SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG ĐỀ THI HKI SINH 12 BAN KHTN – NH 2010 - 2011
Trường THPT Bảo Lộc Thời gian làm bài: 60 phút (40 câu trắc nghiệm)
Mã đề 132
HS dùng bút chì làm bài vào phiếu trả lời trắc nghiệm:
Câu 1: Quần thể nào sau đây không ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. P: 100% AA. B. P: 100% Aa.
C. P: 100% aa. D. P: 25% AA : 50% Aa : 25% aa.
Câu 2: Biết gen A: hạt nảy mầm được trên đất bị nhiễm mặn, alen a: hạt không có khả năng này. Một quần thể đang ở
trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên đất bị nhiễm mặn thì thấy có 3600
hạt nảy mầm. Trong số các hạt nảy mầm, tỉ lệ hạt có kiểu gen dị hợp tính theo lí thuyết là
A. 0,48. B. 0,89. C. 0,32. D. 0,5.
Câu 3: Một quần thể ngẫu phối ban đầu gồm toàn kiểu gen dị hợp (Aa). Nếu không có đột biến và chọn lọc tự nhiên xảy
ra, tính theo lí thuyết, sau 4 thế hệ ngẫu phối (F
4
), cấu trúc di truyền của quần thể là
A. 0 AA : 1 Aa : 0 aa. B. 0,46875AA : 0,0625Aa : 0,46875aa.
C. 0,5625AA : 0,375Aa : 0,0625aa. D. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa.
Câu 4: Cà chua, gen A: quả đỏ, trội hoàn toàn so với a: quả vàng. Một quần thể có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội, cây tứ
bội giảm phân bình thường cho giao tử 2n, cây lưỡng bội giảm phân bình thường cho giao tử n. Các phép lai cho tỉ lệ kiểu
hình 11 quả đỏ : 1 quả vàng ở đời con là
A. AAaa x aa và AAaa x Aaaa. B. AAaa x Aa và AAaa x aaaa.
C. AAaa x Aa và AAaa x AAaa. D. AAaa x Aa và AAaa x Aaaa.
Câu 5: Liệu pháp gen là biện pháp
A. đưa gen lành vào cơ thể người bệnh để tăng sức đề kháng.
B. đưa gen lành vào cơ thể người bệnh để thay thế gen bệnh.
C. đưa gen đột biến có hại để trung hòa gen bị bệnh.
D. đưa gen lành vào cơ thể người bệnh hoặc thay thế gen bệnh bằng gen lành.
Câu 6: Mức xoắn của NST có chiều ngang 300 A
o
là
A. sợi nhiễm sắc. B. sợi cơ bản. C. vùng xếp cuộn. D. crômatit.
Câu 7: Một gen cấu trúc của vi khuẩn E. Coli dài 2040 A
o
. Số axit amin trong phân tử prôtêin được tổng hợp từ gen đó là
A. 198. B. 199. C. 200. D. 98.
Câu 8: Phương pháp nuôi cấy mô thực vật rồi tái sinh ra cây trưởng thành và phương pháp tách phôi động vật thành 2
hay nhiều phôi sau đó cấy phôi vào con vật khác tạo ra nhiều con vật quí hiếm, hai phương pháp trên đều có đặc điểm
chung là
A. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.
B. đều tạo ra các cá thể đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
C. đều thao tác trên ADN và NST.
D. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất.
Câu 9: Gen B có 390 G và tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế 1 cặp Nu này bằng 1 cặp Nu khác thành gen
b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Số Nu mỗi loại của gen b là
A. A = T = 249 ; G = X = 391. B. A = T = 391 ; G = X = 249.
C. A = T = 251 ; G = X = 389. D. A = T = 250 ; G = X = 390.
Câu 10: Trẻ đồng sinh cùng trứng không có đặc điểm chung nào sau đây?
A. Xuất phát từ một hợp tử.
B. Cùng kiểu hình giống nhau dù môi trường khác nhau.
C. Có kiểu gen giống nhau.
D. Phản ứng như nhau trong cùng môi trường.
Câu 11: Một gen cấu trúc ở thực vật có vùng mã hóa gồm 9 đoạn Intron dài bằng nhau. Các đoạn Exon dài bằng nhau và
dài gấp đôi các đoạn Intron. Gen trên phiên mã ra một phân tử mARN trưởng thành có 1500 ribônucleotit. Hỏi vùng mã
hóa của gen trên dài bao nhiêu?
A. 7395A
o
. B. 9690A
o
. C. 14790A
o
. D. 19380A
o
.
Câu 12: Một bà mẹ sinh đôi được 2 cậu con trai. Hai cậu bé này
A. chắc chắn là cặp sinh đôi cùng trứng.
B. có thể là sinh đôi cùng trứng hoặc khác trứng.
C. chắc chắn là cặp sinh đôi khác trứng.
D. do 1 trứng thụ tinh với 2 tinh trùng rồi tách thành 2 phôi.
Câu 13: Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn Nu trên ADN
Trang 1/4 - Mã đề 132
A. chứa mã di truyền, đoạn Nu này thay đổi theo từng cá thể.
B. không chứa mã di truyền, đoạn Nu này thay đổi theo từng cá thể.
C. không chứa mã di truyền, đoạn Nu này giống nhau ở mọi cá thể.
D. chứa mã di truyền, đoạn Nu này giống nhau ở mọi cá thể.
Câu 14: Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta phát hiện được nguyên nhân của những bệnh và hội chứng nào
sau đây ở người: (1) Hội chứng Etuốt; (2) Hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS); (3) Hội chứng Patau; (4) Bệnh thiếu
máu hồng cầu liềm; (5) Bệnh máu khó đông; (6) Bệnh ung thư máu; (7) Bệnh tâm thần phân liệt. Phương án đúng là
A. (1), (3), (6). B. (1), (3), (5). C. (1), (2), (3). D. (3), (4), (7).
Câu 15: Nguyên nhân của bệnh, tật di truyền là
A. bất thường trong bộ máy di truyền. B. đột biến gen.
C. do cha mẹ truyền cho con. D. đột biến NST.
Câu 16: Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc?
A. 5’AUG3’. B. 3’AGU5’. C. 3’UAG5’. D. 3’UGA5’.
Câu 17: Một phân tử mARN của vi khuẩn E. Coli dài 0,408μm và có tỉ lệ các loại Nu A : U : G : X lần lượt là 30% : 10%
: 20% : 40%. Người ta sử dụng mARN này làm khuôn tổng hợp nhân tạo 1 đoạn ADN dài bằng chiều dài mARN trên.
Tính theo lí thuyết, số Nu mỗi loại cung cấp cho tổng hợp 1 đoạn ADN trên là
A. A = T = 720 ; G = X = 480. B. A = T = 240 ; G = X = 360.
C. A = T = 480 ; G = X = 720. D. A = T = 360 ; G = X = 240.
Câu 18: ADN tái tổ hợp là
A. ADN của plasmit và ADN của tế bào nhận. B. gen cần chuyển và ADN của tế bào nhận.
C. ADN của thể truyền và gen cần chuyển. D. ADN của plasmit và ADN của vi khuẩn E. Coli.
Câu 19: Một loài thực vật, 2n = 24. Số loại thể một kép có thể có ở loài này là
A. 8. B. 22. C. 12. D. 66.
Câu 20: Một quần thể thực vật ban đầu có tỉ lệ kiểu gen: P: 0,25AA : 0,35aa : 0,4Aa. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen
của quần thể này sau 3 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc (F
3
) là
A. 0,403125AA : 0,04375Aa : 0,553125aa. B. 0,25AA : 0,4Aa : 0,35aa.
C. 0,375AA : 0,1Aa : 0,525aa. D. 0,425AA : 0,05Aa : 0,525aa.
Câu 21: Trong một quần thể ngẫu phối, thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen 0,36BB + 0,48Bb + 0,16bb = 1. Khi
trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng
hợp thì
A. alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
B. alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
C. tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi.
D. tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau.
Câu 22: Một quần thể thực vật tự thụ phấn ban đầu gồm toàn kiểu gen dị hợp (Bb). Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen
đồng hợp của quần thể này sau 4 thế hệ tự thụ phấn (F
4
) là
A. 0,3750 B. 0,9375 C. 0,0625 D. 0,46875
Câu 23: Điều nào không đúng khi nói đến biện pháp hạn chế gánh nặng di truyền?
A. Tạo môi trường trong sạch. B. Tư vấn di truyền trước khi sinh con.
C. Hạn chế sinh con. D. Hạn chế tác nhân gây đột biến.
Câu 24: Nội dung nào sau đây không đúng về ưu thế lai ?
A. Con lai có ưu thế lai do các gen ở trạng thái đồng hợp.
B. Không dùng con lai F
1
làm giống, chỉ dùng vào mục đích kinh tế.
C. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F
1
, giảm dần ở các thế hệ tiếp theo.
D. Để tạo ưu thế lai, khâu đầu tiên là tạo ra các dòng thuần chủng.
Câu 25: Phép lai nào sau đây là lai thuận nghịch?
A. ♀ AABb x ♂ aabb và ♀ aaBb x ♂ AABb. B. ♀ AA x ♂ aa và ♂ aa x ♀ AA.
C. ♀ AaBb x ♂ aabb và ♀ aabb x ♂ AABb. D. ♀ AA x ♂ aa và ♀ aa x ♂ AA.
Câu 26: Kết quả của biến dị tổ hợp do lai trong chọn giống là
A. tạo sự đa dạng về kiểu gen. B. tạo sự đa dạng về kiểu hình.
C. tạo ra nhiều giống có năng suất cao. D. tạo ra nhiều giống phù hợp điều kiện sản xuất.
Câu 27: Trong mỗi nuclêôxôm có chứa 1 đoạn ADN gồm bao nhiêu cặp Nu?
A. 140. B. 73. C. 144. D. 146.
Câu 28: Khi chiếu xạ với cường độ thích hợp lên túi phấn, bầu noãn hay nụ hoa, người ta mong muốn tạo ra loại biến dị
nào sau đây?
A. Đột biến giao tử. B. Đột biến xôma. C. Đột biến tiền phôi. D. Đột biến đa bội.
Trang 2/4 - Mã đề 132
Câu 29: Ở một loài, NST số II có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do đột biến đảo đoạn NST là: (1) ABCDEFG;
(2) ABCFEDG; (3) ABFCEDG; (4) ABFCDEG. Biết NST số (3) là dạng gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là
A. (1) ← (3) → (4) → (2). B. (1) ← (2) ← (3) → (4).
C. (3) → (1) → (4) → (2). D. (4) ← (3) → (1) → (2).
Câu 30: Hóa chất 5 – BU (5 – Brom Uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A – T thành cặp G – X. Quá
trình thay thế được mô tả theo sơ đồ
A. A – T → X – 5BU → G – 5BU → G – X. B. A – T → G – 5BU → X – 5BU → G – X.
C. A – T → A – 5BU → G – 5BU → G – X. D. A – T → G – 5BU → G – 5BU → G – X.
Câu 31: Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp thường được dùng để tạo ra các biến dị tổ hợp là
A. gây đột biến bằng cosixin. B. chiếu xạ bằng tia X.
C. gây đột biến bằng sốc nhiệt. D. lai hữu tính.
Câu 32: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn chỉ chứa N
15
phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn này sang môi
trường chỉ chứa N
14
thì mỗi phân tử ADN của vi khuẩn này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng
nhân hoàn toàn chứa N
14
?
A. 16. B. 32. C. 30. D. 2.
Câu 33: Vectơ chuyển gen gồm
A. Vi rus và vi khuẩn E. Coli. B. Plasmit và vi rus.
C. Plasmit và Phagơ λ . D. Plasmit và vi khuẩn E. Coli.
Câu 34: Trên một mạch của phân tử ADN có tỉ lệ các loại Nu là
XT
GA
+
+
=
2
1
. Tỉ lệ này ở mạch bổ sung của phân tử
ADN nói trên là
A. 2,0 . B. 0,2. C. 0,25. D. 0,5.
Câu 35: Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Bố và mẹ đều bình thường, sinh một con trai
bị bệnh máu khó đông và một con gái bình thường. Người con gái lớn lên lấy chồng bình thường thì xác suất để cặp vợ
chồng này sinh ra đứa con bị bệnh máu khó đông là bao nhiêu?
A. 37,5%. B. 12,5%. C. 50%. D. 25%.
Câu 36: Cho các phương pháp tạo giống thực vật sau: (1) Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hóa các dòng đơn bội; (2)
Dung hợp tế bào trần khác loài; (3) Tự thụ phấn bắt buột qua nhiều thế hệ; (4) Lai các dòng thuần chủng có kiểu gen khác
nhau để tạo F
1
. Các phương pháp tạo ra dòng thuần chủng là
A. (1), (2). B. (1), (4). C. (1), (3). D. (2), (3).
Câu 37: Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực và nhân sơ khác nhau ở : (1) Chiều tổng hợp; (2) Loại enzim tham gia; (3)
Số lượng đơn vị nhân đôi; (4) Nguyên tắc nhân đôi. Phương án đúng là
A. (2), (4). B. (1), (2). C. (2), (3). D. (1), (3).
Câu 38: Dạng tóc do một gen có 2 alen nằm trên NST thường quy định, trong đó tóc xoăn trội so với tóc thẳng. Bệnh mù
màu đỏ, lục do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Với 2 tính trạng trên, tối đa có thể tạo ra bao nhiêu loại kiểu
gen?
A. 10. B. 12. C. 15. D. 9.
Câu 39: Điểm giống nhau trong kỹ thuật chuyển gen bằng plasmit và chuyển gen bằng Phagơ λ làm thể truyền là
A. đều tạo ra các sản phẩm prôtêin giống nhau. B. đều đòi hỏi trang thiết bị nuôi cấy như nhau.
C. đều gồm các khâu và các loại enzim giống nhau. D. đều dùng tế bào nhận là vi khuẩn E. Coli.
Câu 40: Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường. Bố và mẹ đều bình thường, sinh một con trai bình thường và
một con gái bị bạch tạng. Người con trai lớn lên lấy vợ bị bạch tạng thì xác suất để cặp vợ chồng này sinh ra đứa con gái
bị bạch tạng là bao nhiêu?
A. 1/3. B. 1/6. C. 1/4. D. 1/8.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
1 B
2 B
3 D
4 D
5 D
6 A
7 A
8 D
Trang 3/4 - Mã đề 132
9 A
10 B
11 A
12 B
13 B
14 A
15 A
16 B
17 C
18 C
19 D
20 D
21 D
22 B
23 C
24 A
25 D
26 A
27 D
28 A
29 B
30 C
31 D
32 C
33 C
34 A
35 B
36 C
37 C
38 C
39 C
40 B
Trang 4/4 - Mã đề 132