, công nghệ cao là yếu tố hàng đầu của sự phân hóa
phát triển - kém phát triển. Khoảng 30 năm lại đây, lượng kiến thức nhân loại thu
được về khoa học và công nghệ bằng tổng số kiến thức đó trong hai ngàn năm
trước đó. Theo dự báo, đến năm 2020, những tri thức khoa học sẽ tăng khoảng 4
lần so với năm 2000.
Để giải quyết bài toán phát triển, nhân loại phải tính đến yếu tố con người,
năng lực sáng tạo tri thức mới của nó và từ đó, phải tư duy lại về vấn đề giáo
dục. Trong bài viết “Giáo dục - một sự không tưởng cần thiết”, Jacques Delors,
nguyên Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế về giáo dục thế kỷ
XXI đã viết: “Đối mặt với nhiều thách thức mà tương lai sắp sẵn, nhân loại xem
giáo dục như một biện pháp cần thiết để nhằm thực hiện được những lý lưởng
hòa bình, tự do và công bằng xã hội v.v…Giáo dục có vai trò căn bản trong sự
phát triển cá nhân và xã hội. Giáo dục không phải là phương thuốc thần kỳ và
cũng không phải là một công thức kỳ diệu để mở cánh cửa đi vào một thế giới
trong đó mọi lý tưởng đều có thể thực hiện được, mà chỉ là một trong số các
phương tiện chính sẵn có thúc đẩy hình thái phát triển nhân loại sâu sắc hơn, hài
hòa hơn và do đó, làm giảm bớt tình trạng nghèo khổ, sự bài trừ, sự ngu dốt, sự
áp bức và chiến tranh”.

 Trước tình hình của một thế giới đầy biến động và bất định, giáo dục
phải giúp cho con người có đủ khả năng vượt qua những thách thức, giải quyết
được những mâu thuẫn nảy sinh trong thời đại. Đó là:
Page 7
o Mâu thuẫn giữa toàn cầu và cục bộ: sao cho con người sống như một công
dân toàn cầu mà không mất gốc;
o Mâu thuẫn giữa phổ biến và riêng lẻ: vừa tham gia vào sự giao lưu văn
hóa toàn cầu vừa giữ được truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc;
o Mâu thuẫn giữa truyền thống với hiện đại: thích ứng nhanh với hiện tại
mà không quay lưng lại quá khứ;
o Mâu thuẫn giữa dài hạn với ngắn hạn: tập trung vào giải quyết những vấn
đề tức thời nhưng vẫn phải lo đến những vấn đế chiến lược lâu dài;
o Mâu thuẫn giữa cạnh tranh và sự quan tâm đến bình đẳng về cơ may: phải
giải quyết đồng thời 3 động lực sao cho khuyến khích được cạnh tranh
đồng thời lại tăng cường hợp tác và đoàn kết gắn bó để phát triển.
o Mâu thuẫn giữa sự phát triển phi thường về tri thức với năng lực có hạn
của con người trong tiếp thu tri thức mới: phải tính đến sự thay đổi mô
hình giáo dục, phương thức giáo dục và nhất là giúp cho con người được
học hành thường xuyên;
o Mâu thuẫn giữa trí tuệ và vật chất: không chạy theo lối sống thiếu tôn
trọng người khác vì lợi ích cá nhân, vượt lên chính mình để giữ được giá
trị cơ bản nhất mà ta gọi là đạo đức.
• Tóm lại:
Nền giáo dục mà nhân loại định hướng nói trên chỉ có được khi mà trong
xã hội thực hiện được phương thức giáo dục thường xuyên, đào tạo liên tục, học
tập suốt đời. Nhân loại đã từng phấn đấu để giáo dục đến với từng con người
(Education for all) và cố gắng để mọi người đều thấy trách nhiệm xây dựng giáo
dục (All for Education). Nhưng, ở thể kỷ này, điều đó chưa đủ. Vấn đề là ai cũng
học tập, ai cũng phải có nghĩa vụ học vì một đất nước, vì một thế giới phát triển,
học hỏi trong những thời gian và không gian cần thiết, không phân biệt tuổi tác,

giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn v.v…, ai cũng có thể làm trò và ai cũng
có thể làm thầy để mỗi người được đi vào nhiều dạng khác nhau của tri thức, để
tiếp thu những tri thức mà nhân loại sáng tạo ra, và cũng là để tự mình góp phần
tạo ra những tri thức mới. Xã hội ấy - xã hội có nền giáo dục như vậy - được gọi
là xã hội học tập (Learning Society).
b. Bản chất của xã hội học tập:
Bản chất XHHT là một môi trường giáo dục, trong đó mọi người đều
được cung cấp cơ hội học tập, với thiết chế giáo dục mở, mềm dẻo, linh hoạt,
Page 8
thích ứng điều kiện học của từng người, từng cơ quan, đơn vị một môi trường
trong đó mọi lực lượng xã hội, mọi tầng lớp xã hội đều tự giác học hành và tích
cực tạo ra các cơ hội, điều kiện học hành cho xã hội sao cho cả xã hội trở thành
một trường học lớn, mỗi người dân là một học trò, nhu cầu học luôn được đáp
ứng và là nơi đào tạo nguồn nhân lực dồi dào, đa dạng với nhiều trình độ, nhiều
năng lực khác nhau đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế
trong một thị trường lao động luôn biến động dưới sự tác động tiến bộ của khoa
học và công nghệ.
c. Nhiệm vụ của xã hội học tập:
Nhiệm vụ trọng tâm của XHHT là làm cho mọi người từ trẻ đến già đều
thấy cần phải học, và học suốt đời, xem học tập là một nhu cầu của cuộc sống,
như cơm ăn, áo mặc, tạo môi trường học tập đáp ứng cao nhất nhu cầu học tập
ban đầu và học suốt đời của mọi tầng lớp nhân dân, mọi lứa tuổi và cả người cao
tuổi, mọi ngành nghề, mọi trình độ, trong đó đặc biệt chú ý nhu cầu học tập của
người cao tuổi, người bị khuyết tật, người bị thiệt thòi về giáo dục và có thể học
ở mọi nơi (tại trường, tại nơi làm việc, tại nhà ), mọi lúc, học bằng nhiều cách:
trên lớp, học từ xa qua phát thanh, truyền hình, học trên máy tính, trên mạng in-
tơ-nét, hội nghị, hội thảo, trò chơi theo nguyên tắc tự học là chính.
d. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân trong XHHT
Hệ thống giáo dục quốc dân trong xã hội học tập gồm hai tiểu hệ thống:
Hệ thống giáo dục ban đầu được tổ chức theo các cấp học, bậc học, từ thấp lên

cao: Nhà trẻ - mẫu giáo, mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ
thông, đại học – cao đẳng, sau đại học và học tập trung, "mặt giáp mặt", học theo
niên chế. Hệ thống này đã có từ lâu, đã vận hành hơn một thế kỷ nay mang tính
khép kín, khoa cử, cứng nhắc, thiếu tính liên thông, ít gắn với nhu cầu xã hội, cần
phải thay đổi nhiều về tổ chức, quản lý nội dung, chương trình, tài liệu học tập,
đặc biệt là phương pháp dạy và học để thích ứng hệ thống giáo dục trong XHHT,
bên cạnh hệ thống giáo dục tiếp tục.
Hệ thống giáo dục tiếp tục có mô hình tổ chức linh hoạt, mềm dẻo;
chương trình, nội dung dạy - học theo nhu cầu của người học, lấy tự học, học từ
xa làm hình thức học tập chủ đạo; việc dạy - học được tiến hành trong các cơ sở
giáo dục tổ chức theo các mục đích, yêu cầu của người học gồm các lớp xóa mù
chữ, trường hay lớp bổ túc văn hóa, khoa hay lớp tại chức, trung tâm giáo dục
thường xuyên trường hay trung tâm dạy nghề, trung tâm học tập cộng đồng, lớp
học gia đình, lớp học dòng họ
Page 9

Có thể hình dung mô hình hệ thống giáo dục quốc dân trong XHHT theo sơ
đồ dưới đây:
Hệ thống giáo dục ban đầu với các ngành học từ nhà trẻ, mẫu giáo đến
giáo dục phổ thông, giáo dục cao đẳng và đại học. Hệ thống này còn được gọi là
hệ thống giáo dục chính quy trong nhà trường.
Page 10
Và Hệ thống giáo dục tiếp tục, giáo dục ngoài xã hội gồm những trường
lớp, những tổ chức học tập theo phương thức giáo dục không chính quy hoặc phi
chính quy (cần gì học nấy).
Nền giáo dục trong xã hội học tập hướng vào việc xây dựng cho con
người năng lực đón nhận, xử lý, sử dụng, truyền bá… thông tin để xã hội tiến kịp
sự phát triển của tri thức nhân loại. Do vậy, nền giáo dục phải tập trung vào sự
phát triển con người trên cơ sở tự chủ của mỗi người, làm cho con người phát
huy cao độ năng lực sáng tạo, năng động về mọi phương diện.

Việc đề cao phương thức học tập suốt đời phải đi đôi với đề cao năng lực
tự học của mỗi người. Ngày nay trong điều kiện phát triển nhanh chóng của cách
mạng khoa học và công nghệ, không ai có thể coi kiến thức của giáo dục ban đầu
tức giáo dục từ nhà trẻ đến đại học và trên đại học lại có thể đủ cho cả đời người.
Vì vậy, phải tiếp tục học tập, học không bao giờ ngừng, phải thay đổi tư duy giáo
dục phù hợp với xu thế chung xem giáo dục đào tạo là yếu tố quyết định tương
lai của mỗi dân tộc, sự phát triển của mỗi quốc gia.
Báo cáo của Uỷ ban quốc tế về phát triển giáo dục thế kỷ XX thuộc tổ
chức UNESCO nêu lên bốn trụ cột của giáo dục: Học để biết; Học để làm; Học
để chung sống và Học để tồn tại.
e. Để xây dựng một xã hội học tập:
Trong XHHT, mỗi người đều có nhiều cơ hội học tập: Học tập ở nhà
trường, học tập trong đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa. Do đó, hệ thống giáo
dục không chỉ bó hẹp trong các loại hình nhà trường, mà còn trong các hình thức
học ngoài nhà trường. Đó là hệ thống giáo dục mềm dẻo, tạo ra sự đa dạng của
các ngành học, hình thức học, về những kênh liên thông giữa các loại hình khác
nhau.
Có thể nói, XHHT là một hiện tượng có tính qui luật của sự phát triển, là
vấn đề chung của thời đại. Song mỗi nước lại có chiến lược xây dựng XHHT của
riêng mình. Ở nước ta, theo quan điểm của tôi, khi xây dựng XHHT phải chú ý
đến mấy điểm sau:
Giai đoạn phát triển đầu tiên của XHHT phải gắn liền với mục tiêu
tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng
xã hội. Phát triển học tập là để tạo ra sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Để làm được điều đó thì phải dựa vào khoa học và công nghệ, dựa vào một nền
sản xuất bền vững.
Page 11
Bảo đảm sự tăng trưởng nhất thời đã là một việc khó, còn phải đảm bảo
tăng trưởng bền vững lại càng khó hơn. Đối với bài toán tăng trưởng, dữ kiện
quan trọng nhất là trí tuệ của dân tọc. Không ít quốc gia chủ trương khai thác

triệt để môi sinh tăng trưởng. Tất nhiên tăng trưởng kinh tế chưa hẳn đã mang lại
sự phát triển xã hội, bởi thu nhập tăng nhưng xã hội thiếu công bằng, thiếu dân
chủ, văn minh thì chỉ là xã hội lạc hậu. Mà xã hội phát triển phải là xã hội có
nhiều khả năng lựa chọn đối đối với người dân trong đời sống hàng ngày của họ.
Chúng ta cũng cần phải hiểu cho đúng khái niệm giảm nghèo, trên cả 3 phương
diện: giảm nghèo về tri thức, giảm nghèo về sức khỏe và giảm nghèo về cơ sở
vật chất.
Giai đoạn thứ hai của việc xây dựng XHHT là phát triển kinh tế tri thức
dựa trên trên nguồn nhân lực chất lượng cao, trên cơ sở đầu tư vào một số vấn
đề: Nhanh chóng phát triển hệ thống giáo dục sau trung học trong cộng đồng để
trí thức hóa công, nông, tạo đội ngũ lao động tri thức. Đại chúng hóa giáo dục
sau trung học phải được coi là một hướng phát triển giáo dục quan trọng; tăng
đầu tư cho giáo dục để tăng tư bản con người (vốn con người). Muốn làm được
điều này thì ngay từ bây giờ phải đổi mới tư duy giáo dục, xóa quan niệm chi phí
cho giáo dục là chi phí tiêu dùng, thay vào đó là quan niệm về chi phí cho giáo
dục mang tính sản xuất.
Tư bản con người là tổng hợp các khả năng của người lao động và đồng
thời là các khoản chí phí của Nhà nước, của doanh nghiệp và của mỗi người cho
việc hình thành và thường xuyên hoàn thiện những khả năng đó; phải có đội ngũ
nhân tài đông đảo về các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học, công nghệ, quân
sự, quản lý kinh tế và quản lý xã hội, có đủ năng lực sáng tạo ra những công
nghệ mới, làm chủ những công nghệ cao, bình đẳng với các quốc gia trong vấn
đề trao đổi, chuyển giao công nghệ, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, làm động lực cho sự phát triển xã hội học tập, xây dựng con người
Việt Nam hiện đại; thực hiện nền giáo dục 100% dân cư với yêu cầu phát triển
hết mọi năng lực sẵn có trong mỗi con người như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng
mong muốn. Đó là nền giáo dục phát triển mạnh mẽ các tính con người, phát huy
năng lực con người, làm cho mỗi người là một chủ thể sáng tạo trong một xã hội
văn hóa và văn minh.


Tóm lại, để xây dựng và hình thành được một XHHT, phải tập trung thực
hiện 4 thay đổi lớn:
 Thứ nhất: Phải chuyển từ nhà trường dạy kiến thức sang dạy tri thức. Tạo
điều kiện để học sinh chuyển từ học để hiểu được sang học để làm được, biến
Page 12
kiến thức thành tri thức của mình. Thay đổi tình trạng học sinh, sinh viên nước ta
hiện nay vẫn thiên về lý thuyết mà kém khả năng thực hành.
 Thứ hai: Chuyển từ nền giáo dục chính quy, chỉ chú ý đến việc học của trẻ em
mà coi nhẹ việc học tập của người lớn sang nền giáo dục chăm lo việc học tập
cho mọi người thuộc mọi lứa tuổi. Nền giáo dục đó bao gồm: hệ thống giáo dục
chính quy, không chính quy và phi chính quy. Nhà nước phải tạo điều kiện cho
người dân được đăng ký học phi chính quy, học tập ngoài nhà trường, học bất cứ
cái gì mà người dân cần.
 Thứ ba: Chuyển từ nền giáo dục thuần túy chạy theo văn bằng như hiện nay
sang nền giáo dục coi trọng việc hình thành và phát triển nhân cách, không chạy
theo bằng cấp. Nếu không người học chỉ cần đạt đến mục tiêu có bằng cấp là
thôi, không còn động lực học tập để có tri thức, để làm việc.
 Thứ tư: Chuyển từ khẩu hiệu "Giáo dục cho mọi người" sang khẩu hiệu "Cả
nước là một xã hội học tập". Nghĩa là chuyển từ cơ chế chỉ có nhà nước phải có
trách nhiệm tạo điều kiện học tập cho người dân sang cơ chế mọi người dân đều
phải có trách nhiệm học tập, học tập để khỏi bị thất nghiệp, bị xã hội đào thải, để
không bị lạc hậu và theo kịp các bước tiến của khoa học và công nghệ
2. Xã hội học tập là xu thế mới của nhân loại
Học tập suốt đời, học tập thường xuyên, học tập cho mọi người là nội
dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về sự học. Đây cũng là nội dung cốt lõi
của khái niệm xã hội học tập mà Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng
trong bối cảnh thế giới đang có những đổi thay to lớn và nhanh chóng trước sự
phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ, sự bùng nổ của cách
mạng thông tin.
Tư tưởng đó, nội dung đó được thể hiện trong Văn kiện Đại hội IX của

Đảng khi nhấn mạnh "Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những
hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện: "giáo dục cho mọi
người", "Cả nước trở thành một xã hội học tập" và được Văn kiện Đại hội X nêu
rõ thêm "Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô
hình xã hội học tập với hệ thống giáo dục suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông
giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi
người với những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, bảo đảm sự công bằng
xã hội trong giáo dục".
Page 13
Có thể nói xã hội học tập là một xu thế mới trong quá trình phát triển của
nhân loại ở thời kỳ hậu công nghiệp. Đó cũng là đòi hỏi của yêu cầu phát triển
kinh tế, của tiến bộ khoa học và công nghệ và cũng là đòi hỏi của sự phát triển
con người ở thời đại mới.
3. Thực tiễn xây dựng xã hội học tập ở nước ta:

Page 14
Có rất nhiều bài học về tấm gương đạo đức Bác Hồ mà chúng ta cần phải học
tập, trong đó có tấm gương về học tập suốt đời đã hình thành "Tư tưởng Hồ
Chí Minh về học tập suốt đời".
* Học mọi lúc, mọi nơi
Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống hiếu học, Bác
Hồ đã được học hành từ thuở niên thiếu ở quê hương và sau đó là những năm
tháng theo gia đình vào kinh đô Huế. Năm 1911, Bác trở thành thầy giáo Nguyễn
Tất Thành daỵ học ở trường Dục Thanh, Phan Thiết, lúc hai mươi mốt tuổi.
Trong những năm tháng ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã học ở nhiều
trường đại học cuộc đời. Bác đã học ở nhiều nơi trên thế giới từ châu Âu, châu
Mỹ, châu Phi, châu Á, học ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là học nghiên cứu, vận dụng
chủ nghĩa Mác - Lênin, học ngoại ngữ, học cách viết báo, làm báo.
Bác đã học ở mọi nơi, mọi lúc. Học trong hầm tàu thuỷ viễn dương, học
khi làm phụ bếp, học trong nhà tù của đế quốc, học ở thư viện, học ở giảng

đường trong suốt ba mươi năm xa Tổ quốc. Trong điều kiện không có sự đùm
bọc chăm sóc của gia đình, không có học bổng, không có cơ quan, tổ chức tài
trợ, luôn bị đế quốc săn lùng, ám hại, song Bác vẫn học được và tìm ra được con
đường cứu nước, con đường làm cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã
hội chủ nghĩa.
* Hai sắc lệnh về sự học được ký cùng ngày
Bác Hồ đã học tập suốt đời nên càng thấm thía cảnh lầm than, thất học của
nhân dân các dân tộc thuộc địa. Khi còn hoạt động ở hải ngoại, năm 1919 Bác đã
gửi đến Hội nghị Versailles bản yêu sách gồm tám điểm, trong đó điểm thứ sáu
là: "Tự học tập và mở các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp cho người bản xứ ở
khắp các tỉnh".
Khi trở thành vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, Bác chỉ có ham muốn và ham
muốn tột bậc là nước nhà được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được hoàn toàn tự
do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Điều mong
muốn của Bác đã được thể hiện ở những chủ trương, quyết sách của Đảng và
Nhà nước ta, trong các lời dạy của Người.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Bác đã coi việc diệt
giặc dốt quan trọng và cấp bách như diệt giặc đói, giặc ngoại xâm. Bác đã nhận
Page 15
ra trên 90% số dân ta mù chữ, thất học, đó là một quốc nạn. Bác còn cảnh báo:
"Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Bác động viên khích lệ đồng bào: "Đi học
là yêu nước". Ngày 8/9/1945 Hồ Chủ tịch đã ký hai sắc lệnh về thanh toán nạn
mù chữ và thành lập Nha Bình dân học vụ. Đây là sắc lệnh đầu tiên về giáo dục
của Nhà nước non trẻ vừa giành được độc lập.
*Mối quan hệ kinh tế - giáo dục
Tiếp đó ngày 15/11/1945, Hội đồng Chính phủ đã quyết định mở lại
Trường Đại học Đông Dương và đổi tên thành Trường Đại học Quốc gia Việt
Nam, giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Việt. Bác Hồ đã đến dự lễ khai giảng đại
học đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai
trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1945 của Bác có

đoạn viết: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam
có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay
không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em".
Và sau này Bác lại nêu lên một triết lý sâu sắc thông qua một sự việc cụ
thể, đơn giản, dễ nhớ là: "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm
năm thì phải trồng người". Bác nêu ra nguyên lý giáo dục "Học đi đôi với hành";
Bác coi việc phát triển kinh tế và phát triển giáo dục có quan hệ chặt chẽ với
nhau: Không có kinh tế thì không có giáo dục, nhưng không có giáo dục thì cũng
không có kinh tế.
* Học tập suốt đời là làm theo tấm gương của Bác
Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời đã bắt gặp xu thế của thời đại
khi trên thế giới giáo dục và đào tạo đã trở thành yếu tốt quyết định tương lai của
mỗi dân tộc, của mỗi quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá. Trong thời đại ngày
nay Đảng ta cũng đã khẳng định: "Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và
công nghệ là quốc sách hàng đầu".
Đại hội Đảng lần thứ IX, X đã khẳng định mục tiêu: "Xây dựng cả nước
trở thành một xã hội học tập" nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế của đất nước. Xuất phát từ các nghị quyết của
Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đười, Bộ Chính trị đã có chỉ thị
số 50 - CT/TW ngày 24/8/1999 và chỉ thị số 11- CT/TW ngày 13/4/2007 về công
tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và các chỉ thị, nghị quyết về
công tác giáo dục, để thực hiện việc xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam.
Page 16
Chúng ta đã và đang phấn đấu để đưa nghị quyết của Đảng và Tư tưởng
Hồ Chí Minh về học tập suốt đời vào cuộc sống, nhằm xây dựng thành công xã
hội học tập. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, mỗi người dù ở
cương vị nào, ngành nghề gì cũng cần phải học thường xuyên, học suốt đời, học
để biết, để làm việc, để làm người, để chung sống và phát triển ở cộng đồng, góp
phần xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập.
Xây dựng xã hội học tập từ nay đến năm 2010

Xây dựng xã hội học tập nhằm tạo cơ hội và điều kiện cho mọi người
được học tập thường xuyên, liên tục và huy động mọi nguồn lực xã hội để phát
triển giáo dục. Phó Chủ tịch Thường trực UBND.TPHCM Nguyễn Thành Tài đã
chỉ đạo như trên tại cuộc họp Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập TP.
UBND.TP chủ trương thành lập các Trung tâm học tập ở các xã huyện
ngoại thành, phường ở vùng ven; các phường trong nội thành cần tham khảo mô
hình tổ chức Trung tâm học tập cộng đồng ở quận Tân Bình và 12 để xây dựng
mô hình phù hợp.
Việc thành lập Trung tâm học tập cộng đồng phải có kế hoạch, nội dung,
chương trình hoạt động cụ thể; phường cần phối hợp tổ chức và tạo mọi điều
kiện cho mọi người, mọi giới tham gia tích cực việc học; phổ biến kịp thời các
thông tin liên quan đến phát triển nghề nghiệp và kinh nghiệm sản xuất. Trung
tâm giáo dục cộng đồng phường - xã không nhất thiết phải có trụ sở riêng, nên sử
dụng có hiệu quả các cơ sở giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao tại địa phương
cho hoạt động của Trung tâm.
Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2006 - 2010 của TP cần đánh giá
thực trạng học tập của người dân TP; so sánh kết quả thực hiện với các mục tiêu,
nhiệm vụ mà Đề án xây dựng xã hội học tập của Chính phủ để xây dựng các chỉ
tiêu phù hợp. Đề án cần xác định rõ lộ trình thực hiện trong giai đoạn 2007 -
2010; trong đó chú trọng xây dựng giải pháp về tổ chức bộ máy, cơ chế vận
hành, nội dung hoạt động và nhân rộng các mô hình thích hợp đã triển khai.
Giám đốc các sở - ngành, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị, Chủ tịch UBND
quận - huyện, phường - xã, thị trấn phải đề ra kế hoạch học tập nâng cao trình độ
chuyên môn cho cán bộ công chức, có kế hoạch triển khai chương trình xây dựng
xã hội học tập tại địa phương từ nay đến cuối năm 2010
Page 17
* Một phong trào quần chúng sâu rộng
Cùng với việc khẳng định giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốc
sách hàng đầu, trên cơ sở thắng lợi ban đầu của công cuộc đổi mới, Đảng ta chủ
trương thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm chuyển nền kinh

tế chủ yếu còn là kinh tế nông nghiệp cùng một lúc vừa sang nền kinh tế công
nghiệp vừa sang nền kinh tế tri thức trên một số lĩnh vực. Và để làm được điều
điều đó, dân trí phải được nâng cao, nhân lực phải được đào tạo dồi dào, nhân tài
phải được phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng.
Do đó, cùng với việc chấn hưng nền giáo dục nước nhà, củng cố và phát
triển hệ thống giáo dục chính quy, cần có một tổ chức xã hội để vừa hoạt động hỗ
trợ hệ thống giáo dục chính quy, vừa động viên, tổ chức việc học tập cho người
lớn, người về hưu, những người không có điều kiện học tập ở nhà trường để nâng
cao trình độ, bồi dưỡng kiến thức, hoàn thiện tính cách. Đó là gợi ý của một số
nhà lãnh đạo lão thành như đồng chí Phạm Văn Đồng, đồng chí Võ Nguyên
Giáp,
Trên cơ sở gợi ý đó, ngày 2/10/1996, Hội Khuyến khích và hỗ trợ phát
triển giáo dục Việt Nam (gọi tắt là Hội khuyến học Việt Nam) ra đời, phát huy
mạnh mẽ truyền thống hiếu học của dân tộc, vận dụng kinh nghiệm vận động
nhân dân đi học rút ra từ phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, Truyền bá quốc
ngữ, Bình dân học vụ trước đây, tích cực thực hiện việc tổ chức và hỗ trợ sự phát
triển giáo dục theo tinh thần xã hội hoá. Chủ tịch đầu tiên của Hội là giáo sư, nhà
giáo nhân dân Nguyễn Lân, Chủ tịch danh dự là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Suốt 12 năm qua Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn được suy tôn là Chủ tịch danh
dự của Hội.
Trong 12 năm qua, phong trào khuyến học, khuyến tài đã phát triển nhanh
chóng trở thành một phong trào quần chúng sâu rộng. Từ chỗ có khoảng 100.000
hội viên năm 1996, đến nay Hội đã có trên 6 triệu hội viên. Hội đã có mặt ở tất
cả 64 (nay là 63) tỉnh thành, 100% huyện, thị, quận, trên 98% xã phường, và đã
lan toả đến thôn, làng, bản, trường học, doanh nghiệp, nhà chùa, nhà thờ, đơn vị
lực lượng vũ trang…, nói chung đến mọi địa bàn dân cư trong cả nước.
Page 18
* Hàng vạn lớp học với hàng triệu người tham gia
Để tạo lực lượng nòng cốt vận động các tầng lớp nhân dân tham gia học
tập, Hội đã phát động phong trào xây dựng "Gia đình hiếu học và dòng học

khuyến học", một mô hình độc đáo Việt Nam.
Để được công nhận là "Gia đình hiếu học" phải đạt 3 tiêu chí:
o Có con em đến tuổi đi học phải được đi học, động viên con em học khá
trở lên, giáo dục con em không phạm tiêu cực xã hội.
o Các thành viên gia đình phải tham gia một hình thức học tập.
o Gia đình phải tích cực tham gia phong trào khuyến học.
Để đạt danh hiệu "Dòng họ khuyến học" phải có ít nhất 50% tổng số gia
đình trong họ là "Gia đình hiếu học".
Mô hình này vừa góp phần tạo môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà
trường, khắc phục tình trạng lưu ban, bỏ học, ngăn ngừa tiêu cực xã hội xâm
nhập vào nhà trường, vừa động viên người lớn thi đua học tập. Đến nay trong cả
nước đã có trên 5 triệu gia đình đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu "Gia đình hiếu
học" và đã có hơn 3 triệu gia đình được công nhận và cấp bằng và đã có hơn 5
vạn dòng họ được công nhận là "Dòng họ khuyến học".
Để tạo cơ sở học tập thường xuyên cho người lớn nhất là nông dân ở nông
thôn và người lao động ở thành thị, Hội đã phối hợp với ngành Giáo dục & Đào
tạo xây dựng được hơn 9.000 trung tâm học tập cộng đồng ở xã, phường, thị trấn.
Thời gian qua, các trung tâm học tập cộng đồng phối hợp với các tổ chức
khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công… tổ chức được hàng chục
vạn lớp học với hàng triệu người tham gia tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học
công nghệ vào sản suất.
Hội cũng đã thành lập 60 đơn vị trực thuộc. Trong thời gian qua các đơn
vị này đã góp phần đào tạo nghề cho hơn 2 vạn người, đào tạo hơn 13 nghìn
người đạt trình độ trung cấp và sơ cấp chuyên nghiệp, 600 thạc sĩ và cử nhân
quản trị kinh doanh qua đường du học tại chỗ, hướng dẫn cho hơn 6000 người đi
du học nước ngoài… Một số đơn vị trực thuộc đã mở các lớp học dành cho trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt như trẻ em khuyết tật, trẻ mồ côi, cơ nhỡ…
Page 19
Bên cạnh đó nhiều cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang đã tổ
chức các cơ sở học tập thường xuyên để nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên.

* Hàng triệu học sinh được quỹ khuyến học trợ giúp
Hội đã thành lập Quỹ khuyến học ở các cấp để cấp học bổng cho học sinh
nghèo, cho học sinh giỏi vượt khó đi lên, trợ cấp cho các thầy cô giáo gặp hoàn
cảnh khó khăn. Trong 5 năm lại đây, mỗi năm Quỹ khuyến học các cấp đã chi
trung bình 250 - 300 tỷ đồng vào việc này. Nhờ sự tài trợ của các doanh nhân
thành đạt và các nhà hảo tâm, mỗi năm có khoảng 2 - 3 triệu học sinh, sinh viên
được hưởng sự trợ giúp của Quỹ khuyến học Trung ương, Quỹ Vòng tay đồng
đội (dành cho con em thương binh, liệt sĩ, bộ đội có hoàn cảnh khó khăn), Quỹ
Khuyến học của các cấp Hội, Quỹ của các "Dòng họ khuyến học"…Cùng với
Quỹ Khuyến học cũng cần phải kể đến hàng chục Quỹ học bổng do các địa
phương, các tổ chức, các ngành đã lập ra và hàng năm cấp học bổng cho học
sinh, sinh viên nghèo, thưởng cho học sinh, sinh viên học giỏi.
Để góp phần vào việc phát hiện nhân tài, trong 4 năm qua hàng năm Hội
đã tổ chức cuộc thi "Nhân tài đất Việt" đạt kết quả rất tốt trước hết trên lĩnh vực
công nghệ thông tin và sẽ từng bước chuyển sang các lĩnh vực khác.
* Một sự kiện quan trọng cho công tác khuyến học
Một cao trào học tập đang dâng cao. Các tầng lớp nhân dân hăng hái tham
gia học tập để xoá đói giảm nghèo, phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế, quyết
tâm thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cao trào đó có được là do Đảng và
Nhà nước đã lãnh đạo, chỉ đạo sát sao phát huy truyền thống hiếu học ngàn đời
của dân tộc; sự hợp tác chặt chẽ giữa Hội Khuyến học với ngành Giáo dục &
Đào tạo; sự phối hợp và hỗ trợ tích cực của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội,
các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, đặc biệt là những tổ chức đã ký kế hoạch
hợp tác hàng năm với Hội như Liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ
nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, Hội Người Cao tuổi, Hội Cựu Giáo
chức, v.v
Với những thành tích đạt được trong 12 năm qua, Nhà nước đã quyết định
lấy ngày 2/10 làm Ngày Khuyến học Việt Nam.
Chúng ta tự hào chào đón ngày này, xem đây là sự kiện quan trọng động
viên toàn Đảng, toàn dân ta đẩy mạnh hơn nữa phong trào khuyến học khuyến

tài, sớm xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập, theo đúng tinh thần Chỉ
thị 11/CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, xác
Page 20
định: "Xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là mục tiêu
cơ bản trong chiến lược chấn hưng và phát triển giáo dục của nước ta" và Chỉ thị
02/2008/CT-TTg ngày 08/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ thể chế hoá về mặt
nhà nước Chỉ thị 11 của Bộ Chính trị nhằm đưa chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước vào cuộc sống, quyết tâm thực hiện mong muốn của Bác Hồ: "dân tộc ta
phải là một dân tộc thông thái".
 Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khó khăn, bất cập:
Sau 5 năm thực hiện (2005 – 2010), Đề án xây dựng xã hội học tập, nhiều
khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện đã dần bộc lộ và cần được
nhìn nhận một cách nghiêm túc, từ cách tiếp cận để xác định mục tiêu, đề xuất
nhiệm vụ, giải pháp đến tổ chức thực hiện.
Cụ thể, nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể và người
dân ở một số địa phương về mục đích, ý nghĩa, tác dụng và ích lợi của việc xây
dựng xã hội học tập còn hạn chế, công tác tuyên truyền chưa được quan tâm. Vai
trò, trách nhiệm của các bộ, ngành, các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện
Đề án còn thiếu chặt chẽ. Năng lực và hiệu quả hoạt động của các trung tâm giáo
dục thường xuyên, học tập cộng đồng thấp do đầu tư các điều kiện cần thiết để
triển khai Đề án chưa thỏa đáng, chưa đáp ứng được yêu cầu để thực hiện các
mục tiêu xây dựng xã hội học tập.
Đội ngũ cán bộ đầu mối về xây dựng xã hội học tập của các bộ, ngành còn
thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu phối hợp hoạt động trong quá trình triển
khai thực hiện Đề án. Công tác đào tạo từ xa còn nhiều khó khăn, bất cập, chưa
tạo được niềm tin và động lực thúc đẩy học tập với người học. Hệ thống thông
tin hỗ trợ và cung ứng tư liệu, học tập, tài liệu tham khảo cho học tập, nghiên cứu
chưa được quan tâm thích đáng.
Tại Nhật Bản, với dân số 120 triệu người, mỗi năm có 240 triệu lượt người tham

gia học tập tại các trung tâm GDTX, trong khi đó, Việt Nam chỉ có 17 triệu lượt
người trên dân số 87 triệu người tham gia học tập tại các trung tâm HTCĐ với
mục tiêu nâng cao dân trí.
Page 21
PHẦN III:
GIÁ TRỊ VÀ BÀI HỌC CỦA XÃ HỘI HỌC
TẬP ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TẬP VÀ RÈN
LUYỆN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG KIẾN
TRÚC HIỆN NAY
Bốn mục tiêu xây dựng xã hội học tập là: xóa mù chữ; nâng cao trình độ tin học,
ngoại ngữ; học tập nâng cao trình độ để lao động có hiệu quả hơn, hoàn thành
nhiệm vụ tốt hơn; học tập để hoàn thiện kỹ năng sống, xây dựng cuộc sống cá
nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn.
1. Những giá trị mà xã hội học tập mang lại:
Ngày nay, vai trò của giáo dục luôn chiếm vị trí hết sức quan trọng đối với
sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc và cả nhân loại. Trong
bối cảnh hiện nay, các quốc gia trên toàn thế giới đang chuyển sang giai đoạn
phát triển một nền văn minh mới – nền văn minh tri thức. Vì vậy việc học là rất
cần thiết và có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Và mục
đích học tập mà UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung
sống, học để tự khẳng định mình” là một trong nhiều mục đích khác mà được sự
ủng hộ đông đảo của cá nhân trên toàn thế giới.
Từ năm 2005 đến 2010, Đề án xây dựng xã hội học tập đã đạt được những
thành tựu ban đầu khá quan trọng ở một số chỉ tiêu cơ bản. Mạng lưới cơ sở giáo
dục thường xuyên (GDTX), trung tâm học tập cộng đồng (HTCĐ) phát triển
nhanh, mạnh, vượt chỉ tiêu của Đề án. Hàng trăm ngàn lượt người ở các độ tuổi
được xóa mù chữ và giáo dục tiếp sau khi biết chữ; hàng trăm ngàn trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn được huy động vào học các chương trình phổ cập; hàng trăm
ngàn cán bộ cấp xã, cấp huyện được bồi dưỡng cập nhật kiến thức về quản lý,
pháp luật, kinh tế, xã hội để nâng cao năng lực công tác.

Mô hình xã hội học tập đã mang đến cho chúng ta những chuyển biến tích
cực từ nhiều mặt:
Page 22
+ Kinh tế: với sự góp mặt của đông đảo ngày một nhiều của những thành phần trí
thức, làm tăng đáng kể mặt bằng năng lực và trình độ chuyên môn tạo điều kiện
cho hội nhập, phát triển.
+ Xã hội: giáo dục phát triển tạo sự hiểu biết cho người dân, an ninh đô thị, trật
tự xã hội được giữ vững.
+ Chính trị: đào tạo nguồn cán bộ, viên chức có năng lực vụ đất nước.
+ Giáo dục: phát triển vượt bậc.
+ Khoa học – kỹ thuật: ngày càng được nâng cao và không ngừng phát triển.
Cụ thể là ở nước ta, trong 5 năm triển khai đề án xây dựng xã hội học tập
(XHHT), cả nước đã huy động được 383.651 người theo học xóa mù chữ và giáo
dục tiếp tục sau khi biết chữ. Theo số liệu về điều tra dân số năm 2009, tỷ lệ
người biết chữ: ở độ tuổi 15-25 đạt 97,2%; ở độ tuổi 26-35 đạt 96,2%; ở độ tuổi
từ 15 trở lên đạt 94,0%; ở độ tuổi từ 36 tuổi trở lên là 91,7%. Số trẻ có hoàn cảnh
khó khăn ở ngoài nhà trường độ tuổi từ 6-10, đã đi học trở lại đạt tỉ lệ 33,15%; số
trẻ có hoàn cảnh khó khăn ở ngoài nhà trường độ tuổi từ 11-14 đã đi học trở lại
đạt tỷ lệ 34,19%. Tỉ trọng biết chữ giữa nam và nữ ở độ tuổi từ 15-35 là 1,01; ở
độ tuổi từ 15 trở lên là 1,04;
Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển,
qua 5 năm triển khai đề án xây dựng xã hội học tập, cả nước đã huy động được
hơn 383.000 người theo học xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.
Tính đến năm 2010 đã huy động được khoảng gần 12.000 trẻ em ở độ tuổi 6-10
có hoàn cảnh khó khăn không được đi học ở trường phổ thông được theo học
chương trình phổ cập. Tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức quản lý, pháp luật,
kinh tế và xã hội nhằm nâng cao khả năng công tác cho gần 400.000 cán bộ cấp
xã, huyện
2. Bài học của nó đối với việc học tập và rèn luyện của sinh viên trường Kiến
trúc hiện nay:

Sinh viên có vai trò rất to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Để đảm nhiệm được trọng trách của mình, trước hết sinh viên phải học tập
tốt. Học tập là hoạt động cơ bản nhất trong lối sống sinh viên. Chất lượng học tập
chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan, đặc biệt động cơ học
Page 23
tập là yếu tố rất quan trọng có tác động mạnh mẽ đến chất lượng học tập của các
bạn sinh viên.
Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh (tiếng Anh: Ho Chi
Minh City University of Architecture) là một trường đại học công lập thành lập
năm 1976 tại Thành phố Hồ Chí Minh và chuyên đào tạo về ngành kiến trúc,xây
dựng. Là một trường có bề dày về công tác giảng dạy, được thể hiện rất rõ thông
qua kết quả học tập cũng như những thành tích mà giảng viên và sinh viên nhà
trường đạt được. Vậy xã hội học tập đã tác động như thế nào đến việc học của
sinh viên ở đây?
Được tạo điều kiện tiếp xúc với Tư tưởng Hồ Chí Minh trên giảng đường
đại học, chúng tôi phần nào thấm nhuần được những tư tưởng nhân văn, những
giá trị cao đẹp nơi người Bác kính mến, và tất nhiên phạm trù về xã hội học tập
của người cũng đã mang lại cho chúng tôi nhiều bài học quý giá.
+ Học là không có điểm dừng
+ Học là không có giới hạn
+ Học là không có phân biệt, không ranh giới
 Qua những điều phân tích trên, bản thân tôi, một sinh viên của Trường đại học
kiến trúc tphcm_cơ sở Cần Thơ đã rút ra được một số phương pháp học tập cho
mình để có thể từng bước tiến bộ hơn trong học tập cũng như thành công trong
cuộc sống:
1.Tự học:
“Đối với người trưởng thành, sự lựa chọn đầu tiên là luôn xem xét và tự quản lý
việc học tập”
(William Charland)
Trong quá trình học tập bao giờ cũng có tự học, nghĩa là tự mình lao động trí óc

để chiếm lĩnh kiến thức. Trong tự học, bước đầu thường có nhiều lúng túng
nhưng chính những lúng túng đó lại là động lực thúc đẩy sinh viên tư duy để
Page 24
thoát khỏi “lúng túng”, nhờ vậy mà thành thạo lên, và đã thành thạo thì hay đặt
những dấu hỏi, phát hiện vấn đề và từ đó đi đến có đề tài nghiên cứu.
Chu trình tự học của sinh viên:
Giai đoạn 1- Tự nghiên cứu: Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải
thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới
(chỉ mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tính
chất cá nhân.
Giai đoạn 2 - Tự thể hiện: Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng
lời nói, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự
thể hiện qua sự đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính
chất xã hội của cộng đồng lớp học.
Giai đoạn 3 - Tự kiểm tra, tự điều chỉnh: Sau khi tự thể hiện mình qua sự
hợp tác trao đổi với các bạn và thầy, sau khi thầy kết luận, người học tự kiểm tra,
tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm
khoa học.
Chu trình tự nghiên cứu

tự thể hiện

tự kiểm tra, tự điều chỉnh “thực
chất cũng là con đường” phát hiện vấn đề, định hướng giải quyết, và giải quyết
vấn đề của nghiên cứu khoa học.
2. Thường xuyên cập nhật
Kiến thức là vô hạn và không ngừng biến đổi theo sự phát triển của xã hội, chính
vì thế mỗi chúng ta phải không ngừng học hỏi cái mới, cái tiến bộ.
Những gì chúng ta biết ngày hôm nay sẽ lỗi thời vào ngày hôm sau. Nếu chúng
ta ngừng học thì chúng ta sẽ ngừng phát triển

(Dorothy Billington).
Page 25

Tự nghiên cứu (1)
Tự kiểm tra
điều chỉnh (3) Tự thể hiện (2)

×