Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.46 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…/…

…/…
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ THỊ CHIỀU

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CƠNG

Hà Nội, 2017
1


Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: T.S Đặng Đình Thanh

Phản biện 1:......................................................................
Phản biện 2:......................................................................

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia


Địa điểm: Phòng họp..., Nhà... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Số 77 - đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội
Thời gian: Vào hồi......... giờ........ tháng......... năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa sau
đại học, Học viện Hành chính Quốc gia

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bắc Giang là một tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc với đặc điểm địa hình
của vùng đồi núi thấp, thổ nhưỡng và khí phù hợp với các loại cây ăn quả, cây công
nghiệp như vải thiều, cam, na, nuôi trồng các loại gia súc gia cầm khác... Hiện nay, ở
Bắc Giang đã hình thành nhiều mơ hình trang trại như trang trại trồng nấm, trang trại
chim bồ câu, vịt trời, các trang trại cây ăn quả, trang trại chăn nuôi gia súc... Trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc
Giang đã xác định kinh tế trang trại là động lực chính, là ngành mũi nhọn được ưu
tiên phát triển gắn với xây dựng nơng thơn mới, đồng thời ban hành nhiều chính sách
để các trang trại phát triển có hiệu quả.
Tuy nhiên, hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang nói chung và đặc biệt trên địa bàn huyện Lục Nam – địa phương có sự phát
triển các mơ hình kinh tế trang trại tương đối nhanh và mạnh của tỉnh - nói riêng cịn
nhiều hạn chế bất cập, sự phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam chủ
yếu là mang tính tự phát, các trang trại chưa được giao đất, thuê đất ổn định lâu dài,
hầu hết các xã có trang trại phát triển chưa làm tốt công tác quy hoạch sản xuất, thủy
lợi, giao thông, điện nước sinh hoạt, thơng tin liên lạc thị trường cịn kém phát triển.
Phần lớn các trang trại còn thiếu hiểu biết về thị trường, khoa học kỹ thuật và quản lý,
thiếu vốn sản xuất để phát triển lâu dài, thường lúng túng và chịu thua thiệt khi giá

nông sản xuống thấp, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Do vậy đề tài “Quản lý nhà nước
đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang” được tôi
lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn để góp phần làm rõ những vấn đề trên.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Hiện nay đã có rất nhiều đề tài cũng như các cơng trình nghiên cứu khoa học về
kinh tế trang trại cũng như sự tác động của nhà nước đối với kinh tế trang trại. Điển
hình có thể kể tới như:
Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước KC.07-13: Tổng kết và xây dựng mơ hình phát triển
kinh tế - xã hội nơng thơn mới, kết hợp truyền thống làng xã với văn minh thời đại do
PGS.TS Vũ Trọng Khái chủ nhiệm. Đề tài có nghiên cứu về việc xây dựng các mơ
3


hình hệ thống nơng nghiệp sinh thái đa canh, mơ hình trang trại từ mơ hình làng đóng
chuyển sang mơ hình làng mở, mơ hình phát triển phi làng xã và sự hình thành trang
trại hữu hạn, trang trại cổ phần, trang trại nhà nước và trang trại dự phần mơ hình hợp
tác xã nơng nghiệp.
Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang
trại trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” do GS.TS Nguyễn Đình
Hương chủ nhiệm năm 2000 là cơng trình nghiên cứu cơng phu và đồ sộ nhất về kinh
tế trang trại ở Việt Nam cho đến nay. Đề tài đã đề xuất một số giải pháp cụ thể về đất
đai, về vốn tín dụng, phát triển nguồn nhân lực, về thị trường, khoa học – công nghệ,
phát triển hạ tầng nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến và tăng cường quản lý
nhà nước đối với kinh tế trang trại.
Năm 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao cho trường Đại học Kinh tế Quốc dân
chủ trì phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang , nghiên cứu đề tài
cấp Bộ trọng điểm do PGS.TS Phạm văn Khôi chủ nhiệm: “nghiên cứu các mơ hình
phát triển bền vững trang trại vùng cây ăn quả tỉnh Bắc Giang” mã số 2009.06139,
TĐ, nghiệm thu năm 2011. Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn
mơ hình phát triển kinh tế trang trại theo hình thức sở hữu, theo quy mơ, theo phương

hướng kinh doanh và trình độ công nghệ, Đề tài đã đề xuất hệ thống các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng tính phát triển bền vững của các trang
trại ở vùng cây ăn quả của tỉnh Bắc Giang trong quá trình đẩy nhanh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên với những phương pháp tiếp cận và phạm vi nghiên cứu khác nhau, tác
giả nghiên cứu cụ thể về hoạt động quản lý của nhà nước đối với kinh tế trang trại
trên địa bàn huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang trong những điều kiện cụ thể. Đây là
một đề tài nghiên cứu và không bị trùng lặp với các đề tài khoa học đã cơng bố trước
đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích
Qua việc nghiên cứu những vấn đề trong quản lý nhà nước và bài học kinh
nghiệm thực tiễn từ các địa phương khác, tác giả hướng tới mục đích đưa ra các giải
4


pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện
Lục Nam - tỉnh Bắc Giang.
3.2 Nhiệm vụ
- Làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại nói
chung và trên địa bàn huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang nói riêng
- Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang trại của một số
địa phương và rút ra bài học cho huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang.
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế trang
trại trên địa bàn huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện nhằm tăng cường hoạt động quản lý đối với các
trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Chủ thể quản lý: Là các cơ quan, cá nhân, tổ chức có liên quan tới hoạt động

quản lý Nhà nước về kinh tế trang trại
Khách thể quản lý: Là các cơng cụ, chính sách, pháp luật về kinh tế, về nông
nghiệp và phát triển nông thôn trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với kinh tế
trang trại.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
4.2.1 Về không gian nghiên cứu
Đề tài được triển khai nghiên cứu chủ yếu trên phạm vi địa bàn huyện Lục
Nam Bao gồm các trang trại tại các xã: Tam Dị, Vô Tranh, Huyền Sơn, Khám Lạng,
Đông Phú và một số trang trại tiêu biểu khác trên địa bàn huyện Yên Thế và huyện
Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.
Các cán bộ cơng chức thuộc phịng kinh tế trang trại huyện Lục Nam và các
trạm khuyến nông cơ sở trên địa bàn huyện Lục Nam
4.2.2 Về thời gian
Luận văn tập trung nghiên cứu về kinh tế trang trại trong giai đoạn 2010 – 2016,
định hướng đến năm 2020
5


4.2.3 Về nội dung nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu về các chiến lược, quy hoạch; về luật pháp, chính sách đối
với kinh tế trang trại; công tác kiểm tra giám sát của Nhà nước và Bộ máy tổ chức
quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang trại,
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1 Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chủ trương chính
sách của nhà nước; các học thuyết kinh tế và quản lý nhà nước về kinh tế.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin tài liệu tổng hợp, thống kê,
phân tích số liệu, so sánh, để làm sáng tỏ nội dung của vấn đề nghiên cứu. Số liệu sơ

cấp được thu thập trực tiếp tại các địa phương tập trung trang trại.
6. Ý nghĩa của luận văn
- Luận văn đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối
với kinh tế trang trại. Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối
với kinh tế trang trại của một số địa phương tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm
trong công tác quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục
Nam – tỉnh Bắc Giang.
- Qua việc phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với
kinh tế trang trại trên địa bàn huyện, tác giả chỉ ra những mặt tích cực đã đạt được và
những yếu tố cịn tồn tại. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện nhằm tăng cường
hoạt động quản lý đối với các trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam – tỉnh Bắc
Giang trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm kết
cấu 3 chương cụ thể như sau:
Chương I. Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại
Chương II. Thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại trên địa bàn
huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang
6


Chương III. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát
triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam– tỉnh Bắc Giang
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH
TẾ TRANG TRẠI
1.1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI
1.1.1 Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại
Trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế trong nơng lâm ngư nghiệp, phổ
biến được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ gia đình nhưng có tính chất hàng hóa rõ
rệt. Các trang trại có sự tập trung, tích tụ cao hơn so với mức bình quân của kinh tế

hộ gia đình trong xã hội ở từng vùng về các điều kiện sản xuất như đất đai, vốn, lao
động đạt khối lượng và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa lớn hơn và thu được lợi nhuận nhiều
hơn.
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hố trong kinh tế nơng
nghiệp, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mơ và nâng cao hiệu quả
sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản
xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản.
1.1.2 Các loại hình kinh tế trang trại
Phân loại theo quy mô sử dụng
Theo cách phân loại này trang trại được chia làm 4 loại hình đó là
+ Trang trại nhỏ: quy mơ trang trại có diện tích dưới 2ha
+ Trang trại vừa: quy mơ trang trại có diện tích từ 2-5ha
+ Trang trại khá lớn: quy mô trang trại có diện tích từ 5-10ha
+ Trang trại lớn: quy mơ trang trại có diện tích trên 10ha
Phân loại theo lĩnh vực sản xuất
- Trang trại trồng trọt
- Trang trại nuôi trồng thủy sản
- Trang trại lâm nghiệp
- Trang trại tổng hợp
7


Phân loại theo chủ thể kinh doanh
-Trang trại nhà nước
-Các hợp tác xã nông nghiệp
-Trang trại của công ty hợp doanh
-Trang trại gia đình
-Trang trại tư nhân kinh doanh nơng nghiệp
1.1.3 Đặc trưng của kinh tế trang trại
Thứ nhất: Là kinh tế hộ nơng dân sản xuất ra hàng hóa nơng lâm nghiệp, thủy

sản với trình độ chun mơn hóa cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường
Thứ hai: Quy mơ sản xuất hàng hóa của trang trại phải đạt mức độ và khả năng
đa dạng hóa sản phẩm ở mức thỏa mãn thu nhập cần thiết và đảm bảo cho khả năng
tái sản xuất mở rộng.
Thứ ba: Trong trang trại, các yếu tố sản xuất đặc biệt quan trọng là đất đai và
tiền vốn được tập trung tới một quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển của sản xuất
hàng hóa.
Thứ tư: Tổ chức quản lý sản xuất theo phương thức tiến bộ cao hơn và có thu
nhập cao hơn so với sản xuất kinh tế hộ
Thứ năm: Về mặt pháp lý, KTTT không đồng nhất với kinh tế hộ và có địa vị
pháp lý độc lập.
Thứ sáu: Tư liệu sản xuất của trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng lâu
dài của chủ trang trại.
1.1.4 Vai trò và ý nghĩa của kinh tế trang trại đối với sự phát triển của nền sản
xuất nông nghiệp
Thứ nhất: KTTT có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của nền sản xuất
nông - lâm - ngư nghiệp.
Thứ hai: Vai trò huy động và khai thác các nguồn lực trong dân, giải quyết việc
làm cho xã hội, làm giàu cho đất nước.
Thứ ba: KTTT góp phần thúc đẩy kinh tế thị trường, đẩy mạnh tiến trình hình
thành và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của
8


hàng hóa, tạo động lực cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế quốc
gia trên trường quốc tế
Thứ tư: KTTT có vai trị rất lớn trong vấn đề bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả
và bảo vệ tài nguyên đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái trong tiến trình CNH –HĐH
nơng nghiệp nơng thôn
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH

TẾ TRANG TRẠI
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại
Quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại là sự tác động có tổ chức có định
hướng của Nhà nước bằng pháp luật, chính sách và các cơng cụ kinh tế của mình lên
trang trại và các yếu tố khác có liên quan để đạt được mục tiêu đề ra
1.2.2 Sự cần thiết khách quan của quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang trại
1.2.2.1

Sự quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại là một chức năng đặc thù của
chức năng quản lý

1.2.2.2

Quá trình hình thành và phát triển của kinh tế trang trại có tác động nhiều
mặt đối với kinh tế nơng nghiệp nói riêng và xã hội nói chung

1.2.2.3

Sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại rất cần có sự quản lý quy
hoạch tổng thể mang tầm vĩ mơ để đảm bảo tính cân đối, tính thống nhất
giữa các bộ phận cấu thành trong toàn bộ hệ thống của kinh tế trang trại

1.2.3 Những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại
1.2.3.1

Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế trang trại
cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước.
Quy hoạch phát triển KTTT bao gồm quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết

trong các loại hình KTTT, là cơ sở để lập kế hoạch phát triển KT-XH trong ngắn hạn,

trung hạn, dài hạn và là căn cứ để dự toán ngân sách hàng năm của các cấp chính
quyền
1.2.3.2

Xây dựng hệ thống pháp luật về kinh tế trang trại

9


Một là, Xác lập cơ sở pháp lý, bảo vệ và hỗ trợ hình thành phát triển cơ chế thị
trường trong nơng nghiệp nói chung và KTTT ở nơng thơn
Hai là, xác lập trật tự và môi trường kinh doanh lành mạnh cho KTTT.
Ba là, bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh tế tham gia vào các quan hệ
KTTT.
1.2.3.3

Xây dựng và ban hành chính sách phát triển kinh tế trang trại

Nhà nước có thể sử dụng các chính sách trên cơ sở xác định mức độ các vấn đề
cần ưu tiên giải quyết trong mỗi giai đoạn khác nhau. Các chính sách phát triển
KTTT của nhà nước bao gồm: Chính sách đất đai;Chính sách về thuế; Chính sách
đầu tư tín dụng; Chính sách khuyến nơng; Chính sách khoa học, cơng nghệ, mơi
trường; Chính sách thị trường

1.2.3.4

Cơng tác kiểm tra giám sát

Việc kiểm tra giám sát các hoạt động liên quan đến KTTT sẽ giúp các cơ quan
Nhà nước có thể nắm bắt được tình hình hoạt động và phát triển của các trang trại tại

địa phương và được chất lượng đầu vào và đầu ra đối với các sản phẩm của KTTT.
1.2.3.5

Bộ máy quản lý Nhà nước
Bộ máy QLNN về kinh tế và KTTT phải được sắp xếp tinh gọn và linh hoạt,

có khả năng thích ứng và nắm bắt nhanh chóng những biến động của kinh tế thị
trường, hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển nhanh mạnh của nền kinh tế. KINH
NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
VÀ BÀI HỌC VỚI HUYỆN LỤC NAM
1.3.1 Kinh nghiệm của huyện Lục Ngạn về quản lý nhà nước đối với kinh tế
trang trại
Về quy hoạch, kế hoạch: Chính quyền huyện Lục Ngạn đã triển khai xây dựng
quy hoạch các vùng KTTT chuyên trồng các cây ăn quả, hỗ trợ chuyển đổi phương
hướng kinh doanh và ứng dụng công nghệ phù hợp với từng loại hình trang trại.
10


Về chính sách ứng dụng khoa học cơng nghệ và chính sách thị trường: Tiến
hành trồng vải thiều thí điểm theo tiêu chuẩn GlobalGAP nhằm từng bước phát triển
thương hiệu vải thiều ra các thị trường khó tính như Pháp, Mỹ, Oxtraylia và hướng
tới một số thị trường Trung Đông....
1.3.2 Kinh nghiệm của huyện Yên Thế về quản lý nhà nước đối với kinh tế
trang trại
- Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, kết hợp lồng ghép các chương trình dự án giao
thơng nơng thơn, điện, thủy lợi.
- Hỗ trợ tạo nguồn vốn vay cho các chủ trang trại thơng qua các dự án xóa đói giảm
nghèo, thành lập các nguồn quỹ hỗ trợ phát triển, các dự án phát triển cây trồng, vật
ni.
- Phịng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) thôn huyện Yên Thế

thường xuyên phối hợp với Sở KH&CN tỉnh Bắc Giang, Sở Tài Nguyên và Môi
trường cùng Hội nông dân tổ chức các lớp bồi dưỡng về quản lý, về kỹ thuật trồng
trọt chăn nuôi cho các chủ trang trại, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau
1.3.3 Kinh nghiệm của Hàn Quốc về quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại
Về chính sách đất đai, Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện sử dụng tối
đa quỹ đất hiện có, đồng thời đảm bảo duy trì dự màu mỡ của đất và nguyên tắc
“Người cày có ruộng”.
Về chính sách tín dụng, Nhà nước hỗ trợ từ 30% - 100% cho nông dân ứng
dụng công nghệ mới, công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo trong nông nghiệp, triển
khai các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng chợ nông sản, sản xuất nông
nghiệp bền vững, thân thiện với mơi trường…
Về chính sách khoa học cơng nghệ
Chính phủ đầu tư khoảng 1 tỉ USD/năm cho công tác nghiên cứu, phát triển, chiếm
khoảng 8,7% ngân sách đầu tư cho nơng nghiệp.
Về chính sách đối với nông nghiệp, Nhà nước đầu tư tới 6% GDP cho phát triển nông
nghiệp
11


1.3.4. Bài học vận dụng cho huyện Lục Nam
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ
TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM – TỈNH BẮC GIANG
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN
LỤC NAM
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Lục Nam là một huyện miền núi nằm ở phía đơng bắc của tỉnh Bắc Giang. Có diện
tích 597 km2 . Tồn huyện có 25 xã và 2 thị trấn, với 334 thôn bản; hệ thống giao
thông khá thuận lợi có Quốc lộ 31, QL 37 và tỉnh lộ 293, tỉnh lộ 295
2.1.1.2. Về địa hình:Lục Nam có địa hình lịng chảo, nghiêng dần về phía Tây Nam

và địa hình được phân thành 3 vùng khác nhau rõ rệt: Vùng núi, vùng trung du và
vùng chiêm trũng.
2.1.2. Về kinh tế: Kinh tế của huyện chủ yếu là trồng lúa nước và hoa mầu. Ngồi ra
cịn phát triển cây ăn quả như: Vải thiều, cam, bưởi…
2.1.3. Về xã hội: Huyện Lục Nam có 27 đơn vị hành chính: 25 xã và 2 thị trấn; có 23
xã thuộc vùng khó khăn (trong đó 5 xã đặc biệt khó khăn).
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LỤC NAM
2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam
2.2.1.1. Về giá trị sản xuất bình qn đất nơng nghiệp
Biểu đồ 2.1. Giá trị sản xuất bình qn đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Lục
Nam giai đoạn 2011-2015
Đơn vị tính: triệu đồng

12


2.2.1.2. Về số lượng, cơ cấu số lượng trang trại trên địa bàn huyện
Bảng 2.1 So sánh số lượng và loại hình trang trại năm 2010-2016
Loại hình trang trại

2010

2015

2016

So sánh 2016-2010

Trồng trọt


273

06

12

-261

Chăn nuôi

298

73

74

-224

Lâm nghiệp

09

06

07

-2

Tổng hợp


15

03

08

-7

Thủy sản

01

01

01

0

Tổng cộng

596

89

102

2.2.2. Doanh thu từ các trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam
Bảng 2.2: Chi tiết doanh thu từ các trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam năm
2015

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Tổng số

Tổng

Bình quân

Cơ cấu

trang trại

doanh thu

doanh thu

doanh
thu

Trang trại trồng trọt

6

1.734.366
13

289.061

1.13%



Trang trại chăn nuôi

73

145.109.060 1.987.795

94.44%

Trang trại Lâm nghiệp

6

6.315.966

1.002.661

4.11%

Trang trại thủy sản

3

494.871

164.957

0.11%

Trang trại tổng hợp


1

325.946

325.946

0.21%

(Nguồn: Tính tốn của tác giả theo số liệu Chi cục thống kê Lục Nam 2015)

2.2.3. Về thu nhập của các trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam
Bảng 2.3 : Thu nhập của các trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam
(Đơn vị tính: triệu đồng)
2012
Loại hình trang trại

2015

Tổng

Tổng thu

TNBQ/

Tổng

Tổng thu

TNBQ/


số

nhập

trang trại

số

nhập

trang trại

trang

trang

trại

trại

Trang trại trồng trọt

02

213.142

106.571

06


1.294.338

215.723

Trang trại chăn nuôi

55

46.352.762 842.777

73

91.005.596 1.246.652

Trang trại Lâm nghiệp

04

2.348.660

587.165

06

5.528.520

921.420

Trang trại thủy sản


0

0

0

01

129.427

129.427

Trang trại tổng hợp

0

0

0

01

298.862

298.862

(Nguồn: Tính tốn của tác giả theo số liệu thống kê , Chi cục thống kê Lục Nam 2015)

2.2.4. Về giải quyết việc làm cho người lao động

Bảng 2.4: Phân bố lao động tham gia sản xuất kinh tế trang trại trên địa bàn
huyện Lục Nam theo lĩnh vực sản xuất
(Đơn vị tính: Người)

Phân bổ lao động

2012

2013

2014

2015

Trang trại trồng trọt

96

106

130

144

Trang trại chăn nuôi

516

572


642

738

Trang trại lâm nghiệp

96

96

134

144

Trang trại tổng hợp

0

0

9

9

Trang trại thủy sản

0

0


7

7

Tổng số

708

774

922

1042

(Nguồn: Chi cục thống kê Lục Nam 2015, báo cáo thống kê Phòng Nội vụ huyện Lục Nam)
14


2.2.5. Trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật, cơng nghệ tại các trang trại
2.2.6. Trình độ tổ chức quản lý
2.2.7. Năng lực cạnh tranh của các sản phẩm
2.2.8. Giải quyết vấn đề an tồn mơi trường
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TRANG
TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM
2.3.1. Công tác quy hoạch, kế hoạch trong QLNN đối với phát triển kinh tế
trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam
Việc chấp hành pháp luật trong thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất
được UBND huyện quan tâm thực hiện. Tất cả các chỉ tiêu quan trọng như đất lúa,
đất rừng đặc dụng đều được giữ vững. Việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng
nhận quyền sở hữu đất đều được thực hiện đúng quy trình. Ngồi ra, huyện đã tổ

chức cơng khai bản đồ sử dụng đất để người dân và doanh nghiệp nắm được.
2.3.2. Thực thi pháp luật có liên quan
Huyện đã xây dựng kế hoạch, đề án, có cơ chế thích hợp thực hiện chính sách
dồn điền đổi thửa, chuyển ruộng trũng cấy lúa không ăn chắc sang nuôi trồng thủy
sản, thực hiện lồng ghép các chương trình khuyến nơng, khuyến lâm để hỗ trợ cây,
con giống, vật tư, hỗ trợ mua máy móc phục vụ sản xuất.
2.3.3. Ban hành và thực thi chính sách có liên quan: có sự khuyến khích, hỗ trợ từ
phía Nhà nước với tư cách nhà quản lý, nhà cung cấp dịch vụ thông qua các chủ
trương chính sách cụ thể trên từng lĩnh vực.
2.3.3.1. Chính sách đất đai: UBND huyện Lục Nam đã tiến hành lập quy hoạch sử
dụng đất, ban hành các quy chế về trình tự, điều kiện, thủ tục giao đất, cấp đất, cho thuê
đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
các nhân, tổ chức và hộ gia đình
2.3.3.2. Chính sách tín dụng, huy động vốn đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế trang
trại: Tạo thuận lợi cho người vay vốn, ngân hàng luôn quan tâm cải cách thủ tục cho
vay, mở nhiều định hướng và chế độ hỗ trợ cho vay hướng dẫn chi tiết cho khách
hàng, nhất là khách hàng ở vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn
15


2.3.3.3. Chính sách khuyến nơng
2.3.4. Cơng tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh đối với kinh tế trang
trại trên địa bàn huyện Lục Nam
2.3.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước của chính quyền cấp huyện đối với
quản lý nhà nước về kinh tế trang trại: các hoạt động của Phịng Nơng nghiệp
huyện Lục Nam và các trạm khuyến nông cấp cơ sở đã thực hiện rất sát với vai trị,
nhiệm vụ của mình. Góp phần đưa nền kinh tế nông nghiệp của huyện phát triển đúng
hướng theo chỉ đạo của UBND tỉnh đưa ra.
2.4. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC

NAM
2.4.1. Những thành tựu đã đạt được:
Về đất đai: UBND huyện đã có chính sách phù hợp để hỗ trợ việc tích tụ ruộng đất,
phục vụ cho phát triển KTTT
Về chính sách tín dụng: Từ năm 2003 đến nay, huyện có chính sách hỗ trợ 4 triệu
đồng/ha cho các trang trại thuỷ sản đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; 10 triệu đồng cho mỗi
trang trại sản xuất kinh doanh có hiệu quả để cải tạo chuồng trại, mua thức ăn, thuốc thú
y, giống cây, con mới...
Về ứng dụng khoa học kỹ thuật: Những năm qua, huyện Lục Nam luôn quan tâm đầu
tư ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phát triển KTTT công nghệ cao trên
địa bàn.
2.4.2. Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế
trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam
Thứ nhất: Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Chính quyền cấp xã chưa làm tốt công tác quy hoạch sản xuất, hệ thống giao thông,
thuỷ lợi, điện nước, thị trường…
Thứ hai: Việc thực thi pháp luật liên quan đến KTTT còn nhiều vấn đề bất cập, yếu
kém.

16


Thứ ba: Việc ban hành và thực thi chính sách liên quan đến KTTT cịn nhiều lỗ hổng,
tình trạng quan liêu không bám sát thực tế
Thứ tư: Việc kiểm tra giám sát hoạt động QLNN đối với KTTT chưa được tiến hành
thanh tra thường xuyên, chưa quyết liệt.
Thứ năm: Bộ máy quản lý Nhà nước đối với KTTT còn nhiều yếu kém, chưa thực sự
phát huy hết năng lực của cá nhân
2.4.3. Nguyên nhân tồn tại
2.4.3.1. Nhóm nguyên nhân chủ quan

Một là: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách Nhà nước về kinh
tế trang trại của Nhà nước còn chưa được cụ thể, rõ ràng, chưa có hướng dẫn thực
hiện chi tiết
Hai là: Tình trạng đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư nhưng
chậm sử dụng hoặc không đưa vào sử dụng vẫn còn diễn ra khá phổ biến.
Ba là: Sản xuất của các trang trại chưa thật sự bền vững, phần lớn chất lượng sản
phẩm chưa được quản lý chặt chẽ. Số lượng trang trại hiện nay tăng chậm và phân bố
không đều giữa các xã.
Bốn là: Năng lực quản lý của cán bộ cơng chức cịn nhiều hạn chế, thiếu sự khảo sát
kiểm tra giám sát thực tế thường xuyên
Năm là: Kinh phí hỗ trợ việc tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên
môn của huyện và tỉnh chưa được quan tâm đầu tư.
2.4.3.2. Nhóm ngun nhân khách quan
Thứ nhất: Q trình vay vốn, tín dụng cịn gặp nhiều thủ tục rườm rà, khó khăn.
Thiếu vốn và khó tiếp cận tín dụng đối với trang trại
Thứ hai: Hạ tầng, công nghệ sản xuất yếu kém làm giảm sức cạnh tranh của trang trại
Thứ ba: Thị trường không ổn định. Đây là nguyên nhân cơ bản và ảnh hưởng nghiêm
trọng đến hoạt động sản xuất kinh tế của các trang trại. Tình trạng giá cả thị trường
thường xuyên biến động gây tâm lý hoang mang, khơng n tâm sản xuất cho các chủ
trang trại vì sợ giá cả thấp, hàng hóa khó tiêu thụ sẽ dẫn đến lỗ lớn.
CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM TỈNH BẮC GIANG
17


3.1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM –
TỈNH BẮC GIANG
3.1.1 Quan điểm, mục tiêu quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang trại của tỉnh
Bắc Giang: Trong thời gian tới tỉnh Bắc Giang, ngành nông nghiệp xác định lĩnh vực

trồng trọt, chăn nuôi vẫn là hai ngành chính trong đóng góp vào giá trị sản xuất toàn
ngành
3.2.2 Quan điểm, mục tiêu quản lý Nhà nước kinh tế trang trại của huyện Lục
Nam: Phát huy lợi thế về đất, rừng, khoáng sản và tiềm năng du lịch; huy động cao nhất
mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế;
khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.
3.2.3 Phương hướng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực theo đó:
+ Năm 2015: tỷ trọng GTSX ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 45%; công nghiệp
- xây dựng: 33%; dịch vụ: 22%.
+ Đến năm 2020: tỷ trọng GTSX ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 35%; công
nghiệp - xây dựng: 38%; dịch vụ: 27%.
- GTSX bình quân/người/năm: năm 2015: 21,3 triệu đồng; đến năm 2020: 53,9 triệu
đồng.
Đối với cây rau màu: Quy hoạch vùng sản xuất tập trung tại các xã đồng mùa, đồng
chiêm và một số xã miền núi có chủ động nước ở vụ đơng. Phấn đấu diện tích cây rau
màu hàng năm khoảng 5.000-7.000 ha, với sản lượng 100 ngàn tấn. Đẩy mạnh sản
xuất rau, quả chế biến.
Đối với cây ăn quả: Ổn định diện tích và nâng cao chất lượng sản phẩm, về quy mơ
diện tích khoảng trên 8 ngàn ha, trong đó chủ lực là vải thiều với diện tích khoảng 5
ngàn ha, Na 1,5 ngàn ha, Nhãn 1 ngàn ha, Dứa và Hồng 500 ha.
Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lên khoảng 45% giá trị sản xuất
ngành nông nghiệp.
18


Về lâm nghiệp: Xây dựng lâm phận ổn định theo 2 loại rừng, phấn đấu nâng độ che
phủ của rừng ổn định trên 50%.
3.2.3 Phương hướng quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại trên địa bàn

huyện Lục Nam
Một là, khuyến khích các trang trại phát triển sản xuất theo hướng bán thâm canh
và thâm canh, hướng mạnh đến phục vu nhu cầu đô thị và xuất khẩu, lấy giá trị sản
lượng hàng hóa và thu nhập trên một số đơn vị diện tích làm thước đo hiệu quả kinh
tế của trang trại.
Hai là, xác định quy mô đất đai phù hợp với mỗi loại trang trại, hình thành các
vùng sản xuất tập trung, gắn liền với chế biến và tiêu thụ
Ba là, khuyến khích và phát triển các trang trại liên doanh có quy mơ lớn, gắn sản
xuất với chế biến, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, đủ sức cạnh
tranh trên thị trường trong và ngồi nước.
3.2. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ
TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM
3.2.1. Giải pháp về chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế trang trại
trên địa bàn huyện Lục Nam: Huyện Lục Nam cần rà soát lại quy hoạch phát triển
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, xác định vùng phát triển KTTT, chủ yếu là các vùng
đất trống đồi trọc, ao hồ, đầm, bãi bồi ven sông,... Xác định phương hướng phát triển
các loại cây trồng, vật ni phù hợp với lợi thế đất đai, khí hậu của từng vùng và có
tính đến khả năng tiêu thụ sản phẩm.
3.2.2. Giải pháp về pháp luật: Để từng bước hoàn thiện thể chế pháp lý, xác định tư
cách chủ thể, tạo khuôn khổ pháp lý và môi trường thuận lợi cho KTTT phát triển
hiệu quả và bền vững, cần thiết phải tiến hành một số giải pháp về chính sách pháp
luật trên địa bàn huyện Lục Nam
3.2.3. Giải pháp về chính sách: Để đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương, về
phía ngành nơng nghiệp cần phối hợp với huyện, xã để có những cơ chế, chính sách
hỗ trợ phù hợp thông qua hệ thống khuyến nông.

19


3.2.3.1. Về đầu tư vốn, tín dụng: Huy động tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi của

các tổ chức kinh tế và nhân dân bằng nhiều hình thức thích hợp như: tiết kiệm (có và
khơng có kỳ hạn), tín phiếu và trái phiếu kho bạc, ngân phiếu và kỳ phiếu ngân hàng
v.v...
3.2.3.2. Chính sách đất đai: UBND huyện Lục Nam cần tiến hành giao đất, cho thuê
đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho diện tích đất chưa được cấp. Các
địa phương rà soát lại các trang trại hiện có, xúc tiến nhanh việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại
3.2.3.3. Về chính sách thị trường: nhà nước có thể áp dụng những chính sách
như trợ giá đầu vào (phân bón, hạt giống mới...) để hỗ trợ sản xuất phát triển; hoặc
mua trợ giá đối với sản phẩm đầu ra theo những đợt để ổn định giá cả thị trường,
chống tụt giá quá mức có tác động xấu đến sản xuất KTTT như cách làm của Hàn
Quốc.
3.2.4. Giải pháp về kiểm tra, giám sát: Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
đối với chính quyền các cấp trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ các trang trại
phát triển kinh tế. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật
lao động ở các trang trại
3.2.5. Tạo quan hệ hợp tác giữa các trang trại: Nhà nước cần làm tốt cơng tác
tun truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tăng
cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân. Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các
trang trại bằng việc thành lập các hội hoặc câu lạc bộ KTTT
3.2.6. Về bộ máy quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại: Cần thiết lập bộ
máy QLNN đối với KTTT một cách đồng bộ thống nhất về cơ cấu bộ máy quản lý,
chức năng, nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ quản lý. Thống nhất quản lý về phát triển cơ sở
hạ tầng và đơ thị hóa nơng thơn, bao gồm: quản lý khai thác, sử dụng nước sạch ở
nông thôn, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
3.2.7 Về khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường: Xây dựng chương trình, kế
hoạch, đề tài nghiên cứu khoa học về phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Sử dụng
và khai thác hợp lý tài nguyên trên cơ sở đảm bảo sự bền vững môi trường sinh thái,
20



tăng cường quản lý của nhà nước trong việc triển khai các chương trình hỗ trợ để các
trang trại sử dụng hợp lý tài nguyên
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị đối với UBND tỉnh
Đề nghị UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù để khuyến
khích phát triển kinh tế trang trại trong lĩnh vực nông nghiệp; chỉ đạo tổ chức tín
dụng tạo điều kiện tiếp cận vay vốn
Có cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp chế biến trong và ngoài phạm vi tỉnh, hỗ
trợ các nhà khoa học, chủ trang trại trong việc tìm đầu ra ổn định cho nông sản. Sớm
bãi bỏ những quy định đã lạc hậu, khơng cịn phù hợp vì sự phát triển của nông
nghiệp, nông thôn
3.3.2 Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thường xuyên mở các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật, định hướng, kinh
nghiệm nắm bắt thị trường đầu ra, quản lý tài chính cho các chủ trang trại.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thơn cần có những giải pháp cụ thể về hỗ
trợ đào tạo, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm; xây dựng một số mơ hình
KTTT điểm về ứng dụng công nghệ cao, công nghệ xanh, sản xuất theo chuỗi trong
trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

21


KẾT LUẬN
Phát triển KTTT trên địa bàn huyện Lục Nam hiện nay là rất cần thiết và đúng
hướng. Tuy nhiên, KTTT trong những năm qua phát triển quá nhanh về số lượng,
hoạt động tự phát, chưa có sự hướng dẫn và quy hoạch của Nhà nước. Quá trình hình
thành và phát triển cịn gặp nhiều khó khăn và tồn tại nhiều vấn đề mới phát sinh cần
phải nhanh chóng được khắc phục. Trong khi đó, Nhà nước chưa kịp thời ban hành
những thể chế pháp lý để công nhận loại hình KTTT cũng như chưa có những chính

sách cụ thể để hỗ trợ, khuyến khích và định hướng cho KTTT phát triển có hiệu quả
và bền vững, tính tự phát của trang trại còn quá lớn, vai trò của các cấp Đảng và
chính quyền, các đồn thể đối với sự phát triển của mơ hình KTTT cịn mờ nhạt. Để
KTTT tiếp tục phát triển đúng hướng tất yếu phải tăng cường sự quản lý của Nhà
nước đối với KTTT để vừa thúc đẩy việc hình thành những trang trại mới ở nơi có
điều kiện, phát huy mặt tích cực nảy sinh trong quá trình phát triển.
Để KTTT phát triển một cách bền vững, có định hướng thì huyện Lục Nam
cần có những giải pháp đồng bộ. Trước hết các ngành, các cấp cần nhận thức đúng về
ý nghĩa, vai trò của KTTT, từ đó thực hiện nghiêm túc các chính sách phát triển trang
trại đã ban hành. Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng các chủ trang trại có đủ năng
lực trong công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại.
Cùng với đó đẩy mạnh việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các chủ trang
trại cũng như nâng cao tay nghề cho người lao động.

22



×