Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm khách quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.52 KB, 3 trang )

HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
I. PHƯƠNG PHÁP CHUNG
Khác với đề thi tự luận, đề thi trắc nghiệm khách quan gồm nhiều câu hỏi
nhỏ, có nội dung không quá khó, cách làm bài thi trắc nghiệm khách quan có
những điểm khác biệt là cần có câu trả lời nhanh, chính xác
Vì vậy HS cần phải nhớ lại các khái niệm, tính chất, vận dụng vào từng
trường hợp cụ thể và ra quyết định chọn nhanh đáp án đúng, khoanh tròn hoặc
ghi tên chữ cái đứng trước phương án chọn đúng
- Thực hiện giải nhanh các bài toán nhỏ để tìm ra kết quả, so sánh kết quả với
các đáp án đã cho, chọn đáp án đúng và tô vào phiếu trả lời
- Nếu đã xác định chính xác một đáp án đúng thì cần xét nhanh các phương án
còn lại cho chắc chắn trước khi tô vào phiếu trả lời
Chú ý: Các thao tác nhanh nhưng vội vàng, cẩu thả sẽ dẫn đến thiếu chính xác.
Thi trắc nghiệm khách quan cũng cần thực hiện giải trên giấy nháp, thí dụ như:
Viết PTHH, tính toán ngắn
II. PHƯƠNG PHÁP CỤ THỂ
1) Đọc thật kỹ, không bỏ sót một từ nào của phần dẫn để có thể nắm thật
chắc nội dung mà đề thi yêu cầu trả lời. Đặc biệt chú ý tới các từ có ý phủ định
trong phần dẫn như “không” , “không đúng” , “sai”, ….Trong đề thi các từ
này thường được in đậm
Thí dụ 1: Dung dịch chất nào sau đây không làm giấy quì tím hoá đỏ
A. NaOH B. CH
3
COOH
C. HCl D. H
2
SO
4
Nhận xét: Dung dịch có môi trường axit làm quì tím hoá đỏ. Dung dịch có
môi trường kiềm hoặc trung tính không làm quì tím hoá đỏ. Đọc nhanh các


phương án thấy ngay B, C, D đều là 3 axit, chỉ có NaOH là bazơ nên không làm
quì tím hoá đỏ
Quyết định: Chọn A đúng và khoanh tròn vào A hoặc ghi A ở bài làm
Chú ý: Nếu không đọc kĩ sẽ lầm tưởng”dung dịch chất nào làm giấy quì tím hoá
đỏ” và sẽ bị lúng túng vì có 3 phương án đúng dẫn đến mất thời gian, dễ trả lời
sai
2) Phân tích và tổng hợp nhanh để chọn đáp án đúng
Thí dụ 2: Dung dịch chất nào sau đây có phản ứng với kim loại natri, dung
dịch natri hiđroxit và dung dịch natri hiđrocacbonat?
A. C
6
H
12
O
6
B. (-C
6
H
10
O
5
-)
n
C. CH
3
-COOH D. C
2
H
5
OH

Nhận xét: Axit axetic có tính axit nên tác dụng được với kim loại Na, Bazơ
NaOH và muối NaHCO
3
Quyết định: Chọn C đúng
Tuy nhiên cần xét rất nhanh các phương án A, B, D để kiểm tra: Rượu etylic
chỉ phản ứng với Na, Glucozơ có phản ứng tráng gương, tinh bột có phản ứng
thuỷ phân
Kết luận: Chọn C đúng và khoanh tròn vào C (hoặc ghi C) trong phiếu trả
lời
3) Cần thực hiện giải toán nhanh để tìm phương án đúng
Khi gặp những câu trắc nghiệm có phần dẫn là bài toán nhỏ, không cần đọc
ngay các đáp án mà giải toán ngay: Cần viết các PTPƯ, tính toán nhanh kết quả
trên giấy nháp, so sánh kết quả với các đáp án đã cho ở phần chọn, chọn đáp án
đúng và khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án chọn đúng
Thí dụ 3: Cho 0,24 gam kim loại Mg tác dụng với dung dịch axit HCl dư. Sau khi
phản ứng kết thúc, thể tích khí hiđro thu đuợc tối đa ở đktc là:
A. 44,8 ml B. 448 ml
C. 22,4 ml D. 224 ml
Nhận xét: Nội dung phần dẫn là một bài toán nhỏ, nội dung phần chọn là kết
quả của bài toán nhỏ. Do đó, không cần đọc các phương án mà cần thực hiện giải
toán nhanh ra nháp
- Số mol Mg = 0,01 mol
- Viết PTHH: Mg + 2HCl

MgCl
2
+ H
2
1mol 1mol
0,01mol 0,01mol

- Thể tích khí H
2
thu được tối đa ở đktc: 0,01 . 22,4 = 0,224 lít = 224 ml
(Gọi là thể tích khí thu được tối đa vì axít dư nêm Mg phản ứng hết, coi các hao
hụt không đáng kể, hiệu suất phản ứng là 100%)
So sánh với 4 đáp án ở phần chọn, ta thấy D đúng
Quyết định: Khoanh tròn vào D hoặc ghi D
Chú ý: Với loại bài toán hoá học nhỏ này, nếu các chỉ ngồi suy nghĩ mà không
đặt bút làm ngay thì mất thời gian hoặc suy đoán dễ dẫn đến kết quả không
chính xác
Cần chọn phương án giải nhanh nhất: Với một số bài toán hoá học, nếu
giải theo phương pháp thông thường sẽ mất nhiều thời gian. cần chọn cách giải
nhanh một số bào toán hoá học nhỏ ra nháp để tìm ra kết quả, so sánh và chọn
đáp án đúng trong thời gian ngắn nhất
4) Cần vận dụng kiến thức đã biết, suy đoán nhanh để chọn đáp án
đúng
Thí dụ 4: Trường hợp nào sau đây đều tạo thành dung dịch có pH lớn hơn?
A. Cho dung dịch chứa 0,1 mol HCl tác dụng với 0,1 mol NaOH
B. Cho dung dịch chứa 0,1 mol HCl tác dụng với 0,01 mol NaOH
C. Cho dung dịch chứa 0,15 mol HCl tác dụng với 0,1 mol NaOH
D. Cho dung dịch chứa 0,01 mol HCl tác dụng với 0,1 mol NaOH
Nhận xét: Dung dịch có pH lớn hơn 7 khi dung dịch có môi trường bazơ
Viết ngay PTHH: HCl + NaOH

NaCl + H
2
O
Nếu dư axit HCl, pH < 7
Nếu trung hoà vừa đủ tạo thành muối NaCl, pH = 7
Nếu dư NaOH, môi trường kiềm, pH > 7

Dựa vào PTHH ta thấy với các phương án A, B, C: số mol HCl

số mol
NaOH, dư axit HCl nên pH

7
Với phương án D: số mol NaOH > số mol HCl, dư NaOH nên pH > 7
Quyết định: chọn D đúng và khoanh tròn hoặc tô vào D trong phiếu trả lời
III. KẾT LUẬN
Các em thân mến! Trên đây chỉ là một số hướng dẫn rất hạn chế. Để làm tốt
bài thi trắc nghiệm khách quan môn Hoá học 9 các em cần:
- Học tập tích cực cả lí thuyết và thực hành hoá học, luyện giải nhanh các bài
toán hoá học
- Luyện tập: Đọc để nắm thông tin nhanh, chính xác về yêu cầu của câu hỏi, tư
duy nhanh, quyết định nhanh để chọn đáp án đúng
- Tích cực vận dụng nội dung hoá học vào trong thực tiễn đời sống và học tập
hoá học
- Không học tủ, học vẹt
- Xác định không thể mang tài liệu vào phòng thi để quay cóp, gian lận trong
thi cử

×