Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Kết quả hoạt động chương trình phòng chống tăng huyết áp tại tỉnh yên bái năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 111 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y – DƢỢC THÁI NGUYÊN

TRỊNH THỊ THU HỒI

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
CHƢƠNG TRÌNH PHÕNG CHỐNG TĂNG HUYẾT ÁP
TẠI TỈNH YÊN BÁI NĂM 2011

LUẬN ÁN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

Thái Nguyên - 2012


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y – DƢỢC THÁI NGUYÊN

TRỊNH THỊ THU HỒI

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
CHƢƠNG TRÌNH PHÕNG CHỐNG TĂNG HUYẾT ÁP
TẠI TỈNH YÊN BÁI NĂM 2011

LUẬN ÁN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số : CK 62 72 76 01

Hƣớng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG

Thái Nguyên – 2012




ii

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu nghiêm túc, đến nay tơi đã hồn thành
bản luận án và bảo vệ tốt nghiệp theo kế hoạch của Trƣờng Đại học Y- Dƣợc
Thái Nguyên.
Có đƣợc kết quả này, trƣớc hết cho tôi đƣợc gửi lời cám ơn đến tập thể
các thầy giáo, cô giáo Trƣờng Đại học Y- Dƣợc Thái Nguyên đã truyền đạt
những kiến thức quý giá trong thời gian tôi đƣợc học tập tại trƣờng. Đặc biệt
tôi xin đƣợc trân trọng cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Tiến Dũng, trƣởng phòng
Nghiên cứu khoa học – Quan hệ Quốc tế, Đại học Y- Dƣợc Thái Nguyên đã
hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình và trách nhiệm để tơi hồn thành bản luận văn
này.
Tôi cũng xin đƣợc cảm ơn Ban Giám đốc và tất cả cán bộ công chức,
viên chức của Trung tâm y tế các huyện, thị, thành phố, các Trạm Y tế xã
phƣờng; xin cảm ơn tập thể cán bộ, công chức Thanh tra Sở Y tế đã giúp đỡ
tôi thu thập thông tin và tài liệu liên quan phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin đƣợc cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
giúp đỡ, động viên, ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu,
hoàn thành luận án này.
Tác giả luận án


iii

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Trịnh Thị Thu Hoài


iv

MỤC LỤC
Trang phụ bìa ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................... x
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1. Định nghĩa, phân loại THA, biến chứng và các yếu tố nguy cơ ............... 4
1.1. Khái niệm về huyết áp ....................................................................... 4
1.2. Phân loại ............................................................................................. 4
1.3. Biến chứng của bệnh tăng huyết áp .................................................... 6
1.4. Các yếu tố nguy cơ THA: ................................................................... 9
1.4.1.Chế độ ăn........................................................................................ 10
1.4.2. Béo phì và rối loạn Lipid máu ...................................................... 10
1.4.3. Rƣợu .............................................................................................. 11
1.4.4. Thuốc lá ......................................................................................... 12
1.4.5. Tuổi ............................................................................................... 12
1.4.6. Giới ................................................................................................ 12

1.4.7. Yếu tố di truyền ............................................................................. 13
1.4.8. Stress ............................................................................................. 13
1.4.9. Bệnh đái tháo đƣờng ..................................................................... 14
2. Tình hình THA và quản lý HA trên thế giới và Việt Nam ..................... 14


v

2.1. Tình hình THA và quản lý HA trên thế giới ....................................... 14
2.2. Tình hình THA và quản lý HA tại Việt Nam..................................... 147
3. Chƣơng trình phịng chống tăng HA ....................................................... 20
3.1. Mơ hình dự án THA tại trung ƣơng ................................................. 20
3.2. Chƣơng trình phịng chống tăng HA tại n Bái ............................ 23
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 30
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 30
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................ 31
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 31
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:...................................................................... 31
2.3.2. Công cụ nghiên cứu ...................................................................... 31
2.3.3. Cỡ mẫu và chọn mẫu.................................................................... 32
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phƣơng pháp thu thập số liệu ................... 34
2.4.1. Các nhóm chỉ tiêu nghiên cứu....................................................... 34
2.4.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ........................................................ 35
2.4.3. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................. 36
2.5. Sai số và biện pháp khống chế sai số ................................................... 36
2.5.1. Thiết kế các phiếu điều tra ............................................................ 36
2.5.2. Đội ngũ điều tra viên ..................................................................... 36
2.5.3. Phiếu điều tra................................................................................. 36
2.6. Hạn chế của nghiên cứu ......................................................................... 36
2.7. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................. 37

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 38
3.1. Xác định tỷ lệ tăng HA ....................................................................... 38
3.2. Kết quả thực hiện chƣơng trình phịng chống THA ............................ 41
3.2.1. Kết quả điều tra kiến thức của ngƣời dân hiểu đúng về phòng
chống THA .............................................................................................. 41


vi

3.2.2. Kết quả công tác đào tạo tập huấn CBYT về cơng tác dự phịng và
quản lý THA ............................................................................................ 49
3.2.3. Kết quả cơng tác triển khai và duy trì mơ hình quản lý THA ...... 49
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 56
4.1. Tỷ lệ THA tại 8 xã, phƣờng ................................................................. 56
4.1.1. Tỷ lệ THA tại 8 xã, phƣờng .......................................................... 56
4.1.2. Đặc điểm của đối tƣợng THA: ...................................................... 57
4.2. Kết quả thực hiện chƣơng trình phịng chống THA tại n Bái sau một
năm .............................................................................................................. 58
4.2.1. Kết quả điều tra kiến thức của ngƣời dân hiểu về phòng chống
bệnh THA ................................................................................................ 58
4.2.2. Kết quả công tác đào tạo tập huấn CBYT về công tác dự phòng và
quản lý THA ............................................................................................ 63
4.2.3 Kết quả cơng tác triển khai và duy trì mơ hình quản lý tăng HA .. 66
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. a
PHỤ LỤC ......................................................................................................... g


vii


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCN

Ban chủ nhiệm

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BN

Bệnh nhân

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

BYT

Bộ Y tế

CB

Cán bộ


CBYT

Cán bộ y tế

CT

Chƣơng trình

CS

Cơ sở

DA

Dự án

DGSK

Giáo dục sức khỏe

DT

Dân tộc

ĐCLS

Điều chỉnh lối sống

ĐTĐ


Đái tháo đƣờng

ĐT

Điều trị

ĐTNC

Đối tƣợng nghiên cứu

HA

Huyết áp

HAMT

Huyết áp mục tiêu

HC

Hành chính

HS

Hồ sơ

HVSK

Hành vi sức khỏe


KCB

Khám chữa bệnh

NC

Nghiên cứu


viii

NVYT

Nhân viên y tế

QL

Quản lý

TBMN

Tai biến mạch não

THA

Tăng huyết áp

TP


Thành phố

TTB

Trang thiết bị

TT

Thị trấn

TTYT

Trung tâm y tế

TYT

Trạm y tế

YT

Y tế

YTNC

Yếu tố nguy cơ

YTTB

Y tế thôn bản



ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số

Tên bảng

Trang

1.1.

Phân loại tăng huyết áp theo JNC VI ................................................... 5

l.2.

Phân loại tăng huyết áp theo WHO/ISH 1999 ..................................... 5

3.1.

Tỷ lệ BN THA theo xã, phƣờng:........................................................ 38

3.2.

Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu .................................................. 41

3.3.

Hiểu biết của ngƣời dân về các yếu tố nguy cơ của bệnh THA......... 42


3.4.

Hiểu biết của ngƣời dân về các biến chứng của bệnh tăng HA. ........ 43

3.5.

Hiểu biết của ngƣời dân về các biện pháp phòng chống THA .......... 44

3.6.

Hiểu biết của ngƣời dân trả lời về bệnh THA là một bệnh nguy
hiểm ................................................................................................... 45

3.7.

Hiểu biết của ngƣời dân về trả lời về cách xử lý khi bị THA ............ 45

3.8.

Kết quả ngƣời dân trả lời về thói quen sinh hoạt .............................. 47

3.9.

Kết quả NB THA trả lời về cách xử lý khi bị THA .......................... 48

3.10. Kết quả công tác đào tạo, tập huấn .................................................... 49
3.11. Cấp phát thuốc hạ HA ........................................................................ 49
3.12. Cấp phát trang thiết bị ........................................................................ 50
3.13. Các nguồn truyền thông đến ngƣời dân ............................................. 52
3.14. Tần suất các nguồn truyền thông ngƣời dân đƣợc nghe từ

chƣơng trình THA .............................................................................. 53
3.15. Tỷ lệ NB THA đƣợc quản lý .............................................................. 54


x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số

Tên biểu đồ

Trang

3.1.

Tỷ lệ tăng huyết áp chung của 8 xã, phƣờng, thị trấn ........................ 39

3.2.

Bệnh nhân tăng huyết áp theo nhóm tuổi ........................................... 39

3.3.

Bệnh nhân tăng huyết áp phân theo giới ............................................ 40

3.4.

Bệnh nhân tăng huyết áp phân theo khu vực ..................................... 40

3.5.


Phân độ THA ..................................................................................... 41

3.6.

Xếp loại kiến thức của ngƣời dân hiểu về phòng chống THA........... 47

3.7.

Tỷ lệ khám sàng lọc THA ................................................................. 51

3.8.

Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp đƣợc quản lý, theo dõi ...................... 55


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới, hàng
năm trên thế giới có khoảng 7,1 triệu ngƣời tử vong do THA (2004) và ƣớc
tính có khoảng 1,56 tỷ ngƣời mắc tăng huyết áp vào năm 2025 [6].
Tại Việt Nam, THA là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tử vong, đồng thời
cũng là yếu tố nguy cơ thƣờng gặp nhất dẫn đến các biến chứng tim mạch
nguy hiểm nhƣ đột quỵ và bệnh mạch vành. Tăng huyết áp đang thực sự trở
thành gánh nặng bệnh tật với tốc độ gia tăng nhanh chóng, theo thống kê của
Đặng Văn Chung (1960), tần suất THA ở ngƣời lớn phía Bắc Việt Nam chỉ là
1%, nhƣng 30 năm sau (1992) theo điều tra trên toàn quốc của Trần Đỗ Trinh
và cộng sự thì tỷ lệ này đã là 11,7%, tăng lên hơn 11 lần và mỗi năm tăng

trung bình 0,33%. Năm 2002, theo điều tra dịch tễ học THA và các yếu tố
nguy cơ tại 4 tỉnh phía Bắc Việt Nam thì tần suất THA đã tăng đến 16,3%,
một số nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ THA ở ngƣời Việt Nam trƣởng
thành lên tới 25,1% (2008), dự báo năm 2025 sẽ có khoảng 10 triệu ngƣời
mắc THA, THA nguy hiểm bởi các biến chứng của nó khơng chỉ gây chết
ngƣời mà cịn để lại di chứng nặng nề nhƣ tai biến mạch máu não, suy tim,
suy thận, mù loà, ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân và là
gánh nặng cho gia ỡnh, xó hi [6].
Yên Bái là một tỉnh miền núi nằm ở giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc
Việt Nam, là một tỉnh nghèo, cơ sở hạ tầng phát triển ch-a cao. Với diện tích
tự nhiên: 6.882,9 km2, dân số: 750.519 ng-ời. Gồm 09 huyện, thị, thành phố
(01 thành phố, 01 thị xÃ, 07 huyện). Toàn tỉnh có 180 x·, ph-êng trong ®ã cã
70 x· vïng cao, 85 x· thuộc ch-ơng trình 135 (đặc biệt khó khăn). Với địa
hình phức tạp, mức sống và trình độ văn hoá của nhân dân thấp. Tình hình


2

phân bố dân c- không đồng đều, tập trung đông ở thành phố, thị xà là 1300
1600 ng-ời/km2, ở 2 huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Căng Chải dân cth-a thớt khoảng 30 ng-ời/ Km2. Ti Yên Bái có 28 dân tộc sinh sống, đông
nhất là ng-ời Kinh (54,08 %), sau đó đến ng-ời Tày (17,27 %), ng-ời Dao
(9,08 %), ng-ời H.mông (7,89 %), ng-ời Thái (6,01 %), các dân tộc khác
(4,97 %). Các dân tộc thiểu số Yên Bái có nhiều tín ng-ỡng và tập tục lạc hậu
đà ảnh h-ởng không tốt tới công tác chăm sóc Y tế nói chung và cụng tỏc
chăm sóc qun lý, phịng và điều trị các bệnh tim mạch nói riêng.
Cho đến năm 2009, Việt Nam vẫn chƣa có hệ thống quản lý và dự
phòng THA, các hoạt động y tế mới chỉ tập trung cho công tác điều trị bệnh
tại các bệnh viện. Chƣa có mơ hình dự phịng, ghi nhận và quản lý bệnh THA
tại cộng đồng. Công tác tuyên truyền bệnh THA tại cộng đồng chƣa sâu rộng,
các hoạt động điều tra dịch tễ, đào tạo cán bộ cho cơng tác phịng chống THA

tại cơ sở hạn chế, n Bái là một trong những tỉnh chƣa có mơ hình quản lý
THA tại các cơ sở y tế, ngƣời dân chỉ đến bệnh viện khi có bệnh, chƣa thực
sự quan tâm đến phịng chống bệnh tật nói chung cũng nhƣ các bệnh tim
mạch nói riêng. Với những đặc tính trên, việc triển khai chƣơng trình phịng
chống tăng huyết áp tại Yên Bái năm 2010 là vô cùng cấp thiết với nguồn ngân
sách đƣợc hỗ trợ từ Trung ƣơng, chƣơng trình đã đƣợc triển khai tại 8 xã phƣờng,
thị trấn trực thuộc tỉnh Yên Bái.
Sau một năm triển khai chƣơng trình phịng chống THA tại tỉnh n Bái,
ngƣời dân, cán bộ y tế, các cơ quan quản lý đã đƣợc thụ hƣởng từ chƣơng trình
những gì, để góp phần mơ tả các hoạt động đã đạt đƣợc trong giai đoạn chƣơng
trình đã triển khai chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kết quả hoạt động
chương trình phịng chống Tăng huyết áp tại tỉnh Yên Bái năm 2011”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ THA tại 8 xã triển khai chương trình phịng chống
THA của tỉnh Yên Bái năm 2010.
2. Mô tả kết quả thực hiện chương trình phịng chống THA tại n Bái
sau một năm.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Định nghĩa, phân loại THA, biến chứng và các yếu tố nguy cơ
1.1. Khái niệm về huyết áp
Huyết áp là áp lực máu trong động mạch, áp lực máu do tim co bóp đẩy

mạnh từ thất trái vào hệ động mạch, tại đây nhờ lực co bóp của thành mạch làm
cho máu đƣợc lƣu thơng tới các cơ quan. Khi tim co bóp tống máu, áp lực
trong động mạch là lớn nhất gọi là huyết áp tâm thu. Thời kỳ tim giãn ra, áp lực
đó ở mức thấp nhất gọi là huyết áp tâm trƣơng. Huyết áp giúp cho máu lƣu
thơng trong lịng mạch để vận chuyển oxy và các chất dinh dƣỡng đến các tế
bào, duy trì hoạt động sống của cơ thể. Khi huyết áp tăng, chức năng này bị
ảnh hƣởng gây nên một số biến chứng nguy hiểm [5].
* Định nghĩa
Theo Tổ chức Y tế thế giới và hội THA quốc tế (World Health
Organization – WHO và International Society of Hypertension – ISH) đã
thống nhất gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng
140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trƣơng lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg [47].
1.2. Phân loại
Có nhiều cách phân loại THA, hầu hết hiện nay ngƣời ta sử dụng cách
phân loại của JNC VI (Ủy ban phịng chống tăng huyết áp Hoa Kỳ) do tính
chất thực tiễn và khả thi của nó. Thêm vào đó WHO – ISH cũng cho cách
phân loại tƣơng tự chỉ khác nhau về thuật ngữ.


5

Bảng 1.1. Phân loại tăng huyết áp theo JNC VI (1997)
HA tâm thu
(mmHg)
<120



HA tâm trƣơng
(mmHg)

<80

<130



<85

Bình thƣờng cao

130-139



85-89

Tăng huyết áp giai đoạn I

140-159

và/hoặc

90-99

Tăng huyết áp giai đoạn II

160-179

và/hoặc


100-109

Tăng huyết áp giai đoạn III

180

và/hoặc

110

Mức độ
Tối ƣu
Bình thƣờng

Đến năm 1999, để hồ hợp với phân loại của JNC VI, Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) và Hội tăng huyết áp quốc tế (ISH) đã đƣa ra cách phân loại
THA tƣơng tự, chỉ khác nhau về thuật ngữ: Họ chọn từ ''độ'' thay cho từ ''giai
đoạn'', vì từ ''giai đoạn'' chỉ sự tiến triển theo thời gian, do đó khơng phù hợp
cho phân độ [47].
Bảng l.2. Phân loại tăng huyết áp theo WHO/ISH 1999
Loại

HATT (mmHg)

HATTr (mmHg)

Tối ƣu

<120


<80

Bình thƣờng

<130

<85

Bình thƣờng cao

130-139

85-89

THA độ I

140-159

90-99

THA độ II

160-179

100-109

THA độ III

180


 110

THA tâm thu đơn thuần

140

< 90

THA tâm trƣơng đơn thuần

<140

 90

140-145

< 90

Phân nhóm giới hạn


6

Khi huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trƣơng rơi vào hai độ khác nhau
thì độ nào cao hơn sẽ đƣợc chọn [13].
Huyết áp phụ thuộc vào cung lƣợng tim và sức cản ngoại vi [14].
Bình thƣờng trong cơ thể HA đƣợc điều hòa thƣờng xuyên bởi các yếu
tố điều hòa ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Điều hòa ngắn hạn bởi các thụ thể
áp suất, các catecholamin huyết tƣơng có nguồn gốc trung ƣơng hay ngoại
biên. Điều hòa trung hạn bởi hệ thống renin – angiotensin-aldosteron lƣu hành

và của mô; Tƣơng tác giữa hệ thống RAA với các hệ thống nội tiết khác và
các chất nội sinh. Điều hịa dài hạn là sự điều hịa thể tích máu lƣu hành bởi
thận, qua trung gian aldosteron và ADH (vasopressin) 2.
1.3. Biến chứng của bệnh tăng huyết áp
Bệnh THA tiến triển lâu ngày sẽ gây ảnh hƣởng xấu đến nhiều cơ quan
trong cơ thể đƣợc gọi là các cơ quan đích và gây nhiều biến chứng nặng nề.
Tai biến mạch máu não (đột quỵ)
Các động mạch trong hộp sọ nhất là các động mạch trong não cũng rất
dễ bị tổn thƣơng do bệnh THA. Các động mạch bị dày lên, mất độ đàn hồi,
biến dạng và dễ làm hình thành các túi phồng nhỏ, cả động mạch lẫn túi
phồng nhỏ đều có nguy cơ bị vỡ khi xảy ra cơn THA kịch phát hoặc khi HA
tăng rất cao và kéo dài.
Cơn THA kịch phát q cao cịn có thể gây phù não và các tổn thƣơng
vi thể khác làm ảnh hƣởng ít nhiều đến hoạt động của não. Tăng HA còn là
yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh vữa xơ động mạch não, hậu quả là gây
nhồi máu não (nhũn não) [13].
Tại Hoa Kỳ: Đột quỵ là biến chứng thƣờng gặp nhất của THA, mỗi
năm có khoảng 700.000 BN bị đột quỵ, chi phí cho các bệnh nhân đột quỵ
này là 57 tỷ USD/1 năm[6].


7

Theo Nguyễn Văn Đăng và cộng sự thuộc Bộ môn Thần kinh trƣờng
Đại học Y Hà Nội đã điều tra 1.707.609 ngƣời dân và cho thấy THA là
nguyên nhân chính (chiếm 59,3% các nguyên nhân) gây ra tai biến mạch máu
não[15]. Theo niên giám thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ mắc TBMMN là
47,6/100.000 dân. Nhƣ vậy, hàng năm có khoảng 39.980 ca bị TBMMN và
chi phí trực tiếp để điều trị bệnh này là 144 tỷ VND/năm trong đó hậu quả do
THA gây ra là 85,4 tỷ VND. Có khoảng 15.990 ngƣời bị liệt, tàn phế, mất sức

lao động do TBMMN/năm [6].
Thống kê của các tác giả trên thế giới đã cho thấy tần suất TBMMN
tăng rất rõ ở những bệnh nhân THA, tần suất đó là 17% ở nam, 8 % ở nữ,
tăng lên 51% ở nam và 35% ở nữ. Nếu là bệnh nhân THA theo nghiên cứu
của Kannel và cộng sự (hội nghị quốc tế về tuần hoàn não lần thứ 4 họp ở
Toulouse Pháp năm 1985) còn cho là bệnh THA làm tăng nguy cơ TBMMN
lên 7 lần so với ngƣời khơng có bệnh đó, nguy cơ này tăng dần thao tuổi và
mức HA cao nhất.
Theo Viên Văn Đoan (2003) tỷ lệ NB THA đƣợc điều trị đã có biến
chứng TBMMN chiếm 11,6% trong đó TBMMN sảy ra trong q trình đang
điều trị chiếm 0,67%[16].
Suy tim, nhồi máu cơ tim
Tăng huyết áp làm cho tim nhất là thất trái phải làm việc trong điều
kiện có áp lực máu cao ở trong các động mach lớn nên buộc phải tăng co bóp
để thắng lực cản nhằm đƣa đƣợc máu qua động mạch chủ nghĩa là phải tăng
cơng của cơ tim để duy trì tuần hồn; nếu HA tăng liên tục nhƣ trong bệnh
THA thì sẽ gây quá tải liên tục cho tim. Để đảm bảo cho việc tăng cơng đó,
tim mà trƣớc hết là thất trái buộc phải thích ứng nghĩa là phải dày, to ra dần;
Tuy nhiên thất trái to cũng chỉ đến một giới hạn nhất định, nếu khơng điều trị
thì chức năng co bóp sẽ bị tổn thƣơng, thất dần dần sẽ bị giãn, giảm khả năng


8

tống máu đi và sẽ xuất hiện suy tim. Trong suy tim, máu tống đi trong thì tâm
thu khơng hết nên ứ lại trong thất trái rồi phía trên thất nhƣ trong nhĩ trái rồi
trong tĩnh mạch phổi, mao mạch phổi, từ đó thấm vào tổ chức kẽ xung quanh
các phế nang và vào cả phế nang, cản trở việc trao đổi oxy và thán khí, làm
bệnh nhân khó thở.
Tai biến mạch vành nhƣ cơn đau thắt ngực sẽ xuất hiện khi một khu

vực của cơ tim bị thiếu máu nặng. Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cũng sảy ra
khi có thêm biến chứng đơng máu làm tắc mạch đó đột ngột. THA đã đƣợc
coi là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng trong bệnh thiếu máu cơ
tim do vữa xơ động mạch, ngƣời ta đã thấy nguy cơ tai biến mach vành tăng
song song với mức THA, nghiên cứu của Framingham (Hoa Kỳ) đã cho thấy
nguy cơ đó tăng lên đến 4 lần nếu HA tâm thu từ 120 lên 180 mmHg. Nhiều
nghiên cứu ở các nƣớc trong những năm qua cũng khẳng định chỉ riêng thất
trái to do bệnh THA cũng làm tăng tỷ lệ tai biến tim và tăng tỷ lệ tử vong do
nguyên nhân tim mạch [13].
Theo điều tra dịch tễ học suy tim và một số nguyên nhân chính tại các
tỉnh phía Bắc Việt Nam năm 2003 do Viện Tim mạch Việt Nam phối hợp với
Tổ chức Y tế Thế giới thực hiện cho thấy nguyên nhân hàng đầu gây suy tim
tại cộng đồng là do THA (chiếm 10,2%)[6].
Phình tách thành động mạch
Áp lực tăng thƣờng xuyên của dòng máu khi qua các động mạch sẽ làm
thay đổi cấu trúc các thành mạch, lớp cơ của thành mạch sẽ dầy lên, các tổ
chức liên kết phát triển nhằm làm cho thành mạch chắc hơn đủ sức chịu đựng
áp lực tăng cao của dịng máu. Tuy vậy sự thích nghi đó cũng dẫn đến những
hậu quả xấu là làm hẹp lòng động mạch và làm giảm tính đàn hồi, mạch máu
bị xơ cứng nhất là đối với các tiểu động mạch cản trở máu đến các tổ chức,
ngoài ra lại làm tăng sức cản ngoại vi và càng làm tăng thêm huyết áp.


9

Áp lực tăng của dòng máu còn gây ra tổn thƣơng cho lớp nội mạc thành
mạch, các tế bào dễ bị thƣơng tổn hoặc làm giảm chức năng bảo vệ thành
mạch, dễ bị vữa xơ động mạch ở các động mạch lớn và vừa. Ở động mạch
chủ nếu có mảng vữa xơ bị lt, dịng máu có áp lực cao do bệnh nhân THA
có thể làm cho máu lọt vào giữa các lớp của thành mạch, tách dọc các lớp đó

ra và gây nên biến chứng phồng tách động mạch rất nguy hiểm đến tính mạng
bệnh nhân [13].
Suy thận
Các tổn thƣơng thận xuất hiện chậm hơn và cũng kín đáo hơn, thƣờng
chỉ bộc lộ ở giai đoạn cuối của bệnh. Ngay trong giai đoạn đầu ngƣời ta đã
thấy giảm cung lƣợng thận, nhƣng độ lọc cầu thận vẫn giữ đƣợc do có cơ chế
bù trừ. Về lâu dài, khi tổn thƣơng xơ các mạch thận phát triển, thận bị teo nhỏ
thì suy thận mới thấy rõ[13].
Tổn thƣơng mắt
Tổn thƣơng đáy mắt và bệnh lý võng mạc trong bệnh THA liên quan
trực tiếp với sự gia tăng HA. THA gây hẹp động mạch võng mạc lan tỏa nhƣng
không đều, tiến triển gây xuất huyết và phù gai thị. Về chức năng thị lực không
phụ thuộc nhiều vào dạng tổn thƣơng cũng nhƣ vị trí của nó: xuất huyết và xuất
tiết ở điểm vàng có thể dẫn đến sự giảm thị lực trầm trọng, trong khi phù gai thị
chỉ làm giảm thị lực, nhiều khi nó lan đến điểm vàng. Đối với bệnh THA sự
hiện diện của phù gai thị và xuất huyết hai bên có tiên lƣợng xấu: tỷ lệ sống
đến 10 năm là dƣới 50% ở ngƣời THA đã điều trị tích cực giữa năm 1963 và
1983 (Mac Gregor) [1].
1.4. Các yếu tố nguy cơ THA: Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh THA
trong cộng đồng nhƣ: tuổi cao, hút thuốc lá, uống nhiều rƣợu/bia, khẩu phần
ăn không hợp lý (ăn mặn, ăn nhiều chất béo), ít hoạt động thể lực, béo phì,
căng thẳng trong cuộc sống, rối loạn lipid máu, tiểu đƣờng, tiền sử gia đình có


10

ngƣời bị THA…. Phần lớn những yếu tố nguy cơ này có thể kiểm sốt đƣợc
khi ngƣời dân có hiểu biết đúng và biết đƣợc cách phòng tránh [6].
1.4.1.Chế độ ăn
Chế độ ăn có thể tác động đến huyết áp động mạch qua nhiều khâu, đặc

biệt là các chất nhƣ natri, kali, canxi.
Trong chế độ ăn đáng lƣu ý nhất là muối, thực chất là natri vì muối ăn
là natri chlorua. Nhu cầu hàng ngày của cơ thể chỉ 4 gam muối nhƣng trong
thực tế chúng ta thƣờng ăn nhiều hơn mức này do thói quen ăn mặn dễ ăn hơn
là ăn nhạt. Trên thế giới ngƣời ta đã thấy ở những vùng mà ngƣời dân ăn quá
nhiều muối thì tần suất bệnh THA tăng cao rõ rệt so với các vùng khác. Ở
nƣớc ta nghiên cứu của Lê Viết Định (1992) ở tỉnh Khánh Hòa cho thấy tần
suất bệnh tăng rõ ở vùng biển (11.7%) nơi mà ngƣời dân ăn nhiều muối hơn
so với vùng đồng bằng và vùng núi (8.33%)[13].
Nghiên cứu của Bùi Đức Long (2006), tỷ lệ THA trong số những ngƣời
ăn mặn (28,9%) cao hơn những ngƣời khơng ăn mặn (16,4), ngƣời ăn mặn có
nguy cơ THA gấp 2,1 lần so với ngƣời bình thƣờng [33].
Theo Tô Văn Hải và Lại Kim Anh (2000) điều tra tồn bộ NB THA vơ
căn điều trị tại khoa tim mạch, BV Thanh Nhàn, tỷ lệ NB THA có ăn mặn
chiếm 13%[18].
1.4.2. Béo phì và rối loạn Lipid máu
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc nhiều tình trạng bệnh lý. Ở ngƣời béo
phì, nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 1,7 lần, nguy cơ tăng huyết áp gấp 2
lần và nguy cơ mắc đái tháo đƣờng týp 2 gấp 3 lần so với ngƣời có cân nặng
bình thƣờng. Đái tháo đƣờng, tăng huyết áp và béo phì nằm trong bệnh cảnh
chung của hội chứng chuyển hoá. Khi đối tƣợng nghiên cứu đái tháo đƣờng
có tăng huyết áp và béo phì thì nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch không
chỉ tăng gấp đôi mà là tăng theo cấp số nhân.


11

Những nghiên cứu dịch tế học đã chứng minh rằng ở những ngƣời béo
phì tạo nên một nhóm nguy cơ đối với bệnh mạch vành và mạch máu não. Vả
lại béo phì là rất thƣờng gặp bởi vì 50-60% ở ngƣời THA có hiện diện sự tăng

quá mức trọng lƣợng. Thƣờng đó là béo phì dạng nam hóa với sự gia tăng tỷ
lệ kích thƣớc vịng bụng/vịng hơng. Mimran đã ghi nhận protein niệu vi thể
và khối lƣợng thất trái của ngƣời THA là trội hơn ở ngƣời béo phì [1].
Tỷ lệ THA ở những ngƣời thừa cân và béo phì (35,1%) cao hơn những
ngƣời bình thƣờng (17,1%)[33]. Cholesterol máu cao sẽ có nguy cơ THA gấp
2,1 lần so với ngƣời bình thƣờng. Những ngƣời tăng Triglycerid có tỷ lệ THA
(46,2%) cao hơn những ngƣời có mức Triglycerid bình thƣờng (34,0%).
Triglycerid máu tăng có nguy cơ THA gấp 1,7 lần so với ngƣời bình thƣờng.
Theo Viên Văn Đoan (2003) tỷ lệ NB THA có béo phì chiếm 4,3%; Ít
vận động thể lực chiếm 1%. Béo phì thƣờng kèm theo rối loạn Lipid máu, tỷ
lệ rối loạn Cholesterol máu cao chiếm 56,3% số NB THA[16].
Theo Nguyến Đức Sơn (2001) ngƣời bệnh THA có rối loạn lipid máu
chiếm 45,54%, trong đó tăng cholesterol chiếm nhiều hơn cả (60,78%) [37],
theo Tô Văn Hải tỷ lệ NB THA có rối loạn Lipid máu chiếm 75% [18].
1.4.3. Rƣợu
WHO đã khuyến cáo: “Rƣợu làm THA và đó là yếu tố nguy cơ của tai
biến mạch não, thƣờng thấy phối hợp với bệnh tim, loạn nhịp tim, tăng xuất
huyết não. Nếu uống rƣợu điều độ chỉ ở mức 10g ethanol x 1-3 lần/ngày thì
có thể chấp nhận đƣợc, ở mức trên 3 lần/ngày (>30g ethanol) có bằng chứng
hại cả về sinh học lẫn xã hội”[8them ]. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần
Đỗ Trinh và CS (1989 - 1992) cho thấy ở những ngƣời THA tỷ lệ uống rƣợu
cao hơn ở những ngƣời bình thƣờng (p < 0,01) [43].
Theo Viên Văn Đoan (2003) tỷ lệ NB THA có uống rƣợu bia chiếm 5%;
theo Tơ Văn Hải tỷ lệ này ở là nữ chiếm 1,5 %; trong khi đó ở nam là 52,9%.


12

1.4.4. Thuốc lá
Nicotin có trong thuốc lá kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch

ngoại vi gây THA; Hút một điếu thuốc lá, huyết áp tâm thu có thể tăng lên tới
9 mmHg, kéo dài 20-30 phút, hút nhiều có thể có cơn THA kịch phát nguy
hiểm; Nicotin còn làm nhịp tim đập nhanh hơn, cơ tim phải co bóp nhiều hơn.
Oxyd carbon có trong khói thuốc lá làm máu giảm cung cấp oxy cho các tế
bào và cùng với áp lực đã tăng sẵn của dòng máu khi bị THA càng gây tổn
thƣơng thêm các tế bào lớp nội mạc của các động mạch và tạo điều kiện cho
bệnh xơ vữa động mạch phát triển[13].
Nghiên cứu của Bùi Đức Long (2006), THA chiếm 22,2% trong số tỷ
lệ hút thuốc ở ngƣời THA là 30%, nguy cơ THA do hút thuốc lá là 1,3
lần[33].
Theo Viên Văn Đoan (2003) tỷ lệ NB THA có hút thuốc lá chiếm
5,3%[16]; Nhƣng theo Tô Văn Hải (2000), tỷ lệ này ở nữ là 0%, trong khi đó ở
nam là 55,9%[18].
1.4.5. Tuổi
THA cũng tăng dần theo từng độ tuổi, càng nhiều tuổi thì tỷ lệ mắc
bệnh THA càng cao. Điều tra của Viện Tim mạch 1989-1992 cho thấy tỷ lệ
đó là 6% ở lứa tuổi 16-39, đã tăng lên 21,5% ở lứa tuổi 50-59, 30,6% ở lứa
tuổi 60-69 và 47,5% ở lứa tuổi 70 trở lên.
1.4.6. Giới
Ngƣời ta thấy rằng ở lứa tuổi trung niên và tuổi trẻ, nam giới có nhiều
nguy cơ tăng huyết áp hơn nữ giới, nam là 18% trong khi đó nữ chỉ có 14,5%.
Tuy nhiên, sau 60 tuổi thì nữ giới lại có nhiều khả năng mắc hơn. Các cơng
trình nghiên cứu trên thế giới cũng đều cho rằng tỷ lệ THA ở nam nhiều hơn ở nữ.
Theo Hayes và Faler ở bệnh viện May Clinic-Minnesota Hoa Kỳ (1998) thì sự
khác biệt này có thể liên quan về gen, về sinh lý học của giới tính. Estrogen có tác


13

dụng bảo vệ tim, nếu thiếu estrogen nội sinh khi tuổi già làm tăng nhanh tỷ lệ mắc

bệnh mạch vành ở thời kỳ mãn kinh. Vì vậy, theo các nghiên cứu thì ở tuổi trẻ nữ
huyết áp thƣờng thấp hơn nam giới, đến tuổi tiền mãn kinh thì huyết áp của nữ và
nam lại gần tƣơng đƣơng nhau.
1.4.7. Yếu tố di truyền
Ngƣời ta thấy tính chất gia đình của bệnh THA, bố hoặc mẹ bị bệnh
này thì trong số con cái cũng có nhiều ngƣời bị mắc bệnh [13].
Nghiên cứu của Bùi Đức Long (2006), những ngƣời có tiền sử gia đình
bị THA có tỷ lệ THA (27,1%) cao hơn tỷ lệ THA ở nhóm ngƣời gia đình
khơng có ngƣời bị THA (17,8%), nguy cơ THA ở nhóm có tiền sử gia đình là
1,7 lần[33].
Theo Viên Văn Đoan (2003) THA liên quan với yếu tố gia đình rất rõ rệt
chiếm 48,8% trong đó bố, mẹ có THA chiếm 31,56%; anh, chị em ruột có
THA chiếm 17,24%[16].
1.4.8. Stress
Khi bị căng thẳng thần kinh, hệ thần kinh giao cảm tăng cƣờng hoạt
động giải phóng ra adrenalin và nor – adrenalin làm tim tăng co bóp, nhịp tim
đập nhanh hơn, động mạch nhỏ co lại và làm huyết áp tăng, trên nền bệnh
THA thì gây cơn THA kịch phát. Mơi trƣờng có tiếng ồn cƣờng độ lớn liên
tục cũng gây stress và làm huyết áp tăng..
Nghiên cứu của Bùi Đức Long (2006), số ngƣời bị THA do stress
(23,5%) cao hơn những ngƣời không bị stress (18,5), nguy cơ THA cao gấp
1,4 lần ở những ngƣời stress.
Theo Viên Văn Đoan (2003) tỷ lệ NB THA có Stress chiếm 2,3%;
Theo Tơ Văn Hải điều tra tồn bộ NB THA vơ căn điều trị tại khoa tim
mạch, BV Thanh Nhàn năm 2000, tỷ lệ có Stress chiếm 7%;


14

1.4.9. Bệnh đái tháo đƣờng

Bệnh này hay có cùng với bệnh THA. Ngƣời ta thấy 30-50% bệnh nhân
đái tháo đƣờng bị THA, những bệnh nhân này thƣờng béo; ngƣợc lại xét
nghiệm đƣờng trong máu thấy tăng cao ở 1/3 số bệnh nhân THA[13]
Tỷ lệ THA ở những ngƣời có đƣờng máu cao (62,7%) cao hơn những
ngƣời có mức đƣờng máu bình thƣờng (36,6%), nguy cơ THA của những
ngƣời có đƣờng máu cao gấp 2,9 lần so với ngƣời bình thƣờng[33].
Theo Viên Văn Đoan (2003) tỷ lệ NB THA có đái tháo đƣờng chiếm
12,67%;
2. Tình hình THA và quản lý HA trên thế giới và Việt Nam
2.1. Tình hình THA và quản lý HA trên thế giới
Theo ƣớc tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) số lƣợng ngƣời mắc
tăng huyết áp trên thế giới năm 2000 là 972 triệu (26,4% ngƣời trƣởng thành). Ƣớc
tính tới năm 2025 có 1,56 tỷ ngƣời (29,2%) bị tăng HA. Tỷ lệ mắc THA trong
quần thể ngƣời trƣởng thành: Châu Âu: 44,2%; Bắc Mỹ: 27,6%.
Tỷ lệ tăng HA tại một số nƣớc trên thế giới:
Hoa kỳ (2000)

: 28,7%

Canada (1995)

: 22%

Cuba (1998)

: 45,9%

Pháp (1994)

: 41%


Thụy Điển (1999) : 38,4%
Anh (1998)

: 38,8%

Ấn Độ (1997)

: 23,7%

Trung Quốc (2001) : 27,2%
Thái Lan (2001)

: 20,5%


×