Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu khoa học " Ảnh hưởng của chế độ ánh sáng tới sinh trưởng của cây con Vạng trứng (Endospermum chinense Benth) trong giai đoạn vườn ươm " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.83 KB, 7 trang )

Ảnh hưởng của chế độ ánh sáng tới sinh trưởng của cây con Vạng trứng
(Endospermum chinense Benth) trong giai đoạn vườn ươm
Đặng Thịnh Triều
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Đặt vấn đề:
ánhsáng là một trong những nhân tố sinh tồn đối với sinh trưởng và phát triển của
thực vật. ánhsáng không những có tác dụng trực tiếp đến quang hợp mà còn có tác
dụng đến quá trình thoát hơi nước, quá trình hô hấp. Vì thế,ánh sáng có ảnh hưởng
nhiều mặt đến toàn bộ đời sống của thực vật từ khi hạt nảy mầm, cây ra hoa kết
quảcho đến khi chết. Tuy nhiên,các loài cây khác nhau có tính thích ứng sinh thái
khác nhau đối với điều kiện chiếu sáng (Denslow 1980, Popma và Bongers 1988),
ngoài ra nhu cầu ánh sáng cũng phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của thực
vật (Lâm Xuân Sanh, 1965).
Nghiên cứu nhu cầu ánh sáng của cây rừng đã được nhiều nhà Lâm học chú ý.
Trên cơ sở những nghiên cứu đó, ta có thể đoán trước được nhu cầu ánh sáng của
cây rừng trong điều kiện tái sinh tự nhiên hoặc đưa ra những biện pháp lâm sinh
thích hợp trong kinh doanh rừng. Năm 1966 Nguyễn Hữu Thước và các cộng sự
đã nghiên cứu nhu cầu ánh sáng của cây Lim, với mức che sáng 50% sinh trưởng
về chiều cao, đường kính và tổng lượng hữu cơ cho kết quả tốt nhất. Với những
nghiên cứu tương tự, Lâm Công Định (1964)đã khuyến cáo ở mức độ 75% cường
độ ánh sáng là điều kiện tốt nhất cho sinh trưởng của mỡ trong giai đoạn 100 - 110
ngày tuổi. Sasaki và Mori (1981) đã đánh giá khả năng chịu bóng của một số loài
như: Shorea talura, S. ovalis, Hopea helferei và Vatica odorata. Kết quả cho thấy
sinh trưởng của cây con bị ức chế khi cường độ ánh sáng cao hơn 50%. Đối với
cây Hồi (Illicium verum Hook), cấu tạo giải phẫu của lá, hoạt động trao đổi nước
và sự tích luỹ diệp lục cũng như N. P. K trong lá thay đổi dưới các điều kiện chiếu
sáng khác nhau. Tỷ lệ che sáng 60% là phù hợp nhất cho sinh trưởng của cây trong
giai đoạn vườn ươm, (Nguyễn Ngọc Tân, 1989).
Vạng trứng (Endospermum chinense Benth) là cây ưa sáng, tuy nhiên trong giai
đoạn vườn ươm cần được che bóng (Công ty giống và Phục vụ trồng rừng 1995).
Tỷ lệ che sáng cho Vạng trứng trong giai đoạn vườn ươm đã được một số tài liệu


đề cập (Công ty giống và phục vụ trồng rừng 1995, Vụ Khoa học công nghệ
1994). Tuy nhiên, ảnh hưởng cụ thể của chế độ sáng đến sinh trưởng của cây con
như thế nào thì chưa có tài liệu nào được xuất bản. Nghiên cứu này góp thêm sự
hiểu biết về đặc tính sinh học của loài cây này trong giai đoạn vườn ươm.
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được thực hiện tại Vườn thực nghiệm Trung tâm Sinh Thái và Tài
nguyên môi trường- Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam - Từ Liêm - Hà Nội từ
tháng 12 năm 2000 đến tháng 6 năm 2001. Cây con được lấy từ Trung Tâm thực
nghiệm Lâm sinh Cầu Hai. Khi cây được 3 tháng tuổi thì thí nghiệm được bắt đầu
với bốn chế độ ánh sáng là 100%; 80%; 50% và 20%. Để tạo các mức độ chiếu
sáng khác nhau, cây con được đặt trong các hộp có kích thước 2,5 m chiều rộng x
4,5 m chiều dài x 2,0 m chiều cao và được che bằng lưới nylon màu đen với các
độ che sáng tương ứng. Đất dùng cho thí nghiệm là đất phù sa sông Hồng. Một số
lý tính và hoá tính của đất được trình bày trong bảng 1. Túi bầu Poly-etylen với
kích thước 6,3 cm đường kính x 14cm chiều cao. Trong suốt quá trình thí nghiệm,
cây con được tưới nước hàng ngày, mặt bầu được phá váng định kỳ để thuận lợi
cho việc thấm nước cũng như ngăn cản sự phát triển của cỏ và rêu.
Các chỉ tiêu đo đếm gồm: Số lá, đường kính cổ rễ và chiều cao được đo 2 tuần một
lần. Khi thí nghiệm kết thúc, cây con được thu hoạch và chia thành rễ, thân và lá.
Diện tích lá được đo ngay sau khi thu hoạch. Sau khi sấy ở 70
oC
cho đến khi trọng
lượng không thay đổi. Rễ, thân lá được cân để tính trọng lượng khô cho các phần
tương ứng.
Số liệu được xử lý bởi chương trình SPSS (Statistical Packageof Social Sciences).
Duncan’s New Multiple Range Test được dùng để so sánh giá trị trung bình cho
tất cả các chỉ tiêu của mỗi công thức.
Bảng 1: Tính chất lý-hoá của đất thí nghiệm
Thành phần cơ giới
Cát (%) 75.7

Thịt (%) 18.2
Sét (%) 6.1
Thành phần hoá học
pH (KCl) 6.33
Mùn (%) 0.67
Đạm tổng số (%) 0.2
Lân dễ tiêu (mg/100g) 39.04
Kali dễ tiêu (mg/100g) 4.22
Mg trao đổi (meq %) 0.81
Ca (meq %) 7.81
Kết quả
1. Sinh trưởng của Vạng trứng
Các chỉ tiêu sinh trưởng của Vạng trứng sau 6 tháng thí nghiệm được trình bày
trong bảng 2. Kết quả cho thấy rằng sau 6 tháng thí nghiệm, không có sự sai khác
rõ rệt giữa các công thức cho số lá và diện tích lá. Tuy nhiên, diện tích lá đạt cao
nhất tại chế độ che sáng 20% (134.2 cm
2
). Đối với đường kính, sự sai khác nhau
rõ rệt giữa các công thức che sáng: Tại chế độ che sáng 20% và không che, đường
kính cổ rễ là 0,43cm và 0.44 cm so với 0,37cm và 0,38 cm ở chế độ che 50% và
80% (P< 0.01). Tuy nhiên không có sự sai khác rõ rệt giữa các công thức che sáng
80% với 50%, cũng như 20% với không che. Với công thức che sáng 20%, chiều
cao bình quân đạt cao nhất (18.18cm) so với các công thức còn lại và sự sai khác
có ý nghĩa với P <0.01.
Bảng 2: Sinh trưởng của cây con Vạng trứng sau 6 tháng
Mức độ che Số lá Diện tích lá Đường kính cổ Chiều cao (cm)

sáng (%) (cm
2
) rễ (cm)

80 6,06
a
103.04
a
0,38
a
14,40
a

50 5.86
a
121.50
a
0.37
a
15,51
a

20 6.20
a
134.30
a
0.43
b
18,18
b

0 6.10
a
118.40

a
0.44
b
14,90
a


Ghi chú: a;b là các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác nhau
có ý nghĩa của các giá trị sinh trưởng trung bình giữa các công thức che sáng.

2. Sinh khối khô của Vạng trứng sau 6 tháng thí nghiệm.
Bảng 3: Sinh khối khô của Vạng trứng sau 6 tháng thí nghiệm
Mức độ che
sáng (%)
Trọng lư
ợng lá
(g)
Trọng lượng
thân (g)
Trọng lư
ợng rễ
(g)
Tổng trọng
lượng khô (g)
80 0.456
a
0.394
a
0.484
a

1.334
a

50 0.474
a
0.354
a
0.506
ab
1.334
a

20 0.560
a
0.490
a
0.650
bc
1.700
b

0 0.418
a
0.484
a
0.720
c
1.630
ab


Ghi chú: a;b;c là các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác nhau
có ý nghĩa của các giá trị sinh trưởng trung bình giữa các công thức che sáng.

Kết quả từ bảng 3 cho thấy, mặc dù trọng lượng khô của thân và lá đạt cao nhất
(0.56 gm và 0.49 gm, tương ứng) tại công thức chesáng 20%, nhưng sự sai khác
nàykhông có ý nghĩa (P>0.05). Ngược lại, trọng lượng khô của rễ lại khác nhau có
ý nghĩa với kết quả cao nhất ở công thức không che sáng (P<0.05). Tổng trọng
lượng khô của cây con trong giai đoạn này đạt cao nhất tại chế độ che sáng 20%
(1.7 gam). Sự sai khác này không rõ rệt so với tổng trọng lượng khô tại công thức
không che, nhưng khác nhau rõ rệt với các công thức ở chế độ che sáng 50% và
80% (P<0.05).
Kết luận
Theo kết quả trên, cây con Vạng trứng cần được che sáng trong giai đoạn vườn
ươm. Trên cơ sở của thí nghiệm, lần nữa khẳng định che sáng ở mức độ thích hợp
sẽ giúp sinh trưởng của Vạng trứng tốt hơn. Chiều cao và tổng trọng lượng khô
của cây con đạt cao nhất tại mức che 20% cường độ ánh sáng.
Tài liệu tham khảo
Công ty giống và phục vụ trồng rừng 1995. Vạng trứng. Sổ tay kỹ thuật hạt giống
và gieo ươm một số loài cây trồng rừng. Nhà xuất bản Nôngnghiệp Hà Nội1995.
228-233
Lâm Công Định. 1964. Độ chiếu sáng đối với sinh trưởng của mỡ con. Tập san
Lâm nghiệp số 12-1964: 22-26.
Nguyễn Bá Chất. 2001. Vạng Trứng- Loài cây mọc nhanh cần phát triển. Tạp chí
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Số 12- 2001: 900-903.
Nguyễn Hữu Thước, Nguyễn Liên và Đặng Xuân Khương. 1966. Sơ bộ nghiên
cứu yêu cầu ánh sáng của cây lim dưới một tuổi. Tập san SVĐH V.I. 47-51
Nguyễn Ngọc Tân 1989. ảnhhưởng của chế độ ánh sáng, nước và bón phân đối với
cây Hồi (Illicium verumHook) ở giai đoạn vườn ươm. Một số kết quả nghiên cứu
Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp 1976 – 1985. Nhà xuất bản Nông nghiệp 1989:
243-262

Sasaki, S., và Mori. T 1981. Growth responses of Dipterocar seedlings to light.
Malaysia forester 44: 319- 345
Summary: After pointing out the important role of light in the growth and
development of planted trees the paper briefly reviews on this matter. Hence the
paper gives reasons for needed research on effect of light on growth of
Endospermusn chinese seedlings together with research method and the results
obtained. Conclusion is made that height, total dry weight of the seedling is
greatest with 20% reduction of light intensity.

×