Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Tình hình nhiễm và một số đặc tính sinh học của virus cúm gia cầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 82 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ TRANG

TÌNH HÌNH NHIỄM VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC
CỦA VIRUS CÚM GIA CẦM A/H5N1 VÀ H5N6 TẠI
MỘT SỐ CHỢ BUÔN BÁN GIA CẦM THUỘC TỈNH
QUẢNG NAM NĂM 2016- 2017

Chuyên ngành:

Thú Y

Mã ngành:

60 64 01 01

Người hướng dẫn:

1. PGS.TS. Tô Long Thành
2. PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Tô Long Thành và PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch đã tận tình
hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Nội - Chẩn - Dược, Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm Chẩn
đoán Thú y Trung ương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Trang

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................. vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở Ðầu ............................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................................... 2


Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................ 3
2.1.

Giới thiệu chung về virus cúm gia cầm ............................................................. 3

2.1.1.

Khái niệm bệnh cúm gia cầm ............................................................................ 3

2.1.2.

Tình hình bệnh cúm gia cầm trên Thế giới ........................................................ 3

2.1.3.

Tình hình bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam .......................................................... 5

2.1.4.

Dịch tễ học bệnh cúm gia cầm ........................................................................... 9

2.1.5.

Triệu chứng, bệnh tích bệnh cúm gia cầm ....................................................... 10

2.1.6.

Chẩn đoán bệnh ............................................................................................... 11


2.2.

Một số đặc điểm của virus cúm A ................................................................... 12

2.2.1.

Phân loại và danh pháp .................................................................................... 13

2.2.2.

Ðặc điểm hình thái và cấu trúc của virus cúm A ............................................. 14

2.2.3.

Các loại kháng nguyên ..................................................................................... 16

2.2.4.

Phương thức biến đổi của kháng nguyên HA và NA ...................................... 18

2.2.5.

Ðộc lực của virus cúm gia cầm ........................................................................ 20

2.2.6.

Sự xuất hiện và lưu hành các nhánh virus A/H5N1, A/H5N6 tại Việt
Nam .................................................................................................................. 21

Phần 3. Nội dung - nguyên liệu - phương pháp nghiên cứu..................................... 26

3.1.

Ðịa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 26

3.2.

Thời gian nghiên cứu...........................................................................................26

iii


3.3.

Đối tượng - vật liệu nghiên cứu ....................................................................... 26

3.4.

Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 26

3.4.1.

Xác định được tỷ lệ lưu hành virus cúm A/H5N1, A/H5N6 ........................... 26

3.4.2.

Xác định được một số đặc tính sinh học của virus cúm A/H5N1,
A/H5N6 ............................................................................................................ 27

3.5.


Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 27

3.5.1.

Phương pháp phát hiện virus cúm A/H5N1, A/H5N6. .................................... 27

3.5.2.

Phương pháp giải trình tự gen.......................................................................... 29

3.5.3.

Phương pháp phân lập virus trên tế bào xơ phôi và trứng gà có phơi ............. 30

3.5.4.

Xác định chỉ số EID50 ...................................................................................... 31

3.5.5.

Xác định chỉ số TCID50. .................................................................................. 31

3.5.6.

Phương pháp Reed- Meunch............................................................................ 31

3.5.7.

Phương pháp HA, HI giám định virus ............................................................. 32


Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 34
4.1.

Tình hình chăn ni gia cầm tại tỉnh Quảng Nam ........................................... 34

4.2.

Chẩn đoán cúm A/H5N1, A/H5N6 .................................................................. 35

4.2.1.

Chẩn đoán virus cúm týp A ............................................................................. 35

4.2.2.

Chẩn đoán virus cúm A/H5 ............................................................................. 37

4.2.3.

Chẩn đoán virus cúm A/H5N1, A/H5N6 ........................................................ 39

4.2.4.

Kết quả xác định sự lưu hành của virus cúm A/H5N1, A/H5N6 theo loài...... 42

4.2.5.

Kết quả xác định sự lưu hành virus cúm A/H5N1, A/H5N6 theo tháng ......... 44

4.2.6.


Xác định nhánh virus cúm A/H5N1, A/H5N6 ................................................. 47

4.3.

Kết quả xác định một số đặc tính sinh học của virus cúm A/H5N1 và
A/H5N6. ........................................................................................................... 55

4.3.1.

Phân lập và giám định virus cúm A/H5N1 và A/H5N6 .................................. 55

4.3.2.

Tính thích ứng trên phơi gà (xác định chỉ số EID50 )....................................... 56

4.3.3.

Tính thích ứng trên tế bào xơ phôi gà (chỉ số TCID50) .................................... 58

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 62
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 62

5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................... 62

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 63


iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ADN

:

Axit deoxyribonucleic

AI (Avian Influenza)

:

Bệnh Cúm gia cầm

ARN

:

Axit ribonucleic

BCĐQG

:


Ban chỉ đạo quốc gia

CGC

:

Cúm gia cầm

Ct (Cycle Threshold)

:

Giá trị ngưỡng chu kỳ của phản ứng

CEF ( Chicken Embryo Fibroblats)

:

Tế bào xơ phôi gà

DEF ( Duck Embryo Fibroblats)

:

Tế bào xơ phôi vịt

EID50( Embryo Infection Dose 50%)

:


Liều gây nhiễm 50% phôi trứng

ELISA
Assay)

:

Phản ứng miễm dịch huỳnh quang
gắn enzym

FAO (Food and Agriculture Organisation)

:

Tổ chức Nông Lương Thế giới

HA (Hemaglutinin)

:

Phản ứng ngưng kết hồng cầu

HI (Hemagglutination Inhibition)

:

Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng
cầu


HPAI (Highly Pathogenic Avian Influenza )

:

Cúm gia cầm thể độc lực cao

IVPI (Intravenous Pathogenicity Index)

:

Chỉ số gây bệnh qua đường mạch máu

LPAI (Low Pathogenic Avian Influenza)

:

Cúm gia cầm thể độc lực thấp

Mẫu1

:

A/Dk/VN/QuangNam/NCVD-16H5QN2-1073/2017

Mẫu2

:

A/Dk/VN/QuangNam/NCVD-16H5QN2-1071/2017CV


OIE (Office International des Epizooties)

:

Tổ chức Thú y Thế giới

rRT-PCR (Realtime Reverse Transcriptase –
Polymerase Chain Reaction)

:

Phản ứng chuỗi Polyme phiên mã
ngược thời gian thực

TCVN

:

Tiêu chuẩn quốc gia

TCID50( Tissue Culture Infection Dose 50%)

:

Liều gây nhiễm 50% tế bào

(Enzyme-Linked

ImmunoSorbent


WHO (World Health Organisation )

Tổ chức Y tế Thế giới

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Sự phân bố theo thời gian của virus cúm gia cầm ở Việt Nam ................... 25

Bảng 3.1.

Primer và probe để phát hiện virus cúm gia cầm A/H5N1, A/H5N6................ 28

Bảng 3.2.

Thành phần của phản ứng Real time RT-PCR ............................................ 28

Bảng 3.3.

Trình tự primer để nhân gen HA ................................................................. 29

Bảng 3.4.

Thành phần của phản ứng RT-PCR ............................................................ 30

Bảng 3.5.


Bảng tổng hợp số liệu để tính tốn chỉ số EID50 và TCID50 ....................... 32

Bảng 4.1.

Kết quả xét nghiệm virus cúm A ................................................................. 35

Bảng 4.2.

Kết quả xét nghiệm cúm A/H5 .................................................................... 37

Bảng 4.3.

Kết quả xét nghiệm virus cúm A/H5N1 và A/H5N6 .................................. 40

Bảng 4.4.

Kết quả xét nghiệm virus cúm A/H5N1, A/H5N6 theo loài ....................... 42

Bảng 4.5.

Kết quả xét nghiệm virus cúm A/H5N1, A/H5N6 trên gà theo tháng .............. 44

Bảng 4.6.

Kết quả xét nghiệm virus cúm A/H5N1, A/H5N6 trên vịt theo tháng .............. 46

Bảng 4.7.

Danh sách các mẫu gửi giải trình tự gen ..................................................... 48


Bảng 4.8.

Danh sách các chủng virus cúm sử dụng làm tham chiếu ........................... 49

Bảng 4.9.

Kết quả xét nghiệm và phân lập virus ......................................................... 55

Bảng 4.10. Kết quả thời gian gây chết phôi................................................................... 57
Bảng 4.11. Kết quả theo dõi tỷ lệ sống/ chết của phôi trứng khi gây nhiễm virus
mẫu1, mẫu2. ................................................................................................ 57
Bảng 4.12. Kết quả theo dõi virus gây nhiễm lên tế bào CEF ....................................... 59
Bảng 4.13. Kết quả theo dõi bệnh tích tế bào trên CEF khi gây nhiễm virus mẫu1,
mẫu 2 ........................................................................................................... 60

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Sự phân bố của virus cúm A/H5 ................................................................... 8

Hình 2.2.

Cấu trúc của virus cúm A ............................................................................ 14

Hình 2.3.

Sự phân bố không gian của các nhánh virus cúm gia cầm từ tháng

7/2016 tới tháng 6/2017 .............................................................................. 24

Hình 4.1.

Bản đồ tỉnh Quảng Nam .............................................................................. 34

Hình 4.2.

Tỷ lệ nhiễm virus cúm A ............................................................................. 36

Hình 4.3.

Tỷ lệ nhiễm virus cúm A/H5/số mẫu xét nghiệm ....................................... 38

Hình 4.4.

Tỷ lệ nhiễm virus A/H5/Số mẫu dương tính cúm A.....................................38

Hình 4.5.

Tỷ lệ nhiễm virus cúm A/H5N1 và A/H5N6/số mẫu xét nghiệm ............... 40

Hình 4.6.

Tỷ lệ nhiễm virus cúm A/H5N1, A/H5N6/số mẫu dương tính virus
cúm A/H5 .................................................................................................... 41

Hình 4.7.

Tỷ lệ nhiễm virus cúm A/H5N1, A/H5N6 theo lồi .................................. 43


Hình 4.8.

Tỷ lệ nhiễm virus cúm A/H5N1, A/H5N6 trên gà theo tháng .................... 45

Hình 4.9.

Tỷ lệ nhiễm virus cúm A/H5N1, A/H5N6 trên vịt theo tháng .................... 47

Hình 4.10. Cây phả hệ của các chủng virus cúm A/H5 ................................................ 52
Hình 4.11. Cây phả hệ của các chủng virus cúm A/H5 nhánh 2.3.2.1c. ....................... 53
Hình 4.12. Cây phả hệ của các chủng virus cúm A/H5 nhánh 2.3.4.4b ........................ 54
Hình 4.13. Hình ảnh tế bào CEF khi phân lập và chuẩn độ virus ................................. 61

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Trang
Tên luận văn: Tình hình nhiễm và một số đặc tính sinh học của virus cúm gia cầm A/H5N1
và H5N6 tại một số chợ buôn bán gia cầm thuộc tỉnh Quảng Nam năm 2016 – 2017.
Chuyên ngành: Thú y

Mã số: 24 15 10 41

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Xác định được tỷ lệ nhiễm virus cúm A/H5N1, A/H5N6 trên gà, vịt tại một số
chợ ở Quảng Nam qua đó để có những biện pháp quản lý việc buôn bán gia cầm sống
tại các chợ.

- Xác định độc lực của các nhánh virus cúm A/H5N1, A/H5N6 lưu hành Quảng
Nam và sự biến đổi của các nhánh virus cúm A/H5N1, A/H5N6 (nếu có) giúp cho việc
quản lý dịch bệnh và đánh giá hiệu quả sử dụng vắc xin tại Quảng Nam.
Phương pháp nghiên cứu
- Xét nghiệm virus cúm A/H5N1, A/H5N6 bằng phương pháp rRT – PCR từ các
mẫu swab thu được.
- Lập cây phả hệ dựa trên kết quả giải trình tự của gen HA của các chủng virus
cúm A/H5N1 và A/H5N6 thu thập được trên địa bàn tỉnh Quảng Nam sử dụng phần
mềm Biodit và Mega 7.
- Nuôi cấy, phân lập virus cúm A/H5N1, A/H5N6 trên phôi trứng gà và tế bào
xơ phôi.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả đánh giá tỷ lệ nhiễm virus cúm cho thấy, virus cúm A/H5N1 và A/H5N6
lưu hành trên cả gà và vịt buôn bán tại một số chợ thuộc địa bàn tỉnh Quảng Nam trong
giai đoạn 6 tháng cuối năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017. Tỷ lệ lưu hành virus cúm A
là 10,46 %, virus cúm A/H5 là 1,94 %, virus cúm A/H5N1 là 0,28 % và A/H5N6 là
1,2%.Tỷ lệ lưu hành virus cúm H5N6 cao hơn so với H5N1 và tỷ lệ mắc trên vịt cao
hơn trên gà. Tỷ lệ lưu hành virus cúm A/H5N1, A/H5N6 trên gia cầm tại các chợ (chợ
Điện Bàn, chợ Núi Thành và chợ Phú Ninh) cao nhất vào các tháng 11 và tháng 1 với
H5N6, H5N1 là tháng 2, và thấp nhất là vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 10 .
Kết quả phân tích di truyền (cây phả hệ dựa trên trình tự của gen HA của các virus
cúm thu thập được từ các chợ buôn bán gia cầm sống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) cho

viii


thấy các chủng virus cúm A/H5N1 thuộc nhánh virus 2.3.2.1c, và các chủng virus cúm
A/H5N6 thuộc nhánh 2.3.4.4 b. Đây là các nhánh virus đang lưu hành rộng khắp cả
nước, đặc biệt là ở các tỉnh Miền Trung. Do đó, có thể sử dụng các loại vắc xin NavetVifluvac (do Công ty Navetco sản xuất) và vắc xin H5N1 Re-5 (nhập khẩu từ Trung
Quốc) theo khuyến cáo của Cục Thú y để phịng bệnh Cúm gia cầm tại Quảng Nam.

Mơi trường thích hợp nhất cho sự phát triển nhân lên của virus CGC là trên môi
trường phôi trứng gà và môi trường tế bào xơ phôi gà. Như vậy, với kết quả chuẩn độ
của cả 2 virus trên 2 môi trường ni dưỡng này là có hiệu giá khá tương đồng với
nhau: 108 EID50/ml và 107,9 EID50/ml, 107,2TCID50/ml và 107,4TCID50/ml.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Trang
Thesis title: Avian Influenza situation and biological characterizations of A/H5N1 and
H5N6 viruses in live bird markets in Quang Nam province, 2016-2017.
Major: Veterinary Medicine

Code: 24 15 10 41

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Study Objectives
- Determine the prevalence of avian influenza A/H5N1 and A/H5N6 viruses in
chickens and ducks in live bird markets in Quang Nam province in order to provide
control measures for poultry trading in those live bird markets.
-

Determine

the

virulence

and


to

identify

clade

variants

of

avian influenza A/H5N1 and A/H5N6 viruses circulating in Quang Nam province (if
any) to support the disease management and evaluate the effectiveness of vaccine usage
in Quang Nam province.
Methodologies
- Testing avian influenza A/H5N1 and A/H5N6 viruses in obtained swab
samples by rRT - PCR method.
- Generating a phylogenetic tree based on sequences of HA gien of the
A/H5N1 and A/H5N6 viruses collected in Quang Nam province using Biodit and
Mega 7 softwares.
- Culturing and isolating avian influenza A/H5N1 and A/H5N6 viruses using
chicken embryos eggs and chicken embryo fibroblats cells.
Main findings and conclusions
The results showed that A/H5N1 and A/H5N6 viruses circulated in both
chickens and ducks which were sold in some markets in Quang Nam province in the
last 6 months of 2016 and the first 6 months of 2017. The prevalence of influenza A,
A/H5, A/H5N1 and A/H5N6 viruses were 10.46%, 1.94%, 0.28% and 1.2%
respectively. The prevalence of A/H5N6 virus was higher than A/H5N1 virus, and the
incidence in ducks was higher in chickens. The prevalence of A/H5N1, A/H5N6 in
some markets (such as Dien Ban, Nui Thanh and Phu Ninh markets) was highest in

November and January with H5N6 and with H5N1 was in February, and the lowest
prevalence was from July to October.

x


Phylogenetic analysis (phylogenetic tree generated based on sequences of HA
gene of the A/H5N1 and A/H5N6 viruses collected from live bird markets in Quang
Nam province) indicated that A/H5N1 viruses belonged to clade 2.3.2.1c, and A/H5N6
viruses belonged to clade 2.3.4.4. These two clades are widely circulating through out
the country, especially in the Central provinces. Therefore, Navet-Vifluvac vaccine
(manufactured by Navetco) and H5N1 Re-5 vaccine (imported from China) can be used
in Quang Nam as recommended by the Department of Animal Health.
The most suitable environment for the development of the avian influenza virus is
on the embryo environment and the chicken embryo cellular environment. Thus, the
titres of both viruses in these two media were titrated fairly well: 108 EID50/ml and 107,9
EID50/ml, 107,2TCID50/ml and 107,4TCID50/ml.

xi


PHẦN 1. MỞ ÐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ÐỀ TÀI
Bệnh Cúm gia cầm (CGC) xảy ra lần đầu tiên ở Việt Nam vào cuối năm
2003, đầu năm 2004 và được ghi nhận là do virus cúm A/H5N1 thể độc lực cao
(Highly Pathogenic Avian Influenza, HPAI) gây nên. Virus cúm A/H5N1 thể
độc lực cao không những gây thiệt hại lớn cho ngành chăn ni mà cịn rất
nguy hiểm đối với con người. Từ năm 2003 đến 6/2017, thế giới đã ghi nhận
các ca bệnh trên người do cúm A/H5N1 ở 16 quốc gia, với tổng số 856 ca bệnh
và 452 người chết, riêng Việt Nam có 127 trường hợp mắc bệnh và 64 người

chết (WHO, 2017).
Đặc điểm của virus cúm A/H5N1 là biến đổi rất nhanh và đến nay đã có
nhiều biến chủng H5N1 được phát hiện tại nhiều nước từ châu Á sang châu Âu.
Việt Nam cũng đã phát hiện được nhiều biến chủng virus A/H5N1 khác nhau,
được phân loại thành các nhánh (clade) và phân nhánh (subclade) như 1, 1.1,
2.3.4, 2.3.2.1, 3, 5, 7.1, 7.2 (Nguyen et al., 2014). Các kết quả nghiên cứu của
các tác giả trong nước cho thấy có nhiều biến chủng virus cúm A/H5N1 và
A/H5N6 mới đã xuất hiện tại Việt Nam do sự tiến hóa của các chủng virus địa
phương hoặc do sự lây nhiễm từ các quốc gia khác thông qua buôn bán gia cầm
và các sản phẩm gia cầm hoặc chim di cư… làm giảm, thậm chí vơ hiệu hóa
hiệu quả của các chiến dịch phòng bệnh bằng vacxin.
Giám sát sự xuất hiện của virus CGC mới là việc làm cần thiết, nhằm
phát hiện sự có mặt của các biến chủng virus mới để có thể đưa ra các sách
lược phịng chống phù hợp. Việc thực hiện các đợt giám sát virus CGC ở các
chợ buôn bán gia cầm sống là rất quan trọng bởi chợ buôn bán gia cầm sống
tập trung một lượng lớn động vật được bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau, từ
các vùng địa lý rộng lớn và có thể là mơi trường thích hợp cho khả năng tái tổ
hợp, duy trì, nhân lên và lan truyền virus CGC độc lực cao cho gia cầm và con
người (Soares et al., 2010; Leung et al., 2007). Đồng thời, ở Việt Nam với
phương thức chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ và phân tán, phát hiện virus cúm tại các
địa phương thông qua chợ buôn bán gia cầm sống là cách tốt nhất.
Quảng Nam là một trong những tỉnh có quy mô chăn nuôi lớn đặc biệt là
chăn nuôi gia cầm. Dịch CGC có thể bùng phát và nguy cơ lây sang người là

1


rất cao, gây thiệt hại cho nền kinh tế của tỉnh. Vì vậy, để chủ động trong cơng
tác phịng chống dịch CGC tại địa phương, giảm thiểu các tổn thất cho người
nông dân và ngăn chặn dịch bệnh lây sang người, chúng tơi tiền hành đề tài “

Tình hình nhiễm và một số đặc tính sinh học của virus cúm gia cầm
A/H5N1 và H5N6 tại một số chợ buôn bán gia cầm thuộc tỉnh Quảng Nam
năm 2016 – 2017".
Công việc này được tiến hành trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu sự phân
bố các biến chủng (clade) mới của viruscúm A/H5N1 trên đàn gia cầm ở Việt
Nam làm cơ sở cho việc phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao”, có mã số
ĐTĐL.CN-10/15 do Bộ Khoa học và Cơng nghệ cấp kinh phí.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ÐỀ TÀI
- Xác định tỷ lệ lưu hành virus cúm A/H5N1, A/H5N6 tại các chợ buôn
bán gia cầm sống ở tỉnh Quảng Nam.
- Xác định nhánh của các chủng virus cúm A/H5N1, A/H5N6 thu được
tại tỉnh Quảng Nam.
- Xác định một số đặc tính sinh học của các chủng virus cúm A/H5N1,
A/H5N6 thu được tại tỉnh Quảng Nam.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ÐỀ TÀI
- Xác định được tỷ lệ nhiễm virus cúm A/H5N1, A/H5N6 trên gà, vịt tại
một số chợ ở Quảng Nam qua đó để có những biện pháp quản lý việc buôn bán
gia cầm sống tại các chợ.
- Phân lập được virus CGC độc lực cao phục vụ cho cơng tác chẩn đốn
và lưu giữ giống virus. Điều này giúp cho việc có thơng tin chủ động trong việc
phát hiện sớm những nguy cơ dịch CGC có thể xảy ra, chủ động nâng cao cơng
tác phịng và chống bệnh CGC.
- Thơng qua giải trình tự gen các chủng virus cúm A/H5N1, A/H5N6
phân lập được để xác định các clade của virus cúm A/H5N1, A/H5N6 lưu
hành tại tỉnh Quảng Nam và sự biến đổi của virus cúm A/H5N1, A/H5N6
(nếu có) giúp cho việc quản lý dịch bệnh và đánh giá hiệu quả sử dụng
vacxin tại Quảng Nam.

2



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIRUS CÚM GIA CẦM
2.1.1. Khái niệm bệnh Cúm gia cầm
Bệnh CGC là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm do virus cúm A
thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra.
CGC lần đầu tiên được phát hiện ở Italia vào năm 1878 với tên gọi là
dịch hạch gà (Fowl plague) (Stubb et al., 1965). Nhưng mãi tới năm 1901 mới
xác định được yếu tố gây bệnh là căn nguyên siêu nhỏ có khả năng qua màng
lọc và tới năm 1955 mới xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh CGC
là vi rút cúm type A (A/H7N1 và A/H7N7) gây chết nhiều gà và gà tây và các
loài động vật khác (Beard et al., 1998).
Virus CGC chủ yếu gây bệnh cho gà, vịt, ngan, ngỗng, đà điểu, các loại
chim. Những loài chim di cư mang mầm bệnh và thường không biểu hiện triệu
chứng lâm sàng do chúng có sức đề kháng tự nhiên. Loài thủy cầm mang mầm
bệnh là nguồn tàng trữ và lây nhiễm cho các lồi gia cầm khác (Tơ Long
Thành, 2006).
2.1.2. Tình hình bệnh cúm gia cầm trên thế giới
2.1.2.1. Dịch cúm gia cầm thể độc lực cao
Kể từ khi bệnh CGC thể độc lực cao lần đầu tiên được xác nhận tại
Scotland vào năm 1959, đã có hơn 28 đợt bùng phát dịch xảy ra trên toàn thế
giới, trong đó có 8 đợt dịch lớn gây ra những tổn thất kinh tế nghiêm trọng
(Lupiani and Reddy, 2009):
- Năm 1983, dịch CGC do virus cúm A/H5N2 gây ra tại Pennsylvania
(Mỹ) làm chết, tiêu hủy 17 triệu gà và gà tây với tổn thất kinh tế trực tiếp là 62
triệu đô la và tổn thất gián tiếp ước tính hơn 250 triệu đô la.
- Năm 1994, dịch CGC do virus cúm A/H5N2 gây ra tại Mexico, do
virus H5N2 đột biến từ độc lực thấp sang độc lực cao.
- Năm 1999, dịch CGC do virus A/H7N1 xảy ra tại Italia. Trong đợt
dịch này, hơn 14 triệu gia cầm đã bị giết để ngăn chặn dịch lây lan.

- Năm 2002, tại Chi-lê xảy ra dịch CGC do virus A/H7N3 gây ra. Tổn
thất kinh tế trong đợt dịch này ước tính khoảng 31 triệu đô la.

3


- Năm 2003, dịch CGC do virus A/H7N7 xảy ra tại Hà Lan sau đó dịch
lan sang Bỉ và Đức. Đợt dịch đã làm 30 triệu gia cầm ở Hà Lan (1/4 đàn gia
cầm của Hà Lan), 2,7 triệu gia cầm ở Bỉ, 400 nghìn gia cầm ở Đức bị tiêu hủy.
Tổn thất kinh tế ước tính khoảng 750 triệu bảng Anh.
- Năm 2004, tại Canada xảy ra dịch CGC do virus A/H7N3 gây ra. . Tổn
thất kinh tế ước tính khoảng 300 triệu đơ la.
- Dịch CGC do virus A/H5N1: Virus A/H5N1 độc lực cao xuất hiện và
lưu hành ở mức độ thấp ở Đông Á từ 1996 đến 2003. Từ cuối năm 2003 đến
2012, dịch CGC A/H5N1 bùng phát ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt
Nam, lây lan nhanh chóng và liên tục tái bùng phát hàng năm ở nhiều nước trên
thế giới. Đến nay đã có nhiều nước và vùng lãnh thổ xuất hiện dịch CGC
A/H5N1 gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Lào, Indonesia,
Trung Quốc, Malaysia, Hong Kong, Việt Nam. Tính đến năm 2012 đã có tổng
số 250 triệu gia cầm chết hoặc bị tiêu huỷ bắt buộc tại 63 quốc gia và vùng lãnh
thổ bùng phát dịch cúm (Swayne, 2012).
- Trong năm 2014: Chủng virus cúm gia cầm H5N6 lần đầu tiên nổ ra
tại Trung Quốc vào 4-2014. Làm một bệnh nhân 49 tuổi ở tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc tử vong, đây cũng là bệnh nhân đầu tiên và duy nhất trên thế giới
nhiễm cúm A/H5N6 được ghi nhận vào thời điểm này.
2.1.2.2. Dịch cúm gia cầm thể độc lực thấp
Bệnh cúm do virus CGC thể độc lực thấp (LPAI) được xác định từ giữa
thế kỷ 20. Chủng virus độc lực thấp đầu tiên được phát hiện là chủng Dinter
phân lập được ở gà năm 1949, và được xác định là virus cúm A/H10N7 năm
1960. LPAI cũng được phân lập từ vịt có triệu chứng đường hơ hấp trong
khoảng từ 1953 – 1963 tại Canada, Cộng hòa Séc và Slovakia, Anh, Ukraine.

Virus CGC độc lực thấp gây bệnh đường hô hấp và giảm đẻ ở gà tây tại Canada
và Mỹ trong những năm đầu 1960. Virus CGC độc lực thấp nằm trong subtype
H5 cũng đã được phát hiện ở Canada 1966 và ở Mỹ năm 1968. Năm 1971 virus
cúm A/H7N3 cũng được phân lập ở Oregon từ đàn gà tây có triệu chứng bệnh
đường hô hấp nhẹ. Từ 1971, nhiều chủng virus CGC độc lực thấp thuộc
subtype H5 và H7 cũng đã được phân lập.

4


Các đợt bùng phát bệnh do virus cúm độc lực thấp A/H9N2 cũng đã được
thông báo ở Đức, Italy, Ireland, Nam Phi, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đông
Nam Á, Trung Á, Iran và Pakistan và A/H9N2 được xem là bệnh địa phương ở
khắp Châu Á (Lupiani and Reddy, 2009).
2.1.2.3. Dịch cúm gia cầm ở người
Ở người, virus cúm đã gây ra 8 đại dịch trong thế kỉ XVII, 5 đại dịch
trong thế kỉ XX. Đại dịch cúm lần đầu tiên được xác nhận đã xảy ra vào những
năm 1510 và 1580. Kể từ đó đến năm 2003, trên tồn thế giới đã có những đợt
dịch lớn (Kamps et al., 2006) sau:
- Năm 1918 - 1919, một đại dịch cúm đã nổ ra và gây tử vong khoảng 20
- 40 triệu người trên tồn thế giới. Các số liệu có sức thuyết phục sau này cho
thấy đại dịch này do virus cúm type A/H1N1 gây ra.
- Cúm Châu Á - Asian Flu do virus cúm type A/H2N2 gây nên, bắt đầu
từ Hong Kong năm 1957, sau đó lan sang Đài Loan, Philippines, Singapore,
Việt Nam Ấn Độ, Anh,… Số người chết ước tính khoảng 1- 2 triệu người.
- Cúm Hồng Kơng do virus cúm type A/H3N2, xảy ra năm 1968 làm
khoảng 700 nghìn người chết.
- Cúm Nga - “Russia flu” do virus cúm type A/H1N1 xảy ra năm 1977.
Dịch xảy ra bắt đầu từ Nga sau đó lan ra tồn thế giới.
- Từ 2003 đến 2017 dịch CGC do virus A/H5N1 đã làm 856 người mắc cúm

A/H5N1, trong số đó 452 trường hợp đã tử vong chiếm 52,8% (WHO, 2017).
2.1.3. Tình hình bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam
Bệnh CGC xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào cuối tháng 12/2003
(Bùi Quang Anh, 2005; BCĐQG, 2005) do virus CGC A/H5N1 độc lực cao
(HPAI) gây ra. Sau đó, bệnh liên tục tái phát hàng năm và thường vào lúc
chuyển mùa, nhất là vụ Đơng – Xn. Theo Cục Thú y, tính tới năm 2010 thì
có 6 đợt dịch (epidemic) CGC A/H5N1 xảy ra:
- Đợt 1: Từ tháng 12/2003 đến tháng 3/2004: Dịch bệnh đã xảy ra ở 2.574
xã, phường, 381 huyện, thị thuộc 57 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm mắc
bệnh, chết và tiêu huỷ là 43,9 triệu con (gà: 30,4 triệu con; thuỷ cầm: 13,5 triệu
con). Trong năm 2003 có 3 người tử vong do virus cúm A/H5N1.

5


- Đợt 2: Từ tháng 4 đến tháng 11/2004: Dịch phát ra rải rác với quy mô nhỏ
các hộ gia đình chăn ni gia cầm, bệnh xuất hiện ở 46 xã, phường tại 32 huyện,
quận, thị xã thuộc 17 tỉnh, thành phố. Thời gian cao điểm nhất là tháng 7, sau đó
giảm dần, đến tháng 11 cả nước chỉ có 1 điểm phát dịch. Tổng số gia cầm mắc
bệnh, chết và tiêu huỷ là 84.078 con (gà: 55.999 con, vịt: 8.132 con). Trong năm
2004, có 29 người mắc bệnh và 20 người chết do nhiễm virus A/H5N1.
- Đợt 3: Từ tháng 12/2004 đến tháng 5/2005: Dịch xuất hiện ở 670 xã tại
182 huyện thuộc 36 tỉnh, thành phố. Số gia cầm bị tiêu huỷ là 470.495 con gà,
825.689 con vịt, ngan. Trong năm 2005, có 61 ca bị nhiễm virus cúm A/H5N1
ở người, trong đó có 19 ca tử vong.
- Đợt 4: Từ tháng 10/2005 đến 01/2006: Dịch xảy ở cả 3 miền với 24 tỉnh,
thành phố tái phát. Tổng số gia cầm tiêu huỷ là 3.972.763 con trong đó gà là
1.338.523 con; thuỷ cầm và loài khác là 2.135.081 con.
- Đợt 5: Bắt đầu và kéo dài trong suốt năm 2007. Dịch không tập trung
mà rải rác, lẻ tẻ ở khắp nơi và có thể chia nhiều đợt:

Từ 12/2006 đến 3/2007 dịch xảy ra trên 83 xã, phường của 33 quận,
huyện thuộc 11 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là
103.092 con, trong đó có 13.622 con gà; 89.472 con ngan, vịt.
Từ 5/2007 đến 8/2007, dịch xảy ra ở 167 xã, phường của 10 huyện, thị
thuộc 23 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là
294.894 con (21.525 con gà; 264.549 con vịt và 8.775 con ngan). Sau khi bị
khống chế trong vòng 1 tháng, đến tháng 10/2007, dịch lại tái phát ở 15 xã,
phường của 9 huyện, quận, thị trấn thuộc 6 tỉnh, thành phố. Năm 2007, có 8
người bị nhiễm virus cúm A/H5N1, trong đó có 5 người tử vong.
- Đợt 6: Từ đầu năm 2008, dịch xảy ra rải rác tại 57 xã, phường của 40
huyện, thị thuộc 21 tỉnh. Tổng số gia cầm tiêu huỷ là 60.090 con, trong đó có
23.498 con gà, 36.592 con thuỷ cầm. Năm 2008, có 6 người nhiễm virus cúm
A/H5N1 trong đó có 5 người tử vong.
- Năm 2009, dịch CGC đã xảy ra ở 71 xã, phường, thị trấn của 35
huyện, thị xã thuộc 17 tỉnh, thành phố với tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và
tiêu hủy trên 105.601 con. Năm 2009, có 5 người nhiễm và tử vong do virus
cúm A/H5N1 (Tống Xuân Độ, 2009).

6


- Năm 2010, dịch CGC đã xảy ra ở ít nhất 63 xã, phường của 37 huyện,
quận thuộc 24 tỉnh, thành phố, làm hơn 76.000 con gia cầm mắc bệnh, chết và
buộc phải tiêu hủy, trong đó chủ yếu là vịt (chiếm hơn 70%). Trong năm 2010,
có 7 ca mắc A/H5N1 ở người và có 2 ca tử vong.
- Năm 2011, cả nước xảy ra 92 ổ dịch tại 71 xã của 40 huyện thuộc 21
tỉnh làm 99.780 con gia cầm mắc bệnh (37.558 con gà; 61.171 con vịt và 1.051
con ngan), tiêu huỷ 132.667 con gia cầm các loại.
- Năm 2012, cả nước xảy ra 374 ổ dịch, phân bố chủ yếu ở Miền Bắc
và Bắc Trung Bộ. Trong 3 tháng đầu năm, dịch CGC đã xảy ra ở 59 xã/

phường của 42 huyện /quận thuộc 14 tỉnh/ thành. Tổng số gia cầm mắc
bệnh, chết và tiêu huỷ là 66.373 con, trong đó gồm 8.711 gà, 56.550 vịt,
1.112 ngan.
- Năm 2013, dịch CGC A/H5N1 đã xảy ra tại 50 xã, phường của 23
huyện, quận thuộc 7 tỉnh, làm 59.829 con gia cầm mắc bệnh, số gia cầm chết
và tiêu hủy là 79.522 con.
- Năm 2014, dịch CGC A/H5N1 đã xảy ra tại 158 xã, phường của 93
huyện, quận thuộc 33 tỉnh. Tổng số gia cầm mắc bệnh là 212.600 con, trong đó
gà là 84.972 con, vịt là 136.426 con. Trong năm 2014 có 6 xã của 6 huyện
thuộc 6 tỉnh có ổ dịch cúm A/H5N6, tổng số gia cầm mắc bệnh và phải tiêu hủy
do mắc cúm A/H5N6 là 17.188 con.
- Năm 2015, dịch CGC A/H5N1 đã xảy ra tại 39 xã, phường của 21
huyện, quận thuộc 21 tỉnh, làm 32.828 con gia cầm mắc bệnh.
- Trong 6 tháng đầu năm 2016 trên địa bàn cả nước đã ghi nhận 8 ổ
dịch cúm gia cầm H5N1 và H5N6. Trong đó có 6 ổ dịch cúm A/H5N6 tại 6
xã thuộc 6 huyện của 5 tỉnh Quảng Ngãi, Kon Tum, Tuyên Quang, Lạng
Sơn, Nghệ An và có 2 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 xảy ra tại 2 xã thuộc 2
huyện của thành phố Cần Thơ. Số gia cầm chết và buộc phải tiêu hủy là
10.945 con.
Từ năm 2004 đến 2009, các ổ dịch CGC xuất hiện chủ yếu ở các tỉnh
Miền Bắc và các tỉnh Miền Nam. Từ 2010 đến 2014, các ổ dịch có tính chất
phân tán xảy ra ở nhiều tỉnh trong cả nước bao gồm cả các tính Miền Bắc,
Miền Trung và Miền Nam (Hình 2.1).

7


Hình 2.1. Sự phân bố của virus cúm A/H5
Nguồn: FAO (2016)


8


2.1.4. Dịch tễ học bệnh cúm gia cầm
2.1.4.1. Phân bố dịch bệnh
Sự phân bố và lưu hành virus CGC xảy ra trong phạm vi toàn cầu do sự di
trú của các dã cầm, do đó rất khó dự đốn khi nào virus xuất hiện, gây thành
dịch cho đàn gia cầm nuôi và việc ngăn chặn sự tiếp xúc giữa các lồi dã cầm
với lồi gia cầm ni có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển chăn nuôi gia
cầm (Cục Thú y, 2004).
2.1.4.2. Ðộng vật cảm nhiễm
Gà, ngan, vịt, chim cút mọi lứa tuổi đều mắc cúm nhưng bệnh thường ở
gia cầm 4-6 tuần tuổi. Gia cầm dễ mắc bệnh và có tỷ lệ chết cao nhất ở nơi
bệnh phát ra lần đầu, ở gia cầm sắp đẻ hoặc thời kỳ đẻ cao nhất. Gia cầm có
khả năng sản xuất càng cao thì càng mẫn cảm với virus. Gia cầm mái dễ bị
nhiễm virus cúm hơn con trống (Suarez and Mary, 2008).
Virus CGC có thể gây bệnh cho các lồi động vật có vú khác như lợn,
ngựa, chồn, hải cẩu, cá voi... và cả con người. Nhiều nghiên cứu mới đây cho
thấy lồi mèo, vốn được coi là khơng cảm nhiễm với virus cúm, cũng mắc bệnh
và chết (Beard et al., 1991).
2.1.4.3. Vật mang virus
Virus cúm đã phân lập được ở hầu hết các loài chim hoang dã như vịt trời,
thiên nga, hải âu, mịng biển, vẹt, vẹt đi dài, vẹt mào, chim thuộc họ sẻ, diều
hâu. Tần suất và số lượng virus phân lập được ở thủy cầm, đặc biệt vịt trời đều
cao hơn các loài khác (Bùi Quang Anh và Văn Đăng Kỳ, 2004).
Vịt từ khi bị nhiễm đến khi bắt đầu thải virus trong vòng 30 ngày. Virus
được duy trì trong đàn vịt trời cho tới mùa sinh sản tiếp theo lại truyền cho các
con non theo đường tiêu hóa do virus bài thải theo phân, gây ô nhiễm ao, hồ
(Bùi Quang Anh và Văn Đăng Kỳ, 2004; Cục Thú y, 2004).
Kết quả điều tra thủy cầm ở Bắc Mỹ cho thấy trên 60 % chim non bị

nhiễm virus do tập hợp đàn trước khi di trú. Sự kết hợp các kháng nguyên bề
mặt H và N của các phân type virus cúm A diễn ra ở chim hoang dã, virus
không gây độc đối với vật chủ, được nhân lên ở đường ruột của chim khiến cho
các loài này mang virus và là nguồn gieo rắc virus cho các loài khác, đặc biệt là
gia cầm (Alexander, 2000).

9


2.1.4.4. Sự truyền lây
Khi gia cầm nhiễm virus cúm, virus được nhân lên trong đường hơ hấp và
đường tiêu hóa. Sự truyền lây của bệnh được thực hiện theo 2 phương thức.
- Lây trực tiếp: Do con vật mẫn cảm tiếp xúc với con vật mắc bệnh thông
qua các hạt khí dung được bài tiết từ đường hơ hấp hoặc qua phân, thức ăn,
nước uống bị nhiễm virus.
- Lây gián tiếp: Qua các hạt khí dung trong khơng khí ở khoảng cách gần
hoặc những dụng cụ chăn nuôi, phân, thức ăn, nước uống, quần áo, giầy dép,
phương tiện vận chuyển, lồng nhốt, chim, thú, cơn trùng có mang mầm bệnh.
Virus cúm dễ dàng truyền tới vùng khác do con người, phương tiện vận
chuyển, dụng cụ và thức ăn chăn nuôi. Phần lớn các ổ dịch CGC do sự lây
lan thứ cấp thông qua con người (Bùi Quang Anh và Văn Đăng Kỳ, 2004;
Cục Thú y, 2004).
2.1.5. Triệu chứng, bệnh tích bệnh cúm gia cầm
2.1.5.1. Triệu chứng
- Trên đàn gia cầm
Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 21 ngày, có trường hợp kéo dài đến
28 ngày. Gia cầm bệnh sốt cao, chảy nước mắt, đứng tụm một chỗ, lông xù,
phù đầu và mắt, da tím tái, chân xuất huyết, chảy nước dãi ở mỏ. Triệu
chứng chung là giảm hoạt động, giảm tiêu thụ thức ăn, gầy yếu (Tô Long
Thành, 2004).

- Trên người
Đối với người, sau khi nhiễm, thời gian ủ bệnh từ 1 đến 5 ngày trung
bình là khoảng 3 ngày. Lúc đầu bệnh nhân sốt cao 39oC và kéo dài từ 1 đến 3
ngày, bệnh nhân cảm thấy khó chịu, toàn thân ê ẩm, ho, sổ mũi nhức đầu, khó
thở, kèm theo các rối loạn về thính giác và thị giác. Đặc biệt, chủng virus cúm
A/H5N1 gây tỉ lệ tử vong rất cao cả ở gia cầm và trên người (Claas et al., 1998;
Hui, 2008). Trong trường hợp không xảy ra những biến chứng phức tạp, sự gây
nhiễm tự giới hạn và bệnh nhân tự phục hồi trong vòng một tuần. Tuy nhiên,
nếu bị biến chứng viêm phổi do virus hoặc do vi khuẩn hoặc cả hai thì bệnh có
thể trở nên trầm trọng thậm chí có thể dẫn đến tử vong (Bauer et al., 2006;
Gambotto et al., 2008).

10


2.1.5.2. Bệnh tích
Theo Lê Văn Năm (2004) mức độ biến đổi bệnh tích của bệnh CGC đa
dạng phụ thuộc vào độc lực virus, quá trình diễn biến của bệnh. Một số biến
đổi của bệnh CGC như: Mào và tích thâm tím, phù nề, xuất huyết dưới da và
rìa tích. Xuất huyết dưới da ống chân thành vệt, nốt. Khí quản viêm xuất huyết,
chứa nhiều đờm. Túi khí phù nề, thành túi khí dầy và có nhiều fibrin bám dính.
Phổi viêm cata, xuất huyết đến viêm fibrin làm phổi dính vào lồng ngực. Viêm
xuất huyết đường ruột, đặc biệt vùng hậu môn, van hồi manh tràng, dạ dày
tuyến và niêm mạc tá tràng. Bao tim tích nước vàng, xuất huyết màng bao tim,
mỡ vành tim, cơ tim. Lách biến màu lốm đốm vàng, rắn chắc hơn bình thường.
Tụy khơ, xuất huyết. Viêm xuất huyết buồng trứng, ống dẫn trứng, nhiều
trường hợp trứng non dập vỡ, xoang bụng tích nước vàng lợn cợn. Xuất huyết
màng treo ruột, màng bao dạ dày tuyến, dạ dày cơ, màng xương lồng ngực có
thể coi là đặc điểm riêng của bệnh CGC.
Các biến đổi đặc trưng về tổ chức học bao gồm phù nề, xung huyết, xuất

huyết và thâm nhập bạch cầu đơn nhân ở cơ vân, cơ tim, lách, phổi, mào, tích,
gan, thận, mắt và thần kinh. Ngồi tế bào bạch cầu đơn nhân cịn có tế bào đặc
trưng cho phản ứng viêm, hoại tử.
2.1.6. Chẩn đoán bệnh
2.1.6.1. Chẩn đoán dựa vào dịch tễ học
Căn cứ vào các yếu tố dịch tễ như bệnh lây lan nhanh, nhiều loại gia cầm,
gia cầm ở mọi lựa tuổi đều mắc bệnh, tỷ lệ chết cao lên tới 100%. Bệnh thường
xảy ra ở những vùng có ổ dịch cũ, những nơi gia cầm chưa được tiêm phòng
vacxin cúm hoặc tiêm phòng chưa đủ thời gian đáp ứng miễn dịch, hoặc đã
tiêm phòng nhưng qua khảo sát hiệu giá kháng thể bảo hộ chỉ đạt mức thấp.
2.1.6.2. Chẩn đoán dựa vào triệu chứng và bệnh tích
Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích điển hình của bệnh
(mục 2.1.5.1 và mục 2.1.5.2) để chẩn đoán bệnh. Trong trường hợp gia cầm
chết cấp tính thì biểu hiện bệnh tích thường khơng điển hình.
2.1.6.3. Chẩn đốn phịng thí nghiệm
Chẩn đốn virus học: Ni cấy, phân lập virus trên trứng gà có phơi ấp 810 ngày hoặc trên mơi trường tế bào xơ phôi. Giám định virus trong dịch nuôi
cấy bằng các phản ứng HA, HI.

11


Chẩn đoán và giám định virus bằng kỹ thuật Real time RT-PCR (rRT
PCR). Hiện nay kỹ thuật này đã được ứng dụng rộng rãi và thường quy ở Việt
Nam, cũng như nhiều nước trên thế giới.
Chẩn đoán huyết thanh học sử dụng phản ứng HA, phản ứng HI, phản ứng
EELISA để phát hiện kháng thể.
2.1.6.4. Phòng bệnh
Để phòng bệnh đạt hiệu quả cao, giảm tổn thất cho ngành chăn nuôi cần
phối hợp nhiều biện pháp bao gồm:
Tăng cường các biện pháp an tồn sinh học tại các trại chăn ni để làm

giảm nguy cơ lây nhiễm virus do con người, động vật, các phương tiện và dụng
cụ vào trại chăn ni như kiểm sốt vận chuyển, tiêu độc, sát trùng chuồng trại,
phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, sử dụng quần áo bảo hộ.
Tiêm phòng vacxin cho đàn gia cầm giúp gia cầm giảm sự mẫn cảm với
mầm bệnh, giúp hỗ trợ loại trừ, kiểm soát dịch bệnh và làm giảm mức độ bài
thải virus ra mội trường.
Kiểm soát vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm để giảm thiểu sự
lây lan dịch bệnh từ vùng dịch sang vùng khơng có dịch.
Kiểm sốt giết mổ: Xây dựng các lị giết mổ gia cầm tập trung để kiểm
sốt nguồn gốc và tình hình dịch bệnh của gia cầm giết mổ, áp dụng dây
chuyền giết mổ tự động và đóng gói sản phẩm khi đưa ra tiêu thụ.
Giám sát chủ động bệnh CGC nhằm phát hiện sớm ổ dịch và sự lưu hành
của vi rút cúm để cảnh báo sớm nguy cơ phát sinh dịch bệnh, nguy cơ mất vệ
sinh an toàn thực phẩm, nguy cơ virus cúm xâm nhập vào Việt Nam.
Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng định kỳ tại cơ sở chăn nuôi, các chợ buôn bán
gia cầm sống để diệt trừ mầm bệnh ở ngồi mơi trường.
Phát hiện và chẩn đoán nhanh các ổ dịch,...thực hiện các biện pháp phòng
chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
Truyên truyền, vận động người dân không buôn bán gia cầm sống tại các
chợ và khu vực đông dân cư, khai báo với cán bộ thú y khi thấy gia cầm có
biểu biện bệnh.
2.2. MỘT SỐ ÐẶC ÐIỂM CỦA VIRUS CÚM A
Họ Orthomyxoviridae bao gồm 4 nhóm virus, đó là: Nhóm virus cúm A

12


(Influenza A); nhóm virus cúm B (Influenza B); nhóm virus cúm C (Influenza
C); và nhóm Thogoto virus. Các nhóm virus khác nhau bởi các kháng nguyên
bề mặt capsid, ở virus cúm A và B là Hemagglutinin (HA, ở virus cúm C là

Hemagglutinin Esterase Fusion (HEF), và ở Thogoto virus là Glycoprotein
(GP) (Ito et al., 1998; Murphy and Webster, 1996). Nhóm virus cúm A có phổ
vật chủ rất rộng, được phân chia thành nhiều subtype khác nhau.
2.2.1. Phân loại và danh pháp
2.2.1.1. Phân loại
Virus cúm được phân loại thành các týp dựa trên phản ứng huyết thanh
học với các nội protein NP và M1. Các virus CGC đều thuộc virus cúm A (týp
A), virus cúm B, C gây bệnh chủ yếu ở ngườivà cả hai đều không phân lập
được từ gia cầm.
Các chủng virus cúm A khác nhau có thể phân loại thành các phân týp
(subtype) dựa trên kháng nguyên HA và NA có trên bề mặt capsid của hạt virus
(De Wit and Fouchier, 2008). Nhóm virus cúm A có ít nhất 16 subtype HA (từ
H1 đến H16) và 9 subtype NA (từ N1 đến N9) (OIE, 2015). Sự tổ hợp giữa các
subtype HA và NA, về mặt lý thuyết, sẽ tạo ra nhiều subtype khác nhau.
Đối với subtype A/H5, từ năm 2008, dựa trên cơ sở các trình tự gien H5
của các virus cúm có nguồn gốc từ virus cúm A/H5N1
A/goose/Guangdong/1/96, virus được phân chia thành 10 nhánh (clade) ban
đầu hay nhánh lớp thứ nhất được đánh số từ 0 đến 9, các nhánh này tiếp tục
được phân chia thành các nhánh lớp thứ 2, lớp thứ 3,… Việc phân nhánh dựa
trên ba tiêu chí (WHO, 2008):
- Nằm trong cùng một nốt nhánh (clade);
- Tạo thành nhóm đơn ngành với giá trị bootstrap ≥ 60 tại nốt nhánh (dựa
trên giá trị boostrap 1000 lần);
- Tỷ lệ phần trăm khoảng cách trung bình so sánh theo cặp nucleotide
giữa các nhanh >1,5 % và trong cùng nhánh <1,5 %.
2.2.1.2. Danh pháp
Năm 1980, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra hệ thống phân loại đặt tên
virus cúm như sau: Chủng virus/loài vật chủ phân lập được virus/vị trí địa
lý/quy ước chủng của phịng thí nghiệm/năm phân lập/loại subtype của virus.


13


×