Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án hồ chứa đa mục tiêu áp dụng vào dự án hồ chứa nước Đại Lải thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 113 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Nguyễn Thị Hồng Hạnh. Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giá hiệu quả
kinh tế và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án hồ chứa
đa mục tiêu- Áp dụng vào dự án hồ chứa nước Đại Lải- Thị xã Phúc n- Tỉnh
Vĩnh Phúc” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi các số liệu trong luận văn được
sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu này chưa từng được trình bày ở bất kỳ các
cơng trình nào.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thi Hồng Hạnh

i


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian từ tháng 07/2016 đến tháng 2/2017, luận văn thạc sĩ với đề tài
"Đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh
tế của dự án hồ chứa đa mục tiêu- Áp dụng vào dự án hồ chứa nước Đại LảiThị xã Phúc Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc" đã được tác giả hồn thành. Có được bản
luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
Trường Đại học Thủy lợi, Khoa Cơng trình, Bộ mơn Quản lý xây dựng và các bộ
môn khác thuộc Trường Đại học Thủy lợi; đặc biệt là Thầy giáo - GS. TS Vũ Thanh
Te đã trực tiếp hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, các Thầy, Cô giáo - Các nhà khoa học đã
trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức chuyên ngành quản lý xây dựng và
kinh tế thủy lợi cho bản thân tác giả suốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn các đơn vị: Công ty TNHH MTV Thủy lợi Phúc Yên, Ban quản
lý khu du lịch Đại Lải, và các đơn vị có liên quan đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho tác giả trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu và thực hiện luận văn
này.


Luận văn là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học công phu, nghiêm túc của bản
thân tác giả, tuy nhiên do điều kiện tài liệu, thời gian và kiến thức có hạn nên khơng
thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự tham
gia góp ý và chỉ bảo của các Thầy cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp.
Cuối cùng, một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các cơ quan,
đơn vị và cá nhân đã giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn
này.
Hà Nội, tháng 2 năm 2017


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ- HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
DỰ ÁN HỒ CHỨA ĐA MỤC TIÊU........................................................................... 4
1.1. Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng...................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm về đầu tư............................................................................................. 4
1.1.2. Vị trí và vai trị của đầu tư................................................................................... 4
1.1.3. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng........................................................................ 4
1.1.4. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng cơng trình.................................................. 5
1.1.5. Các giai đoạn thực hiện của dự án đầu tư xây dựng............................................. 6
1.2. Tổng quan về hồ chứa đa mục tiêu......................................................................... 8
1.2.1. Giới thiệu tổng quan về dự án hồ chứa đa mục tiêu............................................. 8
1.2.2. Vai trị, hiệu quả của cơng trình hồ chứa đa mục tiêu......................................... 10
1.2.3. Tình hình đầu tư xây dựng các dự án hồ chứa thủy lợi...................................... 12
1.3. Tổng quan về hiệu quả kinh tế của hồ chứa đa mục tiêu....................................... 14
1.3.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế của dự án........................................................... 14
1.3.2. Phân loại hiệu quả kinh tế.................................................................................. 14
1.3.3. Hệ thống chỉ tiêu và hiệu quả của dự án hồ chứa đa mục tiêu............................ 16

1.4. Những nhân tố tác động đến hiệu quả kinh tế của hồ chứa đa mục tiêu................17
1.4.1. Nhóm nhân tố trong giai đoạn quy hoạch.......................................................... 17
1.4.2. Nhóm nhân tố trong giai đoạn đầu tư xây dựng................................................. 18
1.4.3. Nhóm nhân tố trong giai đoạn quản lý vận hành................................................ 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................ 20
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
KINH TẾ CỦA DỰ ÁN HỒ CHỨA ĐA MỤC TIÊU............................................. 21
2.1. Đặc điểm vận hành của dự án hồ chứa đa mục tiêu.............................................. 21
2.2. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới trong quản lý vận hành, khai thác hồ
chứa đa mục tiêu................................................................................................... 21


2.3. Cơ sở lý thuyết trong tính tốn hiệu quả kinh tế dự án................................. 23
2.3.1 Phương pháp phân tích chi phí- lợi ích............................................................... 23
2.3.2. Phương pháp phân tích độ nhạy......................................................................... 30
2.3.3. Phương pháp dùng nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả từng mặt của dự án thủy
lợi....................................................................................................................... 31
2.4. Xây dựng các kịch bản để đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án hồ chứa đa mục
tiêu............................................................................................................................... 34
2.4.1. Kịch bản xác định thu nhập của dự án hồ chứa đa mục tiêu............................... 35
2.4.2. Kịch bản xác định chi phí của dự án hồ chứa đa mục tiêu................................40
KÊT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................ 41
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
TẾ CỦA DỰ ÁN HỒ CHỨA ĐA MỤC TIÊU......................................................... 42
3.1. Hiện trạng hệ thống cơng trình thủy lợi vĩnh phúc................................................ 42
3.2.Giới thiệu chung về hồ chứa nước Đại Lải – Thị xã Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc43
3.2.1. Vị trí địa lý......................................................................................................... 43
3.2.2. Q trình đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp cơng trình Hồ Đại Lải..............44
3.2.3. Vai trị, nhiệm vụ của cơng trình Hồ Đại Lải..................................................... 45
3.2.4. Tình hình quản lý khai thác vận hành cơng trình hiện nay.................................49

3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hồ chứa nước Đại Lải............................................ 50
3.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án hồ chứa theo thiết kế................................ 50
3.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế thực tế của dự án hồ chứa trong giai đoạn quản lý vận
hành............................................................................................................................. 60
3.4. So sánh hiệu quả kinh tế của dự án theo thực tế và theo thiết kế..........................67
3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của dự án hồ chứa Đại Lải trong quá
trình vận hành....................................................................................................... 68
3.5.1 Những nhân tố tích cực....................................................................................... 68
3.5.2 Những nhân tố làm giảm hiệu quả kinh tế của cơng trình................................... 69
3.6. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án hồ chứa đa mục
tiêu............................................................................................................................... 70
3.6.1. Định hướng phát triển công tác thủy lợi trong giai đoạn từ nay đến 2020.........70
3.6.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án hồ chứa đa mục


tiêu............................................................................................................................... 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................ 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 86
1. Kết luận.................................................................................................................... 86
2. Kiến nghị................................................................................................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 89


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1: Hồ Đại Lải................................................................................................... 45
Hình 3.2: Tràn xả lũ hồ Đại Lải................................................................................... 48


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Các thông số kỹ thuật Hồ Đại Lải................................................................ 46

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp vốn đầu tư của dự án (K)..................................................... 51
Bảng 3.3: Diện tích, năng suất, sản lượng nơng nghiệp khi khơng có dự án................53
Bảng 3.4: Diện tích, năng suất, sản lượng nơng nghiệp sau khi có dự án....................53
Bảng 3.5: Giá trị thu nhập thuần túy tăng thêm hàng năm từ sản xuất nông nghiệp theo
thiết kế......................................................................................................................... 54
Bảng 3.6 : Bảng tính NPV và B/C theo thiết kế (r = 7%/năm)..................................... 58
Bảng 3.7: Giá trị thu nhập thuần túy tăng thêm hàng năm từ sản xuất nông nghiệp theo
hiện trạng..................................................................................................................... 61
Bảng 3.8: Thu nhập thuần túy ni trồng thủy sản tính cho 1ha mặt nước hồ.....................62
Bảng 3.9: Tổng hợp thu nhập thuần túy thực tế hàng năm của dự án..........................63


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH

Biến đổi khí hậu

B/C

Tỷ số lợi ích trên chi phí

CBA

Phân tích chi phí – lợi ích

CĐT

Chủ đầu tư


CTTL

Cơng trình thủy lợi

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HQKT

Hiệu quả kinh tế

IRR

Suất thu lợi nội tại

KT- XH

Kinh tế - xã hội

TKKT-DT

Thiết kế kỹ thuật- Dự toán

LHQ

Liên hợp quốc

NPV


Giá trị thu nhập ròng hiện tại

TNN

Tài nguyên nước


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hồ chứa thủy lợi là cơng trình được xây dựng với mục tiêu chính là cung cấp nước cho
sản xuất nơng nghiệp và tham gia điều tiết lũ cho vùng hạ du, tạo nguồn nước cho sinh
hoạt và kết hợp phát điện. Hồ chứa nước đa mục tiêu có tầm quan trọng đặc biệt rất
lớn đối với cơng tác phịng chống lũ, lụt, tưới tiêu, phát điện, giao thông thủy, thủy
sản, du lịch và nhiệm vụ cung cấp nhu cầu dùng nước khác. Về mùa mưa bão, hồ có
vai trị cắt lũ, chậm lũ. Về mùa kiệt hồ cung cấp nước đáp ứng yêu cầu tưới, cấp nước
công nghiệp, sinh hoạt, giao thơng thủy, đẩy mặn, giữ gìn mơi trường sinh thái. Có thể
nói rằng, so với cơng trình đơn mục tiêu cùng quy mơ, cơng trình hồ chứa đa mục tiêu
có nhiều ưu điểm và mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường lớn hơn rất nhiều.
Để thấy rõ hiệu quả tổng hợp của các hệ thống thủy lợi (HTTL), khắc phục tình trạng
xuống cấp nhanh và nâng cao hiệu quả khai thác của các HTTL thì việc đánh giá hiệu
quả kinh tế các hệ thống cơng trình loại này là rất quan trọng, sẽ giúp cho các nhà quản
lý nắm được những thiếu sót, bất cập của hiện trạng cơng trình, hiện trạng quản lý vận
hành hệ thống để có biện pháp cải tiến, nâng cấp cơng trình và quản lý vận hành nhằm
đạt hiệu quả tối ưu.
Vai trị quan trọng, tính ưu điểm vượt trội và hiệu quả của các cơng trình hồ chứa đa
mục tiêu là rất rõ ràng, nhưng cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có một phương pháp
luận hồn thiện và cập nhật để đánh giá hiệu quả kinh tế của công trình loại này, chính
vì thế việc lựa chọn giải pháp cơng trình trong giai đoạn quy hoạch chưa được quan
tâm, khả năng thuyết phục đầu tư trong giai đoạn lập dự án chưa cao, tính thuyết phục
trong bước thiết kế chưa đảm bảo và đặc biệt là việc phát huy hiệu quả cơng trình

trong giai đoạn hậu xây dựng chưa được quan tâm, còn nhiều hạn chế.
Nhận thức rõ tầm quan trọng, vai trị của hệ thống các cơng trình thủy lợi trong điều
kiện phát triển mới, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương ưu tiên đầu tư các cơng
trình thủy lợi đa mục tiêu trong chiến lược phát triển thủy lợi đến năm 2020 và tầm
nhìn 2030. Như vậy, việc phân tích đánh giá làm rõ tính hiệu quả kinh tế của các cơng
trình thủy lợi đa mục tiêu trong giai đoạn đầu tư xây dựng cũng như trong giai đoạn
9


quản lý vận hành sẽ là căn cứ quan trọng để chúng ta sử dụng hiệu quả các nguồn lực
Quốc gia trong quá trình đầu tư phát triển kinh tế xã hội đất nước. Xuất phát từ những
vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài luận văn thạc sĩ với tên: “Đánh giá hiệu quả kinh
tế và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án hồ chứa đa mục
tiêu- Áp dụng vào dự án hồ chứa nước Đại Lải- Thị xã Phúc Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc”
với mong muốn đóng góp chia sẻ những kết quả nghiên cứu và những vấn đề khoa học
mà tác giả quan tâm.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả
kinh tế của loại hình cơng trình hồ chứa nước đa mục tiêu ở nước ta, từ kết quả nghiên
cứu sẽ áp dụng đánh giá cho một cơng trình cụ thể và đề xuất những giải pháp nâng
cao hiệu quả kinh tế của loại hình cơng trình này.
3. Đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là dự án hồ chứa đa mục tiêu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Các phương pháp và các chỉ tiêu dùng trong phân tích hiệu quả
kinh tế của dự án hồ chứa đa mục tiêu.
- Phạm vi về không gian và thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, thu thập số liệu của
các dự án hồ chứa đa mục tiêu ở vùng trung du, miền núi phía Bắc mà trọng tâm là hồ
Đại Lải- Thị xã Phúc Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua và đề xuất một số giải

pháp cho giai đoạn từ nay đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành các nội dung và giải quyết các vấn đề nghiên cứu của đề tài, tác giả đã
sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây trong luận văn:
- Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu.
- Phương pháp khảo sát thực tế.


- Phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế.
- Phương pháp kế thừa và một số phương pháp kết hợp khác.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài lựa chọn phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế phù hợp, có căn cứ
khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu trong bước lập dự án, cũng như đánh giá hậu dự
án các dự án hồ chứa đa mục tiêu.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được sử dụng trong phân tích hiệu quả kinh tế của các
dự án hồ chứa đa mục tiêu, một số giải pháp đề xuất sẽ là những gợi ý cho các nhà đầu
tư, nhà tư vấn, những người quản lý, khai thác vận hành hệ thống trong đầu tư, thiết
kế, quản lý hệ thống đạt hiệu quả kinh tế cao.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ- HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA DỰ ÁN HỒ CHỨA ĐA MỤC TIÊU
1.1. Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng
1.1.1. Khái niệm về đầu tư
- Đầu tư là việc bỏ vốn nhằm đạt được một hoặc một số mục đích cự thể của người nào
đó sở hữu vốn (hoặc người được cấp có thẩm quyền giao quản lý vốn) với những yêu
cầu nhất định.
- Đầu tư xây dựng là việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơng

trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình hoặc
sản phẩm, dịch vụ trong thời gian nhất định.
1.1.2. Vị trí và vai trị của đầu tư
- Đầu tư có vai trị hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của bất ký hình thức kinh
tế nào, nó tạo ra những cơ sở vật chất kỹ thuật, những nền tảng vững chắc ban đầu cho
sự phát triển của xã hội.
- Đầu tư hình thành các cơng trình mới với thiết bị cơng nghệ hiện đại, tạo ra những cơ sở
vật chất hạ tầng ngày càng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và đóng
vai trị quan trọng trên mọi mặt kinh tế, chính trị- xã hội, an ninh- quốc phòng.
- Đối với một nước đang phát triển như nước ta hiện nay , quản lý hiệu quả các dự án là
cực ký quan trọng nhằm tránh gây ra lãng phí, thất thốt những nguồn lực vốn đã rất
hạn hẹp.
1.1.3. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng
- Khi đầu tư xây dựng cơng trình, Chủ đầu tư (CĐT) xây dựng cơng trình phải lập báo
cáo đầu tư, dự án đầu tư ( hoặc lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật) để xem xét, đánh giá
hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án.
- “Dự án” là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ cơng việc nào đó dưới sự ràng buộc
về yêu cầu và nguồn vật chất đã định. Thông qua việc thực hiện dự án để cuối cùng đạt
được mục tiêu nhất định đã đề ra và kết quả của nó có thể là một sản phẩm hay một dịch
vụ.


- Theo Luật Xây dựng Việt Nam số 50/2014/QH13 [10] thì dự án đầu tư xây dựng
cơng trình là tập hợp các đề xuất có lên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở
rộng hoặc cải tạo những cơng trình nhằm mục đích phát triển duy trì, nâng cao chất
lượng cơng trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời gian nhất định. Hồ sơ dự án
đầu tư xây dựng gồm 02 phần: phần tuyết minh và phần thiết kế cơ sở.
1.1.4. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng cơng trình
Dự án xây dựng là tập hợp các hồ sơ và bản vẽ thiết kế trong đó bao gồm các tài liệu
pháp lý, quy hoạch tổng thể, kiến trúc, kết cấu, công nghệ tổ chức thi công được giải

quyết. Các dự án đầu tư xây dựng có các đặc điểm sau:
- Dự án có tính thay đổi: Dự án xây dựng không tồn tại một các ổn định cứng, hàng loạt
phần tử của nó đều có thể thay đổi trong quá trình thực hiện do nhiều nguyên
nhân, chẳng hạn như các tác nhân từ bên trong như nguồn nhân lực, tài chính các hoạt
động sản xuất và bên ngồi như mơi trường chính trị , kinh tế cơng nghệ, kỹ thuật
thậm chí cả điều kiện kinh tế xã hội.
- Dự án có tính duy nhất: Mỗi dự án đều có tính đặc trưng riêng biệt lại được thực hiện
trong những điều kiện khác biệt nhau cả về địa điểm, không gian, thời gian và môi
trường luôn thay đổi.
- Dự án có hạn chế về thời gian và quy mơ: Mỗi dự án đều có điểm khởi đầu và kết thúc
rõ ràng và thường có một số kỳ hạn liên quan. Có thể ngày hồn thành được ấn định
một cách tùy ý, nhưng nó cũng trở thành điểm trọng tâm của dự án, điểm trọng tâm đó
có thể là một trong những mục tiêu của người đầu tư. Mỗi dự án đều được khống chế
bởi một khoảng thời gian nhất định, trên cơ sở đó q trình triển khai thực hiện nó là
cơ sở để phân bố các nguồn lực sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất. Sự thành
công của dự án thường được đánh giá bằng khả năng có đạt được đúng thời điểm
kết thúc đã quy định trước hay không? Quy mô của mỗi dự án là khác nhau và được
thể hiện một cách rõ ràng trong mỗi dự án vì điều đó quyết định đến việc phân loại dự
án và xác định chi phí của dự án.
- Dự án có liên quan đến nhiều nguồn lực khác nhau: Triển khai dự án là một quá trình
thực hiện một chuỗi các đề xuất để thực hiện các mục đích cụ thể nhất định,


chính vì vậy để thực hiện được nó chúng ta phải huy động nhiều nguồn lực khác nhau,
việc kết hợp hài hịa các nguồn lực đó trong q trình triển khai là một trong những
nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả của dự án.
1.1.5. Các giai đoạn thực hiện của dự án đầu tư xây dựng
- Dự án đầu tư xây dựng và quá trình đầu tư xây dựng của bất ký dự án nào cũng bao gồm
3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư, Thực hiện đầu tư, Kết thúc xây dựng và đưa dự án vào
khai thác sử dụng . Quá trình thực hiện dự án đầu tư được nêu bằng sơ đồ 1. 1

dưới đây:
Lập thiết kếĐấu thầu
Lập Báo cáo đầu tư

Lập Dự án đầu tư

Thi công Nghiệm
thu đưa dự án vào hoạt
động

Đối với DA quan trọng quốc gia

Chuẩn bị đầu tư

Thực hiện đầu tư

KTdự án

Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện dự án
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
Đối với các dự án quan trong quốc gia theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc
hội thì chủ đầu tư phải lập Báo cáo đầu tư trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội
thơng qua chủ trương và cho phép đầu tư. Đối với dự án nhóm A khơng có trong quy
hoạch ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo Bộ quản
lý ngành để xem xét, bổ sung quy hoạch theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính
phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch trước khi lập dự án đầu tư xây dựng. Vị trí, quy mơ
xây dựng dự án phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê
duyệt, nếu chưa có trong quy hoạch xây dựng thì phải được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
chấp thuận.
- Giai đoạn thực hiện đầu tư:

Sau khi báo cáo đầu tư được phê duyệt DAĐT được chuyển sang giai đoạn tiếp theo -


giai đoạn thực hiện đầu tư.
Vấn đề đầu tiên là lựa chọn đơn vị tư vấn, phải lựa chọn được những chuyên gia tư
vấn, thiết kế giỏi trong các tổ chức tư vấn, thiết kế giàu kinh nghiệm, có năng lực thực
thi việc nghiên cứu từ giai đoạn đầu, giai đoạn thiết kế đến giai đoạn quản lý giám sát
xây dựng - đây là nhiệm vụ quan trọng và phức tạp. Trong khi lựa chọn đơn vị tư vấn,
nhân tố quyết định là cơ quan tư vấn này phải có kinh nghiệm qua những dự án đã
được họ thực hiện trước đó. Một phương pháp thơng thường dùng để chọn là đòi hỏi
các cơ quan tư vấn cung cấp các thơng tin về kinh nghiệm, tổ chức sau đó xem xét lựa
chọn rồi tiến tới đấu thầu.
Sau khi lựa chọn được nhà thầu thiết kế, trên cơ sở dự án được phê duyệt, nhà thầu
thiết kế tổ chức thực hiện các cơng việc tiếp theo của mình. Tuỳ theo quy mơ, tính chất
cơng trình xây dựng, việc thiết kế có thể thực hiện theo một bước, hai bước hay ba
bước.
Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với cơng trình chỉ lập báo
cáo kinh tế kỹ thuật.
Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với
cơng trình quy định phải lập dự án đầu tư.
Thiết kế ba bước bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi cơng
áp dụng đối với cơng trình quy định phải lập dự án và có quy mơ là cấp đặc biệt, cấp I
và cơng trình cấp II có kỹ thuật phức tạp do người quyết định đầu tư quyết định.
Sau khi sản phẩm thiết kế được hình thành, CĐT tổ chức thẩm định hồ sơ TKKT-TDT
và trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cụ thể là người có thẩm quyền ra quyết
định đầu tư) phê duyệt. Trường hợp CĐT khơng đủ năng lực thẩm định thì th các tổ
chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra dự tốn thiết kế cơng trình
làm cơ sở cho việc phê duyệt. Trên cơ sở kết quả thẩm định TKKT-DT người có thẩm
quyền quyết định đầu tư sẽ ra quyết định phê duyệt TKKT-DT. Khi đã có quyết định
phê duyệt TKKT- TDT, CĐT tổ chức đấu thầu xây dựng nhằm lựa chọn nhà thầu có

đủ điều kiện năng lực để cung cấp các sản phẩm dịch vụ xây dựng phù hợp, có giá dự


thầu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của CĐT và các mục tiêu của dự án.
Sau khi lựa chọn được nhà thầu thi công, CĐT tổ chức đàm phán ký kết hợp đồng thi
công xây dựng với nhà thầu và tổ chức quản lý thi công xây dựng dự án. Nội dung
quản lý thi công xây dựng bao gồm quản lý chất lượng xây dựng; quản lý tiến độ xây
dựng; quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình; quản lý an tồn lao động trên
cơng trường xây dựng; quản lý môi trường xây dựng.
- Giai đoạn kết thúc xây dựng và đưa cơng trình vào khai thác sử dụng:
Sau khi dự án được thi công xong theo đúng thiết kế đã được phê duyệt, đảm bảo các
yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, CĐT thực hiện công tác bàn giao dự án cho
cơ quan quản lý, sử dụng thực hiện khai thác, vận hành với hiệu quả cao nhất.
Như vậy các giai đoạn của quá trình đầu tư có mối liên hệ mật thiết với nhau, mỗi giai
đoạn có tầm quan trọng riêng của nó cho nên không đánh giá quá cao hoặc xem nhẹ
một giai đoạn nào và kết quả của giai đoạn này là tiền đề của giai đoạn sau. Trong quá
trình quản lý đầu tư xây dựng CĐT ln đóng vai trị quan trọng và quyết định đến
việc nâng cao hiệu quả đầu tư và xây dựng.
Tóm lại, trong giai đoạn này CĐT chịu trách nhiệm đền bù, giải phóng mặt bằng xây
dựng theo tiến độ và bàn giao mặt bằng xây dựng cho nhà thầu xây dựng; trình duyệt
hồ sơ TKKT-DT; tổ chức đấu thầu; đàm phán ký kết hợp đồng, quản lý chất lượng kỹ
thuật cơng trình trong suốt q trình thi cơng và chịu trách nhiệm tồn bộ các cơng
việc đã thực hiện trong q trình triển khai dự án.
1.2. Tổng quan về hồ chứa đa mục tiêu
1.2.1. Giới thiệu tổng quan về dự án hồ chứa đa mục tiêu
Hồ chứa, còn gọi là kho nước nhân tạo, hồ chứa nhân tạo, là những thủy vực chứa
nước tương đối lớn, hình thành một cách nhân tạo hoặc bán nhân tạo, có chế độ nước
bị điều tiết nhân tạo. Các hồ chứa do con người tạo ra bằng cách đắp đập ngăn dịng
chảy của sơng hoặc suối. Các hồ chứa lớn trên thế giới đều được xây dựng theo
phương thức xây đập ngăn sông. Những hồ chứa đầu tiên đã được xây dựng từ khoảng

5.000 năm trước trên sơng Tigris(Tích Giang) ở Iraq và Euphrates ở Syria (hai con


sông đã tạo nên nền văn minh Lưỡng Hà - Mesopotamia); trên sông Nin ở Ai Cập và
sông Indus (sông Ấn) ở Pakistan. Tất cả các hồ chứa từ xa xưa được xây dựng chủ yếu
để phục vụ tưới cho nơng nghiệp và kiểm sốt lũ. Trên thế giới hiện có hơn 45.000 hồ
chứa lớn đang hoạt động (là những hồ chứa có đập cao >15m hoặc có đập cao từ 515m nhưng có dung tích >3 tỷ m3) và khoảng trên 800.000 hồ chứa không thuộc loại
lớn.
Trong thời gian qua, hồ chứa lớn được xem là biểu tượng của khả năng chế ngự và
chinh phục thiên nhiên của con người nhằm mục đích phát triển cơng nghiệp cũng như
nơng nghiệp, kinh tế xã hội và điện lực. Kết quả là hơn một nửa các con sông lớn trên
thế giới đều bị ảnh hưởng của việc xây dựng hồ chứa và gần 40 triệu người dân đã
phải di dời. Trung Quốc là nước có nhiều hồ chứa lớn nhất, với trên hồ chứa (trên tổng
số > 90.000 hồ chứa); Mỹ có khoảng 6.400 hồ chứa lớn, Ấn Độ có khoảng 4.000 hồ
chứa lớn, Nhật và Tây Ban Nha có khoảng > 1.000 hồ chứa lớn. Năm 1992 Trung
Quốc tiến hành xây dựng hồ chứa nước Tam Hiệp trên sông Dương Tử trị giá 50 tỷ
USD, với đập cao 185m có chức năng cấp nước, điều tiết lũ, phát điện (12% nhu cầu
điện tồn quốc). Cơng trình làm 1,2 triệu người phải di dời và làm ngập 41.000ha đất
nông nghiệp.
Căn cứ vào tính chất hoặc nhiệm vụ chủ yếu của hồ chứa có thể phân thành 02 loại hồ
chứa chủ yếu là hồ chứa thủy lợi và hồ chứa thủy điện. Hồ chứa đa mục tiêu là loại
cơng trình hồ chứa thủy lợi được xây dựng để khai thác tổng hợp nguồn nước: cung
cấp nước tưới cho nông nghiệp, giảm lũ, cắt lũ cho hạ du, phát điện, cấp nước cho
công nghiệp và sinh hoạt, tạo cảnh quan môi trường để phát triển dịch vụ du lịch, phục
vụ giao thông thủy, ni trồng thủy sản,…
Cơng trình hồ chứa đa mục tiêu có ba vấn đề chính cần quan tâm giải quyết mà ở cơng
trình được thiết kế cho một mục tiêu duy nhất khơng có, đó là:
- Vấn đề giải quyết các xung đột và mâu thuẫn giữa các nhiệm vụ (các ngành dùng
nước) trong bài toán cân bằng nước.
- Vấn đề phân bổ vốn đầu tư cho từng nhiệm vụ.

- Vấn đề xác định thu nhập và lợi ích của từng nhiệm vụ.


Nói chung trong lĩnh vực thủy lợi ngày nay, hầu hết các hệ thống thủy lợi, đặc biệt là
các hệ thống có hồ chứa điều tiết dịng chảy đều thuộc loại hệ thống thủy lợi đa mục
tiêu, cùng một lúc phục vụ nhiều ngành kinh tế quốc dân.
1.2.2. Vai trò, hiệu quả của cơng trình hồ chứa đa mục tiêu
Hồ chứa đa mục tiêu là một biện pháp cơng trình nhằm kiểm soát và điều tiết lượng
nước được sử dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực một cách hợp lý, mang lại hiệu
quả cao; có vai trị quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực dự án. Hồ
chứa đa mục tiêu được xây dựng nhằm các mục tiêu sau:
- Cấp nước nông nghiệp (Agricultural Water Supply)
- Hệ thống thủy lợi cung cấp nước sinh hoạt và công nghiệp (Domestic and Industry
water supply)
- Nuôi trồng thuỷ sản và thủy cầm được CTTL cấp, thoát nước( Water suplly for
Aquaculture )
- Hệ thống thủy lợi kết hợp cấp nước cho chăn nuôi (Integrated Irrigated Crop–
Livestock Systems)
- Hệ thống thủy lợi kết hợp cung cấp nước cho tiểu công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn
(Water suplly for Rural enterprises )
- Hệ thống thủy lợi kết hợp cung cấp nước cho thủy điện và giao thông thủy
(Hydropower generation and navigation)
- Các cơng trình thủy lợi phịng chống úng ngập, lũ lụt
- Hệ thống thủy lợi Tác động đến chu trình thủy văn và mơi trường (Hydrological
cycle and ecosystem functions)
- HTTL bổ sung nguồn nước ngầm (Groundwater recharge).
- Tác dụng làm sạch nước của các hệ thống thủy lợi (Water purification)
- Bảo tồn đa dạng sinh học nhờ các HTTL (Conservation of Biodiversity)



- Giá trị du lịch sinh thái và giải trí của các hệ thống thủy lợi
-Hệ thống thủy lợi bảo vệ mơi trường,cải thiện khí hậu (Climate adjustment).
- Hệ thống thủy lợi tác động tích cực đến sự phát triển văn hóa, xã hội.
Hồ chứa có vai trị quyết định tạo đà phát triển trong phát triển kinh tế của khu vực dự
án. Tạo điều kiện quan trọng cho phát triển nhanh và ổn định diện tích canh tác, năng
suất, sản lượng lúa để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu. Tạo điều kiện hình
thành và phát triển các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi như lúa, ngô ở đồng bằng
sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, cao su và cà phê ở miền Đông nam Bộ, Tây
Nguyên, chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ,...Nuôi trồng thủy sản phát triển bền
vững mang lại hiệu quả cao tại những vùng có hệ thống thủy lợi bảo đảm nguồn cấp và
thốt nước chủ động.
Hồ chứa có tác dụng phòng chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai (lũ lụt, úng, hạn, sạt
lở,...), bảo vệ tính mạng của nhân dân, bảo vệ sản xuất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạn chế
dịch bệnh. Các cơng trình hồ chứa lớn và vừa ở thượng du đã từng bước đảm bảo
chống lũ cho cơng trình và tham gia cắt lũ cho hạ du.
Hồ chứa cịn có tác dụng cung cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và các
ngành kinh tế khác theo số liệu cụ thể: Ở Việt Nam, Hàng năm các cơng trình thủy lợi
cung cấp khoảng 6 tỷ mét khối nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ, trong đó chủ
yếu là từ các hồ chứa cấp nước sinh hoạt cho đồng bằng, trung du miền núi. Đến nay
khoảng (70-75)% số dân nông thôn đã được cấp nước hợp vệ sinh với mức cấp 60
lít/người/ngày đêm.Cấp nước cho các khu công nghiệp, các làng nghề, bến cảng.
Các cơng trình hồ chứa cịn góp phần phát triển nguồn điện: Lợi dụng thủy năng để
phát triển ngành điện - một ngành có vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế
của các ngành nghề khác.
Bên cạnh đó các cơng trình hồ chứa đã góp phần làm tăng độ ẩm, bổ sung nguồn nước
ngầm, điều hòa dòng chảy, cải tạo đất chua, phèn, mặn, cải tạo môi trường nước, bảo
tồn đa dạng sinh học, phòng chống cháy rừng, cải thiện điều kiện vi khí hậu,…


Tuy nhiên, việc xây dựng và hoạt động của các hồ chứa đa mục tiêu cũng có thể gây ra

một số tác động tiêu cực như: Phải thực hiện di dân và tái định cư để có diện tích xây
dựng cơng trình và làm mất đi một số phần trăm diện tích đất canh tác và đất rừng, đa
dạng sinh học bị thay đổi, tập quán canh tác thay đổi,... Các tác động tiêu cực thường
là nhỏ, có thể giảm thiểu đến mức tối đa nhờ công tác quy hoạch, thiết kế, xây dựng và
quản lý khai thác hợp lý và tối ưu, do vậy nó hầu như khơng đáng kể so với các lợi ích
thu được từ hiệu quả phục vụ của các hồ chứa.
1.2.3. Tình hình đầu tư xây dựng các dự án hồ chứa thủy lợi
Theo số liệu được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cơng bố tại Hội thảo “Đảm
bảo an tồn hồ đập - Thực trạng, thách thức và giải pháp”, ngày 10/07/2014 thì hiện
nay cả nước ta có 6.648 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích trữ khoảng 11 tỷ m3, trong
đó, có 560 hồ chứa lớn (có dung tích trữ >3,0 triệu m3 hoặc đập cao >15m); 1.752 hồ
chứa có dung tích từ 0,2 triệu m3 đến 3,0 triệu m3, cịn lại 4.896 hồ chứa nhỏ có dung
tích dưới 0,2 triệu m3.
Các tỉnh đã xây dựng nhiều hồ chứa là: Hồ Bình 521 hồ, Bắc Giang 461 hồ, Tun
Quang 503 hồ, Vĩnh Phúc 209 hồ, Phú Thọ 124 hồ, Thanh Hoá 618 hồ, Nghệ An 625
hồ, Hà Tĩnh 345 hồ, Bình Định 161 hồ, Đăk Lắk 439 hồ,…
Với trên 500 hồ đập lớn có dung tích trên 1 triệu m3 nước hoặc có đập cao trên 10 m
hoặc cơng trình xả lũ trên 2.000 m3/s (phân loại theo tiêu chuẩn của).
Theo số lượng này Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới về những thành tựu đã đạt được
trong công tác thủy lợi sau Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Canada,
Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Pháp, Nam Phi, Mêxico, Italia, Anh. Trong số hồ đập
lớn trên có: 72 hồ đập có dung tích trên 10 triệu m3, 41 hồ đập có dung tích trên 20
triệu m3.
1.2.3.1. Quá trình đầu tư xây dựng các hồ chứa thủy lợi
Từ những năm 1960 đến năm 2000 của thế kỷ trước, nước ta đã đầu tư xây dựng hàng
ngàn hồ chứa với các quy mơ và hình thức đầu tư khác nhau, cụ thể:
Giai đoạn 1960÷1975: Nhà nước đã đầu tư xây dựng nhiều hồ chứa có dung tích trữ từ


10÷50 triệu m3 và chiều cao lớn chủ yếu là các đập vật liệu địa phương trong đó đập

đất chiếm đa phần như: Đại Lải ( Vĩnh Phúc), Suối Hai, Đồng Mô (Hà Nội); Khuôn
Thần (Bắc Giang); Thượng Tuy (Hà Tĩnh); Rào Nan, Cẩm Ly (Quảng Bình)…, trong
đó, hồ Cấm Sơn với dung tích trữ 248 triệu m3 và chiều cao đập 40m (là hồ chứa có
đập đất cao nhất nhất lúc bấy giờ).
Giai đoạn 1975÷2000: Sau khi đất nước thống nhất, để đẩy mạnh phát triển kinh tế,
nhà nước đã đầu tư xây dựng hàng loạt hồ chứa với nhiều quy mô khác nhau (lớn, vừa
và nhỏ):
+ Một số hồ chứa quy mô lớn như: Núi Cốc (Thái Nguyên), Kẻ Gỗ (Nghệ An); Yên
Lập (Quảng Ninh); Sông Mực (Thanh Hóa), Phú Ninh (Quảng Nam), Dầu Tiếng (Tây
Ninh)…, trong đó hồ Dầu Tiếng có dung tích lớn nhất 1,58 tỷ m3.
+ Các địa phương trên cả nước đã xây dựng hơn 700 hồ chứa có dung tích từ (1÷10)
triệu m3. Đặc biệt trong giai đoạn này các huyện, xã, hợp tác xã, nông lâm trường đã
xây dựng hàng ngàn hồ chứa nhỏ có dung tích dưới 0.2 triệu m3.
Từ năm 2000 đến nay, bằng nhiều nguồn vốn, đặc biệt nguồn vốn trái phiếu Chính
phủ, Bộ Nơng nghiệp và PTNT đã quản lý đầu tư xây dựng mới nhiều hồ chứa có quy
mơ lớn, như: Cửa Đạt (Thanh Hóa), Định Bình (Bình Định), Tả Trạch (Thừa Thiên
Huế), Nước Trong (Quảng Ngãi), Đá Hàn (Hà Tĩnh), Rào Đá, Thác Chuối (Quảng
Bình), Đá Mài, Tân Kim (Quảng Trị), Krông Buk Hạ, IaSup Thượng, Krông Pach
Thượng (Đắk Lắk),…
1.2.3.2. Về công tác quản lý đầu tư xây dựng các hồ chứa thủy lợi
Những loại hồ chứa nước vừa và lớn do Bộ Thủy lợi trước đây và nay là Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý việc đầu tư xây dựng đều giao cho các Ban
quản lý đầu tư và xây dựng chuyên ngành thủy lợi thay mặt Bộ làm nhiệm vụ Chủ đầu
tư xây dựng. Đây là những cơ quan có năng lực và kinh nghiệm quản lý xây dựng các
hồ chứa nước nhiều năm. Các cơ quan tham mưu của Bộ là các Cục, Vụ chuyên ngành
có đủ năng lực chuyên môn giúp Bộ theo dõi, kiểm tra và chỉ đạo trực tiếp thường
xuyên công tác quản lý đầu tư xây dựng kể cả mặt kỹ thuật, kinh tế và các thủ tục
chính sách về xây dựng cơ bản.



Đối với những dự án xây dựng hồ chứa vừa và nhỏ do UBND tỉnh quản lý đầu tư xây
dựng được giao cho các Ban Quản lý dự án chuyên ngành thủy lợi thuộc tỉnh hoặc
thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay mặt UBND tỉnh làm nhiệm vụ của
Chủ đầu tư quản lý. Đây cũng là các cơ quan có trình độ, chun mơn kỹ thuật về xây
dựng thủy lợi.
Đối với các hồ chứa nhỏ do các xã, hợp tác xã, nông trường đầu tư vốn xây dựng hồ
chứa, thông thường việc quản lý đầu tư xây dựng giao cho 1 Ban quản lý của xã, hợp
tác xã, nông trường đảm nhiệm, các đơn vị này thường thiếu cán bộ chuyên môn về
thủy lợi nên công tác quản lý kỹ thuật có những khó khăn. Điều này ảnh hưởng đến
chất lượng xây dựng các hồ chứa nước.
1.3. Tổng quan về hiệu quả kinh tế của hồ chứa đa mục tiêu
1.3.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế của dự án
Hiệu quả kinh tế của dự án là toàn bộ mục tiêu kinh tế đã được đề ra của dự án, được
đặc trưng bằng hai loại chỉ tiêu là các chỉ tiêu định tính (thể hiện ở các loại hiệu quả
đạt được của dự án ) và bằng các chỉ tiêu định lượng (thể hiện quan hệ giữa chi phí đã
bỏ ra của dự án và các kết quả đạt được theo mục tiêu của dự án). Ngoài các lợi ích
khó lượng hóa thành tiền như: lợi ích về mơi trường; lợi ích về mặt xã hội,… Mục tiêu
kinh tế của một dự án hồ chứa đa mục tiêu là Hiệu quả từ cấp nước cho sản xuất nông
nghiệp; Hiệu quả từ cấp nước cho sinh hoạt, chăn nuôi; Hiệu quả từ cấp nước cho công
nghiệp; Hiệu quả từ cấp nước cho phát triển thủy sản; Hiệu quả từ dịch vụ du lịch;
Hiệu quả từ giao thông thủy;…
1.3.2. Phân loại hiệu quả kinh tế
1.3.2.1. Hiệu quả về mặt định tính
Hiệu quả về mặt định tính của dự án là những hiệu quả khơng thể lượng hóa được. Tuỳ
theo từng lĩnh vực hoạt động, các quan điểm đánh giá hay mức độ phát sinh mà được
chia thành các loại như sau:
- Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội, hiệu quả về mặt định tính bao gồm hiệu quả tài
chính, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả xã hội và hiệu quả quốc phòng.



- Theo quan điểm lợi ích, hiệu quả về mặt định tính được chia thành hiệu quả của dự
án (hiệu quả tài chính) và hiệu quả đem lại cho nhà nước và cộng đồng (hiệu quả
kinh tế - xã hội).
- Theo phạm vi tác động, hiệu quả về mặt định tính được chia thành hiệu quả tồn cục
và hiệu quả bộ phận.
- Theo phạm vi thời gian, hiệu quả về mặt định tính được chia thành hiệu quả trước
mắt, ngắn hạn và hiệu quả lâu dài.
- Theo mức độ phát sinh, hiệu quả về mặt định tính được chia thành hiệu quả phát sinh
trực tiếp và hiệu quả phát sinh gián tiếp.
- Ngồi ra hiệu quả kinh tế cũng có thể được chia thành hiệu quả hữu hình và hiệu quả
vơ hình.
1.3.2.2. Hiệu quả về mặt định lượng
Hiệu quả về mặt định lượng của dự án chỉ rõ độ lớn của mỗi chỉ tiêu hiệu quả định
tính, được chia thành các loại sau:
- Theo cách tính tốn, hiệu quả về mặt định lượng được chia thành 2 loại là hiệu quả
được tính theo số tuyệt đối (kết quả của đầu tư) và hiệu quả được tính theo số tương
đối.
- Theo thời gian tính tốn, hiệu quả về mặt định lượng được chia thành hiệu quả tính cho
một thời đoạn niên lịch (thường là 1 năm) và hiệu quả tính cho cả đời dự án (kéo dài
nhiều năm).
- Theo mức đạt yêu cầu, hiệu quả về mặt định lượng được chia thành các loại:
+ Hiệu quả chưa đạt mức yêu cầu, khi trị số hiệu quả của cơng trình được tính ra nhỏ
hơn trị số hiệu quả định mức (ngưỡng hiệu quả). Khi đó cơng trình được gọi là khơng
đạt hiệu quả, hay là không đáng giá.
+ Hiệu quả đạt mức u cầu, khi trị số hiệu quả của cơng trình được tính ra lớn hơn trị
số hiệu quả định mức. Khi đó cơng trình được gọi là đạt hiệu quả, hay đáng giá.


+ Hiệu quả có trị số lớn nhất hoặc bé nhất.
- Theo khả năng tính tốn thành số lượng cũng có thể được phân ra thành hiệu quả có thể

tính tốn định lượng được và hiệu quả khó tính tốn biểu hiện bằng số lượng được,...
1.3.3. Hệ thống chỉ tiêu và hiệu quả của dự án hồ chứa đa mục tiêu
1.3.3.1. Hệ thống các chỉ tiêu
Đánh giá hiệu quả của dự án phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu về mặt kỹ thuật,
cơng nghệ, tài chính, kinh tế xã hội, trong đó có một số chỉ tiêu tài chính và kinh tế
đóng vai trị chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp. Các chỉ tiêu này phản ánh được tương đối tổng
hợp và toàn diện hiệu của của dự án, cả về mặt kỹ thuật và xã hội. Các chỉ tiêu tài
chính, kinh tế, xã hội của cơng trình được phân chia thành các nhóm sau:
Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án: phản ánh lợi ích trực tiếp của dự án mang
lại, bao gồm các chỉ tiêu tĩnh (tính tốn cho 1 năm) và các chỉ tiêu động (tính tốn cho
cả đời cơng trình có kể đến yếu tố thời gian trong các chỉ tiêu kinh tế).
Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án: phản ánh lợi ích thu được của Nhà
nước và cộng đồng. Các chỉ tiêu này có thể xảy ra trực tiếp hoặc gián tiếp do cơng
trình mang lại.
1.3.3.2. Hiệu quả kinh tế của dự án hồ chứa đa mục tiêu
Các dự án hồ chứa đa mục tiêu là cơ sở hạ tầng quan trọng, phục vụ yêu cầu tưới, tiêu
nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt, giảm nhẹ thiên tai và
thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Các mặt hiệu quả của cơng trình thủy lợi cụ
thể như sau:
- Tạo điều kiện quan trọng cho phát triển nhanh và ổn định diện tích canh tác; tăng năng
suất, sản lượng lúa và hoa màu để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu.
- Phòng chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai( lũ lụt, úng, hạn, sạt lở bờ …). Các dự
án hồ chứa lớn và vừa ở thượng du đã từng bước đảm bảo chống lũ cho cơng trình và
tham gia cắt lũ cho hạ du.


- Cấp nước cho sinh hoạt, công nhiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế khác:
+ Cấp nước sinh hoạt cho đồng bằng, trung du miền núi. Đến nay khoảng 70 đến 75%
số dân nông thôn đã được cấp nước hợp vệ sinh với mức cấp 60 lít/người/ngày đêm.
+ Cấp nước cho các khu công nghiệp, các làng nghề, bến cảng.

+ Các hồ thuỷ lợi đã trở thành các điểm du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc
tế như: Núi Cốc, Đồng Mô - Ngải Sơn, hồ Xuân Hương, Dầu Tiếng...
- Góp phần phát triển nguồn điện: hàng loạt hồ chứa thuỷ điện vừa và nhỏ do ngành
Thuỷ lợi đầu tư xây dựng. Sơ đồ khai thác thuỷ năng trên các sông do ngành Thuỷ lợi
đề xuất trong quy hoạch đóng vai trị quan trọng để ngành Điện triển khai chuẩn bị đầu
tư, xây dựng nhanh và hiệu quả hơn.
1.4. Những nhân tố tác động đến hiệu quả kinh tế của hồ chứa đa mục tiêu
1.4.1. Nhóm nhân tố trong giai đoạn quy hoạch
1.4.1.1. Nguyên nhân do chưa lường trước những biến động trong tương lai trong giai đoạn
quy hoạch
Trong giai đoạn quy hoạch việc xác định lượng nước đến cũng như nhu cầu dùng nước
cho tương lai chỉ mạng tính ước đốn, định tính. Nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã
hội của vùng có nhiều biến động, những chủ trương định hướng phát triển về cây
trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh tế chung của vùng nghiên cứu chưa
được xác định chính xác nên gây khó khăn cho cơng tác quy hoạch xây dựng, nâng cấp
cơng trình thủy lợi phục vụ cho các ngành. Hệ thống thủy lợi mới chỉ được quy hoạch
cho công tác tưới tiêu phục vụ sản xuất nơng nghiệp là chính, chưa có quy hoạch, bố
trí hợp lý để kết hợp nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa, trên các ao hồ nhỏ được kênh
mương của hồ chứa cấp, thoát nước mà hầu hết đều do dân làm tự phát, chắp vá, thiếu
đồng bộ, kém ổn định, khơng chủ động cho việc cấp thốt nước phục vụ yêu cầu cho
các khu nuôi. Tuy nhiên, do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng của khu
vực dẫn đến yêu cầu nước ngày càng tăng, địi hỏi cơng trình thủy lợi khơng chỉ phục
vụ cho nông nghiệp như nhiệm vụ thiết kế ban đầu, mà còn phục vụ cho các ngành
kinh tế khác, dẫn tới làm giảm diện tích phục vụ tưới so với thiết kế ban đầu.


×