BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG
NHẬN DIỆN TÌNH TRẠNG SUY YẾU Ở NGƢỜI CAO TUỔI
ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA LÃO – CHĂM SÓC GIẢM NHẸ - BV ĐHYD
ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VÀ GIÁ TRỊ ỨNG DỤNG LÂM SÀNG CỦA 2
THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ SUY YẾU ĐƠN GIẢN:
PRISMA VÀ GRONINGEN FRAILTY INDICATOR
Mã số:…………………
Chủ nhiệm đề tài: TS. Thân Hà Ngọc Thể
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2018
1
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG
NHẬN DIỆN TÌNH TRẠNG SUY YẾU Ở NGƢỜI CAO TUỔI
ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA LÃO – CHĂM SÓC GIẢM NHẸ - BV ĐHYD
ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VÀ GIÁ TRỊ ỨNG DỤNG LÂM SÀNG CỦA 2
THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ SUY YẾU ĐƠN GIẢN:
PRISMA VÀ GRONINGEN FRAILTY INDICATOR
Mã số:…………………
Chủ nhiệm đề tài
TS. Thân Hà Ngọc Thể
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2018
2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. TS. Thân Hà Ngọc Thể
Chủ nhiệm đề tài
2. BSCK1. Nguyễn Ngọc Hồnh Mỹ Tiên
Cộng tác viên chính
3. BSCK1. Trịnh Thị Bích Hà
Cộng tác viên
4. BS. Nguyễn Ngọc Mai Phương
Cộng tác viên
5. BS. Tăng Thị Thu
Cộng tác viên
6. BS. Võ Yến Nhi
Cộng tác viên
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH: Bệnh viện Đại Học Y Dƣợc TPHCM
3
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 4
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 17
2.1. Chuyển ngữ để thích ứng văn hóa bộ câu hỏi GFI, PRISMA ............................ 17
2.1.1. Dịch xuôi từ tiếng Anh sang tiếng Việt .......................................................... 17
2.1.2. Dịch ngƣợc từ tiếng Việt sang tiếng Anh....................................................... 18
2.1.3. Hội đồng đánh giá............................................................................................ 18
2.1.4. Kiểm tra phiên bản Prefinal ........................................................................... 18
2.2. Đánh giá tính hợp lý, giá trị ứng dụng lâm sàng của bộ câu hỏi GFI, PRISMA .
2.2.1. Thiết ế nghiên cứu ......................................................................................... 19
2.2.2. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 19
2.2.3. Cỡ mẫu ............................................................................................................. 19
2.2.4. Phƣơng pháp chọn mẫu .................................................................................. 19
2.2.5. Tiêu chuẩn áp dụng phƣơng pháp tự điền hoặc phỏng vấn trực tiếp ........ 19
2.2.6 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 20
2.2.7. Công cụ thu thập số liệu.................................................................................. 20
2.2.8. Định nghĩa các biến số nghiên cứu................................................................. 20
2.2.9. Phân tích số liệu ............................................................................................... 22
2.3. Y đức trong nghiên cứu .............................................................................................. 22
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 24
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ...................................................................................................... 28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................ 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI
4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tỷ lệ NCT Việt Nam theo các năm
Bảng 3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2 Đặc điểm lâm sàng đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.3: Điểm số trung bình, tần số của từng thang đo
Bảng 3.4: Tần số bất thường của từng thang đo
Bảng 3.5: So sánh 2 bộ câu hỏi tầm soát GFI và PRISMA với thang đo CGA
5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NCT
Người Cao Tuổi
BV ĐHYD
Bệnh viện Đại Học Y Dược
CGA
Comprehensive Geriatric Assessment
Đánh giá Lão khoa toàn diện
GFI
Groningen Frailty Indicator
Dấu chỉ điểm suy yếu Groningen
MMSE
Mini Mental State Examination
Đánh giá trạng thái tinh thần tối thiểu
sMNA
Minimum Nutrient Assesement (short form)
Đánh giá dinh dưỡng ngắn gọn (theo dạng rút gọn)
ADL
Activities of Daily Living
Tình trạng hoạt động sống cơ bản hàng ngày
IADL
Instrument Activities of Daily Living
Tình trạng hoạt động sinh hoạt hàng ngày có dụng cụ
GDS-15
Geriatric Depression Scale
Đánh giá tình trạng trầm cảm trong Lão khoa
6
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, cùng với nhịp độ phát triển kinh tế và y tế, dân số người cao tuổi ngày càng
tăng. Theo thống kê, năm 1950 thế giới có 205 triệu người cao tuổi (NCT), chiếm 8% dân
số, đến năm 2012 có 810 triệu NCT, dự kiến sẽ tăng đến 1 tỷ NCT vào năm 2022. Theo tính
tốn sẽ tăng tới 22% vào năm 2050 (khoảng 2 tỷ người).
Theo kết quả điều tra dân số năm 2009 được Tổng cục thống kê cơng bố, tính đến
ngày 01/04/2009, dân số của Việt Nam là 85.789.573 người, tăng 9,14 triệu người so với
năm 1999. Tỉ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999- 2009 là 1,2%/ năm, giảm
0,5% so với 10 năm trước và là tỉ lệ tăng thấp nhất trong 50 năm qua (5).
Già hóa dân số là quá trình chuyển đổi về dân số học theo hướng tỉ lệ người cao tuổi
(từ 60 tuổi trở lên) tăng và chiếm từ 10% dân số trở lên hoặc tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên
chiếm từ 7% dân số. Thời gian để Việt Nam chuyển từ giai đoạn “già hóa” sang một cơ cấu
dân số “già” sẽ ngắn hơn và nhanh hơn nhiều so với nhiều nước phát triển: giai đoạn này
khoảng 85 năm ở Thụy Điển, 26 năm ở Nhật Bản, 22 năm ở Thái Lan, trong khi dự kiến có
chỉ 20 năm cho Việt Nam. Theo dự báo trước đây, dân số nước ta sẽ già hóa vào năm 2014,
nhưng số liệu thực tế cho thấy nước ta bước vào giai đoạn già hóa dân số vào năm 2012 (tỉ
lệ người ≥ 60 tuổi chiếm 10,2% (1,2,5).
Ở NCT có những đặc điểm riêng biệt, các cơ quan trong cơ thể đều bị lão hóa dẫn đến
suy giảm chức năng sinh lý và khả năng thích nghi. Đây là một trong những yếu tố tạo điều
kiện cho bệnh phát sinh và phát triển. Song song với tình trạng lão hóa dân số ngày càng
tăng, tỉ lệ suy yếu ở NCT cũng tăng, làm tăng tỉ lệ bệnh tật, nhập viện và tử vong cũng như
tăng chi phí chăm sóc y tế cho gia đình và xã hội.
Ngày nay, đã có nhiều nghiên cứu về suy yếu NCT trên thế giới, có rất nhiều cơng cụ,
thang điểm…được dùng để đánh giá tình trạng suy yếu ở NCT, nhưng đa số rất mất thời
gian và khó thực hiện trong thực hành lâm sàng hàng ngày. Vì vậy, NCT khơng được đánh
giá lão khoa tồn diện thường quy, khơng được sớm phát hiện tình trạng suy yếu để có biện
pháp xử trí thích hợp.
Trên thế giới, nghiên cứu của tác giả Khandelwal D. và cộng sự năm 2012 ghi nhận:
Trong 250 NCT nhập viện được đánh giá theo tiêu chuẩn Fried có 83 (33,2%) có suy yếu.
Nghiên cứu cũng cho thấy, suy yếu có liên quan có ý nghĩa với tuổi cao. Trong nhóm suy
yếu này, có 5 trường hợp đã tử vong (25).
7
Nghiên cứu của Fernando M. và cộng sự năm 2014 ghi nhận, trong 311 người tham
gia, 78 (25,1%) không suy yếu, 147 (47,3%) tiền suy yếu (pre-frail), 86 (27,8%) có suy yếu.
Thêm vào đó, cao tuổi, đã kết hơn, t ngã trong những năm gần đây, tàn tật là những yếu tố
liên quan có ý nghĩa đến suy yếu (17).
Trong nghiên cứu của Emiel O. và cộng sự năm 2013, về xác định suy yếu ở NCT
trong chăm sóc ban đầu, so sánh tính chính xác của 5 thang điểm đơn giản cho thấy: thang
điểm PRISMA-7 có độ chính xác tốt nhất. Nhưng cần nghiên cứu thêm về tính dự đoán hợp
lý và ứng dụng lâm sàng của thang điểm (3).
Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về tỉ lệ suy yếu ở NCT. Lẻ tẻ có những nghiên
cứu về suy giảm hoạt động chức năng ở NCT như nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Thanh
ghi nhận tỷ lệ suy giảm hoạt động chức năng ở NCT trong cộng đồng xã Vĩnh Thành, chợ
Lách, tỉnh Bến Tre: tỷ lệ hạn chế hoạt động cơ bản hàng ngày là 7,4% với hoạt động bị hạn
chế cao nhất là tắm rửa 7,1%. Tỷ lệ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày là 27,1% với
hoạt động bị hạn chế cao nhất là đi mua sắm 25,4% (1).
Suy yếu là tình trạng rất thường gặp ở NCT, NCT sẽ đối mặt với nguy cơ giảm chất
lượng sống, nặng nề thêm tình trạng bệnh nền đa bệnh lý, tăng tỷ lệ nhập viện, tăng tỷ lệ tử
vong, tăng chi phí chăm sóc y tế cho gia đình và xã hội nếu khơng được đánh giá tình trạng
suy yếu thường quy trong thực hành lâm sàng.
Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để bước đầu nhận diện tình trạng suy yếu
ở NCT nhập viện điều trị nội trú tại các khoa nội BV ĐHYD, đánh giá tính hợp lý và giá trị
ứng dụng lâm sàng của 2 bộ câu hỏi tầm soát suy yếu đơn giản: PRISMA-7, Groningen
Frailty Indicator so với tiêu chuẩn vàng đánh giá suy yếu là đánh giá Lão khoa toàn diện
(CGA).
8
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát:
1. Đánh giá tỉ lệ NCT suy yếu điều trị tại khoa nội - BV ĐHYD theo thang điểm
đánh giá Lão khoa toàn diện, GFI, PRISMA.
2. Đánh giá tính hợp lý và giá trị ứng dụng lâm sàng của 2 bộ câu hỏi tầm soát suy
yếu đơn giản: PRISMA và GRONINGEN FRAILTY INDICATOR so với tiêu
chuẩn vàng đánh giá suy yếu là đánh giá lão khoa toàn diện (Comprehensive
Geriatrics Assessment – CGA).
9
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa ngƣời cao tuổi:
Định nghĩa NCT có sự khác nhau tuỳ theo giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội
cũng như của các nền văn hoá. Các nhà quản lý xã hội hiện nay dựa vào định nghĩa NCT để
quy định tuổi hưu và như vậy tuỳ theo chính sách xã hội mà có những định nghĩa khác nhau
về NCT.
Năm 1980, Liên hợp quốc lấy tuổi 60 làm mốc qui ước để phân định một độ tuổi cần
quan tâm về mặt sức khỏe, tổ chức xã hội, phòng bệnh và chữa bệnh: những người từ 60
tuổi trở lên là người cao tuổi (8).
Người cao tuổi (có tuổi) được định nghĩa theo tổ chức Y tế Thế giới là ≥ 60 tuổi.
Trong Y học Lão khoa, cần phân ra: người cao tuổi từ 60 – 69 tuổi là sơ lão, 70 – 79 tuổi là
trung lão, ≥ 80 tuổi là đại lão (7).
Tại Việt Nam, Điều 2 của Luật người cao tuổi do Quốc Hội thông qua ngày 23 tháng
11 năm 2009 đã nêu rõ: “ Người cao tuổi được quy định trong luật này là công dân nước
Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”. Luật Người cao tuổi đã quy định trách nhiệm của các cơ
quan tổ chức, gia đình và các cá nhân trong chăm sóc, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp
của người cao tuổi (Error! Reference source not found.).
1.2. Sự già hoá dân số:
Sự già hoá dân số, theo định nghĩa của các nhà nhân khẩu học, xảy ra khi dân số từ
60 tuổi trở lên chạm ngưỡng 10% hoặc dân số từ 65 tuổi chạm ngưỡng 7%. Một dân số
được gọi là già khi hai tỷ lệ trên tương ứng là 20% và 14%. Một dân số được gọi là siêu già
khi các tỷ lệ trên tương ứng là 30% và 25%. Chỉ số già hố được tính bằng số người từ 60
tuổi trở lên so với 100 người dưới 15 tuổi (8).
Sự gia tăng số lượng người cao tuổi là kết quả của sự gia tăng toàn bộ dân số thế giới
(phần lớn do giảm những nguyên nhân gây tử vong). Sự gia tăng người cao tuổi kèm giảm tỉ
lệ sinh đã làm gia tăng đáng kể số lượng những người trên 60 tuổi và sẽ tiếp tục gia tăng
trong vòng 50 năm tới.
1.3. Q trình già hố trên thế giới:
Hiện nay tỉ lệ người cao tuổi trên thế giới ngày càng tăng và tỉ lệ người cao tuổi ở Việt
Nam cũng không nằm ngồi xu hướng phát triển chung đó. Số người cao tuổi (≥ 60 tuổi)
trên thế giới sẽ tăng từ 600 triệu người năm 2000 lên gần 2 tỷ người năm 2025. Thống kê tại
10
Hoa Kỳ cho thấy vào năm 2000 có 35 triệu người (12.4% dân số) ≥ 65 tuổi; con số này sẽ
gia tăng tới 71 triệu (19.6%) vào năm 2030 và 82 triệu (20.3%) vàm năm 2050 (8).
Thế giới hiện nay đang trở nên già hóa với tỉ lệ trẻ sinh ra ngày càng ít và tuổi thọ con
người ngày càng k o dài. Phần lớn người cao tuổi sẽ sống trong những quốc gia đang phát
triển, nơi mà chưa được chuẩn bị tốt để đối phó với những thách thức của một xã hội già
hóa nhanh. Tuổi thọ tăng lên là một thành tựu to lớn của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng
đồng và là kết quả của sự phát triển kinh tế xã hội.
Sự thay đổi về mặt nhân khẩu học đã ảnh hưởng lên đời sống xã hội và do đó nhu cầu
khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ngày càng gia tăng. Q trình già
hóa làm tăng nguy cơ bệnh tật và tàn phế; do đó sẽ tăng gánh nặng cho tồn xã hội. Những
nguồn lực như con người và tiền bạc sẽ phải dành cho cơng tác chăm sóc sức khỏe nhiều
hơn. Tuy nhiên những bệnh mạn tính của người cao tuổi nếu được kiểm soát tốt sẽ giảm bớt
gánh nặng về chi phí cho điều trị và phục hồi chức năng khi có biến chứng. Vì vậy cơng tác
chăm sóc sức khỏe ban đầu với mục tiêu phát hiện bệnh sớm và ngăn ngừa biến chứng cho
người cao tuổi là hết sức quan trọng. Điều này không những giảm gánh nặng bệnh tật cho
bản thân bệnh nhân mà còn cho cả gia đình xã hội.
1.4. Q trình già hố tại Việt Nam:
Cũng như nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang ở giai đoạn sau của thời
kỳ quá độ dân số chuyển đổi từ một nước có mức độ sinh và mức độ chết cao sang một
nước có mức độ sinh và mức độ chết thấpvà điều đó đã làm thay đổi đáng kể cấu trúc tuổi
và giới tính của dân số Việt Nam. Kết quả là tỷ lệ người cao tuổi gia tăng một cách nhanh
chóng (8).
Do mức sinh giảm và tuổi thọ trung bình dân số tăng lên (72.8 tuổi năm 2009), chỉ số
già hóa của dân số Việt Nam tăng khá nhanh trong 3 thập kỷ qua. Các số liệu cho thấy, chỉ
số già hóa dân số (60 tuổi trở lên) đã tăng từ 16,6% năm 1979 lên 18,2% năm 1989; 24,3%
năm 1999 và đạt mức 35,5% năm 2009. Như vậy, nếu như vào năm 1979, cứ khoảng 6 trẻ
em 0-14 tuổi mới có một cụ già từ 60 tuổi trở lên thì 30 năm sau, chưa đến 3 trẻ em 0–14
tuổi đã có một cụ.
Theo kết quả cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số NCT ngày càng
chiếm tỷ lệ cao trong dân số chung với chỉ 6,9% vào năm 1979 và đã tăng 9,9% vào năm
2008 (8).
11
Bảng 1.1 Tỷ lệ NCT Việt Nam theo các năm
Năm
Số dân cả nước(triệu)
NCT(triệu)
Tỷ lệ NCT/số dân cả nước (%)
1979
53,74
3,71
6,90
1989
64,41
4,64
7,20
1999
76,32
6,19
8,12
2002
79,73
6,47
8,65
2004
82,03
7,34
8,95
2006
84,15
7,74
9,20
2008
86,16
8,53
9,90
Tổng cục thống kê Việt Nam 2008
Tỷ lệ NCT theo thống kê năm 2009 là 8,9%. Tỷ số nam nữ là 111/100 lúc mới sinh,
giảm dần tới tuổi trưởng thành là 100/100 và chỉ còn 66/100 vào lứa tuổi trên 65.
Tỷ lệ NCT tại Việt Nam, cũng tuân theo xu hướng già hoá dân số trên thế giới, dần
sẽ chiếm một tỷ trọng cao trong toàn bộ dân số. Theo Tổng cục thống kê: dân số Việt Nam
đến hết năm 2010 là 87,84 triệu người, NCT là 8,1 triệu người, chiếm tỷ lệ 9,2%, vượt hơn
9 triệu người trong 6 tháng đầu năm 2011. Ước tính đến 2029 tỷ lệ này xấp xỉ 17%.
Như vậy theo định nghĩa dân số già thì năm 2012 Việt Nam đã bước vào giai đoạn gì
hố dân số và sẽ trở thành nước có dân số già vào năm 2035. Điều đáng quan tâm là quá
trình già hoá của nước ta chỉ diễn ra trong 23 năm để đạt ngưỡng dân số già (2012-2035).
Trong khi Pháp phải mất 115 năm, Thụy Điển 85 năm, Úc 73 năm, Mỹ 69 năm và Nhật Bản
26 năm để đạt được điều đó. Theo nhận định của Liên hiệp quốc từ nay đến năm 2050, Việt
Nam nằm trong nhóm 10 nước có dân số già nhất thế giới (8).
Tỉ lệ người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Song song
đó, già hóa dân số cũng đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Tuổi thọ ngày càng được
cải thiện rõ rệt. Những người sống đến 100 tuổi khơng cịn hiếm. Điều này tác động mạnh
mẽ đến đời sống, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia (8).
Tuổi già đi kèm với sự suy giảm chức năng các cơ quan và giảm khả năng bù trừ.
Tình trạng tàn phế khơng ngừng gia tăng ở người cao tuổi nhưng chưa được thật sự quan
tâm ở nước ta. Các yếu tố nguy cơ như thói quen hằng ngày lúc trẻ thậm chí cho đến lúc cao
tuổi như: hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, chế độ ăn quá nhiều chất b o, ít vận động … có
tác động rất lớn lên q trình bệnh tật và tàn phế ở người cao tuổi (8).
12
Trong điều trị và chăm sóc người cao tuổi, cần phải đánh giá toàn diện bao gồm:
bệnh cấp và mạn tính kèm theo, sự suy giảm chức năng, các vấn đề tâm thần và xã hội cũng
tác động lên nhiều mặt về sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.
1.5. Khái niệm về suy yếu:
Suy yếu là sự tích lũy của các bệnh lý tiềm tàng, các rối loạn dưới lâm sàng, mất
chức năng các cơ quan, bộ phận và hệ thống của cơ thể. Suy yếu là biểu hiện thiếu sót
nguyên phát liên quan đến giảm chức năng sinh lý, thậm chí là làm phá vỡ hằng định nội
môi (5).
Suy yếu là kết quả của thay đổi sinh lý hay sinh học, có liên quan đến tuổi, kết hợp
một hay nhiều bệnh lý hay thậm chí là giai đoạn cuối của bệnh trầm trọng. Hệ cơ xương
khớp, hệ nội tiết (kích thích tố), hệ miễn dịch, quá trình viêm và hệ thần kinh trung ương –
tự chủ có thể liên quan đến sự phát triển đến suy yếu. Mất khối lượng cơ theo tuổi là biểu
hiện chính của suy yếu. Tuy nhiên, các yếu tố sinh lý như yếu tố viêm, kích thích tố, sự tồn
vẹn của thần kinh, tình trạng dinh dưỡng, hoạt động thể chất giúp điều hòa một cách sâu sắc
đến sức mạnh khối cơ và khối lượng cơ bắp, cả hai yếu tố này suy giảm theo tuổi tác. Rối
loạn đa hệ thống sinh lý tác động đến việc mất khối cơ bên cạnh việc thay đổi theo tuổi, kết
quả là dễ tổn thương và biểu hiện thành suy yếu (5).
Suy yếu là yếu tố nguy cơ dẫn đến những kết cục bất lợi cho sức khỏe, bao gồm:
a. Dịch vụ y tế không ổn định
b. Suy giảm chức năng, sống lệ thuộc
c. Chấn thương
d. Té ngã
e. Tình trạng bệnh cấp tính
f. Nhập viện
g. Sử dụng các nguồn lực chăm sóc sức khỏe
h. Hồi phục chậm, khơng hồn tồn sau đợt bệnh cấp hoặc sau xuất viện
i. Nguy cơ cao bị tai biến do thầy thuốc và biến chứng do điều trị
j. Tử vong
Tần suất suy yếu hiện mắc tăng đáng kể theo tuổi
Suy yếu được biểu hiện như sự giảm khả năng đương đầu với những thử thách sức
khỏe và giảm khả năng trở về tình trạng sức khỏe ổn định, có thể liên quan đến giảm chức
13
năng dự trữ. Mức độ suy yếu có thể thay đổi từ dưới lâm sàng tới giai đoạn lâm sàng rõ ràng
đến giai đoạn cuối đời
Ở người cao tuổi suy yếu, những tác động lâm sàng hay thậm chí chỉ là những bệnh
lý dưới lâm sàng làm lộ rõ sự giảm khả năng biến thiên của tình trạng chức năng và sức
khỏe. Càng lớn tuổi càng làm tăng khả năng dễ tổn thương với nhiều bệnh mà khơng có mối
liên hệ rõ ràng. Những thay đổi trong yếu tố nguy cơ có thể nhận biết khơng giải thích được
khả năng dễ tổn thương như vậy.
Người suy yếu cần được chăm sóc tích cực - liên tục và cần sử dụng dịch vụ hỗ trợ
thông tin – cộng đồng và cần đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp.
Suy yếu có nhiều mức độ, không chỉ đơn thuần bao gồm suy yếu và khơng suy yếu.
Đồng thời, tình trạng suy yếu biến động theo thời gian và hồn cảnh, có thể cải thiện tốt hơn
hoặc diễn tiến xấu đi. Suy yếu là tình trạng khơng thể tránh khỏi, tồn tại song hành cùng tuổi
già, cũng như các bệnh lý mạn tính. Cần nhận diện suy yếu ở người cao tuổi để cải thiện kết
cục và tránh những can thiệp gây hại không cần thiết (5).
Giai đoạn đầu suy yếu thường xuất hiện trong cộng đồng người cao tuổi. Do đó, tầm
sốt suy yếu cần được thực hiện trong công tác chăm sóc ban đầu. Tần suất suy yếu ở người
cao tuổi thay đổi khác nhau tùy theo định nghĩa suy yếu là gì. Van Iersel và cộng sự báo cáo
tỷ lệ này dao động từ 33 – 88 % tùy vào định nghĩa (46).
Suy yếu là khái niệm có tính biến đổi, tiến trình suy yếu có thể tiến triển hoặc phục
hồi. Những yếu tố sau có thể giúp dự phịng hoặc giảm suy yếu: hỗ trợ dinh dưỡng bổ sung
calories và vitamins, kiểm sốt huyết áp, dự phịng xơ vữa, hạn chế sự cô lập bằng cách mở
rộng giao tiếp xã hội, kiểm soát đau, điều trị trầm cảmvà tập thể dục với mục đích kiểm sốt
thăng bằng, dẻo dai, sức mạnh và năng lực.
Vấn đề quan trọng của suy yếu là nguy cơ tiềm tàng xuất hiện biến cố nguy hại chỉ
sau những thách thức nhỏ hoặc stress ở bất kỳ mức độ từ nhẹ đến nặng như: cảm cúm, hoặc
thay khớp, có thể là những chuyến du lịch ngắn ngày, chuyển địa điểm sinh sống hoặc nặng
nề hơn: nhập viện, t ngã, phẫu thuật gây mê. Vì vậy nhận diện tình trạng suy yếu có thể
giúp nhà lâm sàng hành động kịp thời, ngăn ngừa những kết cục xấu do can thiệp quá mức,
có chiến lược chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tốt hơn. Bất kỳ những can thiệp y học (khởi
đầu sử dụng thuốc mới, nhập viện cấp cứu, thay khớp chọn lọc) ở người cao tuổi suy yếu,
14
mà nhà lâm sàng khơng nhận định rõ tình trạng người bệnh cao tuổi và cân bằng giữa lợi ích
và nguy cơ, sẽ gây hại cho bệnh nhân (39).
Một vài cách tiếp cận đang phát triển để xác định ai thật sự suy yếu. Cách tiếp cận
thứ nhất của Rockwood và cộng sự, làm một bảng tóm tắt về tích lũy các thiếu sót thơng qua
nhiều hình thức tình trạng sức khỏe khác nhau ở nhiều mức độ: chức năng, lâm sàng, sinh
lý. Các nhà điều tra cho thấy, tăng số lượng các tình trạng bất thường (bệnh) có liên quan
tăng theo kiểu bậc thang với nguy cơ tử vong do tác động sinh lý cộng gộp. Cách tiếp cận
này có hai nhược điểm: (1) số lượng thơng số thu thập có thể khơng phù hợp cho thực hành
lâm sàng, (2) không đưa ra được giả thuyết thống nhất cũng như nguyên nhân để hướng dẫn
phòng ngừa và điều trị.
Cách tiếp cận thứ hai (có phần chắc chắn so với phần bàn luận trên) thừa nhận có
sinh lý bệnh riêng của suy yếu khi biểu hiện hội chứng lâm sàng. Vài nhóm đề nghị một số
cách được xây dựng bằng quan sát các dấu hiệu hay triệu chứng những người suy yếu. Năm
1999, Paw cho rằng không hoạt động và dinh dưỡng k m là hai yếu tố quyết định chính của
suy yếu, dự đốn kết cục bất lợi của suy yếu. Trong nghiên cứu đoàn hệ về người cao tuổi
của Zutphen, sự kết hợp không hoạt động (hoạt động ít hơn 210 phút mỗi tuần như đi bộ, đi
xe đạp, làm vườn, thể thao) và sụt cân (hơn 4kg trong 5 năm); thì xác định được 6% người
đàn ơng cao tuổi bị “suy yếu” và dự đoán được là giảm tốc độ đi bộ, tỉ lệ mất chức năng và
tử vong cao hơn. Các tác giả lấy mức giảm cân sau 5 năm nhưng vì có độ nhạy giới hạn nên
đề nghị lấy mỗi năm. Nhìn chung, cách tiếp cận này đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả để tầm
soát người suy yếu.
Năm 1998, Fried và Walston đề xuất vài triệu chứng và dấu hiệu chính yếu của suy
yếu tạo vòng xoắn bệnh lý, do sự mất điều hòa năng lượng: giảm sức mạnh cơ bắp, năng
lượng, tốc độ đi bộ, hoạt động thể chấtvà sụt cân (trong 1 năm qua), tất cả liên quan với
nhau và là những triệu chứng lâm sàng của hội chứng suy yếu thể chất. Định nghĩa này đã
được công nhận dựa trên 5 nhóm dân số nghiên cứu để xác định ai là nguy cơ cao của tình
trạng suy giảm chức năng, t ngã, nhập viện, gãy xương đùi và tử vong. Nguy cơ của các
kết cục bất lợi liên quan đến nhóm những triệu chứng hơn là một hay hai triệu chứng
chuyên biệt. Cách tiếp cận này xác định đặc điểm suy yếu của người cao tuổi dựa vào giả
thuyết những hội chứng chuyên biệt và xác định nguyên nhân sinh học và ngun nhân mơi
trường. Theo cách định nghĩa này thì tỉ lệ hiện mắc là 7% người cao tuổi trên 65 tuổi và
15
tăng 3% từ 65 tuổi đến 74 tuổi và 25% người trên 85 tuổi. Tỉ lệ này cao gấp 2 lần người Mỹ
gốc Phi và tiến triển, 43% chuyển sang giai đoạn nặng hơn trong 18 tháng, trong khi 23%
chuyển sang giai đoạn ít suy yếu hơn và khơng có trường hợp nào từ suy yếu mà chuyển
thành không suy yếu. Hơn nữa biểu hiện giảm sức cơ và giảm tốc độ đi bộ là yếu tố dự đoán
biểu hiện suy yếu lâm sàng, với biểu hiện 1 – 2 triệu chứng tăng gấp 2 lần tiến triển thành
3– 4– 5 triệu chứng trong 3 năm tới, người ta đề nghị phân vào tiền suy yếu (5).
Sử dụng dữ liệu từ Cardiovascular Health Study, Fried và cộng sự báo cáo những
người suy yếu có nguy cơ cao về t ngã, mất khả năng di chuyển, suy giảm chức năng và tử
vong trong vòng 3 năm. Theo Strawbridge, sự hài lòng về chất lượng cuộc sống của người
cao tuổi suy yếu thấp hơn người cao tuổi khơng suy yếu (39).
Tầm sốt suy yếu ở bệnh nhân nhập viện có thể giúp thay đổi cơ cấu chăm sóc bệnh
nhân với nhận thức tốt hơn về bệnh lý phức tạp, tiên lượng và nguy cơ kết cục xấu trên bệnh
nhân có suy yếu.
Nghiên cứu cho thấy có mối tương quan rõ rệt giữa suy yếu và kết cục xấu trên bệnh
nhân nhập viện. Sự hiện diện suy yếu không chỉ tăng tỷ lệ tử vong mà còn k o dài thời gian
nằm viện, cũng là yếu tố liên quan đến chi phí điều trị. Mitnitski và cộng sự nghiên cứu trên
36,424 bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên trong 7 nhóm dân số (seven population-based) và bốn
khảo sát lâm sàng ở bốn nước đã phát triển, kết quả cho thấy tăng mức độ suy yếu (với định
nghĩa suy yếu là sự tích lũy các suy giảm) (measured in terms of increasing deficit
accumulation) liên quan với tăng tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, đo lường suy yếu dựa trên khái
niệm tích lũy các suy giảm bằng phương pháp hồi cứuvà không sử dụng những tiêu chuẩn
phân loại rõ ràng.
Nghiên cứu này cho thấy mối liên quan trực tiếp của suy yếu ở bệnh nhân nhập viện
(được định nghĩa dựa trên các yếu tố cân nặng, tốc độ đi, sức cơ, sự mệt mỏivà hoạt động
chức năng thấp) và tăng tỷ lệ tử vong trong suốt thời gian nằm viện cũng như k o dài thời
gian nằm viện.
Tầm soát suy yếu ở bệnh nhân nhập viện có thể giúp thay đổi cơ cấu chăm sóc bệnh
nhân với nhận thức tốt hơn về bệnh lý phức tạp, tiên lượng và nguy cơ kết cục xấu trên bệnh
nhân có suy yếu (15).
16
1.6. Cơng cụ phù hợp tầm sốt suy yếu ?
Suy yếu ở người cao tuổi góp phần ảnh hưởng quyết định điều trị. Suy yếu được chẩn
đoán dựa trên đánh giá lão khoa tồn diện CGA, nhưng cơng cụ này tốn thời gian và chi phí
(24).
CGA ra đời cách nay khoảng 70 năm và có nguồn gốc từ cơng trình của Marjory
Warren ở vương quốc Anh. Warren sáng lập công cụ đánh giá lão khoa chuyên biệt dùng
trong bệnh viện điều trị người cao tuổi bị bỏ rơi, nằm liệt giường. Với sự đánh giá hệ thống
những bệnh nhân này, Warren có thể quyết định ai là người hưởng lợi ích từ can thiệp điều
trị và phục hồi chức năng. Những thử nghiệm đưa cô trở thành người tiên phong đề xuất
ứng dụng CGA trên người cao tuổi ở bệnh viện hoặc nhà điều dưỡng. Từ đó, khái niệm và
thực hành CGA đã phát triển , bổ sung vào điều trị y khoa truyền thống bao gồm đánh giá
chức năng và điều trị từ nguyên lý phục hồi chức năng, đánh giá yếu tố xã hội và những
đánh giá tâm lý khác từ khoa học hành vi - xã hội.
CGA hiện nay được ứng dụng đa quốc gia và có vị trí trung tâm trong hệ thống chăm
sóc lão khoa, hơn là chương trình chăm sóc dài hạn của các tổ chức. Ở Mỹ, CGA là chương
trình được bắt đầu từ 1970 ở bệnh viện dành cho cựu chiến binh. Đơn vị chăm sóc lão khoa
(ngày nay gọi là GEM -Geriatric Evaluation and Management - đơn vị đánh giá và điều trị
Lão khoa) được thành lập, trước tiên dành cho khu vực nội trú và sau đó ở khoa cấp cứu, để
nhận diện, đánh giá và điều trị cựu chiến binh cao tuổi suy yếu, tàn phế, đó là những người
có nguy cơ nằm viện lâu dài và t ngã, sẽ hưởng lợi ích từ chăm sóc thường quy. Một thử
nghiệm lâm sàng kiến nghị tiếp cận theo GEM mang đến hiệu quả caovà đề nghị áp dụng
rộng rãi. Vào giữa thập niên 90, hơn ba phần tư của 172 trung tâm y khoa dành cho cựu
chiến binh đã báo cáo sử dụng chương trình GEM. Ngày nay, CGA được chấp thuận sử
dụng rộng rãi ở Mỹ, nhưng công cụ đánh giá lâm sàng chuẩn hóa này chưa được sử dụng
rộng rãi ở nhiều quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng.
(CGA) đánh giá 5 yếu tố: tình trạng chức năng theo ADL, IADL (functional status),
tình trạng nhận thức theo MMSE (cognitive status), trầm cảm theo GDS (depression), dinh
dưỡng theo MNA rút gọn (nutrition) và các bệnh đi kèm (morbidity). Suy yếu trong các
nghiên cứu đã tiến hành được xác định khi có suy giảm hơn 2 yếu tố trong CGA (37).
Một nghiên cứu đã được tiến hành nhằm tìm ra cơng cụ tầm sốt suy yếu phù hợp để
giảm tiêu hao thời gian và nguồn lực không cần thiết.
17
Ineke HGJ Smets1 và cộng sự (2014) đã nghiên cứu đánh giá các thang điểm: Đánh
giá Lão khoa toàn diện dạng rút gọn aCGA (abbreviated), VES-13 (the Vulnerable Elders
Survey- 13, the Groningen Frailty Indicator GFIvà the Geriatric G8. Công cụ tầm sốt suy
yếu phải thỏa tiêu chí độ nhạy và độ đặc hiệu từ 85% trở lên, khi so sánh với CGA bao gồm
đánh giá tình trạng chức năng, nhận thức, trầm cảm, dinh dưỡng, bệnh lý đi kèm. Nghiên
cứu tiến hành trong nhóm dân số trên 70 tuổi, bao gồm 108 bệnh nhân ung thư và 209 bệnh
nhân không ung thư ở Hà Lan và Bỉ. Kết quả cho thấy độ nhạy và độ đặc hiệu của các thang
điểm tầm sốt cho cả bệnh nhân ung thư và khơng ung thư lần lượt là aCGA (79%, 87%),
GFI (76%,73%). Thang điểm VES-13: độ nhạy 67% (bệnh nhân ung thư), 82% bệnh nhân
không ung thư, độ đặc hiệu 70% (bệnh nhân ung thư), 79% bệnh nhân không ung thư. Độ
nhạy G8 là 87%, 75% (bệnh nhân ung thư và không ung thư), độ đặc hiệu 68% cho cả hai
nhóm (24).
Kết quả, nghiên cứu ghi nhận chưa có cơng cụ tầm sốt nào thỏa tiêu chí 85% độ
nhạy và độ đặc hiệu. Cần có thêm nhiều nghiên cứu tiến hành về các thang điểm tầm soát
suy yếu trên bệnh nhân cao tuổi ung thư và không ung thư để hỗ trợ chiến lược điều trị đối
với bệnh nhân cao tuổi nhập viện.
Tuy nhiên, ở một số nước như Hà Lan, Romania đã có những nghiên cứu tiến hành
khẳng định tính giá trị trong tầm soát suy yếu của thang điểm GFI (24).
Nghiên cứu lựa chọn GFI là cơng cụ tầm sốt ban đầu trong nghiên cứu của mình so
sánh với CGA vì GFI là công cụ đánh giá nhiều yếu tố, khắc phục được hạn chế của những
công cụ khác. GFI được sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng (trung tâm người cao
tuổi, nhà điều dưỡng, khoa cấp cứu, khoa chấn thương, khoa hô hấp, khoa khớpvà ngoại
khoa), bệnh nhân ngoại trú và trong các nghiên cứu lâm sàng.
Một số nghiên cứu gồm đánh giá của nhà lâm sàng và tự đánh giá của bệnh nhân với
cùng bộ câu hỏi GFI. Tính hằng định nội tại của thang điểm GFI đã được đánh giá tốt và the
calculated KR -20/Chronbach’s alpha từ 0,71 đến 0,77. Chỉ có một nghiên cứu trên người
cao tuổi trong cộng dồn (community – dwelling older person) đánh giá thuộc tính tâm lý
bằng bộ câu hỏi tự trả lời. Trong nghiên cứu này, tính hằng định nội tại là 0,73 (chronbach’s
alpha) và tính giá trị của thang GFI cũng được ủng hộ, có tương quan mạnh với 2 công cụ
đánh giá suy yếu khác: the Sherbrooke Postal Questionnaire và TFI (convergent validity).
18
Thứ hai, cũng như thang điểm TFI, điểm số GFI cao hơn ở nữ giới, tăng theo độ tuổi, cao
hơn ở người học vấn thấpvà thu nhập thấp.
Nghiên cứu ghi nhận rằng, sự đánh giá của bảng câu hỏi tự trả lời vẫn còn thiếu những
nghiên cứu ở người cao tuổi cộng đồngvà người cao tuổi sống ở các trung tâm hỗ trợ cư trú
và nhà dưỡng lão. Do đó, mục đích của nghiên cứu này để đánh giá tính khả thi (feasibility),
độ tin cậy (reliability) và tính giá trị (validity) của bảng câu hỏi tự trả lời trong nhóm dân số
người cao tuổi đồng nhất (30).
GFI là công cụ đo lường suy yếu với góc nhìn đa chiều, do người bệnh tự đánh giá, được
sử dụng rộng rãi trong nhà ở cộng đồng. Những nghiên cứu trước đây cho thấy thang điểm
GFI phân nhóm người cao tuổi có tổng điểm cao hơn có đặc điểm: tuổi già hơn, mắc nhiều
bệnh và thu nhập thấp. Những đặc điểm như đa bệnh, b o phìvà sử dụng dịch vụ chăm sóc
sức khỏe có mối liên quan với điểm số GFI cao.
Nhiều nghiên cứu đã báo cáo tổng điểm GFI ở những nhóm dân số cao tuổi đặc trưng.
Tổng điểm này có thể được dùng để so sánh mức độ suy yếu giữa các dân số. Hơn nữa,
đánh giá suy yếu với thang điểm GFI trên nhiều phương diện có thể nhận diện tình trạng suy
yếu. Trong thực hành lâm sàng, mã hóa thang điểm GFI được sử dụng để phân nhóm người
cao tuổi suy yếu và không suy yếu, giúp nhà lâm sàng có chiến lược điều trị và chăm sóc
người cao tuổi tốt hơn. Dù đã có điểm cắt phân nhóm người cao tuổi suy yếu và khơng suy
yếu, hiện vẫn còn thiếu sự so sánh khái quát giữa các thang đo lường về đánh giá bệnh tật và
ứng dụng chăm sóc sức khỏe đi kèm.
Do đó, trước tiên nghiên cứu muốn đánh giá khái quát việc xây dựng tính giá trị của
thang điểm GFI trên nhóm dân số người cao tuổi đồng nhất. Ngoài ra nghiên cứu giới thiệu
điểm số suy yếu cho những phân nhóm khác nhau về nhân khẩu học, hiện diện bệnh lý về
thể chất và tâm thần, b o phìvà sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước đây. Do nghiên
cứu có cỡ mẫu lớn, những điểm số suy yếu này cũng có thể được phân nhóm theo tuổi và
giới. Mục tiêu thứ hai của nghiên cứu nhằm báo cáo sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
stress và vấn đề tâm thần xã hội ở nhóm người cao tuổi suy yếu và không suy yếu. Cuối
cùng nghiên cứu muốn khảo sát những đặc tính cá nhân liên quan đến suy yếu. Do vậy, bên
cạnh việc đánh giá tính giá trị của thang điểm GFI, nghiên cứu cũng giám sát những đặc
điểm của dân số người cao tuổi ở viện điều dưỡng. Điểm số GFI cho mỗi phân nhóm và
cách nhìn tổng qt đặc điểm cá nhân riêng biệt của nhóm suy yếu và không suy yếu sẽ
19
mang đến lợi ích trong chăm sóc sức khỏevà nghiên cứu, góp phần vào sự phát triển chăm
sóc can thiệp…
Kết quả nghiên cứu ủng hộ tính giá trị (validity) của thang GFI trên người cao tuổi sống
trong cộng đồng. L.L.Peters và cộng sự nghiên cứu thực hiện trên 7414 người cao tuổi từ
65 tuổi trở lên, độ tuổi trung bình của dân số là 70, tỷ lệ nữ chiếm 53%, 28% có hai hoặc ba
bệnh lý. Tần suất bệnh lý như sau: bệnh mạch vành chiếm tỷ lệ cao nhất 41% (n=2339),
viêm khớp 24% (n= 2339)và đục thủy tinh thể 15% (n=866). 20% bị b o phì (BMI ≥ 30
kg/m2) và chỉ 14% nhẹ cân (BMI <18.5 kg/m2). Điểm số GFI trung bình là 1 điểm, tương
ứng tỷ lệ suy yếu là 9% (n=528). Dù điểm số GFI trung bình là giống nhau ở cả nam và nữ,
the Mann – Whitney U test cho thấy có sự khác biệt giữa 2 giới (p=0.047). Tần suất suy yếu
9% ở nữ (n=272) và 10% ở nam (n=256) (26).
Tác giả Annemiek Bielderman và cộng sự nghiên cứu cắt ngang, nhằm mục đích đánh
giá tính giá trị cấu trúc (structure validity), tính hằng định nội tại (internal consistency) và
criterion validity (tính giá trị tiêu chuẩn) của bộ câu hỏi GFI ở người cao tuổi từ 65 trở lên,
cỡ mẫu là 1508. Tất cả đối tượng tham gia trả lời câu hỏi. Nghiên cứu thử nghiệm trên 119
người cao tuổi trả lời thêm các bộ câu hỏi: De Jong Gierveld Loneliness Scale, Hospital
Anxitety Depression Scale, RAND-36 physical functionining và EuroQol-5D. Explorator
factor analysis và Mokken scale analysis được sử dụng để đánh giá structural validity của
GFI. Sơ đồ Venn được dùng để mô tả sự chồng lắp trong suy giảm nhiều yếu tố trên bệnh
nhân suy yếu (10).
Kết quả ủng hộ thang điểm GFI đo lường nhiều mặt. Đánh giá hoạt động chức năng và
tâm lý xã hội có tính hằng định nội tại cao, scalability và criterion validity (Daily Activities
: Cronbach’s α=0.81, Hs=.84, r=-.62; Psychosocial Functioning: Cronbach’s α=0.80,
Hs=.35,r=-.48). Kết quả ghi nhận thêm 90% bệnh nhân suy yếu có vấn đề về chức năng tâm
lý xã hội.
Nghiên cứu này ủng hộ tính chất khảo sát đa chiều của bộ câu hỏi GFI, có thể ứng dụng
để đánh giá suy yếu. Sử dụng thang điểm GFI phân tầng nhiều mức độ theo điểm trên nhiều
yếu tố cho thấy hiệu quả đánh giá suy yếu nhiều hơn chỉ tính tổng điểm GFI, góp phần hỗ
trợ chăm sóc sức khỏe cụ thể hơn cho người cao tuổi (10).
Sự lựa chọn người cao tuổi có nguy cơ xuất hiện kết cục lâm sàng xấu (ví dụ tình trạng
bệnh, số lần nhập viện) dựa trên độ tuổi, không x t đến sự lão hóa cho thấy có sự khác biệt
20
đáng kể giữa nội tại mỗi cá nhân. Do đó, nhận diện tình trạng suy yếu giúp dự báo tốt về kết
cục lâm sàng. Suy yếu cho thấy tình trạng dễ tổn thương khi đánh giá kết cục tương lai như
tử vong, nhập viện, bệnh lý mạn tínhvà mất chức năng (sinh hoạt, tâm thần, nhận thức và xã
hội). Chương trình can thiệp cá thể hóa và hiệu quả cho người cao tuổi nguy cơ cao cần một
công cụ chuẩn xác để nhận diện suy yếu. Công cụ tự đánh giá như GFI có thể phù hợp.
Nghiên cứu lâm sàng theo chiều dọc cho thấy GFI dự đoán tử vong, chất lượng cuộc sống,
suy giảm chức năng, suy yếu hậu phẫu.
Những nghiên cứu khác đã đánh giá tính giá trị của thang GFI trên kết cục xấu (tử vong,
nhập viện, suy giảm chức năng) và cho thấy tiềm năng của thang điểm trong việc nhận diện
người cao tuổi nguy cơ. Tuy nhiên, giá trị tiên đốn và tính chính xác trong đánh giá nguy
cơ cá nhân chưa được nghiên cứu đầy đủ, mặc dù giá trị tiên đoán của GFI đều phù hợp với
các công cụ suy yếu khác, bất kể công cụ đánh giá thể chất hoặc đánh giá đa yếu tố (31).
Chăm sóc sức khỏe ban đầu đóng vai trò quan trọng trong nhận diện người cao tuổi suy
yếu. GFI được đánh giá là thang điểm giá trị trong khảo sát tình trạng suy yếu người cao
tuổi. Tuy nhiên, thang điểm chưa được chuẩn hóa ở nhiều quốc gia. Mục đích nghiên cứu
này là phân tích tính giá trị của GFI ở người cao tuổi sống độc lập ở Romania. Hai mươi hai
nhân viên y tế được huấn luyện tham gia nghiên cứu, gửi bộ câu hỏi GFI đến 215 người cao
tuổi từ 65 tuổi trở lên, khảo sát mức độ suy yếu từ bộ câu hỏi này.
Độ tuổi trung bình của nhóm dân số khảo sát là 74.9 tuổi, điểm số GFI trung bình là 5.5
(SD=2.9), Ba phần tư người tham gia được phân nhóm suy yếu trung bình hoặc nặng, nhóm
dân số từ 80 tuổi trở lên có điểm số suy yếu cao. 98% dân số tham gia hồn thành 75% bộ
câu hỏi. Tính giá trị riêng lẻ (construct validity) tốt (Cronbach’s alpha là 0.746). Tất cả câu
hỏi được xây dựng đều có ý nghĩa thống kê về điểm số (contributed statistically significant
to the total GFI score (content validity). Người cao tuổi được nhân viên y tế đánh giá suy
yếu có điểm số GFI cao hơn nhóm khơng suy yếu.
Nghiên cứu này cho thấy GFI với tính ứng dụng và giá trị là cơng cụ để đánh giá suy
yếu ở người cao tuổi sống độc lập ở Romania. So với nhóm dân số cao tuổi được nghiên
cứu ở Hà Lan, tần suất suy yếu ở Romania cao hơn. Cần nhiều nghiên cứu hơn khảo sát
điểm cắt phù hợp để ứng dụng trong hệ thống y tế quốc gia (33).
21
Chƣơng 2:
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các bƣớc tiến hành nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này qua hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Chuyển ngữ để thích ứng văn hóa bộ câu hỏi tầm sốt suy yếu: Dấu chỉ
điểm suy yếu Groningen, PRISMA từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
Giai đoạn 2: Đánh giá tính hợp lý và giá trị ứng dụng lâm sàng của bộ câu hỏi tầm soát
suy yếu: Dấu chỉ điểm suy yếu Groningen, PRISMA.
2.1. GIAI ĐOẠN 1: CHUYỂN NGỮ ĐỂ THÍCH ỨNG VĂN HĨA BỘ CÂU HỎI:
DẤU CHỈ ĐIỂM SUY YẾU GRONINGEN, PRISMA
Dựa theo hướng dẫn của Guillemin (22), Beaton (11) và Tổ chức Y Tế Thế Giới (47) về
quy trình chuyển ngữ để thích ứng văn hóa bộ câu hỏi GFI, PRISMA chúng tơi thực hiện
các bước sau đây để xây dựng bộ câu hỏi GFI, PRISMA bản tiếng Việt.
2.1.1 Dịch xuôi từ tiếng Anh sang tiếng Việt và đánh giá chất lượng bản dịch tiếng Việt
Chúng tôi mời hai người biết song ngữ với ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Việt và thông thạo
tiếng Anh, dịch bộ câu hỏi GFI, PRISMA từ tiếng Anh sang tiếng Việt (1,2). Người đầu tiên
là bác sĩ chuyên khoa Lão, là giảng viên bộ môn Lão Đại Học Y Dược TP.HCM. Người
dịch thứ hai là cử nhân tiếng Anh, có kinh nghiệm trong dịch thuật.
Chúng tơi nhấn mạnh việc dịch Anh-Việt ngữ bộ câu hỏi này tập trung vào ngữ nghĩa
hơn là câu chữ và người Việt Nam từ 14 tuổi trở lên biết đọc biết viết có thể hiểu được bản
dịch này. Hai người sẽ dịch song song và độc lập để ra hai bản dịch T1 và T2.
Đồng thời với bản dịch Anh-Việt, mỗi người dịch sẽ cung cấp thêm một bản báo cáo
chi tiết về các khó khăn trong q trình dịch như các cụm từ khó dịch hoặc khơng chắc chắn
(nếu có).
Tiếp theo, hai người dịch cùng với một thư ký trong nhóm nghiên cứu (trong trường
hợp này là người làm nghiên cứu) cùng ngồi tổng kết bản dịch T1 và T2, từ đó đưa ra một
bản dịch xi chung, gọi là bản dịch Anh-Việt chung (T1-2). Kết quả thảo luận được nhóm
nghiên cứu ghi nhận lại.
2.1.2 Dịch ngược từ tiếng Việt sang tiếng Anh
Quá trình này được thực hiện trên bản dịch T12 để dịch ngược trở lại ngôn ngữ ban đầu.
22
Bản dịch T1-2 được gửi đến hai người Mỹ, sinh ra và làm việc tại Mỹ nhưng có cha mẹ
là người Việt, thông thạo tiếng Việt. Cả hai người đều chưa bao giờ biết đến bản gốc bộ câu
hỏi GFI, PRISMA và đều không liên quan đến ngành lão khoa.
Sau khi hoàn thành, bản dịch ngược VT1 và VT2 sẽ được gửi ngược lại cho thư ký.
2.1.3 Hội đồng đánh giá
Sau khi đã có đầy đủ bộ câu hỏi gốc GFI, PRISMA và các bản dịch ngược, xi, nhóm
nghiên cứu tiến hành tổng hợp, đánh giá tồn bộ q trình chuyển ngữ, so sánh đối chiếu
các bản dịch với nhau, dựa trên các tiêu chí sau:
Tính rõ ràng: sử dụng câu chữ đơn giản và dễ hiểu.
Tính phổ cập: tránh dùng thuật ngữ khoa học, chuyên môn, nên dùng thuật ngữ chung
mọi người đều biết.
Tính tương đương về ngữ nghĩa: các từ có nghĩa giống hay bám sát nội dung bản gốc.
Tính tương đương khái niệm: diễn tả đúng khái niệm mà bản gốc đề cập đến.
Hội đồng sẽ đánh giá và đề xuất cách hiệu chỉnh đối với các từ hoặc cụm từ khó dịch để
thống nhất cho ra bản dịch trước khi thử nghiệm, gọi là bản dịch Việt ngữ thử nghiệm hay
phiên bản Prefinal.
2.1.4 Kiểm tra phiên bản Prefinal
Bản dịch thử nghiệm này được phát tận tay cho 35 đối tượng từ 60 tuổi trở lên có tình
trạng sức khỏe khác nhau đang là bệnh nhân ở các khoa nội BV ĐHYD.
Sau khi ghi nhận thời gian hồn tất bộ câu hỏi, chúng tơi u cầu mỗi đối tượng tự đánh
giá nội dung bằng cách trả lời 4 câu hỏi sau:
Những câu hỏi này thấy khó hiểu hay khó trả lời?
Những từ nào thấy khơng rõ ràng?
Những phần trả lời nào có thể gây nhầm lẫn?
Đề xuất (nếu có) những từ hay cụm từ nào có thể sử dụng để tránh hiểu lầm hay
nhầm lẫn.
Cuối cùng, chúng tôi chỉnh sửa bản dịch thử nghiệm lần cuối cùng trước khi công bố bản
dịch Việt ngữ chính thức (final), cịn gọi là bộ câu hỏi GFI, PRISMA tiếng Việt.
2.2. GIAI ĐOẠN 2: ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VÀ GIÁ TRỊ ỨNG DỤNG LÂM
SÀNG BỘ CÂU HỎI TẦM SOÁT SUY YẾU: DẤU CHỈ ĐIỂM SUY YẾU
GRONINGEN, PRISMA
23
2.2.1. Thiết ế nghiên cứu:
Nghiên cứu cắt ngang mô tả - tiến cứu.
2.2.2 Đối tƣợng nghiên cứu:
NCT (≥ 60 tuổi) điều trị tại các khoa nội, BV ĐHYD HCM.
2.2.3 Cỡ mẫu
Lấy mẫu thuận tiện:
Khảo sát liên tục tất cả các BN (≥ 60 tuổi) tại các khoa nội, BV DHYD, từ tháng 10/2016
tháng 3/2017.
2.2.4 Phƣơng pháp chọn mẫu
Chọn mẫu liên tục thuận tiện tất cả bệnh nhân ≥ 60 tuổi điều trị tại các khoa nội, BV
ĐHYD, từ tháng 10/2016 đến tháng 3/2017.
2.2.4.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tiêu chuẩn chọn mẫu:
o Người cao tuổi có khả năng giao tiếp, biết đọc và biết viết tiếng Việt.
o Đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu.
2.2.4.2 Tiêu chuẩn loại trừ
o Không đủ năng lực trả lời câu hỏi nghiên cứu (bệnh tâm thần, sa sút trí tuệ,
bệnh cấp tính đang diễn tiến nặng).
o Suy giảm các giác quan ảnh hưởng nhiều đến q trình phỏng vấn.
o Khơng đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2.5 Tiêu chuẩn áp dụng phƣơng pháp tự điền hoặc phỏng vấn trực tiếp
o Tiêu chuẩn áp dụng phương pháp tự điền: bệnh nhân có khả năng đọc, viết tiếng
Việt.
o Tiêu chuẩn áp dụng phỏng vấn trực tiếp: bệnh nhân không thể tự trả lời bảng
câu hỏi do không biết chữ, mắt kém, hoặc sức khỏe kém không thể tự điền bảng
câu hỏi nhưng có thể trả lời khi được phỏng vấn.
o Tất cả bệnh nhân đều sẽ được ưu tiên áp dụng phương pháp tự điền trước, nếu
không đạt tiêu chuẩn để tự điền thì bệnh nhân mới được phỏng vấn trực tiếp.
2.2.6. Quy trình nghiên cứu
Bƣớc 1:
24
Mời các bệnh nhân NCT (≥ 60 tuổi) điều trị tại các khoa nội, BV ĐHYD HCM từ tháng
10/2016 đến 30/03/2016 tham gia nghiên cứu.
Tất cả bệnh nhân đều được giải thích mục đích và thủ tục tham gia nghiên cứu. Bệnh
nhân đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ ký tên vào bản đồng ý tham gia.
Bƣớc 2:
Đối tượng tham gia nghiên cứu tự điền hoặc điền có hỗ trợ các thông tin chung theo biểu
mẫu.
Bƣớc 3:
Tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu tự trả lời bộ câu hỏi GFI, PRISMA và được phỏng
vấn bộ câu hỏi CGA.
Sau khi đối tượng nghiên cứu trả lời xong, người nghiên cứu kiểm tra lại toàn bộ bản câu
hỏi, yêu cầu đối tượng trả lời lại câu hỏi bị bỏ sót (nếu có).
Trong trường hợp đối tượng khơng đạt tiêu chuẩn áp dụng phương pháp tự điền, người
nghiên cứu ghi nhận lí do tại sao đối tượng không thể tự trả lời bảng câu hỏi. Người nghiên
cứu sẽ đọc to, rõ lần lượt từng câu hỏi và các lựa chọn trả lời, rồi ghi lại câu trả lời của đối
tượng nghiên cứu lựa chọn. Trong trường hợp đối tượng không hiểu ý câu hỏi hoặc trả lời
không đúng ý câu hỏi, người phỏng vấn sẽ giải thích thêm, đồng thời ghi nhận lại.
Bƣớc 4:
Gửi lại bộ câu hỏi GFI, PRISMA cho đối tượng tham gia nghiên cứu hoặc phỏng vấn lại
đối tượng với bộ câu hỏi GFI, PRISMA sau 2 ngày (lần 2).
2.2.7 Công cụ thu thập số liệu
Bộ câu hỏi GFI, PRISMA đã được Việt ngữ và chuẩn hóa (xem phụ lục).
Bộ câu hỏi CGA (xem phụ lục).
Bảng thu thập dữ liệu thông tin cá nhân, các đặc điểm liên quan cần khảo sát (xem phụ
lục).
Bản ký thỏa thuận đồng ý tham gia nghiên cứu của bệnh nhân (xem phụ lục).
2.2.8 Định nghĩa các biến số nghiên cứu
a) Đặc điểm dân số xã hội
-
Tuổi: biến định lượng được mã hoá thành biến định tính, tính tuổi từ năm sinh đến
lúc ghi nhận trong nghiên cứu
-
Giới: biến nhị giá, hai giá trị: nam, nữ.
25