Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Thực trạng kiến thức thái độ thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình ở một số xã huyện phú lương tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.23 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

MAI VĂN DŨNG

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ,
THỰC HÀNH VỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
CỦA NGƯỜI CHĂM SĨCCHÍNH CHO NGƯỜI KHUYẾT
TẬT TẠI GIA ĐÌNH Ở MỘT SỐ XÃ, HUYỆN PHÚ LƯƠNG
TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Y học dự phịng
Mã số: 8 72 01 63

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Thái Nguyên, năm 2019


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phục hồi chức năng (PHCN) là ngành nghiên cứu, sử dụng các
biện pháp y học kinh tế, xã hội học, giáo dục hướng nghiệp và kỹ
thuật phục hồi để làm giảm tác động của bệnh tật, khiếm khuyết,
giảm khả năng, tàn tật tới người bệnh và người khuyết tật (NKT).
Giúp NKT, người bệnh phục hồi tối đa về thể chất, tâm thần và xã
hội. Nghiên cứu của Đào Thanh Quang thấy nhu cầu cần PHCN của
NKT tại cộng đồng là 49,2%. Hoạt động hỗ trợ PHCN tại cộng đồng
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: quan hệ với NKT, tiếp cận dịch vụ y
tế và năng lực cán bộ y tế tại tuyến xã..., trong đó có kiến thức, thái


độ và thực hành về PHCN của người chăm sóc (NCS) chính cho
NKT. Phú Lương là một huyện miền núi, gồm có 15 xã/thị trấn, hiện
đang triển khai chương trình quản lý NKT. Câu hỏi: Kiến thức, thái độ
và thực hành PHCN của NCSNKT hiện nay ra sao? Yếu tố nào ảnh
hưởng đến PHCN của NCSNKT? Đó là lý do chúng tôi tiến hành
nghiên cứu nhằm mục tiêu
1.

Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về PHCN của NCS
chính cho NKT tại gia đình ở một số xã, huyện Phú Lương
năm 2018

2.

Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành PHCN của
NCS chính cho NKT tại gia đình.


2

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Thông tin chung về phục hồi chức năng và người khuyết tật
1.1.1. Đặc điểm về phục hồi chức năng
1.1.2. Đặc điểm về người khuyết tật
Nguyên nhân và tỉ lệ người khuyết tật
Tỉ lệ NKT khác nhau ở mỗi quốc gia, nghiên cứu ở Etiopia
cho tỉ lệ NKT là 3,8%, trong đó nguyên nhân do TNGT bằng xe máy
là 47,0% và do mù là 28,6%. Tỉ lệ khuyết tật ở người cao tuổi thuộc
Ấn Độ là 5178/100.000 người cao tuổi, trong đó, khuyết tật về vận
động chiếm 25,0% và khuyết tật về nghe chiếm 19,0%. Nghiên cứu

của Mitra S và cs (2014) cho tỉ lệ NKT ở người trưởng thành thuộc
54 quốc gia tham gia nghiên cứu là 14%. Tỉ lệ này ở vị thành niên và
người trưởng thành tại vùng nông thôn Trung Quốc chiếm 7,0%.
1.1.3. Khái niệm người chăm sóc chính cho người khuyết tật
1.1.4. Tầm quan trọng của PHCN tại nhà cho người khuyết tật
1.1.5. Nội dung hỗ trợ PHCN của gia đình cho người khuyết tật
- Hỗ trợ phục hồi chức năng vận động và di chuyển
- Hỗ trợ phục hồi chức năng về ngôn ngữ và giao tiếp
- Hỗ trợ phục hồi chức năng về sinh hoạt hàng ngày
- Hỗ trợ phục hồi chức năng hòa nhập xã hội
1.2. Kiến thức, thái độ và thực hành về phục hồi chức năng của
người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh cho thấy trên 90% các gia
đình quan tâm đưa trẻ đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế nhưng
vai trò của gia đình cịn thụ động trong PHCN, 43,2% gia đình chưa
nghe về tập luyện PHCN, 84,5% gia đình chưa có bất cứ tài liệu nào


3

về PHCN, 63,0% gia đình chưa được hướng dẫn PHCN. Nghiên cứu
của Phạm Dũng (2003) cho tỉ lệ gia đình chưa tiếp cận với kiến thức,
kỹ thuật PHCN rất cao (80,8%), có 16,1% gia đình NKT được hướng
dẫn kỹ thuật PHCN, 14,5% gia đình có ý thức tự tập luyện PHCN cho
người thân. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Ngân (2014) thấy
thực trạng hỗ trợ PHCN chung tại nhà cho NKT của NCS chính đạt
27,8%, trong sinh hoạt hàng ngày đạt 31,5%, trong vận động di
chuyển đạt 32,9%, trong ngôn ngữ giao tiếp đạt 28,6%, trong hòa
nhập xã hội đạt 34,4%, hỗ trợ về y học đạt (16,5%).
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành về PHCN của người

chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình
Hỗ trợ PHCN tại nhà cho NKT phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
làm ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả phục hồi cho NKT. Các
yếu tố cơ bản như trình độ văn hóa, quan hệ với NKT, tiếp cận dịch
vụ…của NCS chính thường có ảnh hưởng đến các hoạt động thường
ngày nhưng ở nhiều mức độ khác nhau. Đã có một số nghiên cứu tìm
hiểu và xác định mối liên quan đến PHCN tại nhà của NCS chính
nhưng phần lớn nghiên cứu về tình hình tàn tật và nhu cầu PHCN của
NKT.
1.4. Hoạt động phục hồi chức năng tại tuyến xã
Tiêu chí quốc gia y tế xã có quy định: Tỉ lệ NKT được hướng
dẫn và PHCN tại cộng đồng đạt từ: 20% trở lên ở khu vực đồng bằng
và trung du; 15% trở lên ở khu vực miền núi.


4

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
NCS chính cho NKT tại gia đình: là người hàng ngày trực
tiếp chăm sóc NKT. Cán bộ y tế xã, nhân viên y tế thôn bản. Cán bộ
lãnh đạo cộng đồng.

- Sổ sách lưu trữ tại các cơ quan y tế, xã hội.

2.2. Địa điểm: Xã Hợp Thành, Phủ Lý, Ôn Lương và Thị trấn Đu,
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
2.3. Thời gian: tháng 12/2017 - 5/2019
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt

ngang, kết hợp định lượng và định tính.
* Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng
n = Z2(1 - 

/2)

p(1  p)
d2

p = 0,722, (Nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Ngân (2014)
cho tỉ lệ hỗ trợ phục hồi chức năng chung tại nhà cho NKT của NCS
chính chưa đạt là 72,2% [16]); chọn d = 1/10p = 0,0722. Thay số n =
148, lấy thêm 10% chống sai số được n = 163. Thực tế điều tra được
219 NCS chính cho NKT của toàn bộ 219 NKT tại địa bàn nghiên
cứu.
* Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính
các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với các đối tượng
liên quan thuộc 4 xã nghiên cứu.
* Chọn mẫu định lượng: Chọn toàn bộ: lập danh sách NKT tại 4 xã
nghiên cứu, tiến hành phỏng vấn NCS chính cho NKT theo danh sách
nghiên cứu.


5

* Chọn mẫu định tính: chọn chủ đích đối tượng liên quan
2.5. Chỉ số nghiên cứu
- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo các đặc điểm cá nhân.
- Tỉ lệ kiến thức, thái độ, thực hành về PHCN của NCSNKT
- Ảnh hưởng giữa tuổi, giới, dân tộc, học vấn, nghề nghiệp,

mối quan hệ của NCS với thực hành PHCN
- Ảnh hưởng bởi tiếp cận dịch vụ PHCN, trang thiết bị hỗ trợ
PHCN, dịch vụ PHCN tại xã, nguồn thông tin về PHCN
2.6. Một số tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu
- Câu hỏi đánh giá thái độ: Các câu hỏi đánh giá thái độ về
PHCN của đối tượng nghiên cứu được thiết kế theo thang đo Likert,
được chia làm 5 mức độ: Rất không đồng ý, không đồng ý, chưa rõ
ràng, đồng ý và rất đồng ý.
- Đánh giá mức độ kiến thức, thái độ: Kiến thức, thái độ
được xác định thông qua phiếu phỏng vấn; được chấm điểm và tính
tổng điểm và được phân theo 3 mức như hướng dẫn dưới đây:
Phần trăm (điểm)
≥ 80% (tổng số điểm):

Giải thích
Xếp loại tốt.

> 60% - < 80% tổng số điểm): Xếp loại trung bình.
≤ 60% (tổng số điểm):

Xếp loại yếu.

- Đánh giá thực hành: Đánh giá khả năng thực hành PHCN
của NCSNKT tại nhà dựa vào phiếu phỏng vấn; được chấm điểm và
tính tổng điểm và được phân theo các mức:
Phần trăm (điểm)

Giải thích

≥ 50% (tổng kỹ thuật của BYT): Thực hành tốt.

< 50% (tổng kỹ thuật của BYT): Thực hành chưa tốt.
2.7. Xử lý số liệu: Số liệu định lượng được mã hóa, nhập liệu và


6

được xử lý theo các thuật toán thống kê y học bằng phần mềm SPSS
16.0. Số liệu định tính được gỡ băng, tổng hợp.
2.8. Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu được thông qua Hội đồng đạo
đức của Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên và được sự đồng ý
của Ban giám đốc TTYT huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của NCS chính cho người khuyết tật
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi và dân tộc của NCS chính cho NKT
Chỉ số

T̉i

Dân tộc

SL

%

< 30 tuổi

17

7,8


30 - 39 tuổi

31

14,1

40 - 49 tuổi

49

22,4

≥ 50 tuổi

122

55,7

TB ± ĐLC

49,98 ± 15,06

Kinh

78

35,6

Tày


124

56,6

Nùng

8

3,7

Khác

9

4,1

219

100,0

Tổng

Hơn nửa (55,7%) đối tượng nghiên cứu có độ tuổi ≥ 50 tuổi.
Tuổi trung bình là 49,98 ± 15,06. Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu là người
dân tộc Kinh chiếm 35,6%; Tày chiếm 56,6%.


7

3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức

năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật
26.9
Tốt
Trung bình
18.3
54.8

Yếu

Biểu đồ 3.5. Kiến thức chung về phục hồi chức năng của người
chăm sóc người khuyết tật
Tỉ lệ NCSNKT có kiến thức chung về PHCN cho NKT ở
mức độ tốt là 18,3%, mức độ trung bình là 26,9% và mức độ yếu là
54,8%.
16.9
Tốt
70.8

Trung bình
Yếu

12.3

Biểu đồ 3.6. Thái độ chung về phục hồi chức năng của người
chăm sóc chính cho người khuyết tật
Tỉ lệ NCSNKT có thái độ chung về PHCN cho NKT ở mức
độ tốt là 70,8%, mức độ trung bình là 16,9% và mức độ yếu là
12,3%.



8

Bảng 3.6. Tần suất người chăm sóc hỗ trợ PHCN tại nhà cho NKT
Chỉ số

SL

%

NKT được NCS



155

70,8

chính hỗ trợ PHCN

Khơng

64

29,2

Nơi hỗ trợ PHCN

Tại nhà

143


92,3

cho NKT (n = 155)

Tại cơ sở y tế

24

15,5

Vận động và di chuyển

86

55,5

Giao tiếp và ngôn ngữ

32

20,6

Sinh hoạt hàng ngày

89

57,4

Hòa nhập xã hội


31

20,0

Hàng ngày

104

67,1

3-4 lần/ tuần

10

6,5

1-2 lần/ tuần

10

6,5

1-2 lần/ tháng

11

7,1

Khác


20

12,9

Thời gian mỗi lần

< 30 phút

112

72,3

hỗ trợ PHCN tại nhà

30 - 60 phút

35

22,6

(n = 155)

> 60 phút

8

5,2

Loại PHCN được hỗ

trợ
(n = 155)

Tần suất anh/chị hỗ
trợ và PHCN cho
NKT
(n = 155)

Có 155 NKT được PHCN, chiếm tỉ lệ 70,8%; trong đó:
PHCN tại nhà 92,3%; PHCN về vận động và di chuyển 55,5%; PHCN
về sinh hoạt hàng ngày 57,4%; tần suất hỗ trợ hàng ngày 67,1%; thời
gian hỗ trợ < 30 phút 72,3%.


9

91.3
Tốt
Chưa tốt

8.7

Biểu đồ 3.7. Thực hành chung về phục hồi chức năng của người
chăm sóc chính cho người khuyết tật
Tỉ lệ thực hành chung tốt là 8,7%, chưa tốt là 91,3%.
Hộp 3.1. Kiến thức, thái độ và thực hành về phục hồi chức năng
của người chăm sóc chính cho người khuyết tật
“… Tơi thì khơng biết nhiều, cứ biết sao thì làm vậy cho
cháu thơi… làm đúng hay sai cũng không ai chỉ cho cả …”
Bà Nguyễn Thị T. NCS chính cho NKT

“…tơi thấy NCS chính cho NKT thiếu kiến thức, thực
hành về PHCN, mà không chỉ họ thiếu đâu, chính cán bộ y tế chúng
tơi cũng đang thiếu vì có được tập huấn bao giờ đâu…”
Bà Nguyễn Thị A. TYT xã
“… Người nhà mình, mình thương lắm, phải cố thôi, đôi khi
thật sự mệt mỏi không muốn hỗ trợ cháu, nhưng mà mình khơng làm,
tội lắm …”
Bà Nguyễn Thị A. TYT xã
NCS chính cho NKT thường khơng khơng có kiến thức về
PHCN, thực hành PHCN cho NKT cũng chưa đúng bài bản nhưng rất
mong muốn thực hành PHCN/chăm sóc cho NKT.


10

3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến thực hành về phục hồi chức năng của
người chăm sóc người khuyết tật
Bảng 3.12. Ảnh hưởng bởi t̉i của người chăm sóc chính cho người
khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng
Thực hành
Tuổi

Chưa đạt

Đạt

Tổng

SL


%

SL

%

SL

%

< 40 tuổi

32

84,2

6

15,8

38

100,0

≥ 40 tuổi

104

88,9


13

11,1

117

100,0

p

> 0,05

155 (100,0)

Tỉ lệ NCS chính cho NKT < 40 tuổi thực hành PHCN chưa
đạt là 84,2%, thấp hơn so với người ≥ 40 tuổi (88,9%). Sự khác biệt
khơng có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Bảng 3.13. Ảnh hưởng bởi giới của người chăm sóc chính cho người
khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng
Thực hành
Giới
Nam
Nữ
p

Chưa đạt
Đạt
SL
%
SL

%
45
95,7
2
4,3
91
84,3
17
15,7
< 0,05

Tổng
SL
%
47
100,0
108 100,0
155 (100,0)

Tỉ lệ NCS chính là nam giới thực hành PHCN chưa đạt
95,7%, cao hơn so với NCS chính là nữ giới (84,3%). Sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê với p < 0,05.


11

Bảng 3.15. Ảnh hưởng bởi trình độ học vấn của người chăm sóc
chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng
Chưa đạt


Thực hành
Trình độ học vấn

Đạt

Tổng

SL

%

SL

%

SL

THCS trở xuống

108

92,3

9

7,7

117 100,0

THPT trở lên


28

73,7

10

26,3

38

p

< 0,05

%
100,0

155 (100,0)

Tỉ lệ NCS chính có trình độ THCS trở xuống thực hành
PHCN chưa đạt 92,7%, cao hơn so với NCS chính có trình độ THPT
trở lên (73,7%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.16. Ảnh hưởng bởi nghề nghiệp của người chăm sóc chính
cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng
Thực hành
Chưa đạt
Đạt
Tổng
Nghề

SL
%
SL
%
SL
%
Nông dân
105
91,3
10
8,7
115
100,0
Nghề khác
31
77,5
9
22,5
40
100,0
< 0,05
155 (100,0)
p
Tỉ lệ NCS chính là nơng dân thực hành PHCN chưa đạt
91,3%, cao hơn so với NCS chính làm nghề khác (77,5%). Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.17. Ảnh hưởng bởi mối quan hệ với người khuyết tật của
người chăm sóc chính với thực hành phục hồi chức năng
Thực hành


Chưa đạt

Đạt

Tổng

Mối quan hệ

SL

%

SL

%

SL

%

Bố/mẹ

42

79,3

11

20,8


53

100,0

Khác

94

92,2

8

7,8

102

100,0

p

< 0,05

155 (100,0)


12

Tỉ lệ NCS chính là bố/mẹ thực hành PHCN chưa đạt 79,3%,
thấp hơn so với NCS chính là vợ/chồng/con… (92,2%). Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 3.18. Ảnh hưởng bởi kiến thức của người chăm sóc chính
cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng
Thực hành
Kiến thức

Chưa đạt

Đạt

Tổng

SL

%

SL

%

SL

Chưa tốt (TB + Yếu)

115

92,7

9

7,3


124 100,0

Tốt

21

67,7

10

32,3

31

p

< 0,001

%
100,0

155 (100,0)

Tỉ lệ NCS chính có kiến thức chưa tốt thì thực hành PHCN
chưa đạt là 92,7%, cao hơn so với NCS chính có kiến thức tốt
(67,7%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.19. Ảnh hưởng bởi thái độ của người chăm sóc chính cho
người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng
Kỹ năng

Thái độ

Chưa tốt

Tốt

Tổng

SL

%

SL

%

SL

%

Chưa tốt (TB + Yếu)

35

92,1

3

7,9


38

100,0

Tốt

101

86,3

16

13,7

117 100,0

p

> 0,05

155 (100,0)

Tỉ lệ NCS chính có thái độ chưa tốt thì thực hành PHCN
chưa đạt là 92,1%, cao hơn so với NCS chính có thái độ tốt (86,3%).
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.


13

Hộp 3.2. Ảnh hưởng bởi kiến thức, thái độ với thực hành phục

hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật
“… Khơng biết thì đương nhiên làm sai rồi, làm sai thì kết
quả thực hành PHCN sẽ không tốt, tối thấy nhiều người đôi khi làm
cháu đau đến nước mắt chảy ra mới giật mình dừng lại…”
Ơng Nguyễn Văn H. Trưởng ban CSSK xã
“… Muốn lắm, rất muốn chăm tốt cho con cho cháu mình
chứ, bây giờ mà có lớp nào bảo tơi đi học, già thế này tơi cũng đi, đi
về để chăm cháu mình cho đúng, chăm đúng là cháu sẽ hồi phục
nhanh hơn…”
Bà Ma Thị C. NCS chính cho NKT
Kiến thức và thái độ về PHCN của NCS chính cho NKT có
ảnh hưởng đến thực hành PHCN cho NKT.
* Ảnh hưởng bởi tiếp cận dịch vụ PHCN chuyên khoa
Hộp 3.3. Ảnh hưởng bởi tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng của
người chăm sóc chính cho người khuyết tật
“… Thật ra, theo tơi tốt nhất là đưa ra cơ sở y tế chuyên
khoa, tại đó đúng chuyên ngành, họ hướng dẫn cụ thể về cách chăm
sóc cho con cháu mình, từ đó mình về mình mới tập tốt cho con mình
được…”
Ơng Nơng Văn T. Trưởng ban CSSK xã
“… Tôi nhiều lúc muốn đưa cháu xuống bệnh viện PHCN
tỉnh để tập, để xem bác sĩ làm thế nào nhưng mà nhà có mỗi hai ơng
bà già, tiền khơng có, đi thì lấy ai trơng nhà…”
Bà Ma Thị C. NCS chính cho NKT


14

Thiếu tiếp cận dịch vụ PHCN chuyên khoa do kinh phí, do
phương tiện… có ảnh hưởng đến thực hành đúng về PHCN của NCS

chính cho NKT.
* Ảnh hưởng bởi trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng
Hộp 3.4. Ảnh hưởng bởi trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng
của người chăm sóc chính cho người khuyết tật
“… Muốn tập tốt thì phải có trang thiết bị, có máy móc… ở
bệnh viện người ta có dụng cụ, có máy móc… trạm y tế chẳng có gì,
nhà dân lại càng không, PHCN bằng tay làm sao tốt bằng bài bản
khoa học và máy móc… muốn chúng tơi làm tốt chương trình mà cho
tồn giấy tờ viết báo cáo chứ khơng cho máy…”
Ơng Lê Đức T. TYT xã
“… Nhà tơi chẳng có gì, thấy bảo là có cái máy tập tốt
nhưng biết bao giờ mới mua được, tôi chỉ buộc cái gậy cho ông nhà
tôi tự lần ra bàn thôi… kể mà có mấy cái máy hoặc có ai hướng dẫn
mình làm dụng cụ đơn giản để PHCN tại nhà thì tốt quá…”
Bà Nguyễn Thị T. NCS chính cho NKT
Thiếu tiếp trang thiết bị PHCN, thiếu người hướng dẫn làm
trang thiết bị PHCN đơn giản tại nhà… có ảnh hưởng đến thực hành
đúng về PHCN của NCS chính cho NKT.
* Ảnh hưởng bởi dịch vụ phục hồi chức năng tại xã
Hộp 3.5. Kiến thức, thái độ và thực hành về PHCN của cán bộ xã
“… Xã có chương trình PHCN, nhưng tơi học bác sỹ đa khoa
ra. Tơi có được học về PHCN đâu? Lúc học thì học có 2 tuần, tập
huấn về PHCN thì khơng cho nên nói thật, giao thì làm thơi chứ cịn
làm đúng thì khơng biết…”
Ơng Vi Văn H. TYT xã


15

“…Thú thật là mình khơng có kiến thức về PHCN đâu, người

nhà bệnh nhân hỏi thì lại lên mạng tìm hiểu rồi trả lời, chứ mình chỉ
làm sổ sách báo cáo lên trung tâm y tế thơi…”
Ơng Mai Huy H. TYT xã
“…Theo quy định phân tuyến kỹ thuật là chúng tôi được làm
nhiều kỹ thuật PHCN tại xã lắm, nhưng mà không biết làm… giờ mà
cho đi học về làm là anh em sẵn sàng ủng hộ việc đi học ngay để về
làm cho tốt…”
Ông Phan Trương Đ. TYT xã
Năng lực về PHCN cho NKT của CBYT xã thấp sẽ ảnh
hưởng đến thực hành PHCN của NCS chính cho NKT.
* Ảnh hưởng bởi nguồn thơng tin và tính chủ động của NCS
Hộp 3.6. Đặc điểm nguồn thông tin hỗ trợ phục hồi chức năng
của người chăm sóc chính cho người khuyết tật
“… Tơi có vấn đề gì về PHCN cho cháu thì tơi có thể tìm đến
TYT xã, các bác ở đây nhiệt tình lắm, hỏi gì trả lời ngay… nhưng mà
xa nhà quá, tôi lại già rồi, thường tôi hỏi cơ Hương y tế thơn bản
thơi, hoặc khơng thì nếu thấy hướng dẫn trên tivi thì tơi xem…”
Bà Ma Thị V. NCS chính cho NKT
“…Nói chung là tập cho cháu, hướng dẫn cho cháu theo kinh
nghiệm thôi, làm khi nào thấy bé kêu lên thì tơi thơi, làm chán thì
nghỉ, nghỉ rồi làm tiếp, chứ tơi cũng chẳng bao giờ đi hỏi xem làm
thế nào cho đúng…”
Bà Ma Thị N. NCS chính cho NKT
NCS chính cho NKT thường được nghe thông tin về PHCN
qua cán bộ trạm y tế xã hoặc qua xem tivi nhưng tính chủ động tìm
hiểu thơng tin về PHCN của NCS chính chưa cao.


16


Chương 4. BÀN LUẬN
4.2. Kiến thức, thái độ và thực hành về phục hồi chức năng của
người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại địa bàn nghiên
cứu
Về kiến thức: Tỉ lệ NCSNKT có kiến thức chung về PHCN
cho NKT ở mức độ tốt là 18,3%, mức độ trung bình là 26,9% và mức
độ yếu là 54,8%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với
nghiên cứu của Lee KW và cs (2015) thấy có tới 33,8% NCS bệnh
nhân đột quỵ khơng có kiến thức phù hợp và 66,2% có kiến thức phù
hợp. Nghiên cứu của Shah A. H và cs (2017) thấy tỉ lệ NCS cho bệnh
nhân có kiến thức phù hợp trong chăm sóc sức khỏe là 59,2%. Lý
giải điều này theo chúng tơi có thể do nghiên cứu của chúng tôi chia
kiến thức làm 3 mức (tốt, trung bình và yếu) trong khi nghiên cứu
trên lại chia thành 2 mức với các điểm cắt khác nhau. Nhưng một lý
do khác cũng giải thích cho sự khác biệt này là thực tế kiến thức về
PHCN nói riêng trong đó có sự hiểu biết y học nói chung của người
dân ở các nước phương tây cao hơn của người dân ở khu vực châu Á.
Về thái độ: Tỉ lệ NCSNKT có thái độ chung về PHCN cho
NKT ở mức độ tốt là 70,8%, mức độ trung bình là 16,9% và mức độ
yếu là 12,3%. Kết quả này cao hơn với kết quả nghiên cứu của
Torabi C.R. và cs (2017) nhận thấy điểm trung bình thái độ của NCS
là 108,77 ± 6,20 với 50,7% NCS có thái độ tốt trong chăm sóc bệnh
nhân và 49,3% NCS có thái độ trung bình trong việc đồng thuận
chăm sóc bệnh nhân đột quỵ. Kết quả của chúng tôi cũng cao hơn so
với nghiên cứu của Shah A. H và cs (2017) thấy tỉ lệ NCS cho bệnh
nhân có thái độ phù hợp là 48,3%. Điều này phù hợp với phong tục


17


tập qn phương đơng, gia đình ln sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ mọi
thành viên.
Có 155 NKT được PHCN, chiếm tỉ lệ 70,8%; trong đó:
PHCN tại nhà 92,3%; PHCN về vận động và di chuyển 55,5%;
PHCN về sinh hoạt hàng ngày 57,4%; tần suất hỗ trợ hàng ngày
67,1%; thời gian hỗ trợ < 30 phút 72,3%. Hơn nửa NCS hỗ trợ
PHCN cho NKT dựa theo kinh nghiệm bản thân (60,0%). Tỉ lệ hỗ trợ
PHCN theo hướng dẫn cán bộ y tế 34,2%. So sánh với nghiên cứu
của Nguyễn Anh Tuấn (2007), tỉ lệ NCS chính đạt yêu cầu thực hành
trong sinh hoạt hàng ngày là 46,77%, hòa nhập xã hội là 42,7% và
giáo dục là 25%.
Về thực hành chung: tỉ lệ thực hành chung tốt là 8,7%, chưa
tốt là 91,3%. Kết quả này của chúng tôi phù hợp với nhận định của
Vincent C. và cs (2007) thì thực hành của NCS cho người già bị đột
quỵ cịn có nhiều yếu tố chưa đáp ứng được nhu cầu cho từng trường
hợp PHCN tại nhà.
4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến thực hành về phục hồi chức năng của
người chăm sóc chính cho người khuyết tật
Nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn (2006) đã tìm ra được mối
liên quan giữa trình độ học vấn của NCS chính với thực hành chăm sóc
y tế, PHCN. Chất lượng chăm sóc y tế, PHCN tăng dần theo trình độ
học vấn của NCS chính. Nghiên cứu của Đào Thanh Quang (2012) cho
thấy trình độ học vấn có liên quan đến đáp ứng nhu cầu PHCN của NKT
[19]. Điều này theo chúng tơi là phù hợp bởi trình độ học vấn càng cao
thì khả năng tiếp thu kiến thức và thực hành PHCN cho NKT càng tốt.
Nghiên cứu của Asiri và cs (2015) cho thấy, mẹ có trình độ học vấn cao
hơn thì sẽ có kiến thức về bệnh cao hơn, có ý nghĩa thống kê (p = 0,02).


18


Nghiên cứu của Hall-Parkinson D. và cs (2015) thấy có 54% phụ huynh
và NCS trẻ có kiến thức phù hợp về các xử trí cơn co giật và 20% có
kiến thức phòng cơn co giật phù hợp. Các kết quả này cũng phù hợp với
nghiên cứu của chúng tôi khi chứng minh có sự ảnh hưởng giữa trình
độ học vấn của NCS chính thấp với thực hành PHCN chưa đúng: Tỉ lệ
NCS chính có trình độ THCS trở xuống thực hành PHCN chưa đạt
92,7%, cao hơn so với NCS chính có trình độ THPT trở lên (73,7%).
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỉ lệ NCS chính là nơng dân
thực hành PHCN chưa đạt 91,3%, cao hơn so với NCS chính làm
nghề khác (77,5%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Có kết quả này theo chúng tôi là phù hợp. Bởi lẽ nghề nghiệp phù
hợp sẽ cho thu nhập tốt, mà thu nhập tốt sẽ có điều kiện thực hiện
PHCN cho NKT tốt hơn. Nghiên cứu của Phạm Dũng (2003) đã chỉ ra
được mối liên quan giữa kinh tế gia đình với việc PHCN tại nhà cho
NKT. Những gia đình có mức sinh hoạt khá hơn, thu nhập cao hơn thì
thường có điều kiện quan tâm tới NKT, trong khi các gia đình có mức
kinh tế nghèo thì khơng hoặc ít có điều kiện để chăm sóc cho NKT hơn.
Nghiên cứu của Đào Thanh Quang (2012) cho thấy nghề nghiệp có liên
quan chặt chẽ đến đáp ứng nhu cầu PHCN của NKT.
Tỉ lệ NCS chính là bố/mẹ thực hành PHCN chưa đạt 79,3%,
thấp hơn so với NCS chính là vợ/chồng/con… (92,2%). Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả của chúng tôi phù hợp với
nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn (2006) đã tìm ra được mối liên quan
giữa mối quan hệ của trẻ với NCS chính với thực hành PHCN. Nghiên
cứu của Võ Ngọc Dũng (2010) thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống
kê giữa mối quan hệ của NCS chính với NKT với thực hành PHCN



19

trong vận động và di chuyển và sinh hoạt hàng ngày. Người có quan hệ
với NKT là bố/mẹ có xu hướng thực hành PHCN trong vận động và di
chuyển và sinh hoạt hàng ngày tốt hơn người không phải là bố/mẹ.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Ngân (2014) cho thấy có mối
liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tiếp cận dịch vụ PHCN, mối quan
hệ với NKT của NCS là yếu tố ảnh hưởng đến sự hỗ trợ, PHCN trong
vận động di chuyển, ngôn ngữ và giao tiếp cho NKT, mối quan hệ
của NKT với NCS chính là yếu tố có ảnh hưởng đến sự hỗ trợ PHCN
trong hịa nhập xã hội. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thời (2017) thấy:
mối quan hệ với NKT của NCS chính là những yếu tố ảnh hưởng có ý
nghĩa thống kê với sự hỗ trợ PHCN cho NKT tại nhà trong vận động và
di chuyển, trong sinh hoạt hàng ngày, trong hòa nhập xã hội (p < 0,05).
Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức
của NCS với thực hành PHCN (p< 0,05); nhưng khơng có mối liên
quan giữa thái độ của NCS với thực hành PHCN cho NKT (p> 0,05).
Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành được giải thích bằng khoa
học hành vi - giáo dục sức khỏe: kiến thức tốt thì thực hành sẽ tốt.
Riêng đối với thái độ, thực tế điều tra cộng đồng cho thấy, mặc dù
NCS (bố/mẹ, vợ/chồng...) rất mong muốn điều tốt đẹp và cố gắng
thực hiện PHCN cho NKT nhưng do đặc điểm bệnh, hoặc do thiếu
kiến thức mà việc thực hành PHCN của họ chưa đạt so với yêu cầu.
Nghiên cứu định tính cho thấy: “thiếu tiếp cận dịch vụ PHCN
chun khoa do kinh phí, do phương tiện… có ảnh hưởng đến thực
hành đúng về PHCN của NCS chính cho NKT”. Nghiên cứu của
chúng tôi khác với nghiên cứu của Phạm Dũng (2003), tỉ lệ gia đình
chưa tiếp cận với kiến thức, kỹ thuật PHCN rất cao (80,8%), có 16,1%
gia đình NKT được hướng dẫn kỹ thuật PHCN, 14,5% gia đình có ý



20

thức tự tập luyện PHCN cho người thân. Có sự khác biệt này theo
chúng tôi là do thời gian nghiên cứu. Nghiên cứu của chúng tôi tiến
hành năm 2018, khi mà điều kiện kinh tế xã hội đã phát triển hơn,
thơng tin dễ dàng lan tỏa hơn... do đó gia đình NKT sẽ mong muốn
chăm sóc tốt hơn.
Thiếu tiếp trang thiết bị PHCN, thiếu người hướng dẫn làm
trang thiết bị PHCN đơn giản tại nhà… có ảnh hưởng đến thực hành
đúng về PHCN của NCS chính cho NKT. Kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Thị Anh cho thấy 84,5% gia đình chưa có bất cứ tài liệu nào
về PHCN, 45% hộ gia đình đề nghị cung cấp dụng cụ giúp vận động
và 34,9% gia đình có nhu cầu tài liệu về PHCN. Năng lực về PHCN
cho NKT của CBYT xã thấp sẽ ảnh hưởng đến thực hành PHCN của
NCS chính cho NKT. Kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên
cứu của Nguyễn Thị Anh cho thấy 43,2% gia đình chưa nghe về tập
luyện PHCN, 63,0% gia đình chưa được hướng dẫn PHCN. Kết quả
này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu định tính của chúng
tơi.
Ảnh hưởng bởi nguồn thơng tin và tính chủ động của NCS:
NCS chính cho NKT thường được nghe thông tin về PHCN qua cán
bộ trạm y tế xã hoặc qua xem tivi nhưng tính chủ động tìm hiểu
thơng tin về PHCN của NCS chính chưa cao.


21

KẾT LUẬN
1. Kiến thức, thái độ, thực hành về PHCN của NCS chính cho

NKT
- Tỉ lệ NCS chính cho NKT có kiến thức chung về PHCN ở mức độ
tốt là 18,3%, mức độ trung bình là 26,9% và mức độ yếu là
54,8%.
- Tỉ lệ NCS chính cho NKT có thái độ chung về PHCN ở mức độ
tốt là 70,8%, mức độ trung bình là 16,9% và mức độ yếu là
12,3%.
- Tỉ lệ NCS chính cho NKT có thực hành chung về PHCN ở mức
độ tốt là 8,7%, chưa tốt là 91,3%.
2. Yếu tố ảnh hưởng đến thực hành về phục hồi chức năng của
người chăm sóc chính cho người khuyết tật
- Các yếu tố: giới tính nam, trình độ học vấn thấp, nghề nghiệp nông
dân, mối quan hệ của NCS chính với NKT, kiến thức chưa tốt, thái độ
chưa tốt, hình thức tiếp cận dịch vụ PHCN chưa tốt, trang thiết bị hỗ
trợ PHCN thiếu của NCS, dịch vụ PHCN của trạm y tế xã kém và
nguồn thông tin về PHCN kém có ảnh hưởng tới thực hành PHCN
khơng đúng của NCS chính cho NKT (p < 0,05).


22

KHUYẾN NGHỊ
- Cần tích cực đẩy mạnh chương trình PHCN cho NKT: hướng dẫn
PHCN cho NCS NKT và hoạt động truyền thông về PHCN.
- Cần tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực về PHCN cho cán
bộ y tế xã và nhân viên y tế thôn bản trên địa bàn.
- Cần cân đối, sắp xếp kinh phí để bổ sung/cung cấp các trang thiết
bị về PHCN cho các trạm y tế xã trên địa bàn.



23

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Trần Thế Hoàng
Phản biện 1: TS Nguyễn Phương Sinh
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Phản biện 2: TS Lưu Thị Thu Hà
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn
cấp trường tại Trường Đại học Y dược – Đại học Thái Nguyên
Vào hồi 7 giờ 30’, ngày 15 tháng 5 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên
Thư viện Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên


24


×