Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

DE VA DA THI HKII DIA 12CB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.11 KB, 2 trang )

SỞ GD&ĐT TUYÊN QUANG
TRƯỜNG THPT SƠN NAM
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
Năm học 2008 – 2009
Môn Thi: ĐỊA LÍ
Lớp: 12 ( cơ bản )
Thời gian làm bài: 45 phút
( không kể thời gian chép đề )
ĐỀ BÀI
Câu I: ( 5điểm )
1. Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của trung du và miền núi Bắc Bộ có ý
nghĩa kinh tế lớn và chính trị xã hội sâu sắc?
2. Trình bày một số phương hướng để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công
nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.
Câu II: ( 1 điểm )
Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ ( % )
Năm
Vùng
1996 2005
Trung du và miền núi Bắc Bộ 6.9 4.6
Đồng bằng sông Hồng 17.1 19.7
Bắc Trung Bộ 3.2 2.4
Duyên hải Nam Trung Bộ 5.3 4.7
Tây Nguyên 1.3 0.7
Đông Nam Bộ 49.6 55.6
Đồng bằng sông Cửu Long 11.2 8.8
Không xác định 5.4 3.5
Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ của
nước ta năm 1996 và năm 2005
Câu III: ( 4 điểm )


Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng
( Đơn vị: % )
Năm
Vùng
1986 1990 1995 2000 2005
Nông–lâm–ngư nghiệp 49.5 45.6 32.6 29.1 25.1
Công nghiệp – xây dựng 21.5 22.7 25.4 27.5 29.9
Dịch vụ 29.0 31.7 42.0 43.4 45.0
1. Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông
Hồng.
2. Nêu nhận xét.
-------------------- Hết --------------------
( Giám thị coi thi không giải thích gì thêm )
Đề này có 01 trang
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu ý Nội dung đáp án
Điểm
I 1
- Về kinh tế: Góp phần khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn TNTN, cung cấp
nguồn năng lương, khoáng sản, nông sản cho cả nước và xuất khẩu.
- Về chính trị, xã hội: Nâng cao dời sống nhân dân, xoá bỏ sự cách biệt giữa
đồng bằng và miền núi. Đảm bảo sự bình đẳng củng cố khối đoàn kết giữa
các dân tộc. Góp phần giao lưu kinh tế trao đổi với các nước Trung Quốc, Lào
và giữ vững vùng an ninh biên giới.
Đây còn là vùng căn cứ cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và có di
tích lịch sử Điện Biên Phủ.
2,0
0.75
1.25

2
- Khái niệm: Là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu
tư vốn, khoa học công nghệ nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và
KTXH, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết
tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
- Công nghiệp của vùng chiếm tỉ trọng cao nhất nước( 55,6 %), nổi bật: công
nghiệp điện tử, tin học……
- Một số phương hướng chính:
+ Tăng cường cải thiện và phát triển nguồn năng lượng( Xây dựng các nhà
máy thuỷ điện: Trị An, đường dây 500 KV từ Hoà Bình và Phú Lâm
TPHCM)), phát triển các nhà máy tuốc bin khí: Phú Mỹ, Bà Rịa, thủ Đức,
phát triển các nhà máy chạy bằng dầu phục vụ các khu công nghiệp, khu chế
xuất.
+ Nâng cao, hoàn thiện cơ sở hạ tầng: GTVT, TTLL
+ Mở rộng hợp tác đầu tư nước ngoài, chú trọng các ngành trọng điểm, công
nghệ cao, đặc biệt ngành hoá dầu trong tương lai
+ Cần quan tâm đến môi trường, tránh ảnh hưởng tới ngành du lịch
3.0
1.0
0.5
0.75
0.25
0.25
II Nhận xét
- Không đồng đều giữa các vùng do nguồn lực khác nhau
+ Các vùng có tỉ trọng lớn: Đông Nam Bộ, ĐBSH, ĐBSCL( Dẫn chứng)
+ Các vùng có tỉ trọng nhỏ: Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ( Dẫn chứng)
- Có sự thay đổi về tỉ trọng giữa năm 1996 và năm 2005 đối với từng vùng
+Tăng nhanh nhất là vùng: Đông Nam Bộ: tăng 6%
+ Giảm mạnh nhất là vùng: ĐBSCL : giảm 2,4 %

1.0
0.25
0,25
0,25
0,25
III
1 Vẽ biểu đồ miền có đủ tên biểu đồ, vẽ đúng tỉ lệ. có chú giải ( Nếu thiếu phần
nào trừ 0,25 điểm)
2,0
2 Nhận xét
- Cơ cấu kinh tế ở ĐBSH đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng N-
L-N, tăng tỉ trọng CN-XD và DV, nhưng DV tăng nhanh hơn
- Cụ thể:
+ N-L-N giảm từ 49,5%( 1986) xuống 25,1% ( 2005): Giảm 24,4%
+ CN-XD tăng từ 21,5% (1986) lên 29,9% (2005) tăng 8,4%
+ DV tăng từ 29% (1986) lên 45% (2005): Tăng 16%
2,0
0,5
0,5
0,5
0,5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×