Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện sốp cộp, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 102 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Lường Văn Thi

i


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Thủy lợi, nhất là các
cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế và Quản lý, Phòng Đào tạo đại học và sau đại học đã
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tác giả xin trân
trọng cảm ơn cô giáo hướng dẫn - PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân đã hết lịng hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình để tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Sốp Cộp; phịng Nơng nghiệp và
Phát triển nơng thơn huyện Sốp Cộp; phịng Tài ngun và Môi trường huyện Sốp
Cộp, Chi cục Thống kế, trạm bảo vệ thực vật đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi hỗ
trợ, giúp đỡ tác giả trong việc thu thập thơng tin, tài liệu trong q trình thực hiện luận
văn.
Và cuối cùng, Tác giả xin cảm ơn chân thành đến gia đình, những người thân, bạn bè
cùng các đồng nghiệp trong phịng, cơ quan đã chia sẻ khó khăn, quan tâm và ủng hộ
tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành được luận văn tốt
nghiệp này.
Qua q trình thực hiện đề tài tơi đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều nhưng còn nhiều hạn
chế về kiến thức, thời gian, kinh nghiệm và tài liệu tham khảo nên khơng thể tránh
được những sai sót. Tác giả xin trân trọng và mong được tiếp thu các ý kiến đóng góp,
chỉ bảo của các Thầy, Cơ, bạn bè và đồng nghiệp.


Xin trân trọng cảm ơn!

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................ vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP .................................................................... 6
1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp .............................. 6
1.1.1 Khái niệm đất nông nghiệp và đất sản xuất nơng nghiệp .......................... 6
1.1.2 Vai trị và ý nghĩa, phân loại của đất đai trong sản xuất nông nghiệp .......7
1.1.3 Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ........................ 9
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ..........12
1.1.5 Hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý sử dụng đất ở Việt
Nam ...................................................................................................................13
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ............17
1.3 Cơ sở thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ......................... 19
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của một số nước
trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam ................................................19
1.3.2 Bài học kinh nghiệm trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp rút ra cho
huyện Sốp Cộp ..................................................................................................26
1.4 Các cơng trình khoa học cơng bố có liên quan đến đề tài ..................................29
Kết luận chương 1 ....................................................................................................31


CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP Ở HUYỆN SỐP CỘP ......................................................................... 33
2.1 Giới thiệu về huyện Sốp Cộp .............................................................................33

iii


2.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 33
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 39
2.2 Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Sốp Cộp ...................... 53
2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Sốp Cộp ............................................. 53
2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp năm 2017 ......................... 54
2.2.3 Biến động trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2014-2017
............................................................................................................................ 55
2.2.4 Các loại hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp ở huyện Sốp Cộp ........ 58
2.3 Thực trạng về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Sốp Cộp ... 59
2.3.1 Hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ................................ 59
2.3.2 Hiệu quả xã hội ........................................................................................ 64
2.3.3 Hiệu quả về môi trường ........................................................................... 66
2.4 Đánh giá về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Sốp Cộp, tỉnh
Sơn La ...................................................................................................................... 68
2.4.1 Kết quả đạt được ...................................................................................... 68
2.4.2 Những vấn đề còn tồn tại ......................................................................... 70
2.4.3 Nguyên nhân gây ra tồn tại ...................................................................... 71
Kết luận chương 2 .................................................................................................... 72

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN SỐP CỘP ....................................... 74
3.1 Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Sốp

Cộp, tỉnh Sơn La ...................................................................................................... 74
3.1.1 Định hướng của Nhà nước về quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
............................................................................................................................ 74
3.1.2 Định hướng của huyện Sốp Cộp trong về quản lý sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp ....................................................................................................... 74
3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp huyện Sốp Cộp ............................................................... 76
3.2 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện
Sốp Cộp .................................................................................................................... 82
3.2.1 Giải pháp về cơ chế pháp lý và chính sách .............................................. 82

iv


3.2.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng .......................................................................84
3.2.3 Giải pháp về kinh tế và kỹ thuật .............................................................. 84
3.2.4 Giải pháp về cơ cấu cây trồng ..................................................................85
3.2.5 Giải pháp về vốn và thị trường .................................................................87

Kết luận chương 3 .............................................................................................. 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 90
1 Kết luận .................................................................................................................90
2 Kiến nghị ...............................................................................................................92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 94

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Diện tích, cơ cấu các loại đất phân theo ĐVHC cấp xã ................................ 54
Bảng 2.2 Diện tích, cơ cấu sử dụng đất nơng nghiệp năm 2017 .................................. 54
Bảng 2.3 Biến động diện tích đất nơng nghiệp giai đoạn 2014 - 2017 ........................ 55
Bảng 2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng các loại hình sử dụng đất huyện Sốp Cộp giai
đoạn 2014-2017 ............................................................................................................ 60
Bảng 2.5 Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp .............................. 63
Bảng 2.6 Hiệu xã hội của các loại hình sử dụng đất .................................................... 64
Bảng 2.7 So sánh mức đầu tư với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý .................. 66
Bảng 2.8 Liều lượng phun thuốc bảo vệ thực vật đối với lúa ...................................... 67
Bảng 2.9 Liều lượng phun thuốc bảo vệ thực vật đối với hoa, rau màu ...................... 67

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐS

Bất động sản

BQ

Bình qn

BVMT

Bảo vệ mơi trường

CC

Cơ cấu


CN-TTCN

Cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp

DN

Doanh nghiệp

DTTN

Diện tích tự nhiên

ĐKĐĐ

Đăng ký đất đai

GCN

Giấy chứng nhận

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GTSX

Giá trị sản xuất

HĐND


Hội đồng nhân dân

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình



Lao động

NĐ-CP

Nghị định chính phủ



Quyết định

QĐ-UB

Quyết định ủy ban

QLNN

Quản lý Nhà nước

QSDĐ

Quyền sử dụng đất


SDĐ

Sử dụng đất

SL

Số lượng

SX

Sản xuất

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

vii



PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con
người. Đất đai là nền tảng để con người định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã
hội, nó khơng chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế

được, đặc biệt là đối với ngành sản xuất nông nghiệp, đất là yếu tố đầu vào có tác động
mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp, đồng thời cũng là môi trường duy
nhất sản xuất ra những lương thực thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất
có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy
trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai.
Đối với mỗi quốc gia, việc sử dụng đất nơng nghiệp có tác động rõ rệt đến phát triển bền
vững nên cần phải có sự quản lý của nhà nước. Vì vậy, vấn đề quản lý về đất nông nghiệp
nhằm đảm bảo hiệu quả đối với việc sử dụng đất và duy trì các mục tiêu chung của xã hội
được mọi quốc gia quan tâm. Quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp có tốt thì sự phát triển
kinh tế, xã hội mới bền vững, nhất là đối với một nước diện tích nhỏ, dân số lại rất đơng,
diện tích đất nơng nghiệp đang dần bị thu hẹp như nước ta hiện nay, đặc biệt là trong giai
đoạn phát triển nền kinh tế thị trường. Vì vậy làm tốt cơng tác quản lý nhà nước về đất
nơng nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Trong những năm qua, Việt Nam có nhiều thay đổi trong quản lý nhà nước về đất đai
cụ thể là đất nông nghiệp. Luật đất đai ban hành lần đầu năm 1987, đến nay qua nhiều
lần sửa đổi, 3 lần ban hành Luật mới (Năm 1993, 2003, 2013), Nghị định 64/NĐ-CP
ngày 27 tháng 3 năm 1993 của thủ tướng chính phủ về việc giao đất nơng nghiệp cho
hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nơng nghiệp. Tuy
nhiên trong q trình thực hiện Luật đất đai cũng như các quy định khác vẫn còn nhiều
hạn chế trong khâu tổ chức thực hiện. Nhiều văn bản tính chất pháp lý cịn chồng chéo
và mâu thuẫn, tình trạng tự ý chuyển mục đích sử dụng đất của người dân diễn ra còn
nhiều. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình cá nhân cịn
chậm đặc biệt đối với đất ở. Việc tranh chấp đất đai diễn ra dưới nhiều hình thức, việc

1


phát triển các khu dân cư mới ven đô thị, xây dựng các cụm nghiệp, nhà máy công
nghiệp từ đất lúa còn diễn ra ở nhiều nơi. Chủ trương dồn điền, đổi thửa nhằm cơ giới
hóa với mục đích nâng cao năng suất lao động là việc làm cần thiết, song cách thực

hiện của nhiều địa phương lâu nay đang khiến nơng dân khơng đồng tình và có những
phản ứng mạnh mẽ. Đứng trước thực trạng đó, để đưa quản lý và sử dụng đất nơng
nghiệp ngày càng có hiệu quả, góp phần xây dựng xã hội chủ nghĩa, cần phải rút kinh
nghiệm từ thực tế trong quá trình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả hơn,
bền vững hơn.
Huyện Sốp Cộp là một huyện vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh Sơn La với
tổng diện tích tự nhiên là 147.342 ha, bao gồm 8 xã. Là huyện đặc biệt khó khăn, nằm
xa các trung tâm kinh tế, văn hoá, xa tỉnh lỵ, với đường biên giới dài gần 120 km giáp
với huyện Phôn Thoong (tỉnh Luông Pha Păng) huyện Mường Ét và huyện Mường
Son (tỉnh Hua Phăn) nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, chiếm 48% chiều dài biên
giới toàn tỉnh đã tạo cho Sốp Cộp có vị trí đặc biệt về an ninh quốc phòng và đối
ngoại. Huyện sốp Cộp là huyện vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La,
là một trong 62 huyện nghèo của cả nước; có diện tích tự nhiên 147.342 ha, với 8 xã,
128 bản và 6 điểm dân cư, trong đó có 4 xã, 24 bản biên giới với 120km đường biên
giới giáp với nước bạn Lào, chiếm 49% chiều dài biên giới toàn tỉnh.Tồn huyện có
10.576 hộ, 48.929 khẩu, gồm 7 dân tộc anh em cùng sinh sống.Trong đó dân tộc Thái
chiếm 62,12%; Mông 17,61%; Lào 8,84%; Khơ Mú 6,56%; Kinh 4,61%; Mường
0,20%; dân tộc khác chiếm 0,04%.Trong nền sản xuất nông nghiệp, đất đai chính là tư
liệu sản xuất quan trọng, đồng thời nó cũng đóng vai trị là tư liệu lao động chủ yếu của
ngành nông nghiệp. Đất đai là một yếu tố của quá trình sản xuất: đối tượng lao động
(chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới, đào....), đồng thời là công cụ
hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi). Đặc điểm đất đai ảnh
hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu và phân phối của ngành nơng nghiệp. Vai trị của đất đai
càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất làm nơi cư trú, làm tư liệu
sản xuất,… ngày càng tăng và càng quan trọng hơn nữa khi nông nghiệp vẫn là chủ đạo
trong phát triển sinh kế của người dân hiện nay. Có đơng đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống chiếm gần 96,71%, chủ yếu là đồng bào Thái, M’nông, Khơ mú, Lào. Dân số
toàn huyện Sốp Cộp hết năm 2017 là 48.929 người,gồm 07 dân tộc. Đời sống của

2



người dân cịn gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt tập trung ở các đồng
bào vùng cao, biên giới. Theo tiêu chí nghèo mới giai đoạn 2015 - 2017 của bộ lao
động thương binh xã hội, tồn huyện có 4.450 hộ nghèo, chiếm 42,08% tổng số hộ.
Hiện nay nơng nghiệp là ngành sản xuất chính của người dân trên địa bàn, diện tích tự
nhiên 147.342 ha, trong đó chủ yếu là đất sản xuất và chủ yếu là trồng các cây ngắn
ngày ngô, sắn, lúa và các cây công nghiệp như cà phê... Tỉ lệ lao động trong nông
nghiệp chiếm khoảng 90% trong tổng số lao động của toàn huyện nhưng hiệu quả sản
xuất cũng như tổng giá trị sản xuất của ngành nơng nghiệp cịn thấp. Diện tích đất
nơng nghiệp bình qn của huyện đang đứng trước nguy cơ ngày càng giảm mạnh do
mức gia tăng dân số cơ học quá nhanh và do nguyên nhân biến đổi khí hậu, thêm vào
đó là tình trạng thiếu đất canh tác... Tình trạng sử dụng bất hợp lý, thiếu bền vững các
diện tích đất sản xuất nơng nghiệp sẽ gây ra những mâu thuẫn và bất cập ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, xã hội, ổn định an ninh quốc phòng của địa bàn.
Vấn đề hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Sốp Cộp đang bộc lộ nhiều
hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như diện
tích đất ngày càng thu hẹp, quản lý sử dụng kém hiệu quả, mất đất canh tác… Nhận
thức được thực trạng đó và với mục tiêu nhằm khai thác có hiệu quả và cần bảo vệ
nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa nước, cần tiến hành các biện pháp thâm canh cao,
tăng năng suất, tăng chất lượng nơng sản, đảm bảo nhu cầu an tồn lương thực. Song
song với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng diện
tích cây ăn quả, phát triển mạnh các mơ hình kinh tế trang trại và chăn nuôi tập trung.
Lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi dựa trên lợi thế và tiềm năng của huyện. Từng
bước thay đổi hệ thống canh tác thiếu bền vững sang hệ thống canh tác vùng cao bền
vững trên cơ sở chuyển đổi mơ hình khai thác, tận thu tài nguyên sang sử dụng hiệu
quả, bền vững và nâng cao năng suất. Do đó, học viên chọn vấn đề “Giải pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”
làm đề tài tốt nghiệp.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích của đề tài là nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng hiệu quả sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.

3


3 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện những nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như: Phương pháp thu thập thông tin, phương pháp thống kê; phương pháp so
sánh đối chiếu; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp phân tích đánh giá…
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Hệ thống các cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng tài
nguyên đất sản xuất nơng nghiệp, kết quả đạt được có giá trị tham khảo trong học tập
và nghiên cứu các vấn đề về sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích
trong việc tiếp cận sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả trên địa bàn tỉnh Sơn La.
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu là: đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Sốp Cộp, tỉnh
Sơn La.
b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi không gian: huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
Phạm vi thời gian: từ năm 2014 đến 2017
6 Kết quả dự kiến đạt được
Kết quả nghiên cứu luận văn đạt được gồm:
- Hệ thống các cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nơng
nghiệp.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp ở huyện huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La từ đó đưa ra các kết quả đạt được và
những tồn tại hạn chế.


4


- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp ở huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
7 Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, Luận văn được cấu trúc với ba chương nội
dung chính, gồm:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Chương 2 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Sốp Cộp
Chương 3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở
huyện Sốp Cộp.

5


CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
1.1.1 Khái niệm đất nông nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp
1.1.2
1.1.2.1 Đất nông nghiệp
Được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về
nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển
rừng. Đất nơng nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi
trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác (điều 10 luật đất đai 2013) [1].
- Căn cứ theo điều 10 Luật đất đai 2013, Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được
phân loại như sau:
- Nhóm đất nơng nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
Đất trồng cây lâu năm;
Đất rừng sản xuất;
Đất rừng phòng hộ;
Đất rừng đặc dụng;
Đất nuôi trồng thủy sản;
Đất làm muối;
Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác
phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt khơng trực tiếp trên đất;
xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp
luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập,
nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

6


1.1.2.2 Đất sản xuất nông nghiệp
Là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nơng nghiệp; bao gồm đất trồng
cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. - Đất trồng cây hàng năm: bao gồm đất trồng
lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác. Cây hàng năm là loại
cây trồng chu kỳ sản xuất không quá một năm (bao gồm cả cây có thể lưu gốc nhiều
năm) như lúa, ngơ, khoai các loại, sắn, rau, đậu các loại, đậu tương, lạc, vừng, mía....
Đất trồng lúa, là đất thực tế đang được dùng để trồng lúa một cách ổn định, tức là
trong điều kiện bình thường ln được trồng lúa. Đất trồng lúa trong một năm, có thể
cho phép luân canh 3 vụ lúa, 3 vụ lúa màu (cây màu vụ đông- lúa chiêm xuân- lúa mùa
hoặc cây màu vụ đông- cây màu vụ xuân- lúa mùa), 2 vụ lúa (lúa chiêm xuân- lúa
mùa), 2 vụ lúa (cây màu vụ xuân- lúa mùa hoặc lúa chiêm xuân- cây màu vụ mùa), 1
vụ lúa (lúa chiêm xuân- vụ mùa ngập úng hoặc vụ chiêm khô hạn- lúa mùa). - Đất
trồng cây lâu năm: thực tế đang được dùng để chuyên trồng cây lâu năm (bao gồm cả
diên tích gieo ươm cây giống, đất đang chờ vào chu kỳ gieo trồng, đất tạm thời trồng

xen, gối cây hàng năm). Cây lâu năm là loại cây trồng có chu kỳ sản xuất trên một
năm như chè, cà phê, sơn, các loại cây ăn quả xoài, chuối, dứa, na, đu đủ, cam, quýt,
chanh, bưởi, táo, nhãn, vải...
1.1.3 Vai trò và ý nghĩa, phân loại của đất đai trong sản xuất nơng nghiệp
1.1.3.1 Vai trị và ý nghĩa
-Vai trị và ý nghĩa Đất đai là khoảng khơng gian lãnh thổ cần thiết (điều kiện chung)
đối với mọi quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con
người. Nếu hoạt động được. Nói khác đi - khơng có đất sẽ khơng có sản xuất, cũng
như khơng có sự tồn tại của chính con người. Vai trò của đất đai với từng ngành rất
khác nhau:
+ Trong các ngành phi nông nghiệp Đất đai giữ vai trị thụ động với chức năng là cơ
sở khơng gian và vị trí để hồn thiện q trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lịng
đất (các khống sản). Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra khơng phụ thuộc vào
đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có
sẵn trong đất.

7


+ Trong các ngành nông lâm nghiệp Đất đai là yếu tố tích cực của q trình sản xuất,
là điều kiện vật chất, đồng thời là đối tượng lao động (ln chịu tác động trong q
trình sản xuất, như: cày, bừa, xới xáo) và công cụ lao động hay phương tiện lao động
(sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi...). Quá trình sản xuất nơng - lâm nghiệp ln liên
quan chặt chẽ với độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất.
Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển xã hội lồi người, sự hình thành và phát
triển của mọi nền văn minh vật chất, văn minh tinh thần, các thành tựu khoa học
công nghệ đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản – sử dụng đất. Phương thức và
mục tiêu sử dụng đất rất đa dạng, có thể chia theo 3 nhóm mục đích sau đây: (1). Lấy
tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt từ đất đai để thoả mãn nhu cầu sinh tồn và phát
triển. (2). Dùng đất đai để làm cơ sở sản xuất và môi trường hoạt động. (3). Đất cung

cấp không gian môi trường cảnh quan mỹ học cho việc hưởng thụ tinh thần. Trong
giai đoạn đầu phát triển kinh tế - xã hội, khi mức sống của con người cịn thấp, cơng
năng chủ yếu của đất đai là tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt trong sản xuất
nông nghiệp. Thời kỳ cuộc sống xã hội phát triển ở mức cao, công năng của đất đai
từng bước được mở rộng, sử dụng đất đai cũng phức tạp hơn, nó vừa là căn cứ của
khu vực 1, vừa là không gian và địa bàn của khu vực 2. Điều đó có nghĩa, đất đai đã
cung cấp cho con người tư liệu vật chất để sinh tồn và phát triển, cũng như cung cấp
điều kiện cần thiết về hưởng thụ và đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của nhân loại.
Mục đích sử dụng đất nêu trên được biểu lộ càng rõ nét trong các khu vực kinh tế
phát triển. Kinh tế - xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho
mối quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng, những sai lầm liên tục của con
người trong quá trình sử dụng đất (có ý thức hoặc vơ ý thức) dẫn đến huỷ hoại môi
trường đất, một số công năng nào đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai
càng trở nên quan trọng và mang tính tồn cầu. Với sự phát triển khơng ngừng của
sức sản xuất, công năng của đất đai cần được nâng cao theo hướng đa dạng, nhiều
mức độ, để truyền lại lâu dài cho các thế hệ sau.
Mặc dù con người đã có sự cố gắng để tạo ra sản phẩm nơng nghiệp mà không cần
dùng đến đất đai như: trồng cây trên nước, trồng cây bằng dung dịch dinh dưỡng...
Những sản phẩm tạo ra từ những thí nghiệm chỉ là một khối lượng rất nhỏ và năng

8


suất rất thấp, không thể thay thế sản phẩm canh tác từ đất, có thể khẳng định con người
ln cần đến Đất nơng nghiệp để sản xuất và đó là tư liệu sản xuất không thể thay thế
được.
1.1.3.2 Phân loại của đất đai trong sản xuất nơng nghiệp
Nhóm đất sản xuất nông nghiệp được phân loại như sau:
-Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng
cây hàng năm khác.

- Đất trồng cây lâu năm:
- Đất rừng sản xuất:
- Đất rừng phòng hộ:
- Đất rừng đặc dụng:
- Đất nuôi trồng thuỷ sản: Là đất được sử dụng chun vào mục đích ni, trồng thuỷ
sản, bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng nước ngọt.
- Đất làm muối: Là đất các ruộng để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.
- Đất nông nghiệp khác: Là đất tại nơng thơn sử dụng để xây dựng nhà kính (vườn
ươm) và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt
khơng trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại
động vật khác được pháp luật cho phép, đất để xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí
nghiệm nơng nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây
giống, con giống, xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nơng sản,
thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, cơng cụ sản xuất nơng nghiệp.
1.1.4 Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Theo thống kê năm 2014, tổng diện tích đất nơng nghiệp của nước ta là 262.805 km2
(chiếm tới 79,4%) bao gồm đất sản xuất nông nghiệp là 101.511km2, đất lâm nghiệp là
153.731km2, đất nuôi trồng thuỷ sản là 7.120km2.

9


Việt Nam có 8 vùng đất nơng nghiệp gồm: Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc bộ, Tây
Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và
ĐBSCL. Mỗi vùng đều có đặc trưng cây trồng rất đa dạng. Trong đó, ĐBSCL chủ yếu
là lúa; Tây Nguyên là cà phê, rau, hoa, trà; miền Đông Nam bộ là cao su, mía,bắp,điều.
Đất nơng nghiệp hiện được chia thành 4 loại: Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây
lâu năm (không bao gồm cây lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm trồng xen, trồng
kết hợp), đất đồng cỏ dùng vào chăn ni, đất có mặt nước dùng vào sản xuất nông
nghiệp gồm các loại ao, hồ, sông cụt,... để ni trồng các loại thuỷ sản (khơng tính hồ,

kênh, mương, máng thuỷ lợi).
Đất nông nghiệp ở nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng trong cả nước.
Vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long có tỷ trọng đất nơng nghiệp trong tổng diện tích đất
tự nhiên lớn nhất cả nước, chiếm 67,1% diện tích tồn vùng và vùng đất nơng
nghiệp. Ít nhất là vùng Dun hải miền Trung. Đất nông nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ của đất tại các vùng nên độ phì và độ màu mỡ của đất nông nghiệp giữa các vùng
cũng khác nhau. Đồng bằng Sông Hồng với Đồng bằng Sông Cửu Long đất đai ở hai
vùng này được bồi tụ phù sa thường xuyên nên rất màu mỡ, mỗi năm đất phù sa bồi tụ
ở Đồng bằng Sông Cửu Long thêm 80m. Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ phần
lớn là đất bazan.
Tuy nhiên, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ phân mảnh đất đai cao
nhất so với khu vực và thế giới. Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp bình quân đầu
người trên thế giới là 0,52ha, trong khu vực là 0,36ha thì ở Việt Nam là 0,25ha. Sau
mỗi hai chục năm, tình trạng phân mảnh tăng gấp đơi. Sự phân mảnh cịn dẫn đến tình
trạng lãng phí đất đai được sử dụng làm ranh giới, bờ bao. Con số này khơng dưới 4%
diện tích canh tác.
Quỹ đất nơng nghiệp tiếp tục suy giảm do cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa. Theo số liệu
của Tổng cục Quản lý đất, Bộ Tài ngun Mơi trường, bình qn mỗi năm đất nơng
nghiệp giảm gần 100 nghìn hécta, đặc biệt năm 2007 giảm 120 nghìn hécta, trong khi
mỗi năm số lao động bước ra khỏi ruộng đồng chỉ vào khoảng 400 ngàn người. Hơn

10


nữa, mức gia tăng dân số ở nông thôn không giảm nhiều như mong đợi, khiến cho bình
quân đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm mạnh.
Hiện quỹ đất chưa sử dụng có thể tiếp tục khai thác ở nước ta cịn khơng đáng kể.
Trong khi đó biến đổi khí hậu có khả năng làm cho diện tích đất có thể sử dụng có
nguy cơ bị thu hẹp.
Vấn đề quản lý, sử dụng đất đai đang bộc lộ nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến

phát triển kinh tế-xã hội như diện tích đất ngày càng thu hẹp, quản lý sử dụng kém
hiệu quả, mất đất canh tác.
Luật Đất đai 2013 đã mở rộng hạn mức giao đất và hạn mức nhận chuyển quyền sử
dụng đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, để tạo điều kiện thuận lợi
cho q trình tích tụ, tập trung đất hình thành sản xuất hàng hóa lớn trong nơng
nghiệp.Theo báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai 2003 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường: Sau 10 năm thi hành Luật, các địa phương đã thu hồi hơn 650.000 ha đất nơng
nghiệp để phục vụ lợi ích quốc gia, cơng cộng, quốc phịng, an ninh và phát triển kinh
tế. Việc hạn chế thẩm quyền thu hồi đất đối với chính quyền địa phương đã đảm bảo
quỹ đất trồng lúa ở mức trên dưới 4 triệu ha, giữ vững an ninh lương thực, đồng thời
kiểm tra giám sát chặt chẽ việc đưa đất thu hồi vào sử dụng.
Nhà nước chủ yếu giao đất nông nghiệp cho nông dân, một phần khác được giao cho
các nông, lâm trường quốc doanh quản lý và sử dụng. Nhờ đó đã khuyến khích tập
trung và tích tụ đất nơng nghiệp, hình thành nên những vùng sản xuất hàng hóa lớn,
vừa giải phóng sức lao động, đưa nơng nghiệp Việt Nam phát triển tồn diện. Từng
bước chiếm lĩnh thị trường thế giới ở các mặt hàng thế mạnh như gạo, thủy sản…Để
nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất nông nghiệp hơn nữa, cần tập trung đất cho
phát triển nông nghiệp hiện đại, hiệu quả cao và giải quyết vấn đề việc làm và thu
nhập của bộ phận nơng dân khơng có đất. Phân bổ hợp lý đất đai giữa đất trồng cây
lương thực, đất trồng rừng, đất phi công nghiệp, đất dịch vụ, đất chỉnh trang và phát
triển đô thị.
Đồng thời, rà soát lại quy hoạch, lập lại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai phù hợp
với yêu cầu mới của q trình tái cơ cấu nơng nghiệp. Quy hoạch vùng chuyên canh và

11


giám sát thực hiện quy hoạch đối với một số mặt hàng nông sản chiến lược, mặt hàng
xuất khẩu chủ lực, quy hoạch đất cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; quy hoạch
chuyển đổi đất trồng lúa không hiệu quả sang trồng cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi,

cây ăn quả, rau, nuôi trồng thủy sản và các sản phẩm giá trị cao khác; bảo vệ đất lúa
nhưng cho phép thay đổi linh hoạt mục đích sử dụng giữa lúa và các cây trồng khác
[1].
1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
a. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
- Tính giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian của từng cây trồng trên 1 ha
đất canh tác.
- Tính giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian của các kiểu sử dụng đất trên
1 ha đất canh tác.
- Tính giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian trên 1 cơng lao động quy đổi.
b. Chỉ tiêu hiệu quả xã hội
- Mức độ sử dụng lao động;
- Giá trị ngày công lao động;
c. Chỉ tiêu hiệu quả môi trường
- Hiệu quả về mặt về môi trường của các kiểu sử dụng đất
+ Mức độ đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của các cây trồng, các kiểu sử
dụng đất.
- Đánh giá tổng hợp
Trên cơ sở những đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường
của các loại hình sử dụng đất sẽ đưa ra:
+ Tổng quát sự phát triển sản xuất nông nghiệp với các loại hình sử dụng đất hiệu quả
và có xu hướng phát triển.

12


+ Những ưu điểm trong phát triển sản xuất và sử dụng đất nông nghiệp.
+ Những vấn đề tồn tại trong sản xuất và sử dụng đất nông nghiệp.
+ Nguyên nhân.
1.1.6 Hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý sử dụng đất ở Việt

Nam
Cùng với lịch sử phát triển đất nước, công tác quản lý, sử dụng đất sản xuất nơng
nghiệp cũng dần được hồn thiện. Nội dung cơ bản của công tác quản lý, sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp được thể hiện trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Hệ
thống văn bản này cũng dần được hoàn thiện, từ chỗ chỉ là những văn bản dưới luật, có
cả những văn bản chỉ quy định tạm thời đến chỗ Nhà nước ban hành Luật Đất đai
1987, rồi đến Luật Đất đai 1993 và đến nay là Luật Đất đai 2003, 2013. Có thể chia
nội dung cơ bản của công tác quản lý đất đai từ năm 1945 đến nay thành 4 giai đoạn
như sau :
+ Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1987: Chưa có Luật đất đai;
+ Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1993: Thực hiện theo Luật Đất đai 1987;
+ Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003: Thực hiện theo Luật Đất đai 1993;
+ Giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2013: Thực hiện theo Luật Đất đai 2003.
+ Giai đoạn từ năm 2013 đến nay: Thực hiện theo Luật Đất đai 2013.
-Từ năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 64/2003/QĐ-TTg phê duyệt
“Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng” - Liên tục
trong các năm tiếp theo, Luật Đất đai 2013, Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004, Luật
Bảo vệ môi trường 2005 lần lượt được ra đời. Đến 2008, Thủ tướng tiếp tục ban hành
quy định về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng
sản tại Quyết định 71/2008/QĐ-TTg nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho việc cải tạo,
phục hồi mơi trường sau hoạt động khai thác khống sản. Trong hai năm 2009 và
2010, quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và kế
hoạch xử lý, phịng ngừa ơ nhiễm mơi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên

13


phạm vi cả nước cũng được Thủ tướng phê duyệt tại Nghị định 117/2009/NĐ-CP và
Quyết định 1946/QĐ-TTg [1].
+ Ngoài những quy định trực tiếp nêu trên, chính sách bảo vệ đất ở Việt Nam cịn

được lồng ghép trong nhiều chính sách liên quan khác như Công ước Ramsar được
Việt Nam gia nhập từ năm 1989; Công ước chống sa mạc hóa (UNCCD) Việt Nam gia
nhập từ 1998; Nghị định của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập
nước 2003… Ban hành các nghị quyết về giao đất cho người dân quản lý.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh
tồn diện cơng cuộc đổi mới, Luật đất đai năm 2013 được ban hành đã có nhiều nội
dung đổi mới quan trọng trong quản lý, sử dụng đất nơng nghiệp nói chung, trong thúc
đẩy q trình tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nơng nghiệp nói riêng. Liên quan
đến chính sách tích tụ, tập trung đất đai, pháp luật về đất đai đã có các quy định:
-Về quyền của người sử dụng đất nông nghiệp: đã quy định người sử dụng đất nơng
nghiệp có các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng
cho, góp vốn và thế chấp quyền sử dụng đất. Đây được coi là chìa khóa pháp lý quan
trọng để thực hiện tích tụ, tập trung đất nông nghiệp để sản xuất nông nghiệp ở quy mô
lớn hơn.
Chính sách đất đai là hành động và hoạt động, thơng qua đó Chính phủ xác định cho
các cá nhân và các nhóm người trong xã hội quyền của họ đối với đất đai, cụ thể hóa
những hồn cảnh trong đó quyền về đất đai được chuyển nhượng, xây dựng cơ chế để
bảo vệ những quyền lợi đó và định hướng xử lý các tranh chấp có liên quan. Chính
sách đất đai của Việt Nam được phản ánh chính thức thông qua Luật Đất đai, các Nghị
định, Chỉ thị, Quyết định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Pháp luật đất đai cho phép thực hiện cơ chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội
bộ nhóm đất nông nghiệp một cách linh hoạt nhằm phù hợp hơn với cơ chế thị trường;
điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tập trung ruộng đất để sản xuất
hàng hóa theo mơ hình kinh tế trang trại. Đồng thời, Luật cũng đã quy định về chế độ
sử dụng đối với đất sử dụng cho kinh tế trang trại, trong đó Nhà nước khuyến khích
hình thức kinh tế trang trại của hộ gia đình, cá nhân nhằm khai thác có hiệu quả đất đai

14



để phát triển sản xuất, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản
xuất nông nghiệp.
- Về thời hạn sử dụng đất nông nghiệp: Luật đất đai đã quy định nâng thời hạn giao đất
nông nghiệp trong hạn mức cho hộ gia đình, cá nhân từ 20 năm lên 50 năm thống nhất
cho các loại đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm, đất lâm nghiệp) để
khuyến khích nơng dân gắn bó và yên tâm đầu tư sản xuất.
-Về hạn mức sử dụng đất nông nghiệp: Quy định hạn mức giao đất nông nghiệp không
thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân (đất trồng cây hàng năm 02 - 03 ha;
đất trồng cây lâu năm 10 - 30 ha; đất rừng sản xuất, rừng phịng hộ khơng quá 30 ha)
và quy định mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá
nhân không vượt quá 10 lần hạn mức giao đất (đất trồng cây hàng năm 20 - 30 ha; đất
trồng cây lâu năm 100 - 300 ha; đất rừng sản xuất, rừng phịng hộ khơng q 300 ha,
tùy theo loại đất và khu vực).
Đối với doanh nghiệp, pháp luật về đất đai không quy định hạn mức sử dụng đất. Nhu
cầu sử dụng đất của doanh nghiệp được nhà nước xem xét giao đất, cho thuê đất trên
cơ sở dự án đầu tư.
Như vậy, trong thời gian qua, chính sách, pháp luật đất đai về cơ bản đã được hoàn
thiện phù hợp hơn với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các quyền của
người sử dụng đất nông nghiệp được hoàn thiện như quyền chuyển đổi, quyền cho
thuê, quyền chuyển nhượng, quyền góp vốn... Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng
đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được mở rộng phù hợp về quy mô và điều
kiện của từng vùng. Thơng qua đó, đã tạo điều kiện cho người sử dụng đất tập trung,
tích tụ đất đai theo quy mô lớn và yên tâm hơn trong việc đầu tư vào đất đai. Tuy
nhiên, thực tế quá trình tích tụ, tập trung đất đai cịn diễn ra chậm; thị trường quyền sử
dụng đất nông nghiệp hoạt động còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, trong
đó, thị trường cho thuê đất phát triển kém hơn rất nhiều so với thị trường chuyển
nhượng đất nông nghiệp và còn một số vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện như:

15



- Tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp nhưng chưa gắn kết đồng bộ giữa
kinh tế của nông hộ, các hợp tác xã, hệ thống doanh nghiệp với khoa học - công nghệ và
thị trường nên chưa thực sự mang lại hiệu quả mong muốn.
- Khó khăn trong việc thống nhất về giá đất khi thỏa thuận chuyển nhượng hoặc cho
thuê đất khiến việc thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất khó thành cơng.
- Việc cải tạo, xây dựng đồng ruộng yêu cầu chi phí cao do ruộng đất manh mún; bờ
vùng, bờ thửa nhiều, hình thành từ lâu đời, trong khi nguồn kinh phí thực hiện các hạng
mục quy hoạch, cải tạo lại hệ thống đồng ruộng còn thiếu.
- Việc đào tạo nghề, giải quyết công ăn việc làm cho các đối tượng lao động rút khỏi
lĩnh vực nông nghiệp chưa tốt nên chưa thúc đẩy việc chuyển dịch đất đai từ người
nông dân sang cho người khác.
Theo Nguyễn Quốc Ngữ, 2014: Tác động của chính sách pháp luật đất đai đến phát
triển kinh tế -xã hội: “Chính sách, pháp luật về đất đai với tầm ảnh hưởng sâu rộng tới
mọi mặt của đời sống xã hội đã đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội
và môi trường. Hơn 10 năm qua, thông qua việc phân bổ, sử dụng đất đã tạo được
nhiều việc làm, ổn định đời sống cho người dân thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, chuyển quỹ đất nông nghiệp sang phi nơng
nghiệp. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Nhà nước thu hồi đất đã góp
phần ổn định đời sống hàng trăm nghìn lượt hộ nơng dân, thơng qua chính sách hỗ trợ
đào tạo chuyển đổi ngành nghề, giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, người
có đất bị thu hồi và nhà đầu tư.”
Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở cho các hộ dân tộc thiểu số, ít người, đời
sống khó khăn đã góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình “xóa đói, giảm
nghèo”. Giai đoạn 2006-2010 đã hỗ trợ hơn 1.500 ha đất ở cho gần 72.000 hộ và hỗ
trợ 30.000 ha đất sản xuất nơng nghiệp cho hơn 83.500 hộ. Chính sách miễn, giảm tiền
sử dụng đất khi Nhà nước giao đất ở, công nhận quyền sử dụng đất và chính sách
miễn, giảm các loại thuế liên quan đến đất đai cho các hộ nghèo… góp phần giảm tỷ lệ
hộ nghèo của nước ta từ 18,1% (năm 2006) xuống 9,45% (năm 2010) [2].


16


Cần quan tâm để có nhiều nghiên cứu và giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết những
đòi hỏi của thực tế, đồng thời dự đoán được xu thế tác động của q trình đổi mới
chính sách đất đai trong tương lai, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam nói
chung và tỉnh Sơn La nói riêng. Tuy nhiên, hiệu quả việc thực hiện chính sách đất đai
liên quan nhiều đến chính sách hỗ trợ (Chính sách hỗ trợ giá cho vùng sản xuất nơng
nghiệp, chính sách hỗ trợ giống, kỹ thuật, vật tư, giá, khuyến nông, khuyến lâm, thị
trường đầu ra…).
Chính sách đất đai nhà ở tác động đến tăng trưởng kinh tế, có tác dụng biến hiện vật
đất đai nhà ở thành giá trị tạo ra ngân sách, nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế và
kéo theo sự phát triển của các ngành có liên quan, nâng cao hiệu quả sử dụng đất
đai.Kinh nghiệm của các nước cho thấy chính sách đất đai khơng đúng đắn có thể
mang lại bất lợi nặng nề đối với phát triển kinh tế-xã hội. Sự thất bại về chính sách đất
đai ở một số nước cho chúng ta nhiều bài học cần xem xét rút kinh nghiệm [3].
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp
a. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết, địa hình, thổ nhưỡng…) có ảnh hưởng
trực tiếp đến q trình sản xuất, đặc biệt là sản xuất nơng nghiệp, vì các yếu tố tự
nhiên là nguyên liệu đầu vào để sinh vật tạo ra sinh khối. Vì vậy, cần đánh giá đúng
điều kiện tự nhiên làm cơ sở để bố trí cây trồng phù hợp, định hướng đầu tư thâm canh
đúng.
Theo C.Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tơ chênh lệch I. Theo
N.Borlong, người được giải Nobel về giải quyết lương thực cho các nước phát triển
cho rằng yếu tố duy nhất quan trọng hạn chế năng suất cây trồng ở tầm cỡ thế giới
trong các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nơng dân thiếu vốn là độ phì đất.
b. Nhóm yếu tố kinh tế, kỹ thuật canh tác
Biện pháp canh tác là các tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật ni nhằm
tạo nên sự hài hịa giữa các yếu tố của các quá trình sản xuất để hình thành, phân bố và

tích lũy năng xuất kinh tế. Đây là những tác động thể hiện những dự báo thông minh

17


×