Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

giáo án intel: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DẠY HỌC DỰ ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.91 KB, 9 trang )

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DẠY HỌC DỰ ÁN
Thời gian: 6 tuần, 10 tiết
TUẦN 1 (2 tiết): HƯỚNG DẪN HS LÀM DỰ ÁN
-

GV giới thiệu về dạy học dự án:
+ Dạy học dự án là gì?
+ Mục đích?
+ u cầu?

-

GV hướng dẫn cách làm các sản phẩm đáp ứng cho việc dạy học dự án:
powerpoint, poster, website,…
- Phát phiếu khảo sát nhu cầu học tập cho học sinh.
- Phát phiếu khảo sát nhu cầu tìm nhóm cho học sinh. Giáo viên tư vấn về
cách chọn nhóm, giúp học sinh nhìn nhận về những thế mạnh, khả năng cũng
như hạn chế của mình, từ đó có cho mình nhóm phù hợp, tránh trường hợp các
nhóm có số lượng hoặc năng lực khơng đồng đều. Đồng thời cùng học sinh
thống nhất các quy tắc làm việc nhóm nhằm rèn luyện tinh thần hợp tác, tính kỷ
luật cho học sinh.
TUẦN 2 (2 tiết): GIỚI THIỆU DỰ ÁN SẼ THỰC HIỆN

-

Khái quát chung về tác phẩm Một người Hà Nội – Nguyễn Khải
Giới thiệu về dự án “Một thoáng Tràng An”
Dựa trên kết quả của phiếu khảo sát chọn nhóm tuần trước, chia lớp thành 5
nhóm, mỗi nhóm 8 HS:
+ Nhóm 1 (8 HS): Vai tổ trưởng tổ dân phố
+ Nhóm 2 (8 HS): Gia đình cơ Hiền và gia đình người gây xích mích với


cháu cơ Hiền
+ Nhóm 3 (8 HS): Vai phó chủ tịch phường và thầy tư vấn tâm lý
+ Nhóm 4 (8 HS): Vai bà con trong khu phố
+ Nhóm 5 (8 HS): Vai hậu cần
- Các nhóm đã hình thành nộp lại danh sách cho giáo viên.
- Các nhóm nhận việc và tiến hành tự phân công công việc.
1


- Giáo viên cho học sinh biết thời gian chuẩn bị và hoàn thành dự án.
- Giáo viên cung cấp các tài liệu tham khảo (sách, trang web…) và giải đáp
các thắc mắc của HS.
TUẦN 3 (2 tiết)
GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 12

MỘT NGƯỜI HÀ NỘI
- Nguyễn Khải A.

Mục tiêu bài học

1.
-

Về kiến thức
Cảm nhận về vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của người Hà Nội qua hình tượng

-

nhân vật bà Hiền.
Có cái nhìn tồn diện hơn về vẻ đẹp trong lối sống giữa người Hà Nội xưa và


-

nay.
Nắm được những nét cơ bản trong nghệ thuật văn xuôi của Nguyễn Khải: cách

2.
-

kể chuyện, giọng văn, chất triết lý.
Về kỹ năng
Biết cách đọc – hiểu thể loại tự sự (cụ thể là truyện ngắn): phân tích tác phẩm

3.
-

theo đặc trưng thể loại và khái quát chủ đề của tác phẩm.
Biết cách phân tích các tác phẩm thuộc thể loại tương tự.
Về thái độ
Có thái độ tự hào, yêu mến và trân trọng vẻ đẹp, chiều sâu văn hóa của người Hà

-

Nội nói riêng và truyền thống văn hóa của dân tộc nói chung.
Có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
4.
Về năng lực
- Phát triển năng lực tư duy, năng lực hợp tác
- Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn xuôi
B.


Phương pháp – phương tiện

1. Phương pháp
Tổ chức tiết dạy bằng cách kết hợp một số phương pháp dạy học như cho
HS làm việc với SGK, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở, phát vấn đàm thoại,
thuyết giảng,...
2


2. Phương tiện


Giáo viên

-

Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 2 (chương trình chuẩn).

-

Giáo án giảng dạy.


-

Học sinh

SGK, vở ghi bài, vở soạn.


C. Chuẩn bị bài mới
- GV: chuẩn bị giấy thảo luận cho các nhóm
- HS: đọc trước tác phẩm ở nhà, gạch chân những ý chính trong phần tiểu
dẫn

D. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp và kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS (2 phút)
-

Kiểm tra sĩ số, ổn định trật tự lớp học
Kiểm tra phần gạch chân trong SGK của HS

2. Dạy bài mới
a. Lời vào bài (1 phút)
Ở bài học trước, các em đã được tìm hiểu một tác phẩm tiêu biểu của văn
xuôi Việt Nam sau năm 1975 là Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Các em đã nhận thức được quan điểm: phải nhìn nhận các vấn đề trong cuộc
sống một cách đa diện, nhiều chiều.
Để giúp các em hiểu rõ thêm về văn xuôi thời kỳ này, hôm nay chúng ta sẽ
làm quen với tác giả Nguyễn Khải qua tác phẩm Một người Hà Nội. Hy vọng
sau buổi học hôm nay, các em sẽ hiểu hơn về một Hà Nội nhiều năm về trước,
để thấy gắn bó và yêu thêm những giá trị truyền thống tốt đẹp ngàn đời của
mảnh đất ngàn năm văn hiến này.
b. Tiến hành bài dạy (87 phút)
3


Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt


Hoạt động 1: Hướng dẫn 1. Tiểu dẫn
học sinh tìm hiểu về tác giả
1.1. Vài nét về Nguyễn Khải
Nguyễn Khải và tác phẩm “Một
- Tên thật là Nguyễn Mạnh Khải,
người Hà Nội” (16 phút)
sinh năm 1930 ở Hà Nội
- Viết văn từ năm 1951, trong hai
- GV yêu cầu HS nêu những ý
thập niên 60 – 70 của thế kỷ
chính về cuộc đời và sự nghiệp của
XX, sáng tác đều đặn và sung
tác giả Nguyễn Khải.
sức với phong cách nghệ thuật
- HS trình bày trước lớp theo
độc đáo.
những gì đã chuẩn bị ở nhà.
- Tác phẩm bám sát vào những
vấn đề có tính chất thời sự của
- GV nhận xét và chốt lại
xã hội, chính trị và những vấn đề
những ý quan trọng.
phức tạp trong cuộc sống có
- HS chỉ cần đánh dấu lại vào
nhiều biến đổi.
SGK.
- Những tác phẩm tiêu biểu:
+ Tiểu thuyết: Xung đột, Họ
sống và chiến đấu, Cha và con, và ...

+ Tập truyện ngắn: Mùa lạc
(1960), Tầm nhìn xa (1963), Một
người Hà Nội (1990), Hà Nội trong
mắt tôi (1995)
1.2.

Tác phẩm “Một người
Hà Nội”

- GV yêu cầu HS trình bày những
gì đã biết về tác phẩm “Một người a. Xuất xứ
Hà Nội”:
- Sáng tác vào những năm 1990
+ Tác phẩm được sáng tác năm
- Được viết với giọng văn rất trải
nào?
đời
+ Chủ đề của tác phẩm là gì?
b. Chủ đề
+ Có thể tóm tắt tác phẩm như thế Vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính
nào?
cách con người Việt Nam qua bao biến
- HS dựa vào hiểu biết hoặc phần động, thăng trầm của đất nước.
tiểu dẫn trong SGK trả lời câu hỏi c. Tóm tắt
của GV.
Sau hịa bình lập lại, nhân vật “
- GV chốt lại những ý quan trọng
tôi” từ chiến khu về Hà Nội. Người
- HS ghi bài
lính cách mạng thấy người dân Hà Nội

đang thích ứng dần với cuộc sống mới.
Cơ Hiền nói về niềm vui và cả những
cái có phần máy móc, cực đoan của
cuộc sống xung quanh.
4


Thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa
xã hội miền Bắc, cuộc sống nhiều khó
khăn. Cơ Hiền tìm việc làm phù hợp
với chủ trương chính sách của chế độ
mới, khéo léo chèo chống con thuyền
gia đình vượt qua sóng gió. Miền Bắc
bước vào thời kỳ đương đầu với cuộc
chiến tranh phá hoại bằng không quân
của đế quốc Mĩ. Cô Hiền dạy con cách
sống “ biết tự trọng, biết xấu hổ”, biết
sống đúng với bản chất người Hà Nội.
Người con trai đầu của cơ tình nguyện
đi bộ đội đánh Mĩ. Người em kế cũng
làm đơn tịng qn theo anh, nhưng vì
thi đại học đạt điểm cao nên được
trường giữ lại.
Đất nước tràn đầy niềm vui với đại
thắng mùa xuân năm 1975. Vợ chồng
nhân vật “tôi” đến dự buổi liên hoan
mừng Dũng, người con đầu của cô
Hiền trở về. Câu chuỵên cảm động của
Dũng về Tuất, người đồng đội đã hy
sinh và người mẹ của Tuất, một người

mẹ Hà Nội có con đi chiến đấu chống
Mĩ. Xã hội trong thời kì đổi mới với đủ
cái phải – trái, tốt – xấu. Nhân vật “
tôi” từ TP.HCM ra Hà Nội công tác,
ghé thăm cô Hiền. Giữa khơng khí xơ
bồ của thời kinh tế thị trường, cô Hiền
vẫn là “ một người HN của hôm nay,
thuần túy HN, không pha trộn”. Từ
chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn,
cơ Hiền nói về niềm tin vào cuộc sống
ngày càng tốt đẹp hơn.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học
sinh tìm hiểu tính cách của nhân
vật bà Hiền (25 phút)
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ
(4 học sinh/ nhóm), làm việc trong

2. Đọc – hiểu tác phẩm
2.1 Tính cách, phẩm chất của bà Hiền
- Nhân vật trung tâm, cùng Hà Nội, cùng
đất nước trải qua nhiều biến động thăng
trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách người
Hà Nội. Cô sống thẳng thắn, chân thành,
không giấu giếm quan điểm, thái độ của
mình với mọi hiện tượn xung quanh.
- Suy nghĩ và cách ứng xử của cô trong
5



7 phút để trả lời các câu hỏi của
giáo viên. Lần lượt từng thành viên
trong nhóm trình bày phần việc đã
được giao. Lưu ý, khi trình bày
khơng chỉ cần chú trọng đến nội
dung mà cần phải chú trọng cách
diễn đạt và thái độ trao đổi trong
khi làm việc nhóm. Trong khi 1
thành viên trình bày, các thành viên
cịn lại lắng nghe và ghi
chú lại vào phiếu thảo luận GV
phát. Sau khi tất cả thành viên
trong nhóm đã trình bày xong.
Nhóm kiểm tra lại và thống nhất
các nội dung sẽ trình bày trước lớp.
- GV đặt câu hỏi:
+ ....
+ ....
+ ....
- HS: Thảo luận trả lời và đại diện
lên trình bày, các nhóm khác bổ
sung thêm hoặc trình bày ý kiến
khác của nhóm mình
GV: nhận xét và chốt vấn đề
- HS ghi bài

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm
hiểu về nhân vật “tơi”, nhân vật
Dũng và các nhân vật cịn lại. (25


trong từng thời đoạn của đất nước:
+Hồ bình lập lại ở miền Bắc, cơ
Hiền nói về niềm vui và cả những cái có
phần máy móc, cực đoan của cuộc sống
xung quanh. Cơ tính tốn mọi việc trước
sau rất khơn
+Miền Bắc bước vào thời kì đương đầu
với chiến tranh phá hoại bằng không
quân của Mĩ. Cô Hiền dạy con cách
sống đúng với bản chất người Hà Nội,
sẵn sàng cho con trai ra trận
+Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975.
đất nước trong thời kì đổi mới, giữa
khơng khí xơ bồ của thời kinh tế thi
trường, cô Hiền vẫn là "một người Hà
Nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội,
không pha trộn". Từ chuyện cây si cổ
thụ ở đền Ngọc Sơn, cô Hiền nói về
niềm tin vào cuộc sống ngày càng tốt
đẹp hơn.
2.2 Cơ hiền - "một hạt bụi vàng" của
Hà Nội.
- Nói đến hạt bụi, người ta nghĩ đến vật
nhỏ bé, tầm thường. Có điều là hạt bụi
vàng thì dù nhỏ bé nhưng có giá trị q
báu.
- Cơ Hiền là một người Hà Nội bình
thường thấm sâu vào những cái tin hoa
trong bản chất người Hà Nội. Bao nhiêu
hạt bụi vàng, bao nhiêu người như cô

Hiến sẽ hợp lại thành những "ánh vàng"
chói sáng. Ánh vàng ấy là phẩm giá
người Hà Nội, là cái truyền thống cốt
cách người Hà Nội.
2.3 Các nhân vật khác trong truyện.
a. Nhân vật "tôi":
- Một người đã chứng kiến và tham gia
vào nhiều chặng đường lịch sử của dân
tộc.
- Có những quan sát tinh tế, cảm nhận
nhạy bén, sắc sảo, đặc biệt là về nhân
vật cô Hiền, về Hà Nội và người Hà Nội.
- Ẩn sâu trong giọng điệu vừa vui đùa,
khôi hài, vừa khôn ngoan, trải đời là
6


hình ảnh một người gắn bó thiết tha với
vận mệnh đất nước, trân trọng những giá
- GV thuyết giảng về nhân vật “tơi” trị văn hó của dân tộc.
và nhân vật Dũng.
- Mang hình bóng Nguyễn Khải,
b. Nhân vật Dũng:
- HS ghi lại những ý quan trọng.
- Con trai đầu của cô Hiền.
- Sống đúng với những lời mẹ dạy
về cách sống của người Hà Nội
Dũng, Tuất và tất cả những chàng
trai Hà Nội ấy đã góp phần tơ
thắm thêm cốt cách tin thần người

Hà Nội, phẩm giá cao đẹp của con
người Việt Nam.
c. Những người Hà Nội khác
- "hạt sạn của Hà Nội”
- Cuộc sống của người Hà Nội ngày
nay cần phải làm rất nhiều điểm
để giữ gìn và phát huy cái đẹp
trong tính cách người Hà Nội xưa.
d. Ý nghĩa hình ảnh cây si cổ thụ
- Quy luật bất diệt của sự sống. được
khẳng định bằng niềm tin của con người
thành phố đã kiên trì cứu sống được cây
- GV yêu cầu HS trả lời các câu
si.
hỏi:
- Cây si cũng là một biểu tượng nghệ
+ Em có điều gì chưa hài lịng về
thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của
những con người Hà Nội trong tác Hà Nội
phẩm cũng như trong cuộc sống
2.4 Nghệ thuật
đời thường?
- Giọng điệu trần thuật: một giọng điệu
+ Em hiểu gì về hình ảnh cây si cổ rất trải đời - đậm tính đa thanh.
thụ cuối tác phẩm?
- Giọng điệu trần thuật đã làm cho
- HS trả lời các câu hỏi của GV
truyện ngắn đậm đặc chất tự sự rất đời
- GV chốt lại những ý quan trọng
thường mà hiện đại.

- HS ghi bài
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật
"tơi" và nhân vật khác.
+ Ngơn ngữ nhân vật góp phần khắc hoạ
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm tính cách nhân vật
hiểu nghệ thuật của tác phẩm và
3. Tổng kết
tổng kết. (20 phút)
(HS tự ghi bài)
- GV yêu cầu HS trả lời các câu
hỏi:
+ Em có nhận xét gì về giọng điệu
của tác giả?
phút)

7


+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong tác phẩm này có gì đặc sắc?
+ Chủ đề của tác phẩm là gì?
+ Nhân vật bà Hiền gợi cho em suy
nghĩ gì về người Hà Nội?
+ Hình ảnh cây si cuối tác phẩm để
lại cho em ấn tượng gì?
- HS trả lời các câu hỏi của GV
- GV chốt ý và hướng dẫn HS tổng
kết
- HS tự ghi bài


3. Dặn dò (1 phút)
-

Tiếp tục chuẩn bị những ấn phẩm và chi tiếp cuộc họp trong dự án
Soạn bài mới: Thuốc – Lỗ Tấn

TUẦN 4 (1 tiết)
-

Các nhóm trình bày ý tưởng ban đầu và tiến độ thực hiện nhiệm vụ trước lớp
-

Giáo viên nhận xét, góp ý, hướng dẫn học sinh tìm hiểu đúng hướng;

giải đáp các thắc mắc của học sinh về nội dung bài học và trong quá trình thực
hiện dự án.
TUẦN 5 (1 tiết)
Học sinh nộp các ấn phẩm ban đầu để giáo viên góp ý và chỉnh sửa.
TUẦN 6 (2 tiết)
- Các nhóm thực hiện dự án
- Các nhóm tự đánh giá, nhận xét
- Giáo viên đánh giá, nhận xét

8


9




×