Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

ĐẠM TIÊN VÀ NGƯỜI KHÁCH VIỄN PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.04 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

BÀI THUYẾT TRÌNH NHĨM 4

MÔN: NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU

Đề tài:

ĐẠM TIÊN VÀ NGƯỜI KHÁCH
VIỄN PHƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thu Yến

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

BÀI THUYẾT TRÌNH NHĨM 4

MÔN: NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thu Yến

Danh sách thành viên nhóm:
1. Nguyễn Thị Tuyết Hoa: 41.01.606.020
2. Nguyễn Thị Bích Duyên: 41.01.606.014
3. Nguyễn Thị Kim Mỹ: 41.01.606.032
4. Đỗ Thị Cẩm Nhung: 41.01.606.039


5. Nguyễn Thị Bích Phương: 41.01.606.046
6. Vũ Thị Gấm : k40.606.010
7. Hồ Thị Dung: 41.01.606.012
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 2017


MỤC LỤC
1. Giới thiệu chung........................................................................................ 1
1.1. Tác giả Nguyễn Du.............................................................................. 1
1.2. Tác phẩm Truyện Kiều........................................................................4
2. Nhân vật Đạm Tiên................................................................................... 5
2.1. Chân dung nhân vật Đạm Tiên.............................................................5
2.2. Mối quan hệ giữa Đạm Tiên và các nhân vật khác.............................13
2.2.1. Đạm Tiên và Thúy Kiều...............................................................13
2.2.2. Đạm tiên và người khách viễn phương........................................21
2.3. Nhân vật Đạm Tiên dưới góc nhìn so sánh với Kim Vân Kiều truyện
23
3. Nhân vật khách viễn phương...................................................................29
3.1. Khách viễn phương – Người có tấm lòng nâng niu tài sắc................29
3.2. Sự gửi gắm của Nguyễn Du qua nhân vật khách viễn phương..........37
3.3. Khách viễn phương dưới góc nhìn so sánh với Kim Vân Kiều truyện
43
4. Mở rộng vấn đề....................................................................................... 46
4.1. Thế giới tâm linh trong tác phẩm.......................................................46
4.1.1. Các yếu tố tâm linh......................................................................46
4.1.2. Vai trò của yếu tố tâm linh...........................................................56
4.2. Tư tưởng nhân đạo của nhà văn.........................................................57
4.2.1. Xót thương số phận con người.....................................................58
4.2.2. Ca ngợi những phấm chất tốt đẹp của con người.........................59
4.2.3. Đồng cảm về công lý, khát vọng tự do.........................................61

KẾT LUẬN................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................65


1. Giới thiệu chung
1.1.

Tác giả Nguyễn Du

Nguyễn Du (1766 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ra
trong một gia đình quý tộc có truyền thống làm quan và văn chương ở Tiên Điền,
Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Truyền thống của gia đình đã có những ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng,
tình cảm, tâm hồn và tài năng của Nguyễn Du. Gia đình Nguyễn Du có nhiều
người đậu đạt cao và làm quan to tại triều đình: Thân sinh của Nguyễn Du đậu tiến
sĩ, từng làm tể tướng, Nguyễn Khản, anh cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du đậu
tiến sĩ giữ chức lớn dưới cả hai thời Trịnh Sâm và Trịnh Tông, Nguyễn Huệ, bác
ruột Nguyễn Du, đậu tiến sĩ. Theo Phạm Ðình Hổ thì dòng họ này có 12 tiến sĩ và
5 quận công. Bản thân ông là người học rộng biết nhiều, am tường cả Nho, Phật,
Đạo.
Ơng là mợt con người tài năng. X́t thân trong một gia đình phong kiến đại
quý tộc có danh vọng vào loại bậc nhất đương thời nhưng Nguyễn Du sống trong
cuộc sống nhung lụa không được bao lâu. Bởi vì nhà thơ lớn lên giữa lúc gia đình
đang sụp đổ nhanh chóng theo đà sụp đổ của tập đoàn phong kiến thống trị LêTrịnh. Nguyễn Du phải sớm đương đầu với những biến cố lớn lao của gia đình và
xã hội. Nhà thơ đã từng chịu nhiều nỗi bất hạnh. Ơng có mợt thời gian dài khoảng
hơn 10 năm sống lưu lạc ở quê vợ ở Thái Bình, quê cha Hà Tĩnh. Ông trải qua
"mười năm gió bụi", có lúc ốm đau không có thuốc, mái tóc sớm bạc.

1



Năm 1802, Gia Long triệu Nguyễn Du ra làm quan. Chỉ trong vòng hơn 10
năm, ông đã bước lên đỉnh cao danh vọng: làm Chánh sứ sang Trung Quốc (18131814), giữ chức Hữu tham tri bộ Lễ. Năm 1820, lần thứ hai, ông lại được cử làm
Chánh sứ sang Trung Quốc, nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, qua đời. Những năm
tháng bất hạnh ấy có ảnh hưởng trực tiếp quyết định đến sự hình thành con người
nghệ sĩ vĩ đại ở ông.Nguyễn Du là một nhà thơ có tấm lòng nhân đạo sâu xa.
Sống một cuộc đời chịu nhiều gió bụi của chiến tranh loạn lạc, Nguyễn Du đã
nhiều phen phiêu dạt nơi đất khách, sống những tháng ngày lo âu chốn quan
trường, mệt nhoài trong bệnh tật. Tâm hồn ông đã kinh qua nhiều nỗi bi kịch, nhiều
cảnh đời trái ngang và hơn hết, đọng lại trong tâm hồn đa sầu đa cảm của thi nhân
là những giọt nước mắt thương mình, thương đời, thương người.
Nguyễn Du có một tâm hồn lớn, trái tim lớn, nhạy bén với thời cuộc và có cái
nhìn toàn diện về cuộc đời. Bản thân ông là một tác gia, một tấm gương lớn của
thời đại.
Về con đường văn nghiệp thì Nguyễn Du không chỉ thành công về mặt chữ
Nôm mà còn có thành tựu nghệ thuật về mặt chữ Hán. Sáng tác của ông nặng trĩu
tâm tâm tư của con người ưu thời mẫn thế, thấm đẫm giá trị hiện thực và nhân văn
cũng như nghệ thuật viết thật điêu luyện.
- Tác phẩm chữ Nôm gồm có:
Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi Đau Đứt ruột-Tên phổ biến là
Truyện Kiều), Được viết bằng chữ Nôm, gồm 3254 câu thơ theo thể lục bát. Nội
dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài
Nhân, Trung Quốc. Nợi dung chính của trụn xoay quanh qng Đời lưu lạc sau
khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong trụn, mợt cơ gái có
tài sắc.
2


Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại
chúng sinh), hiện chưa rõ thời Điểm sáng tác. Năm 1939, Nguyễn Du viết bài văn

tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sơng
Đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta Đều lập Đàn giải thoát Để
cầu siêu cho hàng triệu linh hồn.Tác phẩm Được làm theo thể song thất lục bát,
gồm 184 câu thơ chữ Nơm.
Thác lời trai phường nón, 48 câu, Được viết bằng thể lục bát. Nội dung là
thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.
Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, Để bày tỏ nỗi
uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác
- Tác phẩm chữ Hán gồm có:
“Thanh Hiên thi tập” 1786-1804
“Nam trung tạp ngâm” 1805-1812.
“Bắc hành tạp lục” 1813-1814.
Cả ba tập thơ đã được tập hợp lại thành tập Thơ chữ Hán của Nguyễn Du do
nhóm Lê Thước và Trương Chính giới thiệu, x́t bản năm 1965 gờm 243 bài
thơ.
Thơ chữ Hán có mợt vị trí khá quan trọng trong hành trình sáng tác của
Nguyễn Du. Đó là tập hợp những tư liệu phản ánh trực tiếp đời sống tư tưởng, tình
cảm của nhà thơ trong khoảng ba mươi năm gió bụi cuộc đời. Ba tập thơ chữ Hán
có sự phân định như sau:
- “Thanh Hiên thi tập”: Gồm 78 bài thơ Nguyễn Du sáng tác trong khoảng thời
gian từ 1786 đến 1804. Đó là khoảng thời gian mười năm gió bụi ông nương náu ở
quê vợ, sau đó trở về dưới chân núi Hồng, rồi ra làm quan ở Bắc Hà.

3


- “Nam trung tạp ngâm”: Tập hợp 40 bài thơ được viết từ 1805 đến cuối 1812 khi
Nguyễn Du thăng hàm Đông các điện học sĩ, làm quan trong Kinh cho đến hết thời
kì làm Cai bạ dinh Quảng Bình.
- “Bắc hành tạp lục”: Gồm 132 tác phẩm được sáng tác trong chuyến đi sứ Trung

Quốc 1813 - 1814.

1.2.

Tác phẩm Truyện Kiều

Truyện Kiều tên gốc là Đoạn trường tân thanh, là truyện thơ chữ Nôm theo thể
lục bát của Nguyễn Du, gồm 3254 câu lục bát, dựa theo tiểu thuyết, dựa theo tiểu
thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).
Có thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc (18141820). Lại có thuyết nói ông viết trước khi sứ, có thể vào khoảng thời gian làm Cai
bạ ở Quảng Bình(1804-1809). Thuyết sau được nhiều người chấp nhận hơn. Ngay
sau khi ra đời, Truyện Kiều được nhiều nơi khắc in và lưu hành rộng rãi. Hai bản
in xưa nhất hiện còn là bản của Liễu Văn Đường(1871) và bản của Duy Minh
Thị(1872), đều ở thời vua Tự Đức.
Nợi dung chính của trụn xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình
chuộc cha của Thúy Kiều- nhân vật chính trong trụn là mợt cô gái “ sắc nước
hương trời” và có tài “cầm, kỳ, thi, họa” nhưng cuộc đời lại gặp lắm truân chuyên.
Tác phẩm đã dựng lên một bức tranh xã hội rộng lớn phản ánh tình trạng xã hội
đương thời. Trong đó nhà thơ đã lên án, tố cáo những thế lực chà đạp lên quyền
sống, quyền được hạnh phúc của con người. Đó là sức mạnh đen tối của đồng tiền
phi nghĩa, nó đã trở thành kẻ đồng lõa với lòng tham, sự bất công và cái ác. Vì
tham tiền mà thằng bán tơ vu khống Vương ông, vì tham tiền mà Mã Giám Sinh,
Tú Bà, Bạc Bà, Bạc Hạnh…đã dựng lên cả một hệ thống nhà chứa, vì tham tiền mà
4


sinh ra những kẻ phản trắc, nhẫn tâm như Sở Khanh, Ưng Khuyển….. Đó là chế độ
nhà chứa được dung túng đã giam cầm, lừa lọc con người, đặc biệt là người phụ
nữ. Biết bao người con gái đã bị chôn vùi tuổi thanh xuân chốn lầu xanh nhơ nhớp
ấy mà Đạm Tiên và Thúy Kiều là số phận tiêu biểu. Giá trị hiện thực của tác phẩm

còn thể hiện ở việc tớ cáo sự thới nát của chính qùn phong kiến mà đại diện là
Hồ Tôn Hiến và bè lũ tay sai…. Chúng chẳng những tàn bạo, lật lọng, tham lam
mà còn là một phường phán trắc dâm ô.
Về nội dung thì sách “ Đoạn Trường Tân Thanh” thì tác giả không chia ra từng
hồi, nhưng ta có thể xét theo mạch lạc mà chia ra làm ba phần (Hội ngộ; Lưu Lạc
và Đoàn viên), gồm 13 chương.
2. Nhân vật Đạm Tiên
2.1.

Chân dung nhân vật Đạm Tiên

Tìm hiều và nghiên cứu về Truyện Kiều, vô vàn những đánh giá, bàn luận
xoay quanh về cuộc đời lắm gian truân, phong ba, vướng đầy bụi trần của nàng
Kiều. Bên cạnh người chị tài sắc vẹn toàn ấy là cô em hiền hậu, đoan trang. Song
song đó, là hàng loạt những hệ thống nhân vật như: Từ Hải, Mã Giám Sinh, Tú
Bà, Hoạn Thư, Sở Khanh,… đều là những nhân vật được bàn luận, bình giảng rất
nhiều. Nhưng còn những nhân vật khác?, hầu như chúng ta không hề ấn tượng khi
nghe nhắc đến Đạm Tiên… họa chăng chỉ là hình dung mơ hồ về nấm mộ hoang
bên đường trong khung cảnh ngày xuân, hoàn toàn bị khuất mờ sau hình ảnh chị
em Kiều. Tuy vậy, nhân vật này lại ít nhiều dự báo về cuộc đời nàng Kiều của
chúng ta, là sợi dây gợi ra toàn bộ câu chuyện về sau kèm theo đó là những giá trị
nhân văn sâu sắc mà đại thi hào Nguyễn Du muốn gửi gắm đến.

5


Tuy là một nhân vật phụ, nhưng có thể nói rằng nếu thiếu vắng nhân vật này,
giá trị cũng như sự thu hút của tác phẩm sẽ kém đi phần nào. Đạm Tiên như là
một nút thắt- mở về những sự kiện, biến cố trong cuộc đời Kiều. Nhân vật này tuy
không xuất hiện liền mạch, không đậm đà, rõ nét trong từng cử chỉ, hành động

như các nhân vật phụ khác nhưng sự xuất hiện cần thiết của Đạm Tiên trong tác
phẩm giúp cho bạn đọc lí giải được nhiều vấn đề được đặt ra trong tác phẩm. Đặc
biệt ở khía cạnh làm nới bật nhân vật Kiều và góp phần bàn về vấn đề số mệnh
được đặt ra trong tác phẩm.
Sự xuất hiện của hồn ma Đạm Tiên nếu xét bề nổi có phần rời rạc, nhưng nếu
đặt trong sự vận động của tác phẩm thì sự xuất hiện đó lại vô cùng quan trọng.
Giữa Thúy Kiều và Đạm Tiên có một sự liên kết nào đó mà xét ở góc nhìn cuộc
đời dâu bể mười lăm năm sóng gió cuộc đời Kiều, thì có thể nói rằng Đạm Tiên là
điềm báo trực tiếp nhất, chi tiết nhất để lại những mối liên tưởng về cuộc đời đầy
đau khổ, bất hạnh của Thúy Kiều.
Trong toàn truyện, Nguyễn Du đã dành tới 230 câu thơ để tả sự liên kết giữa
Thúy Kiều và hồn Đạm Tiên: Kiều gặp mộ Đạm Tiên (câu 51-116), Đạm Tiên
hiện về (117-134); Kiều thương cho số phận Đạm Tiên (171-184); Kiều mơ gặp
Đạm Tiên và buồn cho số phận mình (185-242); Kiều tự tử, Đạm Tiên báo mộng
(985-1004); Kiều tự tử được cứu, Đạm Tiên báo mộng (2695-2738).
Xét về sự xuất hiện của Đạm Tiên ngay ở lần đầu tiên trong tác phẩm: đó là
nấm mộ khoác trên mình vẻ thê lương (câu 51-116):
“Sè sè nắm đất bên đường

6


Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”.
Nguyễn Du để cho Đạm Tiên ra mắt bạn đọc dươi hình hài nấm mộ bên đường
trong tiết Thanh Minh một cách đáng thương. Sự cô độc của cuộc đời đã qua giữa
cõi trần ấy khơi dậy sự thương tiếc của một tâm hồn đa sầu đa cảm, của một kiếp
người tài hoa như Thúy Kiều. Động lòng thương, Kiều đã hỏi về nấm mộ ấy. Qua
câu trả lời của Vương Quan, ngọn nguồn Đạm Tiên dù không được quá chi tiết
nhưng cũng đủ đề lòng người xao xuyến:
“ Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi.

Nổi danh tài sắc một thì,
Xơn xao ngồi cửa hiếm gì yến anh.
Kiếp hồng nhan có mong manh,
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương”.
Không miêu tả một cách tỉ mỉ về tài sắc của Đạm Tiên nhưng câu thơ “Nổi
dành tài sắc một thì” đủ làm cho bạn đọc vững tin rằng Đạm Tiên là một người
có cả tài lẫn sắc ắt hẳn không thua kém gì Kiều. Và cũng chỉ vài câu thơ sự đời
của Đạm Tiên cũng được phong phanh một cách xót thương “thoắt gãy cành
thiên hương”. Vì thế, Kiều mới không cầm lòng được trước cuộc đời Đạm Tiên,
Thúy Kiều đã khóc thương cho số phận của cuộc đời Đạm Tiên. Sự khóc thương
ấy còn là sự khóc thương chung cho cuộc đời, cho số phận của những người phụ

7


nữ khác. Có thể nói rằng đến cuối tác phẩm lời khóc thương ấy còn dành cho cả
cuộc đời Thúy Kiều:
“Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung!”.
Sự xuất hiện của Đạm Tiên ngay lần đầu là mợt sự thần bí cùng với trận gió:
“Ào ào đổ lộc rung cây,
Ở trong dường có hương bay ít nhiều.
Đè chừng ngọn gió lần theo,
Dấu giày từng bước in rêu rành rành.”.
Sự xuất hiện và gặp gỡ giữa Kiều và Đạm Tiên ngay lần đầu đã đánh dấu mối
liên hệ giữa hai con người “tài hoa bạc mệnh” này. Và từ đó, Đạm Tiên xuất hiện
trong cuộc đời Thúy Kiều mợt cách ám ảnh và thần bí. Dường như, sự xuất hiện
của Đạm Tiên như điềm báo về một con đường mà Thúy Kiều phải trả qua. Sau lần
gặp gỡ đầu tiên ấy, những suy nghĩ về cuộc đời Đạm Tiên cứ mãi dằn vặt trong
lòng Thúy Kiều. Nguyễn Du đã cho Thúy Kiều nhắc đến nhân vật này sau khi về

nhà ngồi suy tư với hai câu thơ:
“ Người mà đến thế thì thơi

8


Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi!”
Không chỉ để lại nỗi day dứt với những suy tư trong lòng Kiều, Nguyễn Du
còn cho Đạm Tiên xuất hiện cách trực tiếp trong giấc mơ của Kiều. Và c̣c gặp
gỡ chính thức lần thứ hai này cũng đã chính thức mở ra cuộc đời đầy truân chuyên
của Kiều sau này. Cuộc gặp gỡ ấy được Nguyễn Du tái hiện lại với những vần thơ:
“ Chênh chênh bóng nguyệt xế mành,
Tựa nương bên triện một mình thiu thiu.
Thoắt đâu thấy một tiểu kiều,
Có chiều thanh vận, có chiều thanh tân.
Sương in mặt, tuyết pha thân,
Sen vàng lãng đãng như gần như xa.
Chào mừng đón hỏi dị la:
Đào ngun lạc lối đâu mà đến đây ?
Thưa rằng: Thanh khí xưa nay,
Mới cùng nhau lúc ban ngày đã quên.

9


Hàn gia ở mé tây thiên,
Dưới dòng nước chảy bên trên có cầu.
Mấy lịng hạ cố đến nhau,
Mấy lời hạ tứ ném châu gieo vàng.
Vâng trình hội chủ xem tường,

Mà sao trong sổ đoạn trường có tên.
Âu đành quả kiếp nhân duyên,
Cùng người một hội, một thuyền đâu xa!
Này mười bài mới mới ra,
Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời.
Kiều vâng lĩnh ý đề bài,
Tay tiên một vẫy đủ mười khúc ngâm.
Xem thơ nức nở khen thầm:
Giá đành tú khẩu cẩm tâm khác thường
10


Ví đem vào tập đoạn Trường
Thì treo giải nhất chi nhường cho ai.”
Cuộc gặp gỡ lần này Đạm Tiên thông báo với Thúy Kiều tên nàng có trong sổ
“ đoạn trường” là người cùng hội với Đạm Tiên. Câu chuyện của Đạm Tiên,
Thúy Kiều được nghe và cảm thương lúc trước, khó tránh khỏi làm lòng Kiều nao
núng, lo sợ về sớ phận mình. Sự khóc thương cho chính sớ phận Kiều bắt đầu trỗi
dậy và cũng chính là lúc cuộc đời trôi nổi hé mở gần hơn với bạn đọc. Đạm Tiên
xuất hiện như một thông điệp khiến độc giả tò mò, ám ảnh và không ngớt những
suy nghĩ về nhân vật này. Giấc mộng của Thúy Kiều, cuộc gặp gỡ với Đạm Tiên
trong mộng đã khơi dậy những dự cảm cho cuộc đời, cho số phận Kiều.
Nguyễn Du cho Đạm Tiên đến, tồn tại trong cõi mộng của tác phẩm nhưng
không hề tạo nên khoảng cách với hiện thực, bởi sự xuất hiện của Đạm Tiên luôn
là một điềm báo gắn với sự việc có thật diễn ra trong cuộc đời Kiều. Lần tiếp theo
Đạm Tiên xuất hiện trong tác phẩm là lúc Kiều tự tử, lần này Đạm Tiên đến trong
giấc mộng của Kiều và khuyên răn nàng bằng những lời lẽ mang tính chất của sớ
mệnh một cách rành rọt và rõ ràng:
“Rỉ rằng: Nhân quả dở dang,
Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao?

Số còn nặng nợ má đào,
Người dầu muốn quyết trời nào đã cho.
11


Hãy xin hết kiếp liễu bồ,
Sông Tiền đường sẽ hẹn hị về sau.”.
Lần x́t hiện này cũng là c̣c gặp gỡ lần thứ ba giữa Đạm Tiên và Kiều,
Đạm Tiên đến và nói với Kiều về số mệnh lần nữa. Kiếp người đã gieo thì phải
trả, Kiều không thể nào trốn tránh mà chỉ có thể bước đi trên con đường đó. Đạm
Tiên trao lời hứa hẹn với Kiều về sông Tiền Đường. Đó cũng là lúc Kiều trả được
duyên nợ, nghiệp đời đã tạo kiếp trước. Với thông điệp Đạm Tiên mang đến cho
Kiều làm thức dậy những suy nghĩ, những dự cảm về cuộc đời càng lúc càng
mạnh mẽ ở người đọc. Độc giả phần nào hiểu được căn nguyên của biết bao sóng
gió Kiều đã qua và càng lo âu, đau xót hơn những sóng gió Kiều sẽ còn phải trải
qua.
Nguyễn Du thật sự đã để cho lời báo mộng của Đạm Tiên dành cho Thúy Kiều
trọn vẹn, sơng Tiền Đường cũng chính là nơi kết thúc cho một kiếp người được
ghi trong sổ đoạn trường- Thúy Kiều. Tại đây, trước khi tự tử lần hai, Thúy Kiều
đã nhắc đến Đạm Tiên:
“ Hỏi ra mới biết rằng sông Tiền đường.
Nhớ lời thần mộng rõ ràng,
Này thôi hết kiếp đoạn trường là đây !
Đạm Tiên nàng nhé có hay !

12


Hẹn ta thì đợi dưới này rước ta”.
Sơng Tiền Đường mà Đạm Tiên nhắc đến đã khép lại một kiếp người đồng

thời cũng mở ra một con đường mới cho Thúy Kiều.
Để trọn vẹn vai thiên sứ của Đạm Tiên trong tác phẩm, Nguyễn Du đã cho
Thúy Kiều gặp Đạm Tiên lần nữa trong giấc mộng sau khi được sư Giác Duyên
cứu:
“Mơ màng phách quế hồn mai,
Đạm Tiên thoắt đã thấy người ngày xưa.
Rằng: Tơi đã có lịng chờ,
Mất cơng mười mấy năm thừa ở đây.
Chị sao phận mỏng phúc dày,
Kiếp xưa đã vậy lòng này dễ ai!
Tâm thành đã thấu đến trời,
Bán mình là hiếu cứu người là nhân.
Một niềm vì nước vì dân,

13


Âm công cất một đồng cân đã già!
Đoạn trường sổ rút tên ra,
Đoạn trường thơ phải đưa mà trả nhau.
Còn nhiều hưởng thụ về lâu,
Duyên xưa tròn trặn phúc sau dồi dào!”.
Sự gặp gỡ cuối cùng này cũng là lần cuối cùng Đạm Tiên xuất hiện trong tác
phẩm. Hoàn thành sứ mệnh của mình, Đạm Tiên đến thêm lần nữa để nói về nhân
cách và tấm lòng của Kiều giữa dòng đời. Tấm lòng ấy thấu tận mây xanh, đức
của Kiều đã hóa giải và đưa Kiều thoát khỏi nghiệp duyên kiếp này. Sổ đoạn
trường đã rút tên Kiều ra, từ nay phúc phận Kiều sẽ thay đổi.
Đạm Tiên xuất hiện ở đầu tác phẩm như một hình bóng dự báo cho cuộc đời
Kiều, và cũng là sứ giả thông báo số mệnh trong tác phẩm. Đến cuối tác phẩm,
Đạm Tiên đã hoàn thành số mệnh đó, Kiều đã được rút tên ra khỏi sổ đoạn trường,

một con đường, một cuộc đời mới sẽ mở ra với Kiều. Nhưng sự ẩn mất của Đạm
Tiên lại mang đến một cảm giác nuối tiếc cho tác phẩm.
2.2.

Mối quan hệ giữa Đạm Tiên và các nhân vật khác

2.2.1. Đạm Tiên và Thúy Kiều

 Làm nổi bật nhân vật Thúy Kiều
14


Nhân vật Đạm Tiên được Nguyễn Du xếp vào tuyến nhân vật phụ trong
truyện Kiều. Nhân vật phụ bao gồm Thúy Vân, Vương Quan, Tú Bà,... được xây
dựng có các tính, sớ phận, c̣c đời riêng; hay những nhân vật không tên riêng chỉ
được gọi đại khái như: thằng bán tơ, người khách viễn phương,…
Đạm Tiên không thuộc những nhân vật đó, nàng được xây dựng hết sức đặc
biệt, là nhân vật phụ, có tên riêng nhưng lại là một “hồn ma”. Chúng ta biết ngờ
vực về nàng thông qua lời kể của Vương Quan: Đạm Tiên là một ca nhi, là một
hồng nhan bạc mệnh. Nàng phải chăng là hiện thân của Kiều vì không ai khác phát
hiện ra mợ nàng mà chính là Kiều, nấm mợ “sè sè nấm đất” bên đường. Chính ngơi
mợ thấp lè tè cùng màu cỏ vàng úa đã gây sự chú ý cho Kiều. Trong ngày tảo mộ,
biết bao nhiêu ngôi mộ được đốt tiền vàng, giấy và được tân trang chỉnh tề, đường
hoàng thế thì ngôi mộ này là của ai mà chẳng ai đoái hoài đến?
“Sè sè nấm đất bên đường
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”
Kiều lại càng đau xót hơn khi biết được lúc còn sống bao kẻ vấng vương tài
sắc Đạm Tiên, khi sống là vợ trăm người mà lúc vĩnh biệt cuộc đời chẳng ai thèm
đói hoài đến nàng.


“ Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi.
Nổi danh tài sắc một thì,
15


Xơn xao ngồi cửa hiếm gì yến anh.
Kiếp hồng nhan có mong manh,
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương”.
Rõ là cái kiếp hồng nhan muôn đời khổ lụy, từ nàng ca nhi Đạm Tiên chúng
ta có thể khái quát đến thân phận người phụ nữ nói chung và cụ thể là những cô kỉ
nữ chốn lầu xanh nói riêng!
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Kiều đã “dư nước mắt khóc người đời xưa” và cho rằng cuộc đời Đạm Tiên
như thế là bạc mệnh. Lại còn rộng suy thêm:
“…Hồng nhan tự thuở xưa,
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.
Nỗi niềm tưởng đến mà đau,
Thấy người năm đó, biết sau thế nào?”
Sớ lượng câu thơ viết về Đạm Tiên không nhiều, nhưng khi nàng xuất hiện
ngay lập tức gây được ấn tượng khiến nàng Kiều của chúng ta có những suy
16


ngẫm về c̣c đời người và c̣c đời của chính mình; hay nói khác đi Đạm Tiên
tạo nên nỗi trăn trở, day dứt trong lòng Kiều mãi về sau ở suốt tác phẩm.
Điềm báo số phận của Thúy Kiều
Kiều mộng gặp Đạm Tiên lần thứ nhất
Trong tiết thanh minh, Kiều vô tình gặp được mộ Đạm Tiên buồn tênh, hiu
quạnh. Từ trái tim đa cảm, giàu tình người, với một người con gái Kiều chưa một

lần thấy mặt nhưng Kiều vẫn cảm thấy xót xa, đau thắt lòng, vì thế nàng đã thắp
hương, đề thơ và tâm sự với mộ Đạm Tiên. Nén hương, lời tâm sự, đôi ba câu thơ
và những giọt nước mắt của Kiều như một sự liên kết giữa người sống và kẻ chết.
Hồn Đạm Tiên bỗng hiện lên qua mùi hương thơm ngào ngạt, cuốn thành làn gió
thoảng thổi qua làm rung cây rụng lá. Kiều đi theo làn gió bỗng thấy nốt giầy của
Đạm Tiên in trên mặt rêu xanh. Ai nấy đều bàng hoàng sợ hãi. Phải chăng hồn
Đạm Tiên xuất hiện để báo cho Kiều biết về số mệnh tương lai của mình, một
tương lai trùng hợp giữa hai người con gái đa tài tuyệt sắc!
Trong Truyện Kiều, Thúy Kiều gặp Đạm Tiên hầu hết là trong chiêm bao.
Chiêm bao, giấc mơ không chỉ là hệ quả của một ám ảnh mà trong Truyện Kiều,
đó còn là hệ quả của linh cảm. Một khi con người mang linh cảm về một điều gì
đó chẳng lành, sẽ thấy điều đó trong chiêm bao. Kiều là nhân vật mang linh cảm,
hay nói về những điều không chắc chắn, về sự bất an, hư vô của tương lai:
“Thấy người nằm đó biết sau thế nào”
“Một dày một mỏng biết là có nên”
17


“Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao”
Những linh tính về sự bất an đó được lộ rõ bằng giấc chiêm bao gặp Đạm Tiên
lần thứ nhất. Giấc mơ này chứng thực bước đầu cho linh cảm về sự đau khổ của
đời mình. Cõi chiêm bao, sự báo mộng ở đây có giá trị như điều sắp xảy đến trong
tương lai. Kiều đã giải đoán điều đó sau giấc mơ lần thứ nhất gặp Đạm Tiên:
“Cứ trong mộng triệu mà suy
Phận con thơi có ra gì mai sau ”
Kiều mộng gặp Đạm Tiên lần thứ hai
Ở lần thứ hai, Kiều gặp Đạm Tiên trong mơ sau khi tự vẫn ở lầu xanh :
“ Trong mê dường đã đứng bên một nàng
Rỉ rằng: “Nhân quả dở dang
Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao

Số còn nặng nghiệp má đào
Người dù muốn quyết trời nào đã cho
Hãy xin hết kiếp liễu bồ

18


Sơng Tiền Đường sẽ hẹn hị về sau ”.
Kiều gọi giấc mơ này là “thần mộng” và tin vào lập luận về duyên kiếp,
duyên nghiệp của Đạm Tiên. Sau giấc mơ này, Kiều chấp nhận làm kỹ nữ. Quan
niệm về nhân duyên, sự tiền định và số phận trở thành phương tiện hóa giải cho
tình huống lúc đó.
Kiều mộng gặp Đạm Tiên lần thứ ba
Giấc mơ lần thứ ba Kiều thấy Đạm Tiên có lời giải thích về thân phận hiện
kiếp và tiên báo về một tương lai “phúc dày” và sau này, Kiều có cuộc đời như
lời trong mộng:
“ Mơ màng phách quế, hồn mai
Đạm Tiên thoắt đã thấy người ngày xưa
Rằng:“Tơi đã có lịng chờ
Mất cơng mười mấy năm thừa ở đây
Chị sao phận mỏng phúc dày
Kiếp xưa đã vậy, lòng này dễ ai
Tâm thành đã thấu đến trời

19


Bán mình là hiếu, cứu người là nhân
Một niềm vì nước vì dân
Âm cơng cất một đồng cân đã già

Đoạn trường sổ rút tên ra
Đoạn trường thơ phải đưa mà trả nhau
Còn nhiều hưởng thụ về sau
Duyên xưa tròn trặn, phúc sau dồi dào”.
 Những tác động tích cực của hồn ma Đạm Tiên đối với Kiều
Mặc cảm về thân phận lúc đầu xuất hiện trong Kiều thật mong manh qua giấc
mộng Đạm Tiên. Kiều cảm nhận được sự đe dọa của định mệnh, nhưng nỗi lo âu
nhân lên từ lời báo mộng cũng chỉ là những run rẩy mơ hồ, siêu hình, không ngăn
được những bước ngoặt lớn với khao khát giải phóng bản thân của Kiều.
Trước mọi biến cố xảy ra, Kiều đều có nghĩ đến định mệnh, nghĩ đến lời báo
mợng của Đạm Tiên:
“Đã lịng hạ cố đến nhau
Mấy lời hạ tứ ném châu gieo vàng
20


Vâng trình hội chủ xem tường
Mà xem trong sổ đoạn trường có tên
Âu đành quả kiếp nhân duyên
Cũng người một hội một thuyền đâu xa.”.
Phản chiếu với Đạm Tiên là cuộc đời đấy sóng gió của nàng Kiều, “tài hoa
bạc mệnh” phải lưu lạc nơi đất khách quê người để giữ trọn đạo hiếu. Suốt 15
năm ròng rã, qua tay biết bao nhiêu người, chịu biết bao nhiêu tủi nhục nhưng
vẫn chưa khi nào Kiều quên đi khát vọng muốn giải cứu bản thân mình khỏi
chốn nhơ nhuốc của cuộc đời.
Đạm Tiên không chỉ dự báo sô phận hẩm hiu của Kiều mà nàng ấy còn góp
phần giúp đỡ Kiều trong việc đoàn tụ với gia đình, hay nói đúng hơn Kiều ý
thức được thân phận qua những lời linh hiển ở Đạm Tiên, từ đó vượt qua chính
bản thân mình, vượt qua nỗi sợ hãi để tìm đến bến bờ của sự viên mãn. Nhưng
dù bị ám ảnh, dù ngày càng tin, cái ý thức định mệnh ấy vẫn không ngăn được

bước chân Kiều dấn thân trên những nẻo đường giải phóng, muốn đoàn tụ với
gia đình. Mỗi lần gặp thất bại, bị đọa đày sỉ nhục, Kiều lại suy tư về thân phận
mình.
Khi mới vào lầu xanh, tự tử không thành, Kiều đã tìm thấy ở lời tiên tri của
Đạm Tiên cái cớ để thoả hiệp, chấp nhận chờ đợi lòng tốt của Tú Bà. Kiều ý
thức được thân phận qua lời dự báo của Đạm Tiên, nghiệp duyên chưa dứt dù có
trốn cũng chẳng được. Chết không phải con đường giải thoát, phải chăng nàng
21


chưa trả hết trần duyên. Lời tiên tri của Đạm Tiên là cơ sở để nàng tiếp tục sống,
và dĩ nhiên niềm khát khao được hạnh phúc, được đoàn tụ vẫn cháy rực trong
tâm trí nàng:
“Nào hay chưa hết trần duyên
Trong mê dường đac đến bên một nàng
Rỉ rằng: “Nhân quả dở dang
Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao!
Số còn nặng nghiệp má đào
Người nào muốn quyết, trời nào đã cho?
Hãy xin hết kiếp liễu bồ
Sông Tiền Đường, sẽ hẹn hị về sau.”.
Trong tâm trạng của Kiều ln ln xuất hiện sự vật lộn giằng xé của nỗi đau
về phẩm giá, về quyền sống với ý thức rõ dần về định mệnh, về thân phận. Ý thức
về định mệnh, về thân phận dù luôn luôn áp đảo khát vọng về tình yêu, về phẩm
giá và hạnh phúc, vẫn không ngăn được một khát vọng giải phóng thẳm sâu, âm ỷ
và mãnh liệt luôn chờ cơ hội để bùng ra trong những kế hoạch khác nhau. Những
lúc cô đơn nhất, đau khổ nhất, Kiều luôn nhìn xoáy sâu vào cái vực thẳm hun hút
của thân phận, của định mệnh.
22



×