Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Thực trạng bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại trung tâm giống gia súc, gia cầm tỉnh nam định và thử nghiệm điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 68 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI THỊ LƠ

THỰC TRẠNG BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở ĐÀN LỢN NÁI
NGOẠI NUÔI TẠI TRUNG TÂM GIỐNG GIA SÚC, GIA
CẦM TỈNH NAM ĐỊNH VÀ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ

Chuyê n nghà nh:

Thú y

Mã chuyên ngành:

60 64 01 01

Người hướng dan khoa học:

PGS.TS. Chu Đức Thắng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả trình bày luận văn này là trung thực và chưa
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2017
Tác giả luận văn


Bùi Thị Lơ

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, cùng với sự nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ của tập thể và cá nhân trong và ngồi trường.
Tơi xin chân thành cảm ơn Học viện Nông nghiệp Việt Nam, khoa Thú Y, Bộ
môn Nội- Chẩn- Dược- Độc chất, cùng các thầy, cô giáo đặc biệt là PGS. TS. Chu Đức
Thắng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn giám đốc trung tâm gia súc gia cầm tỉnh Nam Định,
cùng các anh, chị, em công nhân công tác tại trung tâm đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi học tập và thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, xin được bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình và người thân, cùng
bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần, giúp tôi vượt qua mọi
khó khăn trong suốt q trình học tập, nghiên cứu đề tài.
Một lần nữa xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể, cá nhân đã tạo điều
kiện giúp đỡ tơi hồn thành chương trình học tập.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2017
Tác giả luận văn

Bùi Thị Lơ

ii


MỤC LỤC
Lơi cam đoan ......................................................................................................................i
Lơi cam ơn ........................................................................................................................ ii

Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh muc chữ viết tắt .......................................................................................................vi
Danh muc bảng ............................................................................................................... vii
Danh muc hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ix
Thesis abstract...................................................................................................................xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 2

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Cấu tạo cơ quan sinh sản của lợn cái .................................................................. 4

2.1.1.


Buồng trứng (Ovarium)....................................................................................... 4

2.1.2.

Ống dẫn trứng (Oviductus) ................................................................................. 5

2.1.3.

Tử cung (Uterus) ................................................................................................. 6

2.1.4

Âm đạo (Vagina) ................................................................................................ 7

2.1.5

Tiền đình (Vestibulum vaginae sinusinogenitelis) ............................................. 7

2.1.6.

Âm vật (Clitoris) ................................................................................................. 7

2.1.7.

Âm môn (Vulva) ................................................................................................. 8

2.2.

Đặc điểm sinh lý của gia súc cái ......................................................................... 8


2.2.1.

Sự thành thục về tính ........................................................................................... 8

2.2.2.

Sinh lý quá trình thụ tinh .................................................................................... 9

2.2.3.

Sinh lý quá trình mang thai ................................................................................. 9

2.2.4.

Sinh lý quá trình đẻ ........................................................................................... 10

2.3.

Bệnh viêm tử cung ở lợn nái (Mestritis) ........................................................... 12

2.3.1.

Nguyên nhân của bệnh viêm tử cung ................................................................ 12

2.3.2.

Hậu quả của bệnh viêm tử cung ........................................................................ 13

iii



2.3.3.

Các thể viêm tử cung......................................................................................... 14

2.3.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái sau đẻ........ 19

2.3.5.

Biện pháp phòng bệnh viêm tử cung ở lợn nái ................................................. 20

2.4.

Tình hình nghiên cứu bệnh viêm tử cung trên thế giới và tại việt nam ............ 21

2.4.1.

Trên thế giới...................................................................................................... 21

2.4.2.

Tại Việt Nam ..................................................................................................... 23

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cưu ............................................................ 25
3.1.

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................... 25


3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 25

3.1.2.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 25

3.1.3.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 25

3.2.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 25

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 26

3.3.1.

Xác định tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại ............................. 26

3.3.2.

Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu lâm sàng của lợn nái khỏe và bị viêm
tử cung .............................................................................................................. 26

3.3.3.


Xác định thành phần vi khuẩn trong dịch tử cung, âm đạo .............................. 26

3.3.4.

Phương pháp thử kháng sinh đồ ....................................................................... 26

3.3.5.

Phương pháp thử nghiệm phác đồ điều trị ........................................................ 26

3.4.

Phương pháp xư ly số liệu ................................................................................ 27

Phần 4. Kết quả và thảo luận....................................................................................... 28
4.1.

Ty lê măc bênh viêm tư cung ơ đan lơn nai ngoai nuôi tai trung tâm giông
gia suc gia câm tỉnh nam định .......................................................................... 28

4.1.1.

Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại trung tâm giống
gia súc gia cầm qua các năm 2013-2017 .......................................................... 28

4.1.2.

Tình hình lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở các lứa đẻ khác nhau .................. 29


4.2.

Một số chỉ tiêu và biểu hiện lâm sàng của lợn bình thường và lợn bị viêm
tử cung .............................................................................................................. 35

4.3.

Xác định thành phần các loại vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung lợn nái
ngoại ................................................................................................................. 36

4.4.

Xác định số lượng vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung ở lợn nái ngoại ......... 39

iv


4.5.

Xác định tính mẫn cảm của các loại vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm
tử cung của lợn nái với thuốc kháng sinh ......................................................... 40

4.6.

Kết quả xác định mức độ mẫn cảm với kháng sinh thông qua thử kháng
sinh đồ và đo đường kính vịng trịn vơ khuẩn của các loại vi khuẩn có
trong dịch viêm tử cung .................................................................................... 43

4.7.


Kết quả thử nghiệm điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung ơ đàn lợn nái
ngoại.................................................................................................................. 43

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 47
5.1

Kết luận ............................................................................................................. 47

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................... 47

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

E. Coli

Escherichia coli

FSH

Luteinizing Hormone

MMA


Mastitis - metritis - agalactia

LH

Luteinzing Hormone

P

Thể trọng

PGF2 a

ProstaglandinF2a

VTC

Viêm tử cung

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại Trung tâm giống
gia súc gia cầm tỉnh Nam Định qua các năm từ 2013-2017 .........................27
Bảng 4.2. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại theo từng lứa đẻ ...................29
Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh Viêm tử cung theo mùa qua các năm ở đàn lợn nái ngoại
nuôi tại trung tâm. .........................................................................................33
Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu lâm sàng của lợn bình thường và lợn viêm tử cung. ............35
Bảng 4.5. Thành phần vi khuẩn có trong dịch tử cung bình thường và bị viêm của lợn
nái sau đẻ ......................................................................................................37

Bảng 4.6. Số lượng các vi khuẩn phân lập được trong dịch tử cung bình thường và bị
viêm ở lợn nái sau đẻ. ...................................................................................40
Bảng 4.7. Kết quả xác định tính mẫn cảm của các loại vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm
tử cung lợn với các loại kháng sinh…………………...………………………42
Bảng 4.8. Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đồn vi khuẩn có trong dịch
viêm đường sinh dục của lợn nái với một số thuốc kháng sinh thông
dụng………………… ..................................................................................44
Bảng 4.9. Kết quả thử nghiệm điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung và một số chỉ
tiêu sinh sản của lợn nái ngoại khỏi bệnh. ....................................................44

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.

Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của đàn nái qua các năm .............................. 28

Hình 4.2.

Tỷ lệ mắc viêm tử cung qua các lứa đẻ ....................................................... 30

Hình 4.3.

Tỷ lệ mắc viêm tử cung theo mùa ở lợn nái ngoại ...................................... 34

Hình 4.4.

Tỷ lệ thành phần vi khuẩn có trong dịch âm đạo, tử cung lợn nái bình
thường và bệnh lý………………………………………………...............46


Hình 4.5a. Kết quả thử nghiệm điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung lợn nái
ngoại của 3 phác đồ ..................................................................................... 47
Hình 4.5b. Kết quả thử nghiệm điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung lợn nái
ngoại của 3 phác đồ ..................................................................................... 47

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Thị Lơ
Tên luận văn: “Thực trạng bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại trung tâm
giống gia súc, gia cầm tỉnh Nam Định và thử nghiệm điều trị”
Chuyên ngành: Thú y

Mã số: 60 64 01 01

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu

- Xác định được thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và một số
yếu tố ảnh hưởng.

- Xác định được một số chỉ tiêu lâm sàng của bệnh viêm tử cung nhằm góp phần
chẩn đốn nhanh bệnh.
- Xác định được thành phần, số lượng vi khuẩn và thử kháng sinh đồ từ đó đưa ra
các phác đồ điều trị hiệu quả bệnh viêm tử cung lợn.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Xác định tỷ lệ lợn nái bị viêm tử
cung bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi kết hợp với việc

theo dõi, thăm khám trực tiếp; xác định sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng của lợn nái
mắc bệnh viêm tử cung bằng phương pháp thường quy đếm nhiều lần hoặc quan sát vào
một thời điểm quy định và lấy số bình quân; phương pháp phân lập xác định vi khuẩn
hiếu khí; phương pháp kháng sinh đồ; phương pháp phân lô so sánh; phương pháp xử lý
số liệu.
Kết quả chính và kết luận
- Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trung tâm giống gia súc gia cầm
tỉnh Nam Định theo quy mô đàn qua các năm (2013-2017) là ở mức cao, biến động từ
14,82% tới 35,59%.
- Tỷ lệ mắc viêm tử cung ở lứa đẻ 1 cao nhất (27,78%) sau đó giảm dần ở lứa 2,
3, đến lứa đẻ thứ 4 giảm ở mức 6,17% và có xu hướng tăng mạnh ở lứa thứ 6 (31,15%).
- Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh VTC ở mùa hè chiếm tỷ lệ cao nhất (31,24%), sau đó
đến mùa xn 28,74%; mùa đơng 22,63% và thấp nhất ở mùa thu (chỉ chiếm 18,7%).
- Có sự khác biệt rố ràng về một số chỉ tiêu lâm sàng giữa lợn khỏe và lợn bị
viêm tử cung. Lợn nái bị viêm tử cung có thân nhiệt tăng lên l,98°C so với lợn nái bình
thường, tần số hô hấp của lợn bị viêm tử cung tăng 28,52 lần so với lợn nái bình thường.
Dựa vào sự khác biệt chỉ tiêu lâm sàng và màu sắc dịch viêm có thể kết luận lợn nái

ix


ngoại viêm tử cung ở thể nào.
- Khi tử cung, âm đạo bị viêm, 100% các mẫu bệnh phẩm đều xuất hiện các vi
khuẩn E.coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus và Salmonella. Đặc biệt trong dịch
viêm xuất hiện thêm loại vi khuẩn Pseudomonas với tỷ lệ 16,67%.
- Các kháng sinh Gentamycin, Amoxycillin, Ceftiofur mẫn cảm cao với tập đoàn
vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm tử cung, số ca khỏi bệnh đạt tỷ lệ cao 100%.
- Khi lợn nái bị viêm tử cung, dùng Lutalyze tiêm dưới da 2ml (25mg), tiêm 1
lần; Ceftiofur:1ml/10kg thể trọng, tiêm bắp, Rivanol thụt rửa với liều 2000ml/con/ngày,
kết hợp với B.complex cho số ngày điều trị ngắn nhất 3,46 ± 0,12 (ngày), thời gian

động dục trở lại sau khi lành bệnh sớm nhất 5,38 ± 0,17 (ngày) và tỷ lệ có thai lần phối
đầu cao nhất đạt tỷ lệ 86,67%.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Bui Thi Lo
Thesis title: The reality of the Mestritis on imported sows at the cattle, poultry breeding
center in Nam Dinh province and experimental some treatment measures”.
Major: Veterinary Medicine

Code: 60 64 01 01

Educational organization: Viet Nam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To determine the real situation imported sows get Mestritis and several factors
to the rate imported sows get Mestritis.
To determine some clinical indicators of the Mestritis to contribute to the
rapid diagnosis.
To determine composition, number of bacteria and antibiotic test, from there,
there are effective treatments for the Mestritis on imported sows.
Materials and Methods
Topics used research methods: Determine the rate of sows get Mestritis by
investigating and interviewing farmers directly in combination with direct monitoring;
Determine the transformation of some clinical indicators and bacteriology when sows
get Mestritis by counting, multiple many times at a certain time then take the average
with direct observation method; The isolation method to determine aerobic bacteria;
Method of antibiotic test; Comparative plot method; Method of processing data.
Main findings and conclusions

The rate of imported sows get Mestritis at the cattle, poultry breeding center in
Nam Dinh province according to the herd scale over the years (2013-2017) is quite
high, ranges from 17,05% to 33,00%.
The rate of imported sows get Mestritis at parity 1 is the highest, then
decrease in parity 2, 3, to parity 4 decreases at 6.17% and tended to increase sharply
in 6th parity (31.15%).
The rate of imported sows get Mestritis in summer is the highest proportion
(31.24%), then in spring (28.74%), winter (22.63%) and lowest in autumn (only 18.7%).
There are clear differences about some clinical indicators between healthy sows
and sows get Mestritis: Sows get Mestritis have the body temperature increased to
1.98°C compared to normal sows. The respiratory rate of sows get Mestritis was 28.52
times higher than that of normal sows.

xi


Based on differences in clinical indicators and color inflamed, can conclusions
about the kind of Mestritis.
When Uterus, Vagina of sows are inflamed, 100% of the specimens produce
bacteria E.coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus and Salmonella. Particularly in
the epidemic, there is Pseudomonas bacterium at the rate of 16.67%.
Antibiotics Gentamycin, Amoxycillin, Ceftiofur has high sensitivity with the
bacterias coporation which are isolated from the inflammation uterus fluids of the sow
get Mestritis, the rate of cure is high at 100%.
When sows get Mestritis, using Lutalyze ijnect subcutaneous 2ml (25mg) one
time, using Cephachlor 1 ml/10kg weight , Rivanol douching with 2000ml/sow/day,
combining body treatment with B. complex bring shortest treatment days 3.46 ± 0.12
(day), time of estrus returned after earliest healing 5.38 ± 0.17 (day) and the highest rate
of pregnancy was 86.67%.


xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngành chăn ni lợn là một nghề truyền thống có từ lâu đời ở Việt Nam
và con lợn luôn giữ vị trí hàng đầu về tỷ trọng và giá trị trong các lồi vật ni.
Với mục tiêu vừa là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu, vừa là nguồn cung cấp phân bón, tạo điều kiện cho
ngành trồng trọt phát triển, chăn nuôi lợn đã góp phần quan trọng trong việc tăng
thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống của người nông dân.
Đặc biệt do xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy chăn ni sản
xuất hàng hóa phát triển. Hiện nay, phong trào chăn nuôi lợn theo hướng nạc
đã và đang phát triển mạnh trên toàn quốc cả về số lượng và chất lượng lẫn
quy mô đàn. Ngành chăn nuôi lợn, đặc biệt là chăn nuôi lợn nái sinh sản đã có
những bước tiến vượt bậc với sự xuất hiện của các mơ hình trang trại chăn
ni tập trung, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và an tồn sinh
học với quy mơ đàn lớn, hiệu quả kinh tế cao do việc nhập ngoại các giống
lợn cao sản, đã giúp cho chăn nuôi lợn phát triển nhanh cả về số lượng và chất
lượng, nhiều hộ nông dân đã nuôi hàng chục con lợn, nhiều trang trại ni từ
hàng trăm đến hàng nghìn lợn nái. Thu nhập mỗi năm do chăn nuôi lợn đem
lại từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng và là nguồn thu nhập chính của nhiều
hộ gia đình.
Cùng với việc phát triển chăn nuôi lợn thịt, chăn nuôi lợn nái sinh sản
cũng không ngừng tăng trưởng, đặc biệt nhiều trang trại đã nuôi hàng trăm lợn
nái ngoại để sản xuất con giống, đây thực sự là một cuộc cách mạng về giống lợn
ở nước ta, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu
quả của chăn nuôi lợn trong những năm vừa qua.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ và sự chuyển đổi phương thức
chăn nuôi, tình hình dịch bệnh trên đàn lợn cũng diễn biến hết sức phức tạp và

không ngừng gia tăng, một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Tụ huyết trùng,
Lở mồm long móng, Suyễn, Tai xanh... Đã gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới năng
suất, chất lượng và hiệu quả của chăn nuôi lợn.
Đối với lợn nái, nhất là lợn ngoại được chăn ni theo phương thức cơng
nghiệp thì các bệnh về sinh sản xuất hiện khá phổ biến, do khả năng thích nghi

1


của đàn nái ngoại với điều kiện khí hậu nước ta cịn kém. Mặt khác, trong q
trình sinh đẻ, lợn nái dễ bị các loại vi khuẩn như: Streptococcus, Staphylococcus,
E.coli... xâm nhập và gây lên một số bệnh nhiễm trùng sau đẻ như: Viêm âm đạo,
âm mơn, tiền đình.... Đặc biệt hay gặp là bệnh viêm tử cung. Nếu không được
điều trị kịp thời, viêm tử cung có thể dẫn đến các bệnh kế phát như: Viêm vú,
mất sữa, rối loạn sinh sản, chậm sinh, vô sinh, viêm phúc mạc dẫn đến nhiễm
trùng huyết và chết.... Vì vậy, viêm tử cung ở lợn nái ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng đàn lợn giống nói riêng đồng thời ảnh hưởng đến năng suất, chất
lượng và hiệu quả kinh tế.
Những vấn đề nêu trên cho thấy, để góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi
lợn phát triển ổn định, bền vững, chất lượng con giống đảm bảo. Việc nghiên cứu
nguyên nhân gây bệnh và đưa ra được phác đồ điều trị có hiệu quả bệnh viêm tử
cung ở đàn lợn nái là rất cần thiết. Chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Thực trạng
bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại trung tâm giống gia súc, gia
cầm tỉnh Nam Định và thử nghiệm điều trị”.

1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Chúng tơi thực hiện đề tài nhằm mục đích:

- Xác định được thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và
một số yếu tố ảnh hưởng.


- Xác định được một số chỉ tiêu lâm sàng của bệnh viêm tử cung nhằm góp
phần chẩn đốn nhanh bệnh.
- Xác định được thành phần, số lượng vi khuẩn và thử kháng sinh đồ từ đó
đưa ra các phác đồ điều trị hiệu quả bệnh viêm tử cung lợn.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài được nghiên cứu trên đối tượng là đàn lợn nái ngoại đang trong
giai đoạn sinh sản, gồm các giống Landrace, Yorkshire và Duroc tuổi từ 8 - 36
tháng, được chăm sóc ni dưỡng và vệ sinh phịng bệnh theo quy trình kỹ thuật
nghiêm ngặt của trung tâm.
Địa điểm thực hiện đề tài tại trung tâm giống gia súc, gia cầm tỉnh Nam
Định và bộ môn Nội- Chẩn- Dược- Độc Chất, khoa Thú y, Học Viện Nông
nghiệp Việt Nam.
Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 8 năm 2017.

2


1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Bổ sung thêm những thông tin và bằng chứng xác thực về tình hình mắc
bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại trung tâm giống gia súc, gia cầm
tỉnh Nam Định và thử nghiệm điều trị.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho việc đề ra biện pháp
kỹ thuật phòng và trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại, giảm thiểu tác hại do
bệnh gây ra, góp phần nâng cao năng suất sinh sản của đàn lợn nái ngoại từ đó
tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn ni.

3



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CẤU TẠO CƠ QUAN SINH SẢN CỦA LỢN CÁI
Bộ phận sinh dục của lợn cái được chia thành bộ phận sinh dục bên trong
(buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo) và bộ phận sinh dục bên ngồi
gồm: âm mơn, âm vật, tiền đình.
2.1.1. Buồng trứng (Ovarium)
Buồng trứng của lợn gồm một đơi treo ở cạnh trước dây chằng rộng, nằm
trong xoang chậu. Hình dáng của buồng trứng rất đa dạng nhưng phần lớn có
hình bầu dục hoặc hình ovan dẹt, khơng có lốm rụng trứng.
Buồng trứng có hai chức năng cơ bản là tạo giao tử cái và tiết các
hormone: Estrogen, Progesterone, Oxytocine, Relaxin và Inhibin. Các hormone
này tham gia vào việc điều khiển chu kỳ sinh sản của lợn cái. Estrogen cần thiết
cho sự phát triển của tử cung và hệ thống ống dẫn của tuyến vú. Progesterone do
thể vàng tiết ra giúp duy trì sự mang thai do nó kích thích sự phân tiết của tử
cung để ni dưỡng thai, ức chế sự co thắt của tử cung và phát triển nang tạo sữa
của tuyến vú. Oxytoxin được tiết chủ yếu bởi phần sau của tuyến yên nhưng cũng
được tiết bởi thể vàng ở buồng trứng khi thú gần sinh, nó làm co thắt cơ tử cung
trong lúc sinh đẻ và cũng làm co thắt cơ trơn tuyến vú để thải sữa. Ở lợn, Relaxin
do thể vàng tiết ra để gây giãn nở xương chậu, làm giãn và mềm cổ tử cung, do
đó mở rộng đường sinh dục khi gần sinh. Inhibin có tác dụng ức chế sự phân tiết
kích tố nỗn (FSH) từ tuyến n, do đó ức chế sự phát triển nang noãn theo chu
kỳ (Trần Thị Dân, 2004).
Ở bề mặt ngồi của buồng trứng có một lóp liên kết được bao bọc bởi lớp
biểu mơ hình lập phương. Bên dưới lớp này là lớp vỏ chứa các nỗn nang, thể
vàng, thể trắng (thể vàng thối hóa). Phần tủy của buồng trứng nằm ở giữa, gồm
có mạch máu, dây thần kinh, mạch bạch huyết và mô liên kết. Miền vỏ có tác
dụng về sinh dục vì ở đó xảy ra q trình trứng chín và rụng trứng. Trên buồng
trứng có từ 70.000 - 100.000 nỗn bào ở các giai đoạn khác nhau, tầng ngồi
cùng là những nỗn bào sơ cấp phân bố tương đối đều, tầng trong là những noãn
bào thứ cấp đang sinh trưởng, khi noãn bao chín sẽ nổi lên bề mặt buồng trứng

(Khuất Văn Dũng, 2005).

4


Có 4 loại nỗn nang trong buồng trứng: Nỗn nang nguyên thủy nhỏ nhất
và được bao bọc bởi lớp tế bào vảy. Noãn nang nguyên thủy phát triển thành
noãn nang bậc một, nó được bao bọc bởi một lớp tế bào biểu mơ hình lập phương
(tế bào nang). Khi được sinh ra buồng trứng đã có sẵn hai loại nỗn nang này.
Nỗn nang bậc một có thể bị thối hóa hoặc phát triển thành noãn nang bậc hai.
Noãn nang bậc hai có hai hoặc nhiều lớp tế bào nang nhưng khơng có xoang nang
(là khoảng trống chứa dịch nang). Nỗn nang có xoang được xem như nỗn nang
bậc ba, chứa dịch nang và có thể trở nên giữ dội hẳn để chuẩn bị xuất nỗn (nang
Graaf). Nỗn nang có xoang bao gồm 3 lớp: Lớp bao ngoài, lớp bao trong và lớp tế
bào hạt. Lớp bao ngồi là mơ liên kết lỏng lẻo. Lớp bao trong sản xuất Androgen
dưới tác dụng của LH. Lớp tế bào hạt tách rời lớp bao trong bởi màng đáy mỏng.
Tế bào hạt sản xuất nhiều chất sinh học và trên bề mặt tế bào có thụ thể (receptor)
tiếp nhận kích thích tố LH. Những chất quan trọng được sản xuất bởi tế bào hạt là
Estrogen, Inhibin và dịch nang (Nguyễn Xuân Tịnh và cs., 2002).
Khi nang Graaf xuất noãn, những mạch máu nhỏ bị vỡ và gây xuất huyết
tại chỗ. Sau khi xuất noãn, phần cịn lại của nang nỗn cùng với vết xuất huyết
được gọi là thể xuất huyết với kích thước nhỏ hơn nang nỗn nhiều lần. Sau đó tế
bào bao trong và tế bào hạt biệt hóa thành tế bào thể vàng để tạo nên thể vàng
(Lê Xuân Cương, 1986).
2.1.2. Ống dẫn trứng (Oviductus)
Ống dẫn trứng (vịi Fallop) gồm có phễu, phần rộng và phần eo. Phễu mở
ra để tiếp nhận nỗn và có những sợi lơng nhung để gia tăng diện tích tiếp xúc
với buồng trứng khi xuất nỗn. Phễu tiếp nối với phần rộng. Phần rộng chiếm
khoảng 1/2 chiều dài của ống dẫn trứng, đường kính tương đối lớn và mặt trong
có nhiều nếp gấp với tế bào biểu mơ có lơng nhỏ. Phần eo nối tiếp sừng tử cung,

nó có thành dày hơn phần rộng và ít nếp gấp hơn.
Vai trò cơ bản của ống dẫn trứng là vận chuyển noãn và tinh trùng đến nơi
thụ tinh trong ống dẫn trứng (1/3 phía trên ống dẫn trứng), tiết các chất để ni
dưỡng nỗn, duy trì sự sống và gia tăng khả năng thụ tinh của tinh trùng, tiết các
chất nuôi dưỡng phôi trong vài ngày trước khi phôi đi vào tử cung. Nơi tiếp giáp
giữa phần eo và tử cung có vai trị điều khiển sự di chuyển của tinh trùng đến
phần rộng của ống dẫn trứng hoặc di chuyển của phôi vào tử cung. Ở lợn, sự co
thắt của nơi tiếp giáp eo - tử cung tạo thành rào cản đối với tinh trùng để khơng
có q nhiều tinh trùng đi đến phần rộng, nhờ đó tránh được hiện tượng nhiều

5


tinh trùng xâm nhập noãn.
2.1.3. Tử cung (Uterus)
Tử cung nằm trong xoang chậu, dưới trực tràng, trên bàng quang và
niệu đạo trong xoang chậu, 2 sừng tử cung ở phần trước xoang chậu. Tử cung
được giữ tại chỗ nhờ sự bám của âm đạo vào cổ tử cung và được giữ bởi các
dây chằng.
Tử cung lợn thuộc loại tử cung sừng kép, gồm 2 sừng thông với một thân
và cổ tử cung:
Sừng tử cung dài 50 – l00 cm, hình ruột non, thông với ống dẫn trứng.
Thân tử cung dài 3 - 5cm.
Cổ tử cung lợn dài 10 - 18cm, có thành dày, hình trụ, có các cột thịt xếp
theo kiểu cài răng lược, thông với âm đạo.
Vách tử cung gồm 3 lớp từ ngồi vào trong: lóp tương mạc, lớp cơ trơn,
lớp nội mạc.

- Lớp tương mạc: là lớp màng sợi, dai, chắc phủ mặt ngoài tử cung và nối
tiếp vào hệ thống các dây chằng.


- Lớp cơ trơn: gồm cơ vòng rất dày ở trong, cơ dọc mỏng hơn ở ngoài.
Giữa 2 tầng cơ chứa tổ chức liên kết sợi đàn hồi và mạch quản, đặc biệt là nhiều
tĩnh mạch lớn. Ngồi ra, các bó sợi cơ trơn đan vào nhau theo mọi hướng làm
thành mạng vừa dày vừa chắc. Cơ trơn là lớp cơ dày và khoẻ nhất trong cơ thể.
Do vậy, nó có đặc tính co thắt (Đặng Đình Tín, 1986).
Theo Trần Tiến Dũng (2004), trương lực co càng cao (tử cung trở nên
cứng) khi có nhiều Estrogen trong máu và trương lực co giảm (tử cung mềm) khi
có nhiều Progesterone trong máu. Vai trị của cơ tử cung là góp phần cho sự di
chuyển của tinh trùng và chất nhày trong tử cung, đồng thời đẩy thai ra ngoài khi
sinh đẻ. Khi mang thai, sự co thắt của cơ tử cung giảm đi dưới tác dụng của
Progesterone, nhờ vậy phơi thai có thể bám chắc vào tử cung.

- Lớp nội mạc tử cung: Là lớp niêm mạc màu hồng được phủ bởi một lớp
tế bào biểu mơ hình trụ, xen kẽ có các ống đổ của các tuyến nhày tử cung. Nhiều
tế bào biểu mô kéo dài thành lơng rung, khi lơng rung động thì gạt những chất
nhày tiết ra về phía cổ tử cung. Trên niêm mạc có các nếp gấp.
Lớp nội mạc tử cung có nhiệm vụ tiết các chất vào lịng tử cung để giúp

6


phơi thai phát triển và duy trì sự sống của tinh trùng trong thời gian di chuyển
đến ống dẫn trứng. Dưới ảnh hưởng của Estrogen, các tuyến tử cung phát triển từ
lớp màng nhày, xâm nhập vào lớp dưới màng nhày và cuộn lại. Tuy nhiên, các
tuyến chỉ đạt được khả năng phân tiết tối đa khi có tác dụng của Progesterone. Sự
phân tiết của tuyến tử cung thay đổi tuỳ theo giai đoạn của chu kỳ lên giống.
2.1.4 Âm đạo (Vagina)
Theo tác giả Cù Xuân Dần và Lê Khắc Thận (1985): Âm đạo nối sau tử
cung, trước âm hộ, đầu trước giáp cổ tử cung, đầu sau thông ra tiền đình, giữa âm

đạo và tiền đình có nếp gấp niêm mạc gọi là màng trinh.
Âm đạo là một ống tròn chứa cơ quan sinh dục đực khi giao phối, đồng
thời là bộ phận cho thai đi ra ngoài trong quá trình sinh đẻ và là ống thải các chất
dịch từ tử cung.
Âm đạo có cấu tạo gồm 3 lớp:
- Lớp liên kết ở ngồi.
- Lớp cơ trơn có cơ dọc bên ngồi, cơ vịng bên trong. Các lớp cơ âm đạo
liên kết với các lớp cơ ở cổ tử cung.
- Lớp niêm mạc âm đạo: Theo Đặng Đình Tín (1986), âm đạo lợn dài 10
- 12cm.
2.1.5 Tiền đình (Vestibulum vaginae sinusinogenitelis)
Là giới hạn giữa âm đạo và âm hộ. Tiền đình bao gồm:
- Màng trinh: Là một nếp gấp gồm 2 lá, phía trước thơng với âm đạo, phía
sau thông với âm hộ. Màng trinh gồm các sợi cơ đàn hồi ở giữa và do 2 lá niêm
mạc gấp lại thành một nếp.
- Lỗ niệu đạo ở sau và dưới màng trinh.
- Hành tiền đình là 2 tạng cương ở 2 bên lỗ niệu đạo, cấu tạo giống thể
hổng ở bao dương vật của con đực.
Tiền đình có một số tuyến, các tuyến này xếp theo hàng chéo, hướng quay
về âm vật.
2.1.6. Âm vật (Clitoris)
Âm vật có cấu tạo như dương vật nhưng thu nhỏ lại. Trên âm vật cso lớp
da tạo thành mũ âm vật, phía dưới bẻ quặp xuống là nơi tập trung nhiều mút dây
thần kinh.

7


2.1.7. Âm môn (Vulva)
Là cơ quan đầu tiên của bộ phận sinh dục cái, làm nhiệm vụ tiếp nhận sự

thay đổi của môi trường, đặc biệt là xuất hiện phản xạ sinh dục. Khi con cái động
dục, niêm mạc của âm môn thay đổi màu sắc. Đây là dấu hiệu để phát hiện động
dục ở gia súc cái.
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA GIA SÚC CÁI
Đặc điểm sinh lý sinh dục của gia súc nói chung và lồi lợn nói riêng đặc
trưng cho lồi, có tính ổn định cho từng giống vật ni. Nó được duy trì qua các
thế hệ và ln củng cố, hồn thiện qua q trình chọn lọc. Ngồi ra cịn chịu ảnh
hưởng của một số yếu tố như: Ngoại cảnh, điều kiện ni dưỡng, chăm sóc, sử
dụng,… Để đánh giá đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái, người ta thường tập
trung nghiên cứu các chỉ tiêu theo dõi sau.
2.2.1. Sự thành thục về tính
Thành thục về tính là tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và có khả
năng sinh sản. Lúc này cơ quan sinh dục như buồng trứng, tử cung, âm đạo,… của
con cái đã phát triển tương đối hoàn chỉnh để bắt đầu bước vào hoạt động sinh
sản. Các đặc tính sinh dục phụ xuất hiện đầy đủ, trứng rụng lần đầu có khả năng
thụ thai, lúc này con vật có phản xạ sinh dục hay xuất hiện động dục.
Theo Cù Xuân Dần và cs. (1996) một cá thể được coi là thành thục về
thục về tính nếu như bộ máy sinh dục đã căn bản hoàn thiện dưới tác dụng của
thần kinh thể dịch con vật đã có phản xạ sinh dục. Đối với con cái thì buồng
trứng đã có nỗn bào chín, có trứng rụng và có khả năng thụ tinh, tử cung con cái
cũng có biến đổi phù hợp cho việc mang thai và sinh đẻ. Những dấu hiệu ấy đầu
tiên xuất hiện ở tuổi như vậy gọi là tuổi thành thục tính. Sự thành thục về tính của
gia súc được đặc trưng bởi hàng loạt những thay đổi bên trong lẫn bên ngoài cơ
thể, đặc biệt là sự thay đổi bên trong cơ quan sinh dục. Cùng với sự biến đổi bên
trong cơ quan sinh dục là sự biến đổi bên ngồi mang tính chất quy luật, nó đặc
trưng cho từng lồi gia súc. Sự thành thục về tính có ý nghĩa rất lớn đối với q
trình sinh sản, gia súc chỉ có thể bước vào giai đoạn sinh sản khi đã có sự thành
thục về tính, tùy theo gia súc khác nhau mà có dự thành thục về tính khác nhau.
Tùy thuộc vào từng loài gia súc khác nhau mà thời gian thành thục về tính
khác nhau. Thời gian thành thục về tính của lợn cái khoảng 6 tháng, giới hạn giao

động 4-8 tháng. Ngồi ra thành thục về tính cịn phụ thuộc vào giống, thời tiết khí

8


hậu, chế độ chăm sóc ni dưỡng, cá thể,… và chịu sự chi phối điều khiển của
thần kinh, thể dịch.
Mặt khác, tuổi thành thục về tính thường sớm hơn tuổi tuổi thành thục về
thể vóc, nghĩa là sau khi con vật đã thành thục về tính thì vẫn tiếp tục sinh trưởng
lớn lên. Đây là đặc điểm cần chú ý trong chăn nuôi, không nên cho gia súc sinh
sản quá sớm vì: Nếu phối giống sớm khi cơ thể mẹ chưa thành thục về thể vóc sẽ
có ảnh hưởng xấu như trong thời gian có chửa có sự phân tán chất dinh dưỡng ưu
tiên cho sự phát triển bào thai, ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cơ thể mẹ do
đó sự phát triển của bào thai cũng bị ảnh hưởng. Kết quả mẹ yếu, con nhỏ. Ngược
lại cũng khơng nên cho gia súc phối giống q muộn vì ảnh hưởng tới thế hệ sau
của chúng.
2.2.2. Sinh lý quá trình thụ tinh
Khi gia súc đã thành thục về tính thì những biểu hiện về sinh dục của con
đực và con cái ngày càng mạnh mẽ. Quá trình thụ tinh xảy ra khi tế bào trứng
gặp tinh trùng, tạo ra một sự kết hợp phức tạp giữa hai loại tế bào sinh dục đực
và tế bào sinh dục cái. Có hai hình thức thụ tinh là thụ tinh trực tiếp và thụ tinh
nhân tạo. Theo Trần Tiến Dũng và cs., (2002) thụ tinh trực tiếp là quá trình giao
phối giữa gia súc đực và gia súc cái, tinh dịch của con đực đi vào đường sinh dục
con cái để tế bào trứng và tinh trùng kết hợp với nhau ở 1/3 phía trên ống dẫn
trứng tạo ra một tế bào mới là hợp tử. Thụ tinh nhân tạo là trường hợp dùng tinh
dịch của con đực đã pha loãng bơm vào đường sinh dục của con cái để tinh trùng
kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.
Trong chăn nuôi, phương pháp thụ tinh nhân tạo đã cải tạo được giống gia
súc, giảm số đầu giống vật nuôi, nâng cao hiệu suất sử dụng đực giống, phòng
các bệnh truyền lây qua tiếp xúc. Đây là biện pháp kỹ thuật hữu hiệu để thúc đẩy

nghành chăn nuôi phát triển. Tuy nhiên, nếu cơng tác chăm sóc thú y kém nó sẽ
là con dao hai lưỡi.
2.2.3. Sinh lý quá trình mang thai
Mang thai là một hiện tượng sinh lý đặc biệt của cơ thể cái, nó được bắt
đầu từ khi thụ tinh cho đến khi sinh đẻ xong.
Sau khi thụ tinh, hợp tử làm tổ ở 2 sừng tử cung và phát triển thành thai.
Thời gian mang thai của lợn khoảng 110-118 ngày, trung bình là 114 ngày (Trần
Tiến Dũng và cs., 2002). Cùng với quá trình phát triển của bào thai, nhau thai, thể

9


vàng, cơ quan sinh dục nói riêng và tồn bộ cơ thể mẹ nói chung xuất hiện nhiều
biến đổi sinh lý khác nhau. Những biến đổi đó là điều kiện cần thiết để bào thai
được hình thành, phát triển trong tử cung và quá trình sinh đẻ được bình thường.
Khi gia súc có thai, kích tố của thể vàng và nhau thai làm thay đổi cơ năng
hoạt động của một số tuyến nội tiết khác. Trong quá trình bào thai phát triển,
nhất là giai đoạn sau, nếu khẩu phần ăn của mẹ khơng đảm bảo đầy đủ đạm,
khống, ngun tố vi lượng, vitamin thì khơng những bào thai phát triển khơng
bình thường mà sức khoẻ con mẹ nói chung cũng giảm sút nhiều (Trần Tiến
Dũng và cs., 2002).
Khi gia súc có thai, tồn bộ tử cung xuất hiện những thay đổi về cấu tạo,
tính chất, vị trí, khối lượng, thể tích,... Dây chằng tử cung được dài ra nên đầu
mút sừng tử cung và buồng trứng được đưa về phía trước và phía dưới. Hệ tuần
hồn ở cơ quan sinh dục được tăng cường, lượng máu đến cung cấp cho niêm
mạc tử cung rất nhiều nên niêm mạc được phát triển và dày lên. Niêm mạc tử
cung hình thành nhau mẹ. Khối lượng tử cung khi có thai tăng gấp 5-20 lần so
với khi khơng có thai, kích thước và thể tích tăng gấp hàng trăm lần. Mỗi một tế
bào được phát triển dài thêm 7-11 lần và dày hơn 3-5 lần so với khi khơng có
thai. Ở lợn mức độ phát triển và tăng sinh của tử cung phụ thuộc vào số lượng

của bào thai và thường là phát triển ở cả hai sừng (Trần Tiến Dũng và cs., 2002).
Cổ tử cung có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ bào thai phát triển bình
thường. Cổ tử cung được khép kín hồn tồn, niêm mạc và các nếp nhăn phát
triển dày lên. Những tế bào thượng bì đơn tiết tăng cường tiết dịch đặc, có tác
dụng đóng nút cổ tử cung. Niêm dịch này lúc đầu có màu trắng trong, về sau
chuyển thành màu vàng nâu, số lượng và độ dính cũng được tăng dần, có phản
ứng toan yếu. Ngồi ra, trong thời gian có thai, ống dẫn trứng hầu như khơng
được phát triển to lên, nó có tính chất đặc biệt là thay đổi về mặt cấu tạo tổ chức
học, các nếp nhăn niêm mạc được co nhỏ lại, niêm mạc xung huyết và lòng ống
được mở rộng.
2.2.4. Sinh lý quá trình đẻ
Theo Trần Tiến Dũng và cs., (2002), gia súc cái mang thai trong một thời
gian nhất định tùy từng loài gia súc, khi bào thai phát triển đầy đủ, dưới tác
động của hệ thống thần kinh - thể dịch, con mẹ sẽ xuất hiện những cơn rặn để
đẩy bào thai, nhau thai và các sản phẩm trung gian ra ngồi, q trình này gọi là
q trình sinh đẻ.

10


Khi gần đẻ con cái sẽ có các triệu chứng biểu hiện: trước khi đẻ 1 - 2 tuần,
nút niêm dịch ở cổ tử cung, đường sinh dục lỏng, sánh dính và chảy ra ngồi.
Trước khi đẻ 1 - 2 ngày, cơ quan sinh dục bên ngồi bắt đầu có những thay đổi:
Âm môn phù to, nhão ra và sung huyết nhẹ, đầu núm vú to, bầu vú căng to, sữa
bắt đầu tiết.
Quá trình sinh đẻ của gia súc cái do co bóp của tử cung, cơ thành bụng,
sức rặn toàn thân đẩy thai, màng nhau thai cùng với nước thai ra ngồi. Q trình
sinh đẻ được chia ra 3 thời kỳ.
Thời kỳ mở cổ tử cung: Thời kỳ này bắt đầu từ khi tử cung có cơn co bóp
đầu tiên đến khi cổ tử cung mở ra hoàn toàn. Ở lợn nái, thời kỳ mở cổ tử cung

kéo dài từ 3-4 giờ, đối với lợn nái đẻ lứa đầu thì thời kỳ mở cổ tử cung ngắn hơn.
Thời kỳ đẻ: Bắt đầu từ khi cổ tử cung mở hoàn toàn và kết thúc khi thai
lọt ra ngoài. Thời gian đẻ của lợn phụ thuộc vào khoảng cách các thai ra và số
lượng thai trong tử cung gia súc mẹ.
Thời kỳ sổ nhau: Khi thai đã thành thục thì quan hệ sinh lý giữa mẹ và
nhau thai khơng cịn cần thiết nữa, lúc này thai đã trở thành như một ngoại vật
trong tử cung nên được đưa ra ngoài bằng động tác đẻ. Sau khi thai lọt ra khỏi
đường sinh dục gia súc mẹ một thời gian, con mẹ trở nên yên tĩnh nhưng tử cung
vẫn co bóp và tiếp tục những cơn rặn, mỗi lần co bóp từ 1,5 - 2,0 phút, thời gian
giữa 2 lần co bóp là 2 phút, nhưng cường độ yếu hơn. Sau khi sổ thai khoảng 2 3 giờ tử cung co nhỏ lại, thành tử cung dày, trên bề mặt có nhiều nếp nhăn. Trong
thời gian này tử cung tiếp tục co bóp và thu nhỏ dần về thể tích, nhưng màng
niệu và màng nhung mao thì khơng co lại được nên tử cung đẩy ra ngồi. Trong
q trình đẩy màng nhau thai ra, do đặc tính của tử cung co bóp từ mút sừng tử
cung cho đến thân tử cung, nên màng nhau thai bong ra sẽ được lộn trái, phần ở
mút sừng tử cung ra trước sau đó bong dần xuống sừng tử cung, thân tử cung và
ra ngoài. Sau khi thai ra hết toàn bộ khoảng 10-15 phút nhau thai mới ra. Sau khi
đẻ một thời gian niêm mạc tử cung có hiện tượng tái sinh. Trong vịng vài ngày
đầu sau khi đẻ, sản dịch chảy ra có màu hồng rồi chuyển sang vàng nhạt sau cùng
là trong suốt, sản dịch hết sau khi đẻ 2-3 ngày. Lúc đầu sản dịch chảy ra khơng
có vi khuẩn, về sau sản dịch chảy ra có vi khuẩn xâm nhập nhưng cơ thể mẹ
khơng có biến đổi, nhưng nếu sản dịch chảy ra kéo dài thì tử cung sẽ bị bệnh.
Sau khi đẻ thể tích tử cung nhỏ lại, thành tử cung dày lên, sự biến đổi này
là do các sợi cơ co lại, các tổ chức liên kết biến đổi. Hai sừng tử cung buông

11


thõng vào xoang bụng, độ cong của tử cung cũng khơng rõ như gia súc đẻ ít lần
hoặc chưa đẻ lần nào. Do đó những gia súc già yếu, đẻ nhiều lần thì tử cung co
lại rất kém.

Thời gian đẻ kéo dài hay ngắn tùy từng loài gia súc, ở lợn thường từ 2 6 giờ, nó được tính từ khi cổ tử cung mở hoàn toàn đến khi bào thai cuối cùng
ra ngoài.
2.3. BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở LỢN NÁI (MESTRITIS)
2.3.1. Nguyên nhân của bệnh viêm tử cung
Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002), Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn
Thanh (2016) viêm tử cung là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái
sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm phá huỷ các tế bào tổ chức của các lớp hay các
tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm
mất khả năng sinh sản ở gia súc cái.
Theo các tác giả Đào Trọng Đạt và cs. (2000); Phùng Thị Vân (2004),
bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường do các nguyên nhân sau:

- Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng
phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây sát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn tinh
không được vô trùng khi phối giống có thể đưa vi khuẩn từ ngồi vào tử cung lợn
nái gây viêm.

- Lợn nái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật
hoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác đã bị viêm tử cung, viêm âm đạo
truyền sang cho lợn khoẻ.

- Lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng thủ thuật gây tổn thương niêm mạc
tử cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm tử cung kế phát.

- Lợn nái sau đẻ bị sát nhau xử lý không triệt để cũng dẫn đến viêm tử cung.
- Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: sẩy thai truyền nhiễm,
phó thương hàn, bệnh lao... gây viêm.

- Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước và sau đẻ
không sạch sẽ, trong thời gian đẻ cổ tử cung mở vi sinh vật có điều kiện để xâm

nhập vào gây viêm (Nguyễn Văn Thanh và cs., 1999).
Ngoài các ngun nhân kể trên viêm tử cung cịn có thể là biến chứng
nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào dạ con gây nên trong thời gian động đực

12


×