Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Thực trạng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại bệnh viện đa khoa huyện yên sơn tỉnh tuyên quang và đề xuất các giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 101 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI NGUYÊN

HOÀNG THANH CẢNH

THỰC TRẠNG KHÁM CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH
TUYÊN QUANG
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
LUẬN ÁN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 62 72 76 01

Người hướng dẫn khoa học: GS TS Hoàng Khải Lập

THÁI NGUYÊN, NĂM 2012


2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức, thực hiện
nhằm huy động sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, các
tổ chức và cá nhân để thanh tốn chi phí khám chữa bệnh theo quy định của
Điều lệ Bảo hiểm y tế cho người có thẻ Bảo hiểm y tế khi ốm đau [23], [28],
[55] Ở Việt Nam chính sách Bảo hiểm y tế bắt đầu được triển khai thực hiện
từ năm 1992 với mục đích huy động nguồn tài chính phục vụ cơng tác khám,
chữa bệnh và nâng cao tính cơng bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của
người dân [23], [41], [54], [53]. Sau 19 năm triển khai Bảo hiểm y tế, chính
sách Bảo hiểm y tế đã thu được những kết quả nhất định. Số người tham gia


Bảo hiểm y tế liên tục tăng qua các năm, chiếm một tỷ lệ lớn ngân sách Nhà
nước dành cho y tế. Quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tế ngày càng
được tăng cường và đảm bảo. Nhờ có chính sách Bảo hiểm y tế nhiều người
dân nhất là đối tượng người có cơng với Cách mạng, người nghèo đã vượt
qua được khó khăn, rủi ro khi ốm đau, tạo được sự công bằng trong khám
chữa bệnh.
Bệnh viện huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang là một bệnh viện đa khoa
tuyến huyện hạng III, đã được thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ
năm 1993. Phần lớn người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế tới khám chữa bệnh tại
bệnh viện được khám và cấp thuốc về nhà điều trị . Số bệnh nhân vào điều trị
nội trú sau khi ra viện cũng chưa có sự quản lý, theo dõi tình trạng bệnh tật
một cách có hệ thống. Để đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho người
có thẻ bảo hiểm y tế, tạo điều kiện để người bệnh dễ tiếp cận các dịch vụ y tế,
giảm chi phí cho người bệnh, hạn chế được phiền hà, giảm tải cho các bệnh
viện tuyến trên và ngày càng nâng cao được chất lượng khám chữa bệnh tại
bệnh viện đa khoa huyện, ngày càng đáp ứng được tốt hơn sự hài lòng của


3

người bệnh, để thực hiện được yêu cầu trên câu hỏi đặt ra của chúng tôi là:
cần đánh giá được thực trạng công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ở
Bệnh viện đa khoa huyện Yên Sơn, xác định được những khó khăn ảnh
hưởng tới cơng tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện và trên co
sở đó xác định giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm tại
Bệnh viện xuất phát từ ý tưởng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Thực trạng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện đa khoa huyện
Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang và đề xuất các giải pháp, nhằm các mục tiêu
nghiên cứu sau:
1. Mô tả thực trạng công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh

viện đa khoa huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang năm 2010 - 2011.
2. Mô tả một số khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh
bảo hiểm y tế tại Bệnh viện đa khoa huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
3. Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo
hiểm y tế tại Bệnh viện đa khoa huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.


4

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái niệm Bảo hiểm Y tế
Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực
hiện, nhằm huy động sự sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao
động, các tổ chức và cá nhân để thanh tốn chi phí khám chữa bệnh (KCB)
cho người có thẻ bảo hiểm khi ốm đau. Hiện tại, chế độ BHYT ở Việt Nam có
hai loại hình chủ yếu là: BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện [5], [28].
- Bảo hiểm y tế bắt buộc:
Lúc ban đầu chế độ BHYT bắt buộc được áp dụng cho một số nhóm
đối tượng chủ yếu là công chức Nhà nước, người lao động trong các doanh
nghiệp. Sau đó, đối tượng tham gia BHYT bắt buộc được chia thành 13
nhóm cơ bản. Mức đóng và phương thức đóng góp của các nhóm khác nhau
cũng có sự khác nhau: 3% tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp, tiền tuất, tiền
học bổng, 3% mức tiền lương tối thiểu; mức cố định là 60.000đ/người/năm
[5], [28], [8], [21].
- Nhà nước quy định quỹ KCB ngoại trú cho đối tượng BHYT bắt
buộc tại bệnh viện từ 13,5% đến 25% tổng quỹ BHYT, nếu chi quá quỹ
này, cơ quan BHYT không thực hiện quyết tốn phần chi tăng [3].
- Thơng tư liên tịch số 21/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 27/07/2005 của
Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT bắt buộc đó là: mở rộng

nhóm đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, qui định mức chi phí bình qn tại
các tuyến chun mơn kỹ thuật áp dụng thanh tốn trực tiếp cho người có thẻ
BHYT KCB theo yêu cầu riêng [16], [3], [6].


5

Hiện nay, thực hiện theo Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT, đối
tượng tham gia BHYT bắt buộc được chia thành 05 nhóm cơ bản và phân
thành 31 mã đối tượng. Mức đóng BHYT theo quy định bằng 4,5% mức tiền
lương tối thiểu chung, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%, người lao
động đóng 1,5%. [32].
- Bảo hiểm y tế tự nguyện:
Theo qui định hiện hành, mọi đối tượng đều có thể tham gia BHYT tự
nguyện. Trong thời gian qua, có những nhóm đối tượng sau đây tham gia
BHYT tự nguyện: học sinh, sinh viên, hội viên hội đoàn thể, các thành viên
trong hộ gia đình ở nơng thơn và ở thành thị, thân nhân người lao động. Mức
phí BHYT tự nguyện được xác định trên nguyên tắc phù hợp với tình hình
kinh tế xã hội của địa phương, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, giá dịch vụ y tế,
xác suất ốm đau của người tham gia và bảo đảm cân đối thu chi quĩ BHYT.
Cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) xây dựng các đề án xác định mức phí
BHYT cho từng loại hình BHYT tự nguyện [5], [28]. Mức phí BHYT tự
nguyện một năm bằng 4,5% mức lương tối thiểu chung [32].
- Thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 24/08/2005 của
Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn việc triển khai thực hiện BHYT tự
nguyện có sửa đổi điều kiện triển khai như sau: đối với thành viên hộ gia
đình phải có 100% thành viên có tên trong sổ hộ khẩu và cư trú trên địa bàn
của cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đăng ký tham gia BHYT
tự nguyện (trừ người đã có thẻ BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện theo các

nhóm đối tượng khác, trẻ em dưới 6 tuổi) và có ít nhất 10% số hộ gia đình
trong phạm vi địa bàn xã đăng ký tham gia BHYT tự nguyện. Đối với học
sinh, sinh viên (HSSV) triển khai theo nhà trường với điều kiện phải có ít nhất
10% số HSSV trong danh sách HSSV của nhà trường tham gia BHYT tự


6

nguyện. Đối với hội viên hội đồn thể phải có ít nhất 30% số hội viên trên
tổng số hội viên của hội đồn thể tham gia [17], [15].
- Thơng tư liên tịch số 06/2007/TTLT- BYT- BTC ngày 30/03/2007 của
Bộ Y tế và Bộ Tài chính qui định KCB nội, ngoại trú BHYT tự nguyện như
sau: đối với KCB ngoại trú được thanh tốn 100% chi phí khi có chi phí dưới
100.000 đồng, được thanh tốn 80% chi phí khi có chi phí trên 100.000 đồng.
Đối với KCB nội trú được thanh tốn 80% chi phí KCB [19].
- Thơng tư liên tịch số 14/2007/TTLT- BYT- BTC ngày 10/12/2007 của
Bộ Y tế và Bộ Tài chính sửa đổi điều kiện triển khai đó là: bỏ điều kiện 100%
thành viên trong hộ gia đình, 10% số hộ gia đình trong phạm vi địa bàn xã và
10% số HSSV trong danh sách HSSV của nhà trường tham gia; qui định
khung mức đóng và phương thức đóng BHYT tự nguyện [20], [22].
Từ ngày 01 tháng 07 năm 2009 đến nay. Đây là giai đoạn quan trọng
nhất, Luật Bảo hiểm y tế được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XII kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2008 và có hiệu
lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009. Theo qui định của Chính phủ chậm
nhất là ngày 01 tháng 01 năm 2014 thực hiện BHYT tồn dân. Luật BHYT
quy định về chế độ, chính sách BHYT, bao gồm đối tượng, mức đóng, trách
nhiệm và phương thức đóng BHYT, phạm vi được hưởng BHYT, thanh tốn
chi phí KCB, quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đến BHYT [49].
1.2. Thực trạng KCB BHYT hiện nay
1.2.1. Tình hình thực hiện KCB BHYT một số nƣớc trên thế giới

Nhiều nước trên thế giới thực hiện KCB cho người tham gia BHYT tại
tuyến y tế cơ sở. ở mỗi nước có các loại hình BHYT khác nhau, cách tổ chức
KCB cho người có thẻ BHYT ở tuyến cơ sở cũng rất đa dạng. Song nhìn
chung việc đưa dịch vụ KCB càng gần, càng tiện lợi cho người tham gia
BHYT là xu thế chung của toàn thế giới [60].


7

Tại Thái Lan, Chính phủ tổ chức các trung tâm chăm sóc sức khỏe
(CSSK) ban đầu ở các làng, bản làm nhiệm vụ CSSK cho nhân dân ở tuyến
cơ sở. Ngân sách hoạt động của trung tâm được hình thành từ nhiều quỹ,
trong đó quỹ BHYT chiếm từ 13,5% đến 20% tuỳ điều kiện đóng góp ở mỗi
năm. Quỹ CSSK ban đầu không những chi cho hoạt động KCB thông thường
mà còn chi cho các hoạt động phòng bệnh như giám sát môi trường, tiêm
chủng mở rộng, giáo dục sức khoẻ [37].
Tại Hoa Kỳ, hoạt động BHYT đã có từ lâu, chủ yếu là các hình thức như
Medicare (một tổ chức CSSK của chính phủ Mỹ) và các quỹ BHYT tư nhân.
Năm 1973, tổ chức duy trì sức khoẻ (HMO) được thành lập, tạo ra một hệ
thống KCB với phương thức khoán quỹ theo định xuất thẻ BHYT (cơ quan
BHYT khám chi phí KCB cho cơ sở điều trị dựa vào chi phí bình qn của
một thẻ BHYT và số thẻ BHYT trong một khoảng thời gian thường là một
năm). Do vậy, KCB cho người có thẻ BHYT bắt đầu từ bác sĩ đa khoa
được coi là người gác cổng (gate keeper) để đảm bảo quản lý sức khoẻ ban
đầu tại tuyến y tế cơ sở. Các tuyến CSSK (trong đó có cả tuyến cơ sở)
khơng những thực hiện KCB sớm mà còn quan tâm tới dự phòng như khám
sức khoẻ định kỳ, thực hiện giáo dục sức khoẻ... Tại Châu Âu tất cả các
bác sĩ CSSK ban đầu đều có trách nhiệm khám cho người bệnh có thẻ
BHYT [35], [59].
Trung Quốc là nuớc mới triển khai chính sách BHYT, nhưng các loại

hình BHYT khá đa dạng. Đặc biệt loại hình BHYT nơng dân được tổ chức ở
cấp hợp tác xã nông nghiệp, do xã quản lý và chỉ sử dụng dịch vụ KCB tại
trạm y tế cơ sở. Thẻ BHYT loại này khơng có giá trị sử dụng tại các tuyến y
tế trên hợp tác xã. Người nông dân thường đóng góp 1 đến 2 nhân dân tệ
trong một tháng, hợp tác xã hỗ trợ phần đóng góp, tuỳ điều kiện cụ thể, song
thường gấp 3 lần số đóng góp của nhân dân [40], [48], [53].


8

Idonesia có tới 6 loại quỹ BHYT, trong đó có loại quỹ BHYT nơng
dân gọi là DANASEHAT, là loại hình BHYT cấp xã, do xã quản lý chỉ
thực hiện BHYT cho KCB ngoại trú tại trạm y tế xã, không thực hiện cho
KCB ở tuyến trên. Mỗi người nông dân đóng góp khoảng 40-50 Rubi (giá
thời điểm 1984). Song thực tế chi phí KCB khá cao nên quỹ BHYT khơng
mở rộng được [5].
Tại Anh quốc, nhiều người bệnh có thẻ BHYT sau được điều trị ngoại
khoa ở bệnh viện, trở về nhà vẫn được sự theo dõi và chăm sóc của các nhân
viên y tế cộng đồng tại các tuyến y tế cơ sở [5].
Tại Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, thực hiện KCB cho người
có thẻ BHYT ở các phòng khám đa khoa, trung tâm y tế cộng đồng, trạm xá,
trạm CSSK ban đầu và người bệnh phải chi trả một phần chi phí KCB tuỳ loại
cơ sở KCB và giá dịch vụ [52].
Ở Hàn Quốc cũng tổ chức KCB cho người có thẻ BHYT giống như
Cộng hồ dân chủ nhân dân Triều Tiên, ngồi ra cịn tổ chức KCB tại các
bệnh xá nha khoa, các bệnh xá đông y nhờ vậy mà quyền lợi của người
BHYT được tăng cường [52], [33].
Tại Cộng hoà Liên bang Đức, cơ quan BHYT phát triển mạnh loại hình
dịch vụ chăm sóc tại nhà cho người bệnh, Quỹ dành cho chăm sóc người bệnh
tại nhà được người tham gia BH đóng trị giá 1% lương [44],[1].

1.2.2 Tình hình triển khai KCB BHYT ở Việt Nam
BHYT Việt Nam là một chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, chính
sách BHYT chính thức được thực hiện theo Nghị định 299/HĐBT ngày
15/08/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Điều lệ Bảo
hiểm y tế đánh dấu sự ra đời của BHYT ở nước ta [26],[28]. Điều lệ BHYT
đã ban hành trước đây có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn đầu thực hiện, là
tiền đề cho việc mở rộng phát triển BHYT ở nước ta trong những năm tiếp


9

theo. Trải qua hơn 19 năm thực hiện, BHYT đã chứng minh sự cần thiết và
từng bước trở thành một nhu cầu tất yếu của đời sống xã hội. Các chính sách
BHYT đã có những bước phát triển đáng kể và đang dần được hoàn thiện về
cơ sở pháp lý cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, đáp ứng
được nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân trong từng giai đoạn.
Khoán quỹ cho các cơ sở KCB theo định suất thẻ BHYT nên tăng cường
được trách nhiệm của cơ sở KCB trong công tác quản lý người bệnh có thẻ
BHYT và quỹ được khốn. Cơ quan BHYT khốn chi phí KCB cho cơ sở
điều trị dựa vào chi phí bình qn của một thẻ BHYT và số thẻ BHYT trong
một khoảng thời gian (thường là một năm) [4].
Cải cách thủ tục hành chính, thực hiện mơ hình một cửa cho người có thẻ
BHYT diện cùng chi trả 20% là rất cần thiết, mang lại lợi ích cho người bệnh
và cho cán bộ y tế cũng như BHYT. Hoạt động này phù hợp với chủ trương
của Đảng và Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, tinh giản bộ máy nhà
nước, phù hợp với chủ trương của Bộ Y tế và Bảo hiểm Y tế Việt Nam về cải
cách thủ tục hành chính, chống phiền hà cho người bệnh [6].
Từ năm 2002 đến 2009, thực hiện Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg
ngày 24 tháng 01 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống BHYT Việt
Nam được chuyển từ Bộ Y tế sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý. Theo

đó Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng thực
hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý các quỹ BHXH, BHYT
theo qui định của pháp luật. Trong giai đoạn này rất nhiều nghị định, thông tư
hướng dẫn của Chính phủ, của ngành được ban hành nhằm mục đích đảm bảo
nguồn tài chính phục vụ cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, từng
bước xóa bỏ cơ chế bao cấp trong y tế, xã hội hóa việc cung cấp các dịch vụ
CSSK cho cán bộ, công chức và người lao động, đảm bảo sự ổn định và bền
vững của hệ thống an sinh xã hội tại Việt Nam [29].


10

Các chính sách BHYT trong giai đoạn này đã và đang được thực hiện
là:
- Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/05/2005 của Chính phủ ban
hành Điều lệ Bảo hiểm y tế, từ 1/7/2005 quyền lợi của người tham gia BHYT
được mở rộng đó là: người có thẻ BHYT khơng cùng chi trả 20% chi phí
KCB, khơng thực hiện trần điều trị nội trú; được thanh toán các dịch vụ kỹ
thuật cao, chi phí lớn, bệnh bẩm sinh, tai nạn giao thơng, chi phí vận chuyển.
Mức thanh tốn KCB tự chọn tăng lên. Gần 1000 loại dịch vụ kỹ thuật được
bổ sung. Mở rộng các đối tượng BHYT bắt buộc [31].
- Thông tư liên tịch số 21/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 27/07/2005 của
Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT bắt buộc đó là: mở rộng
nhóm đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, qui định mức chi phí bình qn tại
các tuyến chun mơn kỹ thuật áp dụng thanh tốn trực tiếp cho người có thẻ
BHYT KCB theo yêu cầu riêng [16].
Từ ngày 01 tháng 07 năm 2009 đến nay. Đây là giai đoạn quan trọng
nhất, Luật Bảo hiểm y tế được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XII kỳ họp thứ 4 thơng qua ngày 14 tháng 11 năm 2008 và có hiệu
lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009. Theo qui định của Chính phủ chậm

nhất là ngày 01 tháng 01 năm 2014 thực hiện BHYT toàn dân. Luật BHYT
quy định về chế độ, chính sách BHYT, bao gồm đối tượng, mức đóng, trách
nhiệm và phương thức đóng BHYT, phạm vi được hưởng BHYT, thanh tốn
chi phí KCB, quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đến BHYT [49].
* Một số kết quả hoạt động Bảo hiểm y tế đã đạt được:
Đối với ngân sách nhà nước: Nguồn thu từ BHYT đối với ngân sách
nhà nước tăng dần theo từng năm: năm 1993 là 111 tỷ đồng, bằng 7% ngân
sách y tế; năm 1997 là 540 tỷ đồng, bằng 12% ngân sách y tế; năm 2002 đạt


11

1150 tỷ, chiếm gần 1/3 tổng ngân sách giành cho y tế và năm 2007 là 5.800
tỷ đồng ; năm 2010 đạt 25.513 tỷ đồng [25], [47], [9], [36].
Đối tượng tham gia BHYT: đối tượng tham gia BHYT ngày càng được
mở rộng, đến nay đã mở rộng từ 14 lên 34 nhóm thực hiện cùng chi trả với
nhiều mức, nhiều dịch vụ và có sự khác nhau giữa các nhóm [9].
Số lượng người tham gia BHYT ngày càng tăng, từ 3,79 triệu người
năm 1993 ( chiếm 5,3% dân số) đã tăng lên 9,5 triệu năm 1997 (chiếm 12,5%
dân số) và 12,5 triệu người năm 2002 chiếm 15,6% dân số cả nước, trong đó
có 4 triệu người tham gia BHYT tự nguyện đến năm 2007 là 37,8 triệu người
(chiếm 42% dân số), đến năm 2010 có 50.735.990 người có thẻ BHYT, đạt
60% dân số [9], [45], [2].
Đối với chi phí dành cho KCB: Chi phí dành cho KCB BHYT từ 49 tỷ
đồng năm 1993 đã tăng lên 480 tỷ đồng năm 1997, năm 2003 là 1.180 tỷ đồng
và tăng lên 7.900 tỷ đồng năm 2007; năm 2010 tăng lên 19,8 nghìn tỷ đồng [4], [51].
Người có BHYT đi KCB đã tăng từ 2,2 triệu lượt người năm 1993 lên
14 triệu lượt người năm 1997; 19,7 triệu lượt người năm 2002; 83,2 triệu
lượt người năm 2007 và 106 triệu lượt người vào 2010 [27], [45]; [25].
Bảng 1.1. Một số kết quả hoạt động BHYT đã đạt được

Năm

1993

1997

2002

2007

2010

Thu (tỷ đồng)

111

540

1.150

5.800

25.513

Số tham gia BHYT (triệu

3,79

9,5


12,5

37,8

50,8

người)

5,3

12,5

15,6

42

60

Số lượt KCB (triệu người)

2,2

14

19,7

83,2

106


Chi phí giành cho KCB (tỷ đồng)

49

480

1.050

7.900

19,8

Nội dung

Tỷ lệ đối với dân số (%)


12

Quyền lợi của người tham gia BHYT ngày càng được mở rộng và chất
lượng KCB ngày càng được nâng cao như: không thực hiện trần điều trị nội
trú, được thanh tốn các dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, bệnh bẩm sinh, tai
nạn giao thơng, chi phí vận chuyển... mức thanh toán KCB tự chọn tăng lên,
gần 1000 loại dịch vụ kỹ thuật được bổ sung [24], [25].
1.2.3. Thực trạng chất lƣợng KCB BHYT tại các Bệnh viện hiện nay
* Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện
Căn cứ Quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1997 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về ban hành Quy chế bệnh viện, trong đó quy định 7 nhiệm vụ
chính như sau:
- Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh.

- Đào tạo cán bộ y tế.
- Phòng bệnh trong bệnh viện.
- Quản lý kinh tế trong bệnh viện.
- Nghiên cứu khoa học về Y học.
- Chỉ đạo tuyến trước về chuyên môn kỹ thuật.
- Hợp tác Quốc tế ( nếu có)
Như vậy KCB là nhiệm vụ hàng đầu của các bệnh viện.
* Chất lượng khám chữa bệnh BHYT của các bệnh viện tại Việt Nam
hiện nay
Cùng với sự phát triển chung về kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, thì
ngành y tế cũng phát triển theo, trong đó có hệ thống các bệnh viện, vì bệnh
viện giữ vai trị rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Hệ thống bệnh viện Việt Nam gồm các bệnh viện công và các bệnh viện
tư bao gồm cả bệnh viện bán cơng và bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài.


13

Hiện nay, Việt Nam có 1.024 bệnh viện cơng với 126.772 giường bệnh
(chiếm 93,3%), được đầu tư nhiều trang thiết bị (TTB) hiện đại nhưng so với
nhu cầu cung cấp dịch vụ y tế thì hầu hết cơ sở vật chất, nhà cửa, điện nước,
thiết bị thông dụng của các bệnh viện vẫn chưa đạt tiêu chuẩn tối thiểu. Song
song với bệnh viện thuộc Bộ Y tế, cịn có bệnh viện do các bộ, ngành khác
quản lý như Quân đội, Công an, Bưu điện, Giao thông, Gang thép, May
mặc...Các bệnh viện này thường là bệnh viện đa khoa và điều dưỡng phục hồi
chức năng (PHCN), chủ yếu phục vụ cho cán bộ cơng nhân viên của bộ,
ngành đó quy mơ của bệnh viện thường ở mức trung bình và nhỏ [57], [36].
Ở khu vực tư nhân, đến nay cả nước có 68 bệnh viện với hơn 4.000
giường bệnh, hơn 30.000 phòng khám, dịch vụ y tế tư nhân (chiếm 3,7% và
2,2%). Số lượng các cơ sở y tế ngồi cơng lập nhiều nhưng quy mơ cịn manh

mún, nhỏ lẻ. Tỷ lệ bệnh viện tư và giường bệnh tư của Việt Nam là rất thấp so
với các nước trong khu vực như Thái Lan (30% và 22,5%), Indonesia (42%
và 32%), Malaysia (62,4% và 164,4%), Philippin (67% và 50%)[43]. Nhìn
chung, các bệnh viện Việt Nam có quy mơ nhỏ. Số bệnh viện dưới 100
giường chiếm gần 70% (570 bệnh viện). Số bệnh viện có quy mơ 101 - 300
giường chiếm 20% (165 bệnh viện); số giường từ 300 - 500 giường chiếm
7,2%; số từ 501 - 700 giường chiếm 2,4% (20 bệnh viện). Có 8 bệnh viện trên
700 giường, khoảng 1%, trong đó có 3 bệnh viện có quy mơ trên 1.000
giường là Bạch Mai, Trung ương Huế và Chợ Rẫy. So với quy mô giường
bệnh của các bệnh viện của một số nước trong khu vực cũng rất khác nhau: số
giường bình quân của bệnh viện Malaysia là 288 giường, của Trung Quốc là
138,7 [43]. Hệ thống bệnh viện cũng được phân cấp quản lý hành chính và
phân tuyến kỹ thuật từ trung ương đến địa phương. Tuyến quận/huyện thực
hiện các kỹ thuật CSSK cơ bản, mang tính đa khoa. Tuyến tỉnh/thành phố
thực hiện CSSK với các kỹ thuật phức tạp hơn, mang tính chuyên khoa, tiếp


14

nhận người bệnh do tuyến huyện chuyển đến. Tuyến trung ương là tuyến cuối
cùng, thực hiện các kỹ thuật chuyên khoa sâu và tiếp nhận người bệnh từ
tuyến 2 chuyển lên. Bệnh viện tuyến cao hơn được phân bổ nhiều ngân sách
hơn, được cung cấp trang thiết bị y tế hiện đại và thuốc men tốt hơn, thu hút
nhiều nhân viên y tế giỏi hơn. Vì vậy, người bệnh thường bỏ qua tuyến cơ sở
để đến KCB ở tuyến tỉnh và trung ương khiến các bệnh viện tuyến trên luôn ở
trong tình trạng quá tải và thực hiện nhiều kỹ thuật y học đơn giản hơn so với
quy định về phân tuyến kỹ thuật. Hệ thống các bệnh viện công lập được giữ
vững củng cố và phát triển, nhiều cơ sở đó được đầu tư, nâng cấp, xây dựng
mới, bước đầu khắc phục được tình trạng xuống cấp, thiếu hụt giường bệnh.
Thiết bị dùng cho chẩn đoán và điều trị cơ bản tại bệnh viện tuyến huyện, một

số thiết bị hiện đại, chuyên sâu cho bệnh viện tỉnh, trung ương đã được đầu
tư, mua sắm. Cùng với việc triển khai tốt công tác chỉ đạo tuyến, chuyển giao
kỹ thuật cho tuyến dưới đã giúp cho nhiều bệnh viện nâng cao năng lực
chun mơn, chất lượng chẩn đốn và điều trị, nhiều kỹ thuật mới và phức tạp
đã được thực hiện thành cơng, trình độ và kỹ thuật y tế Việt Nam đang dần
tiến bộ ngang với các nước trong khu vực, góp phần chữa trị và cứu sống
được nhiều người bệnh hiểm nghèo [43], [54].
Theo Quyết định số 3125/QĐ-BYT ngày 27/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Y
tế ban hành Bảng kiểm tra Bệnh viện năm 2010, đánh giá tiêu chuẩn bệnh
viện có hoạt động KCB chất lượng tốt, bao gồm:
1) Nguồn lực tốt: có cơ sở hạ tầng tốt, đủ trang thiết bị y tế và phương
tiện phục vụ người bệnh và cơ cấu lao động có chất lượng tốt, phân bố hợp lý
(trình độ cán bộ về quản lý nhà nước, chuyên môn, ngoại ngữ của lãnh đạo
bệnh viện, cán bộ lãnh đạo khoa, phòng, cán bộ KCB, cán bộ điều dưỡng...).


15

2) Thực hiện nhiệm vụ bệnh viện:
- Thực hiện các chỉ tiêu KCB: khám bệnh (KB), điều trị nội trú, điều trị
ngoại trú, chỉ số phẫu thuật, công suất sử dụng giường bệnh bình qn, tỷ lệ
chẩn đốn sai giữa lúc vào lúc ra viện....
- Công tác đào tạo cán bộ: cử cán bộ đi học tập nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ bằng các hình thức gửi đi tuyến trên, đào tạo tại
chỗ, đào tạo lại...
- Công tác chỉ đạo tuyến: trong đó chú trọng đến thực hiện Đề án
1816/ĐA-BYT về Luân phiên cử cán bộ đi xuống hỗ trợ chuyên môn tại
tuyến cơ sở và tiếp nhận kỹ thuật do tuyến trên bàn giao...
- Phịng bệnh: mơi trường bệnh viện về bố trí buồng bệnh thống mát,
sạch sẽ và có mơi trường thiên nhiên trong lành sạch sẽ, công tác xử lý chất

thải bệnh viện tốt, an tồn hợp vệ sinh, cơng tác tun truyền giáo dục ý thức
giữ gìn vệ sinh chung cho cả cán bộ y tế và người bệnh...
- Chương trình hợp tác Quốc tế trong các lĩnh vực chuyên môn, hỗ trợ về
nâng cao chất lượng về hạ tầng cơ sở, TTB y tế, đào tạo nhân lực...
- Quản lý tốt kinh tế bệnh viện: Tổ chức thu đúng, thu đủ, bố trí sử dụng
các nguồn kinh phí tiết kiệm, hiệu quả, nâng cao đời sống cán bộ nhân viên...
- Chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ
về khoa học kỹ thuật vào trong công tác phục vụ chẩn đốn, phục vụ người
bệnh và cơng tác quản lý nói chung...
3) Thực hiện tốt một số quy chế và một số quy định của Nhà nước:
- Thực hiện việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch
được giao;
- Lưu trữ hồ sơ bệnh án;
- Hoạt động của Hội đồng người bệnh;
- Trang phục y tế người bệnh và cán bộ nhân viên;


16

- Thường trực cấp cứu; Chẩn đoán làm hồ sơ bệnh án, kê đơn hợp lý; hội
chẩn ra vào viện; thơng tin báo cáo; điều dưỡng và chăm sóc người bệnh;
chống nhiễm khuẩn; Hội đồng Thuốc và điều trị; giải quyết người bệnh tử
vong; công tác kiểm tra giám sát hoạt động của các khoa phịng;
- Y đức, văn hố nghề nghiệp;
4) Đáp ứng sự hài lịng về cơng tác quản lý, phục vụ của bệnh viện:
- Khảo sát đánh giá vê công tác phục vụ đáp ứng về sự hài lòng của
người bệnh;
- Khảo sát sự hài lòng của cán bộ nhân viên với công tác quản lý của cán
bộ lãnh đạo bệnh viện về thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước.
* Chất lượng KCB BHYT của các bệnh viện ở tỉnh Tuyên Quang

hiện nay
Theo kết quả đánh giá về chất lượng công tác KCB của các bệnh viện
tỉnh Tuyên Quang năm 2010 như sau: Công tác KCB năm 2010 có nhiều
chuyển biến tích cực; chất lượng cấp cứu, chẩn đoán, điều trị, tinh thần thái
độ đón tiếp, chăm sóc phục vụ người bệnh đã được nâng cao; tai biến trong
điều trị giảm, khơng có tai biến nghiêm trọng; hoạt động KCB cơ bản đáp
ứng được nhu cầu KCB của nhân dân; số lượt người khám trong năm đạt
134,5% kế hoạch; số bệnh nhân (BN) đến KCB đều đạt và vượt chỉ tiêu kế
hoạch; thực hiện tốt giải pháp điều trị ngoại trú nhằm giảm quá tải người
bệnh; tổng số (TS) BN điều trị nội trú tăng 11,9 % [50].
Tuy nhiên, công suất sử dụng giường bệnh tại một số bệnh viện luôn quá
cao dẫn đến tình trạng quá tải, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị cho BN nội
trú; năng lực chuyên môn và quản lý y tế của một số đơn vị còn nhiều bất cập,
cơng tác chỉ đạo cịn chung chung; đội ngũ cán bộ y tế hiện cịn thiếu cán bộ
có trình độ tay nghề cao, tỷ lệ cán bộ lãnh đạo được đào tạo về quản lý, đặc


17

biệt quản lý kinh tế y tế còn hạn chế, thiếu tính hệ thống, điều này đã ảnh
hưởng đến cơng tác quản lý chất lượng KCB.
Chất lượng KCB tại một số cơ sở còn hạn chế, một số đơn vị chưa chú
trọng việc mở rộng ứng dụng kỹ thuật mới, duy trì kiểm tra đơn đốc việc thực
hiện quy chế chun mơn, quy trình kỹ thuật chưa nghiêm túc, việc khai thác
sử dụng các TTB y tế chưa phát huy hết hiệu quả. Tinh thần thái độ phục vụ
của một bộ phận cán bộ nhân viên y tế còn chưa tốt, cịn có biểu hiện tiêu cực,
gây phiền hà sách nhiễu người bệnh, tạo dư luận xấu trong nhân dân.
Thực hiện hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu kế hoạch (KH) giao năm 2010;
một số chỉ tiêu KH như khám bệnh đạt 134,5%, điều trị nội trú đạt 165,7%,
điều trị ngoại trú đạt 134,5% và công suất sử dụng giường bệnh tuyến tỉnh đạt

118,5, tuyến huyện đạt 141%; đã phát triển kỹ thuật chuyên sâu trong điều trị
tích cực nhờ triển khai thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế nên đã có tiến bộ,
nhưng nhìn chung vẫn cịn chậm so với yêu cầu; công tác quản lý và sử dụng
nguồn tài chính đã có hiệu quả.
Theo kết quả kiểm tra các bệnh viện tỉnh Tuyên Quang năm 2010 như sau:
Bảng 1.2. Một số kết quả KCB các bệnh viện tỉnh Tuyên Quang năm 2010:
Đơn vị

KH năm

Kết quả

% KH

tính

2010

thực hiện

năm 2010

cùng kì 2009

TS giường bệnh

Giường

2115


2115

100

tăng 1,68

1.1

Tuyến tỉnh

Giường

765

765

100

tăng 4,08

1.2

Tuyến huyện/TP

Giường

580

580


100

TT

1

Bệnh viện

So sánh %

2

Số lần KB

Lượt

1.200.000

1.614.337

134,5

tăng 12,2

2.1

Tuyến tỉnh

Lượt


237.500

268.617

113,1

giảm 0,4

2.2

Tuyến huyện/TP

Lượt

410.000

490.558

119,6

tăng 11,1%

BN điều trị nội trú

Người

54.090

89.653


165,7

tăng 10,1

3.1

Tuyến tỉnh

Người

22.100

34.054

154,1

tăng 4,2

3.2

Tuyến huyện/TP

Người

31.990

49.850

155,8


tăng 11,4

3


18

Đơn vị

KH năm

Kết quả

% KH

tính

2010

thực hiện

năm 2010

cùng kì 2009

BN điều trị ngoại trú

Người

17.450


54.792

134,5

tăng 11,9

4.1

Tuyến tỉnh

Người

11.300

12.818

113,4

giảm 2,5

4.2

Tuyến huyện/TP

Người

6150

6260


101,7

tăng 187,8

5

Công suất SDGB

%

5.2

Tuyến tỉnh

%

118,5

giảm 8,31

5.2

Tuyến huyện/TP

%

141

tăng 11,48


TT

4

Bệnh viện

So sánh %

Nguồn: Sở Y tế Tuyên Quang - Báo cáo tổng kết năm 2010
Ghi chú: TP: thành phố; SDGB: sử dụng giường bệnh; KB: khám bệnh.
Tuy nhiên, nhiều đơn vị KCB, nhất là ở tuyến huyện còn chưa chủ động
sáng tạo trong đào tạo cán bộ chuyên khoa cũng như trong ứng dung công
nghệ kỹ thuật mới nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị. Tỷ lệ ứng
dụng các kỹ thuật chuyên môn theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế trong các
đơn vị điều trị nói chung đạt thấp, nhất là ở tuyến huyện. Giường bệnh tại các
bệnh viện tuyến tỉnh và một số bệnh viện tuyến huyện ln trong tình trạng
q tải, chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị BN nội trú, đặc biệt là ở Bệnh viện
đa khoa tỉnh, Bệnh viện Y Dược học cổ truyền và Bệnh viện đa khoa huyện
Yên Sơn, Hàm Yên...
Tinh thần thái độ phục vụ của một số ít cán bộ y tế cịn hạn chế, còn để
người bệnh kêu ca, phàn nàn như: nghe điện thoại di động khi khám bệnh, trả
lời người bệnh trống khơng, thái độ tiếp xúc chưa hồ nhã, thiếu lịch sự. Việc
bố trí sắp xếp bàn khám bệnh chưa khoa học, để người bệnh phải chờ đợi lâu;
điều kiện làm việc, trang thiết bị còn thiếu...
1.3. Một số khó khăn ảnh hƣởng tới chất lƣợng KCB tại các bệnh viện
của Việt Nam
1.3.1. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều - sự khác nhau
về mặt sức khoẻ giữa các vùng, các tầng lớp nhân dân



19

Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách để làm giảm sự
chênh lệch về thu nhập, giáo dục và sức khoẻ giữa các tầng lớp nhân dân,
Nhờ đó, các chỉ số sức khoẻ tổng hợp của Việt Nam đã được cải thiện như
tuổi thọ trung bình năm 2005 đạt tới 74 tuổi ( ở nữ ) và 68 tuổi ( ở nam ); tỷ lệ
chết trẻ em dưới 1 tuổi ở mức 26%0 [24], [27]. Chỉ số HDI của Việt Nam
cũng tiến bộ nhanh chóng . Năm 1995 HDI là 0,611 xếp thứ 20 trong số 170
nước, đến năm 2001 chỉ số HDI là 0,682 xếp thứ 101. Tuy vậy Việt Nam vẫn
là nước có mật độ dân số cao, HDI thấp, đặc biệt các tỉnh miền núi phía Bắc
lại càng thấp HDI của Lào Cai xếp thứ 56/61, của Hà Giang xếp thứ 60/61
tỉnh thành của cả nước (năm 2001) ngồi ra, sự phát triển khơng đồng đều
giữa nông thôn và thành thị, giữa các tầng lớp xã hội là những cản trở lớn
trong tiếp cận dịch vụ y tế, KCB BHYT.
1.3.2. Tỷ lệ ngƣời nghèo cao cũng là những cản trở trong việc thực hiện
KCB BHYT
Ở Việt Nam số người cận nghèo rất đông, ranh giới giữa người nghèo và
cận nghèo rất hẹp. Những người cận nghèo rất dễ trở thành người nghèo vì
một tác động nhỏ của thiên nhiên như thiên tai, mất mùa hay ốm đau.
Người nghèo ở Việt Nam phần lớn sống ở nông thôn, đặc biệt ở miền
núi , vùng sâu, vùng xa như các tỉnh miền núi phía Bắc. Tỷ lệ người nghèo ở
các dân tộc ít người chiếm tới 75,3% [34], [41]. Điều đặc biệt là cơ hội thoát
nghèo của họ rất khó khăn [55]. Những điều đó đã ảnh hưởng rất cơ bản tới
khả năng sự dụng dịch vụ y tế, và KCB BHYT ở các tỉnh miền núi.
1.3.3. Mơ hình bệnh tật thay đổi
Trước đây ở miền núi phía Bắc có mơ hình bệnh tật mang đặc trưng của
khu vực nghèo với các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng và suy dinh dưỡng là
chủ yếu, tuy vậy các bệnh không nhiễm trùng như bệnh ung thư, bệnh tim
mạch, tiểu đường, tai nạn thương tích vv.v.ngày càng phổ biến



20

Mơ hình bệnh tật thay đổi đã khơng chỉ đặt ra cho các nhà hoặch định
chinh sách, chiến lược một vấn đề cần phải cân nhắc lựa chọn trong tình
trạng kinh phí hạn hẹp ở các vùng nghèo vừa tập trung giải quyết các bệnh
nhiễm trùng vừa phải tập trung giải quyết các bệnh khơng lây nhiễm. Như
vậy, trong tình cảnh chiến lược hiện đại hoá ngành Y, miền núi sẽ gặp phải
những thiệt thòi trong sử dụng thẻ BHYT để KCB tiếp cận với kỹ thuật cao
của y học [30].
1.3.4. Vấn đề mạng lƣới y tế có sở miền núi
Mạng lưới y tế có sở ở miền núi phía Bắc cịn chưa đồng đều, cịn yếu
ở các vùng khó khăn. Chất lượng dịch vụ của các trạm y tế đặc biệt là ở miền
núi, vùng sâu, vùng xa còn thấp. Năm 2004 , mới có 39,99% số xã có bác sỹ ,
số xã có nữ hộ sinh, y sỹ sản nhi. Điều này có mối liên quan tới việc đưa KCB
của người có thẻ BHYT về trạm y tế xã. Đây là một giải pháp tích cực để
thuận tiện cho người nghèo có thẻ BHYT có điều kiện tiếp cận với dịch vụ y
tế nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu tuyến y tế xã không được đầu tư như tăng nguồn
lực, TTB y tế vv... thì y tế tuyến huyện sẽ quá tải và gặp nhiều khó khăn trong
thực hiện KCB BHYT.v.v.. Để thực hiện tốt chủ trương trên cần bổ sung các
kỹ năng điều trị cho cán bộ y tế vùng khó khăn, tăng cường cơng tác giáo dục
sức khoẻ, tư vấn sức khoẻ theo mơ hình bệnh tật ở địa phương, đưa việc
CSSK đến tận hộ gia đình người dân để tăng thêm hiệu quả CSSK của dịch
vụ y tế [28], [29], [43].
1.3.5. Khó khăn từ phía nguồn nhân lực y tế
Nguồn lực cho các Bệnh viện hạn hẹp là lý do hàng đầu. TTB y tế, cơ sở
xuống cấp, nhân lực vừa thiếu vừa yếu, nạn chảy máu chất xám... Số cán bộ
trên một giường bệnh ở các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế cao hơn (1,38) so
với bệnh viện tỉnh (1,13) và huyện (1,09); các bệnh viện thuộc các bộ ngành

có số cán bộ một giường bệnh thấp hơn (khoảng 1,00). Bình quân cứ 10


21

giường thì có 2 bác sĩ và 3 y tá. Tỷ số y tá/điều dưỡng so với bác sĩ còn thấp
và bất hợp lý. Tỷ số chung cho các bệnh viện vào khoảng 1,5 điều dưỡng/1
bác sĩ. Tỷ số này thấp nhất ở các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế là 1,22 và cao
nhất ở các bệnh viện tỉnh là 1,56 [43]. Nếu so với mục tiêu chiến lược của Bộ
Y tế về đổi mới công tác điều dưỡng theo định hướng chăm sóc tồn diện BN
và tỷ số điều dưỡng/bác sĩ cần phải đạt ít nhất là 2,5 thì các bệnh viện ở tất cả
các tuyến đều chưa đạt được. Sự thiếu hụt điều dưỡng, cả về số lượng và chất
lượng tại các bệnh viện đều rất lớn nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc tồn
diện người bệnh. Sự bất hợp lí về cơ cấu, số lượng cán bộ viên chức y tế và
phân bố nhân lực mất cân đối giữa các vùng miền sẽ ảnh hưởng lớn đến chất
lượng cơng tác chăm sóc và KCB cho BN.
1.3.6. Khó khăn từ đối tƣợng tham gia bảo hiểm y tế
Ở khu vực các tỉnh miền núi nói chung trình độ văn hố cịn hạn chế, tỷ
lệ mù chữ cịn cao do vậy hiểu biết về lợi ích của BHYT còn hạn chế. Một số
phong tục tập quán lạc hậu ảnh hưởng tới sử dụng dịch vụ y tế của người dân
Ở cộng đồng khu vực miền núi có một lực lượng học sinh rất đơng ,
hiện nay đã có trên 8 triệu học sinh tham gia BHYT, nhưng vẫn cịn khoảng
trên 10 triệu chưa có BHYT [39]. Việc triển khai BHYT học sinh có vai trị
quan trọng, và là chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước đối với phát triển
thế hệ trẻ. Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khoẻ cho thế hệ trẻ là mối quan
tâm lớn của Đảng , Nhà nước, của mỗi gia đình và tồn xã hội [39], [46], [56].
Ngày nay BHYT học sinh đã trở thành BHYT bắt buộc. Sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước về cơng tác chăm sóc bảo vệ sức khoẻ học sinh đã góp
phần tích cực củng cố và phát triển giáo dục, mặt khác BHYT học sinh cịn
mang tính chất nhân văn, nhân đạo và cộng đồng với tinh thần tương thân,

tương ái “Mình vì mọi người, mọi người vì mình [39].


22

Việc tham gia BHYT của học sinh ngày nay còn gặp nhiều khó khăn
và phù thuộc vào rất nhiều yếu tố:
- Sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, công tác tuyên truyền
vận động, sự hường ứng và đồng tình ửng hộ của các thấy cơ giáo trong nhà
trường, chất lượng và sự thuận tiện trong công tác KCB của ngành y tế trong
nhà trường, sự nhận thức và điều kiện kinh tế của gia đình học sinh…
Sau nhiều năm thực hiện, chính sách BHYT học sinh đã có nhiều thơng
tư điều chỉnh vì những bất cập phát sinh trong q trình thực hiện. Do thay
đổi chính sách nhiều lần nên việc tổ chức thực hiện thiếu ổn định. Hiện tại, đã
có thơng tư hướng dẫn thực hiện BHYT đối với hộ gia đình cận nghèo nhưng
vì nhiều lý do khác nhau nên nhiều địa phương chưa triển khai được hoặc
thực hiện cịn chậm. Ngồi ra khơng cịn nguồn nào từ ngân sách nhà nước hỗ
trợ và cũng khơng có các tổ chức nào khác hỗ trợ mức đóng cho học sinh ở
vùng nơng thơn khó khăn, nhất là khi Luật BHYT có hiệu lực với mức đóng
tăng lên từ ngày 01/01/2010 [38] .
Mặt khác, các văn bản chỉ đạo của ngành Y tế và ngành Giáo dục có lúc
chưa ăn khớp, làm ảnh hưởng đến việc huy động học sinh tham gia BHYT.
Bên cạnh BHYT học sinh cịn có nhiều loại hình bảo hiểm thương mại khác
với nhiều công ty bảo hiểm cùng tham gia với các hình thức tiếp thị hấp dẫn.
Từ đó, có sự phân tác về chỉ đạo như: hoặc để tuỳ thuộc nhà trường và hội cha
mẹ học sinh lựa chọn, hoặc định hướng chỉ tham gia một loại hình. Bộ Giáo
dục và Đào tạo cịn ít tổ chức các hội nghị tổng kết đánh giá công tác BHYT
học sinh mà chỉ lồng ghép vào các hoạt động đầu năm học cho nên hoạt động,
kết quả BHYT học sinh nói chung cịn khó khăn và chưa xứng tầm với tiềm
năng hiện có.



23

Việc tổ chức KCB học sinh tại các trường có nơi làm chưa tốt, chưa
đam bảo đuợc quyền lợi, học sinh còn bị phân biệt đối xử, thủ tục KCB cịn
rườm rà.
Cơng tác tổ chức tun truyền chính sách BHYT học sinh chưa thường
xuyên, chưa được chú ý đúng mức, thường chỉ được tập trung vào thời điểm
đầu năm học.
Mạng lưới y tế trường học chưa điều khắp, nhiều địa phương chưa triển
khai được y tế trường học do thiếu cán bộ y tế trường học, vì thu nhập khơng
đảm bảo đời sống, phụ cấp cán bộ y tế chỉ dựa vào nguồn thu BHYT, mức
phụ cấp thấp cho nên cán bộ không yên tâm làm việc, trên thực tế các cán bộ
y tế có trình độ chun mơn cao thì khơng muốn làm y tế trường học [14],
[20], [18].
1.4. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng KCB tại các bệnh viện hiện
nay
1.4.1. Về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
Cán bộ y tế là một trong những nguồn lực quan trọng nhất, đồng thời là
chủ thể quản lí và sử dụng các nguồn lực khác như tài chính, khoa học kỹ
thuật, thơng tin, trang thiết bị. Có thể nói rằng nhân lực trong bệnh viện vừa là
động lực sáng tạo, đồng thời họ cũng là một trong những chủ thể của mọi hoạt
động trong bệnh viện. Nếu nguồn nhân lực thiếu, chất lượng thấp hoặc không
được phân bố và sử dụng hợp lí thì mọi nguồn lực khác của bệnh viện sẽ
khơng được sử dụng tốt, khơng có hiệu quả. Đầu tư cho nguồn nhân lực cũng
chính là đầu tư cho phát triển của bệnh viện.
1.4.2. Về nâng cao y đức, rèn luyện phẩm chất đạo đức và giữ vững uy tín
của ngƣời thầy thuốc
Những việc làm vi phạm đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ y tế

chậm được khắc phục làm giảm lòng tin của nhân dân. Công tác giáo dục y


24

đức thực hiện chưa thường xuyên, sự kiểm tra, giám sát chưa liên tục. Một số
nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh về chất lượng CSSK tại các bệnh viện
cho thấy người bệnh nói chung chưa thực sự hài lịng với chất lượng CSSK tại
bệnh viện. Người bệnh khơng hài lòng nhất với cơ sở vật chất, TTB y tế.
Khoảng 70% người bệnh khơng hài lịng với thời gian chờ đợi KCB, giao tiếp
và tương tác với nhân viên y tế. Trong một điều tra về nguyện vọng của nhân
dân trong tỉnh về việc cung cấp dịch vụ y tế có đáp ứng lịng mong mỏi của
nhân dân do Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tiến hành cho thấy: 65% người dân
khơng hài lịng về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, có 82% ý kiến phàn nàn
kêu ca về chất lượng phục vụ, bao gồm: chờ đợi khám bệnh lâu, thủ tục hành
chính rườm rà, thái độ tiếp đón người bệnh chưa niềm nở, có ý kiến còn một
bộ phận vòi vĩnh người bệnh …
1.4.3. Về nâng cao năng lực quản lý và cán bộ quản lý của bệnh viện
Theo tài liệu nghiên cứu về nguồn lực, đánh giá về nâng cao năng lực
quản lý và cán bộ quản lý của các bệnh viện cũng còn nhiều bất cập: Trình độ
của cán bộ quản lí bệnh viện cũng yếu, theo một nghiên cứu đánh giá nhu cầu
đào tạo của cán bộ quản lí y tế bệnh viện tuyến huyện ở Việt Nam năm 1999,
chỉ có 41,1% cán bộ quản lí tuyến huyện mơ tả được các bước cơ bản của
quản lí. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở tuyến bệnh viện huyện chỉ có 34,8%
cán bộ quản lí bệnh viện có đủ kỹ năng lập kế hoạch hàng năm. Trình độ
chun mơn của cán bộ quản lí nói chung là khá cao khoảng 50% có trình độ
chun mơn sau đại học, nhưng trình độ tin học 3,4%, ngoại ngữ 8,2%, đa số
cán bộ quản lí chưa được đào tạo về quản lí bệnh viện (89,2%), tỉ lệ biết 7
nhiệm vụ của bệnh viện thấp 45% [43].
1.4.4. Về cải tiến các khâu quản lý KCB tại bệnh viện

- Quản lý và giám sát cán bộ chấp hành kỷ luật lao động, mọi hoạt động giao tiếp ứng
xử giữa nhân viên y tế với người bệnh; giữa nhân viên y tế các khoa phòng với nhau.


25

- Về sự quá tải trong KCB tại bệnh viện:
+ Chống tình trạng quá tải, người bệnh phải nằm ghép tại các bệnh viện:
Đây là một trong vấn đề khá mấu chốt về nâng cao chất lượng KCB tại đơn
vị. Vấn đề này phải trông chờ vào triển khai dự án đầu tư từ nguồn trái phiếu
Chính phủ tại địa điểm mới trong giai đoạn 2010 - 2015 và vượt quá khả năng
cho phép của chúng tôi, nên không đề cập đến việc mở rộng cơ sở vật chất
của bệnh viện.
+ Tổ chức KCB theo một chiều: Tổ chức đội ngũ đón tiếp, hướng dẫn
các thủ tục hành chính từ khâu tiếp nhận KB, xét nghiệm và lĩnh thuốc hay
nhập viện nhằm trách ùn tắc, lộn xộn và xây dựng nếp văn minh ứng xử;
- Tăng cường quản lý, sử dụng các nguồn tài chính có hiệu quả hơn:
+ Hiện nay, nguồn tài chính cho bệnh viện cơng từ 4 nguồn chính sau:
Ngân sách Nhà nước, thu viện phí trực tiếp, BHYT và các nguồn khác.
+ Thực hiện tốt các quy định và quản lí tài chính bệnh viện của Nghị
định số 43/NĐ-CP có liên quan đến đời sống của nhân viên và phát triển kỹ
thuật - công nghệ của bệnh viện. Tự chủ tài chính bệnh viện là vấn đề nhạy
cảm và nó liên quan đến khả năng sử dụng dịch vụ kỹ thuật của bệnh viện,
của các thành phần xã hội khác nhau, liên quan đến vấn đề cơng bằng xã hội
trong chăm sóc sức khoẻ.
+ Với mức đầu tư thấp cho chăm sóc sức khoẻ như hiện nay (chiếm
khoảng 30% tổng nguồn thu của bệnh viện) kết hợp với việc đẩy mạnh liên
doanh liên kết tại bệnh viện cơng có thể sẽ dẫn đến tình trạng tỷ lệ chi phí y tế
do người dân tự chi trả sẽ ngày càng tăng cao nếu khơng có cơ chế kiểm soát
việc chỉ định và sử dụng TTB kỹ thuật cao.



×