Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.98 KB, 113 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Bùi Đức Phong

i


LỜI CÁM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài ngồi sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các thầy cơ giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình, những ý
kiến đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể để hồn thành bản luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn, PGS.TS. Nguyễn Trọng Hoan và sự góp ý
chân thành của các thầy, cơ giáo Khoa Kinh tế và quản lý - Trường Đại học Thủy Lợi
Hà Nội trong thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, UBND huyện Phú Lương và các phịng, ban
chun mơn trong huyện, UBND các xã, thị trấn thuộc huyện Phú Lương đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tại địa phương.
Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ, đồng nghiệp và bạn bè đã tạo
điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.

ii


M
LỜI CÁM ƠN .................................................................................................................
MỤC LỤC .....................................................................................................................


DANH MỤC HÌNH ẢNH ..............................................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..........................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................

1.Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................

2.Mục đích nghiên cứu của đề tài ...............................................

3.Phương pháp nghiên cứu ..........................................................

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................

4.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................

4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................

5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................

6.Kết quả đạt được của luận văn ................................................

7.Nội dung luận văn ...................................................................
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ ....................
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................
1.2 Cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất .................

1.2.1Kh

1.2.2Đặ


1.2.3Nộ

1.2.4Cá

lý Nhà nước về giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư ........

1.2.5Nh
1.3 Quản lý Nhà nước về giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư ............................

1.3.1 Khái niệm quản lý Nhà nước về giải phóng mặt bằng các

1.3.2Nộ

iii


1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về giải phóng mặt
bằng các dự án đầu tư...................................................................................... 19
1.4 Kinh nghiệm giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư ở một số địa phương
trong nước.............................................................................................................. 21
1.4.1 Công tác giải phóng mặt bằng ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.....21
1.4.2 Cơng tác giải phóng mặt bằng ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 25
1.4.3 Công tác giải phóng mặt bằng ở tỉnh Thái Nguyên.................................26
1.5 Một số bài học kinh nghiệm về giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư cho
huyện Phú Lương................................................................................................... 30
Kết luận chương 1....................................................................................................... 31
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI
PHÓNG MẶT BẰNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ
LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN............................................................................. 32

2.1 Quá trình phát triển các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Phú Lương...............32
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, Thái Nguyên.....32
2.1.2 Các dự án đầu tư trên địa bàn Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.................42
2.2 Tình hình giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư.............................................. 43
2.2.1 Công tác bồi thường, hỗ trợ.................................................................... 43
2.2.2 Công tác tái định cư................................................................................ 44
2.2.3 Kết quả QLNN về giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn
huyện Phú Lương trong giai đoạn 2015 - 2017................................................ 45
2.3 Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về GPMB các dự án đầu tư.................49
2.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý của chính quyền cấp huyện đối với giải
phóng mặt bằng các dự án đầu tư.................................................................... 49
2.3.2 Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về giải phóng mặt bằng các dự án
đầu tư............................................................................................................... 55
2.4 Đánh giá chung công tác quản lý Nhà nước về giải phóng mặt bằng các dự
án đầu tư trên địa bàn huyện Phú Lương................................................................ 62
2.4.1 Những kết quả đạt được.......................................................................... 62
2.4.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.................................................. 63
Kết luận chương 2....................................................................................................... 65

iv


CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN.......................66
3.1 Định hướng và mục tiêu thúc đẩy phát triển các dự án đầu tư trên địa bàn
huyện Phú Lương................................................................................................... 66
3.1.1 Phương hướng đầu tư phát triển kinh tế huyện Phú Lương....................66
3.1.2 Mục tiêu giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư huyện Phú Lương........71
3.2 Một số giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về giải phóng mặt bằng các

dự án đầu tư trên địa bàn huyện Phú Lương........................................................... 71
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý Nhà nước
về giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư......................................................... 71
3.2.2 Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với công tác khảo sát, lập
phương án bồi thường, hỗ trợ.......................................................................... 76
3.2.3 Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với việc thực hiện bồi
thường, hỗ trợ.................................................................................................. 78
3.2.4 Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với việc thực hiện tái
định cư thu hồi đất cho dự án đầu tư............................................................... 81
3.2.5 Giải pháp về tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện cơng tác
giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư............................................................. 84
3.2.6 Ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.........86
Kết luận chương 3....................................................................................................... 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 93

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Cơ cấu dân số huyện Phú Lương năm 2017.................................................. 37
Hình 2.2 Sơ đồ Bộ máy tổ chức QLNN về GPMB huyện Phú Lương.........................49
Hình 2.3 Cơ cấu tổ chức Ban bồi thường GPMB huyện Phú Lương...........................52

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1


Độ dốc trên các lo

Bảng 2.2

Giá trị sản xuất Nô

Bảng 2.3

Dân số và lao động

Bảng 2.4

Diện tích, dân số

năm 2017 .............
Bảng 2.5

Tình hình lao động

Bảng 2.6

Kết quả điều tra về

Bảng 2.7

Thu nhập bình qu
2015, 2016, 2017,

Bảng 2.8


Các dự án đã thự
đến hết năm 2017

Bảng 2.9

Các Quyết định đ

Phú Lương ...........
Bảng 2.10

Các Quyết định đ

Tự Minh ..............
Bảng 2.11

Các Quyết định đ

Nguyên - Chợ Mớ
Bảng 2.12

Các Quyết định đư

Bảng 2.13

Bảng thống kê đ

Phú Lương ........
Bảng 2.14

Thống kê các dự án


Bảng 2.15

Giá chênh lệch đấ

bồi thường so với g

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐS

: Bất động sản

BOT

: Xây dựng, vận hành, chuyển giao

BT

: Xây dựng, chuyển giao

BTGPMB

: Bồi thường giải phóng mặt bằng

BTNMT

: Bộ tài ngun mơi trường


DA

: Dự án

GPMB

: Giải phóng mặt bằng

HĐND

: Hội đồng Nhân dân

HTX

: Hợp tác xã



: Lao động

MTTQ

: Mặt trận tổ quốc

PTNT

: Phát triển nông thôn

QLNN


: Quản lý Nhà nước

TĐC

: Tái định cư

UBND

: Ủy ban Nhân dân

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và phấn đấu đến năm 2030 nước ta trở thành một nước công nghiệp phát
triển theo hướng hiện đại. Nhiều dự án như các khu, cụm công nghiệp, nhà máy, các
khu đô thị hiện đại, khu dân cư tập trung ... đang được triển khai xây dựng một cách
mạnh mẽ.
Tuy nhiên để thực hiện được tốt nhiệm vụ này phải có các giải pháp đồng bộ trong đó
mặt bằng đất đai là một trong những nhân tố quan trọng, nó quyết định đến kết quả thu
hút đầu tư, hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, ảnh hưởng đến tiến
trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Do vậy, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (hoặc gọi tắt là công tác giải phòng
mặt bằng “GPMB”) các dự án đầu tư là một trong những công việc trọng tâm và hết
sức quan trọng mang tính quyết định, nhưng đây là một trong những cơng việc mang
tính chất phức tạp, tốn kém nhiều thời gian, công sức và tiền của. Ngày nay, công việc
này ngày càng trở nên khó khăn, phúc tạp hơn khi đất đai ngày càng khan hiếm và có

giá trị. Bên cạnh đó cơng tác GPMB các dự án đầu tư liên quan trực tiếp đến lợi ích
của nhiều hộ gia đình, cá nhân tập thể và tồn xã hội. Ở các địa phương khác nhau do
vai trò và giá trị đất khác nhau nên công tác GPMB các dự án đầu tư cũng có nhiều đặc
điểm khác nhau. Khó khăn chủ yếu của công tác bồi thường GPMB các dự án đầu tư
lµ việc xác định giá trị thực tế của đất đai, tài sản trên đất do nó đa dạng và quá trình
sử dụng tài sản khác nhau. Giá trị đất đai, tài sản theo đơn giá quy định của Nhà nước
chỉ mang tính tương đối, khơng thể phù hợp với tất cả mọi trường hợp khi Nhà nước
thu hồi đất. Đây là những khó khăn, phức tạp làm phát sinh nhiều tranh chấp, khiếu
kiện kéo dài và dễ phát sinh thành điểm nóng gây mất ổn định về chính trị.
Cùng với sự phát triển của cả nước về kinh tế - xã hội, tỉnh Thái Nguyên nói chung,
huyện Phú Lương nói riêng trong thời gian qua đã có nhiều cơng trình, dự án được
thực hiện nhằm mục đích đẩy mạnh nền kinh tế của toàn tỉnh, toàn huyện nâng cao

1


chất lượng cuộc sống của người dân và góp phần không nhỏ vào sự nghiện phát triển
của cả nước. Nhiều cơng trình, dự án đã hồn thành đi vào hoạt động có hiệu quả đem
lại nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội cho tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên có những dự
án đã hồn thành, các cơng trình đã đưa vào sử dụng, những vẫn còn nhiều tồn tại, cũn
nhiu đơn th- khiu ni ca cụng dõn m cỏc cấp Chính quyền đang phải tập trung
giải quyết. Nhận thức sâu sắc được những khó khăn thách thức của cơng tác GPMB
các dự án đầu tư, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, văn bản
nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Tuy nhiên trong điều kiện là một
tỉnh công nghiệp nhưng kinh tế phát triển còn chưa xứng với tiềm năng, nhận thức của
người dân chưa đồng đều, phong tục tập quán còn mang nặng trong tư tưởng đặc biệt
là ở những vùng có nhiều bà con dân tộc thiểu số sinh sống, bên cạnh đó những chủ
trương, chính sách của Nhà nước và của địa phương còn chậm được sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp. Chính vì vậy cơng tác GPMB các dự án đầu tư trên địa bàn huyện còn

bộc lộ nhiều thiếu sót, khiếm khuyết cần được nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân
chủ quan, khách quan, trên cơ sở đó, kiến nghị đề xuất với cấp có thẩm quyền những
giải pháp khắc phục nhằm hạn chế đến mức tối thiểu những sai sót trong q trình
thực hiện, nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư góp phần xây dựng
huyện Phú Lương phát triển mọi mặt cả về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.
Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết nêu trên và nhận thấy được tầm quan trọng của
công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư theo định hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, học viên chọn đề tài: "Tăng cường cơng tác quản lý Nhà
nước về giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên” làm đề tài luận văn cho mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là nghiên cứu đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả
thi nhằm tăng cường cơng tác quản lý Nhà nước về giải phóng mặt bằng các dự án đầu
tư trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

2


3. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong luận văn gồm: Điều tra thu thập tài liệu, thông
tin thứ cấp, phương pháp phỏng vấn, phương pháp đánh giá thực địa, phương pháp
thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu điều tra, Phương pháp chuyên gia.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là hoạt động quản lý Nhà nước về giải phóng mặt
bằng cho các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu công tác quản lý Nhà nước về công tác giải
phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư.
- Về không gian và thời gian: Nghiên cứu các dữ liệu cơng tác quản lý Nhà nước về
giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Phú Lương, các dữ liệu có

liên quan giai đoạn 2015-2017 và định hướng phát triển trong thời gian tới.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cơng tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư,
đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp tăng cường cơng tác quản lý Nhà nước về giải
phóng mặt bằng các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

- Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả luận văn là tài liệu tham khảo cho UBND huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên trong việc quản lý Nhà nước về giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư trên địa
bàn huyện.
6. Kết quả đạt được của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn cơng tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu
tư xây dựng.

3


- Trên cơ sở nguồn số liệu cập nhật có chọn lọc để phân tích và đánh giá thực trạng về giải
phóng mặt bằng các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Phú Lương giai đoạn 2015-2017.

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tăng cương công tác quản lý Nhà nước về giải
phóng mặt bằng các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
7. Nội dung luận văn
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước về giải phóng mặt
bằng các dự án đầu tư.
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về giải phóng mặt bằng các dự án
đầu tư trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Chương 3: Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về giải phóng
mặt bằng các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.


4


CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập, để thực hiện chiến lược đẩy mạnh
cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa những năm
qua đã có hàng nghìn dự án xây dựng nâng cấp các cơng trình, cơ sở hạ tầng phục vụ
cho q trình phát triển. Cơng tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ
tái định cư là điều kiện tiên quyết để triển khai các dự án, từ đó nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư. Cơng tác này có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, chủ
đầu tư và đời sống vật chất, tinh thần của người bị thu hồi đất. Đây cũng là vấn đề
được các nhà lý luận, các nhà kinh tế học, các nhà chính trị và các tổ chức quan tâm
nghiên cứu.
Trước thời điểm đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề bồi
thường, giải phóng mặt bằng, có thể kể đến một số cơng trình như:
Cơng trình: Luận văn tiến sỹ: “Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền quận Tây
Hồ” của tác giả Nguyễn Thế Vinh năm 2007. Đây là một cơng trình rất cơng phu của
tác giả, cơng trình đã khái qt, phân tích vai trị vơ cùng quan trọng của đất đai và sự
cần thiết của công tác quản lý nhà nước về đất đai mà bồi thường, giải phóng mặt bằng
khi nhà nước thu hồi là một trong những vần đề quan trọng trong quản lý đất đai.
Các cơng trình: Luận văn thạc sỹ “Tìm hiểu thực trạng cơng tác bồi thường, hỗ trợ
giải phóng mặt bằng và tái định cư ở một số dự án khu đô thị mới trên địa bàn quận
Hà Đông - Thành phố Hà Nội” của tác giả Bùi Huy Quang năm 2009; Cơng trình:
Luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cơng
tác giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng” của tác
giả Hồng Mạnh Hải năm 2012; Cơng trình: Luận văn thạc sỹ: “Đánh giá thực trạng
công tác thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng của một số dự án trên dịa bàn thị

xã Từ Sơn, tính Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Minh Tâm năm 2010; Các cơng
trình nghiên cứu này đã đề cập đến nhiều nội dung quan trọng liên quan đến những
vấn đề cơ bản trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; nghiên cứu, đánh giá

5


thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng trong phạm vi nghiên
cứu; hệ thống các chính sách của Nhà nước về thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định
cư kể từ khi có Luật đất đai 2003 đến nay. Các cơng trình cũng đã nêu ra những bất
cập, hạn chế trong chính sách hay q trình thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng
trên phạm vi nghiên cứu từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện chính sách.
Cơng trình: Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt
bằng ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp” của tác giả Hoàng Thị Nga năm
2011. Cơng trình đã phân tích, tìm hiểu nội hàm của các khái niệm bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; nhận diện những đặc trưng cơ bản của các khái
niệm này. Tìm hiểu, hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc xây dựng các quy định về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghiên cứu sự hình thành và phát
triển của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghiên
cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất. Xác lập định hướng và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Ngồi những cơng trình nghiên cứu đã nêu ở trên, cịn nhiều cơng trình nghiên cứu
của các tác giả với nhiều cách tiếp cận khác nhau đã cung cấp những luận cứ, luận
chứng, những dữ liệu rất quan trọng cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở
nước ta. Tuy nhiên các cơng trình này đều khơng đi sâu vào nghiên cứu vấn đề quản lý
nhà nước về giải phóng mặt bằng, đặc biệt là đối với một huyện miền núi của tỉnh Thái
Nguyên như huyện Phú Lương. Những kết quả nghiên cứu đã nêu cũng là cơ sở lý
luận và thực tiễn quan trọng mà tác giả tham khảo trong quá trình hồn thành luận văn
này và trong những cơng trình nghiên cứu của mình về sau.

1.2 Cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
1.2.1 Khái niệm về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất
hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý
theo quy định của Luật Đất đai.

6


- Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng
đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thơng
qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới.
- Bồi thường tài sản là việc Nhà nước trả lại giá trị tài sản cho chủ sở hữu có tài sản
gắn liền với đất hợp pháp khi Nhà nước thu hồi đất.
- Hỗ trợ tài sản Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất đó
thuộc đối tượng khơng được bồi thường thỉ tùy từng trường hợp cụ thể để được bồi
thường hoặc hỗ trợ tài sản
- Tái định cư là việc bố trí nơi ở mới cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất
để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng, phát
triển kinh tế… mà phải di chuyển chỗ ở.[3][4]
1.2.2 Đặc điểm của quá trình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
1.2.2.1 Đặc điểm chung
Cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất là một vấn đề hết
sức nhạy cảm và phức tạp, nó tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội của
Nhân dân. Giải quyết không tốt, không thỏa đáng quyền lợi của người có đất bị thu hồi
và những người bị ảnh hưởng khi thu hồi đất dễ bùng phát khiếu kiện, đặc biệt là khiếu
kiện đơng người, làm cho tình hình an ninh trật tự, an ninh chính trị trở nên phức tạp,
từ đó gây ra sự mất ổn định về kinh tế, xã hội, chính trị.
Cơng tác Giải phóng mặt bằng cũng là vấn đề vừa có tính thời vụ, vừa có tính cấp bách

của sự phát triển. Trong những năm gần đây vấn đề này trở thành trung tâm của dư
luận, là mối quan tâm hàng đầu của những người hoạch định chính sách, nhà quản lý,
nhà đầu tư,… Thực tiễn đã chứng minh rằng làm tốt công tác bồi thường, giải phóng
mặt bằng khơng chỉ tạo được mơi trường thơng thống cho phát triển, thu hút đầu tư
mà cịn góp phần làm lành mạnh nhiều mối quan hệ xã hội, củng cố được lòng tin của
Nhân dân, khắc phục tệ quan liêu, chống tham nhũng.

7


1.2.2.2 Đặc điểm của công tác quản lý Nhà nước về giải phóng mặt bằng cấp huyện
Giải phóng mặt bằng cấp huyện cũng là quá trình đa dạng, phức tạp nên cơng tác quản
lý nhà nước về giải phóng mặt bằng cũng rất đa dạng và phức tạp, nó thể hiện khác
nhau đối với mỗi dự án, nó liên quan đến lợi ích của các bên tham gia và lợi ích của
toàn xã hội.
- Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau, với các điều
kiện kinh tế, xã hội khác nhau và trình độ dân trí khác nhau. Do đó cơng tác tổ chức
bồi thường cũng có những đặc trưng nhất định với từng vùng đất trong huyện, từng
điều kiện sống khác nhau trên khu đất đó. Các tài sản gắn trên đất cũng mang tính đa
dạng về hình thức sở hữu nên công tác định giá trong công tác bồi thường cũng mang
tính đa dạng cao.
- Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trị quan trọng trong đời sống

kinh tế - xã hội với mọi người dân. Ở các khu vực nông thôn nơi mà dân cư sống chủ
yếu nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất
quan trọng trong khi trình độ sản xuất của người dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề
nghiệp khó khăn do tâm lý của người dân thường là giữ đất để sản xuất.[20]
1.2.3 Nội dung giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư
1.2.3.1 Thông báo thu hồi đất
Ngay sau việc ban hành văn bản giới thiệu địa điểm đầu tư hoặc giao nhiệm vụ cho Tổ

chức phát triển quỹ đất thực hiện thu hồi đất theo quy hoạch đã được duyệt và công
bố, UBND cấp tỉnh thông báo thu hồi đất hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện ký ban
hành thông báo thu hồi đất. Thông báo này là căn cứ pháp lý để tổ chức được giao
nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và nhà đầu tư thực hiện công tác bồi
thường, hỗ trợ tái định cư theo quy định. [13][7]
Nội dung trong thông báo thu hồi đất bao gồm: Lý do thu hồi đất, diện tích, vị trí đất
bị thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được
cấp có thẩm quyền duyệt và dự kiến kế hoạch di chuyển.[13][7]

8


Việc thông báo thu hồi đất được thực hiện trên phương tiện thông tin đại chúng và
niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã và tại các điểm sinh hoạt chung của khu dân cư có
đất bị thu hồi.[13][7]
1.2.3.2 Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thành lập các tổ công
tác giúp việc Hội đồng
Sau khi được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, chủ đầu tư hoặc tổ chức được
giao nhiệm vụ thực hiện dự án có trách nhiệm gửi văn bản đến UBND cấp huyện, nơi
có đất bị thu hồi để đề nghị thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đồng
thời gửi Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng tỉnh để theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện.
Trong thời hạn không quá 7 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kèm theo hồ
sơ theo quy định, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện có trách nhiệm thẩm
tra hồ sơ, trình UBND huyện ký quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái
định cư và thành lập tổ công tác giúp Hội đồng. Hội đồng và tổ công tác giúp việc này
tự chấm dứt hoạt động sau khi hoàn thành giải phóng mặt bằng và bàn giao đất cho
chủ đầu tư.[7]
1.2.3.3 Phê duyệt và trích chuyển kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
UBND tỉnh ủy quyền cho UBND huyện phê duyệt dự tốn kinh phí tổ chức bồi
thường, hỗ trợ tái định cư theo trình tự, thủ tục tại văn bản quy định. Việc phê duyệt dự

tốn kinh phí phục vụ cơng tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư được thực hiện theo quy
định hiện hành. Tổng kinh phí được duyệt khơng vượt q 2% tổng kinh phí bồi
thường, hỗ trợ (trừ các dự án theo tuyến được tính thực tế chi phí để GPMB).[7]
1.2.3.4 Lập kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng, thẩm tra dự tốn chi phí tổ
chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư
Sau khi có quyết định thành lập Hội đồng, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện
phối hợp với chủ đấu tư và UBND cấp xã nơi có dự án lập kế hoạch tiến độ chi tiết
giải phóng mặt bằng. Thời gian lập kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng để
trình UBND huyện phê duyệt tối đa là 05 ngày làm việc. Trong thời gian không quá 03
ngày từ ngày nhận được tờ trình của Ban bồi thường giải phóng mặt bằng, UBND
huyện có trách nhiệm ký quyết định phê duyệt.

9


Căn cứ vào quyết định phê duyệt kế hoạch tiến độ chi tiết và dự tốn kinh phí phục vụ
cơng tác giải phóng mặt bằng của chủ đầu tư, trong thời gian khơng q 05 ngày làm
việc, phịng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm tra, trình UBND huyện
phê duyệt dự toán và trong thời gian 03 ngày làm việc UBND huyện có trách nhiệm
ký quyết định phê duyệt dự tốn giải phóng mặt bằng.[7]
a) Lập, niêm yết và lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư
- Ban bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn chủ đầu tư
lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư chi tiết cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân có nhà, đất, tài sản trong phạm vi dự án.
- Phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, quy chế bắt thăm căn hộ, lô đất tái định cư
phải được niêm yết công khai tại UBND xã và điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất
thuộc phạm vi dự án trong thời hạn ít nhất là 20 ngày. Việc niêm yết công khai phải
được lập thành biên bản có xác nhận của UBND xã, Mặt trận Tổ quốc cấp xã và đại
diện những người có đất thuộc phạm vi dự án. Trong biên bản phải ghi rõ số lượng ý
kiến đồng ý, không đồng ý, ý kiến khác của người bị thu hồi đất đối với phương án bồi

thường, hỗ trợ tái định cư. Tổ công tác có trách nhiệm tiếp nhận tồn bộ các ý kiến
đóng góp, báo cáo Hội đồng cấp huyện để xem xét, giải quyết.[3][7]
b) Hoàn chỉnh, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư
Hết thời hạn niêm yết công khai Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm
hướng dẫn chủ đầu tư điều chỉnh lại các phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư trình
Hội đồng.
Sau khi nhận được phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư thì Ban bồi thường, giải
phóng mặt bằng cấp huyện có trách nhiệm báo cáo Hội đồng cấp huyện để thẩm định
phương án. Thời gian thẩm định không quá 07 ngày, biên bản thẩm định phải có đầy
đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng. Trong trường hợp phương án bồi thường, hỗ
trợ tái định cư cần chỉnh sửa lại theo biên bản thẩm định của Hội đồng thì Ban bồi
thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện phối hợp với chủ đầu tư hoàn thiện lại phương
án trong thời gian khơng q 03 ngày kể từ ngày có biên bản thẩm định của Hội đồng.

10


Sau khi nhận lại phương án chi tiết đã hoàn thiện lại thì Hội đồng cấp huyện trình Chủ
tịch UBND huyện để ra quyết định phê duyệt.[7]
c) Quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư; niêm
yết công khai và thông báo chi trả tiền, bàn giao mặt bằng
UBND các cấp ra quyết định thu hồi đất. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc,
kể từ ngày ra quyết định thu hồi đất, giao đất hoặc cho thuê đất, cơ quan tài ngun và
mơi trường trình Ủy ban Nhân dân cùng cấp phê duyệt và công bố công khai phương
án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định.
Trong thời hạn không quá 03 ngày, kể từ ngày nhận được phương án bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư đã được phê duyệt, Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách
nhiệm phối hợp với Ủy ban Nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết
định phê duyệt phương án bồi thường tại trụ sở Ủy ban Nhân dân cấp xã và địa điểm
sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái

định cư cho người có đất bị thu hồi, trong đó nêu rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, về bố
trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ
và thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi cho Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng.[7]
d)

Thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng
thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư. Trường hợp việc bồi thường
được thực hiện theo tiến độ thì chủ đầu tư được nhận bàn giao phần diện tích mặt bằng
đã thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ để triển khai dự án. Trường hợp chủ đầu tư
và những người bị thu hồi đất đã thỏa thuận bằng văn bản thống nhất về phương án bồi
thường về đất và tài sản gắn liền với đất hoặc khu đất thu hồi khơng phải giải phóng
mặt bằng thì Ủy ban Nhân dân cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất, giao đất
hoặc cho thuê đất mà không phải chờ đến hết thời hạn thông báo thu hồi đất.
Chủ đầu tư phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi và tổ cơng tác để tổ chức
chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho Nhân dân theo thời gian và địa điểm đã niêm yết
trong thông báo. Trường hợp người được bồi thường, hỗ trợ ủy quyền cho người khác
nhận thay phải có giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật.

11


Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất cố tình khơng nhận tiền chi trả
thì UBND cấp huyện chỉ đạo chủ đầu tư phối hợp với UBND cấp xã, tổ công tác và
MTTQ cấp xã lập biên bản lưu hồ sơ và chuyển tiền bồi thường, hỗ trợ này vào tài
khoản tạm giữ tại kho bạc Nhà nước và giữ nguyên phương án để làm căn cứ giải
quyết khiếu nại sau này (nếu có).
Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày Ban bồi thường giải phóng mặt bằng thanh tốn
xong tiền cho người bị thu hồi đất theo phương án đã được duyệt thì người có đất bị

thu hồi phải bàn giao đất cho Ban bồi thường giải phóng mặt bằng.[5][7]
1.2.4 Các văn bản pháp quy của Nhà nước, các cấp đối với công tác quản lý Nhà
nước về giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư
1. Luật đất đai ngày 29/11/2013.
2. Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật đất đai.
3. Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về giá đất.
4. Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
5. Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi
hành Luật điện lực về an tồn điện.
6. Thơng tư số 37/2014/TT- BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
7. Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND, ngày 22/8/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên
ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
8.

Quyết định số 20/2016/QĐ-UBND, ngày 06/7/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên về

việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên ban hành kèm theo Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND, ngày
22/8/2014 của UBND tỉnh;

12


9. Quyết định số 57/2014/QĐ-UBND, ngày 22/12/2014 phê duyệt bảng giá đất giai đoạn

2015-2019 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
10. Quyết định số 61/2016/QĐ-UBND, ngày 25/12/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên

ban hành quy định về đơn giá bồi thường nhà, cơng trình kiến trúc gắn liền với đất khi
Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
11. Quyết định số 01/2017/QĐ-UBND, ngày 12/01/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên
ban hành quy định về đơn giá bồi thường cây cối, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước
thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
1.2.5 Những yếu tố tác động đến cơng tác giải phóng mặt bằng
1.1.5.1 Cơng tác đăng ký quyền sử dụng đất và lập hồ sơ quản lý địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất
Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cần phải được tiến hành thường xuyên theo đúng quy định của Luật đất
đai. Hệ thống hồ sơ địa chính thường xuyên được cập nhật đảm bảo độ chính xác thuận lợi
cho cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai. Tuy nhiên từ thực tiễn cho thấy vẫn cịn một số
diện tích chưa được kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, một số diện tích chưa
được giao, chưa được quản lý dẫn đến khó khăn khi thực hiện bồi thường GPMB.

Nơi nào làm tốt công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quản lý đất đai thì khâu xác định tính pháp lý của đất để áp giá bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư thường thuận lợi hơn. Trái lại, những nơi chưa tiến hành tốt
những việc nói trên gặp khơng ít khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất, ranh
giới và diện tích của thửa đất.[8]
1.2.5.2 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Theo Luật đất đai thì Quy hoạch sử dụng đất được lập định kỳ 10 năm một lần và Kế
hoạch sử dụng đất chi tiết được lập hàng năm có cập nhật đầy đủ những biến động.
Đây là nhưng quy định rất quan trọng nó tác động rất lớn đến q trình QLNN về đất
đai nói chung và cơng GPMB nói riêng.[29]

13


1.2.5.3 Công tác giao đất, cho thuê đất

Thực hiện theo Nghị định 64/CP, Nghị định 88/CP, Nghị định 60/CP về giao đất, Nghị
định 85/CP, và chỉ thị 245/TTg của Thủ tướng chính phủ về cho thuê đất. Tuy nhiên
một số diện tích hồ, đầm, các hố bom chưa được giao, chưa quản lý chặt chẽ để các hộ
dân tự ý canh tác dẫn đến khó khăn trong việc xác định chủ sử dụng đất, diện tích, loại
đất khi thực hiện thu hồi đất.
1.2.5.4 Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai
Để thực hiện Luật đất đai 2013, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành các văn bản cụ
thể hóa và hướng dẫn thực hiện Luật đất đai và các Nghị định của Chính phủ, các
Thơng tư liên quan đến lĩnh vực đất đai. Trong công tác GPMB từ năm 2013 đến nay
đã ban hành Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND, ngày 22/8/2014 ban hành quy định về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Quyết định số
57/2014/QĐ-UBND, ngày 22/12/2014 phê duyệt bảng giá đất giai đoạn 2015-2019
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
1.2.5.5 Giá đất và định giá đất
UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định 57/2014/QĐ-UBND, ngày
22/12/2014 phê duyệt bảng giá đất giai đoạn 2015-2019. Tuy nhiên do nhiều nguyên
nhân giá đất nhiều lúc, nhiều nơi chưa sát với giá thực tế như: định giá cịn mang tính
chủ quan của cán bộ làm cơng tác định giá, giá đất được định giá từ đầu năm nhưng
trong thời gian một năm thị trường bất động sản có rất nhiều biến động … Khoảng
cách giữa các bước giá là quá lớn đã gây ra khó khăn trong công tác GPMB.[6] [27]
1.2.5.6 Thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản ở nước ta cơ bản đã trải qua giai đoạn sơ khai. Tuy nhiên vẫn
còn tồn tại nhiều hạn chế và khiếm khuyết cả về hoạt động của thị trường lẫn công tác
quản lý của Nhà nước. Thực tế hiện nay cho thấy, bên cạnh thị trường chính quy, hoạt
động của thị trường phi chính quy đã và đang "nổi lên" như một thách thức đối với
công tác QLNN về lĩnh vực này và đối với toàn xã hội; chính thị trường phi chính thức
này là một trong những nguyên nhân làm phân hóa giàu nghèo mạnh mẽ và mất công
bằng xã hội, cùng một loạt các hiện tượng tiêu cực như tham nhũng, rửa tiền…

14



Hiện nay đã xuất hiện nhiều vấn đề về gia tăng dân số cơ học, việc làm, nhà ở, đây là
các "tác nhân" làm cho thị trường bất động sản từng bước được hình thành và phát
triển. Tuy nhiên, cơng tác quản lý và sử dụng đất đai cũng như hoạt động của thị
trường bất động sản chính thức cịn nhiều yếu kém. Các văn bản pháp lý chồng chéo,
lạc hậu, thiếu đồng bộ. Hệ thống cơ quan QLNN về lĩnh vực này còn nhiều bất cập.
Khi thực hiện giao dịch BĐS chính thức cịn gặp nhiều khó khăn do thủ tục rườm rà và
chi phí cao. Thơng tin thị trường bất đối xứng nên thường gây ra "cơn sốt" về nhà, đất.
Các đơn vị đầu tư kinh doanh nhà, đất, BĐS trên địa bàn cịn ít và yếu. [23]
1.3 Quản lý Nhà nước về giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư
1.3.1 Khái niệm quản lý Nhà nước về giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư
Quản lý Nhà nước về công tác GPMB là những hoạt động có tổ chức đối với q trình
GPMB, nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ GPMB theo đúng quy định của pháp luật,
đúng kế hoạch của Nhà nước cũng như của địa phương.[9]
- Chủ thể của quản lý Nhà nước về GPMB trực tiếp là chính quyền địa phương, là các
cơ quan có thẩm quyền liên quan đến GPMB.
- Đối tượng quản lý Nhà nước về GPMB là nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân có
đất bị thu hồi.
- Mục tiêu là đảm bảo tiến độ, đúng pháp luật và đúng kế hoạch mà Nhà nước đã đề
ra.
- Phương thức quản lý Nhà nước về GPMB bao gồm:
+ Về phương pháp: Phương pháp hành chính, tổ chức, phương pháp kinh tế, phương
pháp giáo dục, tuyên truyền vận động.
+ Về cơng cụ: Pháp luật, chính sách, kế hoạch, bộ máy quản lý Nhà nước và cán bộ.
1.3.2 Nội dung lý Nhà nước về giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư
1.3.2.1 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xây dựng
Thực hiện và làm tốt việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp xã là cơ
sở pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.


15


Phân bổ quỹ đất đai hợp lý cho các ngành, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết
kiệm, có hiệu quả, tạo điều kiện cho các dự án đầu tư, hình thành các vùng sản xuất
tập trung nhằm khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh đất đai ở từng vùng.
Việc quy hoạch, có kế hoạch sử dụng đất hợp lý, đúng mục đích cịn hạn chế việc lãng
phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tùy tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ
đất nông nghiệp, lâm nghiệp; ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn
chiếm, hủy hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ơ nhiễm mơi trường, đảm bảo
an ninh chính trị.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã thực sự trở thành công cụ cho công tác quản lý
Nhà nước về đất đai, là căn cứ pháp lý để giao đất, thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục
đích sử dụng đất. Việc thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất góp phần tạo
động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của cá
nhân, tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tăng nguồn thu từ đất, từng
bước đưa công tác quản lý Nhà nước về đất đai đi vào nề nếp. Làm tốt công tác quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đặc biệt quan trọng đối với các xã vùng núi, nó tạo ra quỹ
đất thuận lợi cho phát triển trồng rừng kinh tế, rừng phòng hộ, trồng cây lâu năm,
trồng cây ăn quả, … có giá trị kinh tế cao, và tạo ra quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng,
phục vụ sản xuất tại khu trung tâm xã.[12][15]
1.3.2.2 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất là một
dạng chính sách cơng có nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực giáp ranh như đất đai,
tài chính, an ninh, chính trị, … cũng giống như các chính sách khác, có nhiều quan
niệm khác nhau về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị
thu hồi đất.
Có thể nói chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là tổng thể các quan niệm, chủ
trương, phương tiện và hành động của các cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân có đất bị thu hồi nhằm đạt tới sự hài

hịa, hợp lý về lợi ích, hiệu quả và phát triển bền vững.

16


a)

Mục tiêu của chính sách:

- Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân bị thu hồi đất, người sở hữu nhà ở
và các cơng trình trên đất bị thu hồi.
- Khuyến khích người dân có đất bị thu hồi giao đất và nhận bồi thường, hỗ trợ đúng
tiến độ.
- Ổn định cuộc sống, ổn định việc làm cho người dân bị thu hồi đất.
- Góp phần thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển nhà
ở, phát triển kinh tế - xã hội.
b)

Nội dung của chính sách:

- Quy định mức và phương thức bồi thường khi thu hồi đất: Ở nước ta, do đất đai
thuộc sở hữu của toàn dân nên khi thu hồi đất Nhà nước không mua lại đất của người
đang sử dụng mà chỉ bồi thường cho người sử dụng theo các mức và chế độ khác nhau
thùy theo từng giai đoạn khác nhau.[12][14]
- Quy định về việc hỗ trợ người bị thu hồi đất: Nội dung này quy định về hỗ trợ Nhà
nước khi di chuyển đối với các trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất phải
chuyển đến nơi ở mới thì được hỗ trợ về tiền, gạo, việc làm,… để di chuyển đồ dùng
gia đình, ổn định cuộc sống, thuê nhà ở tạm trong thời gian xây nhà mới tại khu tái
định cư.
- Quy định về phương thức và mức hỗ trợ tái định cư: Khu tái định cư phải được chuẩn


bị trước khi tiến hành cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Các khu tái định cư
phải được lập theo trình tự về đầu tư xây dựng. Việc bố trí tái định cư phải đảm bảo
nguyên tắc ưu tiên hộ chấp hành, hộ gia đình chính sách và phải được thực hiện một
cách công khai, dân chủ để mọi người dân bị thu hồi đất biết, có điều kiện tham gia,
lựa chọn. Tuyệt đối không được áp đặt, không được bố trí tái định cư trái với các
nguyên tắc.[7][13]

17


×