LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu
của riêng chúng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận
văn là trung thực và chưa được công bố trong công trình
nghiên cứu nào.
Huế, tháng 6 năm 2009
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
AIDS : Aquired Immunodeficieney Syndrome
CBCC : Cán bộ công chức
CN : Công nhân
HS-SV : Học sinh - sinh viên
HIV : Human Immunodeficiency Virus
QHTD : Quan hệ tình dục
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử và sơ lược đại dịch HIV/AIDS
1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS
1.3. Các phương thức lay truyền bệnh
1.4. Các kỹ thuật phát hiện nhiễm HIV/AIDS
1.5. Chăm sóc và dự phòng nhiễm HIV/AIDS
1.6. Các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3. Xử lý và phân tích số liệu
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
3.2. Sự tiếp cận với các kênh truyền thông
3.3. Kiến thức, thái độ, thực hành về HIV/AIDS
3.4. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành
phòng chống HIV/AIDS
Chƣơng 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
4.2. Sự tiếp cận với các kênh truyền thông
4.3. Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về HIV/AIDS
4.4. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành
phòng chống HIV/AIDS
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trải qua hơn 20 năm đấu tranh phòng chống HIV/AIDS, các quốc gia
trên thế giới đã và đang phải đương đầu với một đại dịch có tính chất hết sức
nguy hiểm. HIV/AIDS không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ con người mà còn
ảnh hưởng tới an ninh, sự phát triển và nòi giống của loài người. Hơn 20 năm
đấu tranh với đại dịch, tuy đã có những thành công nhất định nhưng ở bình
diện chung và cấp độ toàn cầu có thể thấy nhân loại chưa có khả năng ngăn
chặn được tốc độ lây nhiễm HIV/AIDS. Dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục gia tăng
và tàn phá nặng nề các khu vực ở châu Phi và tiếp theo là châu Á.
Trên thế giới tính đến 31/12/2007 số người phát hiện có HIV là 33,2
triệu người. Số người mới nhiễm HIV trong năm 2007 là 2,7 triệu và số
người chết vì AIDS là 2,1 triệu [27],[29],[30].
Việt Nam phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên vào năm 1990,
đến nay dịch đã lan ra khắp các tỉnh thành trong cả nước. Theo số liệu của
Cục phòng chống HIV/AIDS và Bộ Y tế tính đến ngày 31/12/2008 toàn quốc
đã có 138.191 người nhiễm HIV được phát hiện, 29.575 trường hợp chuyển
sang giai đoạn AIDS và 41.544 người chết vì AIDS. Tại Thừa Thiên Huế luỹ
tích đến 02/2009 là 806 trường hợp nhiễm HIV, trong năm 2008 phát hiện
108 trường hợp nhiễm HIV mới [5],[18].
Hiện nay đối tượng nhiễm HIV không chỉ tập trung ở nhóm nguy cơ
cao như tiêm chích ma tuý và mại dâm mà lan tràn vào cộng đồng dân cư bình
thường, ở mọi nhóm đối tượng và xu hướng trẻ hoá đối tượng nhiễm ngày
càng tăng là mối lo chung cho toàn xã hội. Hơn 60% người nhiễm đang ở độ
tuổi 20-29 là lứa tuổi đang sung sức và có chất lượng cuộc sống cao nhất của
xã hội [5].
2
Sự nguy hiểm của HIV/AIDS là chưa có thuốc phòng ngừa và điều trị
đặc hiệu, vũ khí sắc bén nhất để phòng bệnh là hoạt động truyền thông giáo
dục làm cho mọi người hiểu biết về HIV/AIDS để tự bảo vệ mình là vấn đề
cấp thiết. Vì vậy, nghiên cứu sự hiểu biết của cộng đồng đối với HIV/AIDS là
rất cần thiết để hoạch định chiến lược truyền thông giáo dục sức khoẻ đúng
đắn và phù hợp, tạo nên một chuyển biến lớn góp phần chặn đứng đại dịch
HIV/AIDS trong tương lai.
Xuất phát từ đó chúng tôi thực hiện đề tài: "Tìm hiểu kiến thức, thái
độ và thực hành về phòng chống HIV/AIDS của người dân ở xã Hương
Long, thành phố Huế".
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng chống
HIV/AIDS.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành
của người dân về phòng chống HIV/AIDS.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. LỊCH SỬ VÀ SƠ LƢỢC ĐẠI DỊCH HIV/AIDS
Bệnh AIDS (Acquired Immunodeficiency syndrome - hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải) lần đầu tiên được nói đến vào năm 1981 trong bài
“Báo cáo hàng tuần về tình hình bệnh tật và tử vong” của tổ chức CDC
(Centre for Disease Control) dưới một tiêu đề khá nhẹ nhàng là “Viêm phổi
do Pneumocystis - Los Angeles”.
1.1.1. Thời kỳ yên lặng
Do thời gian ủ bệnh trung bình từ 8-10 năm, nên HIV đã “yên lặng” lây
nhiễm cho con người từ thập kỷ 70 về trước và hoàn toàn nằm ngoài sự quan
tâm chú ý của y học. Đại dịch “yên lặng” bắt đầu từ những năm 1970, chúng
ta không nhận biết được sự lan truyền của HIV ở 5 lục địa, và chúng ta không
có được ý thức bảo vệ trong giai đoạn này. Hàng ngàn các trường hợp AIDS
sau này là kết quả của nhiễm HIV lặng lẽ từ những năm 1970 trước khi AIDS
và HIV được phát hiện ra. Nguồn gốc của HIV đến nay vẫn còn là một vấn đề
đang bàn cãi nhiều. AIDS lần đầu tiên được mô tả ở Mỹ, trong khi đó HIV lần
đầu tiên phân lập được ở Trung Phi. Có tác giả cho rằng AIDS đầu tiên xuất
hiện ở Châu Phi, lan qua vùng biển Caribê, đặc biệt là Haiti đến Mỹ và từ đó
lan sang các nước châu Âu.
1.1.2. Thời kỳ phát hiện AIDS: 1981-1985
Sự mô tả những trường hợp AIDS đầu tiên năm 1981 đã kết thúc thời
kỳ “yên lặng”, mở đầu cho thời kỳ thứ hai của lịch sử bệnh AIDS. Thời kỳ
phát hiện AIDS, với những tiến bộ về virus học, lâm sàng, các xét nghiệm
4
chẩn đoán bệnh, xác định các đường lây truyền và cách phòng tránh, đồng
thời với các tiến bộ trong điều trị bằng thuốc.
Khi virus gây bệnh được biết là loại retrovirus thì các nhà nghiên cứu
cũng đã phát hiện ra loại enzyme có vai trò trong quá trình sao chép mã
ngược từ RNA thành DNA. Zidovudine (trước đó được biết đến là
Azidothymidine hay AZT) là một trong những hợp chất được dùng thử
nghiệm sớm nhất, Zidovudine là thuốc đầu tiên được sử dụng để điều trị
AIDS, sau đó là các loại nucleoside.
1.1.3. Thời kỳ động viên toàn thế giới phòng chống AIDS
Mặc dù có nhiều tiến bộ, nhưng tỷ lệ tử vong vẫn còn cao trước nạn
dịch toàn cầu. Mỗi ngày hơn 12.000 trường hợp mới nhiễm, riêng năm 2004
có tới 3,5 triệu trường hợp mới nhiễm, trong đó có 800.000 trẻ em dưới 15
tuổi. Khoảng 70% trường hợp ở vùng cận Sahara Châu Phi, là nơi mà một số
vùng có tỷ lệ huyết thanh dương tính ở người lớn vượt quá 25%.
Từ năm 1985 đến nay, xuất phát từ tình hình quốc tế không ổn định về
AIDS như: sự đánh giá khác nhau về tỷ lệ nhiễm HIV và số trường hợp bệnh
nhân AIDS, các nước đang phát triển thiếu khả năng kỹ thuật để đánh giá
phạm vi của nhiễm HIV, từ đó suy đoán lan tràn về phạm vi nhiễm
HIV/AIDS…., Tổ chức Y tế thế giới thấy cần thiết phải chỉ huy và phối hợp
các hoạt động y tế quốc tế trong phòng chống AIDS. Chương trình phòng
chống AIDS toàn cầu đã được thiết lập vào ngày 1/2/1987 với 3 mục tiêu :
- Dự phòng nhiễm HIV
- Giảm ảnh hưởng cá nhân và xã hội của nhiễm HIV
- Hợp nhất các cố gắng quốc gia và quốc tế phòng chống AIDS.
Đứng trước tình hình phát triển ngày càng nghiêm trọng của đại dịch
HIV/AIDS, tháng 12/1994 Liên hiệp quốc thấy cần thiết phải tập trung hơn
nữa nỗ lực liên ngành toàn cầu trong phòng chống HIV/AIDS và đã quyết
5
định thành lập chương trình Liên hiệp quốc phòng chống AIDS (UNAIDS)
với sự tham gia của Tổ chức Y tế thế giới và 5 thành viên khác của Liên hiệp
quốc là: Quỹ Nhi đồng thế giới (UNICEF), Tổ chức văn hoá-khoa học-giáo
dục của Liên hiệp quốc (UNESCO), Quỹ dân số thế giới (UNPPA), Chương
trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) và Ngân hàng thế giới (WB)
[3],[4],[6].
1.2. TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/AIDS
1.2.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới
Kể từ trường hợp nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên vào năm 1983, từ
đó đến nay, loài người đã phải đang đối phó với một đại dịch hết sức nguy
hiểm mà hậu quả của nó không chỉ là một quốc gia, một châu lục mà là tất cả
các nước trên thế giới đã và đang phải gánh chịu.
Trên thế giới tính đến 31/12/2007 số người phát hiện có HIV là 33,2
triệu người, trong đó có 30,8 triệu người lớn (phụ nữ là 15,4 triệu người) và
trẻ em dưới 15 tuổi là 2,7 triệu người. Số người nhiễm HIV mới trong năm
2007 là 2,5 triệu trong đó người lớn là 2,1 triệu và trẻ em dưới 15 tuổi là
420.000. Số người chết vì AIDS là 2,1 triệu, trong đó người lớn chiếm 1,7
triệu và trẻ em dưới 15 tuổi là 330.000.
HIV/AIDS đã bắt đầu chuyển trọng điểm từ Châu Phi sang Nam Á và
Đông Nam Á là khu vực hiện nay và trong những thập kỷ tiếp theo có tốc độ
phát triển kinh tế, thương mại, du lịch nhanh. Đồng thời quá trình đô thị hoá,
phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn mại dâm với tình trạng phụ
nữ và trẻ em ít có khả năng tự bảo vệ mình trước dịch bệnh HIV/AIDS .
Đặc biệt nghiêm trọng hơn, vùng Nam Á và Đông Nam Á chịu ảnh
hưởng của nhiều vị trí địa lý bởi nhiều nước nằm gần "Tam giác vàng" nơi
sản xuất ra heroin. Trong những năm cuối thập kỷ 21 khu vực này đang phải
6
đương đầu với nạn buôn bán và sử dụng ma tuý ngày một quy mô, đây là một
nguyên nhân quan trọng góp phần lây truyền HIV/AIDS [27],[30].
1.2.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam
Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở nước ta được phát hiện vào tháng 12
năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng thực sự dịch HIV/AIDS đã bắt
đầu bùng nổ từ năm 1993 trong nhóm những người nghiện chích ma tuý tại
thành phố Hồ Chí Minh, sau đó dịch bắt đầu lan ra các tỉnh. Đến cuối năm
2006 có 64/64 tỉnh thành trong cả nước đều đã phát hiện có người nhiễm HIV.
Đại dịch HIV/AIDS đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người,
tương lai nòi giống và sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước ta.
Tính đến ngày 31/12/2008 toàn quốc đã có 138.191 người nhiễm HIV
được phát hiện, 29.575 trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS và 41.544
người chết vì AIDS. Ước tính mỗi ngày có khoảng 100 người nhiễm HIV.
Hình thái lây nhiễm ở Việt Nam chủ yếu vẫn là qua con đường tiêm
chích ma tuý, chiếm khoảng hơn 60% các trường hợp nhiễm HIV. Tuy nhiên
sự lây nhiễm HIV qua con đường tình dục khác giới đang có chiều hướng
tăng nhanh. Điều này thể hiện trước hết ở tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ
bán dâm tăng đều và mạnh qua hàng năm, năm 1997: 1,6% đến năm 1999 là
3,77%, năm 2000 là 4,3%, đến cuối năm 2001 là 7,76% [1],[2],[11].
Một số yếu tố có thể góp phần vào sự gia tăng nhiễm HIV như tình
trạng di dân từ thành thị ra nông thôn để tìm kiếm việc làm hay qua lại biên
giới giữa các nước để buôn bán và làm việc Bên cạnh với sự phát triển kinh
tế, một số tệ nạn xã hội cũng ngày càng gia tăng đặc biệt là mại dâm và ma
tuý. Ngoài ra một số cuộc khảo sát cho thấy tỷ lệ sử dụng bao cao su trong
nhóm mại dâm còn thấp. Tất cả những yếu tố trên đã góp phần làm cho dịch
HIV tiếp tục phát triển và gia tăng ở nhóm người trẻ tuổi. Ban đầu dịch xuất
hiện trong nhóm nghiện chích ma tuý sau đó lan sang nhóm mại dâm, từ gái
7
mại dâm HIV lan sang nhóm khách hàng của gái mại dâm tiêu biểu qua nhóm
bệnh nhân hoa liễu nam. Từ khách hàng nhiễm HIV tiếp tục lan sang vợ con
cuối cùng đến cộng đồng người bình thường. Lây nhiễm HIV qua quan hệ
tình dục chính là mô hình chính làm lây nhiễm HIV trong cộng đồng [17].
* Ước tính và dự báo nhiễm HIV/AIDS giai đoạn 2004- 2010 ở Việt
Nam [5].
Bảng 1.1. Luỹ tích các trường hợp nhiễm HIV/AIDS và tử vong do
AIDS giai đoạn 2004-2010
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
HIV
185.757
197.500
207.375
256.185
284.277
315.568
350.970
AIDS
39.340
48.864
59.400
70.941
83.516
97.175
112.227
Tử
vong
35.047
44.102
54.132
65.171
77.228
90.346
104.701
1.2.3. Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Thừa Thiên Huế
Năm 2008 Thừa Thiên Huế phát hiện 108 trường hợp nhiễm HIV mới,
luỹ tích đến 02/2009 là 806 trường hợp, trong đó 302 cas chuyển sang AIDS
và 220 cas tử vong.
Đặc điểm dịch tễ học của nhiễm HIV/AIDS tại Thừa Thiên Huế: 85,7%
số người nhiễm HIV/AIDS trong độ tuổi 20-30 tuổi. Nam giới chiếm 85% cao
nhiều hơn nữ 15%. Các đối tượng có mức học vấn thấp, thất nghiệp, tình
trạng hôn nhân không ổn định vẫn chiếm tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn.
Nhận thức kém về hành vi nguy cơ như nghiện chích ma tuý, dùng
chung bơm kim tiêm, không chung thuỷ, quan hệ tình dục bừa bãi, không sử
dụng bao cao su trong quan hệ tình dục vẫn là những yếu tố nguy cơ cao làm
lây nhiễm HIV [15],[18].
8
1.3. CÁC PHƢƠNG THỨC LAN TRUYỀN HIV
HIV có thể lây truyền qua 4 loại dịch tiết của cơ thể, đó là máu, tinh
dịch, dịch âm đạo, sữa mẹ. HIV có thể lây truyền qua các phương thức:
- Qua quan hệ tình dục không an toàn với người khác giới hay đồng giới
bị nhiễm HIV, bất kể tiếp xúc với đường âm đạo, qua miệng hay hậu môn.
- Dùng chung bơm kim tiêm không được tiệt trùng với người nhiễm
HIV cũng có thể dẫn tới lây nhiễm, bất kể bơm kim tiêm đó dùng để chích ma
tuý hay tiêm thuốc chữa bệnh, hay dùng để xăm trổ hoặc xuyên chích qua da.
- Trong thời kỳ mang thai người mẹ đã bị nhiễm HIV cũng có thể
truyền virus cho con. Đứa con cũng có thể bị lây nhiễm trong khi sinh hay sau
này khi bú sữa mẹ.
- Truyền máu cũng có thể dẫn tới lây nhiễm nếu không làm xét nghiệm
máu trước khi truyền.
* HIV không lây truyền qua các đường sau:
- Qua không khí hay do ho hoặc hắt hơi
- Qua thức ăn, nước uống
- Qua mồ hôi, nước mắt
- Dùng chung cốc, chén, bát đĩa, đồ ăn với người nhiễm HIV
- Dùng chung và ôm hôn với người nhiễm HIV, mặc dung quần áo hay
bắt tay với người nhiễm HIV
- Dùng chung bồn vệ sinh, nhà tắm cùng với người nhiễm HIV
- Muỗi, bọ chét hay các loại côn trùng khác cắt đốt
- Sống với người nhiễm HIV [4],[6],[21],[29].
1.4. CÁC KỸ THUẬT PHÁT HIỆN NHIỄM HIV
1.4.1. Kỹ thuật phát hiện kháng thể
* Các thử nghiệm sàng lọc
- Kỹ thuật ngưng kết hạt vi lượng SERODIA-HIV
9
- Kỹ thuật miễn dịch gắn men ELISA
* Các thử nghiệm khẳng định
- Thử nghiệm miễn dịch điện di Westernblot
- Thử nghiệm miễn dịch huỳnh quang IFA
- Kỹ thuật kết tủa miễn dịch phóng xạ Ri PA.
- Thử nghiệm miễn dịch dải băng (Line Immuno Assay LIA)
1.4.2. Các kỹ thuật phát hiện trực tiếp sự có mặt của HIV
- Kỹ thuật phân lập virus
- Kỹ thuật phát hiện virus bằng kính hiển vi điện tử kết hợp với phương
pháp miễn dịch.
- Phản ứng khuếch đại chuổi (PCR)
- Phát hiện kháng nguyên HIV (phương pháp miễn dịch men ELISA
phát hiện kháng nguyên) [9],[21].
1.5. CHĂM SÓC VÀ DỰ PHÕNG NHIỄM HIV
Cho đến nay vẫn chưa thể điều trị được nhiễm HIV/AIDS và những
thuốc kéo dài cuộc sống của những người nhiễm HIV thì lại quá đắt tiền và
không thể phổ biến rộng rãi cho những nước kém phát triển.
Do vậy trước mắt phòng bệnh là cốt lõi của các chương trình kìm hãm
sự lan tràn của bệnh dịch HIV/AIDS. Các chuyên gia về HIV/AIDS đã nhận
ra sự cần thiết của các chương trình toàn diện bao gồm: Dự phòng, chăm sóc,
điều trị và các can thiệp hỗ trợ sao cho được đa số người tiếp cận và chấp
nhận các dịch vụ này. Các chương trình chăm sóc toàn diện cung cấp những
hỗ trợ về y tế, tinh thần và xã hội thích hợp cho người nhiễm HIV/AIDS và
gia đình của họ.
Những hoạt động phòng chống HIV/AIDS hiệu quả bao gồm: Giáo dục
hành vi nguy cơ cao, giới thiệu và khuyến khích sử dụng bao cao su, chẩn
đoán và điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục, tư vấn và xét nghiệm tự
10
nguyện, phòng lây nhiễm từ mẹ sang con, đảm bảo an toàn máu và sản phẩm
của máu, giảm những biểu hiện liên quan đến HIV/AIDS. Chăm sóc toàn diện
bao gồm: Phòng bệnh sau khi phơi nhiễm HIV do bị cưỡng hiếp, tai nạn rủi ro
do nghề nghiệp như kim đâm, hỗ trợ tinh thần, hỗ trợ trẻ mồ côi và con của
những bệnh nhân AIDS, phòng và điều trị bệnh nhiễm trùng cơ hội, chăm sóc
tại nhà, liệu pháp chống Retro virus và chăm sóc giảm đau [4],[9],[21].
1.6. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.6.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Theo báo cáo gần đây của UNAIDS tình hình nhiễm HIV/AIDS ở các
nước có thu nhập cao đang có chiều hướng chậm lại. Ở các quốc gia này
mạng lưới thông tin tốt hơn nên nhận thức của người dân về HIV cũng cao
hơn, và dịch HIV/AIDS đang có khuynh hướng khu trú ở một số nhóm đối
tượng có hành vi nguy cơ cao như đồng tính luyến ái, tiêm chích ma tuý.
Một nghiên cứu quốc gia về kiến thức và hành vi được thực hiện ở Ấn
Độ năm 2006 cho thấy 86% đã nghe nói về HIV/AIDS. Tivi là nguồn cung
cấp thông tin chính về HIV/AIDS. Chỉ 36% nam và 20% nữ biết sử dụng
bao cao su khi quan hệ tình dục ngoài hôn nhân để phòng nhiễm HIV [25].
Nghiên cứu hiểu biết về HIV/AIDS của thanh niên ở Malaysia tuổi từ
15-24 năm 2006 cho thấy: có 4,3% chưa bao giờ nghe về HIV/AIDS, phần
lớn những người này là từ nông thôn và gần một nữa số đó là học sinh, chỉ
68,9% trả lời HIV/AIDS không thể chữa khỏi. Phần lớn biết rằng HIV không
lây qua vết cắn của muỗi, tiếp xúc thông thường, dùng chung bể bơi và nhà vệ
sinh [28].
1.6.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ hành vi đối với HIV/AIDS đã
được thực hiện ở những đối tượng khác nhau tại nhiều vùng trong cả nước.
Nghiên cứu của Nguyễn Đình Tý về kiến thức, thực hành phòng chống
11
HIV/AIDS của nhân dân tỉnh Kon Tum năm 2002 cho thấy: 52,3% hiểu biết
đúng hoàn toàn về các đường lây truyền HIV/AIDS [23].
D.T.N.Vinh và GL.Rguin nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về
phòng chống HIV/AIDS của thanh niên 15-29 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh
cho thấy: 93% biết đường lây truyền, 92,4% biết sử dụng bao cao su trong
quan hệ tình dục. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kiến thức, thái độ và
thực hành liên quan với HIV/AIDS giữa nam và nữ [26].
Nghiên cứu của Hoàng Anh Vường về kiến thức, thực hành phòng
chống nhiễm HIV/AIDS của nhân dân thành phố Pleiku năm 2004 cho thấy:
71,8% - 95,6% có thái độ đúng với người nhiễm HIV/AIDS; nhóm có học vấn
từ trung học cơ sở trở lên có kiến thức đúng và thực hành đúng cao hơn nhóm
mù chữ và tiểu học [24].
Võ Thị Hường nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành về
HIV/AIDS của học sinh trung học ở thành phố Buôn Ma Thuột năm 2006 cho
kết quả: 77,7% học sinh biết đúng ba đường lây, 77,2% có thái độ đúng đối
với người nhiễm HIV và thực hành đúng dùng dao cạo râu ở nam giới chiếm
72,7% [10].
Năm 2007, Nguyễn Thanh Long nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực
hành về HIV/AIDS trên đối tượng lái xe ôm ở quận Cầu Giấy cho kết quả:
42% cho là HIV lây qua muỗi đốt, 58,2% lái xe ôm không thường xuyên sử
dụng bao cao su trong quan hệ tình dục với gái mại dâm [12].
Nghiên cứu của Lê Thị Minh Nguyệt trên đối tượng tân binh quân khu
V năm 2002 cho thấy: 80% tân binh có kiến thức đúng về HIV/AIDS. Nguồn
thông tin về HIV/AIDS được tiếp cận từ tivi chiếm 95,9%, báo chí 66,5%-
69% [16].
Lê Trọng Lưu nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống
HIV/AIDS của học sinh phổ thông trung học tỉnh Ninh Thuận năm 2004 cho
12
thấy: tỷ lệ học sinh biết đúng đường lây truyền là 72,9%; biết về khả năng
điều trị AIDS là 77,9%; tỷ lệ học sinh có thái độ đúng là 64,5% [13].
Năm 2005, Đào Thị Tố Nga nghiên cứu kiến thức, thái độ thực hành về
phòng chống HIV/AIDS của vị thành niên tại Nam Định cho thấy: 95,3% đã
từng nghe các chủ đề liên quan phòng chống HIV/AIDS qua thông tin đại
chúng chiếm 99% và cán bộ chuyên môn 70,7%.; 65,4% nhận thấy rằng cần
giúp đỡ người có HIV/AIDS [14].
13
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là tất cả những người dân từ 15 - 49 tuổi ở xã
Hương Long, thành phố Huế.
Xã Hương Long cách thành phố Huế 5km về phía Tây Bắc, có tổng
diện tích 7km
2
. Dân số năm 2008 là 10.150 người, với 1987 hộ gia đình. Có
5052 người từ 15 - 49 tuổi, chiếm 49,8% dân số.
Xã có 4 thôn: An Ninh Hạ, An Ninh Thượng, Trúc Lâm, Xuân Hoà.
Nghề nghiệp chính của người dân là nông nghiệp và buôn bán nhỏ. Thu nhập
bình quân 500.000đ/người/tháng.
Trạm y tế xã có 1 bác sĩ, 1 y sĩ, 1 y tá và 1 nữ hộ sinh. Ngoài nhiệm vụ
chăm sóc sức khoẻ cho người dân, Trạm y tế xã dưới sự lãnh đạo của Ủy ban
Nhân dân xã, phối hợp với các ban ngành đoàn thể thực hiện các chương trình
giáo dục sức khoẻ, trong đó có chương trình phòng chống nhiễm HIV/AIDS.
Chương trình bắt đầu hoạt động ở xã từ năm 2000. Hiện tại xã chưa có trường
hợp nào bị nhiễm HIV/AIDS.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu được tính theo công thức [22]:
2
2
2
)1(
d
pp
Zn
14
Trong đó:
n : Cỡ mẫu nghiên cứu cần có
2
Z
: Giới hạn khoảng tin cậy ở mức xác suất 95% tương ứng 1,96.
P: Tỷ lệ những người có hiểu biết đúng về một vấn đề nào đó mà ta
nghiên cứu. Trong trường hợp này chọn p là tỷ lệ những người có hiểu biết
đúng hoàn toàn về các đường lây truyền HIV.
Theo một số nghiên cứu trước đây ở Việt Nam trong cộng đồng, tỷ lệ
người có hiểu biết đúng hoàn toàn về các đường lây truyền HIV thay đổi
trong khoảng 52,3% -57,5% [7],[23]. Vì vậy p được chọn là 55% = 0,55
d: Độ chính xác mong muốn: chọn d = 10% p = 0,055.
Tính được:
314
)055,0(
45,055,096,1
2
2
n
2.2.3. Phƣơng pháp chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.
* Chọn hộ gia đình
- Lập một bảng danh sách các hộ gia đình của xã Hương Long theo thứ
tự từ 1 đến 1987.
- Tính khoảng cách mẫu: k = 1987/ 314 = 6
- Chọn hộ gia đình đầu tiên: Chọn một số ngẫu nhiên bằng hoặc nhỏ
hơn khoảng cách mẫu từ 1 đến 6. Giả sử chọn được số 5 và đây là hộ đầu tiên
được chọn theo thứ tự danh sách các hộ gia đình.
- Chọn hộ gia đình thứ 2: Cộng khoảng cách mẫu với số ngẫu nhiên
trên là 5, gia đình thứ 2 có số thứ tự là 11.
- Xác định các hộ gia đình tiếp theo bằng cách cộng khoảng cách mẫu
với số xác định hộ gia đình trước. Tiếp tục như vậy cho đến khi đủ số hộ gia
đình của cỡ mẫu đã định.
15
* Chọn người điều tra trong hộ gia đình
Mỗi gia đình chọn ngẫu nhiên một người trong độ tuổi từ 15 - 49 tuổi,
có khả năng trả lời những câu hỏi phỏng vấn.
Chọn đủ số người đã quy định.
2.2.4. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 2 - 5 năm 2009.
2.2.5. Kỹ thuật thu thập thông tin
Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi để thu thập
các thông tin về kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống HIV/AIDS.
2.2.6. Các thông tin cần thu thập
2.2.6.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Tuổi: Tính theo năm dương lịch, phân nhóm tuổi: 15 - 29 và 30 - 49 tuổi.
- Giới: Nam, nữ
- Trình độ học vấn: Mù chữ, cấp I, cấp II, cấp III và trên cấp III.
- Nghề nghiệp: Nông dân, CBCC, học sinh - sinh viên, buôn bán, công
nhân, nghề khác (nghề tự do, thợ thủ công, lao động đơn giản).
- Tình trạng hôn nhân: Có gia đình, chưa có gia đình, goá, ly hôn. Phân
hai nhóm có gia đình và chưa có gia đình, những trường hợp goá và ly hôn
xếp vào nhóm chưa có gia đình
2.2.6.1. Hiểu biết của người dân về nhiễm HIV/AIDS
- Các nguồn thông tin được tiếp cận của người dân
+ Nguồn thông tin từ phương tiện truyền thông: Tivi, đài phát thanh,
báo chí, Pano, áp phích
+ Nguồn thông tin từ con người: từ Cán bộ y tế, chính quyền
- Tỷ lệ được nghe nói về nhiễm HIV/AIDS
- Hiểu biết về sự nguy hiểm của nhiễm HIV/AIDS
16
- Hiểu biết về đường lây truyền HIV/AIDS: Một người có kiến thức
đúng về đường lây khi cho rằng HIV có thể lây truyền trong những tình
huống: qua quan hệ tình dục không an toàn, tiêm chích không đảm bảo vô
trùng, lây từ mẹ sang con và qua đường máu. Người có kiến thức sai khi
không trả lời như trên hoặc cho rằng HIV lây qua muỗi đốt, tiếp xúc thông
thường với người nhiễm HIV hay trả lời không biết.
- Hiểu biết về khả năng điều trị bệnh AIDS: Một người có kiến thức
đúng về điều trị khi trả lời hiện nay chưa chữa khỏi được bệnh AIDS và chưa
có vaccine phòng ngừa. Người có kiến thức sai khi không trả lời như trên hay
trả lời không biết.
- Hiểu biết về các biện pháp phòng ngừa nhiễm HIV/AIDS: Một người
có kiến thức đúng về phòng ngừa nhiễm HIV khi cho rằng có thể tránh lây
nhiễm HIV bằng cách sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục ngoài hôn
nhân, không quan hệ tình dục bừa bãi, không mại dâm, không sử dụng chung
bơm kim tiêm và không dùng chung đồ dùng cá nhân như dao cạo, kềm cắt
móng tay.
Người có kiến thức sai khi không trả lời bất kỳ câu nào như trên hay
trả lời một trong các nội dung như: tránh tiếp xúc với người nhiễm HIV, cách
ly người nhiễm HIV hay trả lời không biết.
2.2.6.3. Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS
Người có thái độ đối xử đúng với người nhiễm HIV khi cho rằng nên
cư xử bình thường và không xa lánh người nhiễm HIV, động viên chăm sóc
người nhiễm HIV. Người có thái độ không đúng khi trả lời cách ly người
nhiễm HIV/AIDS ở một khu vực riêng để tránh lây lan, không đồng ý cho
làm việc, không có ý kiến hoặc trả lời không biết.
17
2.2.6.4. Thực hành của người dân về phòng chống nhiễm HIV/AIDS
Một người có thực hành đúng là khi trả lời một trong những vấn đề sau:
Sống chung thuỷ, không quan hệ tình dục bừa bãi, không mại dâm, sử dụng
bao cao su khi quan hệ tình dục, không tiêm chích ma tuý, không dùng chung
bơm kim tiêm, không dùng chung dụng cụ như dao cạo, kìm cắt móng tay ở
các điểm dịch vụ cắt tóc, làm móng tay chân.
Một người không có thực hành đúng khi trả lời tránh tiếp xúc với người
nhiễm HIV hay trả lời không biết.
2.4. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
- Mã hoá, nhập số liệu, xử lý và phân tích số liệu trên phần mềm EPI
INFO 6.0.
- Tính toán tỷ lệ phần trăm câu trả lời: sự tiếp cận các kênh truyền thông,
kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống HIV/AIDS của người dân.
- Sử dụng test
2
để so sánh các tỷ lệ.
18
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Các đặc điểm
Số lượng
Tỷ lệ %
Tuổi
15 - 29
155
49,4
30 - 49
159
50,6
Giới
Nam
158
50,3
Nữ
156
49,7
Trình độ
học vấn
Cấp I
32
10,2
Cấp II
141
44,9
Cấp III và trên cấp III
141
44,9
Nghề
nghiệp
CBCC
19
6,1
Học sinh - Sinh viên
57
18,2
Nông dân
117
37,2
Công nhân
18
5,7
Buôn bán
26
8,3
Nghề khác
77
24,5
Hôn nhân
Chưa có gia đình
137
43,6
Có gia đình
174
55,4
Goá và ly hôn
3
1,0
Qua nghiên cứu 314 người dân cho kết quả:
- Về giới: Nữ chiếm 49,7% và nam 50,3%.
- Trình độ học vấn: Cấp I chiếm 10,2%, cấp II 44,9%, cấp III và trên
cấp III là 44,9%.
- Nghề nghiệp: Nông dân chiếm 37,2%, nghề khác 24,5%, HS-SV
chiếm 18,2%, buôn bán 8,3% và 6,1% là CBCC.
- Tình trạng hôn nhân: 55,4% có gia đình (có vợ, có chồng), 43,6%
chưa có gia đình, 1% goá và ly hôn.
19
3.2. SỰ TIẾP CẬN VỚI CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG
Bảng 3.2. Tỷ lệ người dân được nghe nói về HIV/AIDS
Nghe nói về HIV/AIDS
Số lượng
Tỷ lệ %
Có
314
100,0
Không
0
0,0
Tổng cộng
314
100,0
Qua bảng 3.2 nhận thấy: 100% người dân được phỏng vấn đã nghe nói
về HIV/AIDS.
Bảng 3.3. Nguồn thông tin về HIV/AIDS được xem hay nghe nói từ
các kênh truyền thông.
Kênh truyền thông
Số lượng
Tỷ lệ %
Tivi
296
94,3
Sách, báo
215
68,5
Radio
146
46,5
Cán bộ y tế
118
37,6
Đoàn thể
109
34,7
Nguồn khác
6
1,9
94.3
68.5
46.5
37.6
34.7
1.9
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Tivi Sách báo Radio CB Y tế Đoàn thể Nguồn khác
Tỷ lệ
%
Nguồn
thông
tin
Biểu đồ 3.1. Các nguồn cung cấp thông tin về HIV/AIDS được tiếp cận
Qua bảng 3.3 và biểu đồ 3.1 nhận thấy: Tivi là kênh truyền thông được
người dân tiếp cận với tỷ lệ cao nhất 94,3%, tiếp đến là sách báo 68,5%, radio
46,5%, cán bộ y tế 37,6% và đoàn thể 34,7%.
20
3.3. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA NGƢỜI DÂN VỀ
HIV/AIDS
3.3.1. Nhận thức của ngƣời dân về sự nguy hiểm của bệnh
Bảng 3.4. Tỷ lệ người dân biết sự nguy hiểm của bệnh
Bệnh lây nguy hiểm
Số lượng
Tỷ lệ %
Có
309
98,4
Không biết
5
1,6
Tổng cộng
314
100,0
98,40%
1,60%
Có
Không biết
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ người dân biết HIV/AIDS là bệnh lây truyền nguy hiểm
Qua bảng 3.4 và biểu đồ 3.2 nhận thấy: 98,4% người dân nhận thức
được HIV/AIDS là bệnh lây truyền nguy hiểm, 1,6% trả lời không biết.
Bảng 3.5. Hiểu biết về điều trị bệnh AIDS và vaccine dự phòng
Nội dung
Số lượng
Tỷ lệ %
Bệnh chữa được
Có
9
2,9
Không
251
79,9
Không biết
54
17,2
Đã có vaccine
Có
10
3,2
Không có
178
56,7
Không biết
126
40,1
Qua bảng 3.5 cho thấy:
- 79,9% người dân biết hiện nay bệnh không chữa khỏi, 17,2% không
biết là chữa khỏi hay không và 2,9% cho là bệnh chữa khỏi.
21
- 56,7% người dân biết chưa có vaccine phòng ngừa nhiễm HIV, 3,2%
cho là có và 40,1% không biết đã có vaccine hay chưa.
3.3.2. Hiểu biết về đƣờng lây truyền HIV/AIDS
Bảng 3.6. Tỷ lệ người dân biết về đường lây truyền HIV/AIDS
Hiểu biết về đường lây truyền HIV
Số lượng
Tỷ lệ %
Qua quan hệ tình dục
300
95,5
Qua đường máu
289
92,0
Mẹ truyền sang con
173
55,1
Biết đúng cả 3 đường lây truyền
170
54,1
Hiểu sai về đường lây
0
0,0
95.5
92
55.1
54.1
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Qua quan hệ tình dục Qua đường máu
Mẹ truyền sang con Trả lời đúng cả 3 dường lây truyền
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ người dân biết đúng về đường lây truyền HIV
Qua bảng 3.6 và biểu đồ 3.3 cho thấy: 95,5% người dân biết
HIV/AIDS lây qua quan hệ tình dục, 92,0% biết lây qua đường máu, 55,1%
biết do mẹ nhiễm HIV truyền sang con và biết đúng cả ba đường lây truyền là
54,1%. Không có trường hợp nào hiểu sai về đường lây truyền.
22
3.3.3. Hiểu biết về các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS
Bảng 3.7. Hiểu biết về phòng ngừa HIV/AIDS
Phòng ngừa được
Số lượng
Tỷ lệ %
Có
279
88,9
Không
9
2,9
Không biết
26
8,2
Tổng cộng
314
100,0
Qua bảng 3.7 cho thấy: 88,9% người dân cho rằng có thể phòng ngừa nhiễm
HIV/AIDS, 8,2% trả lời không biết và 2,9% cho là không thể phòng ngừa được.
Bảng 3.8. Hiểu biết các biện pháp phòng ngừa nhiễm HIV/AIDS
Hiểu biết biện pháp phòng ngừa
Số lượng
Tỷ lệ %
Chung thuỷ, không QHTD bừa bãi
187
59,6
Tình dục an toàn
149
47,5
Không tiêm chích ma tuý
122
38,9
Không dùng chung bơm kim tiêm
112
35,7
Không dùng chung dụng cụ cá nhân
20
6,4
Không biết
35
11,1