Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.41 KB, 106 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn “Một số giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với
hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn” là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các nội dung trong luận văn này hoàn toàn được hình thành và phát
triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.
TS. Nghiêm Văn Lợi. Số liệu và kết quả có được trong luận văn là hoàn toàn trung
thực.

Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2019
Tác giả luận văn

Hoàng Công Chánh

i


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các Quý Thầy Cô Trường Đại học Thủy Lợi
đã truyền đạt những kiến thức quý báu, tạo cho tôi những nền tảng kiến thức.
Chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Quản lý đã tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình học và thực hiện nghiên cứu khoa học. Sự quan tâm của thầy, cô
đã góp phần tạo động lực cho tôi hoàn thành bài luận văn này.
Chân thành cảm ơn PGS. TS. Nghiêm Văn Lợi, người hướng dẫn khoa học của luận
văn đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình nghiên cứu
và thực hiện đề tài.
Đặc biệt, trân trọng cảm ơn Phòng Thống kê huyện Hữu Lũng, Phòng Văn hóa -

thông tin huyện Hữu Lũng, Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân huyện Hữu Lũng
đã cung cấp thông tin, tài liệu và hợp tác trong quá trình thực hiện luận văn. Cảm ơn


những đồng nghiệp, những người bạn đã không quản ngày đêm hỗ trợ kỹ thuật, góp
phần giúp tôi hoàn thành đề tài.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến bố, mẹ và gia đình tôi. Những người ủng
hộ tôi hết mình về tinh thần cũng như tài chính trên con đường học vấn.

Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2019
Tác giả luận văn

Hoàng Công Chánh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ........................................................................................ 6
1.1 Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về hoạt động du lịch ...........................................6
1.1.1 Các khái niệm ............................................................................................. 6
1.1.2 Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ...................... 13
1.1.3 Vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch ................................ 15
1.1.4 Nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch ............................ 17
1.2 Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ........................... 20
1.2.1 Tính hiệu quả của các văn bản triển khai, thực hiện công tác quản lý nhà
nước về du lịch ..................................................................................................21

1.2.2 Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ............................... 21
1.2.3 Tính hiệu quả trong QLNN về hoạt động du lịch ....................................21
1.2.4 Tính hiệu quả của bộ máy quản lý ........................................................... 25
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh đối với
hoạt động du lịch .......................................................................................................25
1.3.1 Yếu tố khách quan ....................................................................................26
1.3.2 Yếu tố chủ quan........................................................................................ 27
1.4 Kinh nghiệm QLNN đối với HĐDL ở một số địa phương và bài học cho huyện
Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn ......................................................................................... 29
1.4.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội. ............................................................................................. 29
1.4.2 Kinh nghiệm QLNN đối với HĐDL ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn ...32
1.4.3 Bài học quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch cho huyện Hữu Lũng,
tỉnh Lạng Sơn ....................................................................................................34

iii


Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 38
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN ........................... 39
2.1 Giới thiệu chung về huyện Hữu Lũng ................................................................ 39
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội .......................................................... 39
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa
bàn huyện Hữu Lũng................................................................................................. 40
2.2.1 Yếu tố khách quan.................................................................................... 40
2.2.2 Yếu tố chủ quan ....................................................................................... 45
2.3 Kết quả hoạt động du lịch và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối
với hoạt động du lịch ở huyện Hữu Lũng ................................................................. 48
2.3.1 Thực trạng hoạt động du lịch ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn giai

đoạn 2014-2018................................................................................................. 49
2.4 Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn huyện giai
đoạn 2014-2018 ........................................................................................................ 55
2.4.1 Chính sách, pháp luật, văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động du lịch
........................................................................................................................... 55
2.4.2 Xây dựng, công khai chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch ở
huyện ................................................................................................................. 58
2.4.3 Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch và các doanh
nghiệp nhà nước địa phương hoạt động du lịch ................................................ 59
2.4.4 Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch huyện Hữu Lũng, tỉnh
Lạng Sơn .............. kiến gắn với nhu cầu của nhà đầu tư, doanh nghiệp. Trong đó
xác định nắm bắt, giải quyết kịp thời những thắc mắc, kiến nghị, nâng cao mức độ hài
lòng của nhà đầu tư, doanh nghiệp khi đến đầu tư kinh doanh tại huyện là yếu tố then
chốt. Đồng thời, đổi mới phương thức tiếp xúc doanh nghiệp theo từng chuyên đề
thông qua kênh Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn, fanpage khởi sự doanh nghiệp,
hỗ trợ các dự án được cấp phép, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư để đẩy mạnh giải
ngân dự án; hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo...
3.2.6 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch trên địa
bàn huyện

92


Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực du lịch, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của huyện nhằm
hoàn thiện QLNN đối với HĐDL. Cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra tình hình
thực hiện các quy định của Chính phủ về tăng cường quản lý công tác trật tự trị an, bảo
vệ môi trường tại các điểm tham quan du lịch, tình hình thực hiện quy chế bảo vệ môi
trường trong lĩnh vực du lịch của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại các khu, điểm du
lịch trên địa bàn huyện; nâng cao chất lượng công tác thẩm định các cơ sở lưu trú; thực

hiện nghiêm túc việc xét, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo đúng quy định của pháp
luật; đẩy mạnh việc giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, khuyến khích mọi cá
nhân, tổ chức, cơ quan nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về du lịch;
tổ chức quán triệt và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước
cấp trên, của huyện cho các doanh nghiệp, xây dựng môi trường hoạt động kinh doanh
lành mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch.
Để đạt được nội dung trên, cần tập trung vào một số công việc chủ yếu:
Một là, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch hiện nay chỉ mới chú ý
đến khai thác tài nguyên thiên nhiên thu lợi trước mắt, chưa quan tâm đến vấn đề bảo
vệ để phát triển bền vững. Việc bảo tồn, bảo vệ tài nguyên du lịch trong các dự án đầu
tư chưa được quy định cụ thể, chưa được kiểm soát, kiểm tra chặt chẽ. Đặt ra yêu cầu
hoạt động thanh tra, kiểm tra phải nhằm mục đích vừa thúc đẩy các doanh nghiệp kinh
doanh trung thực, minh bạch, vừa giúp Nhà nước phát hiện những sai sót của doanh
nghiệp để có những biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật. Vì
vậy, để công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng, QLNN đối với HĐDL nói chung có hiệu
lực, hiệu quả cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp kinh doanh du
lịch, phải xác định một cách chính xác phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các doanh
nghiệp.
Hai là, tại các đơn vị kinh doanh lữ hành hiện nay hồ sơ lưu và thông tin các đoàn
khách tại một số đơn vị chưa đầy đủ theo quy định. Chương trình du lịch cung cấp cho
khách chưa cụ thể và chưa ghi rõ hướng dẫn viên trong từng tour. Một số đơn vị kinh
doanh lữ hành chưa coi trọng đến công tác đào tạo hướng dẫn viên du lịch. Văn phòng
làm việc, các trang thiết bị, cơ sở vật chất ở một số đơn vị lữ hành chưa tương xứng

93


với điều kiện hoạt động kinh doanh lữ hành. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng cũng như uy tín, và tính an toàn của HĐDL trên địa bàn huyện vì vậy, chính
quyền các cấp phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách,

pháp luật du lịch trên địa bàn huyện, xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật
nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hoạt động kinh doanh đúng ngành nghề
của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch và đảm bảo vệ sinh môi trường, an
ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy tại cơ sở. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị mới, đồng bộ, đầy đủ, hài hòa phù hợp với loại hạng cơ sở lưu trú. Niêm yết,
thông báo công khai, rõ ràng giá phòng, giá dịch vụ ăn uống và các loại hình dịch vụ
khác, tránh tình trạng nâng giá bất thường trong các đợt cao điểm.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động xây dựng, hạ tầng kỹ thuật,
trong đó tập trung vào các dự án phát triển nhà ở lưu trú, khu nghỉ dưỡng sinh thái.
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp kết quả xử lý các trường hợp sai phạm báo
cáo UBND huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn để kịp thời chỉ đạo, giải quyết trong quá
trình thực hiện…
Ba là, đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra. Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra
phải được nghiên cứu và thiết kế lại một cách hết sức khoa học để làm sao vừa đảm
bảo được mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm tra, vừa có sự kết hợp, phối hợp với các cơ
quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo, giảm bớt thời
gian, không gây phiền hà cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Hằng năm có xây
dựng kế hoạch và chương trình phối hợp cụ thể với các cơ quan, đơn vị có liên quan
xác định rõ trọng tâm, trọng điểm khi tiến hành thanh tra để giảm bớt khó khăn trong
khâu thẩm tra, xác minh. Thường xuyên duy trì chế độ thông tin và xử lý vấn đề phát
sinh giữa thành viên Đoàn thanh tra trong các khâu lập biên bản, Báo cáo kết quả
thanh tra nhằm phát hiện kịp thời những vướng mắc để xử lý ngay trong khi còn thanh
tra tại đơn vị.
Bốn là, đào tạo, lựa chọn một đội ngũ những người làm công tác thanh tra, kiểm tra có
đủ năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra trong tình
hình mới. Cán bộ phụ trách công tác thanh tra, kiểm tra tại các xã phần lớn là kiêm
nhiệm nhiều công tác khác và có sự luân biến động thường xuyên, cần có sự tính toán

94



sắp xếp quy hoạch hợp lý và kiện toàn đội ngũ cán bộ kịp thời theo hướng trẻ hóa,
chuẩn hóa trình độ chuyên môn. Từ đó góp phần nâng cao năng lực công tác, thay đổi
phong cách làm việc theo hướng tích cực, thực thi nhiệm vụ đạt hiệu quả hơn, bước
đầu đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.
Người lãnh đạo quản lý và những người làm công tác thanh tra, kiểm tra cũng cần phải
thay đổi nhận thức về công tác thanh tra, kiểm tra. Năng lực của người cán bộ làm
công tác thanh tra, kiểm tra không đơn giản chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên môn mà
đòi hỏi phải có một sự hiểu biết toàn diện về tình hình phát triển KT-XH đặc biệt là
các kiến thức về HĐDL và có quan điểm đúng đắn khi tiến hành thanh tra, kiểm tra để
có thể đánh giá nhanh chóng, chính xác, khách quan bản chất của vấn đề được thanh
tra, kiểm tra, tránh sự khô cứng, máy móc.

Kết luận chương 3
Nội dung Chương 3 của Luận văn nghiên cứu, phân tích, đánh giá định hướng phát
triển kinh tế xã hội của huyện Hữu Lũng, trong đó có phương hướng, mục tiêu của
quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch trong những năm tới đây; đánh giá những
khó khăn, thuận lợi trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn
huyện.
Đi sâu phân tích những thành tích đã đạt được trong quản lý Nhà nước đối với hoạt
động du lịch trên địa bàn huyện Hữu Lũng, những tồn tại hạn chế vào nguyên nhân
của các tồn tại hạn chế.
Trên cơ sở các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tác giả đề xuất một số giải pháp có tính
khả thi, có cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản

lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng
Sơn từ nay cho đến năm 2023.

95



KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là nhân
tố ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch huyện Hữu Lũng, qua đó
ảnh hưởng đến mức độ đóng góp của ngành này vào quá trình CNH, HĐH cũng như
sự phát triển chung về kinh tế, xã hội của huyện.
Du lịch của huyện Hữu Lũng những năm qua đã có nhiều kết quả đáng khích lệ như:
lượng khách, thu nhập và GDP du lịch tăng hàng năm, thu hút được nhiều thành phần
kinh tế tham gia phát triển du lịch, hệ thống cơ sở vật chất du lịch được xây dựng đồng
bộ, bộ máy tổ chức quản lý dần được kiện toàn, chính sách phát triển du lịch được
hình thành và ngày càng hoàn thiện hơn, trình độ quản lý và trình độ nghiệp ngày vụ
du lịch càng được nâng cao.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nhiều yêu cầu của hoạt động du lịch chưa được
thực hiện đầy đủ. Công tác định hướng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Hữu
Lũng, tỉnh Lạng Sơn còn chưa đầy đủ, chính xác. Thiếu các cuộc điều tra nghiên cứu,
các tài liệu phân tích đánh giá đối thủ cạnh tranh hay các lợi thế phát triển du lịch
huyện, danh mục đầu tư dàn trải; Chưa tạo lập được môi trường, khuôn khổ pháp lý
cho phát triển du lịch ở địa phương; Công tác triển khai, thực hiện các cơ chế, chính
sách còn chậm, nội dung chưa sát, chưa phù hợp với điều kiện và tiềm năng phát triển
du lịch ở huyện; Công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du
lịch chưa theo kịp yêu cầu phát triển; Công tác quản lý các khu điểm du lịch còn chồng
chéo; Chất lượng cán bộ chưa đáp ứng được nhiệm vụ của cơ quan QLNN về HĐDL
trong tình hình mới; Công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng hỗ trợ nguồn nhân lực cho
hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế; Công tác thanh, kiểm tra hoạt động du lịch và xử
lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch còn nhiều bất cập, hiệu quả mang lại không cao.
2. Kiến nghị
Để góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn huyện
Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, cần thực hiện tốt (1) công tác giáo dục tuyên truyền, phổ


96


biến cơ chế, chính sách, pháp luật về du lịch cho các cấp, các ngành doanh nghiệp và
cán bộ, nhân dân trong huyện; (2) công tác quy hoạch, tập trung đầu tư có trọng điểm
và thu hút đầu tư để phát triển du lịch; (3) công tác tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ
cán bộ QLNN về du lịch từ huyện đến cơ sở, đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính
liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch; (4) công tác đào tạo, bồi dưỡng và
hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho HĐDL ở huyện Hữu Lũng,
tỉnh Lạng Sơn; (5) xúc tiến du lịch, kêu gọi đầu tư, liên kết hợp tác trong phát triển du
lịch của huyện; (6) công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch trên địa bàn
huyện.

97


DANH MỤC TÀI THAM KHẢO
[1] "Bách

khoa

toàn

thư

mở

Wikipedia,"

[Online]


/>[2] "Chương trình hành động số 74-CTr-TU ngày 28/12/2017 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy Lạng Sơn về thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ
Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.".
[3] N. T. Doan, Quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ
kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội Trường Đại học Kinh tế, 2015.
[4] N. T. L. Anh, Quản lý Nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ
kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội Trường Đại học Kinh tế., 2015.
[5] "Thư Viện Học Liệu Mở Việt Nam," [Online]. />[6] "Xu hướng phát triển của du lịch thế giới trong giai đoạn tới," [Online].
/>[7] "Văn kiện Đại hội VIII của Đảng," pp. 18, tr.89.
[8] "Trung tâm xúc tiền đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội," [Online].
/>mtid=162.

98



×