Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp các tỉnh khu vực đông bắc (nghiên cứu trường hợp bắc kạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 197 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DƯƠNG HỮU BƯỜNG

CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÁC TỈNH KHU VỰC
ĐÔNG BẮC (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP BẮC KẠN)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DƯƠNG HỮU BƯỜNG

CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÁC TỈNH KHU VỰC
ĐÔNG BẮC (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP BẮC KẠN)
Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: Đào tạo thí điểm

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Người hướng dẫn khoa học 1

Người hướng dẫn khoa học 2



GS.TS Nguyễn Đình Tấn

TS Phạm Hồng Quất
Chủ tịch Hội đồng

PGS.TS Đào Thanh Trường

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN

Luận án Chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
nông nghiệp các tỉnh khu vực Đơng Bắc (Nghiên cứu trường hợp Bắc Kạn)
được hồn thành trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và điều tra thực tiễn.
Tôi xin cam đoan tất cả kết quả nghiên cứu trong Luận án này là trung
thực, do tôi tiến hành điều tra, phân tích số liệu định lượng, phỏng vấn sâu và
tổng hợp kết quả phỏng vấn. Nếu sai, tơi xin chịu trách nhiệm hồn tồn trước
Pháp luật và Nhà trường.
Nghiên cứu sinh

Dương Hữu Bường


LỜI CẢM ƠN
Luận án Chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
nông nghiệp các tỉnh khu vực Đông Bắc (Nghiên cứu trường hợp Bắc Kạn) đã
được hoàn thành.
Nghiên cứu sinh xin bày tỏ sự biết ơn chân thành đến GS.TS Nguyễn

Đình Tấn và TS. Phạm Hồng Quất đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng
chuyên môn, gợi mở hướng nghiên cứu để hoàn thành Luận án này. Nghiên
cứu sinh xin được cảm ơn tập thể giảng viên, các nhà khoa học, đặc biệt là
PGS.TS Vũ Cao Đàm, PGS.TS Đào Thanh Trường thuộc Khoa Khoa học
quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội và các nhà khoa học khác đã tận tình trang bị kiến thức, giúp đỡ tơi trong
quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường.
Nghiên cứu sinh xin cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn đã
tạo điều kiện giúp đỡ về tổ chức, thời gian, công việc. Cảm ơn các nhà khoa
học, nhà quản lý, đồng nghiệp, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài
tỉnh Bắc Kạn đã cung cấp số liệu, trả lời phiếu khảo sát, nội dung phỏng vấn
liên quan đến Luận án; những người bạn đã giúp xử lý, tổng hợp dữ liệu để
hoàn thành Luận án.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân, nhất là gia
đình đã ln động viên, chia sẻ mọi khó khăn, tạo điều kiện tốt nhất cả về vật
chất lẫn tinh thần để tơi hồn thành Luận án này.
Nghiên cứu sinh
Dương Hữu Bường


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................6
MỞ ĐẦU.............................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................7
2. Ý nghĩa của Luận án....................................................................................10
2.1. Tính mới của Luận án ...........................................................................10
2.2. Ý nghĩa khoa học của Luận án...............................................................11
2.3. Ý nghĩa thực tiễn của Luận án ...............................................................12

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án .............................................12
3.1. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................12
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................12
4. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................13
5. Đối tượng nghiên cứu và mẫu khảo sát.........................................................14
5.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................14
5.2. Mẫu khảo sát ........................................................................................14
6. Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................15
6.1. Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo ..................................................................15
6.2. Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ.....................................................................15
7. Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................15
7.1. Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo ..............................................................15
7.2. Giả thuyết nghiên cứu bổ trợ .................................................................15
8. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................16
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ...........................................................16
8.2. Phương pháp thu thập thông tin định lượng ...........................................17
8.3. Phương pháp thu thập thơng tin định tính ..............................................19
8.4. Phương pháp phân tích SWOT...............................................................20
8.5. Phương pháp nghiên cứu so sánh ..........................................................21
9. Kết cấu của Luận án ....................................................................................21

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG
BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...............................................................22
1.1. Các cơng trình khoa học đã cơng bố ở nước ngồi về chính sách thúc đẩy
ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ........................................22
1.1.1. Nghiên cứu về công nghệ trong sản xuất nơng nghiệp ở nước ngồi.....22
1.1.2. Nghiên cứu về chính sách cơng nghệ cao trong nơng nghiệp ở nước

ngồi...........................................................................................................29
1.2. Các cơng trình khoa học đã cơng bố ở trong nước về chính sách thúc đẩy
ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ........................................43
1.3. Nhận xét về các cơng trình khoa học đã cơng bố về chính sách thúc đẩy
ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ........................................47
1.3.1. Những điểm mà các nghiên cứu công bố đã đề cập..............................47
1.3.2. Những điểm mà các nghiên cứu đã công bố chưa đề cập .....................49
1.4. Những điểm mà Luận án cần nghiên cứu...................................................49
1.4.1. Về lý thuyết ........................................................................................49
1.4.2. Về thực tiễn........................................................................................51
Tiểu kết Chương 1 ..........................................................................................52
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH
THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP ............................................................................................................53
2.1. Khái niệm chính sách ...............................................................................53
2.1.1. Định nghĩa chính sách........................................................................53
2.1.2. Phân loại chính sách ..........................................................................56
2.2. Các khái niệm có liên quan đến cơng nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp 58
2.2.1. Khái niệm công nghệ cao....................................................................58
2.2.2. Khái niệm nông nghiệp công nghệ cao................................................62
2.2.3. Đặc điểm của nông nghiệp công nghệ cao...........................................65
2.3. Các điều kiện để xây dựng khung chính sách thúc đẩy ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ...............................................................67
2.3.1. Điều kiện cần .....................................................................................67
2.3.2. Điều kiện đủ.......................................................................................68

2


2.4. Lý thuyết được vận dụng để nghiên cứu chính sách ứng dụng công nghệ

cao trong sản xuất nông nghiệp........................................................................69
2.4.1. Lý thuyết “thị trường kéo”..................................................................69
2.4.2. Lý thuyết đánh giá chính sách cơng nghệ của Kuhn.............................71
2.4.4. Lý thuyết chính sách đổi mới...............................................................73
2.5. Khung “năng lực hấp thụ công nghệ quốc gia” ..........................................74
2.5.1. Khái niệm năng lực hấp thụ công nghệ quốc gia..................................74
2.5.2. Nội dung của khung năng lực hấp thụ công nghệ quốc gia...................76
2.5.3. Lộ trình áp dụng khung năng lực hấp thụ công nghệ quốc gia..............77
Tiểu kết Chương 2 ..........................................................................................79
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH
THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP TẠI KHU VỰC ĐƠNG BẮC ..............................................................81
3.1. Thực trạng chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
nông nghiệp ....................................................................................................81
3.1.1. Tổng quan về chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp .........................................................................................81
3.1.2. Thực trạng chính sách thúc đẩy ứng dụng cơng nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp .........................................................................................82
3.2. Kết quả khảo sát định lượng về thực trạng thực thi chính sách thúc đẩy
ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ........................................90
3.2.1. Tổng quan về thực thi chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất nông nghiệp..........................................................................90
3.2.2. Kết quả khảo sát về hình thức lao động chủ yếu, doanh thu..................92
3.2.3. Kết quả khảo sát về xuất xứ thiết bị dùng sản xuất/kinh doanh .............96
3.2.4. Kết quả khảo sát về quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp .................98
3.2.5. Kết quả khảo sát về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp........... 101
3.3. Kết quả khảo sát về thực thi chính sách thúc đẩy ứng dụng cơng nghệ cao
trong sản xuất nơng nghiệp............................................................................ 104
3.3.1. Thực thi chính sách ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông
nghiệp ....................................................................................................... 104


3


3.3.2. Thực thi chính sách ứng dụng cơng nghệ thân thiện môi trường trong
sản xuất nông nghiệp ................................................................................. 109
3.3.3. Thực thi chính sách ứng dụng cơng nghệ bảo quản và chế biến nơng
sản ............................................................................................................ 112
3.3.4. Thực thi chính sách phát triển thị trường nông nghiệp chất lượng cao115
3.4. Đánh giá về chính sách thúc đẩy ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất
nông nghiệp .................................................................................................. 121
3.4.1. Đánh giá theo tiêu chí năng lực tiếp thu kiến thức ............................. 123
3.4.2. Đánh giá theo tiêu chí năng lực đồng hóa kiến thức .......................... 123
3.4.3. Đánh giá theo tiêu chí năng lực chuyển đổi kiến thức ........................ 124
3.4.4. Đánh giá theo tiêu chí năng lực khai thác kiến thức........................... 125
3.4.5. Đánh giá theo tiêu chí đánh giá chính sách cơng nghệ của Kuhn ....... 125
Tiểu kết Chương 3 ........................................................................................ 129
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG KHUNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY
ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI
KHU VỰC ĐÔNG BẮC .................................................................................. 131
4.1. Mục tiêu và nội dung chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong
sản xuất nông nghiệp..................................................................................... 131
4.1.1. Bối cảnh của chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp ....................................................................................... 131
4.1.2. Yêu cầu của chính sách thúc đẩy ứng dụng cơng nghệ cao trong sản
xuất nơng nghiệp ....................................................................................... 132
4.1.3. Phân tích SWOT để đáp ứng nội dung ứng dụng công nghệ cao trong
sản xuất nơng nghiệp ................................................................................. 133
4.1.4. Mục tiêu của chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nơng nghiệp ....................................................................................... 135

4.1.5. Nội dung của chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp ....................................................................................... 136
4.1.6. Nội dung khung năng lực hấp thụ công nghệ quốc gia trong sản xuất
nông nghiệp công nghệ cao........................................................................ 136

4


4.2. Lộ trình áp dụng nội dung khung năng lực hấp thụ công nghệ quốc gia
trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ..................................................... 138
4.2.1. Xây dựng năng lực tiếp thu kiến thức cho việc ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất nông nghiệp.................................................................. 138
4.2.2. Xây dựng năng lực ứng dụng kết quả R&D trong sản xuất nông
nghiệp ....................................................................................................... 142
4.2.3. Xây dựng năng lực chuyển đổi để ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp ....................................................................................... 145
4.2.4. Xây dựng năng lực khai thác công nghệ cao trong sản xuất nơng
nghiệp ....................................................................................................... 147
4.3. Biện pháp thực hiện chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong
sản xuất nông nghiệp..................................................................................... 151
4.3.1. Liên kết vùng để thực hiện chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất nông nghiệp.................................................................. 151
4.3.2. Quy hoạch và tổ chức sản xuất theo nguyên tắc “thị trường kéo” đối
với sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao .................................................. 160
4.3.3. Chính sách nhân lực nhằm hỗ trợ thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất nơng nghiệp........................................................................ 162
4.3.4. Chính sách tài chính nhằm hỗ trợ thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất nông nghiệp........................................................................ 164
Tiểu kết Chương 4 ........................................................................................ 166
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 168

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN............................................................................................... 170
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 171
PHỤ LỤC 1. PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN DOANH NGHIỆP/HỘ GIA ĐÌNH180
PHỤ LỤC 2. PHIẾU PHỎNG VẤN ................................................................. 187
PHỤ LỤC 3. ẢNH MINH HỌA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP........................................................................... 188

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CGCN

Chuyển giao công nghệ

FAO

Food and Agriculture Organization
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

HTX

Hợp tác xã

HĐND

Hội đồng Nhân dân

KH&CN


Khoa học và Công nghệ

KHXH&NV

Khoa học Xã hội và Nhân văn

OCOP

One commune, one product
Viết tắt của Chương trình “mỗi xã một sản phẩm”

ODA

Official Development Assistance
Hỗ trợ Phát triển Chính thức

R&D

Nghiên cứu và Triển khai

SHTT

Sở hữu trí tuệ

SWOT

Điểm mạnh (Strengths)
Điểm yếu (Weaknesses)
Cơ hội (Opportunities)

Thách thức (Threats)

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban Nhân dân

6


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Chính sách thúc đẩy ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất nơng
nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc ứng dụng những kết quả nghiên
cứu khoa học, những thành tựu khoa học vào thực tiễn, mà cụ thể là ứng dụng
trong phát triển nông nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, từng bước giải
phóng tối đa sức lao động của con người, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng
cao, an toàn, đáp ứng được nhu cầu của con người và có sức cạnh tranh cao
trên thị trường; hướng đến giảm thiểu sử dụng lãng phí tài nguyên thiên
nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và các tác động xã hội khác. Tuy nhiên,
chính sách về vấn đề này vẫn cịn có những bất cập và trên phương diện lý
thuyết và thực tiễn, chưa phát huy được hiệu quả tối đa những kết quả, thành
tựu KH&CN.
Để khắc phục những điểm yếu đã nêu trên, đã có nhiều chính sách về
nơng nghiệp được ban hành, trong đó có chính sách thúc đẩy ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên nội dung của chính sách này

cịn có điểm chưa phù hợp với thực tiễn, khó có thể thực thi trên địa bàn của
những vùng khó khăn như các tỉnh vùng Đơng Bắc, có thể có nhiều ngun
nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó điểm chủ yếu là thiếu các điều kiện cần
và đủ để áp dụng khung năng lực hấp thụ công nghệ quốc gia trong sản xuất
nông nghiệp cơng nghệ cao, như chưa có tổ chức KH&CN đủ năng lực ứng
dụng kết quả R&D là công nghệ cao trong sản xuất nơng nghiệp, chưa có cơ
quan quản lý đủ năng lực thẩm định việc áp dụng công nghệ cao trong sản
xuất nơng nghiệp, chưa có đủ nguồn công nghệ cao phục vụ sản xuất nông
nghiệp, nhà tổ chức sản xuất chưa có đủ năng lực tiếp thu kiến thức công
nghệ cao, năng lực ứng dụng kết quả R&D, năng lực chuyển đổi từ kết quả

7


nghiên cứu đến sản phẩm mới phục vụ sản xuất nông nghiệp, năng lực khai
thác công nghệ cao vào sản xuất nơng nghiệp và đặc biệt là chưa có đủ nguồn
tài chính để đưa cơng nghệ cao vào sản xuất nơng nghiệp. Có thể thấy tầm
quan trọng của việc hội tụ các điều kiện cần và đủ để áp dụng khung năng lực
hấp thụ công nghệ quốc gia trong sản xuất nơng nghiệp cơng nghệ cao trong
việc xây dựng chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
nông nghiệp các tỉnh khu vực Đông Bắc.
Đông Bắc là khu vực cịn nhiều khó khăn chung như các khu vực miền
núi khác của đất nước, nhưng Đông Bắc lại là một khu vực có những đặc
điểm riêng biệt.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa các địa phương ở trong vùng thể hiện ở
Thái Nguyên là một trung tâm KH&CN của vùng với Đại học Thái Nguyên,
trong đó có Trường Đại học Nông – Lâm là một tổ chức R&D mạnh về các
kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp. Điểm khác biệt
tiếp theo, Quảng Ninh là một tỉnh phát triển kinh tế - xã hội ở mức khá, ngoài
điểm mạnh về phát triển kinh tế du lịch và cơng nghiệp khai thác mỏ, thì về

nơng nghiệp, Quảng Ninh là một trong các tỉnh dẫn đầu trong cả nước về các
sản phẩm nơng nghiệp chất lượng cao.
Ngồi Thái Nguyên và Quảng Ninh với một số đặc điểm như vừa dẫn,
thì Đơng Bắc là khu vực có những điểm tương đồng giữa các địa phương
trong vùng, thể hiện ở trình độ phát triển kinh tế - xã hội cịn thấp, năng lực
của nhân lực KH&CN thấp, trình độ và năng lực của người lao động thấp, kết
cấu hạ tầng, đặc biệt là đường giao thông kém phát triển và bị chia cắt, chưa
thành hệ thống thơng suốt, kìm hãm việc giao lưu hàng hóa giữa các tỉnh
trong vùng, cũng như giữa vùng với các tỉnh khác ngoài khu vực, kinh tế hàng
hóa, trong đó có hàng hóa nơng nghiệp chậm phát triển, phần lớn các HTX
nông nghiệp đang sử dụng lao động thủ cơng ở trình độ thấp, kinh tế hộ gia

8


đình trong sản xuất nơng nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và phát triển ở trình độ
thấp, một số điểm cơng nghiệp có quy mơ tương đối lớn như vùng than, các
cơng trình thủy điện, các cơ sở khai khóang, cơ khí, hóa chất và phân bón, chế
biến lâm sản... hoạt động một cách biệt lập, chưa đóng góp được vai trị trung
tâm lơi cuốn cả vùng phát triển.
Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, kinh tế phần lớn là dựa vào
nơng nghiệp, với địa hình chủ yếu là rừng núi, năng lực của nhân lực lao động
nói chung trong đó có nhân lực lao động trong nơng nghiệp còn thấp. Trong
những năm qua Bắc Kạn đã ban hành nhiều chính sách về phát triển nơng
nghiệp, trong đó có nông nghiệp công nghệ cao như Kế hoạch hành động
thực hiện tái cơ cấu ngành nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai
đoạn 2016 -2020, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo
ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường giai đoạn 2016 –
2020, kế hoạch thực hiện Đề án của Chính phủ về phát triển nơng nghiệp ứng
dụng cơng nghệ cao đến năm 2020. Thực hiện việc phát triển thị trường nơng

nghiệp theo hướng hàng hóa, Bắc Kạn đã quảng bá, giới thiệu các sản phẩm
nông nghiệp địa phương bằng việc triển khai các hội chợ, hội nghị xúc tiến
thương mại, bảo đảm sản xuất nông nghiệp phù hợp với tiềm năng, thế mạnh
về đất đai, khí hậu của từng vùng, khuyến khích tích tụ ruộng đất, quy hoạch
lại ruộng đất để hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, khuyến khích
người dân ứng dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, hướng tới một nền nông
nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường, nông nghiệp hữu cơ,
chuyển mạnh từ sản xuất lấy số lượng làm mục tiêu sang sản xuất sản phẩm
có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, phù hợp với từng địa phương, từ sản
xuất theo hộ gia đình riêng lẻ chuyển sang mơ hình sản xuất tổ hợp tác, HTX.
Tuy nhiên, nền nơng nghiệp của Bắc Kạn vẫn cịn gặp nhiều khó khăn,
như Báo cáo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ XII tháng

9


11/2020 đã nhận định… “Bắc Kạn vẫn cịn nhiều khó khăn, thách thức chủ
yếu do nền kinh tế còn yếu kém, sản xuất nơng nghiệp hàng hóa chưa phát
triển, cơng nghiệp - dịch vụ phát triển chậm và hoạt động thiếu ổn định”.
Việc lấy Bắc Kạn là trường hợp nghiên cứu có lý do từ những điểm
khác biệt và tương đồng đã phân tích ở trên, kết quả nghiên cứu có thể khái
quát cho những địa phương có điểm tương đồng như Bắc Kạn trong khu vực
Đơng Bắc.
Từ đó cho thấy chính sách ứng dụng cơng nghệ cao trong nơng nghiệp
nói chung và tại Bắc Kạn nói riêng có vai trò quan trọng để đưa kết quả
nghiên cứu vào việc phát triển nông nghiệp, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có
chất lượng cao, an tồn, đáp ứng được nhu cầu của con người và có sức cạnh
tranh trên thị trường, tránh lãng phí tài ngun thiên nhiên, giảm thiểu ơ
nhiễm môi trường và các tác động tiêu cực khác đến xã hội.
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN Chính sách thúc đẩy

ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp các tỉnh khu vực Đông
Bắc (Nghiên cứu trường hợp Bắc Kạn) được tiến hành nhằm đề xuất các giải
pháp chính sách để khắc phục tình trạng bất cập đã nêu cả trên phương diện lý
thuyết và thực tiễn.
2. Ý nghĩa của Luận án
2.1. Tính mới của Luận án
Về lý thuyết:
Luận án áp dụng khung “năng lực hấp thụ công nghệ quốc gia” bao
gồm năng lực tiếp thu kiến thức cơng nghệ cao, năng lực đồng hóa cơng nghệ
cho phù hợp với điều kiện thực tiễn, năng lực chuyển đổi và năng lực khai
thác công nghệ để đề xuất khung chính sách thúc đẩy ứng dụng cơng nghệ
cao trong sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh khu vực Đông Bắc.

10


Luận án sử dụng cách tiếp cận lý thuyết “thị trường kéo” theo tiêu chí
việc ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nhằm đưa ra sản
phẩm hàng hóa phục vụ yêu cầu của thị trường.
Đồng thời, Luận án sử dụng cách tiếp cận “khung mẫu - paradigm”
của Thomas Kuhn bao gồm các tiêu chí như chính xác, phù hợp, áp dụng trên
phạm vi rộng, tính đơn giản và hiệu quả để phân tích chính sách thúc đẩy ứng
dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, trong đó tập trung vào phân
tích mục tiêu của chính sách, tác động của chính sách, hiệu quả của chính sách
thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Về thực tiễn:
Luận án đề xuất khung chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh khu vực Đông Bắc, bằng cách áp dụng
“khung năng lực hấp thụ công nghệ quốc gia” gồm các yếu tố năng lực tiếp
thu kiến thức công nghệ cao, năng lực ứng dụng kết quả R&D, năng lực

chuyển đổi từ kết quả nghiên cứu đến sản phẩm mới, năng lực khai thác công
nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.
2.2. Ý nghĩa khoa học của Luận án
Luận án phát triển khái niệm “năng lực hấp thụ” (Absorptive Capacity)
của Cohen and Levinthal (1990), vận dụng các tiêu chí đánh giá yếu tố năng
lực hấp thụ công nghệ của Zahra and George (2002) vào việc đề xuất khung
chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, bao
gồm năng lực tiếp thu kiến thức công nghệ cao trong sản xuất nơng nghiệp,
năng lực đồng hóa cơng nghệ, năng lực chuyển đổi và khai thác công nghệ để
đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, phù hợp với điều kiện tự nhiên,
điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực Đông Bắc.

11


2.3. Ý nghĩa thực tiễn của Luận án
Luận án khuyến nghị các cơ quan quản lý thực hiện lộ trình áp dụng
khung năng lực hấp thụ công nghệ quốc gia trong sản xuất nông nghiệp công
nghệ cao bắt đầu bằng việc: Chọn lọc công nghệ cao để nhập khẩu, chuyển
giao công nghệ từ khu vực R&D trong nước. Tiếp theo là các bước:
- Xây dựng năng lực tiếp thu kiến thức cho việc ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất nông nghiệp;
- Xây dựng năng lực ứng dụng kết quả R&D trong sản xuất nông
nghiệp;
- Xây dựng năng lực chuyển đổi để ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp;
- Xây dựng năng lực khai thác công nghệ cao trong sản xuất nơng
nghiệp để thực hiện chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp các tỉnh khu vực Đông Bắc.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án

3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án đặt mục tiêu nghiên cứu: Áp dụng khung “năng lực hấp thụ
công nghệ quốc gia” để xây dựng khung chính sách thúc đẩy ứng dụng cơng
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh khu vực Đông Bắc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, Luận án có các nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
- Phân tích các cơng trình khoa học đã cơng bố ở nước ngồi và trong
nước có liên quan đến chính sách thúc đẩy ứng dụng cơng nghệ cao trong sản
xuất nơng nghiệp;
- Phân tích cơ sở lý luận về chính sách thúc đẩy ứng dụng cơng nghệ
cao trong sản xuất nông nghiệp;

12


- Khảo sát thực tiễn chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong
sản xuất nông nghiệp tại Bắc Kạn;
- Áp dụng khung “năng lực hấp thụ công nghệ quốc gia” để đề xuất
khung chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp tại các tỉnh khu vực Đông Bắc.
4. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi về thời gian
- Luận án nghiên cứu chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất nông nghiệp được ban hành trong khoảng thời gian từ 20112018.
- Luận án điều tra việc thực thi chính sách thúc đẩy ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trong khoảng thời gian từ 2011 đến
tháng 12/2019, có 2 phỏng vấn sâu được bổ sung vào cuối tháng 01/2021 (sau
khi nghiên cứu sinh bảo vệ luận án cấp Đại học Quốc gia theo yêu cầu của
Hội đồng đánh giá Luận án Tiến sĩ).

b. Phạm vi về không gian
Phạm vi nghiên cứu về không gian của Luận án: các hộ gia đình, HTX,
doanh nghiệp nơng nghiệp tại tỉnh Bắc Kạn.
c. Phạm vi về nội dung
Luận án nghiên cứu chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong
sản xuất nông nghiệp trên các lĩnh vực:
- Chính sách ứng dụng cơng nghệ sinh học trong sản xuất nơng nghiệp ;
- Chính sách ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường trong sản xuất
nơng nghiệp;
- Chính sách ứng dụng cơng nghệ bảo quản và chế biến nơng sản;
- Chính sách phát triển thị trường nông nghiệp chất lượng cao.

13


5. Đối tượng nghiên cứu và mẫu khảo sát
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là xây dựng khung chính sách
thúc đẩy ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh khu
vực Đông Bắc.
5.2. Mẫu khảo sát
a. Mẫu khảo sát để thu thập thơng tin định tính
Để hồn thiện Luận án, tác giả đã tiến hành phỏng vấn các nhà quản lý,
nhà khoa học, đối tượng thụ hưởng chính sách trên mẫu khảo sát được chọn,
bao gồm:
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách kinh tế;
- Chủ tịch UBND huyện và Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách nơng
nghiệp của các huyện có sản phẩm nơng nghiệp được bảo hộ chỉ dẫn địa lý,
có cơng nghệ chế biến nơng sản có giá trị kinh tế cao, bao gồm ½ số huyện
trong tỉnh là huyện Ba Bể, huyện Bạch Thông, huyện Chợ Đồn, huyện Ngân

Sơn, huyện Pác Nặm, thành phố Bắc Kạn;
- Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lãnh đạo Sở
KH&CN;
- Đối tượng thụ hưởng chính sách: Đại diện doanh nghiệp, HTX, hộ tư
nhân có ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
b. Mẫu khảo sát để thu thập thông tin định lượng
Luận án khảo sát 188 đơn vị sản xuất nơng nghiệp trên tồn tỉnh Bắc
Kạn, phân chia theo loại hình sở hữu, bao gồm:
Hộ gia đình

92

48.9%

2

1.1%

86

45.7%

Cổ phần

3

1.6%

TNHH


4

2.1%

Khác

1

0.5%

Tư nhân
HTX

14


Các tiêu chí chọn mẫu khảo sát để thu thập thông tin định lượng được
thể hiện trong phiếu trưng cầu ý kiến doanh nghiệp/hộ gia đình.
6. Câu hỏi nghiên cứu
6.1. Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo
Áp dụng “khung năng lực hấp thụ công nghệ quốc gia” như thế nào để
xây dựng khung chính sách thúc đẩy ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất
nông nghiệp tại các tỉnh khu vực Đơng Bắc?
6.2. Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ
Chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp bao gồm nội dung và biện pháp gì?
7. Giả thuyết nghiên cứu
7.1. Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo
Cần áp dụng “khung năng lực hấp thụ công nghệ quốc gia” gồm các
yếu tố năng lực tiếp thu kiến thức công nghệ cao, năng lực ứng dụng kết quả

R&D, năng lực chuyển đổi từ kết quả nghiên cứu đến sản phẩm mới, năng lực
khai thác công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để xây dựng khung chính
sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh
khu vực Đơng Bắc.
7.2. Giả thuyết nghiên cứu bổ trợ
Chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp bao gồm nội dung và biện pháp ứng dụng công nghệ sinh học, công
nghệ thân thiện môi trường, công nghệ bảo quản và chế biến nông sản, phát
triển hàng hóa nơng nghiệp có giá trị kinh tế cao, phát triển thị trường nông
nghiệp chất lượng cao và các chính sách nhân lực, chính sách tài chính nhằm
hỗ trợ thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

15


8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, cụ thể:
- Phân tích các cơng trình khoa học đã cơng bố ở nước ngồi và trong
nước về chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nơng
nghiệp, ứng dụng kết quả R&D có hàm lượng KH&CN cao trong nơng
nghiệp, từ đó thúc đẩy việc ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất nơng
nghiệp.
- Phân tích các văn bản chính sách có liên quan đến cơng nghệ sinh học
trong sản xuất nông nghiệp, công nghệ thân thiện môi trường trong sản xuất
nông nghiệp, công nghệ bảo quản và chế biến nơng sản, phát triển hàng hóa
nơng nghiệp có giá trị kinh tế cao, phát triển thị trường nơng nghiệp chất
lượng cao... tìm ra những khó khăn và nguyên nhân dẫn đến những khó khăn
trong việc thực thi chính sách nơng nghiệp cơng nghệ cao trên địa bàn các
tỉnh Đông Bắc, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp.

- Phân tích tài liệu khoa học chuyển tải lý thuyết khung “năng lực hấp
thụ công nghệ quốc gia”, cách tiếp cận khoa học chính sách, cách tiếp cận lý
thuyết “công nghệ đẩy”, cách tiếp cận lý thuyết “thị trường kéo” với tiêu chí
thị trường là mục tiêu, công nghệ cao là phương tiện, cách tiếp cận lý thuyết
của Thomas Kuhn về đánh giá chính sách cơng nghệ để xây dựng khung
chính sách thúc đẩy ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp,
Luận án lý giải cơ sở lý thuyết này tại chương 2 và đánh giá việc vận dụng tại
chương 3 và xây dựng khung chính sách tại chương 4.
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu để đề xuất việc
hoạch định, thực thi chính sách thúc đẩy ứng dụng cơng nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp.

16


Sử dụng cách tiếp cận lý thuyết của Thomas Kuhn để đánh giá hiệu quả
của chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
trên mẫu khảo sát của luận án.
8.2. Phương pháp thu thập thông tin định lượng
Luận án thu thập thông tin định lượng bằng cách sử dụng phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng (Stratified random sampling), theo nguyên
tắc đối tượng được chia thành nhiều lớp, mỗi lớp có những đặc trưng đồng
nhất. Lý thuyết phương pháp nghiên cứu khoa học đã chỉ ra cách lấy mẫu
ngẫu nhiên phân tầng cho phép phân tích số liệu tồn diện, nhưng có nhược
điểm là phải biết trước những thông tin để phân tầng, phải tổ chức cấu trúc
riêng biệt trong mỗi lớp. Để khắc phục nhược điểm mà lý thuyết nghiên cứu
khoa học đã chỉ ra, luận án sử dụng phương pháp chia đối tượng khảo sát
thành nhiều lớp theo loại hình sở hữu như: hộ gia đình, tư nhân, HTX, doanh
nghiệp cổ phần, TNHH, các loại hình doanh nghiệp khác.
Trong mỗi lớp vừa nêu lại có những đặc trưng đồng nhất, như trồng

trọt, cung cấp giống cây trồng, chế biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi,
cung cấp giống vật nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản,
cung cấp giống thủy sản, chế biến thủy sản, lâm nghiệp (trồng rừng), cung
cấp giống cây rừng, chế biến lâm sản.
Từ mỗi lớp, luận án thực hiện theo kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên, mỗi
đặc trưng đồng nhất này lại được chia thành những đặc trưng đồng nhất nhỏ
hơn, ví dụ khảo sát doanh nghiệp (trồng trọt) sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật lại được chia thành doanh nghiệp có sử dụng phân bón hữu cơ, doanh
nghiệp có sử dụng phân bón vi sinh, doanh nghiệp có sử dụng phân bón hóa
học, doanh nghiệp có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc sinh học,
doanh nghiệp có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc hóa học.
Phương pháp tiến hành điều tra:

17


- Danh sách điều tra được lập trước khi phát phiếu trưng cầu ý kiến;
- Thực hiện nguyên tắc khuyết danh khi trưng cầu ý kiến để đảm bảo
yếu tố khách quan;
- Phiếu trưng cầu ý kiến bao gồm 30 nội dung tập trung vào công nghệ
trong sản xuất nông nghiệp.
- Số lượng phiếu phát ra: 200
- Số phiếu thu về: 188, cụ thể:
+ Tuổi của người được trưng cầu ý kiến
<30

8

4.3%


30-40

52

27.7%

41-50

79

42.0%

51-60

41

21.8%

8

4.3%

>60

+ Trình độ chun mơn của người được trưng cầu ý kiến
Trung cấp

26

13.8%


Cao đẳng

5

2.7%

25

13.3%

3

1.6%

129

68.6%

Đại học
Trên đại học
Khác

Đối tượng được điều tra bao gồm các lĩnh vực nông nghiệp cụ thể như:
- Trồng trọt, cung cấp giống cây trồng, chế biến sản phẩm trồng trọt,
chăn nuôi, cung cấp giống vật nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản,
cung cấp giống thủy sản, chế biến thủy sản, lâm nghiệp (trồng rừng), cung
cấp giống cây rừng, chế biến lâm sản.
- Xuất xứ thiết bị chính dùng để sản xuất/kinh doanh nơng nghiệp, thị
trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.


18


-…
Kết quả điều tra 188 phiếu được xử lý trên cơng cụ phần mềm chun
dụng SPSS 20.0 và được trình bày chi tiết tại chương 3 của luận án.
8.3. Phương pháp thu thập thơng tin định tính
Luận án thu thập thơng tin định tính bằng cách phỏng vấn sâu các nhà
quản lý, nhà khoa học, nông dân, đại diện doanh nghiệp (người thụ hưởng
chính sách). Nội dung phỏng vấn sâu tập trung vào:
- Những khó khăn trong việc thực hiện chính sách thúc đẩy ứng dụng
cơng nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp;
- Những giải pháp cụ thể mà các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên cần
tiến hành để thực hiện chính sách thúc đẩy ứng dụng cơng nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp;
- Những giải pháp cụ thể mà địa phương cần tiến hành để thực hiện
chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu hệ thống phân tầng (Stratified
systematic sampling), cụ thể:
- Tỉnh Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm
thành phố Bắc Kạn và 7 huyện (Ba Bể, Bạch Thơng, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na
Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm), trong đó các huyện có sản phẩm nơng nghiệp được
bảo hộ chỉ dẫn địa lý, có ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, chế
biến nông sản có giá trị kinh tế cao,... Luận án khảo sát các huyện/thành phố
trong tỉnh theo phương pháp chọn mẫu hệ thống phân tầng gồm: huyện Ba
Bể, huyện Bạch Thông, huyện Chợ Đồn, huyện Ngân Sơn, huyện Pác Nặm,
thành phố Bắc Kạn;
- Luận án khảo sát và phân tích ý kiến của Phó Chủ tịch UBND tỉnh
phụ trách kinh tế, Chủ tịch UBND huyện và Phó Chủ tịch UBND huyện phụ

trách nơng nghiệp của các huyện có sản phẩm nơng nghiệp được bảo hộ chỉ

19


dẫn địa lý, có cơng nghệ chế biến nơng sản có giá trị kinh tế cao, có ứng dụng
cơng nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Lãnh đạo Sở KH&CN (2 cơ quan hành chính nhà nước thẩm
quyền chun mơn có trách nhiệm giúp UBND tỉnh quản lý lĩnh vực nông
nghiệp công nghệ cao), nhà khoa học tại các tổ chức R&D có liên quan đến
lĩnh vực nơng lâm, đối tượng thụ hưởng chính sách: đại diện doanh nghiệp,
HTX, hộ tư nhân có ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
- Cách phỏng vấn:
+ Tác giả gửi trước câu hỏi phỏng vấn đến các nhà quản lý, nhà khoa
học;
+ Trực tiếp gặp các nhà quản lý, nhà khoa học, đại diện doanh nghiệp,
HTX, hộ tư nhân có ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
(người thụ hưởng chính sách) để nghe trả lời, trao đổi về hoạch định và thực
thi chính sách thúc đẩy ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất nơng nghiệp,
chính sách ứng dụng kết quả R&D vào sản xuất nông nghiệp.
Để đảm bảo tính khuyết danh trong điều tra xã hội học khi trả lời phỏng
vấn, Luận án không nêu tên người trả lời phỏng vấn.
8.4. Phương pháp phân tích SWOT
SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột và chia
làm 4 phần. Mỗi phần tương ứng với những Điểm mạnh (Strengths), Điểm
yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), và Thách thức (Threats).
Luận án phân tích SWOT đối với việc ứng dụng công nghệ cao trong
nông nghiệp tại tỉnh Bắc Kạn dựa trên các yếu tố tự nhiên, xã hội, văn hóa và
con người, nhằm tìm ra những khó khăn và nguyên nhân dẫn đến những khó
khăn trong việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, làm cơ sở cho

việc đề xuất các giải pháp theo nội dung đã trình bày.

20


8.5. Phương pháp nghiên cứu so sánh
Về mặt lý thuyết, phương pháp nghiên cứu so sánh cho phép quan sát
sự vật, hiện tượng trong tương quan thể hiện qua các cặp đối sánh. Mặc dù
các sự vật và hiện tượng đều có thể so sánh được với nhau nhưng việc so sánh
chỉ thực sự có ý nghĩa khi các đối tượng so sánh (yếu tố so sánh và yếu tố
được so sánh) chứa đựng những phẩm chất có cùng thang đo, cịn được gọi là
điểm chung, giữa các mơ hình so sánh phải chứa đựng những liên hệ đẳng cấu
nhất định (những liên hệ giống nhau ở những khía cạnh căn bản nhất). So
sánh trong nghiên cứu quản lý là cách thức quan sát các hệ thống quản lý, các
thành phần thuộc hệ thống quản lý trong những cặp đối chứng để xem xét
hoặc làm nổi bật những điểm khác biệt, cá biệt của một đối tượng nghiên cứu.
Về mặt thực tiễn, Luận án đã so sánh trường hợp Hàn Quốc về năng lực
hấp thụ công nghệ không nhất thiết phải gắn với năng lực R&D, mà thể hiện
ở khả năng đồng hóa, biến đổi và khai thác cơng nghệ có xuất xứ từ các tổ
chức khác/quốc gia khác, sự phát triển của các doanh nghiệp Hàn Quốc từ
thập niên 60-70 của thế kỷ trước cho đến thời điểm hiện tại, để so sánh và đề
xuất các giải pháp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp tại Việt
Nam.
9. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận án được chia thành 4 chương:
- Chương 1. Tổng quan về các cơng trình khoa học đã cơng bố có liên
quan đến luận án;
- Chương 2. Cơ sở lý luận của việc xây dựng chính sách thúc đẩy ứng
dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp;

- Chương 3. Thực trạng xây dựng và thực thi chính sách thúc đẩy ứng
dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại khu vực Đông Bắc;
- Chương 4. Giải pháp xây dựng khung chính sách thúc đẩy ứng dụng
cơng nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại khu vực Đông Bắc.

21


×