Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

Khóa Luận Những khó khăn tâm lý trong giao tiếp của học sinh lớp 1, Trường Tiểu học Quảng Hợp - Quảng Trạch - Quảng Bình.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.75 KB, 93 trang )

Lời Cảm Ơn
“Khơng có sự thành cơng nào mà khơng cần sự giúp đỡ của người khác”.
Hồn thành q trình học tập, em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể thầy cô giáo
Khoa Sư phạm - Trường Đại học Quảng Bình đã dạy dỗ và giúp đỡ chúng em
trong suốt 4 năm học tập tại trường.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Thạc sĩ Nguyễn Thị
Thùy Vân - Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình học tập,
nghiên cứu để hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo và học sinh tại
Trường Tiểu học Quảng Hợp – Quảng Trạch - Quảng Bình. Trong q trình
nghiên cứu, khơng tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo và độc giả để đề tài được hoàn thiện
hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Quảng Bình, ngày tháng 7 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Hà Châu

1


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng em, dưới sự hướng dẫn của
cô Nguyễn Thị Thùy Vân. Các nội dung nghiên cứu trong đề tài là trung thực, chưa
cơng bố dưới bất kì hình thức nào dưới đây. Các dữ liệu sử dụng trong đề tài có nguồn
gốc rõ ràng, phân tích một cách trung thực, khách quan phù hợp với thực tiễn của vùng
miền nghiên cứu.

2



MỤC LỤC

3


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỔ
STT của
bảng/biể

Tên bảng

Trang

u
2.2
2.3

BẢNG

2.4
2.5
2.6

BIỂU

2.7
2.2

Khó khăn tâm lý trong giao tiếp của học sinh lớp 1 ở các

mối quan hệ
Khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 trong giao tiếp với
giáo viên
Khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 trong giao tiếp với
bạn bè cùng lớp
Khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 trong giao tiếp với
bạn bè (khác lớp, khác khối)
Nguyên nhân khách quan dẫn đến khó khăn tâm lý trong
giao tiếp của học sinh lớp 1
Nguyên nhân chủ quan dẫn đến khó khăn tâm lý trong
giao tiếp của học sinh lớp 1
Biểu hiện của KKTL trong giao tiếp ở học sinh lớp 1
trong các dạng hoạt động

4

32
33
37
40
43
46
42


THỐNG KÊ TRÍCH DẪN
STT
1
2


3

4
5
6
7
8
9
10
11
12

13

14
15
16
17

Tác giả tài liệu trích dẫn
Lêơnchiev A. N (1979), Giao tiếp sư phạm, NXB Trí
thức, Hà Nội
Hồng Anh, Vũ Kim Thanh (1995), Giao tiếp sư
phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội
Nguyễn Thanh Bình (1999), Một số TNTL trong giao
tiếp của giáo sinh khi giảng bài trên lớp, Tạp chí
nghiên cứu giáo dục số 7 – 1999.
Vũ Dũng (2000), Từ điển Tâm lý học, NXB Khoa
học Xã hội, Hà Nội
Hồ Ngọc Đại (2000), Tâm lý học dạy học (tái bản),

NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Phạm Thị Đức (12/1991), Chuẩn bị về tâm lý cho trẻ
vào lớp 1, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục, số tháng 12.
Vũ Ngọc Hà (2003), Một số trở ngại tâm lý của trẻ
khi vào lớp 1, Tạp chí tâm lý học, số 4.
Phạm Minh Hạc (1992), Tâm lý học, NXB Giáo dục,
Hà Nội
Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập Tâm lý học, NXB
Giáo dục, Hà Nội
Trần Hiệp, Đỗ Long (1990), Sổ tay Tâm lý học, NXB
Xã hội, Hà Nội
Bùi Văn Huệ (2002), Giáo trình Tâm lý học, NXB
Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Luật Giáo dục (2019), Điều 29.
Lômôv. B. Ph (2002), Những vấn đề lý luận và
phương pháp luận tâm lý học, bản dịch của Nguyễn
Đức Hưởng, Dương Diệu Hoa, Phan Trọng Ngọ,
NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội
Debesse Maurice (1971), Tâm lý nhi đồng, NXB trẻ
Hồ Chí Minh, Tồn tập – tập 12, NXB Chính trị
Quốc gia
Nguyễn Thị Nhất (1992), 6 tuổi vào lớp 1, NXB Kim
Đồng, Trung tâm nghiên cứu trẻ em.
Nguyễn Thị Oanh (1993), Tâm lý truyền thơng và
5

Trang

Tần suất


khóa luận

trích dẫn

12

1

13

1

14

1

13,14

2

20

1

8

1

9


1

12

1

13

1

14

1

13

1

1

1

12

1

6

1


1

1

8

1

11

1


giao tiếp, Đại học Mở - Bán công TP.HCM
Petropxki. A. V (chủ biên) (1982), Tâm lý học lứa
18

19
20

21

22
23

24

tuổi và tâm lý học sư phạm – tập 2, NXB Giáo dục,
Hà Nội
Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quảng Uẩn (1998), Tâm

lý học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội
Nguyễn Khắc Viện (1993), Nỗi khổ của con em,
Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em.
Nguyễn Khắc Viện (1995), Từ điển tâm lý học, NXB
Thế giới, Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em, Hà
Nội
Viện ngôn ngữ học (1993), Từ điển Anh – Việt, NXB
TP.HCM
Nguyễn Như Ý (1998), Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn
hóa
Bianka Zazzo (1990), Bước chuyển từ mẫu giáo lên
lớp 1 – tập 2, Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em
biên soạn, Hà Nội.

6

6,18

2

14

1

8,19

2

12,14


2

9

1

9

1

5

1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu, chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

GV:

Giáo viên

HS:

Học sinh

KKTL:


Khó khăn tâm lý

KKTLTGT:

Khó khăn tâm lý trong giao tiếp

GT:

Giao tiếp

GĐ:

Gia đình

SGK:

Sách giáo khoa

TB:

Thứ bậc

7


A.

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Như chúng ta biết, trước những đổi thay mạnh mẽ của khoa học - công nghệ,
kinh tế - xã hội đặc biệt là trong bối cảnh tồn cầu hố và sự phát triển nền kinh tế tri
thức, đòi hỏi yếu tố con người được đặt lên hàng đầu. Việt Nam đang đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nên thực tế yêu cầu nguồn nhân lực là những con
người được phát triển toàn diện.
Để đạt được mục tiêu ấy Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách
đầu tư cho sự phát triển nguồn lực và nhận thấy rằng: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư
cho sự phát triển”. Sự nghiệp “Trồng người” đã được đặt lên vị trí hàng đầu, chính vì
vậy Giáo dục và Đào tạo đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng. Bác Hồ đã
từng dạy: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có những con người xã hội chủ
nghĩa. Đó là những con người được giáo dục, được đào tạo. Có kiến thức văn hố,
khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng
yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng được yêu cầu phát triển của
đất nước” [15].
Hơn nữa, ngành giáo dục đang đứng trước yêu cầu đổi mới nhằm đáp ứng nguồn
nhân lực cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Mọi tổ chức, gia đình và cơng dân có
trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu
giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.
Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân đặt cơ sở quan
trọng cho việc tiếp tục học ở bậc học cao hơn. “Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ
sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, năng lực của học sinh, chuẩn
bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.” [12].
Lớp 1 có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thơng nói chung
và trong bậc tiểu học nói riêng. Từ mẫu giáo lên lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng
đối với mỗi học sinh. Quá trình chuyển đổi hoạt động chủ đạo từ vui chơi ở mẫu giáo
sang học tập ở tiểu học, trẻ phải tham gia vào một cuộc sống mới, một môi trường
mới, hoạt động mới, yêu cầu mới… điều đó sẽ gây cho trẻ rất những khó khăn nhất
định về tâm lý, trong đó có những khó khăn tâm lý trong giao tiếp, trong khi đó giao
tiếp lại là điều kiện quan trọng của sự hình thành và phát triển tâm lý con người, đồng

thời là điều kiện tất yếu của sự tồn tại con người và lồi người. Khơng có giao tiếp,
con người khơng thể trở thành một thực thể xã hội. Có thể nói giao tiếp là nhu cầu cơ
8


bản của con người. Trong cuộc sống, chúng ta có nhu cầu chia sẻ tâm tư, nguyện vọng,
tình cảm với những người xung quanh, lắng nghe, hiểu và đồng cảm với những khó
khăn của họ. Tuy nhiên trong thực tế, không phải lúc nào giao tiếp của chúng ta cũng
gặp thuận lợi mà sẽ có những khó khăn nhất định. Những khó khăn này làm giảm hiệu
quả giao tiếp, đơi khi gây ra những hiệu quả nặng nề về mặt tâm lý. Do vậy, việc
nghiên cứu những khó khăn tâm lý trong giao tiếp là một vấn đề cần được quan tâm.
Mặt khác, tuy đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về khó khăn tâm lý của học sinh
lớp 1, song mảng nghiên cứu về những khó khăn tâm lý trong giao tiếp của của học
sinh đầu lớp 1 vẫn chưa được nghiên cứu trên nhiều địa bàn, vùng miền khác nhau. Vì
vậy, nghiên cứu những khó khăn tâm lý trong giao tiếp của trẻ đầu lớp 1 là cần thiết để
giúp các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo – những người làm công tác giáo dục nhận
thức được các khó khăn tâm lý trong giao tiếp của trẻ khi vào học lớp 1 và có biện
pháp thích hợp giúp các em sớm vượt qua được những trở ngại đó để tham gia có hiệu
quả các hoạt động ở trường Tiểu học, hướng đến sự phát triển tích cực và mục tiêu
giáo dục toàn diện.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Những khó
khăn tâm lý trong giao tiếp của học sinh lớp 1, Trường Tiểu học Quảng Hợp - Quảng
Trạch - Quảng Bình.”
2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, phân tích thực trạng về khó khăn tâm
lý trong giao tiếp của học sinh đầu lớp 1 Trường Tiểu học Quảng Hợp nhằm đề xuất
một số biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý trong giao tiếp, góp phần nâng cao khả
năng thích ứng cho học sinh lớp 1 nói riêng và hiệu quả tham gia các hoạt động ở nhà
trường của học sinh khối lớp này nói chung.

3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Khó khăn tâm lý trong giao tiếp của học sinh đầu lớp 1 ở trường Tiểu học Quảng
Hợp.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Giáo viên và học sinh lớp 1A của Trường Tiểu học Quảng Hợp – huyện Quảng
Trạch – tỉnh Quảng Bình
3.3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Giới hạn và nội dung nghiên cứu

9


Do điều kiện về mặt thời gian, vấn đề khó khăn tâm lý là một vấn đề khá rộng
nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu khó khăn tâm lý trong giao tiếp của học sinh lớp 1.
3.3.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Chúng tôi chỉ nghiên cứu trên 30 học sinh lớp 1A và 26 giáo viên Trường Tiểu
học Quảng Hợp – huyện Quảng Trạch – tỉnh Quảng Bình.
3.3.3. Thời gian thực hiện
Từ tháng 12/2019 đến tháng 7/2020.
4. Giả thuyết khoa học

Có thể, học sinh lớp 1 cịn gặp nhiều khó khăn tâm lý trong giao tiếp với mức độ
khác nhau do nhiều nguyên nhân. Nếu tìm ra biện pháp phù hợp sẽ giúp học sinh khắc
phục được khó khăn tâm lý trong q trình giao tiếp để thích ứng tốt hơn với mơi
trường ở trường Tiểu học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:

5.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về khó khăn tâm lý trong giao tiếp của học sinh
lớp 1.
5.2. Thực trạng khó khăn tâm lý trong giao tiếp của học sinh lớp 1 Trường Tiểu
học Quảng Hợp – huyện Quảng Trạch – tỉnh Quảng Bình.
5.3. Một số biện pháp để khắc phục khó khăn tâm lý trong giao tiếp cho học sinh
lớp 1 ở trường Tiểu học Quảng Hợp – huyện Quảng Trạch – tỉnh Quảng Bình
6. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng 3 nhóm
phương pháp:
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Phương pháp phân tích và tổng hợp và hệ thống hố lý thuyết
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
6.2.2. Phương pháp quan sát
6.2.3. Phương pháp trò chuyện
6.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
6.3. Phương pháp thống kê tốn học
7. Đóng góp mới của đề tài

10


Phát hiện khó khăn tâm lý trong giao tiếp của học sinh lớp 1 Trường Tiểu học
Quảng Hợp – huyện Quảng Trạch – tỉnh Quảng Bình
Bước đầu tìm ra biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý trong giao tiếp của học
sinh góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học..
8. Cấu trúc của khố luận


Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, nội dung Khóa luận gồm có 3
Chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1
Chương 2: Thực trạng khó khăn tâm lý trong giao tiếp của học sinh lớp 1 Trường
Tiểu học Quảng Hợp – huyện Quảng Trạch – tỉnh Quảng Bình
Chương 3: Một số biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý trong giao tiếp cho học
sinh đầu lớp 1 Trường Tiểu học Quảng Hợp – huyện Quảng Trạch – tỉnh Quảng Bình

11


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ
CỦA HỌC SINH LỚP 1
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Vấn đề khó khăn tâm lý trong giao tiếp đã được các nhà nghiên cứu xem xét dưới
nhiều góc độ, nhiều loại khách thể với nhiều lĩnh vực khác nhau. Do phạm vi nghiên
cứu của đề tài, chúng tơi khơng có điều kiện đề cập một cách hệ thống tồn bộ các
cơng trình nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong giao tiếp mà chỉ trình bày một cách
tổng qt một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến đề tài.
1.1.1. Những nghiên cứu ở ngoài nước
Trong thập kỷ 70 của thế kỷ XX bà Bianka Zazzo cùng với 12 cộng sự là chuyên
gia cao cấp về tâm lý, y khoa và giáo dục của bà thuộc trung tâm nghiên cứu trẻ em của
đại học Paris trong 10 cơng trình nghiên cứu với: “Bước chuyển lớn từ mẫu giáo lên lớp
1” tác giả đã chỉ ra khó khăn tâm lý lớn nhất mà trẻ gặp phải làm cản trở đến sự thích
ứng với hoạt động học tập của trẻ là sự “thay đổi môi trường hoạt động một cách triệt
để là sự chuyển dạng hoạt động chủ đạo” [24]. Mẫu giáo lấy hoạt động vui chơi làm

chủ đạo, hoạt động vừa học vừa chơi, hoạt động đa dạng, tính tùy hứng cá nhân nặng
hơn tính chỉ đạo của giáo viên. Bước sang lớp 1 hoạt động chủ đạo, học sinh phải
nghiêm chỉnh chấp hành theo sự chỉ đạo của giáo viên, theo nguyên tắc của lớp học, đã
góp phần quan trọng làm sáng tỏ thêm vấn đề khó khăn của học sinh lớp 1 ở nước Pháp.
Cơng trình của bà ít giải quyết vấn đề lý luận mà nhằm vào giải quyết mặt thực tiễn của
vấn đề.
Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa người với người nhằm
truyền đạt, lĩnh hội tri thức, trao đổi, chia sẻ tình cảm với nhau. Chính vì vậy, vấn đề
giao tiếp được đề cập từ rất lâu. Đến thế kỷ XX, giao tiếp đã được các nhà nghiên cứu
với tư cách như là một khoa học ở nhiều góc độ khác nhau.
G.C.Meet (1863- 1931) nhà tâm lý học và triết học người Mỹ đã đưa ra thuyết
quan hệ tượng trưng. Tác giả khẳng định vai trò của giao tiếp đối với sự tồn tại của
loài người trong cộng đồng, nhấn mạnh các yếu tố tác động qua lại trong giao tiếp.
Nghiên cứu vấn đề KKTL trong giao tiếp của trẻ đầu lớp 1, nổi bật lên một số tác
giả tiêu biểu như sau:
12


Trong cơng trình nghiên cứu của G.M.Anctrecva, tác giả đã đề cập đến những
khó khăn tâm lý trong q trình giao tiếp. Theo tác giả, trong quá trình giao tiếp, con
người bắt gặp một số bức rào cản tâm lý. Những trở ngại tâm lý đó có thể nảy sinh do
sự bất đồng ngôn ngữ, do sự khác biệt về xã hội, chính trị, tơn giáo, nghề nghiệp, do
những đặc điểm tâm lý cá nhân của những người tham gia giao tiếp. Cơng trình nghiên
cứu này của G. M. Anctrecva chủ yếu đi vào lý luận về khó khăn tâm lý trong lĩnh vực
giao tiếp trên khách thể nghiên cứu là người lớn
Trong cuốn “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm” tác giả A.V.Petrovxki
đã đưa ra những biến đổi về mặt sinh lý trong cơ thể trẻ 6 tuổi. Bên cạnh đó, ơng cịn
đề cập đến những biến đổi tâm lý của trẻ lớp 1 thành 3 loại:
+ Thứ nhất: Trẻ phải làm quen với chế độ học tập mới
+ Thứ hai: Trẻ phải đối mặt với những thay đổi về tính chất của các mối quan hệ:

quan hệ với cơ giáo, với gia đình và với bạn bè
+ Thứ ba: Trẻ mất dần đi với những hứng thú học tập ban đầu và uể oải, thờ ơ với
việc học. Có thể gọi là sự “vỡ mộng” của trẻ [18].
Trong tác phẩm này, A. V. Petrovxki cũng đã đề cập đến những nguyên nhân dẫn
đến khó khăn, ảnh hưởng của những khó khăn này đến đời sống của trẻ và đề xuất một
số biện pháp để giải quyết khó khăn cho trẻ.
Việc phân tích trên cho thấy các tác phẩm và các cơng trình nghiên cứu của nước
ngồi về vấn đề khó khăn tâm lý tong giao tiếp của HS lớp 1 chủ yếu đi vào nghiên
cứu lý luận về khó khăn tâm lý, thực tiễn ít hoặc là chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu về
khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập.
Nhà tâm lý học Debesse Maurice, trong cơng trình nghiên cứu KKTL của trẻ em
khi đi học lớp 1 đã chỉ ra rằng, đứng trước ngưỡng cửa lớp 1, trẻ em gặp rất nhiều
KKTL. Điều này đã ảnh hưởng tới sự thích ứng với hoạt động giao tiếp của trẻ, làm
cho trẻ sợ học, không muốn tới trường và kết quả học tập không cao [14].
Nghiên cứu của C.M.Sukina đề cập đến vấn đề thích ứng của học sinh lớp 1. Bà
cho rằng, học sinh lớp 1 có KKTL khi bước vào mơi trường học tập mới, mức độ thích
ứng thể hiện ở 3 mức khác nhau: cao, trung bình và thấp. Và cũng chính những tác
động khơng thuận lợi của gia đình và nhà trường tạo ra KKTL cho trẻ lớp 1. Cụ thể là:
+ Trẻ không được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học
+ Trẻ không thỏa mãn trong giao tiếp với người lớn
+ Trẻ tự nhận thức không đúng về bản thân trong nhóm bạn
13


Tóm lại, các tác giả nước ngồi khi nghiên cứu về KKTL, KKTL trong giao tiếp
của học sinh ít nhiều đã chỉ ra được những vấn đề lý luận về bản chất của KKTL,
nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó; đồng thời các tác giả cũng chỉ ra được ảnh
hưởng của nó tới hoạt động học tập của học sinh. Tuy nhiên, so với các lĩnh vực khác,
KKTL trong giao tiếp cịn ít được các nhà nghiên cứu khoa học nước ngồi quan tâm
nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu KKTL trong giao tiếp của học sinh đầu lớp 1 phải

được các nhà Tâm lý học nghiên cứu nhiều hơn và toàn diện hơn.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Từ trước đến nay, khó khăn tâm lý đặc biệt là khó khăn tâm lý trong giao tiếp
được các nhà tâm lý học, giáo dục học nghiên cứu chưa nhiều. Một số tác giả tiêu biểu
như Trần Trọng Thủy, Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Thị Nhất, Phạm Thị Đức, Nguyễn
Xuân Thức đã có một số bài viết đề cập đến vấn đề này.
Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, vấn đề KKTL, KKTL trong giao tiếp cũng
được nhiều tác giả nghiên cứu.
Tiến sỹ Nguyễn Ánh Hồng cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu một số khó khăn
trong giao tiếp ứng xử của học sinh theo thang đo Rutter. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra
tỷ lệ học sinh có khó khăn và các mức độ khó khăn trong giao tiếp ứng xử: khó khăn
trong quan hệ bạn bè cùng lứa, khó khăn cảm xúc, khó khăn thích nghi, khó khăn ứng
xử. Kết quả nghiên cứu còn chứng minh điều kiện gia đình, hồn cảnh sống của học
sinh ảnh hưởng đến khó khăn cảm xúc và khó khăn trong quan hệ bạn bè cùng lứa.
Tác giả Cao Xuân Liễu nghiên cứu về một số KKTL của học sinh lớp 1 người
dân tộc K'ho ở Lâm Đồng. Đề tài đã chỉ ra mức độ ảnh hưởng của từng khó khăn: khó
khăn trong giao tiếp với cơ giáo, khó khăn về học tập, khó khăn về ngơn ngữ tới học
sinh cũng như chỉ ra các nguyên nhân gây ra các khó khăn đó.
Trong khi nghiên cứu về một số trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với
học sinh khi thực tập tốt nghiệp, tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình đã đưa ra kết luận:
Trở ngại tâm lý trong giao tiếp là những đặc điểm tâm lý và kiểu hành vi ứng xử
không phù hợp với nội dung, đối tượng và hồn cảnh giao tiếp. Những trở ngại tâm lí
trong giao tiếp được biểu hiện ở 3 mặt: nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi của
chủ thể giao tiếp. Bản chất của các trở ngại tâm lý này là sự không phù hợp giữa
những đặc điểm tâm lý cá nhân và kiểu hành vi ứng xử với nội dung, đối tượng và

14


hồn cảnh giao tiếp. Ở đây, tác giả cịn nêu lên những nguyên nhân khách quan gây

nên những trở ngại tâm lý và đề xuất một số biện pháp để giải quyết trở ngại này.
Tác giả Nguyễn Thị Nhất trong tác phẩm “6 tuổi vào lớp 1” cũng đã nêu lên
những khó khăn tâm lí mà trẻ lớp 1 phải vượt qua. Theo tác giả “trong quá trình lớn
lên của trẻ em, có những bước ngoặt chuyển từ giai đoạn này chuyển sang giai đoạn
khác, trẻ em đòi hỏi phải thay đổi phương thức sinh hoạt một cách khá triệt để”;
“Giữa những phương thức học tập ở mẫu giáo và lớp 1 có một sự biến động đột ngột
đối với trẻ em, một bước ngoặt quan trọng đòi hỏi một sự thích nghi về nhiều mặt
khơng dễ gì vượt qua. Đúng là một cửa ải phân chia hai cuộc sống khác nhau.” [16]
Trẻ phải từ bỏ cuộc sống thoải mái, đa dạng vui nhộn ở mẫu giáo và phải khép
mình vào kỷ luật nghiêm khắc như: ngồi yên cả tiết học, tập trung nghe cô giảng bài,
tập trung điều khiển mắt và tay, cố gắng nhớ cho hết những điều phải học và phải thực
hiện những thao tác tư duy trìu tượng.
Theo bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, giám đốc trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em thì
6 tuổi vào lớp 1, trẻ phải vượt qua một trong những “Nỗi khổ của con em” chúng ta. Ở
đây tác giả đề cập đến một số “nỗi khổ” mà học sinh lớp 1 phải gánh chịu:
+ Phải tuân theo những nguyên tắc của lớp học.
+ Thường xuyên chịu sự kiểm tra, đánh giá của thầy cô, cha, mẹ
+ Phải đáp ứng được những kì vọng quá sức của cha mẹ
+ Phải học nhiều, chơi ít.
Qua đây, tác giả cũng đã “hiến kế” để tháo gỡ khó khăn cho học sinh lớp 1 như
tạo điều kiện vui chơi cho trẻ, tạo nên mối “thân tình” giữa giáo viên và học trị, tạo
hứng thú cho trẻ trong việc học, tạo điều kiện kết bạn cho trẻ…[20]
Nghiên cứu của Phạm Thị Đức, trong bài viết “Chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp
1” tác giả cũng nêu ra một số khó khăn tâm lý của trẻ khi đi học như chưa quen với
chế độ học tập, chưa có thói quen nắm các dữ kiện, câu hỏi của bài tập, yêu cầu của cô
giáo trước khi bắt tay vào hành động: nhút nhát, mất bình tĩnh trước hồn cảnh mới,
chưa có động cơ học tập đúng đắn. [6]
Trong bài viết “Một số trở ngại tâm lý của trẻ em khi vào lớp 1” tác giả Vũ Ngọc
Hà đã nêu ra một số trở ngại tâm lý mà khi vào học lớp 1 trẻ em thường gặp phải đó
là:

-

Khó khăn trong việc thích nghi với mơi trường mới.

-

Khó khăn trong các mối quan hệ.

-

Khó khăn khi phải đến trường. [7]
15


Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Thức một cách khá chi tiết về những khó
khăn tâm lý ở học sinh lớp 1, nguyên nhân gây nên những khó khăn đó cụ thể như sau:
- Các nguyên nhân chủ quan:
+ HS chưa hiểu rõ nội quy.
+ HS được chuẩn bị quá kĩ lưỡng trước khi tới trường.
+ HS không được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng khi đi học.
+ Do tính cách của HS.
+ Do HS chưa đủ tuổi đến trường.
+ Do HS mắc phải một số bệnh bẩm sinh.
-

Các nguyên nhân khách quan.
+ Nhóm nguyên nhân thuộc về gia đình.
+ Nhóm ngun nhân thuộc về nhà trường.
+ Nhóm ngun nhân thuộc về xã hội.
Tác giả cho rằng, các nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân gây ra khó

khăn tâm lý nhiều hơn cho học sinh lớp 1. Ngoài ra tác giả cũng đưa ra một số giải
pháp sư phạm để tháo gỡ những khó khăn tâm lý cho HS.
Tóm lại, những cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước trên đây chủ yếu
nghiên cứu trên khách thể có độ tuổi lớn với đặc trưng tâm lý và hoạt động chủ đạo
khác biệt cơ bản với học sinh lớp 1 – những học sinh đang phải đối mặt với một bước
ngoặt trong cuộc đời. Vấn đề khó khăn tâm lí trong giao tiếp của học sinh lớp 1 phức
tạp, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu sâu về KKTL trong giao tiếp của HS lớp 1 ở những
vùng miền khác nhau. Điều đó đã thơi thúc tơi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài này.

1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khó khăn tâm lý

Theo từ điển Tiếng Việt thì “khó khăn” có nghĩa là sự trở ngại làm mất nhiều
công sức hoặc thiếu thốn.[23]
Từ điển Anh – Việt thì “difficulty hoặc hardship” đều dùng để chỉ sự khó
khăn, gay go, khắc nghiệt đòi hỏi nhiều nỗ lực để khắc phục.[22]
Như vậy, từ cách định nghĩa của các từ điển trên ta có thể thấy khi nói đến khó
khăn có nghĩa là nói đến những gì cản trở, trở ngại, đòi hỏi nhiều nỗ lực vượt qua.
Trong thực tiễn khi tiến hành bất cứ một hoạt động nào con người đều gặp phải
những khó khăn, làm cho hoạt động chệch hướng, làm giảm đi hiệu quả mà con người
mong muốn, thậm chí khơng đạt hiệu quả hoạt động. Những khó khăn khi gặp phải
16


nếu con người ta khơng biết cách khắc phục thì sẽ khơng vượt qua được hoặc nếu vượt
qua được thì hiệu quả công việc sẽ rất thấp. Đặc biệt là khi làm quen với mơi trường
mới, hoạt động mới.
Những khó khăn, đặc biệt là khó khăn tâm lý làm xuất hiện những hiện tượng
tiêu cực, gây sốc, choáng, mệt mỏi, nhìn chung là mất phương hướng và những điều
đó làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng và hiệu quả công việc, đặc biệt là đối với lứa

tuổi mới lớn còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành nhân cách con người.
Những khó khăn này được gọi chung là những khó khăn trong q trình hoạt
động của con người được tạo nên bởi các yếu tố mang tính chất tiêu cực. Đó là những
yếu tố khách quan (bên ngồi) và yếu tố chủ quan (bên trong)
Những yếu tố bên ngoài được hiểu là phương tiện, những điều kiện, môi trường...
Đây là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình hoạt động của con người.
Những yếu tố bên trong, chính là những yếu tố xuất phát từ bản thân mỗi cá nhân
khi tham gia vào hoạt động đó như nhận thức, thái độ tình cảm, năng lực, vốn kinh
nghiệm, thao tác kỹ năng tiến hành hoạt động. Các yếu tố bên trong có thể chia làm 2 loại
là yếu tố tâm lí và yếu tố sinh học. Những khó khăn do yếu tố tâm lý tạo nên gọi là những
khó khăn tâm lý. Chính yếu tố bên trong này ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình và kết quả
hoạt động của con người.
Xuất phát từ quan điểm trên, khó khăn tâm lý trong đề tài này được hiểu như sau:
“Khó khăn tâm lý là tồn bộ những yếu tố, những nét tâm lý của cá nhân, nảy sinh
trong quá trình hoạt động của chủ thể, gây cản trở, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình
và hiệu quả hoạt động của chủ thể”.
1.2.2. Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là một phạm trù lớn trong tâm lý học và cũng là đối tượng nghiên cứu
của nhiều ngành khoa học xã hội khác. Nhưng cho đến nay, giao tiếp vẫn còn là một
trong những vấn đề được tranh luận rất nhiều và chưa có một định nghĩa chung nào
thống nhất cho tất cả các lĩnh vực nghiên cứu về nó được mọi người thừa nhận. Mỗi
một định nghĩa được các nhà nghiên cứu đưa ra đều có hạt nhân hợp lý và đều thể hiện
một quan điểm riêng phù hợp với cách luận giải về vấn đề này. Tuy nhiên, có thể khái
quát các hướng nghiên cứu và các định nghĩa theo những trường phái tâm lý học tiêu
biểu sau:

17


Giao tiếp đã được nhiều nhà tâm lý học quan tâm. Trong nền tâm lý học phương

Tây, có thể nêu lên một số tác giả đại diện cho việc nghiên cứu về giao tiếp như sau:
Trong tâm lý học Liên Xơ, cũng có nhiều các quan điểm khác nhau về giao tiếp
được đưa ra và trên cái nhìn chung thì có thể chia ra làm hai quan điểm cơ bản.
- Quan điểm thứ nhất (thu hẹp khái niệm), ở đây chỉ đề cập đến một khía cạnh
của giao tiếp như là sự trao đổi thơng tin và giới hạn nó trong phạm vi bằng lời nói chứ
chưa đi sâu vào bản chất của sự giao tiếp cũng như sự phong phú của nó trong cách
thức biểu hiện. Tiêu biểu cho quan điểm này có các nhà tâm lý học như:
Theo quan điểm của K.K. Platonov và G.G. Gơlubev thì: Giao tiếp là sự trao đổi
thông tin giữa những con người với nhau, sự trao đổi thơng tin này cịn gọi là sự tiếp
xúc, sự tác động lẫn nhau trên cơ sở phản ánh tâm lý lẫn nhau.
X.L. Rubinstêin coi: “Giao tiếp là hình thức liên kết giữa con người với nhau” và
L.X. Vưgôtxki cho rằng: “Giao tiếp là sự thông báo hay quan hệ qua lại một cách
thuần tuý giữa người với người, nó như là sự trao đổi quan điểm và cảm xúc” [17,
tr.13]
- Quan điểm thứ hai với chủ trương mở rộng nội hàm khái niệm về giao tiếp bằng
cách đồng nhất giao tiếp với giao lưu và xem nó như là một cái gì đó có chung ở người
và động vật. Tiêu biểu cho quan điểm này tác giả B.V. Xôcôlov cho rằng: Giao tiếp là
sự tác động lẫn nhau giữa những con người với nhau và giữa các động vật có tâm lý
với nhau. Nếu thu hẹp hơn thì có thể coi giao tiếp là mối quan hệ giữa con người với
các động vật nuôi trong nhà. Như vậy, với quan điểm này thì khơng thể thấy được sự
khác biệt về chất trong giao tiếp của con người với con vật vì nó phản ánh một cách
chưa đầy đủ, chưa đúng bản chất xã hội của giao tiếp cũng như làm mất đi bản chất xã
hội của tâm lý người.
Từ những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây, có thêm rất nhiều các tác giả nghiên
cứu về giao tiếp và mỗi một tác giả lại có những quan điểm khác nhau về giao tiếp, từ
đó đưa ra những khái niệm khác nhau. Có thể kể đến các tác giả sau:
G.M. Anđrêeva tác giả của cuốn “Tâm lý học xã hội” đã cho rằng: “Giao tiếp có
ba mặt cơ bản quan hệ hữu cơ với nhau” đó là: giao tiếp là q trình trao đổi thông tin
qua lại với nhau (mặt truyền tin); giao tiếp là sự tri giác con người bởi con người (mặt
tri giác); giao tiếp là quá trình tác động qua lại lẫn nhau (mặt tác động)


18


A.A. Lêônchiev khẳng định rằng: “Giao tiếp là một hệ thống những q trình có
mục đích và động cơ đảm bảo sự tương tác giữa người này với người khác trong hoạt
động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lý và sử
dụng phương tiện đặc thù mà trước hết là ngôn ngữ” [1, tr.35] Ở đây, nội dung cơ bản
của giao tiếp xuất phát từ nhu cầu tiếp xúc với người khác. Đã là con người ai cũng có
nhu cầu đó, nó trở thành tâm thế của mỗi người.
B.Ph. Lomov cho rằng: Giao tiếp là một phạm trù cơ bản trong tâm lý học hiện
đại, nó khơng phải là một dạng đặc biệt của hoạt động mà nó phải được xem xét như
là một phạm trù tương đối độc lập trong tâm lý học bên cạnh phạm trù hoạt động.
Theo tác giả, giao tiếp là sự tác động qua lại của những con người tham gia vào đó
như là những chủ thể với sự tác động qua lại [13]. Như vậy, giao tiếp tối thiểu phải có
hai người (mà mỗi người trong hai người đó phải là chủ thể). Hay nói cách khác, ln
có sự chuyển hố giữa chủ thể và khách thể, sự chuyển hoá này xảy ra từ đầu, từ lúc
tiếp xúc làm quen, tri giác lẫn nhau để nhận thức lẫn nhau cho đến khi tạm thời kết
thúc quá trình giao tiếp. Như vậy, với quan điểm này thì giao tiếp khơng phải là việc
thu hẹp hay mở rộng nội hàm khái niệm mà chính là việc xác định vị trí của giao tiếp
trong hệ thống các khái niệm, phạm trù của tâm lý học.
Đối với tâm lý học Việt Nam, mỗi nhà nghiên cứu lại có một cách nhìn khác
nhau về phạm trù giao tiếp, từ đó giao tiếp sẽ được đề cập bằng nhiều thuật ngữ và với
nhiều góc độ khác nhau trong các cơng trình nghiên cứu. Có thể điểm qua một số các
tác giả như sau:
Theo Từ điển tâm lý học của tác giả Nguyễn Khắc Viện (chủ biên) thì giao tiếp
là: “Truyền đi, phát đi một thông tin từ một người hay một nhóm khác, trong mối quan
hệ tác động lẫn nhau (tương tác). Thông tin này hay thông điệp được nguồn phát mà
người nhận phải giải mã, cả hai bên đều vận dụng một mã chung” [21, tr. 129]. Từ góc
độ Tâm lý học đại cương, tác giả Phạm Minh Hạc đã đồng nhất khái niệm giao tiếp với

giao lưu và cho rằng: Giao lưu là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người
với người, hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa con người với con người [8, tr. 22]
và trong “Tuyển tập tâm lý học” tác giả cũng khẳng định: Giao lưu là hoạt động xác
lập và vận hành các quan hệ người - người để hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa
người ta với nhau [9].

19


Theo tác giả Bùi Văn Huệ, “giao tiếp là sự tiếp xúc giữa người với người, là
hành động hình thành, phát triển và vận hành các quan hệ người với người” [11].
Tác giả Hoàng Anh cho rằng: “Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ
giữa con người với con người mà giao tiếp nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu
hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn
nhau” [2].
Tác giả Vũ Dũng trong Từ điển tâm lý học (2000) định nghĩa: “Giao tiếp là quá
trình thiết lập và phát triển tiếp xúc giữa các cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp
hành động. Giao tiếp bao gồm hàng loạt các yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng
chiến lược hoạt động thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác”. [4]
Từ các khái niệm này có thể đi đến kết luận chung về giao tiếp với những đặc
điểm sau:
- Giao tiếp là một hiện tượng tâm lý phức tạp, là đối tượng nghiên cứu của nhiều
khoa học trong đó có tâm lý học và nó trở thành một phạm trù độc lập của khoa học
tâm lý.
- Giao tiếp được thể hiện và diễn ra trong q trình con người trao đổi thơng tin,
tư tưởng, tình cảm, nhu cầu, nhân sinh quan và thế giới quan
- Thơng qua q trình giao tiếp mà con người tác động qua lại với nhau, thể hiện
sự hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
- Giao tiếp là một biểu hiện của quan hệ xã hội lồi người, cho nên giao tiếp
mang tính xã hội.

- Giao tiếp phải được tiến hành trong một thời gian, không gian và với những
điều kiện cụ thể.
- Con người trong q trình giao tiếp sẽ đóng vai trị vừa là chủ thể vừa là khách
thể, đặc điểm này thể hiện sự hốn đổi vị trí của các chủ thể cho nhau trong q trình
giao tiếp.
Tóm lại, giao tiếp là hoạt động chỉ có ở con người, là sự tiếp xúc tâm lý tạo nên
quan hệ người - người, sự tiếp xúc đó mang lại sự hiểu biết, thơng cảm, giúp đỡ lẫn
nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Từ đó, có thể nói giao tiếp là một trong
những điều kiện thiết yếu để con người và toàn bộ xã hội loài người cùng tồn tại và
phát triển.

20


Từ những cách hiểu như trên về giao tiếp, trong q trình thực hiện đề
tài này, chúng tơi sử dụng quan niệm của hai tác giả Trần Trọng Thuỷ và
Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: “Giao tiếp là quan hệ người – người biểu hiện sự tiếp
xúc tâm lý giữa người với người, thơng qua đó con người trao đổi với nhau về thông
tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Hay nói cách
khác đi, giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện thực hoá các
quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác” [19]. làm khái niệm công cụ, làm
điểm tựa cho việc nghiên cứu. Vì đây là một khái niệm được nhiều người thừa nhận,
được sử dụng trong các tài liệu chính thống để giảng dạy bộ môn tâm lý học, mặt khác
nó cịn thể hiện đầy đủ các đặc điểm, đặc trưng của hoạt động giao tiếp.
1.2.3. Khó khăn tâm lý trong giao tiếp

Thơng thường khi nói tới KKTL trong giao tiếp người ta cho rằng đó là những
trở ngại, cản trở, kìm hảm hoạt động giao tiếp đạt hiệu quả. Những cản trở tâm lý đó
chính là những “hàng rào tâm lý”.
Theo Từ điển tâm lý học do tác giả Vũ Dũng (chủ biên) nêu lên khái niệm:

“Hàng rào tâm lý” là trạng thái tâm lý thể hiện ở tính thụ động quá mức của chủ thể
gây cản trở trong việc thực hiện hành động. Cơ chế tình cảm của hàng rào tâm lý là
sự gia tăng những mặc cảm và tâm thế tiêu cực, hổ thẹn, cảm giác tội lỗi, sợ hãi, lo
lắng, tự đánh giá thấp mình. Trong hành vi xã hội của con người, hàng rào tâm lý xuất
hiện như những ngăn cách trong giao tiếp” [4, tr.89].
Theo “Sổ tay Tâm lý học”, “hàng rào tâm lý là trạng thái tâm lý thể hiện ở tính thụ
động quá mức của chủ thể, gây cản trở trong việc thực hiện hành động”. [10].
Trong “Từ điển Tâm lý học” của tác giả Nguyễn Khắc Viện (chủ biên) cho rằng
trở ngại, khó khăn tâm lý trong giao tiếp là: “Giữa bên phát tín hiệu và bên nhận có
khi khơng thể trao đổi, và thường là dễ hiểu lầm nhau, do khác nhau về tuổi tác, về
nghề nghiệp, lối sống, trình độ kinh tế văn hóa…” [21].
Tác giả Nguyễn Thanh Bình, khi “Nghiên cứu một số TNTL trong giao tiếp của
sinh viên với học sinh khi thực tập tốt nghiệp” đã cho rằng: “TNTL trong giao tiếp là
toàn bộ những đặc điểm tâm lý của cá nhân và kiểu hành vi ứng xử khơng phù hợp với
nội dung, đối tượng, hồn cảnh giao tiếp” [3].
Tập hợp các nghiên cứu về vấn đề khó khăn tâm lý trong giao tiếp, có thể khái
quát lại có ba nhóm ý kiến sau:
21


- Thứ nhất: KKTL trong giao tiếp là tổ hợp các thuộc tính, các trạng thái, các đặc
điểm của chủ thể không phù hợp với đối tượng, làm cho quá trình giao tiếp gặp phải
khó khăn dẫn đến chủ thể khơng phát huy được khả năng của mình, cuối cùng hiệu
quả giao tiếp bị hạn chế.
- Thứ hai: KKTL là sự thiếu thích ứng, thiếu linh hoạt của chủ thể khi thực hiện
mục đích trong q trình giao tiếp, làm cho chủ thể không kịp thời huy động những
đặc điểm cá nhân, sử dụng các phương tiện giao tiếp phù hợp với nội dung, đối tượng
và hoàn cảnh giao tiếp.
- Thứ ba: KKTL trong giao tiếp là trạng thái tâm lý thể hiện tính thụ động, lúng
túng của chủ thể khi gặp những tình huống mới, tình huống khó hoặc trong những điều

kiện hoàn cảnh thay đổi dẫn đến làm cản trở, kìm hãm quá trình giao tiếp đạt được
hiệu quả.
Như vậy, có thể hiểu KKTL trong giao tiếp là những đặc điểm tâm lý và phương
thức hành động của chủ thể, thể hiện sự không phù hợp giữa nhận thức, xúc cảm - tình
cảm, hành vi - ứng xử của chủ thể trong đối tượng, nội dung và hoàn cảnh phương
tiện giao tiếp gây khó khăn cản trở, đối với quá trình giao tiếp giữa chủ thể này với
chủ thể giao tiếp khác.
1.2.4. Biểu hiện của khó khăn tâm lý trong giao tiếp

Trong quá trình giao tiếp của mỗi chủ thể, KKTL là một hiện tượng tâm lý khá
phổ biển, nó làm cho giao tiếp khơng đạt được hiệu quả, có khi nó kìm hãm khơng cho
giao tiếp diễn ra. Những KKTL đó được thể hiện ở các mặt: nhận thức, xúc cảm - tình
cảm, hành vi ứng xử, ngôn ngữ.
Trong thực tế, con người không phải lúc nào cũng nhận thức đúng đắn các vấn đề
phức tạp của cuộc sống. Đối với quá trình giao tiếp cũng vậy, nhiều lúc không nhận
thức đúng đắn về một vấn đề nào đó khơng hiểu nhau dẫn đến có KKTL trong q
trình giao tiếp làm cho giao tiếp khơng đạt được hiệu quả. Những người có khó khăn
giao tiếp về mặt nhận thức thường thể hiện ở những điểm sau: nhận thức không đúng
về bản thân; hiểu biết không đầy đủ về đối tượng giao tiếp; đánh giá tình huống giao
tiếp khơng chính xác vv...
Trong q trình giao tiếp ở mỗi chủ thể thể hiện màu sắc tâm lý riêng, tạo nên sự
khác biệt giữa chủ thể này với chủ thể khác, đồng thời cũng tạo nên nét độc đáo của
quá trình giao tiếp. Xúc cảm - tình cảm là thái độ mà con người biểu lộ trong quá trình
22


giao tiếp, nó ảnh hưởng một cách sâu sắc đến hiệu quả giao tiếp. Tuy nhiên, trong thực
tế lại có khơng ít những người gặp phải những khó khăn do xúc cảm - tình cảm gây ra.
Những khó khăn này được biểu hiện như: thiếu khả năng kìm chế cảm xúc, lúc này
có thể làm cho chủ thể hoặc là quá phấn khích dẫn đến giao tiếp đi theo hướng tiêu cực

hoặc là qúa trầm lắng làm cho giao tiếp khơng thể diễn ra được nữa; xúc cảm - tình cảm
biểu hiện khơng phù hợp với đối tượng, tình huống giao tiếp…
Hành vi ứng xử ở đây được hiểu là sự phối hợp vận động của toàn bộ các bộ
phận, tư thế, giác quan… của cơ thể hướng vào một đối tượng nhất định. Hành vi sẽ
mang rất nhiều các thơng tin và nó cũng thể hiện nhiều chức năng. Do đó, khơng phải
lúc nào cũng có sự phối hợp nhịp nhàng thống nhất, mặt khác hành vi là nơi biểu hiện
của nhận thức, xúc cảm - tình cảm. Nếu nhận thức và xúc cảm - tình cảm khơng đúng
thì hành vi thể hiện trong giao tiếp cũng không phù hợp, từ đó sẽ làm cho giao tiếp gặp
phải những khó khăn nhất định. Sự khó khăn này thường biểu hiện cụ thể ở các mặt
sau: lúng túng trong lời nói, cử chỉ, điệu bộ; thiếu nhịp điệu cần thiết làm cho thao tác,
điệu bộ không tự nhiên, thoải mái; hành động thường khơng ăn khớp với lời nói.
Ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu, đặc trưng trong quan hệ người người. Thực tế cho thấy, đôi khi ngôn ngữ lại làm cho chủ thể gặp phải những khó khăn
nhất định, dẫn đến kìm hãm hoặc hạn chế hiệu quả giao tiếp. Khó khăn về mặt ngơn ngữ
được biểu hiện ở các mặt sau: các bên không sử dụng chung một mã ngôn ngữ; cách
chọn từ, đặt câu khơng thích hợp với đối tượng giao tiếp; vốn từ ít ỏi và cách dùng từ
không chính xác…
Như vậy, sự biểu hiện về KKTL trong giao tiếp là vô cùng đa dạng và phức tạp,
đôi lúc nếu xác định không đúng có thể bị nhầm lẫn giữa tính biểu hiện và ngun
nhân gây ra chúng. Vì thế địi hỏi phải phát hiện và nhận thức nó một cách chính xác,
như thế mới có thể tìm ra biện pháp phù hợp giúp cho quá trình giao tiếp đạt hiệu quả
cao nhất.
1.2.5. Khó khăn tâm lý trong giao tiếp của học sinh lớp 1

Khó khăn tâm lý là sự thiếu hụt phẩm chất tâm lý cần thiết cho hoạt động của cá
nhân gây cản trở cho hoạt động của cá nhân và làm cho hoạt động kém hiệu quả. Khó
khăn tâm lý là những nét tâm lí của cá nhân, nảy sinh ở chủ thể trong q trình hoạt
động khơng phù hợp (gây cản trở) với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động
nhất định, làm ảnh hưởng xấu tới tiến trình và kết quả của hoạt động đó.
23



Như vậy, khó khăn tâm lý là những khó khăn xuất hiện do các yếu tố mang tính
chất tiêu cực gây nên, làm ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động của con người, cụ thể
là trẻ mới vào lớp 1.
Khó khăn tâm lí của HS đầu lớp 1 là sự thiếu hụt phẩm chất tâm lý cần thiết cho
hoạt động học tập và sinh hoạt trong nhà trường của học sinh những ngày đầu đi học
tiểu học, gây cản trở cho hoạt động học tập và sinh hoạt của HS và khiến cho các hoạt
động này kém hiệu quả.
Trên cơ sở những quan điểm về KKTL, có thể rút ra một số đặc điểm cần lưu ý
khi nghiên cứu về KKTL trong giao tiếp như sau:
+ Khó khăn tâm lý trong giao tiếp là một hiện tượng tâm lý cá nhân phổ biến, bất
kỳ ai cũng có thể gặp những KKTL.
+ Tính đa dạng của KKTL trong giao tiếp phụ thuộc vào mức độ phù hợp giữa
kiểu nhân cách với đặc điểm tình huống, điều kiện nảy sinh tình huống.
+ KKTL trong giao tiếp mang tính chủ thể rõ nét. Trước một tình huống cụ thể,
việc cá nhân gặp ít hay nhiều khó khăn phụ thuộc vào nhận thức, xúc cảm - tình càm,
kinh nghiệm, tâm thế... của cá nhân đó
+ KKTL trong giao tiếp là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu
quả giao tiếp
+ KKTL trong giao tiếp cũng như những hiện tượng tâm lý khác đều có nguồn
gốc từ thế giới khách quan, con người có thể nhận thức, kiểm sốt và điều khiển được
nó nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó đến hoạt động của con người.
Như vậy, KKTL trong giao tiếp là những đặc điểm tâm lý cá nhân thể hiện sự
không phù hợp giữa cảm xúc, hành vi ứng xử của cá nhân với nội dung, đối tượng,
hoàn cảnh giao tiếp, làm cản trở quá trình giao tiếp đạt hiệu quả.
Theo A. V. Petrovxki thì HS lớp 1 có 3 khó khăn thường gặp nhất trong đó có
khó khăn trong việc thiết lập quan hệ với thầy cô, bạn bè và sự thay đổi trong quan hệ
với gia đình. Theo tác giả, đối với trẻ lớp 1, dù giáo viên có niềm nở và nhân từ thì họ
cũng vẫn là người dạy dỗ có uy tín và nghiêm khắc, đưa ra những nguyên tắc nhất
định và ngăn chặn mọi lệch lạc vi phạm những nguyên tắc đó. Mặt khác, GV thường

xun đánh giá cơng việc của trẻ. Chính vì vậy, đứng trước GV trẻ thường rụt rè,
ngượng nghịu và đơi lúc mất bình tĩnh. Một trong những trở ngại của HS lớp 1 là việc
kết bạn. Nhiều khi HS lớp 1 bối rối trong môi trường mới, không thể ngay một lúc làm
24


quen được với những trẻ khác nên các em cảm thấy cơ độc. Do vậy, để giải quyết khó
khăn này cho trẻ thì người GV phải lưu ý một số điểm sau:
- Phải tìm hiểu được các đặc điểm cá nhân của từng HS, hiểu được những phẩm
chất tâm lí thực sự của chúng.
- Phải giáo dục cho trẻ lòng tin vào GV, vào những hành động của họ
- Phải đối xử công bằng và yêu cầu như nhau đối với mọi HS
- Phải ủng hộ tình bản của những đứa trẻ có chung hứng thú, tình bản của những
trẻ có điều kiện bên ngồi cuộc sống giống nhau
Cũng theo tác giả “trong những tháng đầu tiên của trẻ ở trường mục đích quan
trọng của cơng tác giáo dục là làm cho trẻ cảm thấy lớp học và sau đó là trường học
khơng phải là một nhóm người xa lạ với nó, mà là một tập thể thiện ý và chu đáo của
những người bạn cùng học, của những người bạn nhỏ và lớn” [18].
Đó là trong nhà trường, trong gia đình vị trí của trẻ cũng có sự thay đổi. Trẻ có
trách nhiệm và quyền hạn mới. Nhiều gia đình sẵn sàng thỏa mãn q đầy đủ những
địi hỏi của trẻ làm cho một số trẻ bắt đầu “chiếm đoạt” vị thế của mình, đưa mình vào
trung tâm. Vì đây là nguồn này sinh tính vị kỉ riêng của trẻ. Một số gia đình khác lại
thờ ơ, khơng quan tâm đến “vai” này của trẻ trong gia đình, khơng thỏa mãn được
những quyền hạn tối thiểu của trẻ dẫn đến kết quả là việc học của trẻ đạt kết quả
khơng cao.
Như vậy, có thể nói A.V. Petrovxki đã phân tích khá kĩ càng KKTL trong hoạt
động giao tiếp của HS lớp 1.
Trong cuốn “6 tuổi vào lớp 1”, tác giả Nguyễn Thị Nhất cũng đã liệt kê những
KKTL của HS lớp 1. Trong đó tác giả đặc biệt chú ý miêu tả những biểu hiện của
những khó khăn đó. Theo tác giả, HS lớp 1 có khả năng thích nghi vượt qua gian khổ

rất lớn nếu ta biết khuấy động ở trẻ những tình cảm tích cực. Mặt khác, mỗi GV lớp 1
cần nhận thức được rằng mỗi HS có đặc điểm tâm lí riêng cần quan tâm đặc biệt đến
những đặc điểm riêng đó ở các em. Trong những khó khăn mà tác giả đề cập có nhấn
mạnh đến khó khăn trong quan hệ với thầy cơ giáo. Ở nhà hay ở lớp mẫu giáo đơi khi
trẻ cịn được bố mẹ, cơ giáo có những hành động vuốt ve, quan tâm đặc biệt. Nhưng
bước vào lớp 1 là cả một thế giới hồn tồn “vơ hình”. Ở đây thầy cô không quan tâm
đến riêng ai, không hề chăm sóc vuốt ve ai. Kết quả là trẻ vừa sợ thầy cô, vừa sợ đến
trường.
25


×