SỞ GD-ĐT BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG PT DTNT LỤC NGẠN
Năm học: 2010 - 2011
Môn: Lịch sử lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1 (0,5 điểm): Quá trình tiến hóa từ loài Vượn cổ đến Người hiện đại đã trải
qua:
A. 1 bước nhảy B. 2 bước nhảy
C. 3 bước nhảy D. 4 bước nhảy
Câu 2 (0,5 điểm): Phát minh lớn đầu tiên đã cải thiện căn bản đời sống con người
là:
A. Công cụ đá cũ B. Cuộc cách mạng thời đá mới
C. Biết cách tạo ra lửa D. Biết chế tạo cung tên
Câu 3 (0,5 điểm): Con người đã từng bước cải biến và tự hoàn thiện mình là nhờ:
A. Những tác động của tự nhiên;
B. Biết hợp quần xã hội
C. Có óc sáng tạo
D. Quá trình lao động
Câu 4 (0,5 điểm): “Nguyên tắc vàng” trong xã hội nguyên thủy là:
A. Sự công bằng và bình đẳng
B. Sự phân chia chức phận xã hội khác nhau
C. Sự hưởng thụ bằng nhau
D. Sự hợp tác lao động
Câu 5 (2,5 điểm):
Những yếu tố văn hóa truyền thống nào của Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên
ngoài và ảnh hưởng đến những nơi nào?
Câu 6 (5,5 điểm):
Có người đã ví: “Xã hội phong kiến Tâu Âu thời Trung đại giống như những
quả na”.
Bằng sự liên tưởng và những kiến thức lịch sử chọn lọc đã được học, em hãy
làm sáng tỏ ý kiến trên.
-------------- Hết --------------
SỞ GD-ĐT BẮC GIANG ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG PT DTNT LỤC NGẠN
Năm học: 2010 - 2011
Môn: Lịch sử lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1 (0,5 điểm): B
Câu 2 (0,5 điểm): C
Câu 3 (0,5 điểm): D
Câu 4 (0,5 điểm): A
Câu 5 (2,5 điểm):
* Những yếu tố văn hóa truyền thống của Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên
ngoài:
0,5đ - Văn học truyền thống: sử thi Ramayana và Mahabharata; kịch thơ
Sơkuntơla của nhà thơ Kaliđasa ...
0,25đ - Chữ viết: chữ Phạn được phổ biến rộng khắp ...
0,5đ - Tôn giáo, tín ngưỡng: đạo Balamôn, đạo Phật. đạo Hinđu ...
0,25đ - Khoa học: hệ chữ số thập phân, số 0 ...
0,5đ - Nghệ thuật: phong cách kiến trúc, điêu khắc, vũ đạo...
0,5đ * Ảnh hưởng đến các khu vực lân cận như: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Ả
Rập...
Câu 6 (5,5 điểm):
0,25đ - Hình ảnh những quả na gợi sự liên tưởng đến các vương quốc phong kiến
Tây Âu thời Trung đại;
0,75đ - Mỗi một mắt na ví như một lãnh địa phong kiến. Mỗi vương quốc được
chia thành nhiều lãnh địa như thế. Lãnh địa là đơn vị kinh tế, chính trị cơ bản thời
phong kiến phân quyền ở Tây Âu;
* Bởi vì:
0,5đ - Đến giữa thế kỉ IX, các quý tộ và nhà thờ đã cơ bản chiếm xong các vùng
đất và biến thành khu đất riêng của mình, gọi là lãnh địa phong kiến.
0,5đ - Mỗi lãnh địa do 1 lãnh chúa cai quản. Nhà vua cũng là 1 lãnh chúa lớn.
1đ - Mỗi lãnh địa là 1 đơn vị kinh tế khép kín, mang tính chất sản xuất tự nhiên, tự
cấp, tự túc, hoàn toàn không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài (trừ muối và
sắt);
1đ - Mỗi lãnh địa là 1 đơn vị chính trị độc lập mà lãnh chúa có quyền lực như một
ông vua, có quân đội, tòa án, luật pháp, chế độ thuế, tiền tệ, đo lường riêng...
0,25đ - Nhà vua ít khi can thiệp vào các lãnh địa của các lãnh chúa, thậm chí 1 số
lãnh chúa còn được “miễn trừ”...
0,5đ - Lãnh địa phong kiến là biểu hiện rõ nét của chế độ phong kiến phân quyền ở
Tây Âu thời Trung đại.
0,5đ - Nhận xét: hình ảnh quả na là 1 sự liên tưởng, so sánh có cơ sở và rất thú vị...
-------------- Hết --------------