HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
DƯƠNG HỒNG DƯƠNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành:
Quản trị kinh doanh
Mã số:
60 34 01 02
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đỗ Văn Viện
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2017
Tác giả luận văn
Dương Hoàng Dương
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Đỗ Văn Viện đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quản trị kinh doanh, Khoa Kế toán và quản trị kinh doanh - Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức Thành ủy, UBND
thành phố Sơng Cơng tỉnh Thái Ngun, Phịng Nội vụ Thành phố, Phịng Tài ngun
và mơi trường thành phố, Chi cục Thống kê... đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong
suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2017
Tác giả luận văn
Dương Hoàng Dương
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................. viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................. ix
THESIS ABSTRACT ....................................................................................................... x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1.1.
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................... 1
1.2.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3
1.2.1.
Mục tiêu chung ................................................................................................. 3
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 3
1.3.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 3
1.3.1.
Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.3.2.
Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.4.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 3
1.4.1.
Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu .......................................................... 3
1.4.2.
Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu .................................................... 4
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
CBCC ............................................................................................................... 5
2.1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................ 5
2.1.1.
Các khái niệm cơ bản ....................................................................................... 5
2.1.2.
Vai trò, nghĩa vụ, quyền hạn của CBCC .......................................................... 8
2.1.3.
Tiêu chí phản ánh chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện ............................... 14
2.1.4.
Các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện ..................... 19
2.2.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CBCC CẤP
HUYỆN .......................................................................................................... 25
iii
2.2.1.
Các nhân tố khách quan ................................................................................. 25
2.2.2.
Các nhân tố chủ quan ..................................................................................... 27
2.3.
CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................................................................................... 30
2.3.1.
Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của một số nước trên
thế giới và của Việt Nam ................................................................................ 30
2.3.2.
Bài học kinh nghiệm rút ra để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp
huyện trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Ngun ........................ 36
2.3.3.
Các cơng trình nghiên cứu liên quan .............................................................. 37
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 39
3.1.
KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................ 39
3.1.1.
Điều kiện về tự nhiên ..................................................................................... 39
3.1.2.
Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 40
3.2.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 48
3.2.1.
Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 48
3.2.2.
Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 50
3.2.3.
Phương pháp phân tích ................................................................................... 50
3.3.
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU SỬ DỤNG NGHIÊN CỨU ..................................... 51
3.3.1.
Nhóm chỉ tiêu thể hiện số lượng và cơ cấu CBCC ........................................ 51
3.3.2.
Nhóm chỉ tiêu thể hiện chất lượng CBCC ..................................................... 52
3.3.3.
Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả làm việc của CBCC ...................................... 52
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................... 53
4.1.
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CBCC CẤP HUYỆN TẠI THÀNH
PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2014 - 2016 ..... 53
4.1.1.
Thực trạng đội ngũ CBCC cấp huyện thành phố Sông Công theo số
lượng và cơ cấu .............................................................................................. 53
4.1.2.
Chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện thành phố Sơng Cơng theo trình
độ văn hóa chun mơn, LLCT, quản lý Nhà nước. ...................................... 55
4.1.3.
Chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện thành phố Sông Công theo kỹ
năng giải quyết công việc, phẩm chất đạo đức lối sống, thái độ trách
nhiệm với công việc ....................................................................................... 59
4.1.4.
Đánh giá chung về thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện trên
địa bàn thành phố. .......................................................................................... 64
iv
4.2.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG CỦA ĐỘI NGŨ
CBCC CẤP HUYỆN THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG ..................................... 66
4.2.1.
Các nhân tố khách quan ................................................................................. 66
4.2.2.
Các nhân tố chủ quan ..................................................................................... 67
4.4.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CBCC
CẤP HUYỆN THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG ................................................. 72
4.4.1.
Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ CBCC cấp huyện tại
thành phố Sông Công những năm tới. ............................................................ 72
4.4.2.
Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện trên địa bàn
thành phố Sông Công trong những năm tới ................................................... 74
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 87
5.1.
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
5.2.
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 88
5.2.1.
Đối với Nhà nước ........................................................................................... 88
5.2.2.
Đối với tỉnh Thái Nguyên .............................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 90
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 92
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
CBCC
CBCC
ĐH
Đại học
HĐND
Hội đồng nhân dân
LLCT
Lý luận chính trị
TNCS HCM
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thơng
UB MTTQ
Ủy ban Mặt trận tổ quốc
UBND
Ủy ban nhân dân
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Diện tích, dân số các đơn vị hành chính thuộc thành phố Sơng Cơng
tính đến ngày 31/12/2016............................................................................. 41
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế giai đoạn 2014-2016 ............................... 42
Bảng 3.3. Thu, chi ngân sách trên địa bàn thành phố Sông Công ................................ 43
Bảng 4.1
Số lượng và cơ cấu CBCC cấp huyện thành phố qua các năm .................... 54
Bảng 4.2. Số lượng đội ngũ CBCC cấp huyện tại thành phố Sông Công theo giới
tính ............................................................................................................... 55
Biểu đồ 4.2. Trình độ chun mơn của đội ngũ CBCC cấp huyện thành phố ................ 56
Bảng 4.3. Trình độ văn hóa và trình độ chun mơn của CBCC cấp huyện................ 57
Bảng 4.4. Trình độ LLCT của đội ngũ CBCC cấp huyện trên địa bàn thành phố ....... 58
Bảng 4.5. Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ CBCC cấp huyện tại thành phố .... 59
Bảng 4.6. Chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện thành phố Sông Công qua kỹ
năng giải quyết công việc ............................................................................ 60
Bảng 4.7. Phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ CBCC cấp huyện thành phố ....... 61
Bảng 4.8. Thái độ trách nhiệm với công việc của đội ngũ CBCC cấp huyện
thành phố Sông Công ................................................................................... 63
Bảng 4.9. Tác động của cơ chế bầu cử, tuyển dụng đến chất lượng của đội ngũ
CBCC cấp huyện tại thành phố .................................................................... 67
Bảng 4.10. Tác động của công tác đào tạo bồi dưỡng đến chất lượng đội ngũ
CBCC cấp huyện tại thành phố .................................................................... 69
Bảng 4.11. Tác động của chế độ chính sách đến chất lượng của đội ngũ CBCC tại
thành phố ...................................................................................................... 70
Bảng 4.12. Tác động của đánh giá đội ngũ CBCC cấp huyện vtại thành phố ............... 72
vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1.
Biểu đồ 4.2.
Trình độ văn hóa của đội ngũ CBCC cấp huyện thành phố Sơng
Cơng ....................................................................................................... 56
Trình độ chun mơn của đội ngũ CBCC cấp huyện thành phố ............. 56
viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Dương Hồng Dương
Tên Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện trên địa bàn
thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
Nghành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60. 34. 01. 02
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
- Góp phần hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn về CBCC; chất lượng đội ngũ
CBCC trong một tổ chức.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện trên địa bàn
Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây, đồng thời chỉ ra
những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng CBCC cấp huyện của thành phố.
- Định hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp
huyện trên địa bàn Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên những năm tới.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu, phương pháp
chuyên gia, phương pháp tổng hợp, sử lý thơng tin và phương pháp phân tích thơng tin
số liệu.
Kết quả chính và kết luận:
Luận văn góp phần hệ thống hóa các lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng đội
ngũ CBCC cấp huyện trên địa bàn thành phố Sông Công, chỉ ra những ưu điểm, hạn
chế, nguyên nhân, những thách thức yêu cầu đối với CBCC cấp huyện trên địa bàn
thành phố trong thời gian tới và đưa ra các giải pháp chủ yếu: Tăng cường công tác
giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng của CBCC
thành phố Sông Công; hồn thiện cơng tác đánh giá CBCC; quy hoạch CBCC thành
phố; lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng CBCC; đáp ứng các như cầu về công
cụ, phương tiện làm việc của CBCC; các vấn đề về tiền lương, khen thưởng và kỷ luật
đối với CBCC.
Đề tài triển khai thực hiện thành công sẽ đạt được một số kết quả chính sau: Xây
dựng được đội ngũ CBCC đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đáp ứng yêu cầu các
nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc
tế; Góp phần xây dựng thành phố Sông Công trở thành một thành phố công nghiệp giàu,
đẹp văn minh./.
ix
THESIS ABSTRACT
Author: Duong Hoang Duong
Thesis title: Improving the quality of the civil servants contingent of district level at
Song Cong city, Thai Nguyen province
Major: Business Administration
Code: 60 34 01 02
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives:
-
Contribute to the systematization of theories and practices; quality of the civil
servants contingent in an organization
-
Analyzing, evaluating the situation of the civil servants contingent of district
level at Song Cong city, Thai Nguyen province in recent years, pointed out some
factos to them at the same time
-
Orientaing and proposing some solution to improve the quality of the civil
servants contingent of district level at Song Cong city, Thai Nguyen province in
the next few years.
Research method:
The thesis used the data collection method, expert methods, systhesis and
processing information method, date analysis method
Main results and conclusions:
The thesis contributed to the systematizaiotn of theories, analyze and evaluate
the situation of the civil servant of dictrict level at Song Cong city, pointed out the
advantages , disadvantages, causes and requirements to the district staff in the next
period and propose some effective solutions: strengthening the education activities of
political ideology, raising the political will and morality ò the civil servants, complete
evaluation of civil servants; planning the civil servants contingent; to plan the
recruitment, training and retraining of the civil servants; to meet the requirements on
working tool and forms of the civil servants; salaries, bonuses and disciplines for civil
servants.
The successful implementation of the project will be achieved with the
following results: - create sufficient staff to encounter the needs of the government. in
the period of industrialization, modernization and international integration; contribute to
building the city of Song Cong into a prosperous industrial city.
x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nền hành chính được xây dựng trên bốn yếu tố. Một số nhà khoa học gọi đó
là bốn cột trụ để xây dựng nên nền hành chính. Bốn cột trụ đó là: Thể chế hành
chính, Tổ chức bộ máy chính phủ từ trung ương đến địa phương, Vấn đề nhân sự
hành chính, Tài chính cơng. Trong bốn cột trụ này, việc xây dựng một đội ngũ
nhân sự hành chính có đạo đức, tài năng là vấn đề tốn rất nhiều công sức và có
tính chất lâu dài nhất. Vì vậy, ở bất cứ một quốc gia nào, muốn có một nền hành
chính hiện đại, đáp ứng được sự phát triển của kinh tế xã hội đều rất chú trọng
vấn đề này. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: trồng cây thì phải mười năm,
trồng người thì phải trăm năm. Các Nghị quyết của Đại hội Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ XI cũng đều nhấn mạnh việc xây dựng một đội ngũ CBCCvừa có
đạo đức, vừa có tài năng, thành thạo nghề nghiệp và tận tụy phục vụ nhân dân.
Đội ngũ CBCC cấp huyện thuộc địa bàn thành phố Sông Cơng “cơng tâm,
thạo việc”, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ trình độ
và năng lực hồn thành mọi nhiệm vụ được giao có ý nghĩa to lớn trong giai đoạn
hiện nay. Đội ngũ CBCC “cơng tâm, thạo việc” sẽ là nịng cốt quan trọng thúc
đẩy xây dựng thành phố phát triển vững mạnh, toàn diện, bền vững và phát triển.
Vấn đề được chọn có tính cấp thiết và quan trọng vì những lý do sau:
Thành phố Sông Công là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ
thống lãnh thổ hành chính của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và của cả nước nói
chung; giữ vai trò hạt nhân lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước tỉnh Thái Nguyên và
nhân dân các dân tộc trên địa bàn trong triển khai thực hiện nhiệm vụ tại địa
phương. Bước vào thế kỷ mới trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách
mạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ; tình hình thế giới diễn biến
phức tạp, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá quyết liệt; đất nước đang tiếp
tục sự nghiệp đổi mới,…Thành phố Sông Công đang đứng trước những cơ hội
lớn và cả những khó khăn, thách thức gay gắt hơn, với nhiệm vụ xây dựng Thành
phố phát triển bền vững, mang hướng văn minh, hiện đại và là đầu tầu của Tỉnh
trong phát triển công nghiệp. Do đó, yêu cầu về tổ chức bộ máy CBCC cấp
huyện nói chung phải kiện tồn và sắp xếp lại bộ máy quản lý nhà nước theo
1
hướng tinh gọn, chuẩn hóa các chức danh cán bộ quản lý hành chính nhà nước.
Củng cố kiện tồn các phịng ban chun mơn thuộc phố Sơng Cơng và nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ Đảng viên trong thực thi công vụ nhằm thực hiện đạt
kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của Thành phố trong giai
đoạn mới.
Đội ngũ CBCC với tư cách là chủ thể tiến hành các công vụ cụ thể. Đây là
hạt nhân của nền cơng vụ và cũng chính là yếu tố bảo đảm cho nền công vụ hiệu
lực, hiệu quả. Hoạt động cơng vụ là hoạt động có tổ chức và tuân thủ những quy
chế bắt buộc, theo trật tự, có tính chất thứ bậc chặt chẽ, chính quy và quyền lực.
Hoạt động công vụ do CBCC thực hiện, cho nên vấn đề cấp thiết được đặt ra ở
đây là phải xây dựng đội ngũ CBCC hành chính bảo đảm thi hành nhiệm vụ Nhà
nước một cách có hiệu quả hơn nữa. Do đó, cần có những giải pháp cơ bản để
nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện đang thực thi cơng vụ ở các phịng
chun mơn tại thành phố Sông Công
Thành phố Sông Công là một thành phố trẻ, đang trên đà phát triển với
nhiều bước ngoặt mới về kinh tế - xã hội. Vì vậy, để định hướng và quản lý tốt
nền kinh tế - xã hội của thành phố, đưa thành phố tiến tới phát triển bền vững,
cần có một đội ngũ CBCC chèo lái vững vàng, đặc biệt là đội ngũ CBCC cấp
huyện. Ngày 15/12/2015, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố (khóa VIII) đã
xây dựng Đề án “Công tác cán bộ giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm
2025” nhằm quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ một cách hợp lý; tạo bước đột phá
để góp phần đổi mới cơng tác đào tạo, xây dựng cán bộ; thực hiện trẻ hoá, tiêu
chuẩn hoá, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ giúp cán bộ phát triển tồn
diện. Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu cấp bách
trước mắt và mang ý nghĩa chiến lược lâu dài. Nhưng trên thực tế hiện nay chất
lượng, năng lực quản lý Nhà nước của đội ngũ CBCC trên địa bàn thành phố còn
thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay. Do đó, việc nghiên cứu thực
trạng về chất lượng CBCC cấp huyện trên địa bàn thành phố Sơng Cơng, tìm ra
hệ thống giải pháp đồng bộ về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện
trên địa bàn thành phố có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Từ những phân tích nêu trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao
chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện trên địa bàn Thành phố Sông Công, tỉnh
Thái Nguyên”.
2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và
các yếu tố ảnh hưởng, để nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ CBCC cấp huyện trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC
cấp huyện.
- Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện trên địa bàn
thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên trong những năm vừa qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện
trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
- Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp
huyện trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nội dung liên quan đến chất
lượng đội ngũ CBCC cấp huyện.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Luận văn được thực hiện trên địa bàn thành phố
Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
Thời gian nghiên cứu: Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập từ năm
2014 đến 2016, giải pháp đề xuất áp dụng đến năm 2020.
Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn; thực
trạng; các yếu tố ảnh hưởng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất
lượng CBCC cấp huyện trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
theo tiêu chí CBCC cấp huyện hiện nay.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU
1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa lý luận: Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về
CBCC và chất lượng CBCC.
3
Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện trên địa
bàn Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp hữu hiệu
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện trên địa bàn thành phố Sông
Công theo yêu cầu cải cách hành chính.
Ý nghĩa thực tiễn: Lần đầu tiên vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC
cấp huyện trên địa bàn Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên được tiến hành
nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống.
1.4.2. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
Đề tài đánh giá chất lượng CBCC cấp huyện trên địa bàn thành phố Sông
Công được thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
CBCC cấp huyện thành phố đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phố Sông Công đã chú trọng việc nâng
cao chất lượng CBCC cấp huyện thành phố bằng việc bồi dưỡng nâng cao trình
độ chun mơn, trình độ văn hóa, LLCT, ngoại ngữ, tin học. Về cơ bản, CBCC
cấp huyện của thành phố đáp ứng khá tốt yêu cầu của công việc và nhiệm vụ
được giao.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, một số các giải pháp có tính khả thi đã
được đề xuất nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện của thành phố.
4
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CBCC
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm cán bộ
Luật CBCC được Quốc hội ban hành tháng 11 năm 2008, có hiệu lực từ
ngày 01/01/2010 đã quy định cụ thể:
Cán bộ là công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Như vậy, đến nay khái niệm cán bộ đã được quy định rõ ràng, cụ thể, xác
định rõ nội hàm, đó là những người giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong
các cơ quan thuộc hệ thống chính trị Việt Nam từ trung ương đến cấp huyện, quận
và tương đương. Theo khoản 3, điều 4 của luật CBCC số 22/2008/QH12 quy định
phân biệt đội ngũ cán bộ thành các nhóm sau:
- Xét về loại hình có thể phân thành: Cán bộ Đảng, đồn thể, cán bộ Nhà
nước, cán bộ kinh tế và quản lý kinh tế; cán bộ khoa học, kỹ thuật.
- Theo tính chất và chức năng nhiệm vụ có thể phân thành: nhóm chính
khách, nhóm lãnh đạo quản lý; nhóm chun gia và nhóm cơng chức, viên chức.
Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt
Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND,
Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội.
Cán bộ có các chức vụ sau đây:
1. Bí thư Đảng ủy;
2. Phó Bí thư Đảng ủy;
3. Chủ tịch HĐND;
4. Phó Chủ tịch Hội HĐND;
5. Chủ tịch UBND;
5
6. Phó Chủ tịch UBND;
7. Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam;
8. Bí thư Đồn TNCS HCM;
9. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
10. Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn
có hoạt động nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt
Nam);
11. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
2.1.1.2. Khái niệm công chức
Năm 2008, Quốc hội nước Cộng hồ XHCN Việt Nam đã thơng qua Luật
CBCC số 22/2008/QH12. Đây là bước tiến mới, mang tính cách mạng về cải cách
chế độ công vụ, công chức, thể chế hố quan điểm, đường lối của Đảng về cơng
tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân,
do nhân dân và vì nhân dân.
Điều 4, Khoản 2 Luật CBCC năm 2008, xác định:
“Công chức là công dân Việt nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, thuộc
đơn vị Quân đội nhân dân mà không phải là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phịng; trong cơ quan đơn vị thuộc cơng an nhân dân mà không
phải là sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của
đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
Chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị công lập) trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách Nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý
của đơn vị sự nghiệp cơng lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị
sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.
Để hướng dẫn thi hành Luật CBCC, Chính phủ và các bộ ngành đã ban
hành nhiều văn bản pháp luật mới như Nghị định số 06/2010/NĐ- CP ngày
25 tháng 01 năm 2010 quy định công chức là "Công dân Việt Nam, được tuyển
dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ
ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công
lập theo quy định của pháp luật”.
6
Như vậy, công chức ở Việt Nam không chỉ là những người làm việc trong
các cơ quan Hành chính nhà nước mà còn bao gồm cả những người làm việc ở
các Phòng Ban của Đảng, UB MTTQ Việt nam; các tổ chức Chính trị xã hội
như: Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nơng dân, Hội Cựu chiến binh, Đồn TNCS
HCM, Cơng đồn Việt Nam, các cơ quan đơn vị thuộc Qn đội nhân dân,
Cơng an nhân dân, Tịa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân từ cấp Trung ương
đến cấp huyện.
Công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh
chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND, trong biên chế và hưởng lương từ ngân
sách nhà nước”.
Như vậy, công chức xã được tuyển dụng và phụ trách những lĩnh vực
chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể tại UBND, trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo
UBND trong việc điều hành, chỉ đạo công tác, thực hiện các chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Cơng chức có các chức danh sau đây:
1. Trưởng Công an;
2. Chỉ huy trưởng Qn sự;
3. Văn phịng - thống kê;
4. Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị
trấn) hoặc địa chính - nơng nghiệp - xây dựng và mơi trường (đối với xã);
5. Tài chính - kế tốn;
6. Tư pháp - hộ tịch;
7. Văn hóa - xã hội.
Cơng chức do cấp huyện quản lý.
Ngồi các chức danh theo quy định trên, cơng chức cịn bao gồm cả CBCC
được luân chuyển, điều động, biệt phái về.
- Số lượng công chức
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày
22/10/2009 của Chính phủ quy định: Số lượng CBCC được bố trí theo loại đơn vị
hành chính: loại 1 khơng q 25 người, loại 2 không quá 23 người, loại 3 không
quá 21 người (bao gồm cả CBCC được luân chuyển, điều động, biệt phái về).
7
Việc xếp loại đơn vị hành chính thực hiện theo quy định tại Nghị định số
159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về việc phân loại đơn vị hành
chính xã, phường, thị trấn.
2.1.1.3. Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Chất lượng đội ngũ CBCC là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh năng lực, trình
độ, phẩm chất đạo đức, tinh thần thái độ phục vụ nhân dân của CBCC ở một địa
phương trong mối quan hệ phối hợp mà trước tiên chúng ta hiểu đó là chất lượng,
hiệu quả lao động và tinh thần phục vụ nhân dân trong quá trình thực thi nhiệm
vụ về điều hành, quản lý kinh tế, văn hóa - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phịng ở
cơ sở.
Chính vì vậy, chất lượng đội ngũ CBCC có ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở. Đó là một trong những tiêu chí
phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Khi đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC, một vấn đặt ra là hiểu cho đúng thế
nào là chất lượng của đội ngũ CBCC? Chất lượng của đội ngũ CBCC được xem
xét dưới nhiều góc độ khác nhau: chất lượng của đội ngũ CBCC được thể hiện
thông qua hoạt động của cấp ủy, chính quyền của địa phương. Chất lượng của đội
ngũ CBCC được đánh giá dưới góc độ phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực và
khả năng hồn thành nhiệm vụ được giao cũng như hiệu quả công tác.
Chất lượng của đội ngũ CBCC là chỉ tiêu tổng hợp chất lượng của từng
cán bộ. Đối với đội ngũ CBCC, muốn xác định chất lượng cao hay thấp ngoài
việc đánh giá phẩm chất đạo đức phải có hàng loạt chỉ tiêu đánh giá trình độ
năng lực và sự tín nhiệm của nhân dân địa phương. Chẳng hạn, các lớp đào tạo
huấn luyện đã qua; bằng cấp (kể cả ngoại ngữ, tin học) về chuyên môn, kỹ
thuật, quản lý nhà nước, pháp luật v.v…; độ tuổi; thâm niên công tác v.v…
Chất lượng của đội ngũ CBCC cịn được đánh giá dưới góc độ khả năng thích
ứng, xử lý các tình huống phát sinh của người CBCC đối với cơng việc được
giao. Vì vậy, ta có thể đưa ra khái niệm chất lượng đội ngũ CBCC là chỉ tiêu
tổng hợp đánh giá phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực và khả năng thích
ứng, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2.1.2. Vai trị, nghĩa vụ, quyền hạn của CBCC
2.1.2.1. Vai trò của CBCC
Đội ngũ CBCC có vị trí, vai trị quan trọng đối với cơ quan, tổ chức. Trong
đó cơng chức là thành viên, là phần tử cấu thành của tổ chức bộ máy. CBCC có
8
quan hệ mật thiết với tổ chức và quyết định với mọi sự hoạt động của tổ chức;
hiệu quả hoạt động của tổ chức và quyết định mọi sự hoạt động của tổ chức. Hiệu
quả hoạt động của tổ chức, bộ máy phụ thuộc vào CBCC. CBCC có trình độ, có
đạo đức nghề nghiệp, tâm huyết, có trách nhiệm với công việc được giao sẽ làm
cho cơ quan, đơn vị mình hoạt động tốt, dẫn đến bộ máy nhà nước hoạt động
nhịp nhàng; CBCC trình độ quản lý yếu kém, năng lực hạn chế, quan lieu, cửa
quyền… sẽ làm cho bộ máy tê liệt: “Cán bộ là dây chuyền của bộ máy. Nếu dây
chuyền khơng tốt, khơng chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê
liệt” (Hồ Chí Minh, 2000).
CBCC nói chung có vai trị rất quan trọng, CBCC cấp huyện nói riêng, có
vị trí nền tảng cơ sở là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện mọi chủ trương đường lối
của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Chất lượng và hiệu quả thực thi pháp luật
một phần được quyết định bởi sự triển khai ở cơ sở, là cấp trực tiếp gắn với quần
chúng tạo dựng phong trào cách mạng quần chúng. Vì vậy, cơ sở xã, phường
mạnh hay yếu một phần quan trọng phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ cấp
huyện.
Những năm vừa qua cũng đã chỉ ra rằng sự thành công hay thất bại của
Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội ở cơ sở phụ thuộc rất lớn
vào đội ngũ CBCC. Tầm quan trọng của đội ngũ CBCC này quyết định khả năng
thực hiện hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước vì
CBCC cấp huyện vừa là người đại diện cho Đảng và Nhà nước trong việc quản
lý, điều hành mọi mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phịng và an ninh ở cơ sở;
là người trực tiếp lãnh đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng,
thực thi quyền hành pháp cũng như tiến hành tổ chức, triển khai các chương trình
kinh tế xã hội ở địa phương. Mặt khác, CBCC cấp huyện cũng là người thường
xuyên chăm lo đến mọi mặt trong đời sống, cả vật chất và tinh thần tới mọi người
dân; là người đại diện cho ý chí, quyền lợi của nhân dân địa phương, luôn đấu
tranh và bảo vệ mọi quyền lợi chính đáng của người dân khi bị vi phạm. Như Hồ
Chủ tịch đã từng nói: Cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung
thành của nhân dân. CBCC cấp huyện là đội ngũ thể hiện cụ thể và trực tiếp nhất
nội dung này.
Thực tiễn cho thấy rằng chất lượng của đội ngũ CBCC có ảnh hưởng đến
quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Ở địa phương nào có đội ngũ
cơng chức tốt thì ở đó có các “phong trào” đều được triển khai và thực hiện rất
rầm rộ, có hiệu quả; kinh tế, xã hội phát triển, tình hình an ninh chính trị ổn định,
9
trật tự an toàn xã hội đảm bảo. Thực tế đó ở nước ta đã chứng tỏ: Cán bộ nào thì
phong trào đó.
CBCC có vị trí vơ cùng quan trọng trong hoạt động quản lý điều hành ở cơ
sở, trong bộ máy nhà nước, trong hệ thống chính trị. CBCC là người đại diện cho
Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở cơ sở; là những người hàng
ngày trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân. Và cũng qua nhân dân, CBCC
nắm bắt tâm tư tình cảm của nhân dân, kiểm nghiệm những quy định, chế độ,
chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã hợp lòng dân, phù hợp với yêu cầu thực
tiễn chưa, để báo cáo lên cấp trên tiếp tục chỉnh sửa, đề ra những quy định về chế
độ, chính sách, pháp luật ngày càng phù hợp với thực tiễn, nhằm cho xã hội phát
triển, người dân ngày càng được ấm no, hạnh phúc; đi đúng hướng mà Đảng và
Nhà nước ta đề ra. Như vậy, CBCC là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân
dân, là nhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốt
trong cơng tác xây dựng Đảng.
Ngồi những vị trí, vai trị trên của CBCC cịn có vị trí, vai trị thể hiện
những phương diện sau đây:
- CBCC là người am hiểu các phong tục tập quán truyền thống của địa
phương, là nơi tập hợp được khối đại đoàn kết toàn dân ở cơ sở, là nơi phát huy
tính tự quản cộng đồng dân cư. Như Nguyễn Trãi đã đúc kết: Người đẩy thuyền
cũng là dân, người lật thuyền cũng là dân… Vì vậy, việc tập hợp được khối đại
đoàn kết toàn dân ở cơ sở là rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả hoạt động
của chính quyền cơ sở.
- CBCC vừa là người đại diện cho Nhà nước, vừa là người đại diện cho
cộng đồng, vừa là người cùng làng, cùng họ, vừa là người dân, là người gần dân
nhất nên thực tế cho thấy, ở đâu CBCC hiểu dân, giải quyết kịp thời những
vướng mắc, đề nghị của nhân dân; CBCC gương mẫu, không quan liêu, hách
dịch, cửa quyền thì ở đó tình hình an ninh - chính trị, kinh tế - xã hội sẽ ổn định.
- CBCC là người trực tiếp giải quyết những u cầu, những thắc mắc chính
đáng của nhân dân.
Tóm lại, CBCC là người có vị trí, vai trị quan trọng trong việc ổn định
chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở cấp cơ sở, tăng cường khối đại đồn kết
tồn dân, tạo điều kiện phát huy tính tự quản trong cộng đồng dân cư.
10
2.1.2.2. Nghĩa vụ của CBCC
a. Nghĩa vụ của CBCC đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân
- Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
- Tơn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của
nhân dân.
- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước.
b. Nghĩa vụ của CBCC trong thi hành công vụ
- Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn được giao.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của
cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi
phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật Nhà nước.
- Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành cơng vụ; giữ gìn đoàn kết
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản Nhà nước được
giao.
- Chấp hành quy định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là
trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định;
trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản
và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của
việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người
ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
c. Nghĩa vụ của CBCC là người đứng đầu
Ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ nêu trên, CBCC là người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết
quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
11
- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của CBCC;
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng,
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa
cơng sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh CBCC thuộc
quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách
dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;
- Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ
quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ
chức;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.1.2.3. Quyền hạn của CBCC
a. Quyền của CBCC được đảm bảo các điều kiện thi hành công vụ
- Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.
- Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định
của pháp luật.
- Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp
vụ.
- Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.
b. Quyền của CBCC về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
- Được nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn
được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. CBCC làm việc ở
miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có mơi
trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy
định của pháp luật.
- Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, cơng tác phí và các chế độ
khác theo quy định của pháp luật.
c. Quyền của CBCC về nghỉ ngơi
12
CBCC được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo
quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, CBCC
không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngồi tiền
lương được thanh tốn thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày
không nghỉ.
d. Các quyền khác của CBCC
CBCC được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các
hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện
đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bị
thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ,
chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các
quyền khác theo quy định của pháp luật.
2.1.2.4. Đặc điểm CBCC cấp huyện
CBCC cấp huyện là người đại diện cho Nhà nước ở cở sở thực hiện chức
năng Quản lý Nhà nước theo đúng chính sách và thẩm quyền được giao.
CBCC có nhiệm vụ triển khai các Nghị quyết, đường lối của Trung ương
của tỉnh và các nhiệm vụ chính trị khác đối với người dân. Do vậy, chúng ta phải
xây dựng các chỉ tiêu sự tín nhiệm trong dân; sự hài lòng của người dân trong
giải quyết công việc; chỉ tiêu đánh giá năng lực CBCC cấp huyện; đối với công
tác tuyên truyền vận động cơ sở được coi là tiêu chí đánh giá quan trọng của cấp
trên đối với cấp dưới hoặc ngược lại.
Theo quy định đội ngũ CBCC cấp huyện bao gồm những chức danh sau:
- Cơ quan Đảng:
+ Bí thư Thành ủy
+ Phó Bí thư Thành ủy
+ Các đồng chí Thành ủy viên
+ Cán bộ các ban xây dựng Đảng, văn phòng cấp ủy
- Cơ quan khối đoàn thể
+ Chủ tịch UB MTTQ và các cán bộ
+ Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh và các cán bộ
+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ và các cán bộ
+ Chủ tịch Hội Nông dân và các cán bộ
13
+ Chủ tịch Liên đoàn Lao động và các cán bộ
+ Bí thư Đồn Thanh niên và các cán bộ
- Cơ quan khối chính quyền
+ Chủ tịch HĐND, UBND
+ Các Phó Chủ tịch HĐND, UBND
+ Cán bộ khối Quản lý đơ thị
+ Cán bộ khối Văn hóa – Xã hội
+ Cán bộ khối Kinh tế
+ Cán bộ khối Lực lượng vũ trang
+ Cán bộ khác (Văn phòng, thống kê tổng hợp, Trung tâm Bồi dưỡng chính
trị…) và các CBCC xã, phường (được quy định theo Nghị định 92 – 2009 của
Chính phủ).
2.1.3. Tiêu chí phản ánh chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện
2.1.3.1. Nhóm tiêu chí phản ánh năng lực, trình độ của CBCC
+ Tiêu chí về sức khỏe
Theo tổ chức y tế thế giới “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái
về thể chất, tinh thần và xã hội chứ khơng chỉ là khơng có bệnh hay thương tật”.
CBCC có sức khỏe tốt có thể mang lại kết quả thành công cao trong công việc
nhờ sự bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung trong khi làm việc. Nhờ thể lực tốt,
CBCC có thể tiếp thu nhanh chóng những kiến thức, kỹ năng trong q trình thực
thi cơng vụ. Có nhiều chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của người lao động.
Bộ y tế Việt Nam quy định 5 trạng thái sức khỏe là: Loại 1: rất khỏe; Loại 2:
khỏe; Loại 3: Trung bình; loại 4: Yếu; Loại 5: rất yếu (theo Quyết định số
1613/QĐ-BYT ngày 15/8/1997 của Bộ y tế về việc ban hành tiêu chuẩn phân loại
sức khỏe để khám tuyển, khám định kỳ cho người lao động).
+ Tiêu chí về trình độ học vấn
Đây là tiêu chí rất quan trọng phản ánh chất lượng CBCC. Trình độ học vấn
là điều kiện và khả năng tiếp thu, vận dụng có hiệu quả những tiến bộ mới của
khoa học công nghệ trong thực hiện nhiệm vụ. Sự phát triển như vũ bão của khoa
học, cơng nghệ u cầu CBCC phải có trình độ học vấn cơ bản để có khả năng
tiếp thu và áp dụng kiến thức mới trong thực thi cơng vụ; góp phần giúp CBCC
nâng cao khả năng làm việc chủ động, linh hoạt và sáng tạo.
14