Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đánh giá tài nguyên nước đảo Trần tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

Trần Thanh Hải

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƢỚCĐẢO TRẦN
TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

Trần Thanh Hải

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƢỚCĐẢO TRẦN
TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Thủy văn học
Mã số

604490



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Thanh Tùng
TS. Đặng Hoàng Thanh


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn
chân thành tới PGS.TS Hoàng Thanh Tùng, giảng viên Trường Đại học Thủy Lợi, và
TS. Đặng Hoàng Thanh, cán bộ Viện Khoa học Thủy Lợi Việt Nam, đã trực tiếp
hướng dẫn tơi rất tận tình, cho tơi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong q trình thực hiện, hồn thành luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Lãnh đạo Khoa Thủy văn & Tài
nguyên nước, trường Đại học Thủy lợi, cảm ơn các Thầy Cô giáo trong khoa, trong
trường đã dạy cho tôi những kiến thức, kỹ năng quan trọng.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Lãnh đạo Viện Thủy điện và Năng
lượng tái tạo đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và nghiên cứu.
Tơi xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong
thời gian qua.
Hà Nội, tháng 05 năm 2017
Học viên

Trần Thanh Hải


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Trần Thanh Hải

Mã số học viên: 1582440225002


Lớp: 23V21
Chuyên ngành: Thủy văn học

Mã số: 604490

Khóa học: K23
Tơi xin cam đoan quyển luận văn được chính tơi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Hoàng Thanh Tùng và TS. Đặng Hoàng Thanh với đề tài nghiên
cứu trong luận văn “Đánh giá tài nguyên nƣớc đảo Trần tỉnh Quảng Ninh”
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào
trước đây, do đó khơng có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận
văn được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử
dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn.
Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tơi xin chịu hồn tồn
trách nhiệm theo quy định./.
NGƢỜIVIẾT CAM ĐOAN

Trần Thanh Hải

0


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
Mục tiêu của Đề tài................................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................. 2
Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 2
Cấu trúc của luận văn................................................................................................ 2

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƢỚC...............4
1.1 Một số khái niệm................................................................................................. 4
1.2 Tổng quan nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước trên biển đảo ở thế giới...........8
1.3 Tổng quan nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước trên biển đảo ở Việt Nam.......10
1.4 Định hướng nghiên cứu..................................................................................... 12
1.5 Giới thiệu mơ hình Modflow Flex..................................................................... 13
1.5.1 Phương trình dịng chảy ngầm.................................................................. 14
1.5.2 Phương trình vi phân và phương pháp giải............................................... 15
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƢỚC MẶT ĐẢO TRẦN..................29
2.1 Giới thiệu khu vực nghiên cứu........................................................................... 29
2.1.1 Đặc điểm vị trí địa lý, tự nhiên................................................................. 29
2.1.2 Đặc điểm địa hình, địa chất...................................................................... 30
2.1.3 Đặc điểm khí tượng thủy văn................................................................... 32
2.1.4 Đặc điểm khí hậu...................................................................................... 34
2.1.5 Hiện trạng các cơng trình hồ chứa có trên đảo......................................... 35
2.1.6 Tình hình dân sinh kinh tế........................................................................ 35
2.2 Đánh giá nghiên cứu tài nguyên nước mặt......................................................... 35
2.2.1 Đánh giá tài nguyên nước mưa................................................................. 35
2.2.2 Đánh giá tài nguyên nước mặt..................................................................37
2.3 Phân tích đánh giá tài nguyên nước mặt............................................................ 51
v


CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƢỚC NGẦM ĐẢO TRẦN...............52
3.1 Đánh giá tài nguyên nước ngầm........................................................................ 52
3.1.1 Thu thập và xử lý các tài liệu có liên quan............................................... 52
3.1.2 Xây dựng mơ hình mơ phỏng................................................................... 52
3.1.3 Chạy mơ hình........................................................................................... 55
3.2 Phân tích đánh giá tài nguyên nước ngầm..........................................................60
3.3 Đề xuất giải pháp............................................................................................... 63

3.3.1 Khai thác nước mặt.................................................................................. 63
3.3.2 Khai thác nước ngầm................................................................................ 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 67
Kết luận................................................................................................................................................ 67

Kiến nghị................................................................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 69
PHỤ LỤC............................................................................................................... 70
Phụ lục 1: Bảng số liệu mƣa 1 ngày max và tổng lƣợngmƣa năm...................70
Phụ lục 2 : Bảng số liệu bốc hơi tháng trạm Móng Cái...................................... 72
Phụ lục 3: Bảng số liệu bốc hơi tháng trạm Cô Tô............................................. 74
Phụ lục 4: Quan hệ Z ~ W hồ chứa..................................................................... 76
Phụ lục 5: Bảng cân bằng hồ chứa nƣớc 2.......................................................... 77
Phụ lục 6: Bảng cân bằng hồ chứa nƣớc 3.......................................................... 78
Phụ lục 7: Một số hình ảnh trong mơ hình Visual Modflow Flex......................79

vi


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2. 1 : Đặc trưng trung bình tháng các yếu tố khí tượng................................... 32
Bảng 2. 2 : Tốc độ gió lớn nhất tháng tại trạm Cơ Tơ.............................................. 34
Bảng 2. 3 : Lượng mưa trung bình nhiều năm các trạm ảnh hưởng..........................35
Bảng 2. 4 : Lượng mưa tháng trung bình nhiều năm tại trạm Cơ Tơ........................36
Bảng 2. 5 : Lượng mưa ngày lớn nhất thiết kế.......................................................... 36
Bảng 2. 6 : Dòng chảy năm thiết kế đến các tuyến đập............................................. 38
Bảng 2. 7 : Các đặc trưng thống kê lưu lượng dòng chảy năm thiết kế.....................39
Bảng 2. 8 : Phân phối dòng chảy năm thiết kế P=85%............................................. 39
Bảng 2. 9 : Tổng lượng nước tưới yêu cầu tại đầu mối............................................. 39

Bảng 2. 10 : Lượng nước yêu cầu tại đầu mối......................................................... 40
Bảng 2. 11 : Chênh lệch tổn thất bốc hơi mặt đất – mặt nước.................................. 41
Bảng 2. 12 : Tiêu chuẩn thấm kho nước.................................................................. 41
Bảng 2. 13 : Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế và kiểm tra (m3/s)..................................... 43
Bảng 2. 14 : Tổng lượng lũ thiết kế và kiểm tra (103m3)......................................... 43
Bảng 2. 15: Quá trình lũ thiết kế và kiểm tra đến Hồ 3............................................ 44
Bảng 2. 16 : Quá trình lũ thiết kế và kiểm tra đến Hồ 2........................................... 44
Bảng 2. 17 : Quá trình lũ thiết kế và kiểm tra đến Hồ 1........................................... 46
Bảng 2. 18 : Mực nước chết của hồ chứa nước Đảo Trần........................................ 49
Bảng 2. 19 : Thông số hồ chứa nước Đảo Trần........................................................ 49
Bảng 2. 20 : Bảng cân bằng hồ chứa nước 1............................................................ 50
Bảng 2. 21 : Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của 3 hồ..................................... 55
Bảng 3. 1 : Giá trị thấm của từng hồ........................................................................ 55


DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 1. 1: Sơ đồ thực hiện luận văn........................................................................13
Hình 1. 2 :Giao diện của mơ hình MODFLOW.......................................................14
Hình 1. 3 : Ơ lưới và các loại ơ trong mơ hình......................................................... 16
Hình 1. 4: Ơ lưới i,j,k và 6 ơ bên cạnh..................................................................... 17
Hình 1. 5 : Sơ đồ bước giải theo phương pháp lặp trong mơ hình...........................22
Hình 1. 6 : Điều kiện biên sông (River) a) Mặt cắt biểu diễn điều kiện biên sơng b)
Mơ phỏng trên mơ hình
.................................................................................................................................
23
Hình 1. 7 : Điều kiện biên kênh thốt (Drain).......................................................... 24
Hình 1. 8 : Điều kiện biên bốc hơi trong mơ hình (ET)............................................ 25
Hình 1. 9 : Điều kiện biên tổng hợp trong mơ hình (GHB)..................................... 25

Hình 1. 10 : Các ơ lưới sai phân hai chiều xung quanh ơ có lỗ khoan......................26
Hình 2. 1: Vị trí đảo Trần........................................................................................29
Hình 2. 2: Bản đồ địa chất vùng đảo Trần và khu vực xung quanh..........................31
Hình 2. 3 : Đường tần suất mưa 1 ngày lớn nhất trạm Cơ Tơ...................................37
Hình 3. 1 : Giao diện chính của mơ hình.................................................................53
Hình 3. 2 : Xây dựng các lớp địa tầng......................................................................54
Hình 3. 3: Mơ phỏng địa hình của Đảo Trần...........................................................54
Hình 3. 4 : Vị trí giếng bổ cập và cao trình địa tầng tầng thứ nhất...........................56
Hình 3. 5 :Khung giao diện làm việc mơ hình Visual Modflow Flex........................56
Hình 3. 6: Cao trình mực nước ngầm tính tốn từ mơ hình......................................57
Hình 3. 7: Biểu đồ nguồn nước ngầm bổ sung và thốt ra........................................57
Hình 3. 8 : Biểu đồ tổng lượng tích lũy của nước ngầm...........................................58
Hình 3. 9 : Vị trí giếng bổ cập giếng hút và cao trình địa tầng tầng thứ hai..............58
Hình 3. 10 : Cao trình mực nước ngầm tính tốn từ mơ hình...................................59


Hình 3. 11: Biểu đồ nguồn nước ngầm bổ sung và thoát ra......................................60


Hình 3. 12 : Biểu đồ tổng lượng tích lũy của nước ngầm.......................................60
Hình 3. 13: Biểu đồ nguồn nước ngầm bổ sung và thốt ra.....................................61
Hình 3. 14: Vị trí trạm bơm hút và hệ thống hồ chứa trên đảo Trần........................62
Hình 3. 15: Biểu đồ lũy tích của chênh lệch giữa quá trình bổ cập và bơm hút.......62
Hình 3. 16: Một số giải pháp của phương pháp thu gom nước mưa........................64
Hình 3. 17 : Bản đồ vị trí bơm khai thác nước ngầm...............................................66


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PPT


Phần nghìn

PPM

Phần triệu

ĐCTV

Địa chất thủy văn

QP.TL

Quy phạm thủy lợi

MNC

Mực nước chết

MNDBT

Mực nước dâng bình thường

NDĐ

Nước dưới đất

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam



MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Đảo Trần (cịn gọi là đảo Chàng Tây) nằm ở phía Đơng Bắc thuộc huyện đảo
Cơ Tơ, tỉnh Quảng Ninh cách Bình Ngọc (Móng Cái) khoảng 40km về phía Đơng
Nam. Diện tích tồn đảo khoảng 4.46 km2, hầu hết là đồi núi . Hiện nay trên đảo
chưa có dân cư sinh sống lâu dài mà chỉ có một số ngư dân đánh bắt cá cư trú tạm
thời, còn lại chủ yếu là lực lượng bộ đội làm nhiệm vụ bảo vệ đảo và lãnh hải của tổ
quốc.
Đồn biên phòng số 6 thuộc Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Quảng Ninh được
xây dựng từ lâu, có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trên đảo và vùng lãnh hải phía đơng
bắc khu vự đảo Trần. Trước kia, để cải thiện điều kiện sống của bộ đội trên đảo, Bộ
Quốc Phòng và Tỉnh Quảng Ninh đã cho xây dựng khu doanh trại nhà cấp 4 của
đồn biên phòng số 6 và đã cho làm 2 giếng nước. Nước ăn trên đảo chủ yếu sử dụng
nguồn nước mưa; vào mùa khơ, nguồn nước này rất ít khơng cung cấp đủ nhu cầu.
Do vậy, đời sống của bộ đội trên đảo gặp nhiều khó khăn.
Với mục tiêu nâng cao điều kiện sống trên đảo của bộ đội cũng như thực
hiện chủ trương di dân ra đảo, trong giai đoạn từ năm 2000 – 2003, Bộ Quốc Phòng
và Tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp cho xây dựng 3 hồ chứa nước ngọt số 1, số 2 và số
3 trên đảo để tận dụng nguồn nước mặt để phục vụ cung cấp nước sinh hoạt và nuôi
cá nước ngọt. Tuy nhiên qua kiểm tra nhận thấy, mặc dù mới được xây dựng, chưa
đưa vào sử dụng song các hồ đã bị mất nước nghiêm trọng, vào mùa khô hồ cạn.
Nguồn nước trên đảo khan hiếm là do nguồn sinh thủy hạn chế, chủ yếu là do nước
mưa cung cấp, xung quanh đảo là nước mặn. Ở đảo nguồn nước mặn dễ xâm nhập
vào trong tầng chứa nước. Để có thể khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên nước, cần
phải xác định rõ các nguồn hình thành trữ lượng khai thác, ranh giới mặn nhạt và
tăng khả năng tái tạo nguồn nước; bố trí cơng trình lấy nước tối ưu, tránh hiện tượng
quá tải gây nguy cơ suy thoái cạn kiệt nguồn nước, nhiễm bẩn, nhiễm mặn. Vì thế
cần có phương hướng điều tra khai thác sử dụng hợp lý nước mặt cũng như nước

ngầm để có chế độ khai thác hợp lý cho từng đối tượng khai thác, tránh hiện tượng
xâm nhập mặn vào tầng chứa nước nhạt có triển vọng khai thác, bảo vệ môi trường
nước dưới đất. Để đáp ứng đủ nhu cầu nước cho sinh hoạt của bộ đội trên đảo và
khả năng phát triển của đảo cần phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá khả năng cung
cấp nước của các hồ nói trên cũng như khả năng cung cấp nước sinh hoạt từ nước
ngầm. Chính vì
12


vậy, để làm rõ hơn khả năng cung cấp nước của các hồ và khả năng cung cấp ổn
định của nước ngầm trên đảo, luận văn “Đánh giá tài nguyên nước đảo Trần tỉnh
Quảng Ninh ” đã được hình thành với mục tiêu: Nghiên cứu, đánh giá khả năng
cung cấp nước của 3 hồ chứa có sẵn trên đảo, bên cạnh đó tính tốn khả năng cung
cấp ổn định của nước ngầm trên đảo để cung cấp nước sinh hoạt cho bộ đội cũng
như khả năng phát triển của đảo - đưa người dân di cư lên đảo.
Mục tiêu của Đề tài:
Đề tài được thực hiện nhằm các mục tiêu sau: Nghiên cứu, đánh giá tài
nguyên nước, bao gồm nước mặt và nước ngầm trên đảo Trần. Từ đó, đề xuất một
số giải pháp nâng cao khả năng khai thác nước trên đảo Trần.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: tài nguyên nước bao gồm tài nguyên nước
mặt và tài nguyên nước ngầm;
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: đảo Trần.
Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài đã sử dụng kết hợp giữa các phương pháp
sau:
- Phương pháp phân tích thống kê, phương pháp kế thừa để tiến hành đánh
giá lại tài nguyên nước mặt và khả năng cung ứng nhu cầu sử dụng sử dụng nước
của người dân trên đảo Trần.
- Phương pháp mơ hình tốn để đánh giá trữ lượng tài nguyên nước nước ngầm và

khả năng khai thác ổn định trên đảo để từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao khả
năng khai thác nước trên đảo Trần.
Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm lời cảm ơn, lời cam đoan, mục lục, phụ lục và 3 chương
chính:
Chương I: Tổng quan về đánh giá tài nguyên nước. Chương này trình bày
tổng quan tình hình khai thác nước trên các đảo ở trong và ngoài nước từ đó đưa ra
định hướng nghiên cứu trong luận văn


Chương II: Đánh giá tài nguyên nước mặt đảo Trần. Chương này trình bày
kết quả đánh giá và phân tích hiện trạng khai thác tài nguyên nước mặt trên đảo
Trần, Tỉnh Quảng Ninh
Chương III: Đánh giá tài nguyên nước ngầm đảo Trần. Chương này trình
bày kết quả tính tốn và phân tích kết quả đánh giá tài nguyên nước ngầm trên đảo
từ đó đề xuất một số giải pháp khai thác nước bền vững trên đảo Trần.


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƢỚC
1.1 Một số khái niệm
Theo “Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam” của Nguyễn Thanh Sơn, ta có thể
hiểu được một số định nghĩa sau:
Tài nguyên nƣớc
Nước là một loại tài ngun q giá và được coi là vĩnh cửu. Khơng có nước
thì khơng có sự sống trên hành tinh của chúng ta. Nước là động lực chủ yếu chi phối
mọi hoạt động dân sinh kinh tế của con người. Nước được sử dụng rộng rãi trong
sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ điện, giao thông vận tải, chăn nuôi thuỷ
sản v.v.. Do tính chất quan trọng của nước như vậy nên UNESCO lấy ngày 23/3
làm ngày nước thế giới. Tài nguyên nước là lượng nước trong sông, ao hồ, đầm lầy,
biển và đại dương và trong khí quyển, sinh quyển. Trong Luật Tài nguyên nước của

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: " Tài nguyên nước bao
gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ". Nước có hai thuộc tính cơ bản đó là gây lợi
và gây hại. Nước là nguồn động lực cho mọi hoạt động kinh tế của con người, song
nó cũng gây ra những hiểm hoạ to lớn không lường trước được đối với con người.
Những trận lũ lớn có thể gây thiệt hại về người và của thậm chí tới mức có thể phá
huỷ cả một vùng sinh thái.
Tài nguyên nước là một thành phần gắn với mức độ phát triển của xã hội loài
người tức là cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ mà tài nguyên nước
ngày càng được bổ sung trong ngân quỹ nước các quốc gia. Thời kỳ nguyên thuỷ,
tài nguyên nước chỉ bó hẹp ở các khe suối, khi con người chưa có khả năng khai
thác sơng, hồ và các thuỷ vực khác. Chỉ khi kỹ thuật khoan phát triển thì nước ngầm
tầng sâu mới trở thành tài nguyên nước. Và ngày nay với các cơng nghệ sinh hố
học tiên tiến thì việc tạo ra nước ngọt từ nước biển cũng không thành vấn đề lớn.
Tương lai các khối băng trên các núi cao và các vùng cực cũng nằm trong tầm khai
thác của con người và nó là một nguồn tài nguyên nước tiềm năng lớn.
Tuy mang đặc tính vĩnh cửu nhưng trữ lượng hàng năm khơng phải là vơ tận,
tức là sức tái tạo của dịng chảy cũng nằm trong một giới hạn nào đó khơng phụ
thuộc vào mong muốn của con người. Tài nguyên nước được đánh giá bởi ba đặc
trưng cơ bản là lượng, chất lượng và động thái của nó.


Lượng là đặc trưng biểu thị mức độ phong phú của tài nguyên nước trên một
lãnh thổ. Chất lượng nước là các đặc trưng về hàm lượng các chất hoà tan trong
nước phục vụ yêu cầu dùng nước cụ thể về mức độ lợi và hại theo tiêu chuẩn đối
tượng sử dụng nước.
Động thái của nước được đánh giá bởi sự thay đổi của các đặc trưng nước theo
thời gian.
Tài nguyên nƣớc ngọt
Nước ngọt hay nước nhạt là loại nước chứa một lượng tối thiểu các muối hòa

tan, đặc biệt là clorua natri (thường có nồng độ các loại muối hay còn gọi là độ mặn
trong khoảng 0,01 - 0,5 ppt hoặc tới 1 ppt), vì thế nó được phân biệt tương đối rõ
ràng với nước lợ hay các loại nước mặn và nước muối. Tất cả các nguồn nước ngọt
có xuất phát điểm là từ các cơn mưa được tạo ra do sự ngưng tụ tới hạn của hơi
nước trong khơng khí, rơi xuống ao, hồ, sơng của mặt đất cũng như trong các nguồn
nước ngầm hoặc do sự tan chảy của băng hay tuyết. Nước ngọt là nguồn tài nguyên
tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước
giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt cung ở một vài nơi trên thế giới, trong khi dân số
thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu nước càng tăng. Sự nhận thức về
tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được
lên tiếng gần đây. Trong suốt thế kỷ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên
thế giới đã bị biến mất cùng với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng. Các hệ
sinh thái nước ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn
các hệ sinh thái biển và đất liền.
Tài nguyên nƣớc mặn
Nước mặn là thuật ngữ chung để chỉ nước chứa một hàm lượng đáng kể các
muối hòa tan (chủ yếu là NaCl). Hàm lượng này thông thường được biểu diễn dưới
dạng phần nghìn (ppt) hay phần triệu (ppm) hoặc phần trăm (%) hay g/l.
Các mức hàm lượng muối được USGS Hoa Kỳ sử dụng để phân loại nước mặn
thành ba thể loại. Nước hơi mặn chứa muối trong phạm vi 1.000 tới 3.000 ppm (1
tới 3 ppt). Nước mặn vừa phải chứa khoảng 3.000 tới 10.000 ppm (3 tới 10 ppt).
Nước mặn nhiều chứa khoảng 10.000 tới 35.000 ppm (10 tới 35 ppt) muối. Trên
Trái Đất, nước biển trong các đại dương là nguồn nước mặn phổ biến nhất và cũng
là nguồn nước lớn nhất. Độ mặn trung bình của đại dương là khoảng 35.000 ppm


hay 35 ppt hoặc 3,5%, tương đương với 35 g/l. Hàm lượng nước mặn tự nhiên cao
nhất có tại hồ Assal ở Djibouti với nồng độ 34,8%
Tài nguyên nƣớc mặt
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước.

Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy
vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi
các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc
vào một số yếu tố khác. Các yếu tố này như khả năng chứa của các hồ, vùng đất
ngập nước và các hồ chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước
này, các đặc điểm của dòng chảy mặt trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ
bốc hơi địa phương. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước. Sự
bốc hơi nước trong đất, ao, hồ, sông, biển; sự thoát hơi nước ở thực vật và động
vật..., hơi nước vào trong khơng khí sau đó bị ngưng tụ lại trở về thể lỏng rơi xuống
mặt đất hình thành mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt đất từ nơi cao đến nơi thấp
tạo nên các dịng chảy hình thành nên thác, ghềnh, suối, sơng và được tích tụ lại ở
những nơi thấp trên lục địa hình thành hồ hoặc được đưa thẳng ra biển hình thành
nên lớp nước trên bề mặt của vỏ trái đất.Trong quá trình chảy tràn, nước hịa tan các
muối khống trong các nham thạch nơi nó chảy qua, một số vật liệu nhẹ khơng hịa
tan được cuốn theo dòng chảy và bồi lắng ở nơi khác thấp hơn, sự tích tụ muối
khống trong nước biển sau một thời gian dài của quá trình lịch sử của quả đất dần
dần làm cho nước biển càng trở nên mặn. Có hai loại nước mặt là nước ngọt hiện
diện trong sông, ao, hồ trên các lục địa và nước mặn hiện diện trong biển, các đại
dương mênh mông, trong các hồ nước mặn trên các lục địa.
Tài nguyên nƣớc ngầm
Nước ngầm hay còn gọi là nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ
rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bên
dưới mực nước ngầm. Đôi khi người ta cịn phân biệt nước ngầm nơng, nước ngầm
sâu và nước chôn vùi. "Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các
lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ
dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người".
Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống như nước mặt như: nguồn vào (bổ cấp),
nguồn ra và chứa. Sự khác biệt chủ yếu với nước mặt là do tốc độ luân chuyển
chậm (dòng thấm rất chậm so với nước mặt), khả năng giữ nước ngầm nhìn chung



lớn hơn nước mặt khi so sánh về lượng nước đầu vào. Nguồn cung cấp nước cho
nước ngầm là nước mặt thấm vào tầng chứa. Các nguồn thoát tự nhiên như suối và
thấm vào các đại dương. Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước
ngầm tầng mặt và nước ngầm tầng sâu. Ðặc điểm chung của nước ngầm là khả năng
di chuyển nhanh trong các lớp đất xốp, tạo thành dịng chảy ngầm theo địa hình.
Nước ngầm tầng mặt thường khơng có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt. Do vậy,
thành phần và mực nước biến đổi nhiều, phụ thuộc vào trạng thái của nước mặt.
Loại nước ngầm tầng mặt rất dễ bị ô nhiễm. Nước ngầm tầng sâu thường nằm trong
lớp đất đá xốp được ngăn cách bên trên và phía dưới bởi các lớp không thấm nước.
Theo không gian phân bố, một lớp nước ngầm tầng sâu thường có ba vùng chức
năng:




Vùng thu nhận nước.
Vùng chuyển tải nước.
Vùng khai thác nước có áp.

Khoảng cách giữa vùng thu nhận và vùng khai thác nước thường khá xa, từ vài
chục đến vài trăm km. Các lỗ khoan nước ở vùng khai thác thường có áp lực. Ðây là
loại nước ngầm có chất lượng tốt và lưu lượng ổn định. Trong các khu vực phát
triển đá cacbonat thường tồn tại loại nước ngầm caxtơ di chuyển theo các khe nứt
caxtơ. Trong các dải cồn cát vùng ven biển thường có các thấu kính nước ngọt nằm
trên mực nước biển. Có hai loại nước ngầm: nước ngầm khơng có áp lực và nước
ngầm có áp lực.
Nước ngầm khơng có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá ngậm
nước và lớp đá nầy nằm bên trên lớp đá không thấm như lớp diệp thạch hoặc lớp sét
nén chặt. Loại nước ngầm nầy có áp suất rất yếu, nên muốn khai thác nó phải thì

phải đào giếng xuyên qua lớp đá ngậm rồi dùng bơm hút nước lên. Nước ngầm loại
này thường ở không sâu dưới mặt đất,vì có nhiều trong mùa mưa và ít dần trong
mùa khơ.
Nước ngầm có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá ngậm nước
và lớp đá nầy bị kẹp giữa hai lớp sét hoặc diệp thạch không thấm. Do bị kẹp chặt
giữa hai lớp đá khơng thấm nên nước có một áp lực rất lớn vì thế khi khai thác
người ta dùng khoan xuyên qua lớp đá không thấm bên trên và chạm vào lớp nước
này nó sẽ tự phun lên mà khơng cần phải bơm. Loại nước ngầm nầy thường ở sâu


dưới mặt đất, có trữ lượng lớn và thời gian hình thành nó phải mất hàng trăm năm
thậm chí hàng nghìn năm.
1.2 Tổng quan nghiên cứu đánh giá tài nguyên nƣớc trên biển đảo ở thế
giới
Trên thế giới việc áp dụng phương pháp mơ hình hóa để nghiên cứu các đối
tượng địa chất thủy văn đã bắt đầu từ thế kỷ 19. Nó phát triển rất nhanh, mạnh ở các
nước công nghiệp phát triển như Liên Xô cũ (nay là Nga và các nước Cộng hòa
khác), Mỹ, Pháp, Canada, Đan Mạch .... Ở nước ta, nó mới được áp dụng trong
những năm 80, 80 của thế kỷ trước. Lịch sử phát triển của mơ hình hóa địa chất
thủy văn có thể được chia làm 6 giai đoạn: Giai đoạn 1 kéo dài từ thế kỷ 19 đến
những năm 20 của thế kỷ 20. Trong giai đoạn này, nó được áp dụng để nghiên cứu
các bài toán thấm cơ bản. Giai đoạn 2 kéo dài từ những năm 20 đến những năm 40
của thế kỷ 20. Trong giai đoạn này đã phát triển một số mơ hình vật lý và mơ hình
điện tương tự (EGĐA) để luận chứng thiết kế một số cơng trình thủy lợi ở Liên Xơ.
Một số phịng thí nghiệm thấm được hình thành ở Liên Xơ như VNIIG, VODGEO,
MGRI do Giáo sư G.N.Kamenxki chỉ đạo. Giai đoạn 3 bắt đầu từ sau chiến tranh
thế giới II (cuối những năm 40) đến cuối những năm 50 của thế kỷ 20. Giai đoạn
này đặc trưng bởi sự phát triển mạnh của phương pháp EGĐA. Nó được sử dụng để
giải các bài tốn thấm dưới móng đập, xác định dịng chảy đến giếng và lò, giếng
mỏ... Cũng trong giai đoạn này người ta cũng dùng phương pháp EGĐA để nghiên

cứu dự đoán động thái, cân bằng nước ngầm ở các vùng tưới như Davogia,
Dovongie, Bắc Keprad, Trung Á, Ukraina. Sử dụng phương pháp sai phân hữu hạn
và tích phân thủy lực V.X.Lukianov để giải các bài toán thấm. Các bài tốn thấm 1
chiều, hai chiều và khơng gian dưới nền đập, quanh hồ chứa và kênh đào đã được
nghiên cứu. Lần đầu tiên giải bài tốn ngược xác định thơng số Địa chất thủy văn và
giá trị cung cấp thấm đối với dòng một chiều cũng như dòng thấm phẳng hai chiều.
Trong giai đoạn 47 này phương pháp mơ hình đã được đưa vào chương trình giảng
dạy tại một số trường Đại học như trường MGRI, MGU (năm 1954) và trường
Kiev, Tasken, Mỏ Leningrat, Bách khoa Anmaata (những năm 1961). Giai đoạn 4
kéo dài trong những năm 60 của thế kỷ 20. Đây là giai đoạn mơ hình tốn học phát
triển mạnh mẽ, chủ yếu là máy tính tích phân điện ơ mạng. Nhờ các máy tích phân,
nhiều bài tốn phức tạp đã được giải như: Đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới
đất, dự đoán nước ngầm vùng tưới, luận chứng hợp lý các dạng kênh thoát để cải


tạo đất, tính tốn các hệ thống lỗ khoan hạ thấp mực nước khi khai thác khoáng
sản... kỹ thuật và phương pháp mơ hình được hồn thiện và phát triển. Mơ hình địa
chất thủy văn được ứng dụng để nghiên cứu điều tra địa chất thủy văn trong các khu
vực rộng lớn, chỉnh lý các thông tin ĐCTV trong các giai đoạn điều tra. Phương
pháp luận và lý thuyết giải bài tốn ngược phát triển, nhiều thiết bị chun mơn
được chế tạo. Lần đầu tiên những cơng trình khoa học mang tính chất tổng kết về
phương pháp mơ hình ĐCTV được trình bày hội thảo trong những hội nghị Quốc tế.
Giai đoạn 5 bắt đầu từ cuối những năm 60 đến những năm 70. Nó đặc trưng
bởi sự xuất hiện nhiều lĩnh vực mới trong lý thuyết về mơ hình hóa và ứng dụng nó
để giải quyết những nhiệm vụ thực tế ĐCTV. Lần đầu tiên tổ hợp tương tự - số đã
được hình thành. Phương pháp sử dụng kết hợp giữa AVM và ESVM bắt đầu phát
triển. Lời giải của các bài toán về điều kiện lựa chọn hợp lý các điều kiện khai thác
mỏ nước dưới đất, lựa chọn tối ưu để khai thác nhiệt từ lòng đất... đã được áp dụng
trong thực tế, sản xuất. Đồng thời trong giai đoạn này vấn đề áp dụng phương pháp
mô hình để nghiên cứu cổ ĐCTV, sự hình thành của nước dưới đất cũng được

nghiên cứu và cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Các vùng đã áp dụng
phương pháp mơ hình như VXEGINGEO, MGU, KGU, GIDROINGEO (Liên
Xơ)...
Giai đoạn 6 bắt đầu từ cuối những năm 70 thế kỷ 20 đến ngày nay. Đây là giai
đoạn phát triển mạnh nhất của mơ hình số. Nhiều bài tốn thủy động lực cũng 48
như các bài toán về vận chuyển vật chất, vận chuyển nhiệt trong địa chất thủy văn
được áp dụng rộng rãi. Phương pháp luận và cơ sở lý thuyết phương pháp mơ hình
số (mơ hình sai phân) được hoàn thiện và áp dụng vào trong thực tế phục vụ các vấn
đề về địa chất thủy văn, quản lý và quy hoạch nguồn nước dưới đất. Đồng thời
trong giai đoạn này, với những tính năng vượt trội mơ hình số đã dần thay thế
những mơ hình vật lý, mơ hình tương tự cổ điển trước đây. Những nước phát triển
như Mỹ, Nga (Liên Xô trước đây), Đan Mạch, Canada, Úc... đã áp dụng mơ hình số
để giải quyết hầu hết các vấn đề ĐCTV, đồng thời còn sử dụng mơ hình số để phục
vụ cơng tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước trong lãnh thổ. Những nước ở Châu
Á, Đông Nam Á cũng đã áp dụng mô hình số để đánh giá và quản lý tài nguyên
nước trên lãnh thổ của mình. Ở Việt Nam, mơ hình số nước dưới đất được sử dụng
từ những năm 1980 của thế kỷ trước và cũng có nhiều bước tiến đáng kể cho đến
ngày nay.


Năm 1999, để phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước cho vùng Nam bang
Florida, Cục Địa chất Mỹ đã xây dựng mơ hình số cho vùng Nam bang Floria và sử
dụng mơ hình này để quản lý nguồn nước dưới đất cho toàn bang. Phần mềm sử
dụng để xây dựng mơ hình là GMS. Năm 2000 cũng tại Cục Địa chất Mỹ đã triển
khai dự án nhằm đánh giá lượng bổ cập cho nước dưới đất tại bang Texas cũng đã
sử dụng phương pháp mơ hình số. Kết quả đã tính tốn xác định được cân bằng
nước trên toàn bang, đánh giá được lượng bổ cập cho nước dưới đất từ các nguồn
nước mưa và nước mặt. Kết quả đánh giá xác định được nguồn bổ cập cho nước
dưới đất chiếm 15% tổng lượng mưa. Phần mềm được sử dụng để xây dựng mơ
hình là Visual Modflow của công ty Waterloo Hydrogeologic Inc. Canada. Năm

2000, Công ty Waterloo đã ứng dụng phần mềm Visual Modflow xây dựng mô hình
số để đánh giá lượng thấm mất nước qua vai đập tại đập Chemwest vùng phía Tây
nước Mỹ. Đập được xây dựng trên sông Norman. 49 Tại Đan Mạch, để phục vụ
công tác Quản lý tài nguyên nước dưới đất trên toàn lãnh thổ, các cơ quan quản lý
tài nguyên nước Chính phủ Đan Mạch đã xây dựng mơ hình số nước dưới đất cho
toàn lãnh thổ, thời gian xây dựng là 5 năm từ 2000 đến 2005. Phần mềm sử dụng để
xây dựng mơ hình là MIKE SHE. Và cho tới nay, hầu hết các nước trên thế giới đều
đã sử dụng cơng cụ là mơ hình số để phục vụ công tác đánh giá tài nguyên cũng như
để giải quyết các vấn đề thực tế đề ra trong lĩnh vực Địa chất thủy văn. Mơ hình số
cũng được áp dụng rộng rãi để quản lý tài nguyên nước dưới đất trên lãnh thổ.
1.3 Tổng quan nghiên cứu đánh giá tài nguyên nƣớc trên biển đảo ở Việt
Nam
Những năm trước đây, Việt Nam sử dụng “Mơ hình tương tự điện” để phục vụ
cho bài tốn tính tốn thấm qua vai đập với quy mơ nhỏ. Ngồi ra cịn có một mơ
hình lý thuyết dựa trên ngun tắc này của Khoa Thủy lợi trường đại học Bách khoa
TP. Hồ Chí Minh để ứng dụng cho bài tốn thực tế tính tốn dịng thấm qua các
cơng trình thủy lợi. Do chưa có sự phát triển về máy tính nên mơ hình chưa được
ứng dụng rộng rãi. Giai đoạn cuối thập niên 90, MHDCNDĐ bắt đầu phát triển và
ứng dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất. Một trong những tiêu chí quan trọng mà
Cục Quản lý Tài nguyên nước yêu cầu để làm cơ sở cho việc xét duyệt các báo cáo
thăm dò đánh giá trữ lượng khai thác các mỏ nước là phải có lời giải của bài tốn
MHDCNDĐ về bảo toàn trữ lượng. Và các đơn vị như: Cục Quản lý Tài nguyên
nước, Trường Đại học Mỏ Địa chất, Liên đoàn ĐCTV - ĐCCT miền Bắc và Liên


đoàn ĐCTV - ĐCCT miền Nam... đã đi đầu trong việc nhanh chóng tiếp cận và
cũng từ đó xuất hiện khá phổ biến các báo cáo MHDCNDĐ. Các báo cáo được sử
dụng làm tài liệu tham khảo như:
- Báo cáo “Mơ hình quản lý nước dưới đất tỉnh Cần Thơ” do TS. Trần Minh chủ trì
thực hiện năm 2000. Mơ hình này dùng phần mềm Visual MODFLOW 2.1, mơ

phỏng cho 3 tầng chứa nước trên cùng là QIII, QII-III và QI. Do có ít về số liệu
quan trắc nên phần hiệu chỉnh mơ hình cịn tồn tại một số mặt hạn chế.
- “Modeling Report” (do Dr. Wim Boehmer và KS. Ngô Đức Chân thực hiện)- là báo
cáo kết quả xây dựng MHDCNDĐ cho Đồng bằng Nam Bộ được thực hiện năm
2000 của dự án MILIEV (Công ty Haskoning - Hà Lan và Liên đồn ĐCTV- ĐCCT
miền Nam). Mơ hình này là phần mềm GMS 3.0, mô phỏng 4 tầng chứa nước: QIIII, N22, N21và N13. Đây là mơ hình quy mô khu vực với khối lượng dữ liệu rất
lớn bao gồm các nghiên cứu đã có và tồn bộ dữ liệu mực nước của mạng quan trắc
quốc gia (1992 - 1997). Mơ hình được thực hiện trên máy tính và phần mềm mạnh
nên cho kết quả khá tốt, nhưng do diện tích thực hiện rộng nên kích thước ơ lưới lớn
ảnh hưởng phần nào đến độ chính xác và một số vấn đề về điều kiện biên.
- Mơ hình dịng chảy nước dưới đất tỉnh Bình Dương do TS. Đặng Đình Phúc (Bộ
Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn) năm 2000. Mơ hình này sử dụng phần mềm
Visual MODFLOW nhằm mô phỏng 3 tầng chứa nước: QIIII, N22 và N21. Kết quả
đạt được là mực nước hiện trạng của khu vực cùng với đó là các nguồn hình thành
trữ lượng NDĐ chủ yếu trong vùng. Nhưng do số liệu quan trắc cung cấp cho việc
hiệu chỉnh mơ hình cịn ít nên có ảnh hưởng tới độ chính xác của mơ hình.
- Mơ hình dịng chảy nước dưới đất thành phố Hồ Chí Minh do KS. Ngơ Đức Chân
(Liên đồn ĐCTV-ĐCCT miền Nam) năm 2001 (thuộc báo cáo “Quy hoạch khai
thác và sử dụng NDĐ vùng thành phố Hồ Chí Minh). Tác giả đã sử dụng phần mềm
GMS 3.0 để mô phỏng 3 tầng chứa nước là: QI-III, N22 và N21.
- Mơ hình dịng chảy nước dưới đất thành phố Hồ Chí Minh do Trung tâm kỹ thuật
hạt nhân TP. Hồ Chí Minh (KS. Nguyễn Thị Sinh) phối hợp với Liên đồn ĐCTVĐCCT miền Nam (KS. Ngơ Đức Chân) năm 2001. Tác giả sử dụng phần mềm
Visual MODFLOW 2.8 để mô phỏng cho 3 tầng chứa nước: QI-III, N22 và


N21. Cùng mô phỏng cho một khu vực, kết quả của hai mơ hình đưa ra khơng có sự
sai khác nhiều. Đây là những mơ hình có số lượng lỗ khoan quan trắc nhiều (Mạng
quan trắc quốc gia, mạng quan trắc thành phố Hồ Chí Minh) nên việc hiệu chỉnh
cho kết quả có độ tin cậy cao. Tuy nhiên hai mơ hình này cũng có hạn chế là thực
hiện trên diện tích khá hẹp nên phễu hạ thấp đã lan đến biên vì thế nghiệm bài tốn

ở vị trí gần biên cuối thời gian tính tốn kém thuyết phục do đó cần thiết phải điều
chỉnh điều kiện biên của mơ hình.
- Mơ hình dịng nước dưới đất tỉnh Đồng Nai do TS. Đỗ Tiến Hùng và ThS. Bùi Trần
Vượng (Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Nam) năm 2004. Hai tác giả sử dụng phần
mềm Visual MODFLOW 2.8 để giải quyêt bài toán mô phỏng cho 2 tầng chứa
nước: QI-III và N2. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các mơ hình được nêu ở trên mô
phỏng các tầng chứa nước theo phân chia cũ khơng có tính phù hợp với kết quả mới
nghiên cứu của báo cáo "Phân chia địa tầng N - Q và nghiên cứu cấu trúc địa chất
đồng bằng Nam Bộ". Nhưng hướng nghiên cứu và phương pháp tiếp cận của các
báo cáo là tài liệu cần cho tác giả tham khảo và tìm hiểu áp dụng đúng đắn cho bài
tốn của mình.
1.4 Định hƣớng nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận văn là xác định tiềm năng về tài nguyên nước trên
khu vực nghiên cứu nhằm giúp các cơ quan quản lý liên quan có cơ sở thực hiện tốt
hơn chức năng của mình. Các mục tiêu cụ thể của luận văn là:
- Trên cơ sở tài liệu khí tượng-thủy văn và các khảo sát bổ sung, đánh giá và phân
tích quy luật phân bố tài nguyên nước mặt, diễn biến số lượng và chất lượng nguồn
nước gắn với sự biến đổi của các yếu tố khí tượng-thủy văn và những hoạt động
kinh tế-xã hội trên đảo;
- Đánh giá tiềm năng tài nguyên nước ngầm cho phát triển kinh tế-xã hội, trên cơ sở
khả năng tài nguyên nước hiện có
Từ đó, luận văn đưa ra những đề xuất để quy hoạch, quản lý và sử dụng hợp lý
tài nguyên nước trên đảo nhằm giúp các cơ quan quản lý làm tốt hơn công tác bảo
vệ và phát triển tài nguyên nước. Hướng tiếp cận chính của luận văn là tiếp thu có
chọn lọc các nghiên cứu đã có ở trong và ngồi nước, cùng với các nguồn tài liệu
khí tượng-thuỷ văn trong khu vực, các khảo sát và điều tra bổ sung, tiến hành đánh
giá, phân tích cả về tài nguyên nước mặt, hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên


nước. Bên cạnh đó, áp dụng mơ hình ModFlow để tính tốn trữ lượng nước và khả

năng có thể khai thác của nguồn tài nguyên nước ngầm có trên đảo để đáp ứng đời
sống cho cán bộ chiến sỹ cũng như người dân đang sinh sống trên đảo Trần.
Luận văn được thực hiện theo sơ đồ sau:

Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê, tổng
hợp

Phương pháp
mơ hình tốn

Nghiên cứu, đánh giá
tài nguyên nước mặt

Nghiên cứu, đánh giá
tài nguyên nước ngầm

Đánh giá hồ chứa đã có trên đảo

Khả năng cung cấp nước ngầm

Tài nguyên
nước đảo
Trần

Hình 1. 1: Sơ đồ thực hiện luận văn
1.5 Giới thiệu mơ hình Modflow Flex
Phần mềm Visual Modflow của Công ty Waterloo Hydrogeologic Inc.
Canada xây dựng và phát triển. Đây là phần mềm rất dễ sử dụng, tính linh động cao
vì có thể giao tiếp được với nhiều phần mềm chuyên dụng khác như Mapinfow,


12
4


ArcGIS, Sufer, Excel, MicroStation... Việc nhập và hiệu chỉnh số liệu đầu vào cho
mơ hình bằng phần mềm này được tiến hành một cách dễ dàng, tốc độ tính tốn khá
nhanh. Đồng thời giá thương mại của phần mềm vừa phải nên được sử dụng khá
rộng rãi. Ở Việt Nam, từ những năm 80 phần mềm này đã được du nhập và sử dụng
rất rộng rãi.
Bộ phần mềm Visual Modflow bao gồm ba hệ phần mềm chính và nhiều
mơđun phụ trợ. Phần mềm Modflow dùng để tính tốn trữ lượng, chất lượng và
phân bố dòng chảy ngầm. Phần mềm ModPath có chức năng tính hướng và tốc độ
các đường dịng khi nó vận động xuyên qua hệ thống các lóp chứa nước. Phần mềm
MT3D phối hợp với Modflow có chức năng tính tóan sự bình lưu, sự phân tán và
các phản ứng hoá học khác nhau của các vật chất hồ tan trong hệ thống dịng chảy
ngầm.

Hình 1. 2 :Giao diện của mơ hình MODFLOW
1.5.1 Phương trình dịng chảy ngầm
Tồn bộ sự biến thiên độ cao mực nước duới đất được mơ tả bằng một
phương trình đạo hàm riêng duy nhất sau:


×