Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

TÌM HIỂU CHUNG VỀ THỂ LOẠI VĂN HỌC VÀ SỰ PHÂN CHIA THỂ LOẠI VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.3 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
MƠN PHĨNG SỰ VŨ TRỌNG PHỤNG
-------------------o0o--------------------

Bài thuyết trình
VỊ TRÍ CỦA PHĨNG SỰ TRONG
BỨC TRANH THỂ LOẠI VĂN XI

VIỆT NAM

Giảng viên: Thầy Nguyễn Thành Thi
Nhóm 2:
1. Não Ngọc Khiêm
2. Lê Thị Kim Oanh
3. Trần Thị Kim Thoại
4. Bá Phan Ánh Trúc
5. Đàng Thạch Ngọc Tuyết
6. Nguyễn Thị Ngọc Linh

K39.601.052
K39.601.090
K39.601.116
K39.601.140
K39.601.147
K40.601.064

1


CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ THỂ LOẠI VĂN HỌC VÀ SỰ PHÂN


CHIA THỂ LOẠI VĂN HỌC
1.1 Khái niệm thể loại văn học
Tác phẩm văn học là sự thống nhất toàn vẹn giữa các yếu tố đề tài, chủ đề, tư
tưởng nhân vật, kết cấu, cốt truyện, lời văn hợp thành, trong đó thể loại là khái niệm
chỉ quy luật loại hình của tác phẩm. Ứng với một loại nội dung nhất định có một loại
hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể.
Tùy thuộc đặc trưng trong
củalịch
mình,
mỗi thể loại có những quy luật, có cách tổ chức
sử văn học
tác phẩm riêng. Cách thức phản ánh hiện thực trực tiếp chi phối cách thức tổ chức tác
phẩm của mỗi thể loại. Tổ chức văn bản truyện khác với thơ, thơ khác ký, ký khác
kịch…Quy luật tổ chức tác phẩm theo đặc trưng từng thể loại cũng là một khía cạnh
xác định quy luật loại hình của tác phẩm, tạo cho tác phẩm văn học một hình thức tồn
tại chỉnh thể tương đối ổn định khu biệt với tác phẩm thuộc các thể loại khác.
Thể loại văn học là một hiện tượng loại hình của sáng tác và giao tiếp văn học,
hình thành trên cơ sở sự lập lại có quy luật của các yếu tố tác phẩm. Đó cũng là cơ sở
để người ta tiến hành phân loại tác phẩm.
Nhưng thể loại văn học khơng đơn giản chỉ là loại hình và lặp lại. Bản chất của
sáng tạo nghệ thuật là tính độc đáo và không lập lại. Đối với từng tác phẩm văn học
cụ thể, thể loại là toàn bộ các phương thức tổ chức, phản ánh và giao tiếp độc đáo như
một hệ thống chỉnh thể. Vấn đề quan trọng ở đây là hình thức tồn tại chỉnh thể của tác
phẩm. Người sáng tác khi xây dựng tác phẩm, không giản đơn là làm cho tác phẩm
của mình giống với các mẫu mực có trước. Vì vậy, muốn nhận thức đặc điểm thể loại
của một tác phẩm có giá trị, người ta vừa phải có tri thức về các quy luật lặp lại của
thể loại, lại vừa phải biết nhận ra tính độc đáo trong sự vận dụng, sáng tạo thể loại của
tác giả.
Sự xuất hiện các thể loại văn học trong lịch sử là cả một quá trình. Ở Việt Nam,
thể loại văn học phát triển muộn, do ảnh hưởng của văn hóa Hán và trong điều kiện

2


chế độ phong kiến trung đại kéo dài. Các thể loại văn học hiện đại phải bắt đầu từ
những năm 20 của thế kỉ XX mới xuất hiện đầy đủ. Nghiên cứu thể loại phải chú ý
đến tính lịch sử, tính thời đại, tính dân tộc và tính biến đổi của nó.
Nhờ nội dung truyền thống và loại hình mà khái niệm thể loại đóng vai trị quan
trọng trong q trình phát triển văn học. Thể loại chính là khái niệm chỉ phương diện
tương đối ổn định, bền vững trong cấu trúc tác phẩm.
Như vậy, thể loại văn học thể hiện các quy luật phản ánh đời sống và tổ chức tác
phẩm một cách tương đối bền vững, ổn định, đã được định hình trong thực tiễn sáng
tác. Nhưng mặt khác, thể loại cũng được tái sinh, đổi mới để thích ứng với nội dung
hiện thực.
1.2 Sự phân chia thể loại văn học
1.2.1 Sự phân loại văn học
Sáng tác văn học hết sức đa dạng, phong phú, vì thế để thưởng thức, nghiên cứu,
phê bình, nắm bắt các quy luật của văn học, người ta có nhu cầu phân loại các thể loại
của tác phẩm văn học. Đó là một cơng việc rất khó vì hai ngun nhân. Một là bản
thân thể loại rất phức tạp và hai là có nhiều cách phân loại khác nhau. Tiêu chí phân
loại cũng rất nhiều. Phân loại về ngôn ngữ, về phương thức cấu tạo hình tượng, về
dung lượng dài ngắn, về nội dung. Các tiêu chí này làm cho việc phân loại khơng khỏi
chồng chéo, và nhìn chung sự phân loại chỉ mang tính chất tương đối mà thơi.
1.Ở Phương Tây, theo truyền thống chia toàn bộ tác phẩm văn học ra làm ba loại,
xuất phát từ phương thức phản ánh hiện thực của chúng. Aristote là người sớm nhất
đề xuất sự phân biệt này trong cơng trình “ Nghệ thuật thi ca” của ơng. Ơng nói đến
ba phương thức mơ phỏng hiện thực: Loại thứ nhất là tự sự, loại thứ hai là trữ tình,
loại thứ ba là kịch. Bielinski đã phân tích ba loại tác phẩm này chi tiết hơn trong bài
báo “Sự phân chia thơ ra loại và kiểu” (1841). Ơng căn cứ vào u cầu miêu tả tính
cách và thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà văn mà phân loại.


3


Loại tự sự tái hiện đời sống thông qua việc miêu tả sự kiện. Trong sự kiện có sự
xâm nhập sâu sắc của tư tưởng, tình cảm của tác giả vào các hành động bên ngoài của
nhân vật, làm cho không phân biệt được nhau nữa. Tác giả kể lại sự kiện, tự vận động
và tự kết thúc nó.
Loại trữ tình gồm các tác phẩm thơng qua sự bộc lộ tình cảm của tác giả mà phản
ánh hiện thực. Tác gải trực tiếp bộc lộ những tình cảm của mình trước hiện thực đời
sống. Ở đây, cá tính chiếm vị trí chủ đạo và chúng ta chỉ cịn biết thơng qua cá tính tác
giả mà cảm thụ và lý giải tất cả. Loại này thường khơng có cốt truyện, dung lượng
ngắn, bao gồm cả văn xi trữ tình.
Loại kịch gồm các tác phẩm đem nhân vật đặt lên sân khấu để chúng tự biểu hiện
qua hành động của chúng. Loại này cũng giống loại tự sự ở chỗ có những sự kiện vốn
là sự thống nhất của các lực lượng chủ quan và khách quan đang phát triển. Tác phẩm
này vừa có cốt truyện hồn chỉnh lại vừa có yếu tố trữ tình.
Cách chia ba chủ yếu dựa vào phương thức sáng tạo hình tượng nghệ thuật, chú
trọng yếu tố chủ thể và đặc trưng nội dung của thể loại, nhưng về thể văn, tức là cách
thức tổ chức ngôn ngữ của văn bản lại chưa được coi trọng đúng mức.
2. Ở Trung Quốc, theo truyền thống chia làm bốn: thơ ca, văn xuôi, tiểu thuyết và
kịch. Cơ sở phân loại này là truyền thống phân loại của Trung Quốc kết hợp với các
tiêu chí phân loại của phương Tây.
Thơ ca gồm thơ trữ tình và thơ tự sự, vì cách miêu tả nhân vật, kết cấu ngơn ngữ
có nhiều điểm chung.
Tiểu thuyết so với truyền thống châu Âu chỉ là một phần của loại tự sự. Nhưng ở
Trung Quốc, tất cả tác phẩm tự sự có cốt truyện và nhân vật đều là tiểu thuyết.
Văn xi bao gồm tồn bộ các thể loại văn học không phải thơ ca, tiểu thuyết và
kịch. Phạm vi này rất rộng, bao gồm văn xi trữ tình, văn xi có cốt truyện như du
kí, tạp kí, phóng sự, truyện kí kết hợp trần thuật và bình luận như tạp văn, tiểu phẩm.
4



Kịch hoàn toàn trùng với loại kịch của quan niệm châu Âu.
3. Ở Việt Nam, đến những năm 60, do nhu cầu biên soạn các tuyển tập văn học cổ
điển, người ta gọi là “ Hợp tuyển thơ văn Việt Nam” chỉ chia văn học Việt Nam thành
hai loại lớn là thơ và văn.
Ngồi ra, cơng trình nghiên cứu hiện đại cũng đề xuất ra cách chia bốn khác. Ngoài
ba loại truyền thống, người ta đề xuất thêm loại châm biếm, hoặc bổ sung thêm loại
tiểu thuyết như loại tự sự hiên đại, tổng hợp trong mình đặc điểm ba loại kia, hoặc loại
giáo huấn nhưng chưa thật sự hợp lý và chưa được chấp nhận rộng rãi.
4. Có người đề nghị đem toàn bộ tác phẩm văn học chia làm hai loại: hư cấu và
phi hư cấu.
Loại hư cấu bao gồm: tiểu thuyết, thơ ca, truyện.
Loại phi hư cấu bao gồm: kí sự, phóng sự, nhật kí, hồi kí, du kí, tản văn, thơng
tấn,…
Từ hai loại lớn ấy lại chia làm bảy thể loại:
- Tiểu thuyết
- Thơ ca
- Truyện: cổ tích, ngụ ngơn, thần thoại, truyện cười,…
- Văn học biểu diễn: kịch phát thanh, kịch, kịch bản truyền hình.
- Văn học truyện kí: truyện danh nhân, du kí, hồi kí…
- Văn học ghi việc thực: phóng sự, kí sự, thơng tấn, phóng sự truyền hình, phóng
sự phát thanh,…
- Tản văn: bút kí, tùy bút, tạp văn, tiểu phẩm, văn trữ tình,…
Vì sao lại có cách chia như vậy? Thứ nhất là sự phân loại cần từ lớn xuống bé.
Cấp một là loại, cấp hai là thể loại, cấp ba là tiểu loại hay thể. Thứ hai, cần phân biệt
rõ hư cấu và phi hư cấu trong ý đồ sáng tác của nhà văn, mỗi loại có tiêu chí về tính

5



chân thực khác nhau. Thứ ba, tản văn cần được coi trọng vì nhu cầu biểu hiện trực tiếp
tư tưởng tình cảm của chủ thể.
1.2.2 Sự phân chia thể loại tác phẩm văn học
Thực tế văn học cho thấy, cùng thuộc một loại văn học nhưng các thể loại văn học
khác nhau rất sâu sắc. Do đó, cần tiến hành tiếp tục phân chia theo các tiêu chí khác
nhau nữa.
Trong văn học Việt Nam cịn có thể văn biền ngẫu (không phải văn xuôi) và thể
văn xuôi. Văn xuôi cũng có nhiều thể khác nhau: nhật kí, thư tín, cáo, chiếu, biểu, văn
bia,…phân loại chủ yếu dựa vào bố cục và phong cách ngôn từ.
Sự khác biệt về dung lượng tác phẩm cũng là tiêu chí quan trọng để phân loại: thơ
và trường ca, khúc ngâm; truyện dài, truyện vừa và truyện ngắn; kịch ngắn (một hồi)
và kịch nhiều hồi.
Cảm hứng chủ đạo là tiêu chí phân loại quan trọng: hài kịch và bi kịch; thơ ca tụng
và thơ trào phúng, châm biếm, đả kích; ngụ ngơn và truyện cười.
Dựa vào đặc điểm nội dung thể loại: thơ tình, thơ phong cảnh, thơ vịnh sử, thơ
điền viên,…hoặc truyện truyền kì, truyện trinh thám, truyện tâm lí xã hội, truyện
phong tục, truyện sản xuất, truyện chiến đấu, truyện lịch sử,…
Thể loại lịch sử dân tộc tập trung miêu tả các sự kiện liên quan đến vận mệnh quốc
gia dân tộc như thể loại sử thi, truyền thuyết: Iliat, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Bà Trưng,
bà Triệu…; Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), Ta đi tới, Việt Bắc (Tố
Hữu),…Thể hiện phương thức sinh hoạt, đề xuất nguyên tắc chuẩn mực sinh hoạt cộng
đồng, các quan niệm ln lí xã hội có truyện cổ tích: Tấm Cám, Thạch Sanh…;thơ
trào phúng của Tú Xương; truyện Nhị Độ Mai; hài kịch Lão hà tiện, Tacuyp
(Moliere)…Tập trung khắc họa đời sống, số phận cá nhân, phát triển nhân cách và cá
tính của chúng qua các xung đột với môi trường xung quanh: các bài thơ tình, Truyện

6



Kiều (Nguyễn Du), tiểu thuyết Đỏ và đen (Standhal), truyện ngắn Tiếc thương những
ngày đã mất (Lỗ Tấn).
CHƯƠNG 2: KÝ VĂN HỌC VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của kí văn học
Nghĩa gốc của chữ “kí” là ghi chép một sự việc gì đó để khơng qn. Lịch sử của
nó gắn liền với lịch sử phát triển của văn học bác học. Ở châu Âu, phải đến thế kỉ
XVIII, người ta mới thấy kí văn học xuất hiện nhiều trên một số tạp chí trào phúng.
Sang thế kỉ XIX, kí văn học mới phát triển cực thịnh.
Ở Trung Quốc, kí văn học xuất hiện từ trước đời Hán, đến đời Đường, Tống, Minh,
Thanh thì kí phát triển mạnh mẽ và được ý thức về đặc điểm thể loại.
Cịn ở Việt Nam, kí xuất hiện từ thời Lý, Trần. Bi minh kí là hình thức sơ khai của
kí trung đại Việt Nam. Đến đời Lê, Nguyễn ngồi các thể có hình thức giống như kí
Trung Quốc như kí sự, lục, chí, tùy bút, kí văn học có sự phá cách thể hiện sự sáng tạo
phong phú và đạt được những thành tựu đột xuất: Vũ Trung tùy bút (Phạm Đình Hổ),
Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác). Giống như phương Tây, ở Việt Nam, kí cũng là thể
loại mở đường, dẫn tới sự phát triển rực rỡ của chủ nghĩa hiện thực trong văn học nghệ
thuật.
Tuy xuất hiện muộn, nhưng trên thế giới, cũng như ở Việt Nam, lịch sử của kí đã
trải qua nhiều giai đoạn vận động, phát triển với rất nhiều sự đổi thay. Theo như quan
niệm chia bốn loại, đặt kí ngang hàng với tự sự, trữ tình và kịch là khơng hợp lí. Kí
được xếp vào loại thuần túy, mang tính hành chính, cơng vụ, hoặc nhật dụng. Trong ý
thức tiếp nhận của người đọc, kí là loại hình văn học trung gian. Nó nằm trong quảng
giữa văn học nghệ thuật và các thư tịch, văn bản hành chính, cơng vụ.
2.2 Đặc trưng của thể loại kí văn học
Kí là sự can dự trực tiếp của nghệ thuật vào đời sống xã hội: Kí là một loại hình
nghệ thuật, một hình thức hoạt động thực tiễn – tinh thần, có tham vọng tham dự trực
7


tiếp vào mọi lĩnh vực của đời sống. Theo Lê Minh, kí trở thành loại hình văn học thời

sự, một thể văn xung kích theo sát các vấn đề nóng hổi, cấp bách của hiện tượng mang
ý nghĩa xã hội rộng lớn. Những bài kí nảy lửa: Tiếng đất (Hồng Hữu Cát), Người đàn
bà quỳ (Trần Khắc)…do bám sát vào thời sự mang ý nghãi rộng lớn, kí hiện đại thường
mang tính chính luận và gắn chặt với đời sống báo chí.
Kí là sự thơng tin về sự thực của các giá trị nhân sinh: Khi sử dụng để đặt tên thể
loại, chữ “kí” vốn là động từ được chuyển thành danh từ. Nét nghĩa chính của động từ
kí là ghi chép một sự việc gì đó. Do “kí” là ghi chép sự việc nên tính xác thực của việc
ghi chép được xem là đặc trưng quan trọng nhất của thể loại. Ghi việc để thông tin sự
thực không phải là nội dung cơ bản của kí. Nội dung cơ bản cảu kí ngay ở hình thức
sơ khai của nó, là thông tin về ý nghĩa, về giá trị nhân sinh của sự việc được ghi.Ví dụ
như loại tác phẩm kí thời chống Mỹ: Những ngày nổi giận (Chế Lan Viên), Họ sống
và chiến đấu (Nguyễn Khải), …
Kí có cách xử riêng về khoảng cách giữa thời gian sự kiện và thời gian trần thuật:
Để tạo ra những tác phẩm có khả năng tác động mạnh mẽ tới con người và đời sống,
kí điều chỉnh tối đa khoảng cách giữa thời gian sự kiện và thời gian trần thuật. Tôn
trọng trật tự biên niên vừa thể hiện sự tôn trọng tính xác thực của việc được ghi
chép,vừa là cách để xóa bỏ thời gian trần thuật,nhằm tạo ra sự tác động trực tiếp của
hiện thực nghệ thuật tới người đọc. Mở đầu Thượng kinh kí sự, Hải Thượng Lãn Ơng
ghi rõ, ông nhận được lệnh triệu về kinh đô chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm
vào ngày 12 tháng giêng năm Nhăm Dần, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 43 (1782).Tác giả
lần lược ghi lại nhiều cảnh, nhiều người được trực tiếp chứng kiến trong suốt 10 tháng,
cho đến khi xong việc về nhà là ngày mồng 2 tháng 11 năm ấy. Kí hiện đại cũng ghi
chép, trần thuật các sự kiện theo trật tự thời gian như vậy.
Kí kết hợp linh hoạt các phương thức tự sự,trữ tình,nghị luận với những thao tác
tư duy khoa học: Tự sự là nền tản cấu trúc của tác phẩm kí. Kí ghi chép sự việc, thuật
lại các sự kiện, biến cố. Trong kí có tả người tả cảnh cho nên nhiều nhà nghiên cứu
xếp kí vào loại văn xi tự sự.
8



Tuy nhiên là một loại hình văn học trung gian, kí thường có sự kết hợp linh hoạt
các phương thức chiếm lĩnh đời sống.Việc nhận thức những giá trị nhân sinh cũng mở
đường để kí kết hợp một cách tự nhiên, linh hoạt giữa tự sự,nghị luận với trữ tình.
Khơng những thế, kí cịn kết hợp một cách tự nhiên tư duy khoa học với tư duy nghệ
thuật.
2.3 Phân loại kí văn học
Kí là loại hình bao gồm nhiều thể, nhiều loại. Các thể và biến thể của kí hình thành
một cách tự nhiên trong quá trình vận động của lịch sử văn học.
Dựa vào đối tượng trần thuật: kí sự kiện, kí nhân vật (cịn gọi là kí chân dung) và
kí phong cảnh.
Dựa vào phương thức phản ánh đời sống và cấu trúc thể loại: Nhóm thứ nhất gồm
kí sự, phóng sự, nhật kí. Nhóm thứ hai gồm tùy bút, bút kí, tản văn,…
CHƯƠNG 3: VỊ TRÍ CỦA PHĨNG SỰ TRONG BỨC TRANH THỂ LOẠI VĂN
XUÔI HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
3.1 Quan niệm về văn xuôi - văn xuôi hiện đại Việt Nam
Theo Bách khoa tồn thư thì văn xi là “loại văn nói và viết bằng ngơn ngữ
thơng thường, không theo những lề luật như trong thơ, chủ yếu dựa vào năng lực trí
tuệ, có phối hợp ít nhiều với tưởng tượng và tình cảm. Văn xi dùng để diễn đạt
những điều thiết thực, cụ thể, phản ảnh nhiều mặt của đời sống hiện thực. Văn xi
gồm có văn nghị luận, văn diễn giảng, văn tự sự, văn lịch sử,... Văn xuôi văn học gồm
những tác phẩm thuộc các thể: truyện, kí, tuỳ bút, tiểu thuyết, phê bình văn học,...
Những tác phẩm triết học, lịch sử, giáo dục được xem là văn xuôi văn học khi giá trị
nội dung được kết hợp với giá trị nghệ thuật, giá trị mĩ văn. Cũng có loại văn xi
được xem như thơ vì có nhịp điệu, tiết tấu, gọi là thơ văn xi”. Hay trong 150 thuật
ngữ văn học cũng có đề cập đến văn xuôi. Văn xuôi trước thời cận đại, ở hầu hết các
nền văn học dân tộc, văn xuôi phát triển ở ngoại vi của nghệ thuật ngôn từ, tạo nên
9


những hiện tượng ngôn từ pha trộn, nửa nghệ thuật (biên niên lịch sử, độc thoại triết

học, hồi ký, thuyết pháp, tác phẩm tôn giáo,…).
Ở Châu Âu, văn xuôi theo nghĩa đen, được hình thành từ thời Phục Hưng. Văn
xi hiện đại gắn chặt với văn tự và ấn loát, khác với hình thức sơ kỳ của thơ vốn xuất
xứ từ sinh hoạt khẩu ngữ. Ngôn từ văn xuôi - cũng như thơ - có xu hướng tách khỏi
khẩu ngữ sinh hoạt, hướng tới sự cách điệu. Chỉ với sự phát triển của chủ nghĩa hiện
thực những đặc tính của ngơn từ văn xi như tính “tự nhiên”, “giản dị” mới trở thành
tiêu chuẩn thẩm mỹ; sự tuân thủ các tiêu chuẩn này cũng khó khơng kém so với việc
xây dựng các dạng phức tạp của ngôn từ thơ ca. Sự hình thành và phát triển của văn
xi nói chung diễn ra trong tương quan và tương ứng thường xuyên với thơ. Việc
nghiên cứu bản chất của văn xuôi nghệ thuật chỉ mới được bắt đầu từ thế kỷ XIX và
triển khai ở thế kỷ XX. Trên những nét chung nhất, một số nguyên tắc cốt yếu phân
biệt ngôn từ văn xuôi với ngôn từ của thơ đã được vạch ra. Trong văn xi ngơn từ
mang tính miêu tả (tạo hình), nó ít tập trung vào chính nó; trong khi đó ở thơ thì khơng
thể tách rời ngơn từ. Ở văn xi, ngơn từ cịn trở thành đối tượng miêu tả; nó như là
“lời của kẻ khác”, khơng trùng với lời tác giả. Ở thơ, ngôn từ là duy nhất của tác giả
và của nhân vật cùng kiểu với tác giả; thơ mang tính độc thoại. Trong khi đó văn xi
thiên về tính đối thoại, nó thu hút vào mình những “giọng nói” khơng trùng nhau. Ở
văn xi nghệ thuật, sự tương tác phức tạp giữa các giọng nói (của tác giả, của người
kể chuyện, của các nhân vật) nhiều khi khiến ngôn từ trở nên đa hướng, đa trị, tính đa
trị này khác về bản chất so với tính đa nghĩa của ngôn từ thơ ca. Văn xuôi nghệ thuật
và thơ đều cải biến các khách thể thực tại và xây dựng thế giới nghệ thuật của mình,
nhưng văn xuôi thực hiện điều này trước hết bằng việc thiết định theo cách riêng các
khách thể và hành động, hướng tới tính cụ thể cá nhân của các hàm nghĩa biểu đạt.
Qua những tài liệu tham khảo, những tác phẩm đã học và đọc chúng tôi hiểu
một cách khái quát về văn xuôi hiện đại Việt Nam như sau: Văn xi hiện đại Việt
Nam là một hình thức sáng tác mới về nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ
thuật so với thời trung đại, là hình thức sáng tác theo hướng hiện đại hóa phản ánh
10



chân thực, cụ thể, đa dạng cuộc sống hiện thực. Văn xi hiện đại thường phản ánh
đời sống trong tính khách quan của nó, qua con người hành vi, sự kiện được miêu tả.
Nó thường khơng bị gị bó về khơng gian, thời gian, có thể đi sâu vào tâm trạng con
người, những cảnh đời cụ thể như Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Chí Phèo của Nam
Cao, hay tái hiện những bức tranh toàn cảnh rộng lớn như Tấn trị đời của Ban - dắc,
Chiến tranh và hịa bình của L. Tônxtôi. Văn xuôi hiện đại sử dụng nhiều thình thức
ngơn ngữ khác nhau. Ngồi ngơn ngữ của người kể cịn có ngơn ngữ của nhân vật,
bên cạnh lời đối đáp cịn có lời độc thoại nội tâm. Lời kể có khi ở bên ngồi khi lại
nhập vào nhân vật. Nói chung ngơn ngữ của văn xi hiện đại rất gần gũi với ngôn
ngữ đời sống. Theo nội dung biểu hiện ta có thể chia văn xi làm hai loại: văn xi
trữ tình (Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân,…) và văn
xuôi tự sự (Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Chí Phèo của Nam Cao,...) Văn xi trữ tình
là tiếng nói của cá nhân tràn đầy cảm xúc, phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả
khát vọng ước mơ. Nó xem con người là trung tâm của vũ trụ, khẳng định “cá tôi” cá
nhân, đề cao con người thế tục, quan tâm đến những số phận cá nhân và những quan
hệ riêng tư. Bất hòa, bất lực trước thực tại văn xi trữ tình tìm cách thốt khỏi thực
tại đó bằng cách đi sâu vào thế giới nội tâm con người. Tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng
Ngọc Phách trước năm 1930 được xem là một tác phẩm văn xi trữ tình. Từ sau 1930
văn xi trữ tình đạt được những thành tựu nổi bật với các tiểu thuyết của nhóm Tự
lực văn đồn, truyện ngắn trữ tình của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, tùy bút và
truyện ngắn của Nguyễn Tuân. Văn xi trữ tình góp phần làm cho tâm hồn người đọc
thêm tinh tế và phong phú, giúp họ thêm yêu thương mảnh đất quê hương, quý trọng
tiếng mẹ đẻ, tự hào về nền văn hóa lâu đời của dân tộc, biết buồn đau tủi nhục trước
cảnh mất nước,…
Bên cạnh đó, những tác phẩm văn xi tự sự lại tập trung vào việc phơi bày
thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời, đồng thời đi sâu phản ánh cảnh
đời khốn khổ của những mảnh đời bất hạnh, của các tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc
lột với một thái độ cảm thơng sâu sắc. Nó lên tiếng đấu tranh chống áp bức giai cấp,
11



phản ánh mâu thuẫn, xung đột giữa kẻ giàu và người nghèo, giữa người dân lao động
và tầng lớp thống trị. Trong các tác phẩm của mình các nhà văn thường đề cập tới chủ
đề thế sự với thái độ phê phán xã hội trên tinh thần dân chủ và nhân đạo, chú trọng
miêu tả, phân tích và lí giải một cách chân thực, chính xác khách quan của hiện thực
xã hội qua những hình tượng điển hình. Nhìn chung văn xi tự sự thường có tính
chân thực cao và thấm đượm tinh thần nhân đạo. Song trong tác phẩm hiện thực phê
phán các nhà văn chỉ thấy tác động một chiều của hoàn cảnh đối với con người, coi
con người là nạn nhân bất lực của hoàn cảnh.
Từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1930 sáng tác của Nguyễn Bá Học, Hồ Biểu
Chánh,… có thể nói là những cây bút đầu tiên góp phần hiện đại hóa văn xuôi Việt
Nam. Từ khoảng năm 1930 đến năm 1945 văn xi tự sự đã có những thành tựu rực
rỡ mà chủ yếu là những tác phẩm thuộc trào lưu hiện thực phê phán với truyện ngắn
của Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Tơ Hồi,… ; tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng,
Ngơ Tất Tố, Nam Cao,… ; phóng sự của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố.
Văn xuôi hiện đại thường có khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống rộng lớn, đi sâu
vào những mảnh đời cụ thể và cả những diễn biến trong tâm hồn con người. Hiện đại
hóa nền văn học nói chung và nền văn xi nói riêng là cả một quá trình. Ở giai đoạn
từ 1900 - 1930 sự đổi mới cịn có những trở ngại nhất định bởi sự níu kéo của cái cũ.
Vì vậy văn học ở giai đoạn này được gọi là văn học giao thời. Đến giai đoạn từ 1930
- 1945 công cuộc hiện đại hóa mới được hồn tất, nền văn học Việt Nam nói chung và
nền văn xi nói riêng đã thực sự hiện đại, có thể hội nhập vào nền văn học thế giới.
3.2 Phóng sự - thể loại thuộc kí văn học
Như đã nói ở phần trên, kí văn học thuộc loại phi hư cấu, và phóng sự là một thể
loại của kí văn học, nằm giữa văn học và báo chí.
Phóng sự khác thơng tấn ở chỗ nó khơng chỉ đưa tin, mà cịn có nhiệm vụ dựng lại
hiện trường cho mọi người quan sát, phán xét. Do đó, nghiêng hẳn về tự sự, miêu tả,
tái hiện chân thật nhưng nội dung tự sự thường không dựa vào cốt truyện hoàn chỉnh.
12



Phóng sự báo chí ghi chép cụ thể, sinh động tình hình một vấn đề thời sự mang
tính bức xúc. Nó dồn nhiệt hứng vào thơng tin nhiều hơn việc nói lời cảm xúc trữ tình.
Phóng sự văn học, ngồi các tư liệu thực tế xác thực, nhà văn còn sử dụng các thủ
thuật hư cấu nhất định, làm cho câu chuyện hấp dẫn.
3.3 Quá trình về sự hình thành và phát triển của phóng sự
3.3.1 Trên thế giới
Cùng với sự ra đời của các thể ký văn học cuối thế kỷ XVI, thì đến những năm
1690 phóng sự mới có “mầm mống” trên tờ Boston với bài ”Những việc xảy ra nơi
cơng cộng” của Bejamin Harriss.
Khái niệm phóng sự lần đầu tiên được người Anh sử dụng để viết về những đám
cháy, trận lụt,…Trong thời kì đầu, thể phóng sự được khai thác từ nhiều góc độ theo
những quan niệm khác nhau. Người Đức chỉ coi phóng sự là đưa tin. Người Mỹ rất
chú trọng đến khả năng tường thuật các kì họp quốc hội. Người Pháp quan tâm đến
khả năng trình bày những kết quả điều tra về sự việc, hiện tượng.
Phóng sự chỉ thực sự xuất hiện trên báo chí phương Tây vào thế kỷ XIX. Do sự
biến động sâu sắc và phức tạp về chính trị, văn hóa, xã hội khi chủ nghĩa tư bản phát
triển mạnh mẽ. Thế nên các nảy sinh các vấn đề xã hội lớn như mâu thuẫn giai cấp,
thuộc địa hay các quyền bình đẳng…từ đó nhu cầu cập nhật của công chúng tăng cao
đã làm nảy sinh một thể loại báo chí mới phản ánh tức thì hiện thực khách quan - thể
phóng sự cùng sự tham gia hùng hậu của các nhà báo, nhà văn. Dần dần “hình dạng”
của phóng sự vừa ổn định hơn, vừa đảm bảo tính xác thực của nội dung để đáp ứng
nhu cầu thông tin thời sự, vừa mang màu sắc chính luận bày tỏ cảm xúc thương cảm,
căm ghét hoặc cách giải quyết vấn đề của chính tác giả.
Như vậy, sự biến động của xã hội, nhu cầu đón nhận thơng tin ngày càng cao
của công chúng, sự tham gia của các nhà văn, nhà báo vào lĩnh vực báo chí đã thúc đẩy

13



thể loại phóng sự ra đời và nhanh chóng phát triển trên thế giới vào nửa sau thế kỷ XIX,
đồng thời nhanh chóng chiếm lĩnh văn đàn, báo giới, đầu thế kỷ XX.
3.3.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hình thức thơng tin người thật việc thật đã có từ xa xưa qua các
tác phẩm Lĩnh nam chích quái ,Vũ trung tùy bút…thấp thống sau những câu chuyện
kì ảo là cuộc sống con người và suy nghĩ của tác giả. Tuy nhiên, phải đến khi có báo
in ở Việt Nam mới có phóng sự và dần ổn định với tư cách là một thể độc lập với
báo chí qua các thời kì:
a) Giai đoạn từ 1932 – 1945
Sự phát triển của phóng sự giai đoạn này được đánh dấu bằng tác phẩm phóng
sự “Tơi kéo xe” của Tam Lang Vũ Đình Chí, đăng lần đầu trên tạp chí Đơng Tây. Ở
giai đoạn này, phóng sự vừa ra đời đã đạt tới đỉnh cao về nội dung và hình thức, thể
loại. Tuy nhiên do đặc điểm của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và tình hình báo
chí phức tạp của những năm này, phóng sự ở giai đoạn này chia thành nhiều khuynh
hướng khác nhau:
Khuynh hướng thứ nhất: Ca ngợi chế độ thực dân bảo hộ, làm tan rã tinh thần
chống ngoại xâm của một bộ phận công chúng thanh niên. Phóng sự “Tơi bn lậu”
đăng trên báo Dân nói, Sài Gịn, tháng hai năm 1938, của Đồng Phương, mơ tả việc
tác giả bám theo những đám buôn lậu vượt biên khá rùng rợn, hoặc những phóng sự
mang tính chất mua vui rẻ tiền, khơi ngợi thị hiếu thấp hèn, đầu độc tâm hồn trong
trẻo của thanh niên, đến nỗi khiến Ngô Tất Tố phải thốt lên: “Họ không cần thuốc mê,
chỉ dùng những văn thơ khêu gợi để đầu độc những óc ngây thơ của phụ nữ”.
Khuynh hướng thứ hai: Phản ánh cuộc sống bần cùng của người lao động, đề
cập đến những bất cơng trong xã hội. Có thể nói rằng trong bối cảnh xã hội ngột ngạt
của những năm 1930 – 1945, các phóng sự của Trọng Lang như: Trong làng chạy
(1945), Hà Nội lầm than (1937), Làm dân (1938); Tam Lang với Tôi kéo xe (1932);
Vũ trọng Phụng với hàng loạt tác phẩm như: Cạm bẫy người (1933), Kĩ nghệ lấy Tây
14



(1934), Dân biểu và dân biếu (1935), Cơn thầy cơm cơ, Lục xì, Một huyện ăn tết
(1938); Ngơ Tất Tố với Việc làng (1940), Tập án cái đỉnh (1939); Nguyễn Đình Lạp
với Ngoại ơ, Ngỏ hẻm, Thanh niên trụy lạc (1937 – 1938), Những vụ án tình (1938),…
đã phản ánh phần nào nỗi thống khổ của một dân tộc thuộc địa. Tuy nhiên, những tác
phẩm tên vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định về mục đích và tính khuynh hướng,
chưa tìm được biện pháp giải quyết vấn đề thực tiễn.
Khuynh hướng thứ ba: Là khuynh hướng của báo chí cách mạng. Những nhà
phóng sự theo khuynh hướng này hoạt động bí mật, làm nhiệm vụ chính là tuyên
truyền chủ nghĩa Mác – Lê-nin, lí tưởng cách mạng, khơi gợi lòng yêu nước và kêu
gọi nhân dân tham gia cách mạng. Cùng với cuộc chiến đấu vì độc lập tự do của dân
tộc, thể loại phóng sự trên báo chí cách mạng đã thực sự bám sát cuộc chiến đấu của
quân và dân ta, cổ vũ và kịp thời động viên tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
b) Giai đoạn từ 1945 đến những năm 80 của thế kỉ XX
Phóng sự được coi là một trong những thể loại báo chí hàng đầu, là tấm gương
phản chiếu bức tranh chân thực của thời đại qua các dấu mốc lịch sử trọng đại với
những bài viết có chiều sâu và có tác dụng giáo dục cao. Đại hội Đảng (1986) đã mở
ra một thời kì phát triển mới của dân tộc, xóa bỏ cơ chế bao cấp chuyển dần sang cơ
chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là cơ hội tốt để phóng sự thể
hiện vài trị mũi nhọn của mình.
c) Giai đoạn từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986)
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI với chủ trương mở cửa và chính sách dổi mới,
dân chủ hóa đời sống chính trị. Phóng sự đã thể hiện rõ vai trị xung kích của mình,
ln có những vị trí trang trọng trên trang nhất cảu nhiều tờ báo. Những nhà văn làm
phóng sự trong giai đoạn này đã mang đến cho công chúng những thiên phóng sự lớn,
thực sự có giá trị, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng.

15


Như vậy, chỉ mới khoảng 70 năm có mặt tại Việt Nam thế nhưng thể loại phóng

sự đã nhanh chóng ổn định, trưởng thành và không ngừng vận động, phát triển trước
sự đổi thay của lịch sử, cuộc đời.
3.4. Kết cấu của một tác phẩm phóng sự
3.4.1 Nêu vấn đề
Thơng qua một sự việc, sự kiện tình huống hay một con người cụ thể tác giả nêu
vấn đề mà bài phóng sự của mình sẽ đề cập tới. Vấn đề được nêu lên có thể dưới dạng
câu hỏi chưa trả lời hoặc cũng có thể là sự khẳng định.
3.4.2 Diễn giải, chứng minh sự tồn tại của vấn đề đã nêu
Trong phần này tác giả trình bày những con số, chi tiết, sự việc, con người có
thật, điển hình mà bản thân tác giả thu thập được. Những dữ kiện ấy được sắp xếp một
cách có chủ định nhằm minh họa một cách rõ rảng nhất cho những vấn đề đã nêu lên.
Cái tôi trần thuật – tác giả - nhân chứng khách quan là nhiệm vụ khâu nối các dữ kiện
xuyên suốt toàn bộ nội dung của tác phẩm.
3.4.3 Phần kết luận
Đây là phần được coi là quan trọng nhất vì nó là mục đích chủ yếu mà tác phẩm
nhằm đạt tới. Tất nhiên nó có liên quan chặt chẽ với các phần trước. Sự thật được trình
bày nổi bật, điển hình bao nhiêu thì vấn đề được rút ra càng nổi bật quan trọng bấy
nhiêu. Trong phần này tác giả thường đề xuất những ý kiển của mình nhằm trả lời
những câu hỏi mà hiên thực trong tác phẩm đặt ra. Với tác giả có kinh nghiệm, phần
này thường được viết ngắn gọn, hàm xúc và gây được ấn tượng có sức mạnh.
3.5 Đặc điểm của phóng sự Việt Nam
3.5.1 Là tác phẩm báo chí
Phóng sự thơng tin thời sự về người thật, chú trọng tới sự kiện khách quan, tơn
trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả, nhưng khác với các thể ký ở tính thời sự,
16


phóng sự được viết ra nhằm giải quyết những vấn đề mà xã hội, tác giả phóng sự có
quyền tự do bộc lộ chính kiến, giãi bày cảm xúc chủ quan của mình bằng một phương
pháp mơ tả, biểu hiện riêng, một thái độ riêng trước hiện thực.

3.5.2 Là tác phẩm văn chương
Phóng sự đã đem luồng sinh khí mới cho thông tin thời sự khô khan bằng cách
viết linh hoạt và sử dụng ngôn ngữ đời thường nhưng được trau chuốt với giọng điệu
mềm mại, sinh động, câu văn dài mượt mà mang yếu tố hàm ẩn, đa nghĩa
Phóng sự có bố cục 3 phần rõ ràng nhưng vấn đề được đưa đến ở mức khái quát
cao hơn, có tính chất xã hội cao hơn và có thể ẩn vào một hệ tư tưởng nào đó.
Với đặc trưng phản ánh hiện thực dưới dạng một bức tranh toàn cảnh, phóng sự
được phép mở rộng tầm quan sát đời sống một cách sinh động, nhưng phải trong khuôn
khổ người thực, việc thực, không thể tuỳ tiện xây dựng nhân vật với những chi tiết hư
cấu như trong văn học.
=> Kết luận: Phóng sự - sản phẩm giao duyên giữa báo chí và văn học
3.5.3 Có mối liên hệ với các thể ký
Trong thể loại ký văn học có các thể như bút ký, tuỳ bút, ký sự, phóng sự văn
học, nhật ký, tản văn... Nằm trong những đặc điểm chung của ký văn học, phóng sự
cùng các thể trên có ảnh hưởng, thâm nhập, tác động, đan xen lẫn nhau nên ranh giới
của các thể ký cũng không phải tuyệt đối.
Tổng kết
Phóng sự vốn được xem như một thể loại trung gian giữa văn học và báo chí.
Những năm đầu thời kỳ đổi mới, báo chí là một phương tiện thơng tin có khả năng
chuyển tải nhanh nhất những vấn đề nóng hổi của thời sự xã hội. Trong lúc các thể
loại khác cần thời gian để "tư duy" và nghiền ngẫm thì phóng sự xơng xáo tiến vào
hiện thực. Với tính nhạy bén, khách quan, ngay từ những bước đột phá đầu tiên, phóng
sự đã gây được tiếng vang lớn. Thay vì biểu dương, tuyên truyền những tấm gương
17


"người tốt việc tốt", ký giai đoạn này can đảm, thẳng thắn nhìn vào những mặt trái của
đời sống xã hội với bao nhiêu chuyện đời ngang trái, éo le. "Cái đêm hơm ấy đêm gì"
- Phùng Gia Lộc, "Người đàn bà quì" - Trần Khắc, "Câu chuyện về một ông vua lốp"
- Nhật Linh, "Người lang thang không cô đơn" - Minh Chuyên, "Lời khai bị can" Trần Huy Quang, "Suy nghĩ trên đường làng" - Ngô Ngọc Bội... đều là những hồi

chuông thức tỉnh nhân tâm, tạo ra những phản ứng tích cực trong dư luận xã hội và
đáp ứng một cách kịp thời tinh thần "đổi mới tư duy", "đổi mới cách nhìn người, nhìn
sự việc" của những năm đầu thời kỳ chuyển hướng.
Giọng điệu của phóng sự thường mang tính khách quan cao. Người viết phóng
sự thường giấu mình để cho con số, chi tiết, sự việc, nhân chứng lên tiếng. Bằng cách
ấy, phóng sự đưa đến cho độc giả một niềm tin gần như tuyệt đối vào sự trung thực
của ngịi bút nhà văn. Chính vì vậy, người viết phóng sự ngồi sự thơng minh sắc sảo
để phát hiện, nắm bắt vấn đề cần phải có ý thức trách nhiệm về ngịi bút của chính
mình để không làm mất đi niềm tin của độc giả. Nghĩa là không đi ngược lại đặc trưng
cơ bản nhất của thể loại. Từ những hiện tượng có thật của đời sống, phóng sự trong
những năm đầu của thời kỳ đổi mới là luồng gió mạnh mang theo nhiệt tâm của những
người cầm bút, xua đi tất cả những gì u ám, nặng nề, bảo thủ, trì trệ, góp phần lập lại
sự công bằng dân chủ cho đời sống xã hội. Cao hơn hết là phải trân trọng con người,
không dung tha những thế lực lộng hành chà đạp lên cuộc sống và nhân phẩm con
người. Đó là ý nghĩa xã hội, giá trị nhân văn lớn nhất mà các cây bút phóng sự đã góp
vào thành tựu chung của văn xuôi giai đoạn này.

18



×