Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Thơ chữ Hán của Nguyễn Du trong 3 tập thơ: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung Tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.31 KB, 32 trang )

DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT

MSSV

HỌ TÊN

1

K40.606.017

Lâm Diểm Hương

2

K40.606.086

Vũ Thị Hà Mi

3

K40.606.078

Bùi Thị Phương Liên

4

K40.606.041

Trần Thị Anh Thoa


5

K40.606.004

Lê Phúc Nguyên Chi

6

K40.606.093

Nguyễn Thị Linh Nhi

7

K40.606.097

Nguyễn Thị Kiều Oanh

8

K40.606.021

Trần Thị Kim Liên

Mục Lục
1.

Những vấn đề chung..............................................................................................................................3
1.1.


Thời đại –cuộc đời Nguyễn Du.....................................................................................................3

1.1.1.

Thời đại...................................................................................................................................3

1.1.2.

Cuộc đời, gia thế và sự nghiệp..............................................................................................3

1.2.

Quan niệm về thơ của Nguyễn Du trong thơ chữ hán...............................................................5
1


1.2.1.

Qua góc nhìn văn hóa............................................................................................................5

1.2.2.

Qua lời bình của các nhà thơ...............................................................................................6

1.3.
2.

Sơ lược một số tác phẩm chữ hán tiêu biểu................................................................................7

Nội dung..................................................................................................................................................8

2.1.

Thanh Hiên thi tập.........................................................................................................................8

2.1.1.

Hoàn cảnh sáng tác................................................................................................................8

2.1.2.

Nội dung và một số bài thơ tiêu biểu...................................................................................8

2.1.2.1. Cuộc sống xa quê hương, vất vả, bệnh tật với cái nghèo đeo đẳng và tâm sự của Nguyễn
Du………………………………………………………………………………………………………………………………………………..8
2.1.2.2.

Nỗi buồn trước thói đời loạn lạc......................................................................................11

2.1.2.3.

Hình ảnh thiên nhiên mang tâm trạng con người.........................................................11

2.2.

Nam trung tạp ngâm....................................................................................................................13

2.2.1.

Hoàn cảnh sáng tác..............................................................................................................13


2.2.2.

Nội dung và một số bài thơ tiêu biểu.................................................................................13

2.2.2.1.

Nỗi nhớ quê hương...........................................................................................................13

2.2.2.2.

Nguyễn Du bất mãn trước thời cuộc...............................................................................16

2.2.2.3.

Nguyễn Du khơng màn đến danh lợi..............................................................................16

2.3.

Bắc hành tạp lục...........................................................................................................................19

2.3.1.

Hồn cảnh sáng tác..............................................................................................................19

2.3.2.

Nội dung và một số bài thơ tiêu biểu.................................................................................19

2.3.2.1.


Niềm trăn trở trước số phận con người..........................................................................19

2.3.2.2.

Cảm sử...............................................................................................................................22

2.3.2.3.

Cảnh thiên nhiên..............................................................................................................25

3.

Đóng góp thơ chữ Hán của Nguyễn Du trong nền văn học nước nhà...........................................28

4.

Tổng kết.................................................................................................................................................30



Tài liệu tham khảo...............................................................................................................................31

1. Những vấn đề chung
1.1. Thời đại –cuộc đời Nguyễn Du
1.1.1. Thời đại
2


Đại thi hào Nguyễn Du sinh ra trong thời đại có nhiều biến động dữ dội
(cuối thế kỉ XVIII — đầu thế kỉ XIX). Xã hội phong kiến Việt Nam đã đi đến hồi

kết của sự khủng hoảng. Nền kinh tế hàng hóa phát triển cho thấy sức mạnh của
đồng tiền, cũng như tư tưởng phóng khống của tầng lớp thị dân, đồng tiền và
quyền lực chi phối các giá trị của cuộc sống, trở thành mục tiêu để vua quan tranh
giành quyền lợi, chém giết lẫn nhau, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra liên
miên, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn “Một phen thay đổi sơn hà”. Sau đó,
phong trào Tây Sơn thất bại, chế độ phong kiến triều Nguyễn được thiết lập. Đại
thi hào đã sống qua ba thời đại: Lê – Trịnh, Tây Sơn, Nguyễn, trải qua những cuộc
binh biến tàn khốc của các tập đồn phong kiến và các cuộc khởi nghĩa địi quyền
sống của tầng lớp nơng dân. Ơng đã chứng kiến tận mắt cảnh bãi bể hóa nương
dâu, cảnh sống xa hoa, đồi trụy cũng như sự thống trị dã man, tàn ác của giai cấp
phong kiến, cảnh đau khổ vì nghèo đói, cảnh đày đọa và những áp bức bất công
của đại đa số quần chúng nhân dân. Đặc biệt, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, đứng đầu
là anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ với những luồng tư tưởng tiến bộ, đã tác
động đến tâm hồn đa cảm trước thời cuộc của Nguyễn Du.
1.1.2. Cuộc đời, gia thế và sự nghiệp
Thời đại là một cơ sở sâu xa tạo nên sự xuất hiện gương mặt thiên tài văn
học Nguyễn Du. Nguyễn Du ( 1765-1820) tự là Tố Như. Hiệu là Thanh Hiên, quê
ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Nhà thơ sống vào giai đoạn lịch sử xã hội Việt Nam có nhiều biến động dữ
dội, nhất là khoảng 30 năm đầu của cuộc đời nhà thơ. Nguyễn Du đã có dịp chứng
kiến những biến cố lịch sử trọng đại nhất: Sự sụp đổ thảm hại của tập đoàn phong
kiến thống trị Lê – Trịnh, vận mệnh ngắn ngủi nhưng rạng rỡ của phong trào Tây
Sơn và triều đại Quang Trung, công cuộc trung hưng của nhà Nguyễn. Ông đã sống
trong một thời đại mà truyền thống nhân văn và tinh thần dân tộc được kết tinh một
cách rực rỡ. Những biến cố xã hội, truyền thống nhân văn và tinh thần dân tộc của
thời đại đã để lại những âm hưởng, những màu sắc trong nhân cách cũng như sáng
tác của nhà thơ.
Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình phong kiến đại q tộc, trí thức, tài
hoa và có danh vọng vào bậc nhất đương thời. Khơng những thế, gia đình này cịn
có một truyền thống về văn học. Hồn cảnh gia đình đã có những tác động rõ rệt

3


đối với sự hình thành thiên tài văn học ở Nguyễn Du. Gia đình Nguyễn Du có
nhiều người đậu đạt cao và làm quan to tại triều đình.
Hồn cảnh gia đình đã để lại những dấu ấn vàng son trong tâm hồn nhà thơ
và cũng chắc chắn rằng qua thực tiễn của gia đình, ơng cũng đã nhận thức được
nhiều điều về giới quan lại đương thời. Dòng họ này cịn có truyền thống văn học.
Thân sinh của ơng là Nguyễn Nghiễm là một sử gia cũng là một nhà thơ. Nguyễn
Khản giỏi thơ Nơm, tương truyền có dịch Chinh phụ ngâm. Nguyễn Hành, Nguyễn
Thiện (cháu gọi Nguyễn Du bằng chú) đều là những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng
đương thời.
Ông là một con người tài năng. Xuất thân trong một gia đình phong kiến đại
q tộc có danh vọng vào loại bậc nhất đương thời nhưng Nguyễn Du sống trong
cuộc sống nhung lụa khơng được bao lâu. Bởi vì nhà thơ lớn lên giữa lúc gia đình
đang sụp đổ nhanh chóng theo đà sụp đổ của tập đồn phong kiến thống trị Lê Trịnh. Nguyễn Du phải sớm đương đầu với những biến cố lớn lao của gia đình và
xã hội. Nhà thơ đã từng chịu nhiều nỗi bất hạnh. Ơng có một thời gian dài khoảng
hơn 10 năm sống lưu lạc ở quê vợ ở Thái Bình, quê cha Hà Tĩnh. Ơng trải qua
“mười năm gió bụi”, có lúc ốm đau khơng có thuốc, mái tóc sớm bạc. Ông tự xưng
là “Hồng Sơn liệp hộ” (người đi săn ở núi Hồng), “Nam Hải điếu đổ” (Người câu
cá ở biển Nam Hải):
“Hồng Sơn cao ngất mấy tầng,
Đò Cài mấy trượng là lòng bấy nhiêu!”
Năm 1802, Gia Long triệu Nguyễn Du ra làm quan. Chỉ trong vịng hơn 10 năm,
ơng đã bước lên đỉnh cao danh vọng: Làm Chánh sứ sang Trung Quốc (1813 –
1814), giữ chức Hữu tham tri bộ Lễ. Năm 1820, lần thứ hai, ông lại được cử làm
Chánh sứ sang Trung Quốc, nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, qua đời. Những năm
tháng bất hạnh ấy có ảnh hưởng trực tiếp quyết định đến sự hình thành con người
nghệ sĩ vĩ đại ở ông. Nguyễn Du là một nhà thơ có tấm lịng nhân đạo sâu xa.
Nhà thơ đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng bằng chữ Hán và chữ Nơm.

Về chữ Hán, ơng có ba tập thơ:
-

Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên): 1786 – 1804.
4


-

Nam trung tạp ngâm: 1805 – 1812.

-

Bắc hành tạp lục: 1813 – 1814.

Cả ba tập thơ đã được tập hợp lại thành tập Thơ chữ Hán của Nguyễn Du do nhóm
Lê Thước và Trương Chính giới thiệu, xuất bản năm 1965 gồm 243 bài thơ.
Về chữ Nôm:
Ðoạn trường tân thanh (tên Truyện Kiều là do quần chúng đặt cho tác
phẩm).
-

Văn chiêu hồn (còn gọi là Văn tế thập loại chúng sinh).

-

Sinh tế Trường Lưu nhị nữ.

-


Thác lời trai phường nón.
1.2. Quan niệm về thơ của Nguyễn Du trong thơ chữ hán
1.2.1. Qua góc nhìn văn hóa

Từ góc nhìn văn hố có thể thấy Nguyễn Du rất am hiểu về văn hoá và văn
học Trung Hoa. Nguyễn Du đã tiếp nhận thành tựu của thi ca Trung Quốc trên quê
hương đất nước mình. Trong dịp đi sứ hơn một năm, ơng đã có cơ hội được thể
hiện khả năng thi ca của bản thân ngay trên mảnh đất được coi là nguồn mạch của
dịng sơng thi ca vừa lâu đời vừa rộng lớn. Sự trở lại mảnh đất cội nguồn này Phạm
Ánh Sao gọi là "sự hoàn nguyên" của Nguyễn Du. Trong cuộc hành trình "hồn
ngun" đó Nguyễn Du đã có "đối thoại siêu thời gian" cùng với cổ nhân để kể câu
chuyện buồn về thế sự và nhân sinh. Phạm Ánh Sao đã đi tìm những điểm tương
đồng và khả năng tiếp biến sáng tạo của Nguyễn Du qua đối sánh giữa hai bài thơ
cùng viết về lầu Hoàng Hạc - một di tích lịch sử văn hố được coi là “tam đại danh
lâu” ở miền Nam Trung Quốc, giữa Nguyễn Du và nhà thơ Thơi Hiệu. Từ đó Phạm
Ánh Sao nêu rõ: "Nguyễn Du không chỉ cho thấy, ông đã tiếp nhận đến mức nhuần
nhuyễn nguồn tri thức văn hố - văn học từ bên ngồi cho mình, hơn nữa bằng trái
tim đầy lòng yêu thương và trắc ẩn, ơng cịn khẳng định được nhân cách văn hố
và tài năng văn chương của mình ở chính nơi được coi là ngọn nguồn của văn hố,
văn học mà ơng từng tắm gội. Thơ đăng làm của ông đã cho thấy thái độ tiếp nhận
trân trọng, tầm vóc tri thức uyên bác, khả năng tiếp biến và sáng tạo đặc biệt của
ông".
5


Nhìn chung, ở hướng tiếp cận từ góc nhìn văn hố này, các cơng trình
nghiên cứu về thơ chữ Hán đều cho thấy Nguyễn Du là người có vốn văn hố sâu
rộng, khơng chỉ là văn hố của con người và q hương ơng mà cịn là văn hố của
đất nước Trung Hoa rộng lớn, lâu đời. Chính vốn văn hố sâu rộng này đã giúp
Nguyễn Du có được cơ hội vượt qua mọi ranh giới về thời gian và không gian để

tiếng thơ của ông đến được với thế giới con người và cuộc sống rộng lớn hơn phạm
vi lãnh thổ của dân tộc mình.
1.2.2. Qua lời bình của các nhà thơ
Bước đầu đi vào tìm hiểu quan niệm thơ của Nguyễn Du thơng qua lời bình
thơ của nhà thơ. Nguyễn Đăng Na là người chú trọng nhấn nhấn mạnh những lời
bình thơ của Tố Như về tập thơ Hoa Nguyên thi thảo của Lê Quang Định. Trong
bài viết: "Lời bình của thi hào Nguyễn Du trong Hoa Nguyên thi thảo", ơng đã
trích dẫn các bài thơ của Lê Quang Định có lời bình của Tố Như. Từ những lời
bình này Nguyễn Đăng Na đã xem Nguyễn Du khơng chỉ là một đại thi hào mà còn
là một người bình thơ sâu sắc.
Trong bài viết này Nguyễn Đăng Na đã xem xét 16 bài thơ có lời bình của
Ngơ Lễ Khê và Nguyễn Du. Đối sánh giữa lời bình của hai tác giả, Nguyễn Đăng
Na cho rằng đặc điểm nổi bật trong cách bình của Tố Như là ơng rất kiệm lời. Số
chữ mà Tố Như dùng để bình một bài thường rất ít, phần lớn chỉ bằng 1/5 Ngơ Lễ
Khê, thậm chí một số bài chỉ bằng 1/20 như khi bình bài thơ Q Khởi Kính than
đề Mã Phục Ba từ (Qua thác Khởi Kính, đề đền thờ Mã Phục Ba). Lời bình của
Nguyễn Du cơ đọng mà ý nhiều, thiên về nhận xét phong cách, khí cốt và chất thơ.
Từ những lời bình này, Nguyễn Đăng Na đã có được nhận định xuất phát từ quan
niệm về thơ của Nguyễn Du: "Tố Như thích lối thơ tự nhiên, có lực mà khơng phải
dụng lực, ý sâu trầm lắng mà không thấy người cầm bút phải bươn bả truy tìm". Có
thể thấy hướng tiếp cận này mang đến một hiệu quả nhất định. Trước hết nó làm
phong phú thêm hướng tiếp cận về tác phẩm cũng như con người Nguyễn Du. Sau
nữa, nghiên cứu kỉ các bài thơ được Tố Như bình ta sẽ hiểu thêm khuynh hướng
tình cảm và khuynh hướng sáng tác của Nguyễn Du.
1.3.

Sơ lược một số tác phẩm chữ hán tiêu biểu

Nhắc tới Nguyễn Du hẳn người ta sẽ nhớ ngay tới Truyện Kiều –tác phẩm
được xem là kiệt tác văn học, một trong những thành tựu tiêu biểu nhất trong văn

6


học Việt Nam. Song, bên cạnh truyện Kiều, Nguyễn Du cịn có : Thác lời trai
phường Nón, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, Văn tế thập loại chúng sinh (cịn
gọi là Văn chiêu hồn) và thơ chữ Hán.
Có thể thấy tồn bộ tác phẩm của ơng, chữ Nơm cũng như chữ Hán, đều
chan chứa một tình yêu thương đối với con người, đặc biệt là người phụ nữ. Không
phải chỉ Truyện Kiều, mà cả thơ chữ Hán và Văn chiêu hồn đều góp phần tạo nên
một đại thi hào Nguyễn Du. Nếu Truyện Kiều được đánh giá là câu chuyện của
ngàn tâm trạng “Máu rỏ đầu ngọn bút, nước mắt thấm qua tờ giấy” (Mộng Liên
Đường), thì thơ chữ Hán là thế giới tâm trạng con người trong đó bức chân dung
tự hoạ về Nguyễn Du hiện lên sắc nét với đầy đủ những nỗi niềm trước cuộc đời
dâu bể, là thế giới của những tấm lòng yêu thương, ngợi ca con người, tôn vinh vẻ
đẹp tâm hồn, nhân cách con người.
Thơ chữ Hán giữ một vai trò quan trọng trong sự nghiệp văn chương của
Nguyễn Du, bởi nó vừa là nhật ký tâm trạng, vừa là nhật ký có tính hành trình của
chính đại thi hào trong suốt một thời kỳ dài. Đó là mảng thơ ơng sáng tác gần như
trọn đời (khoảng trên dưới 30 năm), qua nhiều vùng lãnh thổ khác nhau. Những
tác phẩm bằng chữ Hán của Nguyễn Du rất nhiều, nhưng mãi đến năm 1959 mới
được ba nhà nho là: Bùi Kỷ, Phan Võ và Nguyễn Khắc Hanh sưu tầm, phiên dịch,
chú thích và giới thiệu tập: Thơ chữ Hán Nguyễn Du (NXB Văn hóa, 1959) chỉ
gồm có 102 bài. Đến năm 1965 NXB Văn học đã ra Thơ chữ Hán Nguyễn Du tập
mới do Lê Thước và Trương Chính sưu tầm, chú thích, phiên dịch, sắp xếp, gồm
250 bài như sau:
Thanh Hiên thi tập còn gọi là Thanh Hiên tiền hậu tập (Tập thơ của Thanh
Hiên) gồm 67 đề mục, cộng là 78 bài thơ trong giai đoạn 1786-1804, gồm 10 năm
gió bụi, ơng sống ở Thái Bình q vợ, 6 năm trở lại nhà dưới chân núi Hồng, và 2
năm làm quan ở huyện Bắc Hà. Tập thơ là các bài viết chủ yếu trong những năm
tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.

Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 27 đề mục,
cộng là 40 bài, giai đoạn 1805-1812, ông được thăng hàm Đông các đại học sĩ, làm
quan ở Kinh Đô 5 năm và làm cai bạ ở Quảng Bình 3 năm.
Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm
132 bài thơ, giai đoạn 1813-1814, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.
7


2. Nội dung
2.1. Thanh Hiên thi tập
2.1.1. Hoàn cảnh sáng tác
Thanh Hiên thi tập là những sáng tác bằng chữ Hán của Nguyễn Du trong
thời gian từ khi ông ông về Thái Bình cho đến những năm đầu ra làm quan nhà
Nguyễn. Đây cũng là tập thơ chữ Hán đầu tiên trong sự nghiệp sáng tác của
Nguyễn Du. Tập thơ gồm 67 đề mục, 78 bài thơ trong giai đoạn 1786-1804, gồm
10 năm gió bụi, sống ở Thái Bình q vợ; 6 năm trở lại nhà dưới chân núi Hồng và
2 năm làm quan ở huyện Bắc Hà.
2.1.2. Nội dung và một số bài thơ tiêu biểu
2.1.2.1. Cuộc sống xa quê hương, vất vả, bệnh tật với cái nghèo
đeo đẳng và tâm sự của Nguyễn Du
Bao trùm lên toàn tập thơ là tâm trạng buồn bã, u uất. Những bài thơ làm ở
Thái Bình là những lời than thử về cuộc sống long đong, nay đây mai đó như chiếc
thuyền lênh đênh giữa dòng nước, hết ở nhà người này lại ở nhà người khác “thân
thế phó mặc cho giố bụi”, “mới rét đã thấy khổ vì thiếu áo” . Những bài thơ làm
trong thời gian về Tiên Điền cũng mang tâm trạng chán chường như thế với bao lo
âu, u buồn, than thở cho cuộc đời nghèo túng, già cả và bệnh tật.
Đến với Thanh Hiên thi tập, ấn tượng đọng lại trong lòng chúng ta là một nỗi buồn
sâu sắc, qua ngịi bút của nhà thơ mà nó trở nên ám ảnh, day dứt vô cùng:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”

(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Trong thiên hạ có ai khóc Tố Như chăng?)
(Độc Tiểu Thanh kí)
Câu thơ như tiếng khóc, như tiếng lịng đồng cảm sâu sắc với nàng thiếu nữ tài sắc
nhưng bạc mệnh mà chạnh lòng nghĩ đến mình. Cả cuộc đời ơng gắn bó với sách
vở, thơ văn và để lại cho hậu thế biết bao tác phẩm bất hủ. Cũng như nàng Tiểu
Thanh tài sắc vẹn tồn, khi thác xuống rồi liệu có ai khóc cho nàng như Tố Như?
8


Rất nhiều lần trong Thanh Hiên thi tập, Nguyễn Du nhắc đến bệnh tật và tuổi già:
“Sinh vị thành danh thân dĩ suy
Tiêu tiêu bạch phát mộ phong suy”
(Ở trên đời chưa thành danh, mà đã suy yếu
Gió chiều lùa vào mái tóc bạc)
(Tự thán)
“Niên thâm cách giác lão tuỳ thân”
(Năm tháng trơi qua biết mình đã già)
(U cư)
“Khách chẩm tiêu tiêu lưỡng mấn bồng”
(Mái tóc bạc bơ phờ trên gối chốn tha hương)
(Trệ khách)
“Giang hồ bệnh đáo kinh thời cửu”
(Bệnh đến giữa lúc phiêu bạt giang hồ đã lâu ngày rồi)
(Xuân dạ)

“Lão khứ vị tri sinh kế chuyết”
(Già rồi vẫn chưa biết là mình vụng đường kiếm sống)
( Thơn dạ)
“Giàm mặc tang sinh lão bệnh dư”

(Già yếu rồi nên nín lặng để được yên thân)
(Tạp thi)
“Xuân nhật hữu thân phi thiếu tráng”
9


(Ngày xuân thân này đâu còn trẻ khoẻ nữa)
(Thanh minh ngẫu hứng)
“Ánh lí tu mi khan lão hỹ”
(Soi gương ngắm râu tóc thấy già rồi)
(Lạng Sơn đạo trung)
Qua những câu thơ trên ta có thể cảm nhận được nỗi day dứt, ám ảnh của tác giả về
tuổi già. Nỗi lo lắng, muộn phiền này dường như kéo dài, xuyên suốt tập thơ. Một
mặt nó thể hiện những vất vả, khó khăn, khổ sở của tác giả. Mặt khác nó thể hiện
nỗi cảm khái của nhà thơ trước quy luật tự nhiên: sinh, lão, bệnh, tử; một cảm quan
mang tính nhân sinh mà khơng phải bất cứ người nào cũng có được. Cái già đến
với mỗi con người một cách tự nhiên như một quy luật: đơng qua thì xn đến, hoa
nở rồi hoa sẽ tàn. Cuộc đời đầy sóng gió của Nguyễn Du cùng với tình hình xã hội
lúc bấy giờ khơng cho phép ơng thực hiện được hồi bão, lí tưởng một cách trọn
vẹn. Ơng cảm than cho số phận khơng phải vì những lo sợ của một con người thế
tục mà nỗi lo ở đây là sự lo sợ sự nghiệp chưa thành mà tuổi già đã đến. Đó là bi
kịch của một con người giàu hồi bão, giàu lý tưởng. Thời gian cứ tôi qua một
cách vô tình, tuổi già ngày càng đến gần. Trong tận sâu thẳm tâm hồn, những bề
bộn cảm xúc luôn thường trực rồi dâng trào thấm vào từng vần thơ, lan ra cả ngồi
đầu bút.
Cái nghèo chốn thơn dã cũng làm cho Nguyễn Du phải cảm khái viết thành
thơ, không chỉ để ca thán, than thở về nỗi nghèo khổ của mình mà qua đó khắc họa
tồn cảnh của người dân lúc bấy giờ với những khó khăn, vất vả đang đè lên vai,
lên cuộc sống của những người nghèo khổ.
2.1.2.2. Nỗi buồn trước thói đời loạn lạc

Bên cạnh nỗi buồn trước cuộc sống nghèo khổ, tâm sự của một con người
mang bao lý tưởng thì Thanh Hiên thi tập cịn khắc họa được hiện thực với thói đời
loạn lạc:
“Tiễu đề tuẫn tục can qua tế
Giàm mặc tàng sinh lão bệnh dư”
10


(Thời chiến loạn khóc cười cũng phải theo thế tục
Già yếu rồi nên phải nín lặng để yên thân)
(Tạp thi)
Câu thơ có một chút mỉa mai cho thói đời, cho thực tế loạn lạc của xã hội và chiến
tranh. Sống giữa một xã hội như thế, những thói quen, phản ứng của con người
cũng trở nên trần tục. Những thói quen “giả vụng về để phịng thói tục”, “vì muốn
giữ tồn sinh mạng nên ln sợ người ta” được Nguyễn Du nhắc đến rất nhiều.
Chính vì vậy, tác giả thương xót trước cảnh đời, trước xã hội trần tục này đã đẩy
con người sống trong đó cũng trở nên thế tục hơn. Vì để “yên thân” mà con người
trở nên nín lặng, lạnh lùng trước cuộc đời, trước những bất cơng của cuộc sống mà
khơng dám nói lên tiếng nói của mình.
2.1.2.3. Hình ảnh thiên nhiên mang tâm trạng con người
“Mơn yểm tà phi nhất viện bần”
(Cổng đóng, cánh nghiêng ngả, một ngôi nhà nghèo nàn)
( U cư)
“Tuyết ám cùng thơn hiểu giác ai”
(Sương tuyết che mờ xóm nghèo, tiếng tù vào buổi sớm nghe bi ai)
(Thu chí)
Cuộc sống của con người cứ lặng lẽ trôi theo thời gian, cứ bàng bạc lạnh lẽo khiến
cho lòng người buồn lại càng buồn hơn.
“Vạn sơn thâm xứ tuyệt phong trần
Thái lạc sài mơn bế mộ vân”

(Nơi sâu kín giữa mn trùng núi non, cách biệt hẳn chốn gió bụi
Vài cái cổng tre rào rải rác đây đó khép kín mây chiều)
(Sơn thơn)

11


“Mục nhi chuỳ giác hoang giao mộ
Cấp nữ liên đồng ngọc tỉnh xuân”
(Trong ánh chiều tà, trẻ chăn trâu gõ sừng trên cánh đồng hoang
Giữa ngày xuân, cô gái nối ống bương dẫn nước từ giếng ngọc)
( Sơn thôn)
Dường như nỗi buồn lan tỏa ra cảnh vật xung quanh. Phần lớn những hình ảnh
thơn q, thiên nhiên trong bực tranh tổng thể của bài thơ đều mang phong thái
như vậy: lặng lẽ, đượm buồn. Có thể nói cảnh và người hòa vào nhau, đồng điệu
cùng nhau. Một con người vốn đa cảm, thừa nỗi sầu khổ như Nguyễn Du trước
chốn u tịch như thế này đã cảm tác thành thơ hay chính nỗi buồn của tác giả đã thả
hồn vào thiên nhiên, cảnh sắc nơi đây? Trong cảnh vật mang màu sắc u buồn, tĩnh
mịch của nơi thôn dã, nhà thơ dường như thấm thía hơn nỗi buồn, thấm thía sâu
sắc hơn với những gì mình đã trải qua. Cuộc sống lưu lạc nơi thôn dã, gần gũi với
tự nhiên là điều kiện để Nguyễn Du có thể suy nghĩ, trải nghiệm và ý thức một
cách sâu sắc thấm thía nhất. Có thể nói, tâm trạng con người lan tỏa ra khắp cảnh
vật xung quanh hay ngược lại, cảnh vật dân dã, tĩnh mịch mang điệu buồn man
mác tác động đến tâm hồn nhà thơ. Cảnh và người hòa vào nhau tạo nên những vần
thơ, góp phần khắc họa bức tranh đượm màu tâm sự trong toàn bộ tập thơ.

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui bao giờ”.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Như vậy, tóm lại giá trị nội dung của tập thơ chữ Hán Thanh Hiên thi tập chủ

yếu là giá trị hiện thực. Tập thơ đã phản ánh hiện thực nghèo khổ, bệnh tật, tuổi
già, buồn thương của Nguyễn Du trước cuộc sống của nhân dân trong thời kì loạn
lạc ở những nơi mà tác giả đã đi qua. Tất cả những gì ơng viết trong tập thơ không
chỉ là một lớp váng nổi trên bề mặt xã hội mà nó cịn là những tâm sự, những cảm
xúc day dứt, ám ảnh xuyên suốt tập thơ của tác giả. Một nỗi buồn man mác vượt
12


lên cả những nỗi buồn thế tục: tuổi già, cơm áo, bệnh tật. Ngồi cảm thức nhân
sinh, nhà thơ cịn cảm thức thời thế. Nhưng ở đây, cảm thức thời thế chỉ gợi lên
trong lòng người đọc cảm giác về nỗi buồn, về những tâm sự có phần bất đắc chí
chứ khơng được thể hiện rõ ràng như cảm thực nhân sinh.
2.2. Nam trung tạp ngâm
2.2.1. Hoàn cảnh sáng tác
Nam Trung Tạp Ngâm gồm 40 bài Nguyễn Du làm trong thời gian giữ chức
quan ở Phú Xuân và Quảng Bình rồi lại trở về Phú Xuân, từ năm 1804 cho đến
năm ông qua đời (1820), là 16 năm.Năm 1804, Nguyễn Du cáo bệnh, xin về hưu,
từ quan, nhưng chỉ được có hơn một tháng thì có chỉ vua triệu vào cung giữ chức
Đông các điện học sĩ, nên đành phải đi. Bài Phượng Hoàng lộ thượng tảo hành làm
lúc lên đường trẩy kinh (tháng giêng năm Ất Sửu, 1805).
2.2.2. Nội dung và một số bài thơ tiêu biểu
Nguyễn Du vốn là người thích cuộc sống tự do tự tại, khơng bon chen xa
hoa với đời mặc dù ơng có xuất thân từ tầng lớp quý tộc. Con đường ra làm quan
của Nguyễn Du chỉ mang tính chất “bắt buộc” lệnh vua phải tn. Ơng có một
khoảng thời gian dài sống ở dãy núi Hồng với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ, ơng
hịa mình vào đó để chiêm ngưỡng, để u một cách cuồng nhiệt, quyện vào đó
biết bao kỉ niệm mà sau này nó cho ơng cảm giác nhớ thương da diết.
2.2.2.1. Nỗi nhớ quê hương
Như chúng ta đã nói Nam trung tạp ngâm được sáng tác khi Tố Như phải
tuân lệnh triệu kiến của vua Trịnh, một phần là lệnh vua không thể cãi, mặt khác

gia tộc của ông trước đây chịu sự hậu thuẩn của vua thêm vào đó vì kế sinh nhai
nên ơng đành chấp nhận rời bỏ nơi là chiếc nôi, là nguồn cảm hứng và nơi tu
dưỡng tâm hồn cao đẹp thanh thoát và đầy sự tài hoa của ông.
Mặc dù xa quê sống nơi kinh thành đầy xa hoa nhưng trong lịng ơng lúc nào
cũng hướng về nơi q hương bình n nơi có sông Lam núi Hồng nên thơ cuộc
sống thật an nhàn, nơi đó như là hơi thuở của gia đình, ơng ôm ấp ở đó biết bao kỉ
niệm với khóm trúc vàng với kho tàng nghệ thuật mà tổ tiên còn xót lại. Ơng nhớ
lắm những ngày tháng sống ở đó.

13


Tản phát cuồng ca tứ sở chi
Lục tần phong khởi, tịch dương vi
Bạch vân lưu thuỷ đồng vô tận
Ngư phủ phù âu lưỡng bất nghi
Vô luỵ vị ưng chiêu quỷ trách
Bất tài đa khủng tốc quan phi
Niên niên thu sắc hồn như hử
Nhân tại tha hương bất tự tri
(Giang Đầu Tản Bộ - Bài 1)
Tố Như cứ chìm đấm trong nỗi nhớ quê hương da diết dần dần nó biến ông
thành một người có khát khao có ước vọng hướng về q khứ . Ơng muốn quay về
nhà nơi có sơng Lam núi Hồng nơi ơng có thể sáng tác ra những vần thơ trong trẻo
về thiên nhiên tuyệt sắc nơi đó. Ơng nhận ra được Kinh thành khơng dành cho
mình, ơng sống q mệt mỏi, cuộc sống thật chán chường và tẻ nhạt, đọc câu thơ
này lên có thể chúng ta có thể cảm nhận sự lạc lõng Nguyễn Du như một đứa trẻ
lạc mong tìm được đường về nhà nơi mà cho ơng cảm giác an tồn và bình n
nhất.


“Cơ thành nhật mộ khởi âm vân
Thanh thảo man man đáo hải tần
Khống dã biến mai vơ chủ cốt
Thù phương độc thác hữu quan thân
Sự lai đồ lệ giai kiêu ngã
Lão khứ văn chương diệc tị nhân
Vọng ngoại Hồng Sơn tam bách lí
14


Tương tòng hà xứ vấn tiền lân”
(Ngẫu Đắc).
Nếu Ngẫu Đắc nói về tâm trạng bồi hồi xao xuyến khi Nguyễn Du nói về quê
hương:
Bạch vân sơ khởi Lệ Giang thành,
Thử khí tài thu, thiên khí thanh.
Thành ngoại sơn sơn giai mộ sắc,
Giang đầu thụ thụ các thu thanh.
Tha hương bạch phát lão bất tử,
Tạc tuế hoàng hoa kim cánh sinh.
Vị ngã Hồng Sơn tạ tùng thạch,
Tái vô diện mục kiến đồng minh.
(Tạp Ngâm)
Thương nhớ Hồng Sơn từ chốn quan trường là thương nhớ về một thuở nào thong
dong đuổi thú, xua chó đi săn trong non ngàn tràn đầy sự tự do ngồi vịng cương
tỏa:
“Nghêu ngao vui thú n hà,
Mai là bạn cũ, hạc là người quen.”
Hai câu thơ được cho là của Nguyễn Du đề vào chén sứ khi đi sang Trung Hoa
2.2.2.2. Nguyễn Du bất mãn trước thời cuộc

Nam Trung tạp ngâm cũng cho ta thấy rõ tâm tư của Nguyễn Du khi bất đắc dĩ ra
làm quan cho triều Nguyễn. Gia đình của ơng từ cha anh và các người trong dòng
họ đã chịu nhiều ân sủng của vua Lê chúa Trịnh. Thời thế đổi thay, nhà Tây Sơn đã
diệt Trịnh ở Đàng Ngoài, Lê Chiêu Thống phải bỏ chạy sang Tàu cầu cứu Mãn
Thanh. Rồi Nguyễn Ánh nhân cái chết Quang Trung, nội bộ Tây Sơn chia rẽ đã
15


dẹp được Tây Sơn và thống nhất đất nước. Tấm lòng của Nguyễn Du khi ra làm
quan nhà Nguyễn vẫn hoài vọng về triều Lê:
Thiên Thai sơn tại đế thành đông
Cách nhất điều giang tự bất thông
Cổ tự thu mai hoàng diệp lý
Tiên triều tăng lão bạch vân trung
Khả liên bạch phát cung khu dịch
Bất dữ thanh sơn tương thủy chung
Ký đắc niên tiền tằng nhất đáo
Cảnh Hưng do quải cựu thời chung.
(Vọng Thiên Thai Tự)
Thương thay cho mái đầu đã bạc mà vẫn còn đeo đuổi, lận đận nơi xa xôi, không
cùng ngọn núi xanh trọn niềm trước sau có nhau. Nhớ năm trước đã từng ghé thăm
nơi đây có treo quả chng đúc từ thời Lê Cảnh Hưng…. Một bên là hoài niệm
những ngày tháng nhàn dật cùng dãy núi xanh sống gần gũi với thiên nhiên và một
bên là mối hồi niệm kín đáo về thời Lê đã đi qua.
2.2.2.3. Nguyễn Du không màn đến danh lợi
Trong khoảng thời gian Nguyễn Du làm quan ông vẫn giữ được khí chất
thanh cao khơng màn danh lợi tham hoa phú quý. Ông thấy mệt mỏi với cuộc sống
thực tại của mình, sự ràng buộc đã khiến Nguyễn Du khơng cịn tinh thần thư thái
điềm nhiên như hồi ơng cịn sống ở núi Hồng. Ông thấy xã hội đầy sự xấu xa thối
nát với cái thối ích kỷ ghen ghét tranh đua nhau. Ơng khơng hài lịng cuộc sống

nơi quan trường xô bồ con người bon chen giẫm đạp len nhau mà sống, tấc cả mọi
thứ kiến ông buồn chán tẻ nhạt.
Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu
Vãng sự bi thanh trủng
16


Tân thu đáo bạch đầu
Hữu hình đồ dịch dịch
Vơ bệnh cố câu câu
Hồi thủ Lam Giang phố
Nhàn tâm tạ bạch âu.
(Thu Chí)
Nguyễn Du muốn làm người tự tại cũng khơng xong ở kiếp người phải sống và
chịu sự chi phối tác động. Chiệu sự tác động của thiên nhiên hữu tình nơi dung nạp
tình cảm tha thiết gắng bó, chịu sự chi phối của người trên kẻ dưới muốn sống tự
do như một người bình thường cũng khơng được dành cam phận chịu đựng. Nhìn
thấy quan trường chầu chựt nịn bợ hơn thua nhau cũng làm ông cảm thấy chán
chường vì thế ơng ln hướng về chân trời cũ:
Cơ thành nhật mộ khởi âm vân,
Thanh thảo man man đáo hải tần.
Khống dã biến mai vơ chủ cốt,
Thù phương độc thác hữu quan thân.
Sự lai đồ lệ giai kiêu ngã,
Lão khứ văn chương diệc tị nhân.
Vọng ngoại Hồng sơn tam bách lý,
Tương tòng hà xứ vấn tiền lân.
(Ngẫu Đắc)
…“Bạch đầu sở kế duy y thực,

Hà đắc cuồng ca tự thiếu niên”
(Dạ Tọa)

17


Tạm dịch:
…“Áo cơm lo mãi bạc đầu,
Được như thời trẻ nghêu ngao hát cuồng”
(Ngồi ban đêm)
Nhìn chung, xét về mặt tư tưởng, việc ra làm quan nhà Nguyễn với 40 bài thơ
trong “Nam Trung Tạp Ngâm” cũng chỉ là một giai đoạn mới để Nguyễn Du có
thêm những kinh nghiệm sống thực về chốn quan trường. Hiểu và sống đời làm
quan để biết rõ chuyện danh lợi chỉ là những hư ảo phù phiếm mà nhiều lần ông đã
đề cập trong T.H.T.H.T. Biết rõ chốn quan trường và danh lợi để Tố Như càng
khẳng định về sự tồn tại đích thực của tấm lòng đã vượt lên những bả vinh hoa ấy:
“Niên niên thu sắc hồn như hử”
(Giang đầu tản bộ)
Sắc thu mỗi năm đều như thế, chẳng hề thay đổi. Đó là những nhận định về sự lớn
rộng của thiên nhiên bao trùm lên mọi tuế toái của cuộc sống trong đó có việc làm
quan. Cho nên, khi Tố Như cho rằng: “Tấm thân này đã bị giam giữ trong lồng cũi
khơng tìm đâu được sự phóng khống tự do” (Thử thân dĩ tác phàn lung vật, Hà xứ
trùng tầm hãn mạn du – Tân Thu Ngẫu Hứng) cũng chỉ là sự tiếc nuối vì bị bó
buộc phải ra làm quan theo lệnh của triều vua mới cũng như ít nhiều vì nợ cơm áo
mà thơi.
Phải chăng đó cũng là một chiếc cầu đoạn trường cần phải trải qua và vượt thốt
trong cuộc đời? (“Đoạn trường ai có qua cầu mới hay”-ĐTTT).
Mối tâm sự ngỗn ngang của Tố Như cùng với những hình ảnh về thiên nhiên và
con người trong N.T.T.N đã đánh dấu một chặng đường làm quan cho triều
Nguyễn. Chỉ đến khi được thăng Cần Chánh Điện học sĩ làm Chánh Sứ đi tuế cống

nhà Thanh vào năm 1813 tâm tư ông được mở rộng hơn và tư tưởng thiền học ngày
càng được nâng cao, tiến đến chỗ thấy rõ được chỗ rốt ráo của nó thơng qua tập thơ
thứ ba là Bắc Hành Tạp Lục sau này. (Xem bài thơ: “Lương Chiêu Minh Thái Tử
Phân Kinh Thạch Đài” - Tập 3)
2.3.

Bắc hành tạp lục
18


2.3.1. Hoàn cảnh sáng tác
Sau "Thanh hiên thi tập” (1786 - 1804), "Nam trung tạp ngâm” (1804 1820), "Bắc hành tạp lục” là tập thơ chữ Hán đặc sắc của Nguyễn Du viết trong
thời gian đi sứ sang nhà Thanh từ tháng 5 năm Quý Dậu (1813) đến tháng 3 năm
Giáp Tuất (1814). Đây là tập thơ Nguyễn Du viết vào tuổi tri thiên mệnh (49 tuổi)
đã nếm chịu nhiều cảnh bể dâu qua 3 triều vua: Lê, Tây Sơn và Nguyễn, đã hơn 10
năm ở chốn quan trường, mọi mặt cảm xúc, suy nghĩ đã ở độ chín. Đọc kỹ cả 3 tập
thơ, ta thấy rõ điều này. Đặt trong bối cảnh đó, đi sâu vào "Bắc hành tạp lục” ta có
thể thấy những điều mới mẻ, những cái khác lạ làm nên một Nguyễn Du mạnh mẽ
đầy tính riêng biệt, làm nên một thi nhân lớn của dân tộc.Trước hết đây là tập thơ
viết trong thời gian ngắn nhất mà có số lượng bài nhiều nhất: Nguyễn Du dẫn đầu
đoàn sứ, rời Phú Xuân vào thượng tuần tháng 3 Quý Dậu (1813), ngày 6-4 qua cửa
Nam quan và đến 29-3 năm Giáp Tuất (1814) về đến cửa khẩu này. Như vậy cả đi,
về khoảng một năm mà làm đến 132 bài thơ. Trước đó mười năm gió bụi ở Thái
Bình (1786 - 1795) ơng làm được 27 bài, bảy năm lận đận ở quê nhà (1796 1802): 31 bài, ba năm làm quan ở Bắc Hà (1802 - 1804): 18 bài, 16 năm làm quan
ở Phú Xuân (từ 1805 - 1820): 40 bài. Có thể khẳng định đây là khoảng thời gian
mà cảm xúc thơ của Nguyễn Du bùng lên mạnh nhất, phong phú nhất.
2.3.2. Nội dung và một số bài thơ tiêu biểu
2.3.2.1. Niềm trăn trở trước số phận con người
Hệ thống thơ tự thuật ở Bắc hành tạp lục cho ta thấy những biến đổi lớn
trong tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Du. Số lần tự thuật đã giảm đi rất nhiều so

với hai tập thơ đầu: 132 bài thơ mà chỉ có 22 câu, đoạn tự thuật xen giữa các đề tài
vịnh sử, vịnh cảnh (chiếm 16,7%). Đặc biệt, ở đây khơng có bài nào nhà thơ chỉ
viết riêng về mình. Các hình ảnh thơ phản chiếu bi kịch trong tâm hồn ông cũng
giảm đi đáng kể so với hai tập thơ đầu: bế tắc, tuyệt vọng chỉ còn 3 lần, đầu bạc 14
lần, mong về 11 lần. Còn lại, hầu hết là các bài thơ viết về con người và cuộc sống
bên ngoài - tái hiện và bình luận vạn sự cổ kim. Tâm hồn Nguyễn Du giờ đây đã
rộng mở để "đón nhận những vang động của đời". Hình tượng con người trong
Bắc hành tạp lục gắn liền với những biến đổi sâu sắc trong cái nhìn của nhà thơ khi
đối diện với bản thân, với cuộc đời. Hiện lên dưới ngòi bút Nguyễn Du vẫn là
người lữ khách mang nặng mối sầu tha hương song không nhuốm tủi hờn, đau đớn
như ở Thanh Hiên thi tập mà nghiêng về nỗi nhớ nhung da diết... Nhưng hành trình
19


ấy còn mang đến cho Nguyễn Du một cơ hội q giá để mở rộng tầm nhìn. Bao
nhiêu kiến thức thu nhận từ sách vở và những số phận con người từng ám ảnh tâm
hồn nhà thơ - giờ đây đang hiện lên ngay trước mắt: "Dấu cũ từ nghìn năm trước
xa xôi/ Điều sách chép rành rành nay hiện rõ trước mắt con người (Thương Ngô
tức sự).
Cũng trên con đường đi sứ, Nguyễn Du đã phát hiện nhiều điều mới mẻ về
thiên nhiên, con người và cuộc sống trên đất nước Trung Hoa. Có lúc nhà thơ
khơng khỏi bàng hồng trước cảnh sóng thác gầm thét dữ dội:
“Cộng đạo Trung Hoa lộ thản bình
Trung Hoa đạo trung phù như thị
Oa bàn khuất khúc tự nhân tâm”
(Ninh Minh giang chu hành)
(Mọi người đều nói đường trên đất Trung Hoa bằng phẳng
Hóa ra đường Trung Hoa lại thế này ư!
Sâu hiểm quanh co giống lịng người)
(Đi thuyền trên sơng Ninh Minh)

Có lúc, ơng thảng thốt trước những điều trơng thấy hồn tồn tương phản với
những gì mình hằng nghe nói:
"Thường chỉ nghe ở Trung Nguyên ai cũng no ấm
Ngờ đâu Trung Ngun cũng có người như thế này"
(Thái Bình mại ca giả)
"Ai cũng bảo nước Trung Hoa trọng tiết nghĩa
Sao ở đây hương khói lạnh lẽo thế này?"
(Quế Lâm Cù các bộ)

20


Đặc biệt, Nguyễn Du đã tìm thấy trên những nẻo đường đầy cố cảnh, cựu
tích kia lời giải đáp cho nhiều câu hỏi lớn về cuộc đời, về thân phận con người
từng khiến ơng day dứt... Ơng khơng ngợp mắt trước phồn hoa, khơng đắm mình
vào cảnh đào hồng, liễu lục nơi xứ lạ mà thường kiếm tìm dấu cũ, bia xưa... của
những con người có phẩm cách phi thường, có số phận bất hạnh. Dường như với
Nguyễn Du, Trung Hoa trước hết là đất nước của những Khuất Nguyên, Đỗ Phủ,
Dự Nhượng, Nhạc Phi... Cho nên, cái nhìn của người nghệ sĩ trong ông đã xuyên
qua lớp vỏ của thực tại kia để thấu suốt bản chất của hiện thực - một hiện thực
được phản chiếu rõ nét qua từng dấu tích đau thương, oan trái từ quá khứ. Để rồi từ
đó, nhà thơ cất lên tiếng nói cảm thương, đau đớn, phẫn uất cho thân phận con
người trên suốt dịng thời gian kim cổ. Cái tơi trữ tình Nguyễn Du luôn xuất hiện
với trái tim mang nhiều cung bậc của niềm thương cảm: liên, sầu, bi, cảm, ai, thán,
trướng, bồi hồi, thương tâm, kham ai... Vì vậy, khả năng khái quát hiện thực của
Bắc hành tạp lục là rất to lớn - vượt xa tất cả các tập thơ đi sứ thời trung đại. Đồng
thời, tập thơ này còn thể hiện cảm hứng nhân đạo độc đáo, cao cả của tác giả Đoạn
trường tân thanh. Nguyễn Du đã đi từ cõi lòng ngổn ngang những thất vọng, khổ
đau của riêng mình để đến với bao nhiêu khắc khoải của nhân sinh và cõi người.
Trong đó, cung bậc buồn thương, đau đớn nhất chính là nỗi tiếc hận mn đời

trước số phận của những kiếp tài hoa, trung nghĩa.
Có thể nói, các bài thơ tự thuật đã lưu giữ lại cho chúng ta diện mạo tâm
hồn của chính Nguyễn Du. Ông đã “tự họa chân dung như một con người lẻ loi,
nếm trải nhiều cay đắng, thất vọng song cũng thật cứng cỏi, kiêu hãnh khi gìn giữ
sự trong sạch, thanh cao của lịng mình. Và giữa bao nhiêu ngổn ngang, bế tắc vẫn
thấy ngời lên ánh sáng của một trái tim chưa bao giờ nhầm lẫn trong yêu thương,
đau đớn, phẫn nộ... Hình tượng con người trong Bắc Hành tạp lục của Nguyễn Du
không chỉ thể hiện thế giới tâm hồn phong phú, phức tạp của một nghệ sĩ lớn mà
cịn có khả năng phản ánh và khái qt hiện thực sâu sắc. Bởi vì, ơng đã khơng hề
tách rời cuộc đời mình khỏi số phận của một lớp người, một thời đại. Trái lại, mọi
đau buồn, phẫn uất mà Nguyễn Du bộc lộ đều gắn liền với những nỗi đau thương
bao trùm lên thân phận con người lúc bấy giờ. Chúng bắt nguồn từ bao nhiêu biến
cố của lịch sử. Trong những giọt lệ âm thầm thấm trên trang thơ chữ Hán có nước
mắt Nguyễn Du khóc cho Tố Như, có nước mắt Tố Như khóc cho con người, cho
cuộc đời trong cơn hưng phế: Trải trăm năm đã bao phen nương dâu biến thành
ruộng muối, Đất trời nhơ nhớp sau cuộc huyết chiến, Những ngôi nhà lớn nghìn
21


xưa nay thành đường cái quan/ Một tòa thành mới xóa đi cung điện cũ... Trong
"điệu thanh thương" bao trùm các thi tập của Nguyễn Du có dư âm của tiếng nói
người trồng dâu, trồng gai, tiếng khóc nơi đồng nội, có nỗi đau Tiếng đàn sáo nhất
loạt thay đổi chen vào những âm điệu mới... Bằng cách cảm nhận và thể hiện chân
thành, sâu sắc những nỗi khổ đau, day dứt của mình, người nghệ sĩ ấy đã trở thành
"khí quan của xã hội và đại biểu của thời đại, của nhân loại" (Biêlinxki). Đồng
thời, hình tượng tự họa trong thơ chữ Hán Nguyễn Du còn là bằng chứng về sự
xuất hiện của con người cá nhân trong văn học thời trung đại. Nguyễn Du đã góp
phần khơng nhỏ trong việc làm nên thành tựu của một giai đoạn rực rỡ nhất trong
lịch sử văn học dân tộc- bằng chính cái tơi "tự ý thức về nỗi đau khổ của mình, cái
tơi địi quyền sống cho mình...

2.3.2.2. Cảm sử
Một đề tài hết sức quan trọng trong “Bắc hành tạp lục” là viết về những danh
nhân, những nhân vật và địa danh lịch sử. Nguyễn Du cũng như hầu hết trí thức
nước ta thời phong kiến thơng thuộc lịch sử Trung Hoa, mến mộ tài năng của nhiều
thi nhân, thuộc lòng tiếng tăm của các danh tướng… nhưng mấy ai đã được đặt
chân lên quê hương họ, những nơi họ từng lập chiến tích, hoặc được chứng kiến
lăng mộ, đền miếu của họ. Nguyễn Du có được cái may mắn đi qua nhiều nơi mà
tên đất, tên người đã thức dậy những tri thức từ sách vở, để ông bày tỏ lịng khâm
phục, tiếc thương và có khi là trách móc, phê phán một nhân vật nào đó trong lịch
sử Trung Hoa. Trong “Bắc hành tạp lục”, Nguyễn Du đã trực tiếp làm thơ hoặc đề
cập đến khoảng 50 nhân vật, từ các nhà thơ kiệt xuất như Khuất Nguyên, Đỗ Phủ,
Lý Bạch… các ông vua, danh tướng như Sở Bá Vương, Tào Tháo, Hàn Tín, Mã
Viện… đến các thuyết khách như Tơ Tần, Kinh Kha… Phần lớn di tích nằm bên
đường sứ đồn đi ngang qua, nhưng có đền miếu không ở gần, buộc nhà thơ phải
“vọng kiến”.
Trong lịch sử văn học Trung Quốc, có hai nhà thơ Nguyễn Du kính nể, đồng
cảm và yêu thương nhất là Khuất Ngun và Đỗ Phủ. Kính nể vì tài thơ bậc thầy,
đồng cảm vì “có trái tim lớn đau nỗi đau của những cuộc đời bất hạnh”; yêu
thương vì các nhà thơ đó đói khổ, bệnh tật và bị chịu đựng bao nỗi bất hạnh. Trong
“Bắc hành tạp lục”, Nguyễn Du đã dành năm bài thơ nói về Khuất Nguyên, trong
đó có hai bài viết trực diện để tỏ lịng thương cảm của mình khi qua Tương Đàm:

22


“Hai ngàn năm bặt người hiền
Hương lan như vẫn thơm trên đất này
Ba năm buồn nỗi lưu đày
“Ly tao” ngàn thuở bậc thầy văn chương”.
Nguyễn Du thương xót Khuất Nguyên bị lưu đày rồi quyên sinh ở sông Mịch La,

nhưng là một người sáng tác, Nguyễn Du lại thấy rằng trong cái mất có cái được,
nếu như Khuất Nguyên được nhà vua tin dùng, khơng bị lưu đày thì làm gì có tuyệt
tác “Ly tao”!
Để bênh vực cho lịng trung của Khuất Nguyên, Nguyễn Du còn viết bài “Bác Giả
Nghị”: “Lòng Khuất Nguyên, nước Tương Giang/ Trong veo thấy đáy suốt ngàn
vạn năm”. Còn chống lại chuyện Tống Ngọc viết bài từ gọi hồn Khuất Nguyên,
Nguyễn Du viết “Phản chiêu hồn”, khun hồn đừng về vì khơng có nơi nương
tựa:
“Đời sau ai cũng Thượng quan
Nơi nơi chốn chốn sơng tồn Mịch La
Rồng không nuốt, hổ cũng tha…”
ngụ ý phê phán xã hội đương thời.
Có một câu thơ của Đỗ Phủ “Nho quan đa ngộ thân” (Mũ nho thường khổ
thân), mỗi lần Nguyễn Du đọc là một lần khóc thương nhà thơ trên ngàn năm
trước. Phục tài thơ, đồng cảm với nỗi lịng và xót thương Đỗ Phủ nghèo đói, bệnh
tật, Nguyễn Du đã khóc bao lần trước thi phẩm của Đỗ Phủ khi cịn ở nước mình,
thì trong chuyến đi sứ này, khi được qua Lỗi Dương, Nguyễn Du lần tìm nhưng
“trong những khóm tùng bách, khơng biết mộ ơng ở nơi nào”. “Ơng với tơi sống
trong hai thời đại xa nhau mà vẫn thương nhau, nhớ ông mà rơi nước mắt”.
Nguyễn Du thương Đỗ Phủ cịn vì một lẽ nữa thể hiện trong bài “Lỗi Dương Đỗ
Thiếu Lăng mộ”:
Cộng tiễn thi danh sư bách thế
Độc bi dị vực ký cô phần
23


(Thơ ông thiên hạ tôn thầy
Chỉ buồn nấm mộ lắt lay quê người)
Có một danh tướng Trung Hoa được Nguyễn Du dành hai bài thơ nhắc đến trong
tập này, không phải vì vị tướng này kiệt xuất, mà có lẽ vì một lý do khác: tướng

này đã đem quân sang đánh nước ta hồi đầu thiên niên kỷ thứ nhất. Vị tướng đó là
Mã Viện. Nguyễn Du chế giễu vị tướng này đã lên lão sáu mươi mà còn khoe mình
quắc thước, mặc áo giáp leo lên n ngựa, khơng biết mình đã mang bao hệ lụy
cho người thân và gia đình:
Mua vua được một nụ cười
Biết đâu thân thích bao người buồn đau
Trụ đồng lừa nổi ai đâu
Vợ con mang lụy xe châu một thời
(Miếu thờ Mã Phục Ba ở Giáp Thành)
Ngồi tướng Mã Viện ra, có một ơng vua đời nhà Minh là Minh Thành Tổ (tức
Yên Vương Đệ), từng cho quân xâm lược nước ta, khi đi sứ ngang qua tỉnh Hà
Bắc, nhân gặp ngôi mộ kỳ lân, Nguyễn Du viết bài “Kỳ lân mộ” để lên án tội ác
của ông vua này:
Yên Vương Đệ, kẻ bất nhân tiếm quyền
Cướp ngơi của cháu ngoi lên
Giận thì mười họ giết liền, ai ngăn?
Vạc dầu, đánh trượng trung thần
Năm năm hơn triệu dân lành tan thây….
Phần kết bài thơ này, cũng như hai bài thơ viết về Mã Viện, Nguyễn Du đều đặt
một câu nghi vấn có liên quan đến nước ta, khi thì với địa danh Dâm Đàm cụ thể,
khi thì gọi chung là phương Nam. Đây là hai ví dụ rõ nét về tinh thần dân tộc của
Nguyễn Du trong “Bắc hành tạp lục”
2.3.2.3. Cảnh thiên nhiên
24


Mở đầu tập thơ là tám bài mô tả cảnh vật từ Thăng Long đến ải Nam Quan.
Trên đường đi sứ, Nguyễn Du được đi qua Thăng Long - mảnh đất mà 20 năm ông
mới được trở lại, ông cảm thán và viết bốn bài thơ đầy nước mắt, trong đó có kiệt
tác Long Thành cầm giả ca.

Những khó khăn dọc hành trình được Nguyễn Du ghi lại qua những vần thơ
chữ Hán. Ông miêu tả đường xá quanh co, hiểm trở: “ở chân núi, bùn đọng ngập
bụng ngựa, quái vật nấp hai bên bờ suối lâu ngày thành tinh”. Cịn đi thuyền thì:
“Nhất hành tam nhật tâm huyền huyền
Tâm huyền huyền đa sở úy
Nguy hồ đãi tai cốt một vơ để
Cộng đạo Trung Hoa lộ thản bình
Trung Hoa đạo trung phù như thị
Oa bàn khuất khúc tự nhân tâm”
(Lòng chơi vơi vì sợ hãi
Thiệt là nguy hiểm chìm sâu khơng đáy
Mọi người đều nói đường đi Trung Hoa bằng phẳng
Ðường Trung Hoa như thế này ư !
Sâu hiểm quanh co như lịng người)
(Đi thuyền trên sơng Ninh Minh)
Nguyễn Du có dịp được đi nhiều nên có rất nhiều cơ hội được chiêm ngưỡng
vô vàn danh lam thắng cảnh trên những chặng đường đi qua. Và tất nhiên, bản thân
là một thi sĩ luôn rung động trước cái đẹp, ông không quên ghi lại tất cả những vẻ
đẹp cũng như cảm xúc của mình. Đó là vẻ đẹp ở mảnh đất Quảng Tế của đất nước
Trung Hoa, nơi khi còn làm quan Nguyễn Du đã đi sứ và ghé thăm:
Giang Nam, Hồ Bắc địa tương lân,
Nhật nhật phồn hoa bất kí xuân.
25


×