Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Thực trạng tổ chức hoạt động của trung tâm y tế huyện vị xuyên tỉnh hà giang khó khăn và giải pháp đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 116 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN DUY HOA

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG
CỦA TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VỊ XUYÊN,
TỈNH HÀ GIANG, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP
ĐẾN NĂM 2020

Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: CK 62 72 76 01

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐÀM KHẢI HOÀN

THÁI NGUYÊN – NĂM 2017


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN DUY HOA

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG
CỦA TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VỊ XUYÊN,
TỈNH HÀ GIANG, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP
ĐẾN NĂM 2020

Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: CK 62 72 76 01

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐÀM KHẢI HOÀN

THÁI NGUYÊN – NĂM 2017


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án do
tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu khoa học nào.
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận án đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Vị Xuyên, tháng 9 năm 2017

HỌC VIÊN

Nguyễn Duy Hoa


4

I.

LỜI CẢM ƠN

Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, Em xin trân trọng bày tỏ lịng
kính trọng, sự biết ơn vô hạn đối với PGS, TS Đàm Khải Hoàn - Trường Đại
học Y Dược Thái Nguyên, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Em xin trân trọng cảm ơn
- Các thầy giáo, cô giáo khoa Y tế công cộng đã giảng dạy, hướng dẫn,
tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành
Luận văn.
- Ban Giám hiệu, Phịng Đào tạo, các phòng ban trường Đại học Y
Dược Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp tơi trong q trình học tập và
hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
- Các thầy cô giáo trong Hội đồng chấm luận văn đã đọc và chỉ ra những
ý kiến quý báu để em hoàn thành tốt luận văn chuyên khoa cấp II của mình.
- Ban Giám đốc Sở Y tế, Ban Giám hiệu trường Trung cấp Y, các
phòng, ban, đơn vị Y tế tỉnh Hà Giang đã quan tâm giúp đỡ tơi hồn thành
khóa học.
- Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Vị Xuyên; Lãnh đạo Đảng ủy,
HĐND, UBND, Ban Chỉ đạo CSSKND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Vị
Xuyên đã giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn.

- Tập thể cán bộ, viên chức Trung tâm Y tế huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà
Giang đã tạo điều kiện tốt nhất giúp tơi trong q trình học tập và thực hiện
Luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các bác sĩ lớp chuyên khoa cấp II khoá IX
chuyên ngành Y tế công cộng Hà Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong
q trình học tập và hồn thành khố học.
Tơi xin trân trọng cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã động viên,
giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hồn thành khố học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Vị Xuyên, tháng 9 năm 2017
HỌC VIÊN
Nguyễn Duy Hoa


5
DANH MỤC VIẾT TẮT

ATVSTP

: An toàn vệ sinh thực phẩm

BHYT

: Bảo hiểm Y tế

BKLN

: Bệnh không lây nhiễm

BVSKND


: Bảo vệ sức khỏe nhân dân

CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

CSSKBĐ

: Chăm sóc sức khỏe ban đầu

CSSKND

: Chăm sóc sức khỏe nhân dân

CSSKSS

: Chăm sóc sức khỏe sinh sản

CSVC

: Cơ sở vật chất

DS-KHHGĐ

: Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

KCB

: Khám chữa bệnh


MTYTQG

: Mục tiêu Y tế quốc gia

PKĐKKV

: Phòng khám đa khoa khu vực

SDDTE

: Suy dinh dưỡng trẻ em

TTB

: Trang thiết bị

TTGDSK

Truyền thông giáo dục sức khỏe

TTYT

: Trung tâm Y tế

TTYTDP

: Trung tâm Y tế dự phòng

TYT


: Trạm Y tế

UBND

: Ủy ban nhân dân

YTCS

: Y tế cơ sở

YTDP

: Y tế dự phịng

YTTB

: Y tế thơn bản


6

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

..............................................................................................................................................................................................

1

Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................................................................................................ 3

1.1. Tổ chức và hoạt động của hệ thống Y tế cơ sở hiện nay ....................................................... 3
1.1.1. Tình hình chung về Y tế cơ sở............................................................................................................................... 3
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển mơ hình tổ chức YTCS ở nước ta .......... 5
1.1.3. Tổ chức của Trung tâm Y tế huyện theo Thơng tư số 37 ........................................... 10
1.2. Khó khăn, bất cập của YTCS ở Việt Nam hiện nay................................................................. 11
1.2.1. Về quản lý, điều hành .................................................................................................................................................... 11
1.2.2. Về nhân lực ................................................................................................................................................................................... 12
1.2.3. Về tài chính ................................................................................................................................................................................... 13
1.2.4. Về thuốc, trang thiết bị ................................................................................................................................................. 15
1.2.5. Về cung ứng dịch vụ ........................................................................................................................................................ 16
1.2.6. Về hệ thống thông tin y tế ........................................................................................................................................ 17
1.3. Những thách thức đối với mạng lưới YTCS ....................................................................................... 17
1.4. Giải pháp về đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của mạng lưới
YTCS hiện nay ........................................................................................................................................................................ 18
1.4.1. Lãnh đạo, quản lý ................................................................................................................................................................. 18
1.4.2. Đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của mạng lưới YTCS ................................. 19
1.4.3. Đổi mới cung ứng dịch vụ của mạng lưới YTCS................................................................... 20
1.4.4. Phát triển nhân lực phù hợp với yêu cầu hoạt động của mạng lưới YTCS... 21
1.4.5. Tăng cường đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính cho mạng lưới YTCS . 22
1.4.6. Tăng cường hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe ............................................... 22
1.5. Một số nét về Hà Giang .................................................................................................................................................... 23
1.5.1. Kinh tế - Văn hóa - Xã hội ...................................................................................................................................... 23
1.5.2. Tổ chức Y tế Hà Giang hiện nay .................................................................................................................... 23
1.5.3. Thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế xã giai đoạn đến năm 2020 ......... 25


7

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


..........................

26

2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................................................................................... 26
2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................................................................................. 26
2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................................................................................................ 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................................................. 26
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................................................................................... 26
2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ............................................................................................................ 26
2.4.3. Các chỉ số nghiên cứu .................................................................................................................................................... 27
2.5. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................................................................................ 28
2.6. Tổ chức nghiên cứu................................................................................................................................................................. 28
2.7. Xử lý số liệu ...................................................................................................................................................................................... 29
2.8. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu ................................................................................................................... 29
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................................................... 30
3.1. Thực trạng tổ chức và hoạt động Trung tâm Y tế huyện Vị Xuyên năm 2016 ..... 30
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Trung tâm Y tế
huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang và các giải pháp ................................................................. 64
Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................................................................................................. 78
4.1. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Trung tâm Y tế huyện Vị Xuyên,
tỉnh Hà Giang năm 2016 ........................................................................................................................................... 78
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Trung tâm Y tế
huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang và đề xuất giải pháp đến năm 2020 ...... 90
4.2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Trung tâm Y tế
huyện Vị Xuyên ..................................................................................................................................................................... 90
4.2.2. Các giải pháp khắc phục những bất cập trong tổ chức và hoạt động
của Trung tâm Y tế huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang....................................................... 92
KẾT LUẬN .................................................................................................................................................................................................... 96
KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................................................................................................... 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................................................... 99
PHỤ LỤC ................................................................................................................................................................................................................


8

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Nhân lực y tế chung của Trung tâm Y tế huyện ......................................................... 31
Bảng 3.2. Phân bố nhân lực Y tế theo giới......................................................................................................... 33
Bảng 3.3. Phân bố nhân lực theo tuổi ........................................................................................................................ 33
Bảng 3.4. Phân bố nhân lực theo trình độ chun mơn.................................................................... 34
Bảng 3.5. Nhân lực tại tuyến huyện ............................................................................................................................. 37
Bảng 3.6. Nhân lực y tế tại các khoa, phòng của Trung tâm Y tế huyện Vị
Xuyên năm 2016 ............................................................................................................................................... 38
Bảng 3.7. Nhân lực y tế tại các TYT xã ................................................................................................................. 39
Bảng 3.8. Nhân lực y tế theo từng xã của huyện Vị Xuyên ....................................................... 40
Bảng 3.9. Thực trạng cán bộ quản lý ở các khoa, phòng, trạm y tế xã ...................... 41
Bảng 3.10. Nhân lực y tế thôn bản huyện Vị Xuyên năm 2016........................................... 42
Bảng 3.11. Tổng hợp cơ sở vật chất, TTB văn phòng, TTB Y tế của TTYT huyện ... 43
Bảng 3.12. Tình hình nhà trạm của y tế tuyến xã huyện Vị Xuyên ................................ 44
Bảng 3.13. Cơ sở vật chất, trang thiết bị văn phịng của TYT xã...................................... 45
Bảng 3.14. Tình hình trang thiết bị của y tế tuyến xã huyện Vị Xun.................... 45
Bảng 3.15. Tình hình tài chính y tế của Trung tâm Y tế huyện trong năm 2016 .......... 48
Bảng 3.16. Kỹ năng lập kế hoạch của viên chức tuyến huyện, quản lý TYT xã .............. 49
Bảng 3.17. Kỹ năng giám sát của viên chức tuyến huyện, quản lý TYT xã ...... 50
Bảng 3.18. Kỹ năng đánh giá của viên chức tuyến huyện, quản lý TYT xã ...... 51
Bảng 3.19. Mức độ hồn thành cơng việc của viên chức tuyến huyện, quản
lý TYT xã .................................................................................................................................................................... 52
Bảng 3.20. Kết quả hoạt động Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số .......................... 52
Bảng 3.21. Kết quả hoạt động Chương trình phịng chống các bệnh truyền

nhiễm nguy hiểm gây dịch ................................................................................................................. 58
Bảng 3.22. Kết quả hoạt động Chương trình vệ sinh mơi trường...................................... 59


9

Bảng 3.23. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về Y tế xã huyện Vị
Xuyên năm 2016 ............................................................................................................................................... 60
Bảng 3.24. Kết quả hoạt động KCB của các TYT tế xã trong năm 2016 ....................... 62
Bảng 3.25. Cơ sở vật chất, TTB văn phòng, TTB Y tế của TTYT huyện............................... 67
Bảng 3.26. Tài chính y tế của Trung tâm Y tế huyện trong năm 2016 ..................................... 69
Bảng 3.27. Nhu cầu về nhân lực giai đoạn 2017-2020 (Cả huyện và xã) .............. 71


10

DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1. Nhân lực TTYT huyện........................................................................................................................................ 32
Hộp 3.2. Vấn đề giới trong nguồn nhân lực ...................................................................................................... 33
Hộp 3.3. Vấn đề tuổi trong nguồn nhân lực ...................................................................................................... 34
Hộp 3.4. Thực hiện các chương trình y tế của TTYT Vị Xuyên ......................................... 58
Hộp 3.5. Thực hiện chương trình vệ sinh mơi trường ........................................................................ 60
Hộp 3.6. Thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã ............................................................................... 62
Hộp 3.7. Vấn đề khám chữa bệnh tại TYT xã của TTYT Vị Xuyên............................. 64
Hộp 3.8. Trình độ cán bộ quản lý ở TTYT huyện.................................................................................... 66
Hộp 3.9. Vấn đề nhân lực y tế thôn bản.................................................................................................................. 67
Hộp 3.10. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của TTYT huyện ........................................................... 68
Hộp 3.11. Trang thiết bị y tế của TTYT Vị Xuyên ................................................................................ 69
Hộp 3.12. Tài chính của TTYT Vị Xuyên........................................................................................................... 70
Hộp 3.13. Năng lực hoạt động, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin

của viên chức tuyến huyện và quản lý TYT xã ......................................................... 71
Hộp 3.14. Giải pháp về nhân lực TTYT huyện ............................................................................................ 72
Hộp 3.15. Giải pháp về nhân lực y tế thôn bản ............................................................................................ 73
Hộp 3.16. Giải pháp về cơ sở vật chất, TTB của TTYT huyện ............................................ 73
Hộp 3.17. Giải pháp về tài chính của TTYT Vị Xuyên.................................................................... 73
Hộp 3.18. Giải pháp về hoạt động của TTYT Vị Xuyên ................................................................ 74


11

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mơ hình tổ chức của các đơn vị Y tế tuyến huyện theo Thông tư
03, 05 .......................................................................................................................................................................................... 8
Sơ đồ 3.1. Tổ chức của Trung tâm Y tế huyện Vị Xuyên hiện nay ................................. 30

Biểu đồ 3.1. Trình độ chun mơn CBYT tuyến huyện .................................................................. 35
Biểu đồ 3.2. Trình độ chun mơn tuyến xã .................................................................................................... 36
Biểu đồ 3.3. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của viên chức tuyến
huyện, quản lý TYT xã

...............................................................................................................................

51

Biểu đồ 3.4. Kết quả hoạt động Chương trình vệ sinh môi trường .................................. 59
Biểu đồ 3.5. Nhân lực chung của TTYT huyện (Cả huyện và xã).................................... 64
Biểu đồ 3.6. Vấn đề giới của TTYT huyện ........................................................................................................ 65
Biểu đồ 3.7. Trình độ chun mơn của cán bộ quản lý khoa, phịng, TYT xã ......... 65
Biểu đồ 3.8. Trình độ nhân lực y tế thôn bản huyện Vị Xuyên ............................................ 66



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là nền tảng của mọi công việc.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới "Sức khỏe là một tình trạng thoải mái toàn diện
về thể chất, tinh thần và xã hội chứ khơng chỉ đơn thuần là khơng có bệnh hay
tật". Để có sức khỏe, thì ngồi sự chăm lo bảo vệ sức khỏe của mỗi người
dân, cần có sự tham gia tích cực của cả cộng đồng. Chăm sóc sức khỏe ban
đầu (CSSKBĐ) là biện pháp để đạt được "sức khỏe cho mọi người" mà Hội
nghị Quốc tế Alma Ata năm 1978 đã nêu ra [1], [31], [35], [65].
Mạng lưới Y tế cơ sở (YTCS) được xác định bao gồm y tế thôn, bản,
xã, phường, quận, huyện, thị xã, bao gồm cả y tế công lập và y tế tư nhân.
Đó là hệ thống các tổ chức, thiết chế y tế trên địa bàn huyện, có sự kết nối
hữu cơ giữa các cơ sở y tế tuyến xã với tuyến huyện, để thực hiện chăm sóc
sức khỏe dựa trên những nguyên tắc và giá trị của chăm sóc sức khỏe ban
đầu. Mạng lưới Y tế cơ sở là tuyến y tế gần dân nhất, là cầu nối giữa ngành y
tế và người dân trong cộng đồng, là tuyến y tế có nhiệm vụ trực tiếp chăm
sóc sức khoẻ nhân dân [3], [4], [5], [6]. Trong những năm qua, Y tế cơ sở
ln là mắt xích quan trọng trong việc thực hiện có hiệu quả các chương
trình y tế ở cộng đồng; hạn chế, ngăn ngừa và chống dịch bệnh hiệu quả; đưa
các dịch vụ y tế đến với người dân. Vì vậy, củng cố mạng lưới Y tế cơ sở là
điều kiện tiên quyết để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
(CSSKND) và thực hiện cơng bằng xã hội trong chăm sóc y tế ở địa phương [18],
[19], [32].
Với quan điểm phịng bệnh là chính, nâng cao khả năng nhận thức của
người dân để mọi người có thể biết cách phịng bệnh cho bản thân, gia đình,
cộng đồng. Từng bước đầu tư trang thiết bị cho Y tế cơ sở, tiếp tục đào tạo và
đào tạo lại đội ngũ cán bộ y tế nhằm nâng cao trình độ chun mơn, năng lực
quản lý để phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, đảm bảo cho mọi người dân



2

được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản với chất lượng ngày càng cao,
đa dạng, chi phí thấp [7], [8], [11].
Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những
năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tại huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang được các cấp, các ngành hết sức quan tâm và có những
tiến bộ đáng kể. Trong những năm gần đây mơ hình tổ chức và quản lý của hệ
thống Y tế cơ sở từ huyện đến xã có nhiều sự thay đổi [5], [13], [15], [34].
Cịn có nhiều nguyên nhân tồn tại ở Vị Xuyên như cơ sở vật chất xuống cấp,
trang thiết bị y tế thiếu, nguồn nhân lực thiếu cả về số lượng và chất lượng, sự
phối hợp giữa các đơn vị Y tế tuyến huyện chưa tốt, khả năng tập trung nguồn
lực thấp [71], [72]. Vì vậy việc đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của
Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang là rất cần thiết để có
cái nhìn tổng thể về thực trạng tổ chức, hoạt động của Trung tâm Y tế huyện
đồng thời có biện pháp khắc phục để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban
đầu cho nhân dân trong thời kỳ mới. Vậy thực trạng tổ chức và hoạt động của
Trung tâm Y tế huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang trong năm 2016 như thế nào?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Trung tâm Y tế
huyện? Giải pháp nào để khắc phục những bất cập đó nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân huyện Vị Xun?
Chính vì những lý do đó mà chúng tơi xây dựng đề tài nghiên cứu
"Thực trạng tổ chức, hoạt động của Trung tâm Y tế huyện Vị Xuyên, tỉnh
Hà Giang, khó khăn và giải pháp đến năm 2020" nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng tổ chức và hoạt động của Trung tâm Y tế huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang năm 2016.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Trung
tâm Y tế huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang và đề xuất giải pháp đến năm 2020.



3

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổ chức và hoạt động của hệ thống Y tế cơ sở hiện nay
1.1.1. Tình hình chung về Y tế cơ sở
Hệ thống tổ chức y tế nước ta được chia thành 4 tuyến: Trung ương,
tỉnh, huyện và xã. Tuyến YTCS được xác định bao gồm y tế thôn, bản, xã,
phường, quận, huyện, thị xã, bao gồm cả y tế công lập và y tế tư nhân. Y tế xã
là tế bào của toàn bộ hệ thống mạng lưới y tế của huyện, nó ảnh hưởng đến
hoạt động của YTCS khác trong toàn huyện và ngược lại [13], [14], [15].
Việc chăm sóc và bảo vệ vệ sức khỏe là nhu cầu thiết yếu của mỗi
người dân và của cộng đồng. Đây không chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế mà
còn là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, các đồn thể quần
chúng và tổ chức xã hội, vì vậy thực hiện cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân là cần thiết và phù hợp với xu thế thời đại. Nội dung xã hội
hóa cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người là động viên và tổ chức
tốt sự tham gia tích cực, chủ động của mọi người với tư cách cộng đồng và tư
cách cá nhân, trên cả 2 mặt hoạt động và đóng góp [30], [33], [34].
Cùng với sự phối hợp liên ngành, công tác chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân phải được hỗ trợ bằng sự huy động các lực lượng của cộng
đồng cùng tham gia. Xã hội hóa cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân cần phải được coi là một tư tưởng chiến lược có tính lâu dài, tồn diện, là
một giảp pháp xã hội có tính liên ngành cao nhằm huy động các lực lượng xã
hội. Tham gia một cách tích cực để giải quyết một vấn đề hết sức quan trọng
trong chiến lược con người [31], [32], [33].
Trong điều 1 của Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân (BVSKND) đã chỉ
ra “Bảo vệ sức khỏe là sự nghiệp của tồn dân, tất cả cơng dân có nghĩa vụ
thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về BVSKND để giữ gìn

sức khỏe nhân dân, để giữ gìn sức khỏe cho mình và cho mọi người” [35].


4

Việc CSSKBĐ phải được xã hội hoá, tức là làm cho tồn xã hội thơng
hiểu và tham gia thực hiện CSSKBĐ. Lồng ghép và phối hợp liên ngành là xã
hội hóa các bộ phận, các tổ chức của xã hội trong CSSKND. Mỗi người dân,
mỗi gia đình, mỗi đồn thể, từng cộng đồng có trách nhiệm đóng góp nhân
lực, tài lực, vật lực cùng với Nhà nước chăm lo sức khỏe cho mỗi người và
cho cả cộng đồng. Cần huy động xã hội để đa dạng hố cơng tác chăm sóc sức
khỏe (CSSK), phát huy tự lực trên cơ sở phát triển năng lực nội sinh. Xã hội
hóa cơng tác CSSKND là một yêu cầu bức thiết để thực hiện chiến lược
CSSK cho mọi người đến năm 2010. Cuộc vận động xã hội rộng lớn nay đòi
hỏi sự nỗ lực công tác và hợp tác của tất cả các thành viên của xã hội, ở tất cả
các cấp. Thực hiện xã hội hóa sự nghiệp CSSKND là cần thiết khơng những
đối với nước ta mà còn phù hợp với xu thế thời đại. Chúng ta hiểu rộng xã hội
hóa khơng phải là ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước, song cũng
nhận rõ trong quá trình xã hội hố cơng tác CSSKND thì trách nhiệm của Nhà
nước, của ngành y tế không phải là giảm nhẹ, mà trái lại càng to lớn hơn,
nặng nề hơn rất nhiều [20], [21], [22].
Vì thế, chúng ta phải giải quyết tốt cả hai mặt: Trách nhiệm của ngành
Y tế đối với toàn xã hội và trách nhiệm của xã hội, của từng cộng đồng, của
từng gia đình và của từng người dân đối với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe.
Sức khỏe là tài sản quí giá nhất của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng
đồng. Vì vậy sự nghiệp chăm sóc sức khỏe phải là trách nhiệm của mỗi
người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng. Các cấp ủy Đảng, chính quyền phải trực
tiếp lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp Y tế, các ngành, các đoàn thể nhân dân, các
tổ chức xã hội, phải vận động và các tổ chức xã hội phải tham gia, trong đó
lực lượng y tế là nịng cốt, với khẩu hiệu “Sức khỏe cho mọi người, mọi người

cho sức khỏe” [1], [23], [31].


5

1.1.2. Q trình hình thành và phát triển mơ hình tổ chức YTCS ở nước ta
1.1.2.1. Mơ hình theo Nghị quyết số 15-CP
Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ số 15-CP ngày
14/01/1975 về cải tiến tổ chức Y tế địa phương, tuyến huyện và tương đương
gồm có tuyến Y tế cơ sở ở xã, ở tiểu khu (thành phố, thị xã), ở các xí nghiệp, cơ
quan, trường học lấy tên thống nhất là trạm y tế (TYT). TYT chịu sự chỉ đạo
của Uỷ ban hành chính của cơ sở, địa phương và thủ trưởng cơ quan về mọi
mặt và chịu sự chỉ đạo của Phòng Y tế huyện, thị xã về chun mơn, nghiệp
vụ. Nó là tuyến đầu tiên trực tiếp với đối tượng phục vụ. Tuyến Y tế khu vực,
huyện, thị xã và tương đương gồm Phòng Y tế huyện, thị và các cơ sở chuyên
môn kỹ thuật trực thuộc. Phòng Y tế huyện, thị đặt dưới sự lãnh chỉ đạo về mọi
mặt của Uỷ ban hành chính cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo của Sở, Ty Y
tế về chun mơn, nghiệp vụ. Phịng Y tế phụ trách mọi mặt hoạt động y tế
trong phạm vi huyện, thị [35].
1.1.2.2. Mơ hình Trung tâm Y tế huyện năm 1989 [46]
Trung tâm Y tế huyện là tổ chức thuộc Sở Y tế, chịu sự quản lý, chỉ đạo
và hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra của Giám đốc Sở Y tế về chun mơn,
nghiệp vụ, kinh phí, nhân lực y tế; chịu sự quản lý, chỉ đạo của Uỷ ban nhân
dân (UBND) huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong việc xây dựng kế
hoạch phát triển y tế của huyện để trình cơ quan có thẩm quyền và chịu trách
nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch đó sau khi được phê duyệt.
TTYT huyện thực hiện các nhiệm vụ phòng bệnh, chữa bệnh, bảo vệ
sức khỏe bà mẹ trẻ em và nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về kế hoạch hóa gia
đình; chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các mặt hoạt động chuyên môn, nghiệp
vụ đối với các TYT cơ sở; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ y tế

cơ sở; phối hợp với các ngành, đoàn thể trong huyện tham gia vào các hoạt
động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; giúp UBND huyện thực hiện
kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động y tế nhà nước và các cơ sở


6

hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn. Giám đốc, Phó Giám đốc TTYT
huyện do Giám đốc Sở Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi có sự
thỏa thuận bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện.
* Trạm Y tế cơ sở Có trách nhiệm giúp Giám đốc TTYT huyện
và UBND xã, phường, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ được giao về công tác
y tế trên địa bàn. Trạm Y tế cơ sở chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn của
Giám đốc TTYT huyện về chun mơn, nghiệp vụ, kinh phí và nhân lực y tế;
chịu sự quản lý, chỉ đạo của UBND xã trong việc xây dựng kế hoạch phát
triển y tế để trình cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm tổ chức thực
hiện kế hoạch đó sau khi đã được phê duyệt; phối hợp với các ngành, đoàn thể
trong xã tham gia vào các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Trưởng trạm, Phó trưởng TYT cơ sở do Giám đốc TTYT huyện bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức sau khi có sự thỏa thuận bằng văn bản của Chủ tịch
UBND xã, phường, thị trấn. Nhiệm vụ và chế độ chính sách cụ thể của TYT
cơ sở tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 58/TTg ngày 03/02/1994 và Quyết
định số 131/TTg ngày 04/3/1995 của Thủ tướng Chính phủ [61], [62].
1.1.2.4. Mơ hình theo Thơng tư liên tịch số 11 [5], [18], [34].
Thực hiện Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BYT-BNV, ngày
12/4/2005 của liên Bộ: Y tế - Nội vụ: Thành lập Phòng Y tế thuộc UBND
huyện, thị, thành phố, chia tách TTYT huyện thành Trung tâm Y tế dự phòng
(TTYTDP) và Bệnh viện đa khoa trực thuộc Sở Y tế. Theo đó:
- Phịng Y tế là cơ quan chun mơn thuộc UBND huyện quản lý, có
chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà

nước về y tế trên địa bàn huyện. Phòng Y tế quản lý trực tiếp TYT xã.
- Trung tâm Y tế dự phòng huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y
tế, có chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về Y
tế dự phòng (YTDP), phòng chống sốt rét, suy dinh dưỡng trẻ em (SDDTE),
HIV/AIDS, phòng chống các bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm


7

(ATVSTP), chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) và truyền thông giáo dục
sức khỏe (TTGDSK).
- Bệnh viện đa khoa huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế, có
chức năng triển khai các hoạt động khám chữa bệnh (KCB) cho nhân dân và
quản lý trực tiếp Phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV) [3].
1.1.2.5. Mơ hình theo Thơng tư số 03, 05
Ngày 04/02/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2008/NĐ-CP
quy định tổ chức các cơ quan thuộc UBND cấp huyện, các thông tư hướng
dẫn số 03/2008/TTLT-BYT-BNV và Thơng tư số 05//2008/TT-BYT, theo đó
mơ hình tổ chức của hệ thống y tế huyện gồm có bốn đầu mối là: Phòng Y tế,
Trung tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa, Trung tâm DS - KHHGĐ; các TYT xã do
Trung tâm Y tế huyện quản lý toàn diện và chỉ đạo mọi mặt [34].
* Phịng Y tế
- Vị trí, chức năng: Phịng Y tế là cơ quan chun mơn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp
huyện thực hiện quản lý nhà nước về y tế, bao gồm: Y tế dự phòng; khám
bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản;
trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn. Phòng Y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ
chức, biên chế và hoạt động của UBND cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Y tế.
- Nhiệm vụ và quyền hạn: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số

51/2015/TTLT-BYT-BNV, ngày 11/12/2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc UBND tỉnh, thành phố và
Phòng Y tế thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [13].


8

UBND
huyện

Sở Y tế
Chi cục
ATVSTP

Phòng
Y tế

Chi cục Dân
số-KHHGĐ

Bệnh viện
ĐK

Trung tâm
Y tế

UBND
cấp xã

TT DS KHHGD


Trạm
Y tế

Mạng lưới nhân viên
YTTB

Mạng lưới cộng tác
viên DS

Chỉ đạo trực tiếp
Chỉ đạo chuyên môn
Chỉ đạo quản lý Nhà nước
Sơ đồ 1.1. Mơ hình tổ chức của các đơn vị Y tế tuyến huyện
theo Thông tư 03, 05
* Bệnh viện đa khoa huyện
- Tổ chức: Bệnh viện đa khoa huyện là bệnh viện hạng II hoặc hạng III,
là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Sở Y tế có trách nhiệm khám bệnh,
chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn huyện. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ
chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phù hợp. Bệnh viện là đơn vị có
tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho
bạc Nhà nước. Bệnh viện gồm các khoa, phòng: Phòng Kế hoạch tổng hợp;
Phòng Y tá điều dưỡng; Phịng hành chính - quản trị và Tổ chức cán bộ;
Phịng Tài chính kế tốn; Khoa khám bệnh; Khoa hồi sức cấp cứu; Khoa Nội


9

tổng hợp; Khoa Truyền nhiễm; Khoa Nhi; Khoa Ngoại tổng hợp; Khoa Phụ
sản; Khoa Xét nghiệm; Khoa Chẩn đốn hình ảnh; Khoa Chống nhiễm khuẩn;

Khoa Dược; Khoa Dinh dưỡng; Liên chuyên khoa Tai - Mũi - Họng - Răng - Hàm
- Mặt, Mắt.
- Chức năng nhiệm vụ: Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh. Tổ chức
khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nước. Tổ chức
chuyển người bệnh lên tuyến khi vượt quá khả năng của Bệnh viện. Đào tạo
cán bộ y tế. Nghiên cứu khoa học về y học. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên
môn, kỹ thuật. Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện
nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch. Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng
đồng. Hợp tác quốc tế. Hợp tác kinh tế y tế [6], [11].
* Trung tâm Dân số-Kế hoạch hóa gia đình: Thực hiện theo Thơng tư
số 05/2008/TT-BYT, ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy Dân số-KHHGĐ ở địa phương [15].
* Trung tâm Y tế huyện
- Vị trí, chức năng: Trung tâm Y tế huyện là đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Sở Y tế, chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc Sở Y tế, chịu sự quản
lý Nhà nước của UBND huyện và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật
của các Trung tâm thuộc hệ dự phịng tuyến trên.
TTYT huyện là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu
riêng và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước [5], [19].
TTYT gồm các khoa, phòng chức năng nghiệp vụ sau: Phòng Hành
chính tổng hợp; Phịng Truyền thơng – Giáo dục sức khỏe; Khoa Kiểm soát
dịch, bệnh, HIV/AIDS; Khoa ATVSTP; Khoa Y tế công cộng; Khoa
CSSKSS; Khoa Xét nghiệm [19].
Định mức biến chế của TTYT huyện từ 25 – 50 cán bộ, tuỳ theo dân số,
đặc điểm địa lý, tuyến chuyên môn kỹ thuật, hạng các đơn vị sự nghiệp và
nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh, đặc điểm kinh tế xã hội, sinh thái từng


10


vùng và khả năng tài chính để đảm bảo đủ số lượng làm việc theo giờ hành
chính và thường trực phòng, chống dịch bệnh [12].
- Nhiệm vụ, quyền hạn: Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các
nhiệm vụ chun mơn kỹ thuật về y tế dự phịng, phịng chống HIV/AIDS,
phòng chống bệnh xã hội, ATVSTP, CSSKSS và TTGDSK trên cơ sở kế
hoạch của tỉnh và tình hình thực tế trên địa bàn huyện trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
- Các khoa phòng: Thực hiện theo Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT,
ngày 09/9/2005 về việc Ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của TTYTDP huyện, quận, thị xã trực thuộc tỉnh.
- Trạm Y tế các xã, TT: TYT xã là đơn vị sự nghiệp trực thuộc TTYT
huyện (trước đây trực thuộc Phòng Y tế huyện), chịu sự quản lý toàn diện của
Giám đốc TTYT huyện, chịu sự quản lý Nhà nước của UBND xã và chịu sự
chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật của các đơn vị liên quan tuyến huyện.
Nhiệm vụ: Thực hiện theo Thông tư số 33/2015/TT-BYT, ngày
27/10/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ trạm Y tế xã,
phường, thị trấn [18].
- Y tế thôn bản (YTTB): Chức năng, nhiệm vụ nhân viên YTTB thực
hiện theo Thông tư số 07/2013/TT-BYT, ngày 08/3/2013 của Bộ Y tế Quy
định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên YTTB [14].
1.1.3. Tổ chức của Trung tâm Y tế huyện theo Thông tư số 37
Ngày 25/10/2016, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 37/2016/TT-BYT
hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TTYT
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
có hiệu lực từ ngày 10/12/2016. Theo đó: TTYT huyện có chức năng cung
cấp chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi
chức năng và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật. Trung tâm có
4 phịng chức năng và 15 khoa chun mơn; quản lý phịng khám đa khoa khu



11

vực, trạm Y tế xã, thị trấn và Nhà hộ sinh (nếu có). Đối với các huyện có
Bệnh viện đa khoa hoặc Bệnh viện ĐKKV đóng trên địa bàn huyện thì trước
ngày Thơng tư này có hiệu lực thì Sở Y tế rà sốt, trình UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương quyết định sát nhập Bệnh viện huyện và TTYT
huyện phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương trước ngày 01/01/2021.
Đối với huyện có Bệnh viện đa khoa huyện được xếp hạng II trở lên
trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì chỉ tiếp tục duy trì Bệnh viện đa khoa
huyện trong trường hợp cần thiết, theo yêu cầu thực tế, đặc thù của địa
phương. Sở Y tế có trách nhiệm rà sốt, báo cáo UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương về phương án tổ chức lại Bệnh viện huyện, TTYT huyện
bảo đảm không trùng lắp về nhiệm vụ, tinh giản về cơ cấu tổ chức, tăng
cường hiệu quả hoạt động, khả năng cân đối về tài chính và phù hợp với nhu
cầu cơng tác của đơn vị, địa phương [19].
1.2. Khó khăn, bất cập của YTCS ở Việt Nam hiện nay
Mạng lưới YTCS ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh
vực phịng chống dịch, kiểm sốt các bệnh lây nhiễm, trong cơng tác DSKHHGĐ và chăm sóc sức khỏe sinh sản tuy nhiên vẫn tồn tại khơng ít trong
lĩnh vực CSSKBĐ, khám và xử trí các bệnh thơng thường ngay tại cộng đồng
[26], [27], [44], [45].
1.2.1. Về quản lý, điều hành
* Tổ chức mạng lưới YTCS thiếu đồng bộ và thống nhất: Quyết định
thay đổi mơ hình tổ chức và cơ chế quản lý tới 3 lần trong vòng 10 năm đã
tạo ra sự không ổn định và thiếu thống nhất về tổ chức mạng lưới YTCS trên
toàn quốc, tác động tới hiệu quả sử dụng nhân lực y tế, giảm khả năng cung
ứng dịch vụ lồng ghép, toàn diện và liên tục. Cụ thể là:
- Việc chia tách, thành lập cơ quan làm nhiệm vụ cung ứng dịch vụ
khám chữa bệnh (KCB) và cơ quan làm nhiệm vụ phòng bệnh khiến mạng
lưới YTCS khó phối hợp để cung ứng các dịch vụ lồng ghép, toàn diện và liên



12

tục, khó đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng về mơ hình bệnh tật, từ các bệnh
truyền nhiễm sang các bệnh không lây nhiễm (BKLN) và các vấn đề sức khỏe
liên quan đến già hóa dân số.
- Việc chia tách thành nhiều đơn vị đã làm phân tán và giảm hiệu quả
sử dụng các nguồn lực. Cụ thể là nguồn nhân lực có trình độ chun mơn vốn
đã thiếu ở tuyến huyện và xã, đặc biệt là khu vực nông thơn và vùng khó
khăn, sau khi chia tách, bị dàn trải lại càng thiếu hụt hơn. Nguồn vốn đầu tư
cho cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị (TTB) của mạng lưới YTCS vốn
hạn hẹp sau khi chia tách lại càng ít hơn, do phải tăng đầu tư xây dựng và
trang bị cho các đơn vị mới chia tách [36], [51], [59].
* Tổ chức cung ứng dịch vụ bị phân mảnh, chưa thực hiện tốt chăm sóc
lồng ghép, tồn diện và liên tục: Thiếu liên kết lồng ghép giữa KCB và
YTDP, giữa các tuyến trong điều trị, giữa y tế nhà nước và y tế tư nhân. Thiếu
cơ chế lồng ghép giữa các chương trình mục tiêu y tế quốc gia (MTYTQG),
đặc biệt là các chương trình phịng chống BKLN. Việc thực hiện các hoạt
động phòng chống BKLN được thực hiện theo chương trình dọc và quản lý
bởi các đầu mối khác nhau, không thống nhất giữa các địa phương, thiếu gắn
kết giữa các cơ sở YTDP và cơ sở KCB, giữa các tuyến trong phát hiện người
bệnh, điều trị và quản lý người bệnh. Các BKLN chính có chung yếu tố nguy
cơ, có chung nhiều giải pháp can thiệp để kiểm sốt yếu tố nguy cơ nhưng
khơng có sự phối hợp, lồng ghép giữa các chương trình [37], [39], [52].
1.2.2. Về nhân lực
* Thiếu nhân lực và nhân lực chưa được đào tạo đáp ứng nhu cầu, đặc
biệt là đào tạo trong lĩnh vực phịng chống và kiểm sốt các BKLN. Các bệnh
viện tuyến huyện và TTYT thiếu nhân lực có trình độ chun mơn chun
khoa sâu. Tỷ lệ nhân viên YTTB được đào tạo theo qui định mới chỉ đạt ở
mức khoảng 69%; số lượng cô đỡ thôn bản mới đáp ứng được khoảng 1/5 nhu

cầu thực tế tại các vùng khó khăn. Mất cân đối trong phân bố nhân lực y tế


13

giữa thành thị và nông thôn. Dân số nông thôn chiếm 72,6% tổng dân số
nhưng số bác sĩ chỉ chiếm 41%, dược sĩ 18%. Dân số ở thành thị chỉ chiếm
27,4% tổng dân số, nhưng chiếm 59% bác sĩ và 82% dược sĩ làm việc khu
vực đô thị [54], [56], [58].
1.2.3. Về tài chính
* Thiếu hụt và mất cân đối trong phân bổ nguồn tài chính giữa tuyến
trên và YTCS. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ KCB bảo hiểm y tế (BHYT) tại tuyến xã,
huyện là 72% nhưng tỷ trọng sử dụng quỹ BHYT chỉ là 32%; trong khi con số
tương ứng ở tuyến tỉnh và trung ương là 28% và 68%. Ngân sách nhà nước
không đủ để phân bổ theo định mức và không phân bổ theo nhu cầu chăm sóc
sức khỏe của người dân, mà phân bổ theo đầu vào (Ngân sách cấp chỉ đáp
ứng 82% tổng chi cho con người tại bệnh viện huyện; gần 30% TYT xã
không được cấp đủ mức chi thường xuyên tối thiểu theo quy định). Trong khi
đó, định mức chi thường xuyên cho TYT xã theo Thông tư số
119/2002/TTLT-BTC-BYT hướng dẫn nội dung thu, chi và mức chi thường
xuyên của TYT xã với mức chi khơng cịn phù hợp và khơng bảo đảm cho các
hoạt động thường xuyên của TYT xã [9], [66], [67].
* Đầu tư cho các TYT xã chưa đáp ứng u cầu. Hiện cịn 3,7% xã
chưa có nhà trạm hoặc mới chỉ là nhà tạm, 25,2% TYT xã dột nát, xuống cấp.
Theo thống kê báo cáo của 63 tỉnh, thành phố về thực trạng sơ sở vật chất
TYT tuyến xã, rất nhiều TYT xã cần được xây mới và nâng cấp nhưng trong
10 năm gần đây hầu như không có sự đầu tư đồng bộ nào cho TYT xã về cơ
sở vật chất, TTBYT. Đến nay, vẫn chưa xác định được các nguồn vốn ổn định
để thực hiện Quyết định số 950/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
tăng cường đầu tư xây dựng TYT xã thuộc vùng khó khăn giai đoạn 20082010 được phê duyệt tại Quyết định số 1402/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính

phủ cũng chưa được bố trí nguồn vốn riêng để thực hiện. Nguồn đầu tư cho
TYT xã chủ yếu là do các địa phương tự sắp xếp hoặc do Bộ Y tế huy động từ


14

các nguồn dự án viện trợ nước ngoài, nên thiếu ngân sách duy tu, bảo dưỡng,
nâng cấp thường xuyên [51], [53], [60].
Đầu tư lệch trọng tâm. Trong khi mạng lưới YTCS vẫn đang thiếu các
TTB, thuốc và các điều kiện cơ bản cho các hoạt động phòng bệnh, nâng cao
sức khỏe, CSSK chủ động tại nhà và cộng đồng thì vẫn có xu hướng tăng
cường đầu tư các TTB hiện đại và đắt tiền như siêu âm, điện tim, máy xét
nghiệm tự động, mặc dù thiếu các điều kiện để có thể sử dụng một cách có
hiệu quả các TTB đó [55], [68], [69].
Tài chính cho CSSKBĐ và các dịch cụ y tế khác bị phân đoạn và có
những khoản trống: Các chương trình y tế được quản lý riêng biệt theo từng
chương trình với các nguồn kinh phí riêng nên làm hạn chế tính chủ động của
các đơn vị YTCS trong bảo đảm thực hiện lồng ghép các hoạt động chuyên
môn phù hợp với thực trạng CSSK địa phương. Mặt khác, nhiều dịch vụ y tế
không được chi trả hoặc chi trả không đầy đủ, không đảm bảo cho một số
hoạt động chun mơn ngồi trạm như dịch vụ tư vấn điều trị, CSSK tại gia
đình, giám sát dịch bệnh, vệ sinh môi trường và kiểm tra VSATTP…, tiền hỗ
trợ phương tiện đi lại, xăng cho các nhân viên y tế v.v…
Phương thức chi trả khơng khuyến khích năng suất và hiệu quả (từ
nguồn ngân sách cũng như từ BHYT): Việc áp dụng các phương thức chi trả
tại tuyến YTCS chưa phù hợp trong đó có những bất cập từ phương thức chi
trả theo định suất, mức chi trả cho cùng dịch vụ thuộc danh mục BHYT khác
nhau giữa các tuyến. Phương thức cấp kinh phí cho hoạt động thường xuyên
của các đơn vị y tế ở tuyến YTCS chưa dựa trên nhu cầu CSSK và năng lực
thực tế mà vẫn dựa trên số giường bệnh (với bệnh viện) và số lượng nhân lực

y tế (với YTDP).
Việc theo dõi, đánh giá tính chi phí hiệu quả chưa được thực hiện khi
đầu tư các TTB hoặc kỹ thuật mới tại các đơn vị tuyến YTCS nơi đang được
xác định là tuyến cung cấp chủ yếu các dịch vụ CSSKBĐ. Hiện nay, việc mở


×