Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Mô hình và một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích ở trẻ em tại bệnh viện đa khoa tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.37 KB, 71 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai nạn thương tích (TN-TT) đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng của
nhiều quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO),
mỗi năm có khoảng 5 triệu người tử vong do tai nạn thương tích, chiếm 9% của
tổng số tử vong và 12% của gánh nặng bệnh tật toàn cầu. 90% tử vong do chấn
thương xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Đơng Nam Á và Tây
Thái Bình Dương là khu vực có số tử vong do chấn thương cao nhất [44], [62].
Tình hình tai nạn thương tích ngày càng gia tăng và trở thành vấn đề bức xúc
đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng con người cũng như
đối với xã hội.
Đối với trẻ em, do cơ thể đang ở giai đoạn phát triển về thể chất và tâm
lý rất hiếu động, thích tìm hiểu và nghịch ngợm nên các chấn thương ở trẻ em
đa dạng, để lại dị tật suốt đời và các sang chấn tinh thần nặng nề. Theo báo
cáo của WHO và UNICEF về phịng chống Thương tích trẻ em Thế giới năm
2008, mỗi ngày có khoảng hơn 2000 trẻ tử vong do thương tích khơng có chủ
định và hơn 10 triệu trẻ em phải nhập viện hàng năm vì các chấn thương
thường để lại tàn tật suốt đời [62].
Tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong và tàn tật ở
trẻ em Việt Nam hiện nay. Ước tính cứ mỗi trẻ tử vong do TNTT thì lại có 12
trẻ phải nhập viện hoặc có những tàn tật suốt đời và 34 trẻ cần được chăm sóc
y tế hoặc phải nghỉ học vì tai nạn thương tích [14]. Hậu quả của tai nạn
thương tích không chỉ để lại những di chứng nặng nề về thể xác, lẫn tinh thần
cho trẻ, mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Các quốc gia trên thế
giới hàng năm phải bỏ ra một khoản tiền khổng lồ để chi phí cho việc điều trị,
phục hồi chức năng, tử vong và mất khả năng lao động (khoảng 1-2% GDP)


2


do tai nạn thương tích. Việt Nam cũng chi khoảng 30.000 tỷ/năm, riêng cho
trẻ em ước tính khoảng 11.000 tỷ/năm [14].
Ở nước ta, trong thời kỳ đổi mới, nhờ có sự phát triển kinh tế xã hội và
hiệu quả của các chương trình y tế quốc gia như: Chương trình tiêm chủng
mở rộng, chương trình phịng chống suy dinh dưỡng... mà hiện nay mơ hình
bệnh tật và tử vong ở trẻ em đã có sự thay đổi đáng kể: tỷ lệ mắc và tử vong
do các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng đã giảm rõ rệt. Trong khi đó tỷ lệ mắc
và tử vong do các bệnh không nhiễm trùng lại đang khơng ngừng gia tăng,
trong đó có chấn thương tai nạn thương tích. Trong năm 2009 có 181.381 trẻ
0-14 tuổi mắc tai nạn thương tích; 907 trường hợp trẻ tử vong do tai nạn
thương tích [8]. Sáu tháng đầu năm 2011 có 79.050 trẻ 0-14 tuổi mắc tai nạn
thương tích; 625 trường hợp tử vong do tai nạn thương tích [9].
Ở mỗi khu vực, tình hình tai nạn thương tích cũng khác nhau. Tại bệnh
viện đa khoa Mộc Châu tỉnh Sơn La năm 2007-2008: số trẻ mắc tai nạn
thương tích vào điều trị tại viện chiếm 10,8% [20]. Bệnh viện Việt-Đức, trong
năm 2009-2010 có 6.179 trường hợp tai nạn thương tích dưới 15 tuổi đến cấp
cứu tại bệnh viện chiếm 9,9% [7]; Tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010 có
43.444 trường hợp trẻ em mắc tai nạn thương tích; 118 trường hợp tử vong
[32]; Trong 6 tháng đầu năm 2012 trên địa bàn thành phố Hà Nội có 1.794 trẻ
bị tai nạn thương tích; 37 trường hợp tử vong [33] .
Tại tỉnh miền núi biên giới Cao Bằng, tình hình tai nạn thương tích cũng
đang là vấn đề đáng quan tâm. Báo cáo của Trung tâm Y tế dự phịng tỉnh cho
thấy: trong năm 2010 – 2011 có 888 trường hợp trẻ em dưới 15 tuổi mắc
TNTT; trong 9 tháng năm 2012 đã có 724 trường hợp trẻ em mắc TNTT [31].
Do Cao Bằng có đặc điểm địa hình đồi núi hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt
nên các yếu tố bất lợi như: lũ quét, thú rừng tấn công, ngộ độc rau rừng ...


3


thường xuyên xảy ra trong cộng đồng. Mặt khác, do phong tục tập qn chăm
sóc trẻ em cịn lạc hậu, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ cho trẻ em học
tập và vui chơi còn thiếu...nên tỉ lệ tai nạn thương tích ở trẻ em có xu hướng
tăng. Hàng năm, bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận và điều trị hàng
ngàn bệnh nhân vào viện do tai nạn thương tích, có rất nhiều trường hợp nặng
gây tử vong, đặc biệt là đối tượng trẻ em. Để xác định mơ hình tai nạn thương
tích ở trẻ em vào điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng, tìm hiểu một
số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích, từ đó đề xuất biện pháp can thiệp
và phịng ngừa nên chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Mơ hình và một số
yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích ở trẻ em tại bệnh viện Đa khoa
tỉnh Cao Bằng” nhằm hai mục tiêu:
1. Mơ tả mơ hình tai nạn thương tích ở trẻ em tại bệnh viện Đa khoa
tỉnh Cao Bằng trong các năm từ 2007 – 2011.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích ở trẻ
em tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa và phân loại tai nạn thương tích (Theo WHO) [38]
1.1.1. Tai nạn (Accident)
Tai nạn là một sự kiện không chủ tâm, dẫn đến một thương tích rõ ràng.
Phần lớn các TN-TT có thể phịng ngừa được.
1.1.2. Thương tích (Injury)
Thương tích là thương tổn thực thể của cơ thể, là kết quả của sự phơi
nhiễm cấp tính với năng lượng ( năng lượng này có thể là cơ, nhiệt, điện, hóa
hay từ ). Năng lượng này tương tác với cơ thể bằng một số lượng hay tỷ lệ
vượt quá ngưỡng chịu đựng sinh lý. Trong một vài trường hợp, thương tích là

kết quả của sự thiếu hụt các nhân tố duy trì sự sống (trong chết đuối, bóp cổ
hay chết cóng). Thời gian giữa phơi nhiễm và sự xuất hiện của thương tích là
rất ngắn.
1.1.3. Phân loại thương tích
Có nhiều cách phân loại thương tích, theo phân loại bệnh quốc tế chỉnh
sửa lần thứ 10 TN – TT được phân loại theo mức độ, phân loại theo nguyên
nhân và nguy cơ tai nạn thương tích. Theo WHO thương tích được chia làm 3
loại như sau [30]:
* Thương tích khơng có chủ ý ( unintentional injury ):
Là loại thương tích gây ra một cách vơ tình, khơng có suy nghĩ, tính tốn
trước bao gồm:
+ Tai nạn giao thông
+ Ngã
+ Bỏng
+ Ngộ độc


5

+ Đuối nước
+ Động vật tấn công và một số tai nạn thương tích khác như ngạt, sặc, dị
vật, tai nạn lao động...
* Thương tích có chủ ý ( intentional injury ): Loại thương tích này là kết
quả của bạo lực có chủ tâm gây ra bởi người khác hoặc tự mình gây ra, bao gồm:
+ Tự tử
+ Xung đột giữa cá nhân trong cộng đồng
+ Bạo lực trong gia đình
+ Xâm phạm về tình dục
+ Lạm dụng trẻ em
* Thương tích khơng phân loại: Là những thương tích khơng phân loại rõ

là có chủ tâm hay khơng.
Hiện nay thuật ngữ đang được ưa dùng là thương tích (Injury) vì theo
Haddon & Baker, Gordon: Sử dụng thuật ngữ “tai nạn” không những chỉ ra sự
mơ hồ về ngữ nghĩa, mà thực sự còn hạn chế sự cố gắng làm giảm thương
tích, bởi vì nhiều người nghĩ đến “tai nạn” như là một điều khơng đốn trước
được, một điều ngẫu nhiên, do “số mệnh” hoặc là một hành động của “Chúa
trời”, do đó khơng thể phịng tránh được.
1.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu TN – TT ở trẻ em [58]
Năm 1917, một vụ va chạm giữa con tàu chở đầy vũ khí, đạn dược của
Pháp và tàu vận tải dân sự của Na Uy đã gây nên một vụ nổ lớn tại vùng
Halifax, Nova Scotia, một vùng chật hẹp, đông đúc dân cư, gây nên một
Thảm họa làm chết 2000 người, bị thương 9000 người và khoảng 31.000
người bị mất nhà ở. Nước Mỹ và Canada đã được đề nghị hỗ trợ về y tế. Một
đội y tế của bang Boston dưới sự chỉ huy của bác sĩ William E.Ladd đã chuẩn
bị rất nhiều thuốc, phương tiện, và các y dụng cụ cần thiết để giúp công việc
cứu chữa trẻ em bị thương tích, và ơng đã giành rất nhiều thời gian, công sức


6

trong việc chăm sóc và chữa trị cho những trẻ nhỏ này. Vì vậy năm 1917
được đánh dấu như năm khởi đầu của vấn đề nghiên cứu TN -TT ở trẻ em.
Vào khoảng giữa những năm 1940, TN-TT bắt đầu nổi lên như là nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong trẻ em ở hầu hết các nước Phương Tây và Mỹ. Từ
năm 1955 – 1970: đã có các nghiên cứu về TN-TT ở trẻ em chủ yếu tập trung
vào các lĩnh vực cấp cứu chấn thương và chỉnh hình. Tầm quan trọng của vấn
đề TN-TT ở trẻ em đã được đánh dấu bởi đầu năm 1966 – khi Izanta Hubay
kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng tới một số lớn trẻ em đang bị giết hại và
bị tàn tật do các TN-TT gây ra được. Từ đó TN-TT trẻ em đã được quan tâm
và nhìn nhận một cách đúng mức hơn.

Năm 1972, Hội phẫu thuật nhi đầu tiên được thành lập ở Mỹ, trong đó có
ủy ban về chấn thương trẻ em. Từ năm 1970 cho đến nay con người đã có
những tiến bộ quan trọng trong việc tổ chức mạng lưới cấp cứu chấn thương
trẻ em, hồi sức điều trị nội khoa làm cho hiệu quả điều trị TN-TT ở trẻ em
được tốt hơn. Năm 1981, Viện nghiên cứu chấn thương trẻ em Kiwanis đã
được thành lập tại Boston Mỹ, từ đó vấn đề nghiên cứu TN-TT ở trẻ em đã
được triển khai một cách rộng rãi và toàn diện.
Tuy nhiên cho đến nay TNTT mới được quan tâm ở các nước đang phát
triển. Tại Việt Nam đến năm 1997 chương trình Phịng chống TN-TT xây
dựng cộng đồng an toàn mới bắt đầu được nghiên cứu và triển khai thí điểm.
Hội nghị Quốc gia lần thứ nhất về triển khai chính sách Quốc gia về phịng
chống TN-TT đã được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 17 – 18/12/2002.
1.3. Tình hình TN – TT ở trẻ em một số nước trên thế giới
Tai nạn thương tích trẻ em là vấn đề quan trọng trong lĩnh vực y tế công
cộng và vấn đề của sự phát triển. Bên cạnh 830.000 ca tử vong mỗi năm, hàng
triệu trẻ em phải gánh chịu các thương tích khơng gây chết người nhưng lại
thường phải nằm viện và phục hồi chấn thương trong thời gian dài. Nguyên


7

nhân tai nạn thương tích gây tử vong hàng đầu ở trẻ em là tai nạn giao thông
đường bộ (260.000 trường hợp/năm), đuối nước (175.000 trường hợp/năm),
bỏng (96.000 trường hợp/năm) và ngã (47.000 trường hợp/năm) [61]. Tuy
nhiên, thực trạng tử vong này chỉ là phần nổi của tảng băng gánh nặng bệnh
tật do tai nạn thương tích ở trẻ em, hàng năm vẫn có hàng chục triệu trường
hợp khác phải nhập viện do thương tích và hậu quả gây ra cho các em thường
là các thương tật lâu dài. Tác động của tai nạn thương tích đối với trẻ, gia
đình của trẻ và cộng đồng quả thực là rất lớn.
Theo báo cáo Tồn cầu về phịng chống Thương tích Trẻ em của Tổ chức

Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cũng cho
thấy mặc dù các quốc gia có thu nhập cao đã giảm được 50% số ca tử vong do
thương tích ở trẻ em trong vòng 30 năm qua, nhưng đây vẫn là một vấn đề đối
với họ, vì thương tích khơng chủ ý vẫn chiếm 40% trong tổng số các ca tử
vong trẻ em tại các nước này. Một số quốc gia có thu nhập cao tại Châu Âu và
Tây Thái Bình Dương như Úc, Hà Lan, Niu Di-lân, Thụy Điển và Vương
quốc Anh...là những nước có tỉ lệ thương tích trẻ em thấp nhất [62].
Tại Scotland, qua nghiên cứu của Pearson J, và CS về mơ hình tai nạn
thương tích ở trẻ em từ 0-14 tuổi tại bệnh viện Quebec trong giai đoạn từ năm
2002-2006 cho kết quả: tỷ suất tử vong là 4,3/100.000 [53]. Một nghiên cứu
của Tasker RC, và CS tại 27 bệnh viện tại Anh và xứ Wales trong 5 năm
(2004-2008) nhận thấy tỷ lệ tử vong do chấn thương đầu ở trẻ em là 9,3% [59].
Một nghiên cứu khác của tác giả Fraga AM, và CS về nguy cơ tử vong
do thương tích ỏ trẻ em từ 0-17 tuổi (năm 2000-2006) ở San Diego,
California, Mỹ cho thấy tỷ lệ tử vong do thương tích là 16,2/100.000 [45].
Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, gánh nặng bệnh tật do tai nạn
thương tích đang ngày càng tăng lên do gánh nặng của các bệnh truyền nhiễm
đang giảm dần xuống [48]. Châu Phi chiếm tỉ lệ cao nhất về tử vong do


8

thương tích khơng chủ ý, tỉ lệ tử vong ở khu vực này cao gấp 10 lần so với
các quốc gia có thu nhập cao ở Châu Âu và Tây Thái Bình Dương [62].
Nghiên cứu của Bahloul M, và CS trong 8 năm (1997-2004) cho thấy ở
khu vực phía nam Tunisia: Chấn thương đầu là nguyên nhân hay gặp ở trẻ em
nhập viện điều trị liên quan đến TNGT (69,4%), có tỷ lệ tử vong cao (18%) [40].
Burrows S, và CS tiến hành một nghiên cứu khá quy mô trong 3 năm từ
2001-2003 tại 6 thành phố lớn của Nam Phi cho thấy: có tới 2889 trẻ từ 0 - 14
tuổi tử vong do các thương tích tai nạn, tỉ lệ tử vong do tai nạn ở lứa tuổi ở

lứa tuổi 5-14 chiếm 54,9%. Các nguyên nhân của tai nạn thương tích gây tử
vong thường gặp nhất trong nghiên cứu này là: tai nạn giao thông, chết đuối
và bỏng [42].
Tại các nước thuộc khu vực Trung Đông như Isarel: nghiên cứu của
Rozenfeld M nhận thấy từ năm 1998 - 2006, tại trung tâm Chấn thương Quốc
gia tiếp nhận 2060 trẻ từ 0 - 17 tuổi bị TNTT liên quan đến bạo lực. Trẻ em
Do Thái có nguy cơ bị chấn thương do bạo lực cao hơn các dân tộc khác và
hay gặp ở nhóm 15 – 17 tuổi (92%). Địa điểm xảy ra tai nạn là nơi công cộng
và phương tiện giải trí [56].
Tình hình tai nạn thương tích ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng
Islamabad – Pakistan năm 2008 cho kết quả: nguyên nhân TNTT ở trẻ em từ
0 – 12 tuổi là ngã (59%), TNGT (16%), bỏng (13%) [57].
Ở khu vực Châu Á, nghiên cứu của Linnan M, và CS tiến hành năm
2007 tại Bangladesh, Trung Quốc, Philippines, Thái Lan và Việt Nam cho
thấy tai nạn thương tích là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ từ 1 tuổi trở
lên ở tất cả các quốc gia điều tra [51]. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng với
mỗi trường hợp tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ dưới 18 tuổi, thì có 12 trẻ


9

cần phải nhập viện hoặc để lại khuyết tật vĩnh viễn và 34 trẻ cần chăm sóc y
tế hoặc phải nghỉ học, nghỉ làm do tai nạn thương tích.
Tại Nhật Bản, nghiên cứu của Fujiwara T, và CS được tiến hành năm
2006 nhận thấy: thương tích khơng chủ ý là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở
trẻ em từ 1-4 tuổi. Loại tai nạn thường gặp: TNGT, đuối nước, nghẹt thở,
bỏng và ngã. Chi phí hàng năm của các ca tử vong do TNTT trẻ em ở Nhật
Bản ước tính 554 tỷ yên [46]
Theo nghiên cứu của Ji L, và CS tại khoa Cấp cứu- Bệnh viện Nhân
dân Bắc Kinh- Trung Quốc năm 2009: tai nạn thương tích ở trẻ em nhập viện

nguyên nhân do động vật cắn chiếm 36,7% [50].
Qua các số liệu về tình hình TNTT ở trẻ em ở các nước trên thế giới
cho thấy các nguyên nhân gây tử vong ở nhóm tuổi từ 0 – 19 tuổi như sau:
Bảng 1.1. Tỷ lệ tử vong do TN – TT ở trẻ em Thế Giới (Trích dẫn [60])
Loại TN - TT

Tỷ lệ TV do TN-TT

Đuối nước

48%

TNGT

28%

Thương tích/khơng phân loại khác

18%

Ngộ độc

2%

Ngã

2%

Bỏng


1%

Động vật cắn

1%

1.4. Tình hình tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam
1.4.1 Tình hình mắc, và thương tích do TN-TT ở trẻ em Việt Nam
Ở Việt Nam, một quốc gia với 87,84 triệu dân trong đó khoảng 33,3%
là người dưới 18 tuổi [28], tai nạn thương tích trẻ em ngày càng tăng và đang
trở thành một vấn đề y tế công cộng, nhất là từ khi chuyển đổi từ nền kinh tế


10

bao cấp sang nền kinh tế thị trường năm 1986. Tác động của những thay đổi
về kinh tế - xã hội và phát triển ở Việt Nam có mối liên quan rõ rệt đối với
tình trạng tai nạn giao thơng, với số vụ tăng gấp 4 lần trong vòng 10 năm từ
khi bắt đầu thời kỳ đổi mới [3].
Hiện nay, ở Việt Nam, tai nạn thương tích là một trong những nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 18 tuổi [28]. Kết quả điều tra về TNTT
tại Việt Nam (VMIS - Điều tra chấn thương liên trường Việt Nam) tiến hành
năm 2010 cho kết quả: tai nạn giao thông đường bộ và đuối nước là các
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho dân số Việt Nam. Hàng năm có
khoảng 38.482 người tử vong do TNTT, tương đương với tỷ suất tử vong là
46,6/100.000 người, trong đó khoảng 12.000 tử vong do TNGT và khoảng
4.000 trẻ em bị đuối nước [2]. Tình hình tai nạn thương tích trong 6 tháng đầu
năm 2011 tại 53 tỉnh/thành phố có 1.301 trẻ em và người chưa thành niên bị
tử vong do tai nạn thương tích [9]. Các nguyên nhân tai nạn thương tích khác
cũng có tỉ lệ mắc và tử vong cao ở trẻ em bao gồm ngã, bỏng, ngộ độc và

động vật cắn [28]. Ngoài ra tại một số tỉnh bị ảnh hưởng trầm trọng bởi bom
mìn cịn sót lại sau chiến tranh thì trẻ em cịn bị thương do bom mìn và vật nổ.
Khi nói đến những ngun nhân tử vong ta thường nghĩ nhiều là nguyên
nhân bệnh tật, nhưng theo phân tích nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em Việt Nam
qua tổng hợp điều tra của Bộ LĐ-TB&XH và UNICEF năm 2010 như sau:
Bảng 1.2. Tỷ lệ tử vong do TN – TT ở trẻ em Việt Nam (Trích dẫn [3])
Loại TN - TT
Chết đuối
TNGT

Tỷ lệ TV do TN-TT
10,4/100.000
6/100.000

Ngã

4,7/100.000

Ngộ độc

0,4/100.000

Bỏng

0,27/100.000


11

Với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta hiện nay đã làm

cho nền kinh tế không ngừng phát triển. Đời sống của người dân ngày nay được
nâng lên, sự quan tâm của ngành y tế đối với sức khỏe của cộng đồng nói chung
và của trẻ em nói riêng cũng được nâng cao thêm một bước nữa.
Báo cáo tổng hợp về phòng chống tai nạn thương tích ở Việt Nam năm
2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Quỹ Nhi đồng Liên hợp
quốc (UNICEF) đã nhận định: sự phát triển kinh tế và xã hội nhanh chóng ở
Việt Nam trong 2 thập kỷ gần đây đã góp phần làm cho vấn đề TNTT ngày
càng nghiêm trọng. Chấn thương đã trở thành một trong những nguyên nhân
hàng đầu dẫn đến tử vong và tàn tật, nhất là ở trẻ em Việt Nam [3].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Cấn Thị Ngọc Bích về tình
hình TN-TT ở trẻ em điều trị tại bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2002-2003,
tỷ lệ mắc TN-TT đứng hàng thứ 14, tỷ lệ tử vong do TN-TT đứng hàng thứ 4
sau tỷ lệ tử vong sơ sinh (9,25%), bệnh hệ tuần hoàn (3,59%), bệnh nhiễm
khuẩn và ký sinh vật (2,38%) [27].
Cũng theo nghiên cứu của Khu Thị Khánh Dung và CS về đánh giá TNTT tại khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy: trong thời gian 3
tháng (từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2008) có 607 bệnh nhân TN-TT đến khám
và điều trị tại khoa cấp cứu. Các tai nạn thường gặp nhất là tai nạn giao thông,
tiếp đến là ngộ độc và dị vật đường hơ hấp, tiêu hóa. Tổn thương do TN-TT
gây ra là chấn thương sọ não (27,84%), rách da (24,05%), gẫy xương
(12,36%)[13].
Qua nghiên cứu của Trần Văn Nam và cộng sự tại Bệnh viện trẻ em Hải
Phòng từ tháng 8/2005 đến tháng 2/2007 về một số đặc điểm TN-TT ở trẻ em
điều trị tại bệnh viện thấy có 3.411 bệnh nhân bị TN-TT vào điều trị, TN-TT
chủ yếu gặp ở trẻ <6 tuổi chiếm 62,8%. Các TN-TT thường gặp nhất ở trẻ em


12

đó là ngã 55,1%, TNGT 17,7%, bỏng 12,3%, dị vật cơ thể 4,6% và ngộ độc là
3,2% [24].

Nghiên cứu về mơ hình TN-TT ở trẻ em thành phố Đà Nẵng năm 2006
của Nguyễn Thúy Quỳnh và CS cho kết quả: tỷ suất tử vong do TN-TT ở trẻ
em từ 0-17 tuổi tại thành phố Đà Nẵng là 23,4/100 000 trẻ. Nguyên nhân tử
vong hàng đầu do TN-TT ở trẻ là đuối nước, tai nạn giao thông, tiếp đến là
bỏng và ngã [25].
Theo nhận xét tác giả Trần Thanh Hải và CS: năm 2007 Bệnh viện Tiền
Giang năm 2007 đã tiếp nhận 798 trẻ vị thành niên bị TN-TT vào viện điều trị
thì nguyên nhân gây TN-TT hàng đầu là TNGT (65,6%), ngã (12,8%) và đánh
nhau (8,77%) [15].
Tại một số tỉnh miền núi phía Bắc: nghiên cứu của Trịnh Xuân Đàn về
mơ hình TN-TT của học sinh trường trung học cơ sở Chu Văn An- thành phố
Thái Nguyên năm 2008 thấy tỷ lệ TNTT là 6,6%. Nguyên nhân gây chấn
thương nhiều nhất là tai nạn trong sinh hoạt (48,4%), tiếp theo là tai nạn trường
học và tai nạn giao thông [11]. Tại bệnh viện đa khoa Mộc Châu - tỉnh Sơn La,
trong 2 năm (2007-2008) có 604 bệnh nhân bị TN-TT vào cấp cứu và điều trị thì
có 65 bệnh nhân bị TN-TT lứa tuổi từ 0-15 tuổi chiếm tỷ lệ 10,8% [20].
1.4.2. Tình hình một số TNTT thường gặp ở trẻ em Việt Nam
1.4.2.1. Tai nạn thương tích khơng chủ ý
* Tai nạn giao thông tại Việt Nam
Trong những năm gần đây kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày
càng được nâng cao. Số phương tiện giao thông tăng lên nhanh chóng, cùng
với đó là các vụ tai nạn giao thông mà nạn nhân là trẻ em cũng gia tăng. Theo
thống kê của Ủy ban An tồn giao thơng Quốc gia, ở nước ta mỗi năm có hơn
12.000 người tử vong, 20.000 người bị thương do tai nạn giao thơng, trong đó
nạn nhân là trẻ em chiếm 35%. Tai nạn giao thông đã và đang là nguyên nhân


13

hàng đầu gây tử vong và chấn thương sọ não cho trẻ em dưới 18 tuổi. Số nạn

nhân bị thương tích và tử vong do tai nạn giao thơng khơng ngừng gia tăng
đang là gánh nặng cho ngành y tế và xã hội [35].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Chính và CS về tình hình TN-TT trẻ
em qua giám sát TN-TT tại Bệnh viện Việt Đức năm 2006 cho thấy: nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến TN-TT ở trẻ em là tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ
52,16% [6]
Số liệu từ báo cáo của Cục Y tế dự phịng và mơi trường cho thấy:
trong năm 2009, tỷ lệ mắc TNGT đứng hàng đầu trong các nguyên nhân
TNTT chiếm 39,4% [8].
Tại bệnh viện Việt - Đức, trong 2 năm 2009 – 2010 đã tiếp nhận 6.179
trường hợp trẻ em dưới 15 tuổi bị TNTT nhập viện đặc biệt là TNGT, chiếm
9,9% tổng số bệnh nhân vào viện [7].
Trong 6 tháng đầu năm 2011, tại 53 tỉnh/thành phố có 56.276 trẻ em và
trẻ vị thành niên mắc TNGT; 448 trường hợp tử vong do TNGT [9].
* Tai nạn thương tích do ngã:
Do rất hiếu động và nghịch nên TNTT do ngã rất dễ xảy ra đối với trẻ
em. Mỗi một lứa tuổi khác nhau thì hồn cảnh gây ngã và địa điểm ngã cũng
khác nhau. Ngã xảy ra tại gia đình thường ở lứa tuổi chưa biết đi, hoặc tập đi.
Trẻ lớn hơn ngã thường xảy ra ở trường mẫu giáo, trường học, nơi công cộng
do nô đùa, do xe đạp, do trèo cây...
Qua kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và CS tại Bệnh viện
Nhi Trung Ương năm 2000-2003: nguyên nhân TNTT hàng đầu là ngã chiếm
45,10 %. Hoàn cảnh gây ngã chủ yếu do ngã từ giường hoặc ghế xuống chiếm
tỉ lệ cao nhất 19,7%, ngã độ cao từ 1-3 m 16,9 % [27].
Tương tự nghiên cứu một số tác giả khác cũng cho thấy:


14

- Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Nam tại BVTE Hải Phòng năm

2005 – 2007: nguyên nhân đầu tiên dẫn đến thương tích ở trẻ em hay gặp nhất
là ngã chiếm 55,09% [24].
- Nghiên cứu của Khu Thị Khánh Dung, Lê Thanh Hải về tình hình tai
nạn thương tích tại khoa cấp cứu, bệnh viện Nhi Trung Ương từ tháng 6 đến
tháng 8 năm 2008 cho thấy: tai nạn do ngã vào điều trị chiếm 35,58% [13].
- Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Lệ Hằng tại BVĐKTW Thái Nguyên
năm 2006 cho kết quả: tai nạn do ngã là nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao nhất
34,23% [16].
* Tai nạn thương tích do bỏng:
Tai nạn bỏng ở trẻ em là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong đối với trẻ.
Bỏng để lại di chứng nặng về chức năng, thẩm mỹ làm ảnh hưởng lớn đến
sinh hoạt cộng đồng của trẻ.
Theo Trần Văn Nam trong số 230 trẻ vào BVTE Hải Phòng điều trị vì
bỏng thì có 65,7% là trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ trẻ trai/trẻ gái là 1,56/1, tác nhân gây
bỏng chủ yếu là nhiệt ướt 83,04%, bỏng nhiệt khô là 6,09 % và bỏng hóa chất là
2,17% [23].
Tại BVĐK Trung Ương Thái Nguyên, bỏng là loại TNTT hay gặp ở trẻ
em điều trị nội trú tại khoa Chấn thương chỉnh hình chiếm tỉ lệ 14,43% tổng số
bệnh nhân. Lứa tuổi hay gặp nhất là nhóm 0 – 4 tuổi chiếm 41,30%; tác nhân
gây bỏng chủ yếu là bỏng nước sôi chiếm 83,72% [16].
Kết quả theo dõi 23 năm (tháng 01/1985- 12/2007) tại Viện Bỏng Quốc
gia của Hồ Thị Xuân Hương và cộng sự cho thấy: số trẻ em bị bỏng vào điều
trị nội trú chiếm tỷ lệ 54,32% tổng số bệnh nhân. Lứa tuổi bị bỏng nhiều nhất
là trẻ <5 tuổi (77,82%). Tác nhân gây bỏng chủ yếu là nhiệt ướt [17].


15

Theo nghiên cứu của Trần Thanh Hải và CS tại Bệnh viện đa khoa tỉnh
Tiền Giang cho thấy: trong năm 2007 tỷ lệ bỏng ở trẻ em là 52,7%, tác nhân

gây bỏng là nhiệt ướt (90,1%) [15].
* Tai nạn thương tích do ngộ độc:
Ngộ độc cấp là một trong những tai nạn thường gặp ở trẻ em. Khác với
người lớn ngộ độc ở trẻ em thường phức tạp hơn, nhiều khi khó phát hiện, khó
xác định chất độc mà trẻ đã ăn và uống, nhất là những cháu bé chưa biết nói.
Trong 5 tháng đầu năm 2007, Trung tâm chống độc Bạch Mai đã tiếp
nhận 93 trường hợp ngộ độc ở lứa tuổi <19 tuổi. Nguyên nhân ngộ độc phần
lớn ở nhóm này là tử tử và tai nạn. Trong đó, tác nhân gây ngộ độc chủ yếu là
do thuốc an thần 28 ca, tiếp đến là ngộ độc thực phẩm 20 ca, chất gây nghiện
5 ca, còn lại do các loại thuốc khác [30].
Tại bệnh viện Nhi Trung Ương trong 2 năm 2002-2003 có 155 trẻ bị
ngộ độc nhập viện. Loại ngộ độc hay gặp là: ngộ độc thức ăn 109 trẻ (70,3%),
do thuốc điều trị (18,1%), thuốc diệt chuột (4,5%) và hóa chất nơng nghiệp
(2,6%). Có 5/12 trẻ tử vong do ngộ độc, đó là ngộ độc thuốc diệt chuột 2,
paracetamol 1, thuốc diệt muỗi 1 và chloramphenicol 1 trường hợp [27].
Kết quả nghiên cứu của Khu Thị Khánh Dung và CS về tình hình TNTT tại khoa cấp cứu bệnh viện Nhi Trung Ương từ tháng 6 đến tháng 8/2008
thấy: có 607 bệnh nhân TN-TT đến khám và điều trị tại khoa cấp cứu thì có
27 trường hợp ngộ độc [13].
Tại bệnh viện trẻ em Hải Phòng từ tháng 8/2005-tháng 2/2007 đã có
500 bệnh nhân nhập viện do ngộ độc cấp, chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ đưới 5 tuổi
(57%). các loại ngộ độc thường gặp là ngộ độc thức ăn (38,4%), ngộ độc hóa
chất (37,2%, ngộ độc thuốc (24,4%)[24].


16

1.4.2.2. Tai nạn thương tích có chủ ý
* Tai nạn thương tích do bạo lực và xâm hại trẻ em
Thực trạng bạo lực, xâm hại trẻ em đang diễn biến phức tạp, với hình
thức và đối tượng đa dạng, mức độ và tính chất phạm tội ngày càng nghiêm

trọng, đến mức báo động về sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận dân cư
trong xã hội.
Theo báo cáo của Bộ Công An, chỉ riêng trong năm 2011 cả nước đã
phát hiện 1.386 vụ xâm hại trẻ em với 1.397 nạn nhân, tăng 1,8% so với năm
2010, trong đó 51 vụ giết trẻ em, 427 vụ hiếp dâm, 248 vụ giao cấu và 128 vụ
cố ý gây thương tích với trẻ, chưa kế các vụ mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt,
cưỡng dâm v.v... [18]. Các vụ ngược đãi, bạo lực, xâm hại, bóc lột trẻ em...ít
được cộng đồng chủ động phát hiện, trình báo với các cơ quan chức năng, mà
phần nhiều là do các phương tiện truyền tin phát hiện và tố giác. Bởi vậy,
những vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em bị phát hiện chỉ là phần nhỏ so với
thực tế.
Số trẻ em bị xâm hại tình dục nhiều nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long rồi đến Đông Nam Bộ. Địa phương để xảy ra nhiều trẻ em bị xâm hại
tình dục là Hà Nội, Quảng Ninh, Gia Lai, Đắc Lắc, Đồng Nai, Tây Ninh,
Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang [4].
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tiến hành khảo sát nạn trẻ em
bị xâm hại tình dục tại 13 tỉnh tại đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2009 đến
tháng 6/2010. Kết quả cho thấy, trẻ dưới 6 tuổi chiếm 13,5% tổng số trẻ bị
xâm hại tình dục, trẻ từ 6 tuổi đến dưới 13 tuổi chiếm 37,2%. Số trẻ bị xâm
hại tình dục nhiều lần chiếm 28,2% và số trẻ em bỏ học, sống lang thang bị
xâm hại tình dục chiếm 11,6% [4].
Tại thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2011 đã phát hiện 77 vụ xâm
hại trẻ em. Trong 6 tháng đầu năm 2012, cơ quan chức năng mới tiếp nhận


17

thêm 23 trường hợp, tập trung ở những quận mới có tốc độ đơ thị hóa nhanh
[4]. Tại Cần Thơ, từ năm 2004 đến 6 tháng đầu năm 2012, trong 183 vụ xâm
hại trẻ em, có 172 vụ xâm hại tình dục [4].

Ở các địa phương có khả năng phát triển du lịch, tỷ lệ phạm tội xâm hại
tình dục trẻ em cao hơn các địa phương khác. Gần đây đã xuất hiện nhiều
hình thức tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nam. Đối tượng xâm hại tình dục
trẻ em không chỉ là người Việt Nam mà đã xuất hiện đối tượng phạm tội là
người nước ngoài như Mỹ, Anh, Malaysia...Họ thường lợi dụng việc đi du
lịch đến Việt Nam để tìm trẻ em để quan hệ tình dục [4].
Trong hai năm 2008 – 2009, cả nước đã xảy ra 5.956 vụ bạo lực trẻ em,
trên 100 vụ giết trẻ em và 50 vụ bắt cóc, bn bán trẻ em được phát hiện và
xử lý, trong đó có một số vụ gây bức xúc trong dư luận xã hội. Nhiều trẻ em
bị chính cha mẹ, người thân, thầy cơ giáo, người sử dụng lao động và những
người có trách nhiệm ni dưỡng chăm sóc trẻ em có hành vi bạo lực nghiêm
trọng đối với trẻ em đến mức phải xử lý hình sự [18].
Tình trạng bạo lực ở trong và ngoài trường học của học sinh vẫn tiếp
tục xảy ra đang là nỗi bức xúc của xã hội. Hiện tượng bạo lực học sinh xảy ra
trong thời gian gần đây ở một số trường học đã bộc lộ những tính chất nguy
hiểm và nghiêm trọng như: học sinh đánh nhau gây thương tích, thậm chí tử
vong. Giáo viên sử dụng các biện pháp giáo dục có tính chất bạo lực gây hậu
quả nghiêm trọng đối với học sinh; học sinh hành hung thầy, cô giáo. Đối
tượng học sinh đánh nhau có cả nữ sinh, khơng phải chỉ có nam sinh nóng
nảy, thiếu kiềm chế, thậm chí nữ sinh đánh nữ sinh theo kiểu hội đồng.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ đầu năm 2009 – 2010
đến nay, trên toàn quốc đã xảy ra khoảng 1.598 vụ việc học sinh đánh nhau ở
trong và ngoài trường học. Theo số lượng trường học và học sinh hiện nay thì
cứ 5.260 học sinh thì xảy ra một vụ đánh nhau và cứ 9 trường học lại xảy ra


18

một vụ học sinh đánh nhau [18]. Trong số các vụ việc học sinh đánh nhau,
phần lớn nguyên nhân là xích mích nhỏ giữa các học sinh, các em dùng tay,

chân đánh nhau nhưng được can ngăn kịp thời nên không để xảy ra hậu quả
nghiêm trọng. Tuy nhiên trong số đó vẫn có những vụ việc xảy ra mang tính
chất hoặc hậu quả nghiêm trọng đó là: học sinh đánh nhau có sử dụng hung
khí, gây thương tích nặng cho bạn, có vụ việc xảy ra chết người (năm học
2009-2010 xảy ra 7 vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến chết người trong và
ngoài trường học) [18].
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực nêu trên, trước hết phải kể đến
nhận thức của các gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ
và phần nào đó bị xem nhẹ; nhiều thói quen, phong tục tập quán có hại cho trẻ
em chưa được các cấp, các ngành quan tâm đấu tranh loại bỏ như: giáo dục
trẻ bằng roi vọt là việc “bình thường”.
* Tai nạn thương tích do tự tử
Theo những số liệu thống kê về tỉ lệ tự tử chung của thế giới của nhóm
tuổi từ 12-15 là 97-131 người/100.000 dân; nhóm tuổi từ 16-20 là 277-341
người/ 100.000 dân. Tỉ lệ này đang có xu huớng gia tăng và trẻ tuổi hố. Dự
báo của Tổ chức Y tế thế giới đến năm 2020 tự tử sẽ là nguyên nhân tử vong
hàng đầu ở các nước phát triển và hàng thứ 2 ở các nước đang phát triển [18].
Ở Việt Nam, tự tử trong thanh thiếu niên cũng có xu hướng trẻ hóa và gia
tăng nhưng chưa có những thống kê chính thức nào về nạn tự tử trong trẻ em.
Nghiên cứu của Trần Thanh Hải và CS về tai nạn thương tích ở trẻ vị thành
niên tại BVĐK Tiền Giang năm 2007 nhận thấy: số ca tự tử chiếm 7% tổng số
bệnh nhân vào viện [15]. Tại trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai,
trung bình mỗi năm phải cấp cứu 150 – 200 trường hợp tự tử, trong đó tỷ lệ
trẻ vị thành niên chiếm phần lớn tổng số ca nhập viện [5].


19

Khoa cấp cứu của Bệnh viện Nhi Trung Ương và bệnh viện Nhi đồng
2, TP Hồ Chí Minh thường xuyên có các ca trẻ em tự tử. Trung bình cứ 10

ngày có 1 trẻ tự tử, trong đó trẻ nhỏ tuổi nhất là 10 tuổi và 51,2% số trẻ tự tử
là ở nông thôn-miền núi [4].
Hiện tượng tử tử diễn ra ở trẻ em đã trở thành vấn đề khá phổ biến
trong xã hội. Nguyên nhân của hiện tượng đau lòng ở lứa tuổi này bắt đầu từ
những câu chuyện khá trẻ con, nhưng do hiểu biết ít, khơng có được sự quan
tâm kịp thời của người lớn đã khiến cho các em chán nản và nảy sinh những ý
nghĩ tiêu cực. Các tổ chức đoàn thể, nhà trường và gia đình cần quan tâm,
động viên, giúp đỡ tháo gỡ những khúc mắc của trẻ em. Các bậc cha mẹ cần
hiểu rõ vai trị của mình trong việc giáo dục con cái... Có như vậy, mới hạn
chế được thực trạng đau lòng này.
1.4.3. Các đặc điểm của tai nạn thương tích trẻ em ở Việt Nam
* Yếu tố liên quan đến trẻ: tuổi và giới tính
Nguy cơ mắc hoặc tử vong do một loại tai nạn thương tích nào đó thay
đổi tùy theo lứa tuổi của trẻ. Nghiên cứu của Đỗ Thị Lệ Hằng năm 2006 tại
BVĐKTW Thái Nguyên nhận thấy tỉ lệ tai nạn thương tích do bỏng có xu
hướng giảm dần theo tuổi: ở nhóm 0-4 tuổi (41,30%), ở nhóm 5-9 tuổi
(2,74%), nhóm 10–15 tuổi (2,26%) [16]. Theo báo cáo về tình hình tai nạn
thương tích của Bộ Y tế năm 2008, trong khi số TNGT ở nhóm 0-4 tuổi chỉ
chiếm 6% tổng số trường hợp tai nạn thương tích, thì con số này ở nhóm 1519 tuổi là 13,3% [51].
Các điều tra tai nạn thương tích ở Việt Nam đều chỉ ra rằng nhóm bé
trai có nguy cơ TNTT không gây tử vong cao hơn so với bé gái, với tỉ lệ trong
nhóm bé trai cao gấp 2-3 lần nhóm bé gái ở nhiều khu vực trong cả nước [37].
Điều này cũng tương tự như các phát hiện trong Báo cáo tử vong do tai nạn


20

thương tích của Bộ Y tế [5]. Báo cáo này cho thấy nhóm nam từ 0-19 tuổi bị
tử vong do TNTT nhiều gấp 2 lần so với nhóm nữ cùng lứa tuổi.
* Địa điểm và môi trường

Các nghiên cứu về nguy cơ TNTT trẻ em ở Việt Nam của Trần Văn
Nam năm 2007 tại Hải Phòng [24], Trịnh Xuân Đàn năm 2008 tại Thái
Nguyên [11], Hồ Thị Xuân Hương năm 2009 tại Viện Bỏng Quốc Gia [17]
đều cho rằng nhà ở là địa điểm phổ biến nhất trong số các trường hợp TNTT
và nhận thấy rằng TNTT cũng xảy ra nhiều hơn ở vùng nơng thơn so với vùng
thành thị.
Ngồi ra, trẻ sống ở khu vực nông thôn, chủ yếu là những vùng nơng
nghiệp và có thu nhập thấp, thường phải làm nhiều việc gia đình như nấu ăn,
chăm sóc em nhỏ, lau dọn và nhiều hoạt động sản xuất nơng nghiệp, đấy
chính là những yếu tố làm tăng các nguy cơ bị TNTT trong cộng đồng. Tình
trạng TNTT ở trẻ em ở khu vực nông thôn cao hơn so với khu vực thành thị
cũng được phát hiện ở nhiều nước khác và được cho rằng có mối liên quan
đến tình trạng kinh tế xã hội thấp hơn của những trẻ sống ở các khu vực này [53].
* Tình trạng kinh tế xã hội
Nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới chỉ ra rằng tình trạng kinh tế xã
hội, trong đó bao gồm thu nhập của hộ gia đình, trình độ học vấn của người
mẹ, cấu trúc gia đình và loại hình gia đình ảnh hưởng đến nguy cơ TNTT của
trẻ emTrẻ em ở các hộ gia đình nghèo thường thiếu sự giám sát của cha mẹ,
tiếp cận với các thiết bị an toàn như thiết bị báo cháy và mũ bảo hiểm, và khu
vực vui chơi an toàn ở nhà cũng như ở cộng đồng. Việc hạn chế tiếp cận với
các dịch vụ sức khỏe và y tế của trẻ ở những hộ gia đình nghèo cũng làm tăng
mức độ nghiêm trọng của TNTT và khả năng tử vong do TNTT [3].
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Trần Văn Nam về tác động kinh tế đến
TNTT ở trẻ em Hải Phòng, cho thấy khả năng mắc TNTT của con của các gia


21

đình nghèo cao gấp 2,7 lần so với các gia đình khá giả, và cao gấp 2 lần so
với gia đình trung bình [23].

Khơng giống như kết quả ở các nước có thu nhập cao, nguy cơ TNGT
cao hơn ở những trẻ có điều kiện kinh tế xã hội thấp hơn, ở Việt Nam, nguy
cơ TNGT lại cao nhất ở những trẻ ở nhóm hộ gia đình có thu nhập trung bình
[54]. Các hộ gia đình có thu nhập trung bình có đủ điều kiện để mua xe đạp
cho cho em mình, nhưng điều đó đã làm tăng nguy cơ TNTT vì người đi xe
đạp là những người dễ bị tai nạn nhất trong số những người tham gia giao
thông ở khu vực mà nghiên cứu tiến hành.
Kết quả nghiên cứu dọc về nghèo trẻ em của Howe LD năm 2006 [48]
được tiến hành ở bốn nước: Ethiopia, Peru, Việt Nam và Ấn Độ, cũng cho
thấy tình trạng kinh tế xã hội là một yếu tố nguy cơ quan trọng của tình trạng
ngã và bỏng ở trẻ em Việt Nam [48]. Nghiên cứu cho thấy rằng thiếu sự giám
sát của bố mẹ, thường có liên quan với nghèo đói, cũng làm tăng nguy cơ
TNTT, đặc biệt là ngã ở trẻ em Việt Nam. Trẻ em thường được một người
không phải thành viên trong gia đình chăm sóc làm tăng nguy cơ bị ngã ở
mức nghiêm trọng lên gấp hai lần. Tương tự, ở Việt Nam, để trẻ chơi một
mình hoặc chơi cùng với trẻ dưới 5 tuổi khác cũng làm tăng nguy cơ gặp phải
một TNTT nào đó [48].
Một hậu quả khác của tình trạng kinh tế xã hội thấp là kiến thức hạn
chế về yếu tố nguy cơ TNTT trẻ em của cha mẹ và cộng đồng. Nghiên cứu
của Dương Khánh Vân và CS về kiến thức của cộng đồng tại 3 xã đại diện
cho 3 miền là An Hưng (Hải Phòng); thị trấn Hồ Xá (Quảng Trị) và xã Mỹ
Hòa (Đồng Tháp) được tiến hành năm 2005 chỉ ra rằng: một bộ phận khá lớn
các bố mẹ và cán bộ cộng đồng khơng hiểu biết và khơng có kiến thức về
TNTT và phòng chống TNTT trẻ em [36]. Báo cáo phát hiện được thái độ
phổ biến của cộng đồng là coi TNTT là do “khơng may” và vì vậy là sự kiện


22

khơng thể tránh được. Tại Hải Phịng, kết quả nghiên cứu của Trần Văn Nam

về tình hình TNTT ở trẻ em Hải Phòng năm 2003 cho thấy: khả năng mắc
TNTT ở con của các bố có trình độ cấp 1 và mù chữ cao gấp 1,89 lần so với
con của các bố có trình độ cấp 3. Khả năng mắc TNTT ở con của các mẹ có
trình độ cấp 1 và mù chữ cao gấp 2,7 lần so với con của các mẹ có trình độ
cấp 3 [23].
* Tiếp cận với chăm sóc y tế
Tiếp cận với chăm sóc y tế, gồm các dịch vụ cấp cứu, dịch vụ chăm sóc
trước viện, chăm sóc tại bệnh viện và phục hồi chức năng là những đặc điểm
quan trọng góp phần giảm gánh nặng tử vong và tàn tật do TNTT. Ở hầu hết
các nước có thu nhập thấp và trung bình, gồm các nước ở khu vực Châu Á, hệ
thống chăm sóc trước viện ở Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó
khăn và chỉ có thể đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu cấp cứu của người
dân. Nghiên cứu của Trần Văn Nam tại BVTE Hải Phịng cho thấy: từ tháng
8/2005 đến tháng 2/2007 thì phần lớn TNTT được đưa thẳng đến bệnh viện
trẻ em bằng xe máy chiếm 68,7%, taxi 8,57%, vận chuyển bằng xe cứu
thương chỉ có 2,6% [24]. Ngay sau khi tai nạn xảy ra, bệnh nhân cần được sơ
cấp cứu ban đầu và sự hỗ trợ của người trợ giúp y tế được đào tạo. Số bệnh
nhân TNTT được đưa thẳng tới bệnh viện trẻ em Hải Phòng chưa qua y tế cơ
sở 74,6% và 79,9% chưa được sơ cấp cứu [24]. Kết quả nghiên cứu tình hình
TNTT trẻ em tại Bệnh viện Việt Đức năm 2006 cũng cho kết quả: bệnh nhân
các địa phương chuyển đến chưa được xử trí chiếm tỉ lệ cao gần 34%; phương
tiện vận chuyển bằng xe cứu thương chỉ chiếm 31%, có nhân viên y tế hộ
tống chỉ chiếm 27,5% [6]. Tình trạng thiếu hệ thống cấp cứu để vận chuyển
bệnh nhân đến cơ sở y tế, thiếu đội ngũ trợ giúp y tế và thiếu cơ sở hạ tầng là
các yếu tố trì hỗn thời gian từ khi trẻ bị tai nạn đến khi tiếp cận được với
bệnh viện [53].


23


Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Tú và CS điều tra thực trạng đáp ứng
cấp cứu chấn thương của một số tỉnh phía Bắc, Hà Nội và Thừa Thiên Huế
cho thấy các bệnh viện huyện đạt 60%, các bệnh viện thành phố và trung
ương đạt từ 60 đến 100%, đáng lưu ý là dịch vụ cấp cứu 115 chỉ đạt 10%, chủ
yếu là cấp cứu nội khoa [34]. Kết quả nghiên cứu của Huong NT, và CS năm
2008 về chăm sóc TNTT trước bệnh viện đối với các trường hợp TNTT ở Hà
Nội cho thấy chỉ có 4% các trường hợp TNTT được chuyển đến bệnh viện
bằng xe cấp cứu và chăm sóc trước viện, hầu hết đều do người đi đường tự xử
trí, hơn một nửa các trường hợp tử vong không được sơ cấp cứu tại hiện
trường hoặc được đưa đến bệnh viện bằng xe máy [47]. Nghiên cứu này cũng
tìm thấy rằng cịn thiếu cả một hệ thống thơng tin liên lạc ở chính Hà Nội mặc
dù ở đây có đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng cần thiết như điện thoại, máy vi
tính và máy fax. Điều này cũng được khẳng định khi phỏng vấn đại diện của
tổ chức Counterpart International: “Hà Nội, một thành phố với hơn 4 triệu
dân, chỉ có 3 trung tâm cấp cứu và 14 xe cứu thương, trong đó một số trong
tình trạng rất kém. Vì vậy nhiều nạn nhân TNTT phải đến bệnh viện bằng xe
taxi, xe máy hay bất cứ phương tiện nào có được” [47]


24

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là hồ sơ bệnh án trẻ em từ dưới 1 tuổi đến 14
tuổi mắc tai nạn thương tích vào điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng
từ năm 2007 - 2011.
Chọn đối tượng nghiên cứu bao gồm các loại tai nạn thương tích dựa
vào bảng phân loại tai nạn thương tích của WHO như [38]:

+ Tai nạn giao thông

+ TNTT liên quan đến thể thao

+ Ngã

+ TNTT liên quan đến động vật như

+ Bỏng và cháy

chó cắn, ong đốt, rắn cắn, trân bị húc

+ Đuối nước

+ Tai nạn lao động

+ Ngộ độc cấp

+ TNTT do bạo lực

+ Các dị vật cơ thể
- Tiêu chuẩn loại trừ các TNTT do:
+ Hiếp dâm, lạm dụng tình dục...
+ Các tai nạn do điều trị, ngộ độc mạn.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Từ 01/02/2012 đến ngày 30/9/2012.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: theo phương pháp mô tả cắt ngang.

2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu


25

* Chọn mẫu có chủ đích: các hồ sơ bệnh án phù hợp với tiêu chuẩn
chọn đối tượng nghiên cứu.
* Cỡ mẫu: toàn bộ hồ sơ bệnh án tai nạn thương tích ở trẻ từ dưới 1 tuổi
đến 14 tuổi vào viện điều trị từ 01/01/2007 đến 31/12/2011 tại bệnh viện Đa
khoa tỉnh Cao Bằng.
2.2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.3.1. Mô hình tai nạn thương tích ở trẻ em tại BVĐK tỉnh Cao Bằng
- Tình hình tai nạn thương tích ở trẻ em vào viện trong 5 năm (2007-2011).
- Phân bố các ca tai nạn thương tích theo địa dư
- Phân loại nguyên nhân gây tai nạn thương tích
- Phương tiện vận chuyển bệnh nhân đến viện
- Các loại tổn thương do tai nạn thương tích.
- Kết quả điều trị tai nạn thương tích tại bệnh viện.
- Đánh giá tỉ lệ tử vong tại bệnh viện do tai nạn thương tích
2.2.3.2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến TNTT ở trẻ em tại BVĐK tỉnh
Cao Bằng
- So sánh tỉ lệ mắc tai nạn thương tích theo giới tính, khu vực
- Yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích: thời gian, địa điểm xảy ra tai
nạn thương tích, tác nhân gây ra các tai nạn thương tích thường gặp.
2.2.4. Định nghĩa biến số
- Tai nạn: là một sự kiện khơng chủ tâm, dẫn đến một thương tích rõ
ràng. Phần lớn các tai nạn có thể phịng ngừa được.
- Thương tích: là những tổn thương thực thể của cơ thể, là kết quả của sự
phơi nhiễm cấp tính với năng lượng (năng lượng này có thể là cơ, nhiệt, điện,
hóa hay từ). Năng lượng này tương tác với cơ thể bằng một số lượng hay tỉ lệ

vượt quá ngưỡng chịu đựng sinh lý. Trong một vài trường hợp thương tích là
kết quả của sự thiếu hụt các nhân tố duy trì sự sống (trong chết đuối, bóp cổ


×