Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Đánh giá sức sinh trưởng của lợn rừng lai {♂ rừng x ♀ (♂ rừng x ♀ meishan) giai đoạn sau cai sữa nuôi tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 58 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

NGUYỄN ĐÌNH NHUẬN
Tên chuyên đề:

ĐÁNH GIÁ SỨC SINH TRƯỞNG CỦA LỢN RỪNG LAI
{♂ RỪNG x ♀ (♂ RỪNG x ♀ MEISHAN)}GIAI ĐOẠN
SAUCAI SỮA TẠI THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Chăn ni Thú y

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2016 - 2020

THÁI NGUYÊN - 2020



ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

NGUYỄN ĐÌNH NHUẬN
Tên chuyên đề :

ĐÁNH GIÁ SỨC SINH TRƯỞNG CỦA LỢN RỪNG LAI
{♂ RỪNG x ♀ (♂ RỪNG x ♀ MEISHAN)}GIAI ĐOẠN
SAUCAI SỮA TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Chăn ni Thú y

Lớp:

K48 - CNTY - N03

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2016- 2020


Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Phùng

THÁI NGUYÊN -2020


i

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho em được bày tỏ
lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và tổ chức tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em
trong suất quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Trong suốt thời gian từ
khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của q thầy cơ và bạn bè.
Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô
trong Ban Giám hiệu nhà trường. Ban chủ nhiệm khoa, cùng thầy cô trong
khoachăn nuôi thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng các bác,
anh, chị quản lýtrong trại chăn nuôi của Công ty CP Khoa học sự sống đã tạo
điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Một lần nữa em xin cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Phùng người
đã trực tiếp hướng dẫn trong quá trình thực tập, cũng như trong q trình viết
khóa luận.
Cuối cùng em xin chúc thầy, cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt
được nhiều thành tích trong trong nghiên cứu khoa học, có nhiều thành cơng
trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên,ngày 08 tháng 7 năm2020
Sinh viên

Nguyễn Đình Nhuận



ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Kết quả tổng hợp về công tác tiêm phòng ...................................... 32
Bảng 4.2. Khối lượng của lợn rừng lai qua các kỳ cân ................................... 34
Bảng 4.3. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn rừng lai giai đoạn sau cai sữa ......... 36
Bảng 4.4. Sinh trưởng tương đối của lợn rừng laigiai đoạn sau cai sữa(%) ... 37
Bảng 4.5. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn rừng laigiai đoạn sau cai
sữa ................................................................................................................... 38
Bảng 4.6. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn rừng laigiai đoạn sau cai
sữa ................................................................................................................... 39
Bảng 4.7. Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh của lợn rừng laigiai đoạn sau
cai sữa .............................................................................................................. 43
Bảng 4.8. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nuôi sống của lợn rừng lai
giai đoạn sau cai sữa........................................................................................ 44


iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ khối lượng của lợn thí nghiệm qua các kỳ cân .................. 35
Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm .......................... 36
Hình 4.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn con TN .............................. 38


iv

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ iii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iv
Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu yêu cầu của đề tài ........................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ........................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.1.1. Sinh trưởng và đặc điểm sinh trưởng của lợn con giai đoạn sau cai sữa 3
2.1.2. Đặc điểm tiêu hóa của lợn con giai đoạn sau cai sữa. ............................ 7
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của lợn con...................... 9
2.1.4. Khả năng điều hòa thân nhiệt của lợn con ............................................ 11
2.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng của lợn ............................................. 12
2.1.6. Một số yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn ............... 12
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước .............................................. 15
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 15
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 17
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 21


v

3.3. Nội dung thực tập ..................................................................................... 21

3.4. Phương pháp và các chỉ tiêu theo dõi ...................................................... 21
3.4.1. Công tác phục vụ sản xuất .................................................................... 21
3.4.2. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 21
3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 24
3.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 25
Phần 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................... 27
4.1. Kết quả phục vụ sản xuất ......................................................................... 27
4.1.1. Kết quả chăn nuôi lợn nái đẻ và nuôi con ............................................. 27
4.1.2. Kết quả công tác thú y ........................................................................... 30
4.1.3. Công tác khác ........................................................................................ 33
4.2. Kết quả nghiên cứu chuyên đề ................................................................. 33
4.2.1. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của lợn thí nghiệm ........................ 33
4.2.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thí nghiệm ...................................... 38
4.2.3. Kết quả theo dõi về tình hình mắc bệnh của lợn con giai đoạn sau cai sữa
......................................................................................................................... 40
Phần 5KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 45
5.1. Kết luận .................................................................................................... 45
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47
I. Tiếng việt ..................................................................................................... 47
II. Tiếng anh .................................................................................................... 49
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngànhchănninướctađãvàđangchiếmmộtvị


tríquantrọngtrongsản

xuấtnơngnghiệpnóiriêngvàtrongcơcấunềnkinhtếcủacảnướcnói

chung.

Chănni,vớinhiềuphươngthứcphongphúvà đa dạngđã gópphầngiảiquyết
cơngănviệclàm,xóađóigiảm

nghèo,nângcaothunhậpchongườidân,tạora

cácnguồnthựcphẩmđảm bảo chongườitiêudùng. Trong giai đoạn khó khăn hiện
nay, khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và các hiệp định
tự do thương mại khác thì sản phẩm chăn ni thuộc ngành nơng nghiệp Việt
Nam nói chung và sản phẩm thịt lợn nói riêng, khi làm ra phải đảm bảo đạt tiêu
chuẩn an tồn vệ sinh, khơng ảnh hưởng tới sức khỏe con người, có giá cả và
chất lượng phù hợp để xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Để đáp ứng nhu cầu
trên, nhà nước ta đang thực hiện nhiều dự án, chương trình cải tạo giống lợn,
xây dựng quy trình chăm sóc ni dưỡng, quy trình phòng chống dịch bệnh phù
hợp để tạo ra sản phẩm “sạch” có giá trị dinh dưỡng cao, đáp ứng đủ tiêu chuẩn
của người tiêu dung trong nước cũng như thị trường tiêu dùng quốc tế. Hiện
nay các giống lợn địa phương, lợn rừng đang thu hút nhiều do chất lượng thịt
thơm ngon, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam, đang rất được ưa chuộng
và trở thành “Đặc sản” có giá trị trên thị trường. Để có con giống tốt cung cấp
cho sản xuất thì phải chọn lọc chăm sóc tốt cho đàn lợn tại cơ sở, các trại giống
rất quan trọng, trong đó đàn giống bố mẹ ln được chú trọng. Trong các giai
đoạn chăn nuôi lợn rừng lai, chăn ni lợn con sau cai sữa có một tầm quan
trọng đặc biệt. Do khả năng tiêu hóa của lợn con giai đoạn này chưa tốt, rất dễ
mắc các bệnh về đường tiêu hóa, làm lợn con cịi cọc, chậm lớn hoặc tỷ lệ chết

cao. Với mục đích góp phần nâng cao năng suấtchăn nuôi lợn rừng lai, chúng


2

tôi tiến hành đề tài “Đánh giá sức sinh trưởng của lợn rừng lai {♂ rừng x ♀ (♂
rừng x ♀ Meishan) giai đoạn sau cai sữa nuôi tại Thái Nguyên.
1.2. Mục tiêu yêu cầu của đề tài
Đánh giá được khả năng sinh trưởng của đàn lợn rừng lai {♂
rừng x ♀ (♂ rừng x ♀ Meishan) giai đoạn sau cai sữavà hiệu quả chăn
nuôi lợn giai đoạn này tại cơ sở chăn nuôi của Công ty CP Khoa học
sự sống.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
Các kết quả nghiên cứu đạt được là những tư liệu khoa học về
khả năng sinh trưởng của lợn rừng lai {♂ rừng x ♀ (♂ rừng x ♀
Meishan), góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, phục vụ nghiên cứu
học tập của giảng viên và sinh viên trong lĩnh vực chăn nuôi lợn.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở thực tiễn quan trọng giúp các trang
trại và người chăn ni có biện pháp ni dưỡng, chăm sóc phù hợp
với thực tế nhằm nâng cao năng xuất và hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi lợn rừng lai {♂ rừng x ♀ (♂ rừng x ♀ Meishan). Giúp sinh viên
làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm trong chăn
nuôi lợn. Từ đó giúp nâng cao trình độ, kỹ năng thực hành, củng cố
kiến thức bản thân.


3


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Sinh trưởng và đặc điểm sinh trưởng của lợn con giai đoạn sau cai sữa
Theo Nguyễn Văn Thiện và Cs (2002) [8] sinh trưởng là một q trình
tích luỹ các chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng về chiều dài, bề
ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể con vật trên cơ sở tính chất
di truyền từ đời trước. Sinh trưởng mang tính chất giai đoạn, biểu hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau. Khi nói đến sự sinh trưởng có nghĩa là nói đến sự
phát dục vì hai quá trình này đồng thời diễn ra trong cơ thể sinh vật, nếu như
sinh trưởng là sự tích luỹ về lượng thì phát dục là sự tích luỹ về chất.
Phát dục diễn ra trong quá trình thay đổi về cấu tạo, chức năng, hình thái,
kích thước các bộ phận cơ thể. Phát dục của cơ thể con vật là quá trình phức
tạp trải qua nhiều giai đoạn từ khi rụng trứng tới khi trưởng thành, khi con vật
trưởng thành quá trình sinh trưởng chậm lại, sự tăng sinh các tế bào ở các cơ
quan, tổ chức không nhiều lắm, cơ thể to ra, béo thêm nhưng chủ yếu là tích
luỹ mỡ, cịn phát dục xem như ở trạng thái ổn định.
Sinh trưởng còn được hiểu theo nghĩa khác là một q trình tích luỹ về
chất thơng qua q trình trao đổi chất, là sự tăng lên về khối lượng, về kích
thước các chiều các bộ phận cũng như toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính di
truyền có từ đời trước (Hồng Tồn Thắng và Cs. 2006) [7].
Người ta thường phân chia các quy luật sinh trưởng và phát dục của vật
nuôi theo hai cách:
- Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn: quá trình sinh trưởng và
phát dục của lợn được chia làm giai đoạn trong thai (prenatal) và giai đoạn
ngoài thai (postnatal) (Trần Văn Phùng và Cs, 2004) [3].


4


+ Quá trình sinh trưởng trong thai là một phần quan trọng trong chu kỳ
sống của lợn bởi vì các sự kiện của thời kỳ này có ảnh hưởng đến sinh trưởng,
phát triển và khả năng sinh sản của lợn. Quá trình phát triển trong thai được
chia làm 3 giai đoạn nhỏ là giai đoạn phôi thai, giai đoạn tiền thai và giai đoạn
bào thai.
Giai đoạn phơi thai: được tính từ lúc trứng thụ tinh đến lúc 22 ngày, đặc
điểm của giai đoạn này là hợp tử dịch chuyển và làm tổ ở sừng tử cung (trong
vòng hai ngày đầu tiên), hợp tử phân chia nhanh chóng thành khối tế bào và
thành các lá phơi.
Giai đoạn tiền thai: tính từ ngày 23 - 39 hình thành hầu hết các cơ quan
bộ phận trong cơ thể cịn non.
Giai đoạn thai: tính từ ngày 40 đến khi được sinh ra là giai đoạn phát
triển nhanh về kích thước và khối lượng của thai.
+ Giai đoạn ngoài thai được chia thành các thời kỳ: bú sữa, thành thục,
trưởng thành và già cỗi.
- Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều:
Không đồng đều về khả năng tăng khối lượng: Lúc còn non khả năng
tăng khối lượng của lợn chậm, sau đó tăng khối lượng nhanh dần, tuỳ theo từng
giống lợn khác nhau mà tốc độ tăng khối lượng có khác nhau. Điều quan trọng
nhất là các nhà chăn nuôi phải biết thời điểm lợn sinh trưởng nhanh nhất để kết
thúc vỗ béo cho thích hợp, giảm giá thành sản phẩm chăn ni.
Khơng đồng đều về sự phát triển của các cơ quan, bộ phận của cơ thể.
Trong quá trình sinh trưởng và phát dục của cơ thể lợn có những cơ quan phát
triển nhanh, có những cơ quan phát triển chậm hơn. Ví dụ đối với lợn con thì
hệ tiêu hố, hệ cơ xương phát triển nhanh hơn hệ sinh dục.


5

Khơng đồng đều về sự tích luỹ của các tổ chức mỡ, nạc, xương. Sự phát

triển của bộ xương có xu hướng giảm dần theo tuổi (tính theo sinh trưởng tương
đối) của thịt giữ ở mức độ bình thường trong giai đoạn đầu sau khi sinh, sau đó
giảm dần từ tháng thứ 5, sự tích luỹ mỡ tăng dần từ 6 - 7 tháng tuổi. Dựa vào
quy luật này, các nhà chăn ni cần căn cứ vào mục đích chăn nuôi mà quyết
định thời điểm giết mổ cho phù hợp để có thể đạt tỷ lệ nạc cao nhất.
Lợn con mới sinh ra chưa thành thục về tính và thể vóc, có rất nhiều sự
thay đổi diễn ra trong thời kỳ đầu tiên sau khi sinh để phù hợp với đời sống của
chúng sau này. Có một số thay đổi và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi đó
như: khối lượng sơ sinh, số con đẻ ra trên ổ, lượng đường glucoza trong máu,
vấn đề điều tiết thân nhiệt, khả năng tiêu hoá và hấp thụ thức ăn, sự thay đổi về
thành phần hoá học của cơ thể theo tuổi. Đây là những sự thay đổi quan trọng
trong những ngày đầu tiên của lợn sau khi sinh, cần phải được nghiên cứu đầy
đủ và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến sinh trưởng của lợn.
Do lợn con sinh trưởng và phát dục nhanh nên khả năng tích luỹ các chất
dinh dưỡng rất mạnh. Ví dụ lợn con ở 3 tuần tuổi có thể tích luỹ được 9 - 14g
protein/1kg khối lượng cơ thể. Trong khi đó lợn trưởng thành chỉ tích luỹ được
0,3 - 0,4g protein/1kg khối lượng cơ thể. Hơn nữa, để tăng 1kg khối lượng cơ
thể, lợn con cần rất ít năng lượng, nghĩa là tiêu tốn ít thức ăn hơn lợn lớn. Vì
tăng khối lượng chủ yếu của lợn con là nạc, mà để sản xuất ra 1 kg thịt nạc thì
cần ít năng lượng hơn để sản xuất ra 1 kg thịt mỡ (Trần Văn Phùng và cs, 2004)
[3].
Đặc điểm của lợn con giai đoạn sau cai sữa là tế bào cơ xương phát triển
mạnh mẽ (Trần Văn Phùng và cs., 2004) [5] . Nhu cầu về protein lúc này là cao
nhất trong toàn bộ chu trình sinh trưởng. Nhu cầu về protein và chất khoáng
phải đầy đủ để đảm bảo cân bằng trao đổi chất, vì trong giai đoạn này cường


6

độ trao đổi chất khá cao. Khả năng tiêu hóa các loại thức ăn thơ của lợn cịn

kém. Tỉ lệ các loại thức ăn tinh trong khẩu phần cần chiếm 80-85%. Nếu dùng
dưới dạng hạt nên chế biến như ngâm, rang nghiền…là tốt nhất. Đối với thức
ăn xanh nên dùng loại tươi non, giàu vitamin để đảm bảo sinh thưởng nhanh.
Giai đoạn sau cai sữa lợn con cần nhiều protein, khoáng, vitamin cho phát
triển cơ, xương. Tuy nhiên, lợn con giai đoạn này khả năng tiêu hố cịn yếu, lượng
ăn mỗi lần cịn ít, vì vậy cần cho ăn nhiều bữa/ngày, mỗi ngày cho ăn 4-5 bữa
trong giai đoạn đầu, sau đó giảm dần. Khoảng cách giữa các bữa ăn phải chia đều,
nên cho ăn thức ăn tinh trước, thô xanh sau. Không cho ăn các loại thức ăn kém
phẩm chất, thối mốc, hư hỏng vì dễ gây cho lợn bị tiêu chảy.
Đồng thời, người ta cũng thấy rằng lợn con sinh trưởng nhanh, nhưng
không đồng đều qua từng giai đoạn tuổi. Trong 21 ngày đầu sau khi sinh, lợn
sinh trưởng nhanh, sau đó giảm dần, mà nguyên nhân chủ yếu do lượng sữa mẹ
cung cấp không đủ nhu cầu, thời gian giảm sinh trưởng kéo dài khoảng 2 tuần,
thời kỳ này được gọi là giai đoạn khủng hoảng của lợn con. Ở giai đoạn cai sữa,
do ảnh hưởng của sự thay đổi của môi trường sống và thay đổi về dinh dưỡng.
Chính sự thay đổi thức ăn từ sữa của lợn mẹ sang thức ăn do con người cung
cấp là nguyên nhân chính dẫn đến giảm tốc độ sinh trưởng trong tuần đầu tiên
sau cai sữa. Để hạn chế khủng hoảng này người ta phải tập cho lợn con ăn sớm,
để lợn con quen dần với thức ăn sẽ ăn khi cai sữa (Võ Trọng Hốt và cs, 2007
[2]).
Để đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng, nâng cao năng suất và hiệu quả chăn
nuôi lợn con sau cai sữa, cần tìm hiểu và nắm vững đặc điểm sinh trưởng cũng
như sinh lý tiêu hóa của lợn để tác động các biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng và
phương pháp chế biến thức ăn cho lợn phù hợp. Trong đó, nghiên cứu tạo ra
các thức ăn phù hợp về sinh lý tiêu hóa và sinh trưởng của lợn con thực sự rất


7

quan trọng. Thực tế cho thấy, những khẩu phần ăn có tỷ lệ các chất dinh dưỡng

cao, đặc biệt protein thường giúp cho lợn con sinh trưởng nhanh, nhưng rất dễ
gây bệnh tiêu chảy mà nguyên nhân chủ yếu là do khả năng tiêu hóa của lợn
con cịn hạn chế. Ngoài ra, việc dư thừa các chất dinh dưỡng là nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trường, một mối quan ngại trong giai đoạn hiện nay của xã
hội.
2.1.2. Đặc điểm tiêu hóa của lợn con giai đoạn sau cai sữa.
Tiêu hố là quá trình phân giải thức ăn bằng các tác động cơ học, hóa
học và sinh vật học để biến những hợp chất hữu cơ phức tạp của thức ăn thành
những chất đơn giản, mà cơ thể động vật có thể hấp thu và sử dụng được
(Nguyễn Thiện, 1998) [7]. Đối với lợn con, cơ quan tiêu hóa phát triển nhanh
nhưng chưa hồn thiện. Sự phát triển đó thể hiện ở sự tăng nhanh về dung tích
dạ dày, ruột non và ruột già. Dung tích dạ dày của lợn con lúc 10 ngày tuổi có
thể tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 8 lần và 60 ngày tuổi
tăng gấp 60 lần (dung tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít). Dung tích ruột
non của lợn con lúc 10 ngày tuổi có thể tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày
tuổi tăng gấp 6 lần và 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (dung tích ruột non lúc sơ
sinh khoảng 0,11 lít). Dung tích ruột già của lợn con lúc 10 ngày tuổi có thể
tăng gấp 1,5 lần lúc sơ sinh, ở 20 ngày tuổi tăng gấp 2,5 lần và 60 ngày tuổi
tăng gấp 50 lần (dung tích ruột già lúc sơ sinh khoảng 0,04 lít) (Hồng Tồn
Thắng và cs, 2006 [7].
Cơ quan tiêu hóa của lợn con chưa hồn thiện cịn thể hiện ở chỗ lượng
dịch phân tiết và hoạt tính của enzyme tiêu hóa cịn kém, nhất là ở 3 tuần đầu,
sau đó hồn thiện dần. Nếu khơng cho lợn con ăn sớm thì khoảng 25 ngày đầu
sau khi đẻ, pepsin trong dạ dày lợn con chưa có khả năng tiêu hóa protein của
thức ăn, vì lúc này dịch vị dạ dày chưa có HCl tự do nên chưa hoạt hóa


8

pepsinogen thành pepsin để tiêu hóa protein. Do thiếu HCl nên lợn con rất dễ

bị vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường tiêu hóa gây bệnh. Để khắc phục tình
trạng này nên tập cho lợn con ăn sớm vào lúc 7 - 8 ngày tuổi, để kích thích tế
bào vách dạ dày lợn con tiết ra HCl tự do sớm hơn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu lợn con được tách mẹ thì amylaza trong
nước bọt có hoạt tính cao nhất vào ngày thứ 14, nếu còn bú sữa mẹ thì hoạt tính
này đến ngày thứ 21 mới có hiệu quả cao, cho nên khả năng tiêu hóa tinh bột của
lợn con cịn kém, chỉ tiêu hóa được khoảng 50 % lượng tinh bột ăn vào, vì vậy
cần tập cho lợn con ăn sớm kết hợp cai sữa sớm và chế biến thức ăn thật tốt trước
khi cho lợn con ăn (Đào Trọng Đạt và cs, 1996)[1]. Dịch tụy của ruột non có ý
nghĩa quan trọng đối với sự tiêu hóa. Trong dịch tụy có chứa các enzyme (trypsin,
cacboxypeptidaza, elactaza, dipeptidaza, nucleaza .v.v..) có tác dụng phân giải
từ 60 - 80 % protein, gluxit và lipit của thức ăn. Hoạt tính của các enzyme thay
đổi từ sơ sinh đến trưởng thành. Như vậy, để tăng tỷ lệ tiêu hóa và làm giảm tỷ
lệ tiêu chảy ở lợn con, trong sản xuất thức ăn cho lợn con giai đoạn tập ăn và sau
cai sữa chúng ta nên sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu hóa như sữa bột, đường
lactoz, thức ăn hạt cần được rang chín và nghiền nhỏ, đồng thời bổ sung thêm
một số axit vô cơ như axit lactic.
Theo A. D. Xinhexcop (Trích từ Hồng Tồn Thắng, Cao Văn, 2006) [7]
thì tuyến tụy được phân tiết tăng lên như sau: giai đoạn 20 - 30 ngày tuổi tiết
50 - 350 ml, 40 ngày tuổi tiết 460 ml, sau 3 tháng tuổi tiết > 3,5 lít, 7 tháng tuổi
tiết 10 lít. Lợn có tỷ lệ nạc cao có lượng enzym tiêu hóa protein cao hơn lợn có
tỷ lệ nạc thấp. Ơng đã có thí nghiệm trên 2 nhóm lợn trắng và đen thì thấy lợn
đen có các lipaza và amilaza cao hơn ở lợn trắng, trái lại lợn trắng có men
tripxin cao hơn ở lợn đen. Trong dịch tụy của lợn lớn có tới 15 men để tiêu hóa
các chất, song ở lợn con chỉ có 2 men là kimozin và lipaza và sau một tuần tuổi


9

lợn con có thêm một số men như tripsin và amilase, hoạt tính của các men cũng

tăng dần theo tuổi, từ 1 - 28 ngày men tripsin tăng gấp 20 lần, amilasa gấp 30
lần, các men như kimotipxin, protease, amilase, elastase, carboxipolypeptidase
cũng tăng dần theo tuổi của lợn con. Hàm lượng vật chất khô ở trong dịch tụy
cũng tăng dần lên theo tuổi của lợn con. Dịch ruột do 2 tuyến Bruner và
Liberkuntiết ra chứa đầy đủ các men tiêu hóa nhưng ở lợn con chưa có men
lactose, các men tiêu hóa khác có hàm lượng rất thấp khơng đủ khả năng để
tiêu hóa các thức ăn nhân tạo. Dịch mật của lợn con trong các tuần tuổi đầu còn
hạn chế, khả năng nhũ tương hóa mỡ của lợn con chưa có.
Qua nghiên cứu chúng ta thấy khả năng tiêu hóa của lợn con ngày càng
được cải thiện theo sự tăng lên của ngày tuổi.
Giai đoạn sau cai sữa lợn con cần nhiều protein, khoáng, vitamin cho phát
triển cơ, xương. Tuy nhiên, lợn con sau khi cai sữa khả năng tiêu hố cịn yếu,
lượng ăn mỗi lần cịn ít, vì vậy cần cho ăn nhiều bữa/ngày, mỗi ngày cho ăn 45 bữa trong giai đoạn đầu. Khoảng cách giữa các bữa ăn phải chia đều, nên cho
ăn thức ăn tinh trước, thô xanh sau. Không cho ăn các loại thức ăn kém phẩm
chất, thối mốc, hư hỏng vì dễ gây cho lợn bị ỉa chảy.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của lợn con
Loại thức ăn: các loại thức ăn khác nhau ảnh hưởng không giống nhau
đến q trình tiết dịch tiêu hóa. Thức ăn nhiều nước sẽ giảm tiết nước bọt và
dich vị.
Kỹ thuật chế biến thức ăn: kỹ thuật chế biến thức ăn khác nhau (như lên
men, ủ chua rang chín...) thì khả năng tiết dịch khác nhau. Thức ăn được rang
chín dịch vị tiết nhiều hơn thức ăn khơng rang chín.
Tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần: khi khẩu phần thức ăn không
cân bằng sẽ gây ra sự căng thẳng của cơ quan tiêu hóa, từ đó dẫn đến hiện tượng


10

giảm đồng hóa thức ăn. Trong khẩu phần có hàm lượng protein cao thì lượng
dịch tụy tiết ra càng nhiều để tiêu hóa thức ăn.

Phương pháp cho ăn, uống: Cách cho ăn cũng làm ảnh hưởng đến sự tiêu
hóa thơng qua lượng dịch tiêu hóa tiết ra bị thay đổi. Nếu cho ăn nhiều bữa và
cho ăn nhiều thức ăn khơ sẽ làm tăng tiết dịch tiêu hóa. Ngồi ra, nhiệt độ thức
ăn và nước uống cũng ảnh hưởng đến khả năng tiết dịch tiêu hóa. Theo
Bakeeva, lợn sau khi uống nước có nhiệt độ 5 - 8oC thì lượng dịch tiêu hóa tiết
ra chỉ bằng 20% so với lợn uống nước ở nhiệt độ thường 20- 25oC.
Ngồi ra, cịn có các yếu tố khác ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hóa thức ăn
của lợn con như:
Các yếu tố về điều kiện môi trường cũng ảnh hưởng đến sinh lý tiêu hóa
ở lợn. Khi nhiệt độ mơi trường cao hoạt đơng tiêu hóa bị ức chế, sự tiết dịch
tiêu hóa giảm
Vận động khơng những làm tăng tính thèm ăn mà còn thúc đẩy sự phát
triển của cơ quan vận động, tăng cường hoạt động trao đổi chất, từ đó tăng khả
năng tiêu hóa thức ăn.
Vỏ não có tác dụng rất lớn cho hoạt động tiêu hóa. Cho nên cần thành lập
các phản xạ có điều kiện để nâng cao chức năng tiêu hóa như tập ăn cho lợn
đúng giờ giấc. Có thể dùng tín hiệu báo chuẩn bị cho ăn...


11

2.1.4. Khả năng điều hòa thân nhiệt của lợn con
Cơ thể lợn con thường sinh ra nhiệt năng, nhiệt năng có thể thải ra mơi
trường xung quanh, ngược lại sự thay đổi nhiệt độ môi trường lại ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự sinh nhiệt và tỏa nhiệt của cơ thể, hiện tượng đó
gọi là trao đổi nhiệt giữa cơ thể lợn con với môi trường.
Lợn con lúc mới sinh có khả năng điều hịa thân nhiệt kém. (Thí nghiệm
của Newland 1969. Trích từ Trần Văn Phùng, 2006) [4] đã chứng minh mối
quan hệ giữa tuổi và thân nhiệt của lợn con. Khi ông tiến hành nuôi lợn con ở
các nhiệt độ khác nhau (110C, 180C và 280C), thì ở nhiệt độ 280C lợn con có

khả năng sinh trưởng nhanh nhất và ở nhiệt độ 110C lợn con có khả năng sinh
trưởng chậm nhất. Nhiệt độ cao hay thấp đều ảnh hưởng tới quá trình điều tiết
thân nhiệt của lợn con.
Nhiệt độ bên ngồi có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tỏa nhiệt và tốc độ sinh
trưởng của lợn con. Nhiệt độ được coi như là một chỉ tiêu ảnh hưởng lớn đến
đặc điểm, chức năng của cơ quan điều tiết nhiệt của lợn con. Nếu nhiệt độ thấp
lợn con mất nhiều nhiệt và có thể dẫn tới chết. Vậy, trong tuần lễ đầu thân nhiệt
của lợn con hồn tồn phụ thuộc vào nhiệt độ của mơi trường. Nếu ở hai ngày
đầu sau khi sinh, nhiệt độ từ 5 - 60C, lợn con có thể chết do lạnh và mất nhiệt.
Sau 3 tuần tuổi, khả năng điều hòa thân nhiệt của lợn con có thể ổn định để đáp
ứng với mơi trường bình thường bên ngồi. Do lợn con có khả năng điều hịa
thân nhiệt kém nên cơ thể dễ bị lạnh và phát sinh bệnh tật, nhất là bệnh ỉa phân
trắng.
Nếu độ ẩm cao thì lợn con dễ bị mất nhiệt và có thể bị cảm lạnh. Độ ẩm
thích hợp cho lợn con ở nước ta là 65 - 70%. Các kết quả nghiên cứu trong nước
và nước ngoài cho thấy rằng khả năng chịu đựng và sự thích nghi của lợn con
đối với mơi trường bên ngồi cịn thấp, làm cho khả năng sinh trưởng phát triển


12

của lợn con bị hạn chế và có thể dễ nhiễm bệnh dẫn đến tỷ lệ nuôi sống thấp.
Trong chăn nuôi, chúng ta thường sử dụng một số biện pháp kỹ thuật để hạn chế
những tác động của các yếu tố nói trên đối với lợn con, nhằm nâng cao hiệu quả
chăn ni cũng như điều hịa nhiệt độ và ẩm độ ở tiểu khí hậu chuồng ni sao
cho thích hợp với lợn con.
2.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng của lợn
Để nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát dục của vật nuôi, người ta
dùng phương pháp định kỳ cân khối lượng và đo kích thước của cơ thể vật ni.
Từ đó tính tốn ra các chỉ tiêu sinh trưởng để đánh giá khả năng sinh trưởng và

phát dục của vật nuôi. Các chỉ tiêu sinh trưởng thường dùng khi nghiên cứu khả
năng sinh trưởng của vật nuôi là:
+ Sinh trưởng tích luỹ: là khối lượng, kích thước, thể tích của vật ni
tích luỹ được qua thời gian khảo sát. Các thông số thu được qua các lần cân đo
là biểu thị sinh trưởng tích luỹ của vật ni.
+ Sinh trưởng tuyệt đối (A): là khối lượng, kích thước, thể tích của vật
ni tăng lên trong một đơn vị thời gian. Đối với lợn, đơn vị sinh trưởng tuyệt
đối thường là gam/con/ngày.
+ Sinh trưởng tương đối (R): là tỷ lệ % của phần khối lượng (thể tích,
kích thước) tăng lên so với khối lượng (thể tích, kích thước) thời điểm cân đo.
Đơn vị sinh trưởng tương đối thường là %.
2.1.6. Một số yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn
Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển
cơ thể lợn bao gồm dinh dưỡng, nhiệt độ và độ ẩm môi trường, ánh sáng và các
yếu tố khác.
Về dinh dưỡng khi chúng ta đảm bảo đầy đủ về thức ăn bao gồm cả về
số lượng và chất lượng thì sẽ góp phần thúc đẩy q trình sinh trưởng và phát


13

triển các cơ quan trong cơ thể. Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong các
yếu tố ngoại cảnh chi phối đến sinh trưởng và sức cho thịt của lợn. Trần Văn
Phùng và cs, (2004) [3] cho rằng: Các yếu tố di truyền không thể phát huy tối
đa nếu khơng có một mơi trường dinh dưỡng và thức ăn hồn chỉnh. Một số thí
nghiệm đã chứng minh rằng, khi chúng ta cung cấp cho lợn các mức dinh dưỡng
khác nhau có thể làm thay đổi tỷ lệ các phần trong cơ thể, ví như chúng ta cho
lợn ăn khẩu phần có nhiều protein thì tỷ lệ nạc sẽ cao hơn và ngược lại nếu
chúng ta cho ăn khẩu phần có nhiều bột đường hoặc nhiều chất béo thì tỷ lệ mỡ
trong thịt sẽ tăng lên.

Cũng theo các tác giả nói trên, trong thời gian mang thai ảnh hưởng của
ni dưỡng rất rõ. Nuôi dưỡng gia súc mẹ tốt trong thời gian mang thai sẽ giúp
gia súc mẹ nhiều con và gia súc con khoẻ mạnh. Thành phần thức ăn và chế độ
dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng và phẩm chất thân thịt của
vật nuôi. Tuy nhiên, trong giai đoạn sau cai sữa, cần cân nhắc đến khả năng
tiêu hóa của lợn con. Do khả năng tiêu hóa của lợn con giai đoạn này chưa cao,
nếu cho ăn quá nhiều dinh dưỡng hoặc thức ăn khơng phù hợp khả năng tiêu
hóa của chúng sẽ dẫn đến tiêu chảy. Đây là vấn đề thường gặp của các cơ sở
chăn nuôi lợn. Nếu để lợn con bị tiêu chảy sẽ ảnh hưởng đến tiêu chảy, thậm
chí tiêu chảy nặng có thể dẫn đến chết.
Nhiệt độ và độ ẩm mơi trường khơng chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức
khoẻ mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cơ thể. Nếu nhiệt độ
mơi trường khơng thích hợp thì sẽ khơng đảm bảo q trình trao đổi chất diễn
ra bình thường cũng như cân bằng nhiệt của cơ thể lợn.Nhiệt độ môi trường
không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ mà cịn ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển cơ thể. Một số cơng trình nghiên cứu chứng minh rằng khi


14

nhiệt độ mơi trường xuống thấp (dưới 5,5 0C) thì lợn con bú sữa có nhu cầu về
vitamin B2 cao hơn rất nhiều khi nhiệt độ môi trường là 29,50C.
Khi nhiệt độ chuồng ni thấp lợn sẽ thất thốt nhiệt rất nhiều, vì lẽ đó
ở lợn con và lợn ni thịt sẽ giảm khả năng tăng khối lượng và tăng tiêu tốn
thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng. Nhiệt độ thích hợp cho lợn ni béo từ 15 180C, cho lợn sinh sản không thấp hơn 10 - 120C. Nhiệt độ chuồng ni có liên
quan mật thiết với ẩm độ khơng khí, ẩm độ khơng khí thích hợp cho lợn vào
khoảng 70% (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [5].
Tác giả Hoàng Toàn Thắng và cs, (2006) [12] cho biết ở điều kiện nhiệt
độ và ẩm độ cao lợn phải tăng cường q trình toả nhiệt thơng qua q trình hơ
hấp (vì lợn rất ít có tuyến mồ hơi) để duy trì thăng bằng thân nhiệt. Ngồi ra

khi nhiệt độ cao sẽ cho khả năng thu nhận thức ăn của lợn hàng ngày giảm. Do
đó tăng trọng bị ảnh hưởng và khả năng chuyển hóa thức ăn kém dẫn đến sự
sinh trưởng, phát dục của lợn bị giảm.
Ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn. Đặc biệt là
lợn con, lợn hậu bị và lợn sinh sản khi không đủ ánh sáng sẽ làm ảnh hưởng
đến q trình trao đổi chất của lợn, trong đó có trao đổi khoáng, với lợn con từ
sơ sinh đến 71 ngày tuổi nếu khơng đủ ánh sáng thì tốc độ tăng khối lượng sẽ
giảm từ 9,5-12%, tiêu tốn thức ăn tăng 8-9%.
Các tác giả trên đều cho rằng ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển của lợn đối với lợn con từ sơ sinh đến 70 ngày tuổi, nếu khơng đủ
ánh sáng thì tốc độ tăng khối lượng sẽ giảm từ 9,5 - 1,5% so với lợn con được
vận động dưới ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trời có thể tăng cường hoạt
động sống và quá trình sinh lý của cơ thể vật ni. Dưới ánh sáng mặt trời cơ
thể phát sinh những phản ứng bên trong và bên ngồi có lợi, tăng cường sinh


15

trưởng phát dục, hồi phục cơ thể. Tuy nhiên, ánh sáng gay gắt cũng làm mỡ của
những vật nuôi béo bị oxy hố mạnh.
Ngồi các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn đã nêu
trên còn có các yếu tố khác như: Chuồng trại, chăm sóc, ni dưỡng, tiểu khí
hậu chuồng ni... Nếu chúng ta cung cấp cho lợn các yếu tố đủ theo yêu cầu
của từng loại lợn sẽ giúp cho cơ thể lợn sinh trưởng đạt mức tối đa.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nghề chăn nuôi lợn ra đời rất sớm, phát triển ở châu Âu và châu Á,sau
đó phát triển sang châu Úc. Đến nay, nuôi lợn đã trở thành một nghề truyền
thống của nhiều quốc gia. Ở nhiều nước như: Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật,
Canada, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Đức, Úc, Trung Quốc, Sing-Ga-Po,

Đài Loan… Nói chung, ở các nước tiên tiến có chăn ni lợn phát triển theo
hình thức cơng nghiệp và đạt trình độ chun mơn hóa cao. Tuy vậy, đàn lợn
trên thế giới phân bổ không đồng đều ở các châu lục. Có tới 70% số đầu lợn
được nuôi ở châu Á và châu Âu, khoảng 30% ở các châu lục khác. Trong đó,
tỷ lệ đàn lợn được ni nhiều ở các nước có chăn ni lợn tiên tiến. Nơi nào có
nhu cầu tiêu dùng thịt lợn càng cao, nơi đó ni nhiều lợn. Tính đến nay chăn
nuôi lợn ở các nước châu âu chiếm khoảng 52%, châu Á 30,4%, châu Úc 5,8%,
châu Phi 3,2%, châu Mỹ 8,6%.
Nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trên thế giới ngày càng tăng cao. Theo USDA,
do ảnh hưởng của dịch bệnh dịch tả lợn châuPhi nên nhu cầu tiêu thụ thịt lợn
của người tiêu dùng giảm đáng kể trong năm 2020 (bình quân trên thế giới giảm
khoảng 37%, các nước châu Á giảm 52% so với năm 2019). Ngoài yếu tố về
vệ an toàn thực phẩm, do giá thịt lợn tăng cao nên đa số có xu hướng chuyển
sang sử dụng thịt gà, thịt bị và các loại thịt khác, có thể nói đây là cơ hội lớn
cho ngành chăn ni gia cầm và đại gia súc.


16

Theo Akita và cs (1993) [28], đã nghiên cứu sản xuất kháng thể đặc hiệu
qua lòng đỏ trứng gà dùng trong phòng và chữa bệnh tiêu chảy ở lợn con. Cùng
với sự phân lập và nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của E.coli, việc nghiên cứu
và sản xuất các chế phẩm phòng tiêu chảy ở lợn cũng được các nhà khoa học
trên thế giới đặc biệt quan tâm.
 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt lợn
Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi (ASF) nên tổng đàn lợn trên thế
giới năm 2020 dự báo đạt 1,02 tỷ con, giảm 10% so với năm 2019. Nguyên
nhân chủ yếu do Trung Quốc là nước có tổng đàn lợn chiếm 45% tổng đàn lợn
trên thế giới nhưng do dịch bệnh nên số lượng đàn lợn nước này dự kiến sẽ
giảm khoảng 25% trong năm 2020. Sản lượng thịt lợn trên thế giới năm 2020

ước tính cũng sẽ giảm khoảng 10%, trong đó các nước châu Á có sản lượng
giảm mạnh nhất, sau Trung Quốc là Philipine (giảm 16%), Việt Nam (giảm
7%)... Mặc dù sản lượng thịt lợn giảm nhưng dự báo thị trường xuất nhập khẩu
sẽ tăng khoảng 10% đạt 10,4 triệu tấn, trong đó nhu cầu nhập khẩu thịt lợn của
Trung Quốc sẽ tăng 35% tổng sản lượng thịt lợn nhập khẩu toàn thế giới. Ngoài
tăng trưởng về số lượng, giá thịt lợn xuất khẩu trong năm 2020 sẽ tăng khá
mạnh so với năm 2019, trong đó Brasil sẽ tăng khoảng 20%, EU tăng 13%.
Việc các nước tăng mạnh giá thịt lợn xuất khẩu sẽ là cơ hội cho Việt Nam trong
việc cạnh tranh về giá nhằm tăng thị phần thịt lợn xuất khẩu vào các nước khơng
có u cầu về chất lượng thịt lợn như Trung Quốc và một số nước châu Phi...
Giống lợn Meishan của Trung Quốc đã được nhiều nước có nền chăn
ni lớn tiên tiến như: Anh, Pháp, Mỹ... nhập và sử dụng làm nguyên liệu để
lai tạo giống, tạo ra các loại lợn có năng suất, sinh sản cao. Khả năng đẻ nhiều
con của lợn Meishan chủ yếu là do tỷ lệ phôi sống cao. Tuy nhiên các nhà
khoa học Anh lại cho rằng: khả năng đẻ nhiều con của lợn Meishan vừa do số
lượng trứng chín rụng nhiều vừa do tỷ lệ phơi sống cao. Cho đến nay các nhà
khoa học cũng chưa nghiên cứu chính xác được khả năng đẻ nhiều con của


17

lợn Meishan là do một gen đặc hiệu nào gây ra. Nhưng gần đây các nhà khoa
học cho rằng, để cải tiến di truyền cịn lại của lợn Meishan có thể đi theo hai
hướng:
Chọn lọc thuần chủng lợn Meishan theo hướng nâng cao tỷ lệ nạc và chất
lượng thân thịt (vì hệ số di truyền của tỷ lệ nạc và chất lượng thân thịt cao, hơn
nữa mức độ biến dị của hai tính trạng này cịn lớn). Tuy nhiên việc xác định tỷ
lệ nạc qua độ dày mỡ lưng đối với lợn Meishan, khơng được chính xác lắm vì
tỷ lệ mỡ lợn này nhiều, đồng thời giá trị thân thịt của lợn Meishan thuần là thấp.
Chọn lai giữa các giống lợn khác với lợn Meishan, sau đó tiến hành chọn

lọc các dịng tổng hợp cả tính trạng sinh sản và cho thịt (có thể sử dụng cả các
gen tín hiệu).
Lợn Meishan được đặc biệt quan tâm vì có tính trạng số con sơ sinh /lứa
đẻ cao, đã có những cơng trình nghiên cứu về gen trên lợn Meishan, những phát
hiện của Haley và cs (1995) [27] về mối liên hệ giữa các gen đến khả năng sinh
sản. Các kết quả nghiên cứu này đã phát hiện ra lợn nái Meishan có tính trạng
số con sơ sinh/lứa đẻ cao là do có tỷ lệ phơi sống cao.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong những năm gần đây việc nhân giống, nuôi lợn rừng và lợn rừng
lai có chiều hướng phát triển mạnh ở nhiều vùng trong cả nước nhất là vùng
đồi núi, vùng cao. Lợn này được nhiều người chăn nuôi ưa chuộng và nó đã
thành con vật ni mang lại thu nhập đáng kể cho người dân vùng cao. Nó đã
cung cấp được một phần nhu cầu thực phẩm sạch, có nguồn gốc tự nhiên cho
xã hội, đặc biệt là các thành phố lớn. Việc nhập nuôi lợn rừng và lợn rừng lai ở
các tỉnh có nguồn gốc từ Thái Lan bằng nhiều con đường khác nhau và nhân
rộng ở một số khu vực ở miền Bắc. Nhiều nơi đã nuôi và phát triển lợn rừng,
lợn rừng lai với lợn địa phương như lợn Mường và lợn Mán vùng Hòa Bình,
Tun Quang, Lào Cai, Thanh Hóa, Sơn La…. Đối với con lai, nhiều địa
phương đã dùng lợn đực rừng để lai với lợn địa phương tạo ra con lai và đã


18

nâng giá trị thương phẩm lên 1,5 - 2,0 lần so với lợn địa phương.
Năm 2007 – 2010 đề tài cấp Bộ thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển
nông thôn đã thành công trong nghiên cứu, nhân thuần giống lợn Rừng Việt
Nam, lợn rừng Thái Lan và con lai giữa chúng (Võ Văn Sự và Tăng Xuân Lưu
và cs, 2008) [8]. Kết quả là lợn Rừng nuôi trong điều kiện bán hoang dã đã sinh
sản tốt, mỗi năm đẻ bình quân 2,0 – 2,2 lứa/năm và bình quân lứa 1 là 5,5 con,
lứa 2 là 6,5 con và từ lứa 3 trở lên bình quân 7,4 con/lứa. Lợn sinh trưởng phát

triển bình thường, ít bệnh tật và dễ ni, khả năng cho thịt cao, tỷ lệ móc hàm
đạt trên 87%. Đối với con lai là giữa lợn rừng và lợn bản cho khả năng tăng
khối lượng tốt và chất lượng thịt cao, giá bán cao hơn so với lợn bản thuần.
Thức ăn ưa thích của chúng là các loại cỏ như cỏ voi, cỏ dại, cỏ trồng… đây là
một lợi thế tại các địa phương trong cả nước nhất là vùng núi.
Nguyễn Ngọc Phụng và cs, (2006) [4] cho biết các tổ hợp lợn lai có máu
Meishan đều cho năng suất sinh sản cao và ổn định trong điều kiện địa phương.
Hội chứng tiêu chảy ở lợn
Tùy theo đặc điểm, tính chất, diễn biến, tùy theo độ tuổi của lợn, tùy theo
yếu tố được cho là nguyên nhân chính mà hội chứng tiêu chảy được gọi bằng
các tên khác nhau như: Bệnh lợn con ỉa phân trắng, chứng khó tiêu, chứng rối
loạn tiêu hóa.
Các nghiên cứu bênh lý tiêu chảy ở gia súc cho thấy, biểu hiện bệnh lý
chủ yếu là tình trạng mất nước và chất điện giải và cuối cùng con vật trúng độc,
kiệt sức và chết. Vì lẽ đó trong điều trị tiêu chảy việc bổ sung nước và các chất
điện giải là yếu tố cần thiết.
Theo Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010) [17] lợn mắc tiêu chảy và chết do
tiêu chảy cao nhất vào mùa xuân và thấp nhất vào mùa thu.


×