Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã phường tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y – DƢỢC

HÀ QUYẾT THẮNG

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
ẢNH HƢỞNG ĐẾN NGUỒN NHÂN LỰC
Y TẾ XÃ, PHƢỜNG TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 62.72.73

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC DỰ PHÕNG

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRỊNH VĂN HÙNG

THÁI NGUYÊN - 2013


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn do
tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên
cứu khoa học nào. Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Những đảm bảo trên tôi xin chịu trách nhiệm nếu có phát hiện
khơng đúng./.
Ngƣời viết

Hà Quyết Thắng



ii

LỜI CẢM ƠN
Trong hai năm qua, tôi đã học lớp Cao học Y học dự phòng tại Trường
Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên, trong suốt quá trình học tập tại
đây tôi đã được Ban Giám hiệu nhà trường, các thầy giáo, cô giáo tạo điều
kiện giúp đỡ để tơi hồn thành tốt chương trình học tập.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Khoa Y tế cộng
cộng, Phòng quản lý đào tạo sau đại học, các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học
Y Dược đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn cho tôi trong hai năm học qua.
Tôi biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Trịnh Văn Hùng - Trưởng phòng Đào
tạo, người thầy đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Tuyên
Quang, Ban lãnh đạo Trung tâm Y tế các huyện, Thành phố của tỉnh, Ban Giám
hiệu Trường Trung cấp Y tế Tuyên Quang cùng toàn thể các anh, chị và các bạn
đồng nghiệp trong ngành Y tế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên, giúp đỡ
tơi trong q trình học tập, thu thập số liệu và hồn thành luận văn.
Tơi xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã tạo mọi điều kiện
về tinh thần cũng như vật chất và động viên tơi vượt qua mọi khó khăn để
hồn thành khóa học này./.
Học viên

Hà Quyết Thắng


iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................................... i

Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Dang mục các chữ viết tắt ................................................................................. v
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
Danh mục các biểu ......................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Một vài nét về chăm sóc sức khỏe ban đầu................................................ 3
1.2. Thực trạng nguồn nhân lực ngành y tế....................................................... 5
1.2.1. Nguồn nhân lực y tế trên thế giới............................................................ 5
1.2.2. Thực trạng nhân lực y tế ở Việt Nam ..................................................... 6
1.3. Tổ chức và hoạt động của y tế xã/phường/thị trấn .................................... 9
1.3.1. Sự hình thành và phát triển của y tế xã, phường, thị trấn ....................... 9
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của y tế xã, phường, thị trấn ............................... 12
1.3.3. Vai trò của y tế xã/phường/thị trấn trong thực hiện chăm sóc sức khoẻ
ban đầu cho nhân dân ...................................................................................... 15
1.3.4. Thực trạng nguồn nhân lực y tế xã, phường ......................................... 16
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường ................. 21
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 28
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 28
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ............................................................................... 29
2.3.3. Kỹ thuật thu thập số liệu ....................................................................... 30


iv

2.3.4. Công cụ thu thập thông tin, số liệu ....................................................... 30

2.3.5. Chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................... 31
2.3.6. Kỹ thuật xử lý và phân tích số liệu ....................................................... 33
2.3.7. Khống chế sai số ................................................................................... 33
2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............................................................ 34
2.5 Hạn chế của đề tài ..................................................................................... 34
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 36
3.1. Thực trạng nguồn nhân lực y tế xã, phường ở Tuyên Quang .................. 36
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường, thị trấn tỉnh
Tuyên Quang.................................................................................................... 50
3.2.1. Sự thực thi các văn bản của Đảng, Chính quyền ảnh hưởng đến nhân
lực y tế xã, phường thị trấn ............................................................................. 50
3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân lực y tế xã, phường thị trấn theo đánh
giá của cán bộ y tế và người dân ..................................................................... 52
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 57
4.1. Thực trạng nguồn nhân lực y tế xã, phường thị trấn tại tỉnh Tuyên Quang ... 57
4.1.1. Về số lượng cán bộ y tế xã .................................................................... 57
4.1.2. Về chất lượng cán bộ ở tuyến xã........................................................... 59
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường thị trấn tại
Tuyên Quang ................................................................................................... 62
4.2.1. Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền .................................. 62
4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân lực y tế xã, phường thị trấn theo đánh
giá của cán bộ y tế và người dân ..................................................................... 63
KẾT LUẬN .................................................................................................... 70
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 72
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 80


v

DANG MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BS

Bác sỹ

BVSK

Bảo vệ sức khỏe

CBYT

Cán bộ y tế

CQGYTX

Chuẩn quốc gia y tế xã

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSSKBĐ

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

DS

Dân số

DS - KHHGĐ


Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

KCB

Khám chữa bệnh

NHS

Nữ hộ sinh

SDD

Suy dinh dưỡng

TC

Trung cấp

TP

Thành phố

TTYT

Trung tâm Y tế

TYT

Trạm y tế


UBND

Ủy ban nhân dân

YHCT

Y học cổ truyền

YS

Y sỹ

YSSN

Y sỹ sản nhi


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Một số chỉ số cơ bản về nhân lực tại các trạm Y tế xã, phường, thị
trấn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2013 .............................. 36
Bảng 3.2. Phân bố cán bộ y tế, cán bộ dân số xã theo đơn vị hành chính ...... 37
Bảng 3.3. Tỷ lệ cán bộ y tế xã, phường thị trấn phân theo trình độ chun mơn . 38
Bảng 3.4. Số lượng cán bộ Y tế xã, phường hiện có so với Thơng tư 08 ....... 39
Bảng 3.5. Số lượng Bác sỹ đang làm việc tại trạm Y tế ................................ 41
Bảng 3.6. Phân bố cán bộ y tế xã, phường là Y sỹ theo tuổi, giới .................. 43
Bảng 3.7. Trình độ học vấn của số Y sĩ < 30 tuổi........................................... 43
Bảng 3.8. Phân bố CBYT là Y sỹ theo cơ cấu chuyên môn ........................... 44
Bảng 3.9. Phân bố nhân lực y tế theo chuẩn Quốc gia về Y tế xã .................. 44

Bảng 3.10. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ y tế xã thông qua
một số chỉ số về khám chữa bệnh qua năm 2012 so với năm 2011 46
Bảng 3.11. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ y tế xã thơng qua
một số chỉ số về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em năm 2012 ... 47
Bảng 3.12. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ y tế xã thông qua
một số chỉ số về thực hiện chương trình phịng chống Sốt rét ....... 48
Bảng 3.13. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ y tế xã thông qua
một số chỉ số về thực hiện chương trình phịng chống HIV/AIDS 48
Bảng 3.14. Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tuyến y tế cơ sở theo
báo cáo của Trung tâm y tế các huyện, thành phố .......................... 49
Bảng 3.15. Ý kiến trả lời của trưởng trạm y tế về cơ cấu cán bộ Y tế tại trạm
Y tế hiện nay ................................................................................... 52
Bảng 3.16. Ý kiến trả lời của trưởng trạm y tế về các yếu tố cần để thu hút bác
sỹ làm việc tại trạm y tế xã ............................................................. 52
Bảng 3.17. Ý kiến trả lời của trưởng trạm y tế xã, phường về sự gắn bó với y
tế cơ sở ............................................................................................ 53


vii

Bảng 3.18. Ý kiến của trưởng trạm y tế về lý do cán bộ y tế xã khơng hài lịng
làm việc tại trạm y tế xã .................................................................. 54
Bảng 3.19. Ý kiến của Trưởng trạm y tế xã nhận xét về sự thỏa đáng của các
chế độ chính sách hiện nay của Nhà nước ...................................... 55
Bảng 3.20. Ý kiến trả lời của Trạm trưởng trạm y tế xã về việc thực hiện chế
độ chính sách Nhà nước đối với cán bộ y tế xã hiện nay ............... 55
Bảng 3.21. Ý kiến trả lời của trưởng trạm y tế xã về giải pháp tạm thời cho
việc thiếu bác sỹ tại Trạm y tế xã ................................................... 56



viii

DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 3.1. Phân bố cán bộ y tế xã theo giới tính, nhóm tuổi ........................... 40
Biểu 3.2. Phân bố cán bộ y tế là Bác sỹ theo tuổi, giới ................................. 42


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều kiện
cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu nhân tố quan trọng trong
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ tổ quốc. Cơng tác chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân là một nhiệm vụ chính trị quan trọng luôn được Đảng và
Nhà nước ta quan tâm.
Những năm qua, cùng với nỗ lực thực hiện các giải pháp về tài chính và
cơ sở vật chất, trang thiết bị, ngành y tế đã đặc biệt quan tâm đến việc phát
triển nguồn nhân lực y tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân. Số lượng, trình độ, cơ cấu cán bộ chuyên môn của
các đơn vị y tế phải đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả, chất lượng làm việc
của cán bộ, từ đó đảm bảo tối đa quyền lợi người bệnh. Chính vì vậy, liên bộ
Bộ Y tế - Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT/BYTBNV ngày 05/6/2007 hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở
y tế nhà nước (TT08) [8].
Tuy là một tỉnh cịn nhiều khó khăn nhưng với chủ trương đưa dịch vụ
y tế đến gần với người dân, nhất là vùng khó khăn, thực hiện cơng bằng, hiệu
quả trong khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân
ngày càng cao. Trong những năm qua, công tác khám, chữa bệnh ở tuyến cơ
sở tại Tuyên Quang được thực hiện khá tốt, giải quyết một phần gánh nặng
cho tuyến trên và đã góp phần quan trọng trong việc khống chế, đẩy lùi dịch
bệnh, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Hoạt động của mạng lưới y tế

tuyến huyện, xã được cải thiện đã góp phần giúp người dân giảm chi phí khi
ốm đau, điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với người nghèo [4], [16].
Trên thực tế, những năm gần đây hoạt động của tuyến y tế cơ sở đã
xuất hiện những bất cập: Dân số tăng, dịch bệnh có những diễn biến khác


2

thường, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng cao trong khi số
lượng, chất lượng và cơ cấu cán bộ y tế tại các tuyến chưa phù hợp [14]. Việc
liên tục thay đổi mơ hình tổ chức ngành y tế, Uỷ ban Dân số - Gia đình Trẻ em giải thể, lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình chuyển về ngành
y tế, trạm y tế xã có thêm một nhiệm vụ và một biên chế cán bộ chuyên
trách dân số - kế hoạch hóa gia đình. Những thay đổi trên diễn ra khi mà
trung tâm y tế huyện, phòng y tế huyện và bệnh viện đa khoa huyện được
tách ra để đảm nhiệm các chức năng riêng biệt, ban đầu đã có những ảnh
hưởng khơng tốt đến sự gắn kết trong cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu
giữa tuyến huyện và xã.
Xác định việc xây dựng trạm y tế, cung cấp trang thiết bị khám chữa
bệnh đồng thời với việc đào tạo cán bộ cho y tế cơ sở là nhiệm vụ cần thiết và
cấp bách của ngành y tế nói chung và ngành y tế Tuyên Quang nói riêng. Để
cung cấp bằng chứng khoa học về thực trạng nguồn nhân lực y tế tuyến xã,
phường, thị trấn và những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của tuyến y
tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đề từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng
và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường tỉnh
Tuyên Quang”
Mục tiêu đề tài:
1. Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2013.
2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã,

phường tại tỉnh Tuyên Quang.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Một vài nét về chăm sóc sức khỏe ban đầu
Chăm sóc sức khỏe ban đầu được đưa vào Nghị quyết của tổ chức y tế
thế giới (WHO) tại Đại hội của WHO nhân kỷ niệm 30 năm thành lập tổ chức
y tế thế giới vào tháng 5 năm 1977. Sau đó đã trở thành tun ngơn của Hội
nghị quốc tế AlmaAta tháng 9 năm 1978 với sự cam kết của các quốc gia, đặc
biệt là các nước thuộc thế giới thứ ba, với khẩu hiệu: "Sức khỏe cho mọi
người đến năm 2000" [59], [61], [69], đồng thời nhất trí nội dung CSSKBĐ
là một cách tiếp cận để đạt tới sức khỏe cho mọi người. Định nghĩa sức khỏe
theo Tổ chức y tế thế giới “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể
chất, tinh thần và xã hội chứ khơng chỉ bao gồm tình trạng khơng có bệnh hay
thương tật”. Mục tiêu chung của Tổ chức y tế thế giới là phấn đấu để đạt
được cho tất cả mọi người một mức độ cao nhất có thể được về sức khỏe. Tại
Hội nghị Alma Ata năm 1978 nội dung và những nguyên lý của chăm sóc sức
khỏe ban đầu đã được xác định. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đã trở thành
trọng tâm chính để tăng cường sức khỏe trên toàn thế giới. Tổ chức y tế thế
giới định nghĩa chăm sóc sức khỏe ban đầu như sau: “Chăm sóc sức khỏe ban
đầu là những chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên những phương pháp và kỹ
thuật thực hành, đưa đến tận cá nhân và từng gia đình trong cộng đồng, được
mọi người chấp nhận thông qua sự tham gia đầy đủ của họ, với giá thành mà
họ có thể chấp nhận được nhằm đạt được mức sức khỏe cao nhất có thể
được” [59], [69].
Từ sau khi có tun ngơn Alma - Ata, ở các nước khu vực châu Á, châu
Phi, châu Mỹ - La tinh, đặc biệt các nước khu vực đông nam Á và châu Phi đã

thực sự có một cuộc cách mạng trong lĩnh vực y tế. Hầu hết hệ thống y tế cơ


4

sở đã được thiết lập và được quan tâm đầu tư xây dựng. Trong đó phải kể đến
hệ thống nhân viên y tế cộng đồng thuộc các cộng đồng dân cư khác nhau như
ở Mozambic, Zimbabwe, Tanzania, Nigieria, Thailand, Philippines,
Indonesia, Malaysia. Tuy có những cơ chế hoạt động và chính sách khác
nhau, nhưng đều có chung một mục tiêu là: cung cấp các dịch vụ y tế tối cần
thiết cho cộng đồng dân cư, hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh, phát triển bệnh
dịch, phòng ngừa hậu quả xấu, giảm gánh nặng bệnh tật cho gia đình, cộng
đồng và xã hội…với chi phí thấp, kỹ thuật đơn giản, phổ thông đại chúng và
hiệu quả [36], [42].
CSSKBĐ là một hệ thống quan điểm với 7 nguyên tắc: Công bằng,
phát triển, tự lực, kỹ thuật phù hợp, dự phịng thích hợp, hoạt động liên ngành
và cộng đồng tham gia. CSSKBĐ bao gồm 8 nội dung như sau [12], [36], [42]:
1- Giáo dục sức khỏe
2- Cải thiện điều kiện dinh dưỡng - ăn uống.
3- Cung cấp nước sạch - thanh khiết môi trường.
4- Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em - kế hoạch hố gia đình
5- Tiêm chủng mở rộng.
6- Phịng và chống bệnh dịch lưu hành.
7- Khám chữa bệnh và thương tích thơng thường.
8- Cung cấp thuốc thiết yếu.
Việt Nam chấp nhận 8 điểm trên và bổ sung thêm 2 nội dung có tính
đặc thù đó là:
1- Kiện tồn mạng lưới y tế cơ sở.
2- Quản lý sức khỏe.



5

Để thực hiện các nội dung CSSKBĐ nêu trên, nguồn lực Trạm y tế xã
đóng vai trị cực kỳ quan trọng, theo đa số ý kiến các chuyên gia nghiên cứu
về chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, khái niệm nguồn lực trạm y tế xã có thể
khái quát bao gồm 3 yếu tố cơ bản: nhân lực, vật lực và tài lực. Nhân lực ở
đây là nguồn lao động, là đội ngũ cán bộ trạm y tế xã; vật lực là cơ sở, vật
chất, trang thiết bị y tế; tài lực là các nguồn tài chính của trạm y tế xã [36].
1.2. Thực trạng nguồn nhân lực ngành y tế
1.2.1. Nguồn nhân lực y tế trên thế giới
Hiện nay, trên tồn thế giới có khoảng 59.8 triệu nhân viên y tế, số
lượng nhân viên y tế thiếu hụt ước khoảng hơn 4.2 triệu người. Chỉ riêng châu
Phi cần khoảng 1 triệu nhân viên y tế. Trong năm 2006, Tổ chức y tế thế giới
(WHO) tuyên bố rằng một đất nước có ít hơn 2.3 bác sỹ, y tá và nữ hộ sinh
trên 100.000 dân là đất nước đang trải qua tình trạng thiếu nhân viên y tế.
Tình trạng này đang tồn tại ở 57 quốc gia (36 quốc gia trong số đó ở khu vực
châu Phi cận Sahara). Nhiều yếu tố đã dẫn đến cuộc khủng hoảng nhân lực y
tế, bao gồm cả sự chênh lệch trong phát triển kinh tế giữa các quốc gia; sự
bùng phát các đại dịch cũ và mới; đặc biệt, việc di cư của các cán bộ y tế
đang gia tăng do sự chênh lệch trong điều kiện làm việc, tiền lương và cơ
hội nghề nghiệp đã tác động tiêu cực tới nguồn lực y tế của các quốc gia.
Một trong bốn bác sỹ và một trong 20 y tá được đào tạo ở châu Phi sau này
đã di chuyển đến làm việc ở các nước phát triển hơn. Ở châu Phi và một số
nước châu Á, tiền lương hàng tháng của một bác sỹ ở khu vực y tế cơng có
thể dưới 100 USD; ở các quốc gia có nguồn tài nguyên cao hơn, tiền lương
hàng tháng có thể lên đến hơn 14.000 USD. Vấn đề nhân lực y tế cần có sự
phối hợp của nhiều lĩnh vực - không chỉ đơn lẻ ngành y tế có thể thực hiện
thành cơng. Trên diễn đàn toàn cầu lần thứ nhất về nguồn nhân lực y tế tại



6

Kampala, Uganda tháng 3 năm 2008, Liên minh nhân lực y tế toàn cầu đã
kêu gọi sự liên minh của các nhà lãnh đạo y tế, các tổ chức xã hội dân sự
và người lao động nhằm tìm ra các giải pháp đối phó với cuộc khủng hoảng
này [75].
Theo nghiên cứu của WHO khu vực Đông Nam châu Á chiếm 25% dân
số thế giới, với gần 30% gánh nặng bệnh tật toàn cầu nhưng chỉ chiếm 10%
nguồn nhân lực y tế do mật độ dân số cao. Vấn đề này đã được WHO đề cập
trong “Kế hoạch chiến lược về phát triển nguồn nhân lực y tế khu vực Đông
Nam Á” và kế hoạch này đã được chính phủ của 11 quốc gia thành viên xác
nhận trong kỳ họp lần thứ 59 của Uỷ ban khu vực được tổ chức tại Dhaka
năm 2006. Tuyên bố Dhaka: Tăng cường năng lực nguồn nhân lực y tế khu
vực Đông Nam Á thông qua việc công nhận tầm quan trọng của nguồn nhân
lực y tế và đạt được cam kết của các quốc gia thành viên chú trọng đến việc
phát triển nguồn nhân lực y tế khi hoạch định chính sách quốc gia, nhằm tăng
cường nguồn nhân lực y tế để có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khoẻ thông qua việc xây dựng kế hoạch trung hạn và dài hạn [2], [75].
1.2.2. Thực trạng nhân lực y tế ở Việt Nam
Năm 2010, tổng số cán bộ ngành y tế Việt Nam có khoảng 300.000
người. Trong đó về thuộc chuyên ngành y có 1.028 tiến sỹ, 5.070 thạc sỹ,
50.110 bác sỹ; về ngành dược có 128 tiến sĩ, 381 thạc sỹ, 10.015 dược sỹ đại
học và hàng chục vạn y tá điều dưỡng, y sỹ, dược tá [22].
Tại Hội nghị trực tuyến quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn
2011 - 2020 ngày 26/1/2011, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh vai trò quan trọng
của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, trong đó có
ngành y tế. Người dân ln địi hỏi cao hơn về chất lượng dịch vụ y tế. Sự
xuất hiện của các dịch bệnh mới có tính chất tồn cầu cần những mơ hình can



7

thiệp mới, đòi hỏi sự đáp ứng nhanh của ngành y tế…Để đối phó với những
thách thức đó, bên cạnh việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, chúng ta rất cần
có nguồn nhân lực giỏi, năng động, thích ứng với những điều kiện mới…
Trong thời gian qua, tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam đã có những
tác động mạnh mẽ làm thay đổi cấu trúc và sự phân bố nguồn nhân lực y tế,
đặc biệt là cán bộ y tế có trình độ cao đang có xu hướng tập trung về tuyến
trên, về những nơi có điều kiện tốt hơn, lĩnh vực chun mơn có sức hấp
dẫn…bỏ lại tuyến dưới, những vùng khó khăn và những lĩnh vực chuyên môn
kém thu hút như: Y tế dự phòng, Nhi, Lao, Tâm thần…đưa những nơi này trở
thành khu vực thiếu nhân lực [21], [22].
Bên cạnh việc thiếu nguồn nhân lực cả về số lượng và cơ cấu, thì việc
phân bố nhân lực y tế không đồng đều cũng đang là vấn đề nổi cộm của đa số
các địa phương trong toàn quốc. Báo cáo tại Hội nghị, Vụ Khoa học - Đào
tạo, Bộ Y tế cho biết, nhân lực y tế của nước ta có sự phân bố không đồng đều
ở các địa phương, tập trung chủ yếu ở các tỉnh, khu vực có điều kiện thuận
lợi, số cán bộ y tế ở thành thị chiếm 50% tổng số cán bộ y tế trong khi tổng số
dân số ở thành thị chỉ chiếm 27,7% số dân cả nước. Trong khi các tỉnh miền
núi, vùng Tây Nguyên, đồng bằng sơng Cửu Long…số cán bộ trình độ đại
học trở lên chỉ chiếm một phần tư số cán bộ, chỉ có khoảng 2% số cán bộ có
trình độ thạc sỹ, chỉ có 0,51% có trình độ tiến sỹ [48].
Tại Đồng Tháp, “Nếu để đạt được mục tiêu cả nước có 8 bác sỹ/1 vạn
dân vào năm 2015 thì Đồng Tháp sẽ phải tới năm 2020 mới đạt được mục tiêu
này…”. Với một tỉnh có dân số 1,6 triệu người nhưng Đồng Tháp hiện chỉ có
3.697 cán bộ y tế, cịn thiếu gần 1.000 so với biên chế được giao. Cả tỉnh chỉ
có 708 bác sỹ, tỷ lệ 4,2 bác sỹ/1 vạn dân, nên Đồng Tháp chỉ dám đặt ra mục
tiêu khiêm tốn 5 bác sỹ/1 vạn dân vào 2010 [60].



8

Đồng Nai, một trong những địa phương trọng điểm về kinh tế nhưng
số cán bộ y tế lại thiếu trầm trọng. Cả tỉnh chỉ có 854 bác sỹ, đạt 3,56 bác
sỹ/1vạn dân; dược sỹ đại học là 50 người, đạt 0,21 dược sỹ/1vạn dân. Với số
bác sỹ như hiện nay để đạt được mục tiêu có 7 bác sỹ/1 vạn dân vào năm
2010 thì Đồng Nai phải cần thêm 1.800 bác sỹ. Thế nhưng hiện nay, Đồng
Nai mới chỉ khoảng 200 người được cử đi đào hệ bác sỹ đa khoa tập trung 4
năm và khoảng 30 người đào tạo bác sỹ chính quy mỗi năm, nhưng số người
về địa phương làm việc hàng năm chỉ từ 3 đến 4 người [48].
Các tỉnh miền Trung khơng khơng nằm ngồi tình trạng trên, tại tỉnh
Bình Định, năm 2010, cả tỉnh cần tuyển thêm 220 bác sỹ nhưng chỉ tuyển
được không quá 10 người, đồng thời cũng có 10 bác sỹ xin nghỉ việc, chuyển
cơng tác trong đó có cả các BS trình độ sau đại học. Bệnh viện Phong - Da
liễu TW- Quy Hịa nhiều năm nay khơng tuyển được bác sỹ, dù Ban giám đốc
bệnh viện thường xuyên đến các Trường Đại học Y ở Thái Nguyên, Hà
Nội, Huế mời sinh viên mới ra trường về công tác. Bệnh viện buộc phải
tuyển y sỹ rồi tiếp tục cử đi đào tạo. Tuy nhiên, những người được cử đi
đào tạo sau khi hồn thành chương trình cũng sẵn sàng bỏ việc, chấp nhận
đền bù kinh phí đào tạo, chỉ vài triệu đồng/năm để chuyển chỗ làm mới
với thu nhập cao hơn [48].
Các tỉnh đồng bằng Sơng Hồng cũng trong tình trạng khan hiếm bác sỹ,
nhân lực y tế tại tỉnh Hà Nam đang rất thiếu, không đủ biên chế cho số giường
bệnh theo quy định, đặc biệt là tuyến huyện. Hiên nay cả tỉnh đang thiếu
khoảng 250 bác sỹ nhưng chưa có nguồn. Mỗi năm trung bình có thể tuyển
mới 10-15 bác sỹ nhưng hầu hết ở tuyến tỉnh, còn tuyến huyện chủ yếu bổ
sung bác sỹ từ nguồn y sỹ đi học nâng cao. Tuy nhiên, tỉnh cũng chưa có
chính sách thỏa đáng để thu hút các BS mới ra trường [39].



9

Khu vực Tây Bắc, năm 2009, Tỉnh Lai Châu với 33 vạn dân/9.112 km2
chỉ có 132 bác sỹ ( tỷ lệ 4 bác sỹ/1 vạn dân), 06 dược sỹ đại học. Riêng Bệnh
viện đa khoa tỉnh chỉ có 29 bác sỹ và 01 dược sỹ đại học [45].
1.3. Tổ chức và hoạt động của y tế xã/phƣờng/thị trấn
1.3.1. Sự hình thành và phát triển của y tế xã, phường, thị trấn
Mạng lưới y tế cơ sở ở nước ta được hình thành ở niềm Bắc từ sau cách
mạng tháng 8 năm 1945. Do đất nước chia cắt hai miền, nên ở miền Nam y tế
cơ sở mới được hình thành từ sau ngày giải phóng, năm 1975. Trước thời kỳ
đổi mới, y tế cơ sở nước ta đã trải qua một thời kỳ suy thoái do hệ thống hợp
tác xã nông nghiệp tan rã, Uỷ ban nhân dân xã không cịn nguồn thu để cấp
kinh phí cho các dịch vụ xã hội trong đó có y tế. Để giải quyết tình trạng
xuống cấp của nhiều trạm y tế xã, năm 1987 Nhà nước đã quyết định cấp
lương cho một số cán bộ y tế xã từ ngân sách của tỉnh. Tuy nhiên, đến đầu
thập kỷ 90 mới chỉ có một phần ba trạm y tế xã có cán bộ được hưởng lương
theo quyết định này. Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định 58/QĐ-TTg ngày 3/2/1994 [32]., xác định: Cán bộ y tế xã là cán bộ Nhà
nước và phân bổ ngân sách để trả lương từ ngân sách của tỉnh.
Ngày 22/01/2002, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị
06-CT/TW về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, Chỉ thị đã thể hiện
sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến việc củng cố mạng lưới y tế cơ sở,
với mục tiêu: “Nâng cao cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, góp phần phát
triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội”. Chỉ thị yêu cầu các cấp ủy Đảng phải
nhận thức đầy đủ về vai trò của y tế cơ sở, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo
của các cấp Chính quyền, các ngành, các đồn thể quan tâm xây dựng và củng
cố mạng lưới y tế cơ sở, kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động,
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, tăng cường cán bộ và trang bị kỹ



10

thuật cho mạng lưới y tế cơ sở. Mở rộng các hình thức đào tạo và bồi dưỡng
để phát triển đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, ưu tiên đào tạo cán bộ người dân tộc
của địa phương. Bảo đảm đủ chức danh cán bộ cho trạm y tế, chú trọng bồi
dưỡng nâng cao trình độ cán bộ y dược cổ truyền. Có chính sách đãi ngộ thích
hợp để khuyến khích cán bộ y tế làm việc tại trạm y tế xã, phường, đặc biệt là
ở miền núi, vùng sâu, vùng xa [1].
Chỉ thị 06 cũng nhấn mạnh: “Ưu tiên chăm sóc sức khỏe nhân dân
miền núi, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt đối với nhân dân các dân tộc thiểu số”
[1]. Để cụ thể hóa mục tiêu trên, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra Quyết định số
370/2002/QĐ-BYT ngày 07/02/2002 về việc ban hành "Chuẩn Quốc gia về y
tế xã giai đoạn 2001–2010”. Đây là tiêu chuẩn và chỉ tiêu để các cấp ủy Đảng,
Chính quyền quan tâm chỉ đạo, đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng mới trạm y tế
xã và cán bộ trạm y tế xã, phường, thị trấn phấn đấu thực hiện [11].
Qua 10 năm thực hiện Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày
07/02/2002 về việc ban hành "Chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001–
2010”[11] với đã có nhiều những thành tựu đáng kể, tuy nhiên xã hội ngày
càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao để đáp ứng
được những nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày 22 tháng 09 năm
2011 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3447/QĐ-BYT về việc
ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2010 - 2020, việc thực hiện
Bộ tiêu chí đánh giá này càng thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước
trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong thời kỳ
mới. [23].
Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/2/2006 của Bộ Chính trị về cơng tác
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới cũng đã
nêu rõ quan điểm chỉ đạo: “Đổi mới toàn diện hệ thống y tế theo hướng công



11

bằng, hiệu quả và phát triển nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân
được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao
phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Nghị quyết 46 đã xác
định ưu tiên vào việc đầu tư cho đào tạo cán bộ, đây là bước bứt phá để nâng
cấp các cơ sở y tế: “Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở cả về cơ sở
vật chất, trang thiết bị và cán bộ” [4]. Để cụ thể hóa Nghị quyết 46, Chính
phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, trong đó có
nội dung: Xây dựng đề án đào tạo bác sỹ cử tuyển cho con em đồng bào dân
tộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Trung Bộ và miền núi phía Bắc;
Xây dựng đề án chế độ chính sách thu hút cán bộ y tế về vùng sâu, vùng xa;
Xây dựng đề án đầu tư, cải tạo và nâng cấp trạm y tế xã/phường/thị trấn;
Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu chăm
sóc sức khỏe cơ bản của toàn dân, đặc biệt là người nghèo. Phấn đấu: “ Đến
năm 2010, 100% xã, phường có trạm y tế kiên cố phù hợp với điều kiện kinh
tế, địa lý, môi trường sinh thái và nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân
trên địa bàn. Bảo đảm 80% số xã có bác sỹ, trong đó 100% các xã ở đồng
bằng và 60% các xã miền núi có bác sỹ. Phấn đấu đến hết năm 2010 có 75%
số xã trong cả nước đạt chuẩn quốc gia về y tế xã” [30].
Năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định 172/2004/NĐ-CP ngày
29/9/2004 về việc thay đổi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của ngành y tế; Theo đó Trung tâm Y tế huyện được tổ chức thành 3 đơn vị:
Phòng y tế, Trung tâm y tế dự phòng, Bệnh viện đa khoa. Các Trạm y tế được
chuyển cho Phòng y tế quản lý, trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện.
Sau 2 năm thực hiện Nghị định, năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị
định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 về việc quy định tổ chức các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [35]
và Thông tư số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/4/2008 của Bộ Y tế - Bộ



12

Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở
Y tế, Phòng Y tế [9]; Tỉnh Tuyên Quang ra Quyết định về việc đổi tên Trung
tâm y tế dự phòng huyện thành Trung tâm y tế huyện, chuyển trạm y tế xã từ
Phòng y tế sang cho Trung tâm y tế quản lý. Sự chuyển đổi này đã ảnh hưởng
không nhỏ đến tâm lý cán bộ y tế cơ sở.
Năm 2008, Uỷ ban Dân số - Gia đình - Trẻ em giải thể, lĩnh vực dân số
- kế hoạch hóa gia đình được bàn giao về ngành y tế, trạm y tế xã có thêm
một nhiệm vụ và một cán bộ chuyên trách dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Những thay đổi về cơ cấu tổ chức bộ máy ban đầu đã có những ảnh hưởng
đến sự phối kết hợp trong cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu giữa tuyến
huyện và xã.
Mặc dù liên tục có sự thay đổi, nhưng bằng nhiều biện pháp nỗ lực,
ngành y tế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở đã khắc phục mọi khó khăn, duy trì
hoạt động ổn định, làm tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe
nhân dân, nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trong những
năm qua cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu.
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của y tế xã, phường, thị trấn
Chỉ thị 06-CT/TW ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng đã nêu rõ: “Mạng lưới y tế cơ sở (gồm y tế thôn bản, xã, phường,
thị trấn, quận huyện, thị xã) là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, đảm bảo cho
mọi người được chăm sóc sức khỏe cơ bản, với chi phí thấp, góp phần thực
hiện cơng bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, trật
tự an toàn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân với chế độ xã hội chủ nghĩa”.
Chỉ thị cũng đã chỉ rõ: “Y tế cơ sở nằm trong hệ thống y tế nhà nước, là đơn
vị kỹ thuật đầu tiên tiếp xúc với người dân, có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ
kỹ thuật chăm sóc sức khỏe, phát hiện sớm và phịng dịch bệnh, chăm sóc sức



13

khỏe ban đầu và đỡ đẻ thường, cung ứng thuốc thiết yếu, vận động nhân dân
thực hiện vệ sinh môi trường, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, tăng
cường sức khỏe”[1].
Với hơn 11.012 trạm y tế trong toàn quốc, công tác CSSKBĐ sẽ được
bao phủ hầu hết dân cư [20]. Có thể nói tình trạng sức khỏe của người dân tốt
hay xấu phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động của tuyến y tế cơ sở, bởi y tế tuyến
trên chỉ đón nhận một tỷ lệ nhỏ những người bệnh nặng, vượt quá khả năng
giải quyết của tuyến y tế cơ sở, cũng như đảm nhận một phần nhỏ công tác dự
phòng [18].
Trạm y tế xã là đơn vị chuyên mơn kỹ thuật trực thuộc trung tâm y tế
huyện, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện (khi đã được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt) các nhiệm vụ chun mơn, kỹ thuật theo phân cấp.
2. Phát hiện và báo cáo kịp thời các bệnh dịch lên tuyến trên và giúp địa
phương về các biện pháp vệ sinh phòng chống bệnh, phòng chống dịch, giữ vệ
sinh nơi công cộng, tuyên truyền ý thức về bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân.
3. Tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện các biện pháp chuyên
môn về bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hố gia đình, bảo đảm việc
quản lý thai, khám thai và đỡ đẻ thường
4. Tổ chức sơ cứu ban đầu, khám, chữa bệnh thông thường cho nhân
dân tại trạm y tế và mở rộng dần việc quản lý sức khoẻ tại gia đình; tổ chức
khám và quản lý sức khoẻ cho các đối tượng trong khu vực mình phụ trách.
5. Xây dựng vốn tủ thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an tồn hợp lý.
Xây dựng mơ hình mẫu và phát triển thuốc nam, kết hợp y học cổ truyền với
y học hiện đại trong việc phòng và chữa bệnh.



14

6. Tham mưu cho giám đốc trung tâm y tế huyện và UBND xã chỉ đạo
thực hiện các nội dung chun mơn của các chương trình y tế đang triển khai
thực hiện tại địa phương.
7. Phát hiện, báo cáo UBND xã và cơ quan y tế cấp trên về các hành vi
hoạt động y tế phạm pháp trên địa bàn xã để ngăn chặn kịp thời.
8. Kết hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể và quần chúng nhân
dân trong xã để tuyên truyền và tổ chức thực hiện các nội dung CSSKBĐ.
9. Quản lý các thông tin, tổng hợp báo cáo, cung cấp thơng tin kịp thời,
chính xác theo quy định hiện hành.
10. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do giám đốc trung tâm y
tế huyện và UBND xã giao [27], [28].
Với mục tiêu chiến lược về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là:
Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban
đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng ngay từ
tuyến y tế cơ sở. Nâng cao tính cơng bằng trong tiếp cận và sử dụng các dịch
vụ CSSK, đặc biệt là dịch vụ khám chữa bệnh. Đảm bảo cơ cấu tổ chức, thực
hiện chế độ chính sách, đáp ứng đủ thuốc và trang thiết bị thiết yếu cho các
hoạt động chăm sóc và bảo vệ và tăng cường sức khoẻ người dân, vì vậy trạm
y tế đảm nhiệm những chức năng, nhiệm vụ hết sức quan trọng. Để đáp ứng
với yêu cầu nhiệm vụ đó cán bộ tuyến y tế cơ sở phải có trình độ chuyên môn
nhất định, trang thiết bị phải được đáp ứng cơ bản, phải có sự quản lý và tổ
chức thực hiện các hoạt động một cách đồng bộ thì mới phát huy được hiệu
quả [1], [14].


15


1.3.3. Vai trò của y tế xã/phường/thị trấn trong thực hiện chăm sóc sức
khoẻ ban đầu cho nhân dân
Nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của gần 90 triệu dân nước ta, với
trên 80% dân số sống ở nông thôn là rất lớn. Trong khi nhiều địa phương,
nhiều vùng vẫn cịn rất nghèo, giao thơng đi lại khó khăn. Y tế xã/phường/thị
trấn là tuyến đầu tiên tiếp xúc trực tiếp với người dân nên có một vị trí hết sức
quan trọng trong hệ thống y tế. Mọi nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người
dân đều phải được Trạm y tế nắm vững và phải có phản ứng sớm nhất với sự
thay đổi sức khỏe của dân cư. Nếu nhiệm vụ này không được làm tốt sẽ gây ra
những hậu quả rất nguy hiểm đối với người bệnh như: Tử vong, bệnh nặng
lên, bệnh thành mãn tính; tốn kém về kinh tế cho người dân và đặc biệt làm
tăng cao tỷ lệ bệnh tật. Ngoài ra sự di chuyển người bệnh vượt tuyến sẽ làm
tăng gánh nặng cho y tế tuyến trên.
Thực tế cho thấy: Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người dân tại trạm
y tế xã/phường/thị trấn là phù hợp nhất vì bảo đảm tính thuận tiện, giá cả phù
hợp và tận dụng mọi nguồn lực sẵn có tại địa phương. Nhờ có y tế cơ sở mà
công tác CSSKBĐ đã được phổ cập và thực hiện từ nhiều năm nay ở nước ta,
với nhiệm vụ bảo đảm cung ứng các dịch vụ CSSKBĐ kịp thời, tại chỗ, trực
tiếp đến từng gia đình và từng người dân trong cộng đồng, bảo đảm sức khoẻ
cho khoảng 80% dân số, nhiều bệnh dịch đã được khống chế và đẩy lùi, nhân
dân ở khắp các vùng miền đã được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, phần lớn các
chỉ tiêu tổng quát về sức khỏe của nước ta đều đạt và vượt các nước có cùng
mức thu nhập bình quân đầu người.
Rõ ràng y tế cơ sở giữ vai trị chủ yếu trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe
người dân, góp phần to lớn bảo đảm an ninh xã hội và phát triển kinh tế. Củng
cố y tế cơ sở, trước hết là các trạm y tế xã/phường/thị trấn đang là một yêu


16


cầu cấp bách hiện nay. Củng cố y tế cơ sở cần đặt trọng tâm vào củng cố trạm
y tế xã trong đó cần chú trọng vào nguồn nhân lực đây là nhân tố quan trọng
không thể thiếu trong hoạt động của trạm y tế xã [41].
1.3.4. Thực trạng nguồn nhân lực y tế xã, phường
Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001–
2010 xác định: “Mục tiêu đến năm 2005 là 100% phòng khám đa khoa khu
vực có bác sỹ, 65% số xã có bác sỹ (trong đó 50% số xã miền núi có bác sỹ),
100% số trạm y tế có nữ hộ sinh, trong đó 60% là nữ hộ sinh trung cấp; Mục
tiêu đến năm 2010 là 80% số xã có bác sỹ (trong đó 60% số xã miền núi có
bác sỹ), 80% số trạm y tế xã có nữ hộ sinh trung cấp, các trạm y tế đều có cán
bộ với trình độ dược tá phụ trách cơng tác dược và có cán bộ được đào tạo,
bổ túc về y học cổ truyền”.[29].
Thực hiện các chỉ tiêu của Chiến lược, chúng ta đã phấn đấu đến cuối
năm 2005, cả nước có 671 quận, huyện, thị xã và 10.876 xã, phường, thị trấn
[47]. Hàng năm số trạm y tế xã, phường tiếp tục tăng lên để bảo đảm các xã,
phường mới được chia tách có cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu [18]. Định
biên của trạm y tế xã được quy định theo Quyết định 58/TTg ngày 3/2/1994,
Quyết định 131/TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thơng tư số 08/TTLBBNV-BYT ngày 20/4/1995 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ[27], [28].:
Khu vực đồng bằng, trung du: Những xã có 8.000 dân trở xuống được
bố trí từ 3–4 cán bộ y tế; những xã có 8.000–12.000 dân có 4–5 cán bộ y tế;
những xã trên 12.000 dân có 6 cán bộ y tế.
Khu vực miền núi, Tây Nguyên, hải đảo: Những xã dưới 3.000 dân
được bố trí 4 cán bộ y tế; những xã từ 3.000 dân trở lên có 5–6 cán bộ y tế.
Khu vực thành phố, thị xã, thị trấn: có 2–3 cán bộ y tế [9],[27], [28].


×