Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Nghiên cứu đặc điểm và kết quả điều trị rối loạn lipid máu bằng lipanthyl ở người thừa cân béo phì tại bệnh viện đa khoa tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.96 KB, 51 trang )

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

ĐOÀN MẠN LÂM

NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU
BẰNG LIPANTHYL Ở NGƯỜI THỪA CÂN BÉO PHÌ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN

LUẬN ÁN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP II

Thái Nguyên - 2009


2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thừa cân béo phì ngày nay đang trở thành một bệnh lý khá phổ biến ở
nhiều nước, có xu hướng lan rộng và gia tăng trên toàn cầu. Tần xuất và tỷ lệ
mắc ngày càng tăng theo nhịp độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế [24].
Với nền kinh tế mở cửa, phát triển theo cơ chế thị trường đời sống nhân
dân đã được cải thiện một bước rõ rệt, góp phần làm giảm tình trạng thiếu ăn và
cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Kinh tế mức sống khá lên kéo theo tình trạng
thừa cân béo phì ngày một gia tăng. Tăng cân nhanh dẫn đến thừa cân béo phì
là một loạt các nguyên nhân của các bệnh về rối loạn chuyển hố vì bệnh mạn
tính khơng lây như: Bệnh đái tháo đường, thoái hoá khớp, sỏi túi mật, gút, tăng
huyết áp và các bệnh về tim mạch. Béo phì gặp ở mọi nước từ nước phát triển
đến nước đang phát triển, tác động của béo phì từ trẻ em đến người lớn đặc biệt
là người cao tuổi đang là mối quan tâm đối với sức khoẻ cộng đồng.


Thừa cân béo phì thường kết hợp với các bệnh khác. Chi phí để phịng
chống béo phì rất lớn. Ở Mỹ năm 1990 phải chi tới 69 tỷ USD cho điều trị béo
phì chiếm 8% tổng ngân sách dành cho Y tế. Tại các nước ngành Y tế phải lên
tiếng cảnh báo cho dân chúng về tình trạng béo phì: vừa mất sức lao động, vừa
mất tiền để điều trị bệnh và biến chứng của nó riêng tình trạng thừa cân không
thôi đã ảnh hưởng đến sức khoẻ nhiều hơn so với hút thuốc lá và nghiện rượu
[15].
Những thay đổi về văn hoá và xã hội trong những thập kỷ qua đã làm
tăng tần xuất béo phì. Mơ hình ăn uống thay đổi, lượng mỡ trong thức ăn tăng
lên và càng có nhiều thức ăn chứa nhiều mỡ, hoạt động thể lực giảm và lối sống
tĩnh tại ngày càng nổi bật [1], [23].
Ở Việt Nam sự tồn tại song song giữa thiếu ăn và thừa ăn là đặc điểm
dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển tiếp [17], [21]. Tuy chưa có số liệu thống kê
tồn quốc nhưng tỷ lệ béo phì mấy năm gần đây tăng rất nhanh đặc biệt ở những
khu thành thị. Do vậy nếu vấn đề phòng chống béo phì tốt thì trong tương lai


3
nhà nước và nhân dân đỡ phải gánh chịu chi phí cho béo phì. Hiện nay việc
nghiên cứu về béo phì đã tiến hành một số địa phương trên tồn quốc.
Việc điều trị rối loạn lipid máu bằng lipanthyl đã có nhiều tác giả đề cập
đến, qua điều trị bằng các thuốc hạ lipid máu đã khảng định được một vài thuốc
có hiệu quả làm giảm lipid máu, giảm chỉ số khối cơ thể.
Tác giả Lê Văn An nghiên cứu hiệu quả của lipanthyl trên rối loạn
chuyển hoá lipid máu trong hội chứng thận hư (2005) thấy rằng nhóm bệnh nhân
dùng lipanthyl các chỉ số lipid máu giảm nhanh hơn nhiều so với nhóm khơng
dùng lipanthyl, chỉ số lipid máu trở về bình thường sau 4 tuần điều tri bằng
lipanthyl đạt tỷ lệ 88,1%.
Lipanthyl được hấp thu ngay ở đường tiêu hoá cùng với thức ăn, hấp thu
thuốc bị giảm nhiều nếu uống sau khi nhịn ăn qua đêm. Nồng độ đỉnh trong

huyết tương xuất hiện khoảng 5 giờ sau khi dùng thuốc lipanthyl. Ở người chức
năng thận bình thường, nửa đời trong huyết tương vào khoảng 20 giờ. Không
thấy xảy ra điều gì nghiêm trọng khi ngừng dùng thuốc lipanthyl, thậm chí sau
khi đã điều trị lâu ngày và cắt thuốc đột ngột.
Tuy nhiên, tại tỉnh Bắc Kạn chưa có cơng trình nghiên cứu nào về đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị rối loạn lipid máu bằng lipanthyl của
người thừa cân béo phì. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu
đề tài “Nghiên cứu đặc điểm và kết quả điều trị rối loạn lipid máu bằng
lipanthyl ở người thừa cân béo phì tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn” nhằm
mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm ở người thừa cân béo phì và đánh giá kết quả
điều trị rối loạn lipid máu bằng lipanthyl ở người thừa cân béo phì.


4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tình hình béo phì trên thế giới
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới số người béo phì trên thế giới là
1,1 tỷ người gần bằng số người bị thiếu ăn.
Tình trạng dư thừa ăn cũng như tình trạng thiếu ăn đều bị ốm đau và bệnh
tật và tử vong. Cả hai tình trạng đều có thể ngăn ngừa được, tình trạng béo phì
dễ ngăn ngừa hơn so với tình trạng thiếu ăn [15].
Với quan niệm truyền thống, béo phì được xác định khi chỉ số khối cơ thể
BMI (Body Mass Index) trên 30.
Ngày nay người ta đang tiếp tục tranh luận nên xếp bệnh béo phì vào nhóm
bệnh nào: Rối loạn dinh dưỡng hay rối loạn chuyển hoá. Điều này phần nào
chứng tỏ sự hiểu biết của chúng ta về vấn đề này cịn rất hạn chế.
1.1.1. Tình hình bệnh béo phì ở các nƣớc Âu, Mỹ
Bệnh béo phì là một vấn đề lớn có những nơi như: Samoa (Mỹ) có đến trên
70% người trưởng thành mắc bệnh béo phì. Theo điều tra tại Mỹ trong 2 năm
1999 và 2000 có 30,5% dân số mắc bệnh béo phì 4,7% béo phì quá mức và thừa

cân chiếm 64,5% [21].
Ở Pháp có 10% dân số bị béo phì, Thuỵ Sĩ có ít nhất 5%, Đức 18%, Anh
20%, Nam Tư 40%. Béo phì là một trong những nguyên nhân quan trọng của
các bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch [1], [6].
1.1.2. Tình hình bệnh béo phì ở vùng Châu Á Thái Bình Dƣơng
Bệnh béo phì tiến triển với tốc độ rất nhanh ở:
- Hàn Quốc: 1,5% béo phì và 20,5% thừa cân.
- Thái Lan: 4% béo phì và 20,4% (nam) và 20,2%(nữ ) thừa cân.
- Triasivi: so sánh điều tra năm 1978 với năm 1991 tỷ lệ bệnh béo phì ở
vùng nơng thơn tăng 29%, phụ nữ tăng 115% (Theo tiêu chuẩn của WHO 1988) [1], [2].
- Malaysia: Lứa tuổi lên 7 có 6,6% béo phì, lứa tuổi lên 10 là 13,8%, lứa
tuổi 13- 17 tỷ lệ tăng 1% (năm 1999).


5
- Tại Nhật Bản có từ 5 - 11% trẻ từ 6 - 14 tuổi tỷ lệ chung tăng từ 2,9%
(1970) đến 9,7% (1977).
- Trung Quốc: có khoảng 10% trẻ em béo phì ở độ tuổi học đường. Tại
Trung Quốc hiện nay có khoảng 200 triệu người béo phì. Trong 10 năm tới béo
phì là một vấn đề của y tế công cộng. Theo các nhà chuyên môn, sự gia tăng béo
phì ở nước này là do dinh dưỡng khơng hợp lý, do mức sống có khá hơn. Theo
tác giả Nguyễn Minh Tuấn, ở phụ nữ Châu Á khi mang thai bị suy dinh dưỡng
dễ sinh con nhẹ cân những đứa trẻ này khi lớn lên trở thành kháng với insulin,
do đó dễ mắc bệnh béo phì [31].
1.1.3. Tình hình thừa cân béo phì ở Việt Nam
Thừa cân béo phì tăng nhanh cùng với q trình hiện đại hố sự phát triển
của nền kinh tế xã hội và sự giao lưu văn hoá. Trong mấy năm gần đây tại Việt
Nam đã có một số tác giả nghiên cứu về thừa cân béo phì.
- Theo tác giả Tạ Văn Bình (năm 2001) thừa cân béo phì gặp ở nữ nhiều
hơn nam. Nhóm tuổi từ 20 đến 50 ở thành phố nữ chiếm tỷ lệ 74%, ở nông thôn

nữ thừa cân béo phì chiếm tỷ lệ 56- 62%.
- Tại Huế, theo nghiên cứu của Lê Văn Bàng (năm 2005) ở các đối tượng
từ 15 tuổi trở lên, cho thấy tỷ lệ thừa cân ở nam là 16,84%, nữ 14,32%. Tỷ lệ
béo phì độ I: nam 15,79%, ở nữ 18,43%. Béo phì độ II: nam 2,11%, ở nữ 0,46%
[1].
- Tác giả Hà Huy Khơi (1998) cho rằng tỷ lệ béo phì ở thành thị cao hơn ở
nông thôn [1], [19].
- Năm 2005 theo nghiên cứu của Phạm Ngọc Khái, người cao tuổi ở Thái
Bình vùng nơng thơn tỷ lệ thừa cân 4,7%, béo phì là 1,5%. ở nam cao hơn nữ
tạp trung nhiều nhất ở lứa tuổi 60 - 74 [17].
Theo tác giả Nguyễn Minh Tuấn: Trẻ em tại Thái Nguyên có tỷ lệ thừa cân
là 4,4% béo phì là 2,9% và tăng theo tuổi ở trẻ em nam cao hơn ở trẻ em nữ
(2,9% và 2,0% ) [31].
Tỷ lệ mắc bệnh khác nhau giữa các vùng: Ở vùng trung tâm cao hơn so với
vùng ngoại ô (3,0% và 1,5% [30]).


6
1.1.4. Mối liên quan giữa dinh dƣỡng với sức khoẻ
Thông thường người ta cho rằng cơ thể khoẻ mạnh là khơng có bệnh tật,
điều đó đúng nhưng chưa đủ. Theo Serenko A.F và Ermakov (1977) cho rằng
sức khoẻ là trạng thái hoàn toàn ổn định về mặt sinh học, xã hội và tâm lý. Khi
chức năng của mọi cơ quan và hệ thống của cơ thể con người cân bằng với mơi
trường tự nhiên và xã hội, thì con người không bị bệnh hoạn, không ở trạng thái
ốm đau và khơng có khuyết tật về thân thể (theo [21]). Trong định nghĩa này
Serenko A.F và Ermakov đã đề cập đến 3 khía cạnh của sức khoẻ là thể chất,
tinh thần và xã hội.
Từ lâu người ta đã biết rằng giữa dinh dưỡng và tình trạng sức khoẻ có liên
quan chặt chẽ với nhau. Trong thời kỳ đầu của quá trình phát triển khoa học
dinh dưỡng, người ta cố gắng tìm ra phương pháp khác nhau để phát hiện ảnh

hưởng của sự thừa, hay thiếu protid, lipid, glucid tới sức khoẻ. Đến bây giờ
người ta biết rằng khi chế độ ăn dư thừa quá mức sẽ dẫn đến béo phì và góp
phần làm xuất hiện nhiều bệnh của hệ thống tuần hoàn, vữa xơ động mạch, chảy
máu não, bệnh về gan mật. Khi sử dụng quá nhiều glucid sẽ ảnh hưởng tới bệnh
đái tháo đường, bệnh tê phù, mệt mỏi [11].
Hiện nay người ta coi tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các chỉ tiêu về đặc
điểm chức phận, cấu trúc sinh hố, nó phản ánh tình hình cung cấp các chất dinh
dưỡng so với nhu cầu cơ thể. Dinh dưỡng đúng, có tổ chức và hợp lý là biện
pháp mạnh mẽ tác động làm chậm q trình lão hố. Do vậy ngăn ngừa những
biến đổi và rối loạn chuyển hoá trong các cơ quan trong cơ thể.
Ở các nước kinh tế phát triển do trong thành phần ăn có nhiều lipid, hoạt
động thể lực ít nên khối lượng mỡ trong cơ thể tăng lên nhiều có khi tới 50%.
Do vậy người dân ở các nước này ngày càng xuất hiện nhiều bệnh liên quan đến
béo phì [21].


7
1.2. Khái niệm về lipid
Lipid là một trong những thành phần cơ bản của cơ thể. Nguồn cung cấp
năng lượng cho tế bào, tiền chất của hormon steroid và acid mật. Về cấu trúc
hố học thì lipid là sản phẩm của sự kết hợp giữa acid béo và alcol nhờ liên kết
este.
Trong cơ thể lipid tồn tại ở ba dạng chất. Lipid dự trữ là thành phần cấu trúc
tế bào và lipid huyết tương.
1.2.1. Các thành phần lipid
- Acid béo: Là thành phần không thể thiếu được của tất cả các loại lipid.
Phần lớn ở dạng liên kết este có rất ít ở dạng tự do trong máu. Acid béo được
vận chuyển trong lipoprotein dưới dạng este hoá với các thành phần khác hoặc
vận chuyển cùng với albumin dưới dạng acid béo khơng este (acid béo tự do).
Có nhiều loại alcol trong thành phần của lipid nhưng chủ yếu là sterol và

glycerol.
- Sterol là loại alcol chứa một nhân ba vịng. Cholesterol là 1 sterol quan
trọng nhất. Cholesterol có ở trong tất cả các tế bào trong máu 2/3. Cholesterol
este hoá với acid béo tạo thành cholesterol este và được vận chuyển trong
lipoprotein.
- Glycerol: Là 1 acol thẳng khơng có nitơ. Glycerol kết hợp với acid béo tạo
thành glycerid, glycerol mang ba chức tạo thành monoglycerid, diglycerid hoặc
triglycerid. Triglycerid là dạng lipid chính trong lipoprotein và lipid dự trữ.
1.2.2. Các lipoprotein
- Lipoprotein là những tiểu phân thuỳ hình trịn, gồm phần lõi lượng nước
chứa glycerid, cholesterol este không phân cực bao quanh lớp vỏ mỏng. lượng
nước có chứa cholesterol khơng este hoá và các apoprotein đặc hiệu. Nhiệm vụ
của lipoprotein chuyên chở các lipid không tan trong nước từ chỗ hấp thu (ruột)
hoặc sản xuất (gan) đến các mô dự trừ hoặc để sử dụng.
Có 5 loại lipoprotein tham gia vào q trình chuyển hố lipid:


8
- Chylomicron được tổng hợp từ ruột non sau đó vận chuyển trong dịng
máu tới các mao mạch ở mơ mỡ và cơ. Tại đây triglycerid được phân giải thành
glycerol và acid béo.
- Lipoprotein tỷ trọng rất thấp [Very Low Density Lipoprotein (VLDL)]
được tổng hợp từ gan. Triglycerid của VLDL được phân giải ở các tổ chức ngoại
vi làm cho VLDL nhỏ dần.
- Lipoprotein có tỷ trọng thấp [Low Density Lipoprotein (LDL)]: là chất
chuyên chở 70% cholesterol trong huyết tương tới các tế bào ngoại biên, xấp xỉ
75% LDL được hấp thu theo con đường thụ thể LDL ở tế bào gan và tế bào
ngoại biên.
- Lipoprotein có tỷ trọng trung gian [Intermidiate Density Lipoprotein
(IDL)] có hàm lượng rất thấp trong huyết tương là tiền chất của LDL .

- Lipoprtein có tỷ trong cao [High Density Lipoprotein (HDL)] gồm 2 nhóm
chính (HDL2, HDL3) và nhóm phụ (HDL1). HDL vận chuyển cholesterol dư
thừa từ tế bào tới gan hoặc tới những tế bào cần cholesterol.
1.2.3. Các apolipoprotein
Những apolipoprotein tham gia chủ yếu vào q trình chuyển hố lipid
bằng cách giúp cho các lipoprotein hoà tan để chuyên chở các triglycerid và
cholessterol trong huyết tương, giúp hoạt hoá các enzym đặc hiệu. Trong quy
trình chuyển hố apoliprotein gồm:
- APOAI: là một thành phần bề mặt của HDL. APOAI liên kết với thụ thể
HDL trên màng tế bào tạo điều kiện hấp thu cholesterol từ tế bào. APOAI được
coi là yếu tố bảo vệ.
- APOAII: tham gia vào cấu trúc của HDL2 cản trở HDL chứa APOAI vì
thế APOAII bị coi là yếu tố gây vữa xơ.
- APOB100: tham gia vào cấu trúc của VLDL. IDL. LDL .
- APOB48: là thành phần cấu trúc của chylomicron tham gia chuyển hố
những lipoprotein có APOB.


9
- APOC: có trong thành phần của VLDL, IDL, HDL, APOCl có nhiệm vụ
hoạt hố. LCAT, APOCII hoạt hố enzym lipoproteinlipase (LPL) để thuỷ phân
triglycerid của chylomicson và VLDL.
- APOE: là thành phần cấu trúc của chylomicron có nhiệm vụ gắn với thụ
thể LDL ở màng tế bào tạo điều kiện cho tế bào hấp thu lipoprotein.
1.2.4. Các thụ thể
- Thụ thể LDL là glycoprotein nằm trên bề mặt của hầu hết các tế bào có
khả năng liên kết với lipoprotein có APOB, APOE như LDL, VLDL,
chylomicron, VLDL dư, IDL, HDL1.

- Thụ thể nối với LDL đã bị thay đổi thành phần hố học. Thụ thể này

có mặt ở đại thực bào. Cơ trơn thành động mạch tế bào nội mơ gan có
nhiệm vụ thu dọn những lắng đọng cholesterol và LDL oxy hoá.
- Thụ thể HDL là trung gian của quá trình tương tác giữa HDL và tế
bào, tạo điều liện cho cholesterol trong tế bào được thu dọn.
1.2.5. Chuyển hoá lipoprotein
Theo con đường ngoại sinh chylomicron giàu triglycerid được tổng
hợp tại ruột vận chuyển triglycerid cung cấp cho tổ chức sau đó chuyển
hố thành chylomicron dư và được hấp thụ ở gan.
Theo con đường nội sinh VLDL được tổng hợp tại gan vận chuyển
triglycerid cho tổ chức, 50% VLDL chuyển hố thành IDL sau đó thành
LDL. LDL vận chuyển cholesterol cho tế bào. Cholesterol dư thừa ở tế bào
được HDL vận chuyển ngược trở về gan. Một số Cholesterol ở gan được
thải qua đường mật dưới dạng tự do, dưới dạng acid mật xuống gan. Một
phần được hấp thụ trở lại, phần còn lại đào thải qua phân.
Ở người bình thường q trình tổng hợp và thối hố lipid diễn ra cân
bằng nhau. Khi có sự bất thường sẽ gây ra các kiểu rối loạn chuyển hoá
lipid.


10

1.2.6. Phân loại các rối loạn lipid máu
*Phân loại theo DGENNES, căn cứ thành phần của cholesterol,
triglycerid, chia rối loạn lipid máu thành 3 loại:
- Tăng Cholesterol đơn thuần: Cholesterol huyết thanh tăng ≥5,2
mmol/l, triglycerid bình thường hoặc tăng nhẹ. Tỷ lệ cholesterol/
triglycerid >2,5 mmol/l.
- Tăng triglycerid, cholesterol có thể tăng nhẹ: Hàm lượng triglycerid
rất cao có khi hàm lượng triglycerid tăng >11,5 mmol/l. trong máu ln có
chylomicrol làm cho cholesterol tồn phần có thể hơi tăng (chiếm 8,25%

hàm lượng triglycerid) tỷ lệ TG/CT >2,5.
- Tăng lipid máu hỗn hợp: Cholesterol tăng vừa phải, tăng triglycerid
nhiều hơn. Tỷ lệ CT/TG<2,5. Do đó trong huyết thanh hàm lượng
cholesterol và triglycerid gần bằng nhau.
Sự phân loại này tiện sử dụng trên lâm sàng.
* Phân loại của Fredrickson:
Năm 1965 Ferderickson xếp hội chứng tăng lipid máu thành 5 typ theo
thành phần lipoprotein sau đó người ta đề nghị tách typ II ra thành typ IIa
và typ IIb. Bảng phân loại này đã trở thành bảng phân loại quốc tế từ 1970.


11

Bảng 1.1. Đặc điểm của các typ rối loạn lipoprotein

TypI

TypII

TypIII TypIV

TypV

TypIIa TypIIb

Cholesterol










Bt 



Triglycerid



Bt









Lipoprotein 



chylomicron LDL

VLDL+








LDL

IDL

VLDL chylomicron


VLDL
 Tăng bình

Bt : Bình thường
thường
 Tăng nhẹ

 Tăng cao

Theo Turpin G. tăng lipoprotein máu trên lâm sàng gặp chủ yếu ở 3
typ IIa, IIb và IV chiếm 99% các trường hợp. Tăng lipoprotein gây vữa xơ
gặp 99% ở các typ IIa, IIb , IV, III không gặp ở typ I .
* Phân loại theo khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam:
Bảng 1.2. Phân loại rối loại lipid máu theo khuyến cáo của Hội tim mạch
học Việt Nam


Lipid huyết thanh

Bình thường mmol/l

Có rối loạn (mmol/l)

CT

< 5,2

 5,2

TG

< 2,3

 2,3

HDL - C

> 0,9

 0,9

LDL - C

< 3,4

 3,4



12
1.3. Ảnh hƣởng của béo phì tới sức khoẻ bệnh tật
Thơng thường các đối tượng có nghề nghiệp thu nhập và điều kiện sinh hoạt
khác nhau sẽ có những biểu hiện khác nhau về tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ
và tỷ lệ mắc các loại bệnh tật.
Ở các nước phát triển có mức sống cao tỷ lệ chất béo và calo trong khẩu
phần ăn hàng ngày vượt quá nhu cầu cơ thể dẫn đến tỷ lệ béo phì và béo phì
trong cộng đồng tăng lên các bệnh liên quan đến béo phì, các bệnh liên quan đến
chuyển hố như: đái tháo đường, tim mạch cũng tăng lên.
Tổ chức Y tế thế giới đã định nghĩa thừa cân và béo phì như sau: Thừa cân
là tình trạng cân nặng vượt cân nặng so với chiều cao. Cịn béo phì là tình trạng
tích luỹ mỡ thái q và khơng bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới
mức ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ [21].
Béo phì ngày nay được coi như một bệnh do sự quá tải dự trữ năng lượng
chủ yếu là triglycerid của mô mỡ mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là
do hàm lượng chất béo (nhất là các acid béo đã bão hoà) và số năng lượng ăn
vào vượt quá nhu cầu cơ thể.
Người thừa cân, béo phì thường mất đi sự lanh lợi trong cuộc sống họ rất
khó chịu về mùa hè do lớp mỡ dưới da gần giống như hệ thống cách nhiệt
thường người béo cảm thấy mệt mỏi nhanh và năng suất lao động giảm do phản
ứng chậm, cơ thể nặng nề. vị trí phân bổ chất béo trong cơ thể cũng có ý nghĩa
quan trọng với sức khoẻ. Người ta nhận thấy chất béo tập trung nhiều ở bụng
(béo bụng) không tốt đối với sức khoẻ. Vì vậy bên cạnh theo dõi chỉ số BMI nên
theo dõi cả tỷ số vòng bụng, vịng mơng, khi tỷ số này tăng cao hơn 0,8 thì nguy
cơ mắc bệnh tăng lên [3].
- Hội nghị nghiên cứu về ung thư của Mỹ trong nhiều năm đã tập trung
trong nghiên cứu với chỉ số BMI dưới 18- 20, trên 25- 30 tỷ lệ chết thường cao
hơn. Số người có chỉ số BMI trong khoảng 20-25. Người càng béo nguy cơ mắc
bệnh càng nhiều. Trước hết người béo phì hay mắc bệnh tăng huyết áp, suy động

mạch vành, đái tháo đường, rối loạn dạ dày và ruột.


13
Theo Hinsch J. (1991) căn cứ vào chỉ số BMI, tại Mỹ có khoảng 20% người
có cân nặng được xếp loại béo phì đã mắc bệnh tăng huyết áp, viêm khớp , tim
mạch , đái tháo đường và ung thư [11].
Một nghiên cứu của Alia Rissamen và C.S từ 1996 đến 1982 tại 34 điểm ở
khắp Phần Lan với 19.076 nam và 12.053 nữ từ 25 đến 64 tuổi cho biết tỉ lệ tử
vong trên 1.000 người trong 1 năm cũng tăng khi BMI tăng cao. Khi BMI dưới
22,5 tỷ lệ này ở nam là 9,2% ở nữ là 6,6% . Khi BMI trên 32,5 tỷ lệ này ở nam
là 10,8% ở nữ là 13,8%.
- Đối với bệnh tim mạch: Huyết áp tâm thu và tâm trương đều tăng khi chỉ
số BMI tăng người càng béo cũng có nguy cơ bị tăng huyết áp. Ở Nhật người ta
thấy có những người có BMI bằng 25 thì tỷ lệ huyết áp cao gấp 2 lần những
người có BMI bằng 22.
Theo Nguyễn Thị Lâm (2002), người bị béo phì có nguy cơ tăng huyết áp
cao gấp 2,9 lần so với người không béo. Tăng 7,5 mmHg huyết áp tâm trương
dẫn tới tăng 29% nguy cơ mạch vành và 46% nguy cơ đột quỵ [21].
- Đối với rối loạn lipid máu: Gây ra những bệnh lý về xơ vữa động mạch,
tăng cholesterol máu, giảm HDL, tăng tỷ lệ LDL, tăng tỷ lệ LDL/HDL, làm tăng
bệnh tim mạch [36]. Những người béo phì có rối loạn lipid máu trong đó
triglycerid huyết tương tăng, nồng dộ HDL-C giảm và tăng LDL-apo. Thường
thấy rối loạn chuyển hố ở hầu hết bệnh nhân béo phì và có tích luỹ mỡ trong ổ
bụng [21]. Người ta ước tính cứ giảm 1kg trọng lượng sẽ giảm được 1% hàm
lượng LDL-C nếu giảm 10kg thể trạng, giảm được 10% tổng số hàm lượng
cholerterol, 15% hàm lượng LDL, giảm 30% triglycerid và tăng 8% HDL-C.
- Đối với bệnh đái tháo đường typ 2: Là yếu tố quan trọng trong bệnh đái
tháo đường typ 2 nhất là nhóm có kháng insulin.
- Với hội chứng chuyển hoá: Ngày nay hội chứng chuyển hoá được xác

định bằng tiêu chuẩn bắt buộc. Đái tháo đường cộng với tối thiểu có 2 triệu
chứng trong số những triệu chứng sau:
+ Tăng huyết áp
+ Tăng triglycerid


14
+ Béo trung tâm
+ Có micro albumin niệu.
Nghiên cứu tại Framingham đã cho một số kết quả chứng minh rằng đối với
cơ thể người béo, giảm cân nặng và duy trì cân nặng ở mức thấp hơn sẽ giảm
được tỷ lệ tử vong chung của họ nếu giảm được 10% cân nặng thì glucose máu
sẽ giảm được 0,14mmol/l; cholesterol tồn phần giảm được 0,292 mmol/l; acid
uric máu giảm được 19,6mmol/l và sẽ giảm được 20% nguyên nhân mắc bệnh
mạch vành, bệnh tim [7].
Đột quỵ do tai biến mạch máu nã: theo nghiên cứu của các nhà khoa học
Thuỵ Điển đã khảo sát 7.400 nam sau 28 năm có 873 người bị đột quỵ. Sau khi
loại đi các yếu tố khác như hút thuốc stress tâm lý, nhóm nghề nghiệp và tiền sử
bị đột quỵ, các nhà nghiên cứu cho thấy những người có BMI trên 30 sẽ có
nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần so với người có BMI từ 20 – 23 [20].
- Gây rối loạn chức năng hô hấp, suy hô hấp, ngừng thở tắc nghẽn hô hấp
trong khi ngủ [31].
- Rối loạn cơ xương: Mật độ xương tăng ở bệnh nhân béo phì và giảm sau
khi giảm cân. Đối với phụ nữ da trắng giảm cân nặng bắt đầu từ tuổi 50 đã thấy
tăng nguy cơ gẫy xương đùi, sự hồi phục mật độ xương lớn với việc tăng lại
trọng lượng xương là rất ít và không chắc chắn [21].
- Bệnh ung thư: Những phụ nữ khi đến tuổi mãn kinh, các nguy cơ ung thư
túi mật, ung thư vú, ung thư tử cung tăng lên. Ở nam giới bệnh ung thư thận,
tuyến tiền liệt thường gặp ở người béo nhiều hơn. Ở phụ nữ thường có rối loạn
kinh nguyệt. Trong 1 nghiên cứu năm 1979 Hartz ẠJ và C.S cho biết 43% phụ

nữ rối loạn kinh nguyệt là do béo phì [21]. Theo 2 cuộc điều tra của Mỹ thực
hiên trong 10 năm đến 20 năm qua trên 4.700 người đàn ông tuổi từ 40–75 và
120.000 phụ nữ tuổi từ 30 đến 45 cho thấy nguy cơ ung thư tuy tạng cao ở
những người bị béo phì. Khi tăng hoạt động cơ thể sẽ làm giảm nguy cơ có mắc
bệnh này [9].
+ Bệnh lý đường tiêu hố: Điển hình là bệnh gan mật, sự liên quan giữa béo
phì và sỏi mật cũng đã được chứng minh trong 1 số nghiên cứu của Bray GA,


15
Hartz AJ, Ranpley D.C những phụ nữ ở lứa tuổi 20 - 30 bị béo phì có nguy cơ
mắc bệnh sỏi mật tăng gấp 6 lần so với phụ nữ có cân nặng bình thường. Ở lứa
tuổi 60 thì gần 1/3 phụ nữ bị béo phì và bệnh sỏi mật sự liên quan giữa béo phì
và bệnh sỏi mật cũng được chứng minh qua bệnh này theo sự tăng của chỉ số
vịng bụng và vịng mơng. Đối với người có vịng bụng/ vịng mơng từ 0,72 0,8 bệnh sỏi mật ở trong khoảng 15%. Trong khi đó với người béo có chỉ số
vịng bụng/ vịng mơng lớn hơn 0,8 nguy cơ mắc sỏi mật trong khoảng 25%
[21].
+ Khả năng sinh sản: Khơng phải tất cả các phụ nữ béo phì đều bị hiếm
muộn. Tuy nhiên tình trạng béo phì càng nặng thì khả năng sinh sản cũng bị ảnh
hưởng và nguy cơ hiếm muộn ngày càng cao, phụ nữ có hội chứng buồng chứng
đa nang, thường là những người béo phì, rối loạn kinh nguyệt và hiếm muộn. Ở
nam giới thừa cân béo phì cũng giảm khả năng sinh sản một nghiên cứu năm
2003 ở Mỹ công bố cho thấy nam giới có chỉ số BMI càng cao thì số lượng tinh
trùng giảm [21].
1.4. Tiêu chuẩn đánh giá thừa cân, béo phì
+ Tiêu chuẩn của WHO năm 1998 dùng cho người Châu Âu [21] :
Phân loại

Kết hợp yếu tố nguy cơ


BMI

Gầy

< 18,5

Thấp là nguy cơ cho các bệnh khác

Bình thường

18,5- 24,9

Bình thường

Thừa cân

 25

Nguy cơ

25- 29,9

Tăng

Béo phì độ I

30-34,9

Tăng trung bình


Béo phì độ II

35- 39,9

Nặng

Béo phì độ III

 40

Rất nặng


16
+ Tiêu chuẩn đề nghị của ASEAN: Do xuất phát từ đặc điểm giống nòi và
điều kiện sinh sống cũng như trong thực tế, các nước Asean đã đề nghị một tiêu
chuẩn thấp của WHO [20].
Phân loại

Kết hợp yếu tố nguy cơ

BMI

Gầy

<18,5

Thấp là nguy cơ trên lâm sàng

Bình thường


18,5- 22,9

Bình thường

Thừa cân

 23

Nguy cơ

23- 24,9

Tăng

Béo phì độ I

25- 29,9

Tăng trung bình

Béo phì độ II

 30

Nặng

Tiêu chí chẩn đốn mới đối với bệnh béo phì cho người trưởng thành ở các
nước Châu Á. Qua nghiên cứu thực tế ở các nước Châu Á, WHO đã khuyến cáo
các nước quốc gia này lấy tiêu chuẩn ban hành tháng 2/2000 làm tiêu chuẩn

chẩn đốn bệnh béo phì dựa vào BMI và số đo vòng eo để áp dụng cho người
Châu Á:
Phân loại

BMI Kg/m2

Yếu tố phối hợp
Số đo vòng eo

Gầy

<18,5

<90 Nam

 90 cm

< 80 Nữ

 80cm

Thấp là yếu tố
nguy cơ
Bình thường

18,5-22,9

Thừa cân

 23


Nguy cơ

23- 24,9

Tăng

Béo phì độ I

25-29,9

Tăng trung bình

Béo phì độ II

 30

Nặng

Bình
thường

Bình thường

Tăng trung bình
Nặng
Rất nặng


17

1.5. Xét nghiệm lipid máu
- Xét nghiệm lipid toàn phần huyết thanh: Lipid toàn phần huyết thanh là
tổng lượng các dạng lipid như glycerid các acid béo, các phospholipid và
chorolesterol.
- Xét nghiệm triglycerid: Triglycerid là lipid đơn giản, không tan, thường ở
dạng dự trữ với khối lượng lớn (trong các tổ chức mỡ).
- Cholesterol tồn phần và cholesterol este hố: Định lượng cholesterol và
cholesterol este hố là xét nghiệm có giá trị. Lượng cholesterol tự do thủ phạm
gây nên xơ vữa động mạch, giá trị của lượng cholesterol toàn phần trong huyết
thanh người bình thường từ 3,9- 4,9 mmol/l.
1.6. Các phƣơng pháp điều trị béo phì
1.6.1. Quản lý chế độ ăn kiêng
Giải thích và hướng dẫn cho các bệnh nhân béo phì về giá trị dinh dưỡng
của thức ăn, thói quen ăn uống để kiểm soát cân nặng là một trong những biện
pháp cần thiết trong các chiến lược quản lý cân nặng. Luợng thức ăn ăn vào và
thành phần của chúng phải đủ chất dinh dưỡng. Khẩu phần ăn, tần suất bữa ăn
và thời gian ăn phải phù hợp.
Hạn chế ăn là cách điều trị cổ truyền được áp dụng cho những người béo
phì. Phương pháp này thường gây ra giảm cân trong một thời gian ngắn, chế độ
ăn kiêng dựa trên nguyên tắc: Ăn uống 1 cách hợp lý, bao gồm khẩu phần ăn
hạn chế năng lượng một cách vừa phải và ít chất béo tỏ ra có hiệu quả trong một
thời gian dài. Các nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên có nhóm đối chứng bằng
cách sử dụng chế độ ăn kiêng trong một thời gian dài đã được chứng minh là tối
ưu đối với điều trị béo phì.
Chế độ ăn giảm chất béo: Khẩu phần ăn giảm chất béo trong một thời gian
dài cho thấy cân nặng giảm cân đối so với trước khi điều trị. Astrup và cộng sự
năm (1997) thấy rằng giảm bớt 10% năng lượng chất béo có thể làm giảm trung
bình 5kg nặng trong béo phì, thay thế một lượng mỡ thích hợp bằng protein hơn
bằng đường có thể làm tăng q trình giảm cân hơn nữa.



18
Chế độ ăn giảm béo đã cho thấy có hiệu quả hơn nhiều so với chế độ có
nhiều chất béo trong điều trị giảm cân. Chế độ ăn nhiều mỡ sẽ làm tăng béo phì
bằng 2 cách: Làm tăng năng lượng của khẩu phần vì mỗi gam chất béo cho số
calo nhiều gấp 2 lần. Carbohydrat hoặc protid và sự chuyển hoá thành mỡ quá
nhiều.
Chế độ ăn giảm nhiều năng lượng: Khẩu phần ăn 1000- 1200 kcalo/ ngày
thường được các nhà tiết chế dinh dưỡng hoặc bác sĩ kê đơn cho người khoẻ
mạnh và không thay đổi với một số lớn người trưởng thành. Tuy nhiên không
phải tất cả bệnh nhân đều có cùng một nhu cầu năng lượng như nhau. Dựa trên
các nghiên cứu đã được công bố, các chế độ ăn kiêng cung cấp dưới 1.200
kcalo. Sau 10 - 20 tuần lễ nghiên cứu có tác dụng giảm hơn 15% trọng luợng cơ
thể. Chế độ ăn kiêng đã đem lại một tỷ lệ giảm cân.
Chế độ ăn rất thấp calo: Chế độ ăn rất thấp calo (<800 kcalo/ngày) có thể
gây giảm cân nhanh sau 3 tháng áp dụng nhưng khơng có lợi trong duy trì giảm
cân. Thời gian dài chế độ này gây giảm cân nhanh trong thời gian ngắn đặc biệt
đối với bệnh nhân có BMI >30. Những người sử dụng chế độ ăn này phải có dự
giám sát của y tế và khơng nên khuyến khích dùng. Chế đọ ăn rất thấp calo này
dễ gây mất khối nạc cơ thể (protein). Các nghiên cứu đã cho thấy: Chế độ ăn rất
thấp calo (dưới 800 kcalo/ngày) không làm giảm cân nặng nhiều hơn và ít được
chấp nhận hơn là chế độ ăn 800 kcalo/ngày.
Cịn một hình thức điều trị béo phì được thực hiện trong những năm 60 là
nhịn ăn, nhịn ăn làm giảm cân nhanh tuy nhiên sau một thời gian nhịn đói hầu
hết bệnh nhân lại tăng cân trở lại như cũ một cách nhanh chóng. Cách chữa bệnh
này đã thất bại và để lại hậu quả không mong muốn là loạn nhịp tim và một số
trường hợp đã bị tử vong.
1.6.2. Hoạt động thể lực
Việc tập luyện hạn chế được sự mất mô nạc và hạn chế được sự tăng cân trở
lại. Vai trò của tập luyện trong việc làm tăng tiêu hao năng lượng và điều chỉnh

khẩu phần ăn rất quan trọng trong chương trình giảm cân. Yếu tố liên quan
nhiều nhất như là một ngun nhân của béo phì đó là khơng hoạt động thể lực.


19
Người béo nếu họ bắt đầu chương trình giảm cân sẽ giảm khối lượng mỡ cơ thể,
theo Bray (1990) tỷ lệ mỡ trong cơ thể bị ảnh hưởng bởi mức độ hoạt động thể
lực. Trong q trình hoạt động đó, mỡ cơ thể thường giảm và khối nạc tăng. Tuy
nhiên sau khi ngừng tập luyện quá trình này đảo lại, thay đổi giữa khối mỡ và
khối nạc trong cơ thể có thể xảy ra mà khơng kèm theo thay đổi về cân nặng
nhưng nếu hoạt động thể lực được duy trì thường xun trong cuộc sống việc
tăng khối mỡ có thể bị ngặn chặn .
Thực hiện hoạt động thể lực một cách hợp lý: Ngày nay các chứng cứ đã
gợi ý rằng mức độ hoạt động để duy trì và giảm cân có thể khơng cần phải tập
luyện một cách quá mức. Theo báo cáo của các bác sĩ ngoại khoa Anh: Hoạt
động thể lực nhẹ nhàng và kéo dài. Ví dụ: đi bộ từ 30-60 phút/ ngày có thể tăng
tiêu hao năng lượng cơ thể làm giảm cân và giảm mỡ, nên khuyến khích tăng
hoạt động thể lực mức độ thấp và giảm thời gian rỗi rãi tiêu hao vào những thú
vui tĩnh tại. Mục đích của phương pháp này là biến đổi lối sống cả người lớn và
trẻ em từ ít hoạt động thành năng động. Đi bộ hoặc đi xe đạp năng lượng được
tiêu hao thêm vào khoảng 60-200 kcalo/giờ phụ thuộc vào cường độ của bài tập,
bệnh nhân béo phì cần luyện tập thêm 3 giờ/ngày bằng bất kỳ hoạt động gì liên
quan đến đứng hơn là ngồi để tăng tiêu hao năng lượng trong 24 giờ từ 40% đến
hơn 70% tỷ lệ chuyển hoá cơ bản.
Nên luyện tập các bài phù hợp với sinh lý, mỗi đợt 3 tuần với thời gian từ
40 - 60 phút/lần/ngày. Các nghiên cứu cho thấy chế độ luyện tập này rất có lợi
cho việc duy trì cân nặng nhưng lại rất khó khăn cho việc duy trì đối với bệnh
nhân béo phì.
Sự kết hợp của tập luyện và chế độ ăn kiêng có hiệu quả tốt hơn dùng một
phương pháp giảm béo. Vai trò của luyện tập trong việc làm tăng tiêu hao năng

lượng và điều chỉnh khẩu phần ăn rất quan trọng trong chương trình giảm cân.
1.6.3. Thay đổi hành vi
Mục tiêu cơ bản của điều trị hành vi là cải thiện thói quen ăn uống (ăn cái
gì, ăn ở đâu, ăn khi nào, ăn như thế nào?) và mức độ hoạt động thể lực. Liệu
pháp hành vi có đặc điểm chính sau:


20
+ Tự theo dõi hành vi
+ Kiểm sốt các kích thích
+ Sự sắp xếp lại nhận thức
+ Mối quan hệ giữu các cá nhân với nhau
+ Đề phòng tăng cân trở lại
Liệu pháp hành vi đã tạo nên sự hành vi trong một thời gian ngắn và sự
giảm cân một cách có ý nghĩa ở những bệnh nhân béo phì mức trung bình. Sự
hạn chế của liệu pháp hành vi: Điều trị hành vi sẽ không hiệu quả nếu trong thời
gian dài bệnh nhân khơng kiên trì thực hiện kế hoạch tự điều chỉnh bản thân
mình vì vậy một vài nghiên cứu đã khuyên bệnh nhân béo phì nên điều trị suốt
đời.
1.6.4. Phƣơng pháp đặt đai giảm béo
Mục đích nhằm hạn chế năng lượng ăn vào và giảm sự hấp thu thức ăn một
số phương pháp phẫu thuật đã thành công. Trong việc kết hợp được cả hai hiệu
quả hạn chế và giảm hấp thụ thức ăn. Hiện nay phẫu thuật là cách điều trị hiệu
quả ở những người béo phì có, BMI>40. Chỉ phẫu thuật cho bệnh nhân khi chế
độ ăn kiêng, dùng thuốc giảm cân không thành công. Phương pháp đặt đai giảm
béo đã áp dụng tại Bệnh viện Việt Đức tháng 5 năm 2007 để điều trị cho các
bệnh nhân béo phì. Bệnh nhân có BMI>40 kết hợp với nguy cơ cao đe dọa cuộc
sống và có các biến chứng kèm theo.
1.6.5. Các phƣơng pháp khác
- Hút mỡ thừa đang được sử dụng rộng rãi cho giải phẫu thẩm mỹ nhưng

khơng thể hiện được các lợi ích sức khoẻ trong việc hạn chế các biến chứng liên
quan đến béo phì.
- Nhiều nước đang dùng thuốc y học cổ truyền, chế biến thảo dược để điều
trị béo phì.
- Châm cứu và Yoga để làm tăng hiệu quả của giảm cân.


21
1.6.6. Điều trị bằng thuốc
Mục tiêu là làm giảm lipid trong máu vữa xơ, giảm số phân tử LDL oxy hoá
để làm giảm tai biến mạch vành, mạch não, giảm tử vong.
Các hội chứng rối loạn lipid máu:
Typ

I

IIa

IIb

III

IV

V

Cholesterol

+


++

++

+

N/+

+

Triglycerid

+++

N

++

++

++

+++

Lipoprotein

Chylomicr LDL

LDL


IDL

VLDL

VLDL

VLDL

Chylomicr

Theo Turpin : 99% các hội chứng rối loạn lipoprotein máu nằm trong 3 typ
IIa, IIb, IV
Điều trị rối loạn lipid máu có các loại thuốc chính sau:
Acid nicotinic (Dilexpal, Novacyl): Có tác dụng làm giảm lipid máu,
Nicotamid khơng có tác dụng này, thuốc tác động đến gan làm giảm tổng hợp
VLDL (giảm Triglycerid) dẫn đến giảm LDL-C, HDL-C có thể tăng nhẹ. Liều
cao 2,6g/ ngày mới có hiệu lực.
Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hố, nóng rát dạ dày, buồn nơn, chán ăn, bừng
nóng mặt, da có thể tăng bilirubin máu và enzym gan.
Chỉ định các typ IIa, IIb, III, IV.
Nhóm trao đổi Ion (cholestyramin và colestipol): Không bị các enzym tiêu
hố tác động, khơng bị hấp thu qua niêm mạc ruột, có khả năng trao đổi Ion Clvới acid mật làm cho acid mật ở dạng liên kết không bị hấp thu trở lại theo phân
ra ngoài, như vậy cắt chu trình ruột gan của acid mật.
Tác dụng phụ: Đau bụng, táo bón, ợ hơi, buồn nơn.
Chỉ đinh typ IIa.
Nhóm Statin (Zocor, Elior, Vasten, Lescol): Cơ chế tác dụng: Ức chế, HMG
CoA reductase làm cản trở nội sinh cholesterol, hoạt hoá ACAT. Lacyl.
CoenzymA cholesterol este tăng tổng hợp các cảm thụ cho LDL để làm tăng giá



22
hoá LDL trong các tế bào, thuốc làm giảm cholesterol và LDL là chính, giảm
nhẹ triglycerid tăng nhẹ LDL.
Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hoá, đau đầu, nổi mẩn, tăng men gan
Chỉ định Typ IIa, IIb.
Fenofibrat (Biệt dược là Lipanthyl): Dược lý và cơ chế tác dụng: Fenofibrat
dẫn chất của acid fibric là thuốc hạ lipid máu. Thuốc ức chế sinh tổng hợp
cholesterol ở gan làm giảm các thành phần gây vữa xơ (lipoprotein tỷ trọng rất
thấp. VLDL và lipoprotein tỷ trọng thấp LDL. Làm tăng sản xuất lipoprotein tỷ
trọng cao (HDL) và cịn làm giảm triglycerid máu. Do đó cải thiện đáng kể sự
phân bố cholesterol trong huyết tương.
Fenofibrat được dùng để điều trị tăng lipoprotein máu typ IIa, typ IIb, typ
III, VI và V cùng với một chế độ ăn rất hạn chế về lipid.
Fenofibrat có thể làm giảm 20-25% cholesterol toàn phần và 40-45%
triglycerid trong máu. Điều trị bằng Fenofibrat cần phải liên tục.
Dược động học: Fenofibrat được hấp thụ ngay ở đường tiêu hoá cùng với
thức ăn. Hấp thụ thuốc bị giảm nhiều nếu uống sau nhịn ăn qua đêm. Thuốc
nhanh chống thuỷ phân thành acid Fenofibric có hoạt tính, chất này gắn nhiều
vào albumin huyết tương và có thể đẩy các thuốc kháng vitamin K ra khỏi vị trí
gắn. Nồng độ đỉnh trong huyết tương xuất hiện khoảng 5 giờ sau khi uống
thuốc. Ở người có chức năng gan thận bình thường. Nửa đời trong huyết tương
vào khoảng 20 giờ nhưng thời gian này tăng lên rất nhiều ở người mắc bệnh
thận và acid Fenofibric tích luỹ đáng kể ở người suy thận uống Fenofibrat hàng
ngày. Acid fenofibric đào thải chủ yếu theo nước tiểu (70% trong vòng 24 giờ,
88% trong vòng 6 ngày) chủ yếu dưới dạng liên hợp glucuronic, ngồi ra cịn có
acid Fenofibric dưới dạng khử và chất liên hợp glucuronic của nó.
Chỉ định: Fenofibrat được sử dụng trong điều trị rối loạn lipoprotein máu
các typ IIa, IIb, III, IV và V, phối hợp với chế độ ăn.
Chống chỉ định: Suy thận nặng, rối loạn chức năng gan nặng, trẻ dưới 10 tuổi.
Thận trọng:



23
- Nhất thiết phải thăm dò chức năng gan, thận của người bệnh trước khi bắt
đầu dùng Fibrat.
- Người bệnh dùng thuốc chống đông máu, khi dùng Fibrat cần phải giảm
liều chỉ còn 1/3 liều cũ và điều chỉnh nếu cần. Cần theo dõi thường xuyên lượng
prothrombin máu. Điều chỉnh liều thuốc chống đông sau khi ngừng dùng Fibrat
8 ngày.
- Nhược năng tuyến giáp có thể là yếu tố làm tăng khả năng bị tác dụng phụ
ở cơ.
- Cần định lượng transaminase 3 tháng 1 lần trong 12 tháng, phải tạm dừng
thuốc nếu SGPT>100 mmol/l.
- Không kết hợp Fibrat với các thuốc có độc với gan.
- Biến chứng mật có thể xảy ra ở người bệnh xơ gan, ứ mật hoặc có sỏi mật.
- Nếu sau vài tháng dùng thuốc (3-6 tháng) mà thấy lượng lipid trong máu
không thay đổi đáng kể thì phải xem xét trị liệu khác.
- Khơng nên dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Tác dụng khơng mong muốn: Thường nhẹ và ít gặp, thường gặp ADR
>1/100.
- Tiêu hoá: Rối loạn tiêu hoá, chứng thượng vị, buồn nôn, chướng bụng, ỉa
chảy nhẹ.
- Da: Nổi ban, nổi mề đay.
- Gan: Tăng transaminase huyết thanh.
- Cơ: Đau nhức cơ.
- Gan: Sỏi đường mật.
- Sinh dục: Mất dục tính, liệt dương và giảm tinh trùng.
- Máu: Giảm bạch cầu.
Hướng xử trí: Tạm dừng thuốc.
Liều lượng và cách dùng:

- Điều trị Fenofibrat nhất thiết phải phối hợp với chế độ ăn hạn chế lipid,
phải uống thuốc cùng với bữa ăn.


24
Người lớn 300mg/ngày uống vào bữa ăn chính hoặc 3 viên loại 100mg
uống 3 lần/ngày vào các bữa ăn.
Liều ban đầu thường là 200mg/ngày.
Nếu cholesterol tồn phần >5,2mmol/lít có thể tăng liều lên 300mg/ngày.
Cần duy trì liều ban đầu cho đến khi cholesterol máu trở về bình thường sau đó
giảm nhẹ liều xuống, phải kiểm tra cholesterol máu 3 tháng 1 lần.
Nếu các thông số lipid máu lại tăng lên thì phải tăng lên 300mg/ngày .
Nếu lượng lipid máu khơng giảm sau 3 đến 6 tháng điều trị bằng Fenofibrat
thì cần phải thay đổi trị liệu.
Tương tác thuốc:
- Fibrat kết hợp với các thuốc ức chế HMGCoAreductase sẽ làm tăng nguy
cơ tổn thương cơ và viêm tuỵ cấp.
- Fibrat kết hợp với Ciclosporin làm tăng nguy cơ tổn thương cơ.
- Fibrat làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày.
- Không dùng Fibrat kết hợp với các thuốc độc với gan.


25
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đốn thừa cân béo phì (BMI ≥23) có rối loạn chuyển
hóa lipid máu (cholesterol ≥5,2mmol/lít và triglycerid ≥2,3mmol/lít) đến khám
và điều trị tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn.
Loại khỏi đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân bỏ điều trị, không tuân thủ điều

trị, bệnh nhân đang điều trị có SGPT>100mmol/l, phụ nữ có thai và cho con bú,
bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: 1/2009 – 9/2009
- Tại Khoa Khám bệnh và Khoa Nội Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: mô tả
- Chọn mẫu: thuận tiện (chọn tồn bộ người thừa cân, béo phì từ 18 tuổi trở
lên trong thời điểm nghiên cứu)
- Phác đồ điều trị tăng lipid máu bằng lipanthyl nhất thiết phải phối hợp với
chế độ ăn hạn chế lipid.
+ 10 ngày đầu bệnh nhân uống 20mg/ngày, uống vào 2 bữa ăn chính.
+ 80 ngày sau bệnh nhân uống 100mg/ngày, uống vào 1 bữa ăn chính.
+ Sau 3 tháng xét nghiệm lại lipid máu, SGPT, siêu âm gan.
* Chế độ ăn hạn chế lipid.
Một khẩu phần ăn cho 24 giờ khoảng 1500calo. Thiết kế cho một người thừa
cân béo phì có BMI từ 25 đến 30 kg/m², sẽ có thành phần như sau:
- 7 phần thức ăn cơ bản, 8 phần rau, 3 phần trái cây, 6 phần thức ăn giàu
đạm. Đường sẽ thay thế bằng Aspartam, 3 muỗng canh dầu hay mỡ, muối dưới
10g/1 ngày, nước mắm không quá 1 muỗng canh/1ngày.
- Ứng dụng những kiến thức cập nhật về chỉ số đường huyết của các thức ăn
càng cao càng dễ làm béo phì thừa cân, thừa mỡ có thể đưa ra một thực đơn tận


×