Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Giáo trình ngành may

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 52 trang )

Chương I: VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ CẮT MAY
A - VẬT LIỆU MAY:
Vật liệu dùng để may áo quần và các sản phẩm may mặc khác là các loại vải, tơ,
lụa, len, dạ, vải giả da..v.v.. và các phụ liệu cần thiết để trang trí như đăng ten, ru
băng, các loại vải lót, dựng, các loại khuy, khóa, dây chun, …
Sau đây chúng ta tìm hiểu nguồn gốc, tính chất, đặc điểm của các loại vải lụa dùng
trong may mặc làm cơ sở cho việc lựa chọn, sử dụng và bảo quản hàng may mặc nhất
là quần áo.
Nguồn gốc, tính chất, đặc điểm, cách sử dụng và bảo quản các loại hàng vải:
Các nguyên liệu dùng để dệt vải gồm 2 loại: Nguyên liệu thiên nhiên và nguyên
liệu hóa học. Các nguyên liệu này được sản xuất thành các xơ, sợi để dệt thành các
loại vải theo kiểu dệt thoi, dệt kim bằng phương pháp thủ công hoặc bằng máy móc
hiện đại.
1. Vải sợi thiên nhiên: Là loại vải được dệt từ các loại sợi có nguồn gốc từ thiên
nhiên.
a) Nguồn gốc:
Sợi thiên nhiên có nguồn gốc thực vật như sợi bông (thu được từ quả cây bông),
sợi đay, gai, lanh, … (thu đươc từ thân cây đay, gai, lanh) và có nguồn gốc động vật
như sợi len ( từ lông cừu, lông vịt, …) tơ tằm (từ kén tằm).
Vải sợi thiên nhiên được dùng phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta là vải dệt
từ sợ bông (vải cotton) như phin, pôpơlin, chéo, kaki, láng, nhung kẻ … vải len, dạ (từ
lông cừu, lông vịt) và lụa tơ tằm. Hiện nay các mặt hàng dệt từ tơ tằm là những mặt
hàng quý, được thế giới ưa chuộng.
b) tính chất và đặc điểm :
* Vải sợi bơng: (cotton) dễ hút ẩm, thoáng hơi , chịu nhiệt tốt. Áo quần may bằng
vải sợi bơng mặc thống mát dễ thấm mồ hơi, thích hợp với khí hậu nhiệt đới. Nhược
điểm của phải sợi bông là dễ bị co, độ co dọc từ 1,5 ÷ 8% ; dễ nhầu nát, khi là xong
khó giữ nếp, dễ bị móc ẩm. Khi đốt tro trắng, lượng ít, dễ vỡ.
* Vải len dạ: Nhẹ, xốp, độ bền cao, giữ nhiệt tốt, ít nhăn, ít co giản, ít hút nước.
Vải len dạ thường dùng để may quần áo mặc ngồi mùa đơng như măng tơ, bludông,
complet, … Nhược điểm: dễ bị gián, nhậy cắn thủng, bị giãn ra khi mặc hoặc khi ướt


và cứng ở nhiệt độ 100oC.
* Lụa tơ tằm, đũi: mềm mại, bóng mịn, nhẹ xốp, cách nhiệt tốt, mặc thoáng mát,
hút ẩm tốt.


- Nhược điểm: Dễ co, độ co dọc từ 4 ÷ 6%, ánh sáng và mồ hôi dễ làm tơ mau đục
và ố vàng.
- Cách nhận biết: Đốt cháy chậm có mùi khét như sừng cháy, tàn tro đen, vón cục,
dễ vỡ, cầm thấy mềm mại.
c) Cách sử dụng và bảo quản:
Căn cứ vào tính chất của các loại vải để sử dụng và bảo quản hợp lý, giữ vẻ
đẹp và độ bền của sản phẩm may mặc.
* Vải sợi bông: Được sử dụng để may nhiều quần áo nam nữ, trẻ em, áo phơng, ...
mặc mùa hè sẽ thống mát, đảm bảo yêu cầu vệ sinh, bảo vệ cơ thể. Cần thường
xun giặt sạch, phơi khơ ngồi nắng, cất giữ ở nơi khô ráo để tránh bị ẩm mốc, có thể
là ở nhiệt độ 180 ÷200 oC .
* Vải len, dạ: dùng để may quần áo ấm, mặc ngoài.
- Khi giặt phải dùng xà phồng giặt len pha vào nước ấm : tránh kéo mạnh quần áo
bằng hàng len ở dưới nước lên vì sẽ bị “chảy” giãn ra.
- Phải phơi trong bóng râm và thống gió; cất giữ cẩn thận để tránh bị gián, nhậy
cắn.
Complet hoặc hàng len cao cấp thường phải giặt khô, là hơi (nếu giặt bình thường
sẽ bị biến dạng, giảm chất lượng và vẻ đẹp của sản phẩm).
* Lụa tơ tằm: Dùng để may áo dài, sơ mi; hàng đũi cao cấp có thể may complet…
nên giặt bằng nước ấm, xà phồng trung tính , bồ kết, chanh, phơi ở nơi râm mát, là ở
mặt trái hoặc phải dùng khăn ẩm để lên mặt vải trước khi là ở mặt phải.
2. Vải sợi hóa học: Là sợi vải được dệt bằng sợi hóa học
a) Nguồn gốc:
Căn cứ vào nguyên liệu ban đầu và phương pháp sản xuất, người ta chia sợi hóa học
ra làm 2 loại: Sợi nhân tạo và sợi tổng hợp.

* Sợi nhân tạo: là loại sợi được chế tạo từ những chất cao phân tử (polime) có sẵn
trong tự nhiên như xenlulo… Nguyên liệu là các loại tre, gỗ, nứa… , có hàm lượng
xenlulo cao. Các ngun liệu ban đầu hịa tan trong các chất hóa học như xút, cacbon
disunfua, axit sunfuric, muối sunfat… để kéo thành sợi dùng để dệt vải. Đó là sợi
visco (hoặc các dạng biến tính của nó là rayon, polino…), axetat. Các loại sợi này
vẫn có thành phần và tính chất của nguyên liệu ban đầu.
Sợi visco dạng dài liên tục dùng để dệt các mặt hàng lụa; sợi visco dạng ngắn dùng
để dệt vải phip hoặc pha với các loại sợi khác thành pha. Sợi axetat dùng để dệt vải
valide, một số mặt hàng mỏng, nhẹ may áo phụ nữ, trẻ em, dệt khăn quàng…
Cách nhận biết : cầm mặt vải thấy cứng, khi đốt cháy tàn tro rất ít và có mùi như
giấy cháy.


* Sợi tổng hợp: là loại sợi được chế tạo từ một số chất hóa học.
Nguyên liệu ban đầu là than đá, dầu mỏ, khí đốt… qua q trình biến đổi hóa
học phức tạp như phép chưng than đá, cracking dầu mỏ, tổng hợp polime… tạo thành
nguyên liệu để sản xuất sợi tổng hợp. Các loại sợi này có thành phần, tính chất khác
hẳn nguyên liệu ban đầu.
Sợi tổng hợp có các loại sau:
- Sợi polyamid (PA) dùng để dệt lụa nilon, capron, vải dệt kim, dệt bít tất, làm
chỉ khâu…
- Sợi polyeste (PE) dùng để dệt lụa tetơron, tecgan, dacron… pha với sợi bông,
với sợi visco để dệt hàng vải pha.
- Sợi acrilic (PAN) dùng làm nguyên liệu dệt kim, pha với các loại sợi khác để
dệt hàng vải pha.
- Sợi vinilon (PVA : poliviniancon): thường dệt vải may mangtosan, blouson,
làm tăng, võng lưới đánh cá …
b) Tính chất và đặc điểm:
- Vải dệt bằng sợi nhân tạo (phip, tatăng): mềm mại, bóng, hút ẩm tốt nhưng độ
bền kém, dễ nhàu nát, khi gặp nước vải bị trương nở mềm nhẽo, khi khô bị co cứng

lại, độ co dọc từ 8 ÷ 12%.
- Vải sợi tổng hợp: có độ bền cao, tỉ trọng nhẹ, khơng bị nấm mốc, có khả năng
co giãn nên ít nhàu nát, là “chết” nếp.
Cách nhận biết: Khi đốt, tro tạo thành hạt tròn cứng, kèm theo tiếng nổ nhẹ.
c) Cách sử dụng và bảo quản :
- Các loại vải nilon, vinilon thường may áo gió, áo khốc về mùa đơng, có tác
dụng giữ ấm và dễ giặt; không nên dùng may quần áo về mùa hè vì bị mặc bí hơi, khó
thấm mồ hơi. Vải phíp, tatăng dùng để may quần áo mùa hè, mùa đơng, làm vải lót áo
veston, măng tơ…
- Giặt bằng xà phịng thường, khơng vắt mạnh tay, nên phơi trong bóng râm
hoặc chỗ thống khí vì nắng gắt vải sẽ bị “ lão hoá” và cứng lại; là (ủi) ở nhiệt độ
thấp, từ 120 ÷ 140oC.
3. Vải sợi pha:
Để hợp được những ưu điểm của sợi thiên nhiên và sợi hóa học và khắc phục
nhược điểm của hai sợi này, người ta pha trộn các loại sợi theo tỉ lệ nhất định tạo
thành sợi pha để dệt vải.
Vải pha có những ưu điểm hơn hẳn vải sợi bông hoặc vải sợi hóa học: bền, đẹp,
dễ nhuộm màu, ít nhàu nát, mặc thống mát, giặt chóng sạch, mau khơ, ít phải là…
Vải được sử dụng rất rộng rãi để may các loại quần áo và các sản phẩm khác vì rất


thích hợp với điều kiện và khí hậu ở nước ta, phù hợp với thị hiếu và điều kiện kinh tế
của nhân dân.
B – DỤNG CỤ CẮT MAY
I. DỤNG CỤ ĐO, VẼ, CẮT VÀ HOÀN THIỆN SẢN PHẨM:
Dụng cụ may có nhiều loại, ở đây chỉ giới thiệu một số dụng cụ thông thường cần
thiết (H.3).
1. Thước:
a) Thước dây:
Thước dây được làm bằng các vật liệu không co, giãn (vải có bọc một lớp nhựa

mỏng); dài 150cm được vạch chia nhỏ đến 0,1cm; rộng từ 1 ÷ 2cm.
Thước dây dùng để lấy số đo trực tiếp trên cơ thể và dùng để kiểm tra kích thước
của sản phảm.
b) Thước gỗ:
Thước dẹt, dài 50cm, rộng 3 ÷ 4cm. Thước thợ may thường dùng để đo và vẽ các bộ
phận của áo quần trước khi cắt (các chi tiết bán thành phẩm) có một bên thẳng, chia đến
0,5 hoặc 0,1cm và một bên cong đều từ giữa thước ra hai bên. Người ta thường sử dụng
mặt cong để vẽ sa vạt, giàng quần… (các đường cong nhẹ) vừa nhanh chóng vừa chính
xác.
2. Kéo:
Kéo dùng trong cắt may gồm 3 loại: Kéo lớn, kéo nhỡ, kéo nhỏ.
* Kéo có cấu tạo chung gồm 2 lưỡi kéo: Lưỡi phía trên to, đầu vát, lưỡi phía dưới mũi
thon; lưỡi kéo liền với tay cầm. Hai lưỡi kéo gắn với nhau bằng đinh tán.
* Kéo thợ may gồm các loại:
Kéo lớn: Có tay cầm cong hoặc có một tay co, một tay duỗi, đầu tay duỗi nhọn dùng
để sang dấu, kéo dài khoảng 40cm, lưỡi kéo dài 18 ÷20.5cm là thơng dụng nhất.
Kéo lớn dùng để cắt vải dày hoặc xếp nhiều lớp vải để cắt một lần.
Kéo nhỡ: dài khoảng 25cm, 2 tay co dùng để cắt quần áo thông thường, các chi tiết
phụ của sản phẩm.
Kéo nhỏ: dùng để cắt chỉ, làm sạch chỉ thừa trên sản phẩm sau khi may một cách nhẹ
nhàng.
Ngoài ra cịn có kéo cắt vải răng cưa dùng để cắt các loại vải tổng hợp, dệt kim.
Đường cắt tạo thành hình răng cưa, tránh bị tủa sợi ở mép vải, đường cắt chính xác khơng
bị xơ lệch vì vải dễ bị trơn, trượt trên bàn cắt.


3. Phấn vẽ:
Phấn thợ may làm bằng thạch cao, được nhuộm nhiều màu, hình đẹp có 3 cạnh.
Phấn dùng để vẽ các bộ phận của quần áo lên mặt vải, đánh dấu các vị trí li, chiết,
túi… Cần phải gọt vát cạnh phấn để nét vẻ gọn, rõ. Sử dụng phấn khác màu với màu vải

để nét vẽ rõ ràng, dễ nhận biết.
4. Kim khâu:
Kim khâu có nhiều loại to, nhò, dài, ngắn khác nhau tùy theo cỡ số. Kim khâu có
một đầu là mũi kim hình thn nhọn sắc. Một đầu có lỗ để xâu chỉ, kim dùng để may tay,
lược… dùng xong phải cắm vào “ gối cắm kim “ để giữ kim lhông bị rỉ, mũi kim nhọn
đồng thời tránh gây tai nạn khi để kim rơi vương vãi.
5. Kim máy may:
Có nhiều cỡ số. Cần lựa chọn kim phù hợp với chỉ và vải thì mới tạo được mũi
may đẹp.
6. Kim ghim:
Dùng để đường xếp, nếp gấp… cấu tạo có một đầu nhọn, một đầu có nút.
7. Đê:
Đê được làm bằng thép hoặc đồng mạ kền, mặt đê có những chỗ lõm để làm chỗ tì
của trôn kim khi đẩy kim khâu qua vải. Đe được đeo ở ngón tay giữa.
8. Vạch:
Là dụng cụ làm dấu, đánh chun, vạch đường thẳng, đường cong. Vạch “cổ điển”
được làm bằng xương, bằng sừng, mũi vạch vát hình thoi, lưỡi vạch nhẵn không sắc.
Ngày nay, người ta đã tạo ra những dụng cụ sang dấu kẻ vạch thuận tiện hơn như
vạch với bánh xe có răng và khơng răng ; giấy can có sáp dùng để can các vạch lên vải có
nhiều màu khác nhau.
9. Bàn là:
Là dụng cụ cần thiết để là trong quá trình cắt may và hoàn chỉnh phẩm sau khi
may. Nên mua loại bàn là tự động có nhiều độ nóng thích hợp với mọi loại vải. Trước khi
là, phải điều chỉnh nấc nhiệt độ phù hợp với loại vải cần là.


Thước dây
Phấn vẽ
Máy may


Kim gút thường
Kéo

Kim gút có đầu hột bẹt

Bàn là
Thước gỗ

Kim may tay

Vạch

Kim may

Chỉ

Hình 3 – Dụng cụ caét may

12


II. MÁY MAY:
Máy may là loại máy dùng để may ráp các chi tiết bán thành phẩm để tạo nên các sản
phẩm may mặc. Trong may mặc gia đình, thường sử dụng máy may đạp chân hoặc máy
may chạy điện dân dụng.
1. Cấu tạo chung của máy may đạp chân (H.4)
Máy may gồm có 3 bộ phận chính:

Ổ khóa giữ
thuyền suốt ( ổ chao )


13


a) Đầu máy: Có vỏ bằng gang, trong đó có chứa các bộ phận chuyển động như trục
chính, biên cặp, cam… bánh xe.
b) Bệ máy: Được đúc bằng gang, gắn với đầu máy bằng bulông hay chốt. Dưới bệ
máy đặt trục ổ chao, trục nâng bằng đưa vải, ô chao, thoi, suốt…
c) Bàn, chân máy:
- Bàn làm bằng gỗ, đầu máy gắn vao bàn bằng bảng lề. Dưới bàn máy có ngăn kéo
ở giữa hoặc 2 bên để đựng dụng cụ.
- Chân máy được làm bằng gang hoặc thép, có bàn đạp và tay biên nối bánh xe với
bàn đạp. Dây curoa (dây đai) nối bánh xe lớn ở chân máy với bánh xe nhỏ ở đầu máy.
2. Nguyên tắc hoạt động của máy may đạp chân:
Đó là hệ thống truyền và biến đổi chuyển động do lực tác động vào bàn đạp tạo nên:
- Chân tác động vào bàn đạp tạo ra một lực, bàn đạp chuyển động lên xuống, tay
biên lên xuống biến chuyển động này thành chuyển động tròn ở bánh xe lớn (còn gọi là
bánh đà)
- Dây curoa dẫn truyền chuyển động ở bánh xe lớn làm quay bánh xe nhỏ ở đầu
máy.
- Bánh xe nhỏ kéo trục khuỷu ở đầu máy tạo ra chuyển động của trục kim, của cần
giật chỉ, của bàn đẩy vải và chuyển động tròn của ruột ổ chao.
Ở máy chạy điện, bộ phận tạo ra lực là động cơ điện và cũng hoạt động theo
nguyên tắc trên.
3. Cách sử dụng máy may:
Sử dụng máy may phải theo đúng quy trình kỹ thuật gồm 3 bước : chuẩn bị máy,
điều chỉnh sức căng của chỉ, vận hành máy.
a) Chuẩn bị máy:
- Kê máy ở vị trí bằng phẳng, đủ ánh sáng.
- Lau đầu máy, bàn máy, chân máy.

- Tra dầu : chỗ chuyển động nhiều tra 3 giọt; chỗ có lỗ tra dầu tra một giọt sau đó
đạp máy chạy khơng vài vòng để dầu xuống các bộ phận.
- Lắp kim đúng vị trí, chọn số kim hợp với vải.
- Cuốn chỉ vào suốt.
- Lắp suốt vào thoi và lắp thoi suốt vào ổ chao.
- Mắc chỉ trên.
- Lấy chỉ dưới lên, đưa hai đầu chỉ xuống dưới và ra phía sau chân vịt.
14


b) Vận hành máy:
- Tư thế ngồi: chọn ghế vừa tầm, ngồi thẳng lưng, đầu hơi cúi về phía trước, sống
mũi chiếu thẳng vào trụ kim.
- Vận hành máy: hai chân để lên bàn đạp, một chân đặt trước, cách chân sau vài
centimet.
Để khởi động máy, cần phải phối hợp nhịp nhàng giữa động tác giậm chân lên bàn
đạp với việc dùng tay phải quay nhẹ bánh xe nhỏ ở đầu máy về phía người may, sau đó
tiếp tục đạp bình thường (chân trước ấn xuống, chân sau để nguyên và khi chân sau ấn
xuống thì chân trước để nguyên) cho máy chạy đều.
4. Cách điều chỉnh những hư hỏng thơng thường về mũi may:
a) Các bộ phận chính của máy may tham gia trực tiếp vào việc tạo mũi may:
- Bộ phận kim máy, cơ cấu dẫn và cặp chỉ trên
- Bộ phận ổ chao
- Bộ phận chân vịt
- Bộ phận đẩy vải
b) Mũi máy đúng tiêu chuẩn (H.5):
Mũi may đúng tiêu chuẩn là mũi may đẹp, đều, mũi trên và mũi dưới giống nhau và
mối thắt nút nằm ở chính giữa 2 lớp vải, đường may thẳng.

Hình 5 – Mũi may chuẩn (Mũi thắt nút)


c) Cách điều chỉnh:
Khi máy may, nhiều khi mũi may không đạt tiêu chuẩn như sùi chỉ, đứt chỉ, rối chỉ,
mũi may không đều, đường may bị dúm…
Căn cứ vào bộ phận tạo mũi may để xác định nguyên nhân và tìm cách điều chỉnh.
Một hư hỏng có thể do nhiều nguyên nhân.
Hư hỏng

Nguyên nhân

1. Bỏ mũi * Kim máy
(may mũi - Không đúng cở
không đều)
- Cong

Cách khắc phục
- Chọn kim đúng cỡ
- Thay kim
15


- Lắp sai vị trí (hướng kim)

- Lắp lại cho đúng

* Cơ cấu đẩy vải
- Trục đè chân vịt yếu

- Vặn chặt thêm vít điều chỉnh ở đầu
chân vịt


- Xâu chỉ không đúng

- Xâu chỉ lại cho đúng

- Đang may vải dày sang vải - Vặn nới lỏng bớt vít chân vịt khi
sang vải mỏng
mỏng
- Dũa lại mỏ chao
- Mỏ chao bị mịn
2. Đứt chỉ * Chỉ khơng đủ độ bền
trên
* Sức căng của chỉ quá lớn
* Kim và chỉ khơng phù hợp (ví
dụ: chỉ to, kim nhỏ)
* Gắn kim sai hướng (ngược)
* Mắc chỉ trên sai
* Kim bị cong hoặc tù đầu
* Đạp ngược máy
* Bắt đầu may quá nhanh
3. Đứt chỉ * Sức ép của me thoi lớn (chặt)
dưới
* Lắp ngược hướng chỉ của suốt
vào thoi
* Chỉ và sơ vải mắc kẹt trong
thoi và ổ chao
* Chỉ quấn vào suốt khơng đều
* Rìa răng cưa đẩy vải hoặc đầu
rãnh ổ chao trên sắc
4. Sùi chỉ

* Chỉ trên căng, chỉ dưới lỏng
- Sùi chỉ
trên
* Chỉ dưới căng, chỉ trên lỏng
- Sùi chỉ
dưới

- Thay chỉ
- Vặn nới vít đồng tiền sang số nhỏ
- Thay kim đúng số
- Gắn kim lại cho đúng vị trí
- Mắc lại
- Thay kim mới
- Đạp xuôi đều đặn
- Bắt đầu may ở tốc độ trung bình
- Vặn lỏng vít me
- Lắp lại cho đúng
- Lấy hết chỉ và xơ vải ra, lau sạch
thoi và ổ chao
- Quấn chỉ vào suốt cho đều
- Làm nhẫn

- Nới ốc đồng tiền sang số nhỏ và
vặn chặt thêm vít me thoi để tăng
sức căng của chỉ dưới
- Vặn ốc đồng tiền sang số lớn hơn
làm tăng độ căng của chỉ trên và vặn
nới vít me để giảm sức căng của chỉ
dưới
* Đồng tiền kẹt, chỉ và chốt dính - Lau đồng tiền cho hết dầu

dầu làm chỉ bị trơn
* Bụi bông, sợi vải rơi giữa 2 - Lau đồng tiền cho hết bụi
đồng tiền nên không tiếp xúc
chặt.
* Bụi bông kẹt giữa me thoi
- Lau sạch bụi
* Chỉ cuốn vào suốt không đều
- Quấn lại chỉ cho đều
16


5. Rối chỉ * Khi may đầu chỉ trên và chỉ - Trước khi may, kéo chỉ trên và chỉ
may
dưới khơng kéo về phía sau dưới dưới về phía sau chân vịt
chân vịt
* Bàn đưa phải thấp
- Vặn ốc điều chỉnh nâng bàn đưa
vải lên cao hơn
6. Mũi may * Kim không đúng cỡ
- Chọn kim cho đúng với chỉ và vải
không đều * Xâu chỉ vào kim không đúng - Xâu lại
cách
* Kéo vải lúc may
- Chỉ đưa vải nhẹ tay
* Sức ép chân vịt nhẹ, vải đi - Vặn chặt ốc đầu chân vịt để tăng
không đều
sức ép chân vịt
* chỉ quấn trong suốt không đều
7. Vải nhăn * chỉ trên và chỉ dưới đều căng
(đường may * sức ép của chân vịt quá lớn khi

bị dúm)
may hàng mỏng

Hưng hỏng
8.
Vải
không chạy

9.
Máy
chạy yếu
10.
Máy
kêu to, đạp
nặng

- Quấn lại chỉ cho đều
- Nới đồng tiền và vít me
- Nới vít điều chỉnh đầu trụ chân vịt.
Dùng giấy lót dưới khi may hàng
mỏng
* Chỉ trên và chỉ dưới không - Dùng chỉ cùng cỡ, cùng loại
cùng cỡ số
Nguyên nhân
Cách khắc phục
* chỉ bị kẹt trong ổ khóa giữa - Gỡ chỉ bị kẹt ra
thoi suốt
* Bàn đưa vải thấp
- Vặn ốc điều chỉnh nâng bàn đưa
vải lên

* Núm vặn bánh xe tay quay bị - Vặn chặt núm vặn bánh xe tay
lỏng
quay
* Sức ép của chân vịt yếu
- Vặn ốc tăng sức ép của chân vịt
* Chỉ bị thắt nút dưới vải
- Đưa 2 đầu chỉ về phía sau dưới
chân vịt khi may
* Dây curoa lỏng do bị giãn vì - Cắt bớt vài phân tùy độ giãn, xong
dùng lâu
mới nối lại hoặc thay dây mới
* Chỉ bị kẹt trong ổ chao
- Mở ổ khóa giữ thuyền suốt, lấy chỉ
bị đứt ra và lau chùi sạch sẽ
* Máy khô dầu
- Tra dầu đúng quy định
* Dây curoa quá căng
- Nới dây curoa cho dài ra ( phải nối
thêm )

17


Chương II: CÁC ĐƯỜNG MAY CƠ BẢN
I/ CÁC KIỂU CAN VẢI :
Can là một phương pháp trong quá trình gia công, làm cho cac chi tiết được nối
ghép với nhau theo yêu cầu kĩ thuật để tạo sản phẩm. Trong may mặc thường dùng các
kiểu can như can rẽ, can lộn, can kê, can cuốn…
1. Can rẽ ( Ký hiệu:


)

a) Khái niệm:
Can rẽ là cách nối vải đơn giản và thông dụng nhất trong may mặc. Trước khi can
rẽ cần vắt sổ các mép vải để không bị tủa sợi. Can rẽ chỉ thực hiện một đường may ở mặt
trái vải, khi may xong hai mép vải được là rẽ sang hai bên.
b) Cách thực hiện:
- Úp hai mặt phải vải vào nhau, hai mép vải trùng nhau (H.6a)
- May một đường song song và cách mép vải 1 đến 3cm (tùy phần chừa đường may
của sản phẩm) (H. 6b)

c)
Hình 6 – Can rẽ

- Mở đơi mảnh vải, dùng móng tay cạo rẽ đôi đường can cho mép nằm về hai phía
(H.6c). khi hồn thiện sản phẩm may, phải dùng bàn là nóng là rẽ các đường can rẽ. Can
rẽ có thể thực hiện bằng máy hoặc bằng tay (mũi thường, mũi đột thưa hoặc mũi đột
mau)
c) Yêu cầu kỹ thuật:
- Mặt phải đường can phẳng, thẳng , không lộ chân chỉ.
- Mặt trái hai mép vải cách đều và êm.
d) Ứng dụng:
Can rẽ thường áp dụng để may các đường chính của quần áo như đường giàng quần,
dọc quần, đáy quần, đường sườn tay áo, sườn vai, sườn thân áo sơ mi, áo bà ba.v.v…
18


2. Can lộn ( Kí hiệu :

)


a) Khái niệm:
Can lộn là cách nối hai mảnh vải bằng 2 đường may, đường thứ nhất ở mặt phải vải,
đường thứ 2 ở mặt trái vải, giữ cho mép vải của sản phẩm được bền chắc không bị sổ ra.
b) Cách may:
- Đặt 2 mặt trái vải úp vào nhau, 2 mép vải trùng nhau (H.7a).
- May đường thứ nhất cách mép vải 0,3 ÷ 0,5cm. may xong dùng kéo cắt hết các sợi
vải bị tua ra cho gọn mép vải (H. 7b).
- Lộn vải sang mặt trái, cạo sát đường may, gấp đôi vải theo đường may rồi may
đường thứ hai cách mép gấp khoảng 0,5 ÷ 0,7cm (H.7c)

a)

b)

c)

Hình 7 – Can lộn

3. Can lật đè: ( Kí hiệu: )
a) Khái niệm:
Can lật là cách may nối hai mảnh vải bằng hai đường may : đường thứ nhất may ở
mặt trái sản phẩm, đường thứ hai may đè hai mép vải về một phía ở mặt phải sản phẩm.
b) Cách may:
- Đặt 2 mặt phải vải úp vào nhau, mép vải trùng nhau và may một đường cách mép
vải 1cm. (H. 8a)
- Lật sang mặt phải, đặt 2 mép vải ở dưới về một phía rồi cạo sát đường chỉ. May
đường thứ 2 ở mặt phải cách dường thứ nhất 0,4 ÷ 0,7cm (H. 8b)

a)


Hình 8 – Can lật đè

b)

19


c) Yêu cầu kĩ thuật: Đường can thẳng, đều.
d) Ứng dụng: Can lật dùng để may các đường cần may cứng cáp, chắc chắn như cầu
vai, nách áo, blouson, quần jean…
4. Can cuốn (Nối tiếp):
a) Khái niệm: Can cuốn là cách may 2 mảnh vải với nhau trong đó mép vải trong đó
mép vải được cuốn lại phía trong đường may
b) Cách may:
* Can cuốn phải ( Kí hiệu :

)

- Can cuốn phải là cách can cuốn thực hiện bằng 2 đường may ở mặt phải vải. Hai
đường may này song song với nhau và cách nhau 0,5 ÷ 0,7cm thể hiện ở mặt phải sản
phẩm.

b)

a)

c)

e)


d)
Hình 9 – can cuốn phaûi

- Cách may:
+ Đặt 2 mặt trái vải úp vào nhau, mặt phải ra ngồi, so le nhau 0,5 ÷ 0,7cm (H.9b)
+ Bẻ mép vải dưới gấp lên sát với miếng vải trên.
+ Úp 2 miếng vải đã gấp xuống, may đường thứ nhất cách mép gấp 0,5 ÷ 0,7 cm
(H.9c).
20


+ Mở đôi mảnh vải, cạo sát đường may, sửa cho mép gấp bọc kín mép vải và cách
đều đường may thứ nhất (H. 9d ).
Cũng có thể khơng úp vải xuống (như hình 9c) mà may ngay một đường sát mép
vải gấp sau khi thực hiện bẻ mép vải (H. 9b). Cách may này có nhược điểm: đường chỉ
thể hiện ở mặt phải vải là đường chỉ dưới sẽ không đẹp bằng đường chỉ trên.
+ May đường thứ hai sát mép gấp (H. 9e).
* Can cuốn trái:
May tương tự như may can cuốn phải nhưng thực hiện ở mặt trái vải, vì vậy ở mặt
phải sản phẩm chỉ thể hiện một đường may.
c) Yêu cầu kĩ thuật:
Can cuốn phải, can cuốn trái dùng để may quần áo có yêu cầu bền, chắc và cứng
cáp như ráp đáy quần và giàng quần của quần đùi, quần pijima ; may đường sườn; vòng
nách sơ mi nam, quần áo bộ đội, quần jean…
II. CÁC KIỂU VIỀN VẢI:
May viền vừa có tác dụng giữ mép sản phẩm để vải không bị tủa sợi đồng thời để
trang trí làm tăng vẻ đẹp ở các kiểu túi quần áo, các kiểu cổ áo, nẹp áo, .v.v…
Có nhiều kiểu viền vải : viền gấp mép, viền bọp mép, viền cuốn mép (viền ve).
1. Viền gấp mép:

a) Khái niệm:
Viền gấp mép là cách gấp mép trực tiếp sản phẩm hai lần hoặc can nối thêm vải vào
mép sản phẩm, sau đó gấp mép rồi may cố định mép gấp vào thân áo quần.
b) Cách may:
Có hai hình thức viền gấp mép: Viền gấp mép không nối vải và viền gấp mép có nối
vải.
* Viền gấp mép khơng nối vải (Kí hiệu:

)

- Phần vải gấp vào là do khi cắt để dư ra ngồi nét vẽ chính.
- Gấp mép vải lần thứ nhất rồi bẻ vào mặt trái vải 0,4 ÷ 0,6cm (H. 10a) ;
- Gấp tiếp lần thứ hai, nếp gấp có kích thước tùy theo u cầu của sản phẩm hoặc
tùy theo ý thích của người cắt (H. 10b)
- May cố định bằng may tay (khâu luôn, khâu vắt, khâu chữ V … (H. 10c) hoặc
bằng may máy một đường sát mép gấp.

21


Hình 10 – Viền gấp mép nối vải

Viền gấp mép không nối vải chỉ thực hiện được trên những đoạn thẳng hoặc nơi
cong như gấu áo, quần …
* Viền gấp mép có nối vải ( Kí hiệu:

))

Trên các đường cong như vịng cổ, vịng nách áo… ta khơng thể trực tiếp gấp mép
vải được mà phải may nối vải để viền.

Các bước thực hiện:
- Vẽ và cắt vải viền theo hình dạng của mép vải viền. Muốn vậy phải đặt chổ cần
viền (ví dụ: cổ áo) lên trên vải sẽ cắt nẹp viền, vẽ theo đúng đường cong sau đó cắt nẹp
viền theo nét vẽ và có bề rộng khoảng 3cm.
- May vải viền theo chổ cần viền: đặt mặt phải của vải viền úp xuống thân áo hoặc
quần, hai mép vải viền và chổ cần viền trùng nhau, may một đường cách mép vải 0,3 ÷
0,5 cm.

Hình 11 – Viền gấp mép có nối vải (dạng đường cong )

22


+ Muốn vải viền lật ra mặt phải vải để kết hợp trang trí, phải đặt vải viền ở mặt trái
áo. Khi may xong đường thứ nhất, mặt phải vải viền đuợc gấp sang mặt phải của áo.
+ Muốn vải viền ở mặt trái áo, đặt vải viền ở mặt phải của áo. Khi may xong
đường thứ nhất, vải viền được gấp sang mặt trái áo.
- May viền mép vải (H.11b):
+ Cắt những xơ vải, tỉa mép đường cong cho đều và dùng mũi kéo bấm (cắt)
đường cong sâu khoảng 0,3 cm, cách khoảng 2 cm bấm một lần để khi bẻ vào trong
(vịng trịn to hơn) phần viền khơng bị căng, dúm.
+ Gấp vải viền vào trong, dùng ngón tay miết cho sát đường may. Gấp mép vải
viền (nếu vắt sổ thì khơng phải gấp), lược cho phẳng êm rồi khâu vắt hoặc khâu chữ V
hoặc may máy sát mí mép gấp.
- Viền gấp mép có nối vải cũng được thực hiện đối với các chi tiết có dạng đường
thẳng như nối cạp quần, gấu quần …
Cách may như đối với đường cong, chỉ khác vải viền được cắt thẳng và trước khi
gấp vải viền để may đường thứ hai khơng phải bấm mép vải (H.12a,b).

a)


b)
Hình 12: Viền gấp mép có nối vải.

2. Viền bọc mép: Kí

hiệu:

a) Khái niệm:
Viền bọc mép là cách dùng một vải khác cắt chéo sợi, cùng màu hoặc khác màu với
sản phẩm, may bọc kín mép vải giữ cho mép vải khơng bị tủa sợi đồng thời trang trí cổ
áo, nách áo cho sản phẩm thêm đẹp.
b) Cách may:
Mép vải để viền bọc, khi cắt không chừa đường may.
* Cắt vải viền và nối vải viền:
- Cắt một dải vải chéo sợi (canh xéo) cùng màu hoặc khác màu với vải của sản
phẩm, rộng 2 – 3 cm (H.13a). Nếu dải vải ngắn, không đủ kích thước chỗ viền thì phải
nối vải. Cần phải nối vải theo đường chéo để khi viền không bị cộm (H.13b,c).

23


c)
a)

b)
Hình 13: Cách cắt vải viền và nối vải viền.

* May viền bọc mép:
- Đặt mặt phải của mép vải viền úp vào mặt phải của sản phẩm, mép vải trùng nhau

và may đường thứ nhất cách mép vải 0,3 cm hoặc có thể to hơn tuỳ theo yêu cầu của
đường viền (H.14a).
- Kéo mép vải trùm qua mép viền, dùng hai ngón tay vẽ cho trịn mép vải.
- Gấp mép dải vải bọc cuốn kín mép sản phẩm, mép gấp chờm qua đường may thứ
nhất 0,1 – 0,2 cm (H.1b).
- Lật vải sang mặt phải, dùng đường may thứ hai may lọt khe vào đường may thứ
nhất để nẹp viền (H.14c).

a)
Hình 14: Viền bọc mép.

b)

c)

Nếu vải viền mỏng và mềm, có thể may như sau:
- Gấp đơi vải viền (theo chiều dọc) may đường thứ nhất đính 2 mép vải viền với
mép sản phẩm. Chú ý vừa may vừa kéo mép vải viền cho giản ra một chút thì đường viền
mới ơm, trịn và đẹp (bề rộng vải viền phải rộng hơn cách may trên).
- Lật vải viền sang mặt trái sản phẩm trùm qua mép viền, dùng hai ngón tay vẽ
mép cho trịn và mép gấp đơi của vải viền chờm qua đường may thứ nhất 0,1 – 0,2 cm.
- May đường thứ hai lọt khe đường may thứ nhất ở mặt phải. Cách này nhanh hơn
vì khơng phải gấp mép vải viền.
24


c) Yêu cầu kỹ thuật:
- Mũi chỉ lọt khe, thẳng đều.
- Đường viền tròn, chắc, đẹp.
d) Ứng dụng:

Viền bọc dùng để viền và trang trí cổ áo, miệng túi áo, tay áo …
3. Viền cuốn mép (viền vẽ):
a) Khái niệm: Viền cuốn mép là cách xe tròn mép vải cuộn lại thật nhỏ để dấu mí vải
tủa sợi vào trong rồi may quấn quanh mép hoặc khâu vắt, hoặc may máy.
b) Cách may:
- Dùng ngón tay trái và ngón trỏ xe cuốn mép vải vào thật nhỏ và thật kín sang mặt
trái vải.
- Dùng kim và chỉ quấn quanh mép vải từ bên trái vải. Mũi ghim trên vải cách nhau
0,3 cm và kéo chỉ hơi sát để nổi mũi vải lên.
- Có thể dùng mũi khâu vắt hoặc may máy để viền (H.15a, b).

a)

Hình 15: Viền cuốn mép

b)

c) Yêu cầu kỹ thuật:
- Đường viền tròn nhỏ (0,3 – 0,4 cm) không tủa sợi vải, đều đặn.
- Các mũi vải nổi hơi cong và đều nhau (nếu may quấn chỉ).
d) Ứng dụng:
- Viền cuốn mép được áp dụng trên vải mỏng như viền quanh áo gối, khăn mùi xoa,
...
- Nếu may máy, áp dụng để may gấu áo sơ mi, nữ nhất là vạt bầu …
III. CÁC KIỂU XẾP LI VÀ CHIẾT LI:

25


Xếp li (pli) và chiết li (pince) là cách may để tạo độ rộng, các đường cong … làm

cho trang phục phù hợp với vóc dáng cơ thể. Xếp li và chiết li thực hiện ở một số chi tiết
(vai áo, ngực áo, lưng quần, … là những cách trang trí làm tăng vẽ đẹp của y phục).
1. Các kiểu xếp li:
a) Khái niệm: Li là các nếp gấp ở một số vị trí của y phục, nhưng khơng may đính
hoặc chỉ may một đoạn ngắn.
b) Cách tính vải: Li làm tăng độ rộng. Muốn xếp li ở phần nào thì chừa thêm vải ở
phần đó. Ví dụ: xếp li (hoặc chun) ở cầu vai trước và sau thì thêm vải để xếp li ở vai áo
trước và sau; còn nách và thân áo vẫn giữ nguyên.
Cách tính vải chừa ra để xếp li:
Vải xếp li = bề rộng li x 2 x số li sẽ xếp.
Ví dụ: xếp 3 li 1 cm, phần vải để xếp li = 1cm x 2 x3 = 6 cm.
c) Các kiểu xếp li:
* Li sóng: Các nếp vải được xếp cách đều nhau cùng chiều hoặc chun (dún) cho nổi
sóng, được áp dụng trên áo đầm trẻ em, áo sơ mi có cầu vai, cầu ngực, tay bồng, tay
măng sét, rèm cửa, áo gối.

a) Li sóng đều

b) Chun dún
Hình 16.a, b: Li sóng.

Li sóng có 2 dạng đều và khơng đều.
- Li sóng đều (xếp li cùng chiều) (H.16a): Gấp từng sóng vải đều nhau, theo cùng
một chiều. Ghim kim hoặc may lược cố định các nếp gấp hoặc vừa xếp li vừa may chặn
ngang cách mép vải 0,3 – 0,5 cm.
Là (ủi) kĩ để các li sóng thẳng nếp.
- Li sóng khơng đều (chun, dún) (H. 16b): may hai đường chỉ hơi thưa, đường thứ
nhất cách mép vải 0,3 cm, đường thứ hai cách đường thứ nhất 0,7 cm. Cầm đầu chỉ của
hai đường may rút nhẹ để vải dún lại cho đến khi đủ kích thước, lại mũi cố định đầu chỉ.
Dàn các nếp nhún cho tương đối đều.

Khi may ráp vào sản phẩm, may ở giữa hai đường chỉ; sau khi may xong rút bỏ hai
đường chỉ dún.
26


* Li tròn (H. 17): Một li tròn gồm hai li sóng nhưng hai nếp gấp hướng về hai phía
tạo khoảng vải ở giữa nổi lên ở mặt phải vải.
Li tròn thường áp dụng ở áo đầm trẻ em, khoảng giữa thân sau áo phần ráp với cầu
vai, khăn phủ giường.
* Li sâu (H.18): Là mặt trái của li tròn; nếp gấp của hai li sóng hướng vào nhau tạo
khoảng vải ở giữa nổi lên ở mặt trái vải.

Hình 17: Li trịn

Hình 18: Li sâu

Li sâu thường áp dụng để may quần âu, áo đầm trẻ em, rèm cửa …
* Li nổi gân (H.19): Là cách may tạo những nếp vải nhỏ nổi trên áo để trang trí. Các
nếp vải này rộng 0,5 – 2 cm. Gấp vải theo đường thẳng, may ở mặt phải vải những đường
song song với mép gấp.

Hình 19: Li nổi gân
2. Chiết (pince): Là nếp gấp vải nhưng đươc may đính suốt chiều dài của nếp gấp.
Chiết làm giảm độ rộng ở phần này, giữ nguyên độ rộng ở phần khác, tạo dáng cho sản
phẩm.
Ví dụ: Chiết eo làm giảm độ rộng của eo, trong khi độ rộng của ngực và mông vẫn giữ
nguyên, áo sẽ có độ cong.
Cách vẽ chiết (H.20): Mỗi chiết li thường có 3 đường vẽ thành hình đi chuột. Vẽ
đường giữa trước, 2 đường phụ bằng bề rộng li. Ví dụ li 3 cm, mỗi bên li là 1,5 cm, khi
may gấp vải theo đường chính giữa và may theo đường bên cạnh.


Hình 20: Cách vẽ chiết
27


CHƯƠNG III: KĨ THUẬT MAY
Bài 1: QUẦN ÂU GIẢ
(4 thân bằng nhau)
I. CÁCH ĐO:
1. Dài quần( Dq): Đo từ ngang eo đến mắt cá chân hoặc dài ngắn tuỳ ý
2. Vịng mơng (vm): Đo xung quanh mơng chỗ nở nhất.
3. Hạ gối (Hg): Đo từ ngang eo đến trên khuỷu chân 3cm.
4. Rộng ống (Rơ): Tuỳ ý (ghi ½ số đo vòng ống)
Số đo mẫu: Dq: 90cm; vm: 84cm; Hg = 40cm; Rơ = 18cm.
II. CÁCH TÍNH VẢI:
- Khổ vải: 0.8  0,9 cm (Dài quần + gấu + cạp) x 2.
- Khổ vải: 1,4  1,6cm (Dài quần + gấu + cạp)
- Khổ 1,2 m :

+ VM < 80 = (Dq + gấu + cạp)
+ VM > 80 = 2 (Dq + gấu + cạp)

III. CÁCH VẼ VÀ CẮT:
1. Gấp vải:
Xếp 2 biên vải trùng nhau, mặt trái ra ngồi biên vải ở phía trong người cắt. Đầu
vải phía tay phải vẽ cạp quần, tay trái vẽ gấu quần.
2. Cách vẽ:
Vẽ đường cận biên, song song và cách biên vải 1,5  2cm. Từ đầu vải tay phải đi
xuống 3cm làm lưng quần, xác định điểm A trên đường cận biên.
AX = Dài quần = số đo = 90cm.

XX = Gấu quần = 3cm.
AB = Hạ đáy = ¼ vm + 4 =

84
4

+ 6 = 27cm.

AC = Hạ gối = Số đo = 47cm
Từ các điểm A,B,C,X kẻ các đường ngang vuong góc với AX.
a) Vẽ li chính (Đường chính trung):
Ngang đáy BB1 = 1/4 vm + 1/10 vm =

84
4

+

84
= 29,4cm
4

28


0 là điểm giữa của BB1 từ 0 kẻ đường song song với AX cắt ngang gối tại 02
ngang gấu tại 03 và ngang cạp tại 01.
b) Vẽ đáy quần:
- AA1 = Rộng cạp = 1/4 vm + 2 = 21 + 2 = 23cm.
- B1B2 = vào đáy = 1/20 vm =


84
= 4,2cm. Nối A1B1
4

- B2K = 1/3 A1B2. Nối KB1.I là điểm giữa. Nối IB2 chia làm 3 phần. Vẽ vòng đáy
từ A1 đến K, vòng qua 1/3 IB2 đến B1.
c) Vẽ ống quần:
- Từ 02 (ngang gối ) lấy ra 2 bên mọt khoảng bằng 0B – 2  3 = 14,7 – 2 = 12,7cm,
có các điểm C1.
- Từ 03 (ngang dấu) lấy ra 2 bên và C2 một khoảng bằng

RO
= 9cm, có các điểm
2

B,C1,X1 vẽ đường giàng quần từ B1 vẽ cong nhẹ xuống C2 và nối thẳng xuống X2.
3. Cách chừa đường may:
- Đường dọc quần, giàng quần chia đều 1,5cm.
- Đáy quần chia đều 1cm
- Gấu quần + cạp quần: Cắt đúng nét vẽ cắt song đặt lên phần vải còn lại để cắt
thêm 2 thân nữa (chú ý đặt thẳng canh vải sợi)
IV/ QUY TRÌNH MAY:
1. May dọc quần.
2. May giàng quần.
3. May đáy quần.
4. May cạp quần – luồn chun.
5. May gấu quần.

29



Bài 2: ÁO SƠ MI NỮ
Sơ mi nữ được cắt may theo công thức cơ bản tạo nên
kiểu áo đơn giản, mặc gọn gàng thoải mái. Từ công thức cơ
bản này có thể thay đổi các chi tiết cổ áo, tay áo, thân áo và
cách trang trí để tạo nên các kiểu mốt thời trang.
I. Cách đo:
Người được lấy số đo cần đứng ở tư thế tự nhiên, hai
chân khép nhẹ; cần bỏ áo khốc ngồi và các đồ vật trong
(nếu có) và chỉnh áo cho ơm khớp lấy cơ thể. Đo sát êm để
số đo chính xác của cơ thể.

túi


Số đo mẫu (cm):
1. Dài áo (Da) = 56.
2. Rộng vai (Rv) = 34.

3. Dài tay (Dt) =

16 (tay ngắn)
45 (tay dài)

4. Cửa tay (Ct) = 28
5. Hạ eo (He) = 33
6. Vòng cổ (Vc) = 30
7. Vòng ngực (Vn) = 80
8. Vịng mơng (Vm) = 88

II. CÁCH TÍNH VẢI:
1. Khổ vải 0,8 – 0,9 m.
a) Tay ngắn: (Dài áo + Gấu + Đường may) x 2.
b) Tay dài: (Dài áo + Gấu + Đường may) x 2 + 1 lần dài tay.
2. Khổ vải 1,15 – 1,2 m: Dài áo + dài tay + gấu + đường may.
3. Khổ vải 1,4 – 1,6 m.
30


a) Tay ngắn: Dài áo + gấu + đường may.
b) Tay dài: Dài áo + gấu + đường may + 30 cm.
Nếu Vn > 90, Vm > 100 hoặc may rộng, phải tăng thêm 30 – 50 cm.
III. CÁCH VẼ VÀ CẮT:
A/ THÂN TRƯỚC (H. 28a)
1. Xếp vải:
Gấp 2 biên vải trùng nhau, mặt phải ở trong mặt trái ra ngồi. Biên vải ở phía trong
người cắt.
2. Cách vẽ:
- Nẹp áo: Vẽ đường song song, cách biên vải 3 – 4 cm.
- Đường giao khuy: Vẽ cách đều đường nẹp áo 1,5 cm.
Các kích thước bề ngang của thân áo tính từ đường giao khuy.
Từ đầu vải đo xuống 1 – 2 cm làm đường may, xác định điểm A trên đường giao
khuy.
AX = Dài áo = Số đo – 1.
AC = Hạ nách = 1/4Vn + 1 =

88
+ 1 = 21 cm.
4


AL = Hạ eo = Số đo = 35 cm.
XX2 = Sa vạt = 1,5 cm.
Từ A, C, L, X, X2, kẻ các đường vng góc với đường giao khuy.
a) Vẽ cổ áo:
AA1 = Rộng cổ = 1/5Vc =

30
= 6 cm.
5

AA2 = Sâu cổ = 1/5Vc + 0,5 = 6,5 cm.
Vẽ A1A3 // = AA2. Nối A2A3. Nối A1A2. H là điểm giữa của A1A2. Nối HA3. Vòng cổ
vẽ từ A1 qua 1/3 đoạn HA3 đến A2 rồi kéo dài đến đường kẻ nẹp eo.
b) Vẽ vai áo:
34
- 0,3 = 16,7 cm.
2
34
BB1 = Hạ xuôi vai = 1/10Rv + 0,5 cm =
+ 0,5  4 cm.
10

AB = Rộng vai = 1/2Rv – o,5 cm =

A1B1 = Đường sườn vai.
c) Vẽ nách áo:
CC1 = Ngang ngực = 1/4 Vn + 3cm =

80
+ 3 = 23 cm.

4

31


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×