Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận tâm lý học đại cương Cấu trúc tâm lý của Phùng Quỳnh Trang trong vụ án giết người đốt xác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.13 KB, 20 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CẤU TRÚC TÂM LÝ CỦA HÀNH VI PHẠM
TỘI............................................................................................................................ 4
1.1. Nhu cầu và lợi ích...........................................................................................5
1.1.1. Nhu cầu....................................................................................................5
1.2. Động cơ, mục đích, ý định phạm tội...............................................................6
1.2.1. Động cơ phạm tội....................................................................................6
1.2.2. Mục đích..................................................................................................8
1.2.3. Mối quan hệ giữa động cơ và mục đích...................................................9
1.2.4 Ý định phạm tội........................................................................................9
1.3. Điều kiện hoàn cảnh để thực hiện hành vi phạm tội.....................................10
1.4. Quyết định thực hiện hành vi phạm tội.........................................................10
1.5. Phương thức thực hiện hành vi phạm tội......................................................11
1.6. Diễn biến tâm lý sau khi thực hiện hành vi phạm tội....................................11
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VỤ ÁN PHÙNG QUỲNH TRANG GIẾT NGƯỜI
ĐỐT XÁC...............................................................................................................14
2.1. Tóm tắt vụ án:...............................................................................................14
2.2. Sơ lược về đời tư cá nhân của Phùng Quỳnh Trang......................................16
2.3. Phân tích cấu trúc tâm lý Phùng Quỳnh Trang trong vụ án...........................17
KẾT LUẬN.............................................................................................................19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................20


MỞ ĐẦU
Tâm lý học được hình thành vào cuối thế kỷ XVI ở Châu Âu và bắt đầu phát
triển mạnh mẽ vào thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX với sự ra đời của một loạt ngành tâm
lý riêng biệt như: tâm lý học xã hội, tâm lý học nghệ thuật, tâm lý học quân sự, tâm
lý học kinh tế, tâm lý học hành vi… Trong đó tâm lý học hành vi có vai trị chi phối


mạnh mẽ và có nhiều ứng dụng trong đời sống xã hội nhất là hoạt động tư pháp.
Khái niệm "hành vi" lần đẩu tiên được Watson (1878-1958) đưa ra ở Mĩ vào
năm 1913 qua bài báo "Tâm lý học dưới con mắt của hành vi". Mặc dù Watson có
tư tưởng tiến bộ khi cho rằng rằng tâm lý học phải thực sự nghiên cứu hành vi của
con người nhưng trên thực tế ông chỉ coi hành vi của con người là các cử động cụ
thể có thể quan sát được của cơ thể nhằm thích ứng với mơi trường bên ngồi chứ
khơng liên quan gì tới những yêu cầu và chuẩn mực của xã hội. Khái niệm "hành
vi" như thế khơng thể lí giải được đời sống tâm lý con người với tư cách là chủ thể
hoạt động có ý thức, có mục đích.
Dựa trên học thuyết mácxít về con người, hoạt động của con người và lí luận
về ý thức, các nhà tâm lý học Xô viết tiêu biểu như L.X.Vưgốtxki, X.L.Rubinxtcin,
A.N.Leonchiev đã có cơng lao to lớn xây dựng hệ thống tâm lý học mácxít. Theo
quan điểm của nền tâm lý học mácxít, cả ý thức và hành vi đểu tồn tại khách quan,
tham gia một cách tích cực vào q trình tác động của con người đối với thế giới
xung quanh, với người khác và với chính bán thân mình. Khái niệm hành vi trong
tâm lý học mácxít khơng tách rời khái niệm hoạt động mà hành vi là sự biểu hiện cụ
thể ra bên ngoài của hoạt động.
Trong khoa học pháp luật hình sự, hành vi phạm tội được nghiên cứu như
môt khái niệm cơ bản của tội phạm và là hành động có ý chí. Dưới góc độ tâm lý
học người ta nghiên cứu cấu trúc tâm lý, những yếu tố quan trọng của hành vi phạm
tội như nguổn gốc, động cơ thúc đẩy, diễn biến và hậu quả tâm lý hành vi phạm tội.
Việc xác định được cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội sẽ hỗ trợ rất lớn cho hoạt


động tư pháp, góp phần xác định đúng người đúng tội, biện pháp cải tạo và phòng
ngừa tái phạm trong tương lai của người phạm tội.
Những nội dung sẽ được trình bày trong tiểu luận này:
 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:
- Cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội: nhu cầu, động cơ, mục
đích, quyết định thực hiện hành vi phạm tội, phương thức

phạm tội và điều kiện hoàn cảnh hành vi phạm tội
- Vụ án “Phùng Quỳnh Trang giết người đốt xác”.
 Mục tiêu nghiên cứu:
- Làm rõ cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội.
- Cấu trúc tâm lý của Phùng Quỳnh Trang trong vụ án giết người
đốt xác


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CẤU TRÚC TÂM LÝ CỦA HÀNH VI
PHẠM TỘI
Việc tìm hiểu vấn đề cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội sẽ làm rõ nhiều
yếu tố quan trọng liên quan đến hành vi phạm tội, như nguồn gốc, động lực thúc
đẩy, diễn biến và hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội.
Hành vi phạm tội là hành vi có lý trí, có ý chí vi vậy có thể nói rằng thành
phần cấu trúc của hành vi phạm tội gồm:
-

Nhu cầu vụ lợi, tâm thế chống đối xã hội.
Động cơ, mục đích và ý định phạm tội.
Quyết định chương trình định hướng hành vi.
Phương thức thực hiện hành vi phạm tội.
Hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội.

Cấu trúc tâm lý bên trong của hành vi phạm tội kết hợp với điều kiện bên
ngồi có thể biểu thị qua sơ đồ dưới đây:

Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc tâm lý tội phạm


1.1. Nhu cầu và lợi ích

1.1.1. Nhu cầu
Nhu cầu và việc thỏa mãn nhu cầu của con người là động lực thúc đẩy hoạt
động, điều chỉnh hành vi của cá nhân và nhóm xã hội. Nhà tâm lý học Nga
A.G.Cơvaliốp viết: “Nhu cầu là sự đòi hỏi của cá nhân và của vài nhóm xã hội
khác nhau muốn có những điều kiện để sống và phát triển. Nhu cầu quy định hướng
lựa chọn của ý nghĩa, rung cảm và ý chí của con người. Nó quy định hoạt động của
cá nhân, nhóm xã hội và của cả một giai cấp, một dân tộc, một thời đại” .
Nhu cầu của con người rất phong phú, đa đạng và khơng có giới hạn cũng
như khơng bao giờ được hồn tồn thỏa mãn. Nó mn màu mn vẻ đối với mọi
người, mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp, mọi thế hệ, mọi dân tộc. Nhà tâm lý học
Nema đã đưa ra hai nhận định có tính chất quy luật về nhu cầu:
-

Một nhu cầu đã thỏa mãn thì khơng cịn là động lực thúc đẩy hành vi và

-

ứng xử của con người trong xã hội nữa.
Hầu hết mọi người đều có một hệ thống nhu cầu. Khi nhu cầu này được
thỏa mãn thì nhu cầu kia trở nên bức xúc hơn. Con người không bao giờ
thỏa mãn đầy đủ mọi nhu cầu. Sự ước muốn của con người là vô tận dẫn
đến hoạt động bất tận.

Trong lĩnh vực pháp luật hình sự, nhu cầu thực hiện chức năng động lực thúc
đẩy hành vi cảu người phạm tội. Nó quy định xu hướng lựa chọn các ý định, động
cơ, mục đích phạm tội. Ngồi những đặc điểm của nhu cầu chung, nhu cầu của
người phạm tội được đặc trưng bởi:
-

Tính nhỏ nhen, hẹp hịi, nghiêng về vật chất, thực dụng.

Tính hẹp hịi của những nhu cầu xã hội cần thiết (nhu cầu lao động, nhu

-

cầu đạo đức…).
Tính cao siêu, vượt q nhu cầu trung bình ngồi khả năng thỏa mãn cho

-

phép.
Tính đồi bại, suy thối.

Nhu cầu con người và nhu cầu xã hội nói chung thường có phần cao hơn khả
năng hiện có, đó là cơ sở cho sự phát triển đi lên. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa nhu


cầu và khả năng thực tế có thể trở thành điều kiện (nhưng không phải nguyên nhân)
của hành vi phạm tội (khi mức thỏa mãn nhu cầu quá thấp).
Nhu cầu q lớn, lịng tham lam, tính đố kỵ, ý muốn “hơn người” thường dẫn
đến hành vi tham ô, hối lộ, trộm cắp, cướp giật, cưỡng đoạt v.v..
1.1.2. Lợi ích
Lợi ích là bậc thang từ nhu cầu đến hành vi, là sự nhận thức nhu cầu và so
sánh nó với những điều kiện và công cụ, phương tiện thực hiện đang có. Lợi ích
cũng là xu hướng nhận thức đối tượng có ý nghĩa được cá nhân lựa chọn và có nội
dung phong phú về mặt tình cảm.
Lợi ích con người thể hiện ở mối quan hệ của cá nhân với điều kiện hiện tại,
với cái ước muốn ở kế hoạch hoạt động sống của nó trong tương lai. Đơi khi những
dạng hành vi nhất định trở thành lợi ích độc lập của cá nhân, tách khỏi điều kiện
xuất phát. Hành vi vu khống, vu oan giáo họa, đổ lỗi cho người khác, cãi cọ và thậm
chí vi phạm pháp luật thường biểu hiện như hình thức biến dạng của sự khẳng định

và của “tính tích cực xã hội”.
1.2. Động cơ, mục đích, ý định phạm tội
1.2.1. Động cơ phạm tội
Động cơ là yếu tố bên trong, là động lực thúc đẩy hành vi của con người.
Động cơ phạm tội là tất cả những gì bên trong thúc đẩy người phạm tội thực
hiện hành vi phạm tội. Ví dụ: giết người vì động cơ đê hèn, hoặc để che dấu một tội
phạm khác…
Nhu cầu của con người khi đã được nhận thức và có khả năng thực hiện thì
nó trở thành động cơ.
Động cơ và thái độ xử sự của con người là hiện tượng hết sức phức tạp, nó
khơng chỉ xuất hiện trong mỗi cá nhân trên cơ sở các nhu cầu cấp thiết, mà cả trong
các mối quan hệ của cá nhân với người khác, với hoàn cảnh xã hội. Hành vi của một
con người trong trạng thái bình thường đều được thực hiện do sự thúc đẩy của một
hoặc một số động cơ nhất định. Trong những trường hợp phạm tội với lỗi cố ý thì
bao giờ hành vi của người phạm tội cũng đều do động cơ phạm tội thúc đẩy. Chỉ


trong trường hợp phạm tội vơ ý vì cẩu thả, vơ ý vì q tự tin thì hành vi mới khơng
có động cơ phạm tội thúc đẩy. Thường những tội phạm này được thực hiện do xung
đột tình cảm được tích tụ lại, thiếu sự chi phối của kích thích bên trong. Đơi khi
hình ảnh xuất hiện đột ngột, kích động con người hành động mà khơng phân tích kỹ
lưỡng hậu quả tất yếu của nó hoặc họ khơng biết hành vi của mình là hành vi phạm
tội, hoặc tin hành vi của mình khơng trở thành hành vi phạm tội. Có những trường
hợp con người hành động khơng theo ý muốn của mình và đã dẫn đến phạm tội.
Trong trường hợp như vậy động cơ hành động mang tính chất bắt buộc.
Động cơ cũng như mục đích hành động là khái niệm tâm lý học. Nhưng
trong hành vi phạm tội, động cơ thuộc phạm trù pháp luật hình sự. Phát hiện ra
động cơ phạm tội và nghiên cứu chúng sẽ rất thiết thực đối với việc:
-


Xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội đối với hành vi phạm tội.
Dự báo khả năng tái phạm của người phạm tội.
Xác định khung hình phạt đối với người phạm tội.
Xác định những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội.

Thường những hành vi phạm tội xuất phát từ những động cơ sau:
-

Động cơ vụ lợi gắn liền với những ham muốn vật chất hẹp hịi muốn có

-

đồ vật q, có tích lũy lớn, làm giàu bất chính.
Động cơ gắn liền với những suy tính nhằm nâng cao thể diện cá nhân

-

(muốn hơn người, có địa vị xã hội cao).
Động cơ có tính chất hiếu chiến trong khi đó lại có mâu thuẫn cá nhân,
kết hợp với ý thức coi thường lợi ích của người khác, của xã hội, khơng

-

tơn trọng nhân phảm con người.
Động cơ đi ngược lại lợi ích xã hội gắn liền với hình trạng vơ trách nhiệm
và khơng hồn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước.

1.2.2. Mục đích
Khi xem xét hành vi phạm tội như một hành vi có lý trí, có nghĩa là chủ thể

phải thấy trước kết quả tương lai của hành vi mà mình sẽ thực hiện (tức là mục đích
hành vi). Mục đích hành vi xác định tính chất và phương thức hành động, lựa chọn
công cụ, phương tiện thực hiện để đạt kết quả.


Mục đích phạm tội là cái mà người phạm tội đặt ra trong trí óc của mình và
mong muốn đạt đến bằng hành vi phạm tội.
Người phạm tội khi thực hiện phạm tội đều nhắm tới những mục đích nhất
định. Nhưng chỉ có thể nói đến mục đích phạm tội của những hành vi phạm tội với
lỗi cố ý trực tiếp, vì chỉ trong trường hợp này người phạm tội mới có sự mong muốn
gây ra tội phạm để đạt những mục đích nhất định. Cịn ở trường hợp phạm tội khác
(như phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp, vơ ý vì cẩu thả, vơ ý vì q tự tin) người phạm
tội cũng có mục đích, nhưng đó chỉ là mục đích của hành vi, vì người phạm tội hồn
tồn khơng mong muốn thực hiện một tội phạm, họ hoặc khơng biết hành vi của
mình có thể trở thành một tội phạm hoặc biết nhưng khơng muốn nó trở thành tội
phạm.
Mục đích của hành vi phạm tội khơng do điều kiện khách quan mà do chủ
thể định ra và được nhận thức như yếu tố cần thiết và có khả năng thực hiện trong
điều kiện nhất định. Sự hình thành mục đích là giai đoạn đầu tiên của sự hình thành
hành vi phạm tội.
Sau khi nhận thức nhu cầu và lợi ích của bản thân, chủ thể phân tích điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể, đắn đo suy nghĩ đưa ra phương án thích hợp với mong muốn
của chủ thể. Trong số các phương án có khả năng thực hiện, chủ thể cân nhắc, lựa
chọn một phương án tối ưu nhất theo ý định chủ quan.
Việc lựa chọn mục đích là do động cơ quyết định. Động cơ là động lực thúc
đẩy hành vi con người. Nhu cầu con người khi đã được nhận thức và có khả năng
thực hiện thì nó trở thành động cơ. Từ động cơ người ta xác định mục đích hành vi,
vạch ra kế hoạch cụ thể để đạt được kết quả tối ưu.
1.2.3. Mối quan hệ giữa động cơ và mục đích
Động cơ và mục đích liên quan chặt chẽ với nhau. Nhờ động cơ thúc đẩy nên

người phạm tội mới hành động quyết liệt để thực hiện mục đích đã xác định. Động
cơ là ngun nhân chủ quan, cịn mục đích là xu hướng ý chí của hành vi. Trong
q trình hình thành hành vi phạm tội thì mục đích là hình ảnh của kết quả mà
người phạm tội nhằm đạt được, còn động cơ là nhân tố thúc đẩy họ đi đến kết quả


đó. Vì có sự gần gũi như vậy giữa động cơ và mục đích, cho nên hai khái niệm này
có khi được dùng thay thế cho nhau.
1.2.4 Ý định phạm tội
Động cơ và mục đích được gọi chung là ý định phạm tội.
Ý định phạm tội là một hiện tượng năng động. Nó xuất hiện trên cơ sở những
động lực nhất định thúc đẩy và gắn liền với sự phân tích, đánh giá hồn cảnh cụ thể
và việc xác định mục đích cụ thể. Trước khi hồn thành hành vi phạm tội, ý định
phạm tội khơng mang tính khách quan. Nó là yếu tố tâm lý có tính chất chủ quan.
Trong lĩnh vực pháp luật hình sự, chủ thể chịu trách nhiệm hình sự khơng
phải là vì ý định phạm tội của mình, mà chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi người
phạm tội đã có những hành vi nguy hiểm cụ thể để thực hiện ra bên ngoài thế giới
khách quan. Ví dụ như: tìm kiếm dao súng để giết người (giai đoạn chuẩn bị phạm
tội) hoặc can phạm đã có những hành vi đâm, bắn, bóp cổ trong tội giết người (giai
đoạn thực hiện tội phạm). Tuy nhiên khi đã xác định ý định phạm tội thì đó là cơ sở
tâm lý dẫn đến việc thực hiện tội phạm.
Ý định phạm tội quan hệ chặt chẽ với điều kiện thực hiện tội phạm. Điều
kiện thay đổi có thể làm thay đổi ý định phạm tội hoặc làm xuất hiện ý định phạm
tội mới. Ví dụ: ban đầu chủ thể có ý định trộm cắp nhưng khi điều kiện thay đổi y
thực hiện hành vi cướp. Ý định sẽ biến mất khi khơng có điều kiện hồn cảnh
khách quan thuận lợi cho việc thực hiện hành vi phạm tội. Đơi khi có điều kiện
phạm tội nhưng chủ thể tự nguyện từ bỏ ý định phạm tội vì nhiều nguyên nhân khác
nhau.
1.3. Điều kiện hoàn cảnh để thực hiện hành vi phạm tội
Sự xuất hiện động cơ và mục đích phạm tội là giai đoạn đầu tiên để hình

thành hành vi phạm tội. Song hành hành vi đó có diễn ra hay khơng cịn phụ thuộc
rất nhiều vào điều kiện hồn cảnh bên ngồi. Đó là lý do dẫn đến việc thực hiện tội
phạm.
Lý do dẫn đến việc thực hiện hành vi phạm tội là thời điểm bắt đầu hành
động phạm tội cho thấy rõ trong hoàn cảnh nào trong con người có thể thực hiện


hành vi phạm tội của mình. Nhưng lý do khơng có ý nghĩa quyết định một cách độc
lập mà nó “chỉ củng cố” nguyên nhân được hình thành từ trước.
Qua lý do phạm tội có thể đánh giá đặc tính nhân cách của người phạm tội,
thiên hướng quan điểm xã hội, động cơ và mục đích phạm tội của con người đó.
Nhiều khi điều kiện hồn cảnh khách quan chính là nguyên nhân làm xuất
hiện ý định phạm tội ở một số người nào đó. Ví dụ: khi một người đi qua nơi mà tài
sản không được quản lý, bảo vệ một cách chặt chẽ hay không được cất giữ cẩn thận
thì dễ làm xuất hiện ý định phạm tội ở họ.
1.4. Quyết định thực hiện hành vi phạm tội
Cực điểm dẫn đến hành vi phạm tội là việc hình thành quyết định hành động
cụ thể, sự “khẳng định” hoàn toàn phương án đã chọn là thời điểm xuất phát để thực
hiện hành động là “điểm nút” của toàn bộ q trình chuẩn bị phạm tội.
Có thể nói rằng đến thời điểm này nhân cách đã chuyển hóa, mục đích mà
chủ thể đã định nổi lên trên hết, mọi ý nghĩ đều tập trung hướng đến kết quả phạm
tội.
Trong thực tế, sự lựa chọn phương án hành động có thể thích hợp, có cơ sở,
hợp lý, có tính đến logic phát triển của các sự kiện. Nhưng cũng có thể khơng thích
hợp, khơng hợp lý khi những phương án có khả năng khơng được sắp xếp theo trình
tự “hợp lý” không được so sánh một cách kỹ lưỡng. Tuy vậy, đối với tất cả mọi
hành vi phạm tội hợp lý và khơng hợp lý xét dưới góc độ dự đốn tình huống đều
khơng hợp lý ở chỗ nó khơng tính đến hậu quả sẽ đem lại cho xã hội và sự trừng
phạt khơng thể tránh khỏi sau đó.
Rất nhiều trường hợp người phạm tội khơng dự tính đầy đủ những khả năng

có thể xảy ra nên khi hành động gặp phải nhiều khó khăn, trở ngại. Đó là những
hiện tượng vẫn thường xảy ra do hạn chế về mặt trí tuệ, nhận thức của người phạm
tội, do thao tác vụng về và trí nhớ có hạn của họ. Đa số người phạm tội là những
người khơng biết tính tốn kỹ lưỡng, khơng có tầm nhìn xa trơng rộng, chỉ thấy lợi
ích trước mắt mà khơng nghĩ đến tương lai lâu dài.


1.5. Phương thức thực hiện hành vi phạm tội
Ý định phạm tội được cụ thể hóa qua phương thức và kết quả thực hiện hành
vi phạm tội.
Phương thức hành động là hệ thống phương pháp được lựa chọn xuất phát từ
động cơ và mục đích đã hình thành và do đặc điểm tâm lý của người hành động quy
định. Đây là mặt khách quan của hành vi phạm tội có ý thức.
Phương thức hành động phạm tội phản ánh ý định và quá trình chuẩn bị
phạm tội. Làm rõ phương thức hành động chúng ta thấy được động cơ mà người
phạm tội tuân thủ, mục đích mà y theo đuổi. Trong phương thức còn thể hiện đặc
điểm tâm lý, vốn tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen, các mối quan hệ xã hội, kiểu
khí chất, trạng thái tâm lý của người phạm tội. Ví dụ: những hành vi cơn đồ thường
có ở những người thuộc khí chất nóng, khơng biết kiềm chế, thiếu giáo dục v.v..
Trong hành vi phạm tội phương thức hành động quan hệ mật thiết với động
cơ và mục đích. Nếu động cơ xác định mục đích, thì đến lượt mình mục đích lại xác
định tính chất và phương thức hành động đạt kết quả. Vì thế làm rõ phương thức
phạm tội giúp ta hiểu thêm về động cơ, mục đích phạm tội.
1.6. Diễn biến tâm lý sau khi thực hiện hành vi phạm tội
Thực hiện hành vi phạm tội trong đa số các trường hợp gắn liền với việc
nhằm đạt được kết quả đã định trước. Sau khi đạt được kết quả thường có những
thay đổi nhất định diễn ra trong tâm lý người phạm tội. Quan hệ của người phạm
với kết quả đã đạt được có thể theo hai xu hướng chủ yếu: Thái độ ăn năn, hối hận
và sự thỏa mãn với kết quả.
Hình ảnh của kết quả đạt được có thể gây nên cảm xúc nặng nề, ghê rợn

cùng với sự ăn năn hối hận. Ở một số người phạm tội mới bị đe dọa phát giác, bị
trừng phạt mà đã có trạng thái tâm lý căng thẳng. Vì vậy trong thời gian này người
phạm tội thường có những hành vi khơng phù hợp với hoàn cảnh, giảm khả năng tự
điều chỉnh, hay nghi ngờ, không nhanh nhạy, luôn trong trạng thái trầm uất, ủ rủ.
Nhiều người đã tự ra đầu thú trước pháp luật, có những trường hợp tìm những hồn
cảnh xúc động để quên đi những gì đã xảy ra.


Ngược lại, việc thỏa mãn với kết quả sẽ củng cố trong tâm lý của người
phạm tội hình ảnh về hành vi phạm tội, tăng thêm tăng thêm ý thức đi ngược lại lợi
ích của người khác và lợi ích xã hội. Trong trường hợp này họ thường thận trọng
xóa bỏ đi dấu vết của hành vi cũ, “tích cực” tìm ra mưu kế, lập kế hoạch cho những
hành vi phạm tội mới và điều đáng lưu ý ở đây là những hành vi phạm tội thường
được thực hiện tàn nhẫn, trắng trợn, nguy hiểm hơn nhưng lại thiếu tính tốn.
Cũng có trường hợp người phạm tội tự nguyện khơng thực hiện hành vi
phạm tội đến cùng, tức là đã kịp dừng lại trước khi đạt kết quả đã dự tính từ trước.
Động cơ thúc đẩy người phạm tội khơng tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội đến
cùng, có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Ví dụ: sợ bị pháp luật trừng trị,
cảm thông với nỗi đau, mất mát của người khác, hoặc do nhút nhát, sợ hãi… Những
động cơ này khơng có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội, nhưng rất cần thiết để
đánh giá nhân cách người phạm tội.
Như vậy, sau khi thực hiện hành vi phạm tội người phạm tội luôn rơi vào
trạng thái tâm lý căng thẳng, và kéo theo hành vi của họ cũng biến đổi:
-

Hành động của người phạm tội mang tính chất bị động thường thiếu suy
nghĩ và thay đổi bản chất giao tiếp (như cởi mở hơn hay ngược lại), họ dễ

-


bị kích động.
Trong trường hợp người phạm tội có ý định che dấu trạng thái tâm lý
căng thẳng của mình, thì họ thường có biểu hiện tích cực khơng bình
thường, mang tính chất bề ngồi (như tham gia lao động rất tích cực, học

-

tập chăm chỉ khác thường…).
Dùng các chất kích thích để gạt bỏ trạng thái tâm lý căng thẳng.
Người phạm tội rơi vào tình thế khơng xác định. Có nghĩa là người phạm
tội biết được mức độ lỗi của mình và sợ bị phát hiện, trừng trị của pháp
luật. Nhưng họ không biết được cơ quan điều tra đã có những tin tức gì
về hành vi phạm tội của họ. Do đó người phạm tội khơng xác định được
hồn cảnh của mình, khơng biết được hồn cảnh của mình sẽ ra sao. Vì
thế họ luôn luôn cố gắng thu thập những thông tin về giai đoạn điều tra


để xóa bỏ trạng thái tâm lý này. Biều hiện của tình thế khơng xác định
của hành vi phạm tội:
+ Người phạm tội thường hay quan tâm đến công việc điều tra của
cơ quan điều tra khi giao tiếp với những người khác nhằm nắm bắt
thông tin.
+ Trong một số trường hợp người phạm tội quay lại hiện trường nơi
gây án để phát hiện những sai sót, những dấu vết mà họ đã sơ ý để lại.


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VỤ ÁN PHÙNG QUỲNH TRANG GIẾT NGƯỜI
ĐỐT XÁC
2.1. Tóm tắt vụ án:
Ngày 23/02/2008, Phùng Quỳnh Trang có gọi điện thoại nhờ Vân Anh bán

hộ 2.000 viên thuốc lắc và được Vân Anh nhận lời (Trang và Vân Anh có quan hệ
bạn bè từ trước).
Chiều cùng ngày, Hiếu lái xe chở Trang đến thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng
Ninh đón Vân Anh. Tại đây, Vân Anh đã dẫn Trang và Hiếu đến một địa điểm để
gặp 3 thanh niên tên là Linh “kẹo”, Linh “già” và Tuấn để bán thuốc. Nhưng khi
đến nơi, bọn Trang và Hiếu bị đám Linh “kẹo” cướp 1.900 viên thuốc lắc và đánh
Hiếu đến ngất.
Nghĩ là Vân Anh lừa cướp hàng của mình, 4 ngày sau (ngày 27/2), Trang đã
rủ Trần Đức Thuỷ, Khúc Ngọc Hiệp và Nguyễn Trọng Hiếu lên Hà Nội tìm bắt Bùi
Thị Vân Anh để tra khảo. Hiếu lái xe ôtô BKS 16L - 3063 chở bọn Trang từ Hải
Phòng ra Hà Nội.
19h cùng ngày cả bọn tới nơi. Chúng vào một quán cà phê trên đường
Nguyễn Chí Thanh để đợi Vân Anh. Lúc này cả bọn nghĩ kế điều Vân Anh ra khỏi
Hà Nội bằng cách rủ cơ cùng lên sân bay Nội Bài đón bạn. Khoảng 30 phút sau Vân
Anh tới nơi và cùng lên xe với bọn Trang. Kể cả lúc đã lên xe, Vân Anh cũng khơng
thể hình dung được cái bẫy chết người đang chờ đón mình ở phía trước.
Trên đường đi, Trang mượn điện thoại di động của Vân Anh để trêu người
yêu của cô. Khi đến đường 18 Hiếu không lái xe vào sân bay mà rẽ đi theo đường
về Bắc Ninh. Lúc này Trang đang xem điện thoại của Vân Anh, thấy có ảnh một
nam thanh niên, Trang liền hỏi đó có phải Linh "kẹo" khơng? Vân Anh bảo khơng
phải và mở cửa xe định lao ra ngoài. Thấy vậy, Trần Đức Thuỷ đã nhoài theo kéo
Vân Anh và cùng với Khúc Ngọc Hiệp đấm, đánh cô liên tiếp, sau đó chúng nhét
giẻ vào mồm Vân Anh và trói cơ lại.


Trang lúc đó đã ra lệnh cho đồng bọn đánh, đấm Vân Anh và lục soát người
lấy đi của Vân Anh chiếc túi xách và ĐTDĐ. Khi đi đến địa phận thị trấn Phố Mới,
huyện Quế Võ, Hiếu đỗ ôtô lại rồi mang can đi mua xăng. Mua xăng, Hiếu lên xe
chở cả bọn đi tiếp.
Khi đến lối lẽ vào thôn Găng, thuộc xã Đào Viên, huyện Quế Võ, thấy có

cánh đồng rộng và vắng, Hiếu cho xe đỗ lại để cả bọn khênh Vân Anh xuống ruộng.
Đi sâu vào bên trong khoảng 50m thì chúng đặt Vân Anh xuống và bỏ giẻ ở mồm cô
ra.
Sau này khai tại CQĐT, Hiếu cho biết hắn đã thấy Trang hỏi Vân Anh là:
"Bây giờ mày có nhận tội khơng?". Vân Anh khóc và trả lời: "Chị không biết... Anh
Hiếu ơi, anh bảo Trang tha cho em". Nhưng Trang dùng chân phải đá liên tiếp vào
mặt Vân Anh, sau đó cơ ta bảo Hiếu lấy can xăng dội vào người cô gái.
Rồi mặc cho cơ gái van xin kêu khóc, Trang châm lửa đốt can xăng. Ngọn
lửa bùng cháy, Trang lạnh lùng vứt can xăng vào người Vân Anh rồi cả bọn bỏ chạy.
Sau khi nhận được tin báo có xác chết bị chết cháy giữa đồng, Cơng an tỉnh
Bắc Ninh đã có mặt tại hiện trường khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường
và rà sốt thơng tin. Và chỉ trong vịng 24 giờ đồng hồ, tung tích nạn nhân và chiếc
xe ôtô gây án đã được cơ quan điều tra xác định.
Sau hơn nửa tháng trời rượt đuổi khắp các tỉnh, thành trong Nam, ngồi Bắc
theo cuộc trốn chạy của nhóm tội phạm, cuối cùng đã tóm gọn được Phùng Quỳnh
Trang khi ả đang lẩn trốn tại nhà người tình là một chuyên gia dầu khí, Nguyễn
Trọng Hiếu cũng bị bắt ngay sau đó tại TP HCM. Hai đối tượng cịn lại là Khúc
Ngọc Hiệp và Trần Đức Thuỷ cũng được CQĐT Công an tỉnh Bắc Ninh phối hợp
với Công an Hải Phịng và gia đình thuyết phục ra đầu thú ngay sau đó.
Ngày 14/11/2008, Tịa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã mở phiên tòa xét xử
Phùng Quỳnh Anh và đồng bọn, xét hành vi của bị cáo là đặc biệt nguy hiểm, cách
thức giết người man rợ nên tòa tuyên phạt Trang án tử hình, Hiếu mức án tù chung
thân, Thủy 20 năm và Hiệp 18 năm tù giam.


2.2. Sơ lược về đời tư cá nhân của Phùng Quỳnh Trang
Trang sinh năm 1988 tại một vùng quê nghèo của tỉnh Nam Định, mồ côi cha
mẹ từ nhỏ lớn lên trong sự bảo bọc của người dì. Tuy nhiên, khơng chấp nhận cuộc
sống nghèo khó ở q nhà Trang bỏ nhà đi bụi khi mới chỉ 13 tuổi và đây cũng
chính là thời điểm đánh dấu sự trượt dài của cuộc đời Trang. Sau khi phiêu bạt khắp

chốn giang hồ Hà Nội, Nam Định… Trang dạt về Hải Phòng. Tại đất Cảng Trang
nhanh chóng bắt kịp những cơ chiêu cậu ấm bỏ nhà đi bụi. Năm 16 tuổi, Trang ra
dáng một thiếu nữ sở hữu một thân hình mảnh mai, gương mặt ưa nhìn mà bao
người phải khao khát. Ý thức được nhan sắc của mình Trang đã tiến thân bằng vốn
tự có, ln cặp kè với các “đại gia” để có tiền ăn chơi. Chính vì kiếm tiền mà không
phải đổ mồ hôi nước mắt, Trang tiêu tiền như nước, những quán bar, vũ trường là
bãi đáp thường xuyên để Trang cùng bạn bè thác loạn. Trang trở thành dân chơi có
số má tại đất Hải Phịng. Từ những lần thác loạn ấy Trang đã biết đến thuốc lắc,
biến cô trở thành con nghiện nặng. Và với mối quan hệ của mình Trang trở thành
“đại lý” cung cấp thuốc lắc cho Hải Phòng, Hà Nội khi chỉ mới 18 tuổi.
Giữa năm 2007, Trang yêu Hiếu, tài xế taxi (22 tuổi, quê Hải Phòng). Được
người đẹp cung phụng tiền và cho làm tài xế riêng, Hiếu và bạn là Thủy, hiệp trở


thành tay chân của Trang dù cả 3 đều lớn hơn Trang từ 3-5 tuổi. Bản thân Hiếu cầm
tài cho những chuyến hàng đường dài của Trang, lên Lạng Sơn lấy hàng rồi quay về
Hà Nội, Hải Phòng tiêu thụ.
Đầu năm 2008, Trang móc nối với cơ sinh viên trẻ đẹp Vân Anh, giao 1.900
viên thuốc lắc và hướng dẫn cách tiêu thụ. Mấy ngày sau, nghe Vân Anh báo là đã
bị người tên Linh lừa lấy mất hàng, Trang cho rằng Vân Anh ăn chặn và lập mưu trả
thù.
2.3. Phân tích cấu trúc tâm lý Phùng Quỳnh Trang trong vụ án
Nhu cầu: Trang mồ côi cha mẹ từ nhỏ phải sống với dì, thiếu đi tình thương
yêu của cha mẹ, lại phải ra đời từ sớm nên vốn sẵn trong Trang đã có tâm thế chống
đối xã hội, nhỏ nhen hẹp hịi. Khơng chấp nhận cái nghèo Trang bỏ nhà ra đi từ năm
13 tuôit, tiến thân bằng vốn “tự có”, làm giàu bằng cách bất chính (bn thuốc lắc)
cho thấy cô ta là người thực dụng, chạy theo lối sống vật chất.
Động cơ phạm tội: Trang muốn trả thù Vân Anh vì cho rằng Vân Anh đã
cùng đồng bọn lừa mình để cướp hàng, bản chất tâm lý hiếu chiến muốn nâng cao
thể diện với đàn em rằng bản thân mình là người có số số má trong giới giang hồ

nên phải “rửa nhục” cho đàn em thấy.
Mục đích phạm tội: Với suy nghĩ Vân Anh dàn cảnh để cho đồng bọn cướp
hàng, Phùng Quỳnh Trang muốn biết kẻ cùng Vân Anh cướp hàng là ai, muốn lấy
lại hàng, đồng thời muốn hành hạ Vân Anh cho bỏ ghét.
Ý định phạm tội: Ban đầu Trang chỉ muốn hành hạ Vân Anh để khai ra vụ
mất hàng rồi sau đó bán Vân Anh sang Trung Quốc làm gái mại dâm nhưng do Vân
Anh không nhận tội nên Trang điên tiết muốn giết Vân Anh để diệt khẩu.
Quyết định thực hiện hành vi phạm tội: Trang ý thức được việc mình làm,
bản thân là giang hồ có “số” nên có thái độ côi thường pháp luật quyết thực hiện
hành vi thủ ác đến cùng. Ban đầu là bắt và tra tấn Vân Anh, sau đó khi thấy Vân
Anh khơng nhận tội Trang cho đồng bọn mua xăng và tự tay mình tưới xăng và
châm lửa để thiêu sống Vân Anh.


Phương thức phạm tội: Trang chủ mưu và chính là người thực hiện việc
thiêu sống Vân Anh để Vân Anh chết trong đau đớn. Đây là hành vi vô cùng dã man
mất hết tính người, một thái độ cơn đồ ở những người thiếu giáo dục.
Tâm lý sau gây án: Ý thức được việc mình làm là một trọng tội Trang cùng
đồng bọn cao bay xa chạy nhưng với bản chất của mình chúng vẫn khơng qn thác
loạn ở những nơi chúng đến. Cuối cùng khi cạn tiền Vân Anh chia tay đồng bọn và
tìm tới người tình thứ 2 của Trang là vị chun gia dầu khí để tìm sự che chở từ ơng
này, đây chính là lúc bản tính yếu đuối của người phụ nữ của Trang được trỗi dậy –
thứ mà chúng ta khơng nghĩ là nó cịn tồn tại ở cơ gái này.
Phùng Quỳnh Trang gây ra một tội ác mà trời không dung đất không tha như
vậy một phần cho bản chất của cô ta. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa vẫn là do cô ta
thiếu tình thương từ thuở nhỏ, thiếu sự giáo dục của gia đình. Bản thân cơ ta khơng
được giáo dục đầy đủ, phải ra lăn lộn trong giới từ sớm nên sớm hình thành tâm thế
chống đối xã hội, lối sống vật chất vị kỷ, tàn nhẫn, coi thường lợi ích người khác.
Vì vậy trong cơng tác đấu tranh tác phịng chống tội phạm thì cơng tác giáo dục có
vai trị hết sức quan trọng. Gia đình và nhà trường phải gần gũi với con em mình,

tăng cường giáo dục đạo đức lối sống để góp phần hình thành nên những nhân cách
tốt, những cơng dân có ích cho gia đình và xã hội. Làm được như vậy thì tin chắc
rằng những hành vi phạm tội tàn ác cũng khó lòng mà xảy ra, an ninh trật tự xã hội
cũng vì thế mà được đảm bảo.


KẾT LUẬN
Nghiên cứu cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội của người phạm tội có ý
nghĩa rất quan trọng đối với việc điều tra, xét xử tội phạm. Cái gì thúc đẩy một
người thực hiện hành vi phạm tội, họ thực hiện nhằm mục đích gì và thái độ sau khi
thực hiện hành vi phạm tội. Tâm lý học hành vi chỉ ra rằng những ám ảnh, những
nhu cầu không được đáp ứng sẽ tạo ra những ức chế về mặt tâm lý và khi gặp điều
kiện kích thích nhất định, người ta sẽ bị thúc đẩy để giải tỏa những ức chế này. Khi
những giải tỏa này không đúng với những chuẩn mực của pháp luật và xã hội nó sẽ
trở thành hành vi phạm tội.
Việc nghiên cứu cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội giúp cơ quan tư pháp
xác định đúng người đúng tội. Cùng hành vi giết người nhưng trong trạng thái kích
động hay tự vệ sẽ nhẹ tội hơn so với giết người một cách dã man, đê hèn dù rằng cả
2 trường hợp hậu quả như nhau (chết người). Đồng thời, biết được cấu trúc tâm lý
của người phạm tội cơ quan điều tra biết được tâm lý của người phạm tội và sẽ dự
đoán được những hành vi tiếp theo để lần theo đó mà tìm ra kẻ phạm tội, giúp cho
việc xét xử được công bằng, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách:
Giáo trình tâm lý học tư pháp, Đặng Thanh Nga, NXB Công an nhân dân.
Web:
Tâm_lý_học
/> /> />



×