Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Ứng dụng gis xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.66 MB, 91 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THỊ HẢI YẾN

ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUY
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN HẠ HÒA,
TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã ngành:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Vân

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIÊP - 2018

i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày tháng
năm 2017


Tác giả luận văn

Vũ Thị Hải Yến

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới thầy TS. Phạm Văn Vân đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Hệ thống thông tin đất đai, Khoa Quản Lý Đất Đai - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn


Vũ Thị Hải Yến

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vi
Danh mục bảng .............................................................................................................. vii
Danh mục hình................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. x
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................ 2


Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................ 3
2.1.

Cơ sở khoa học, lý luận của quy hoạch sử dụng đất ......................................... 3

2.1.1.

Khái niệm về Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất .............................................. 3

2.1.2.

Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai .................................................... 3

2.1.3.

Các loại hình quy hoạch sử dụng đất đai ........................................................... 4

2.1.4.

Căn cứ, mục tiêu và nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ...................... 5

2.1.5.

Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện .............................................. 7

2.1.6.

Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam ............................ 7


2.2.

Tổng quan về cơ sở dữ liệu đất đai .................................................................. 11

2.2.1.

Khái niệm về cơ sở dữ liệu đất đai .................................................................. 11

2.2.2.

Cấu trúc cơ sở dữ liệu đất đai .......................................................................... 12

2.2.3.

Tổ chức cơ sở dữ liệu đất đai........................................................................... 13

2.2.4.

Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất .............................................................. 14

2.3.

Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS) - webGIS ................................ 14

2.3.1.

Định nghĩa về GIS ........................................................................................... 14

2.3.2.


Các bộ phận cấu thành của GIS ....................................................................... 15

2.3.3.

Ứng dụng của công nghệ GIS trên thế giới và Việt Nam ................................ 18

iii


2.3.4.

Tổng quan về công nghệ WebGIS ................................................................... 21

2.4.

Tổng quan về phần mềm dùng trong luận văn ................................................ 23

2.4.1.

ArcGIS và ArcGIS online............................................................................... 23

2.4.2.

Giới thiệu chung về ArcGIS Online ................................................................ 25

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 27
3.1.

Địa điểm nghiên cứu........................................................................................ 27


3.2.

Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 27

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 27

3.4.

Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 27

3.4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hạ Hòa ......................................... 27

3.4.2.

Đánh giá công tác quản lý đất đai và sử dụng đất huyện Hạ Hòa ................... 27

3.4.3.

Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất tại huyện Hạ Hòa ................. 28

3.4.4.

Khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất ................................. 28

3.4.5.


Ứng dụng WebGIS để chia sẻ thông tin về cơ sở dữ liệu quy hoạch.................... 28

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 28

3.5.1.

Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp................................................. 28

3.5.2.

Phân tích thống kê và xử lý số liệu .................................................................. 29

3.5.3.

Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu .............................................................. 29

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 31
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hạ Hòa ........................................... 31

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 31

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế xã hội huyện Hạ Hòa ........................................ 34


4.1.3.

Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Hạ Hịa ................. 40

4.2.

Tình hình quản lý và sử dụng đất đai huyện Hạ Hòa ...................................... 42

4.3.

Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất............................................... 48

4.3.1.

Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ .................... 48

4.3.2.

Kế hoạch sử dụng đất hàng năm ...................................................................... 52

4.3.3.

Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch .................................................................. 53

4.3.4.

Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính................................................................... 57

4.3.5.


Tích hợp các dữ liệu khơng gian và thuộc tính tạo CSDL địa lý .................... 63

4.4.

Quản lý thông tin cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện
Hạ Hòa ............................................................................................................. 65

iv


4.4.1.

Tra cứu thông tin quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất69

4.4.2.

Phân tích, đánh giá sự thay đổi về sử dụng đất hiện trạng so với quy hoạch ......... 66

4.4.3.

Tính tốn các chỉ tiêu cụ thể trong quy hoạch sử dụng đất ................................... 68

4.5.

Ứng dụng arcGIS online chia sẻ thông tin quy hoạch sử dụng đất ................. 70

4.5.1.

Chia sẻ dữ liệu bản đồ lên ArcGIS Online ...................................................... 71


4.5.2.

Phân quyền sử dụng và quản lý đối tượng sử dụng ......................................... 72

4.5.3.

Khai thác dữ liệu trên ArcGIS Online ............................................................. 73

4.6.

Đánh giá kết quả đạt được ............................................................................... 74

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 76
5.1.

Kết luận............................................................................................................ 76

5.2.

Kiến nghị ......................................................................................................... 77

Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 78

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa Tiếng Việt

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BĐQHSDĐ

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất

BĐHTSDĐ

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

CSDL

Cơ sở dữ liệu

GIS

Hệ thống thông tin đất đai

KHSDĐ

Kế hoạch sử dụng đất

LĐĐ

Luật Đất đai


QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Các loại đất của huyện Hạ Hoà .................................................................. 33

Bảng 4.2.

Số liệu tài nguyên khoáng sản huyện Hạ Hoà ........................................... 34

Bảng 4.3.

Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế ............................................................... 35

Bảng 4.4.

Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ huyện Hạ Hồ ....................... 38

Bảng 4.5.

Diện tích tự nhiên phân theo đơn vị hành chính năm 2015 ....................... 44

Bảng 4.6.


Hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp huyện Hạ Hịa năm 2015 ................. 45

Bảng 4.7.

Hiện trạng sử dụng đất phi nơng nghiệp huyện Hạ Hịa năm 2015 ........... 46

Bảng 4.8.

Phương án quy hoạch sử dụng đất 2010 - 2020 ......................................... 48

Bảng 4.9.

Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất đến năm 2020 và được phân
kỳ đầu và kỳ cuối ....................................................................................... 51

Bảng 4.10. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích ................ 51
Bảng 4.11. Quy định về quan hệ giữa các kiểu đối tượng............................................ 56
Bảng 4.12. Bảng thông số kỹ thuật của hệ quy chiếu và hệ tọa độ .............................. 57
Bảng 4.13. Thuộc tính thơng tin lớp hành chính .......................................................... 57
Bảng 4.14. Thuộc tính thơng tin của lớp thủy hệ ......................................................... 59
Bảng 4.15. Thuộc tính thông tin của lớp giao thông .................................................... 60
Bảng 4.16. Thuộc tính thơng tin của lớp điểm địa danh, ghi chú................................. 61
Bảng 4.17. Thuộc tính thơng tin của lớp thửa đất ........................................................ 62
Bảng 4.10. Các hình thức biến động về loại hình sử dụng đất ..................................... 72
Bảng 4.12. Các hình thức biến động về loại hình sử dụng đất ..................................... 78

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1.
Hình 2.2.
Hình 2.3.
Hình 2.4.
Hình 4.1.
Hình 4.2.
Hình 4.3.
Hình 4.4.
Hình 4.5.
Hình 4.6.
Hình 4.7.
Hình 4.8.
Hình 4.9.
Hình 4.10.
Hình 4.12.
Hình 4.13.
Hình 4.14.
Hình 4.15.
Hình 4.16.
Hình 4.17.

Cấu trúc dữ liệu raster và vector .................................................................. 12
Sơ đồ các thành phần cấu tạo GIS ............................................................... 16
Các thành phần cốt lõi của ArcGIS Desktop ............................................... 24
Mơ hình tương tác của ArcGIS Online ........................................................ 26
Sơ đồ vị trí huyện Hạ Hịa ........................................................................... 31
Quy trình xây dựng CSDL QHSDĐ huyện Hạ Hòa .................................... 53
Geotabase được thiết lập trong ArcCatalog ................................................. 55
Hình minh họa lớp dữ liệu biên giới, địa giới hành chính ........................... 58
Hình minh họa lớp thủy hệ .......................................................................... 59

Hình minh họa lớp giao thơng ..................................................................... 60
Hình minh họa lớp điểm địa danh, ghi chú .................................................. 61
Bảng thuộc tính lớp thửa đất ........................................................................ 62
Tích hợp các dữ liệu khơng gian và thuộc tính ............................................ 63
Giao diện làm việc với CSDL QHSDĐ trên ArcMap ................................. 63
Thuộc tính vị trí thửa đất.............................................................................. 65
Kết quả tổng hợp diện tích theo mục đích sử dụng hiện trạng .................... 66
Diện tích có và khơng có sự thay đổi về sử dụng đất .................................. 67
Kết nối với ArcGIS online ........................................................................... 71
Nội dung dữ liệu sau khi được chia sẻ lên ArcGIS online........................... 72
Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất sau khi được chia sẻ lên ArcGIS
Online ........................................................................................................... 72
Hình 4.18. Phân quyền sử dụng và chia sẻ dữ liệu ........................................................ 73
Hình 4.19. Tra cứu thông tin theo yêu cầu trên ArcGIS Online .................................... 74

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tên Luận văn: “Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện
Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ”.
Ngành: Quản lý đất đai;

Mã số: 60.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam (VNUA).
Mục đích nghiên cứu
Ứng dụng phần mềm ArcGIS trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử
dụng đất thể hiện được các thông tin quy hoạch sử dụng đất phù hợp với pháp luật của

Nhà nước và tình hình thực tiễn của địa phương.
Thử nghiệm ứng dụng công nghệ WebGIS để chia sẻ thông tin về quy hoạch sử
dụng đất huyện Hạ Hòa trên Website.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu nhập số liệu thứ cấp dùng để thu nhập các loại thông tin về điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các khu vực nghiên cứu.
Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất để chuẩn hóa, xử
lý biên tập và xây dựng cơ sở dữ liệu khơng gian và thuộc tính bằng phần mềm
ArcGIS Deskop.
Phương pháp WebGIS dùng để chia sẻ cơ sở dữ liệu đã được xây dựng lên
Website giúp cho mọi người có thể tiếp cận thơng tin về quy hoạch sử dụng đất một
cách dễ dàng bằng ứng dụng WebGIS trực tuyến ArcGIS Online.
Kết quả chính và kết luận
Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện Hạ Hòa được xây dựng gồm: cơ sở dữ
liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính và được phân chia thành các nhóm cơ bản:
quy hoạch, địa giới hành chính, giao thơng, thủy hệ, địa danh, địa hình.
Việc ứng dụng cơng nghệ WebGIS trong việc chia sẻ bản đồ tạo ra từ ArcGIS
Deskop lên ArcGIS online sẽ giúp cho mọi người không chỉ các nhà quản lý mà cả
người dân cũng có thể tiếp cận thơng tin về quy hoạch sử dụng đất một cách dễ dang
qua nhiều thiết bị thông tin khi họ được cung cấp địa chỉ truy cập. Tuy nhiên, cơ sở dữ
liệu đưa lên ArcGIS online vẫn cịn nhiều hạn chế như: tài khoản đăng ký có thời hạn sử
dụng là 30 ngày, cơ sở dữ liệu đưa lên web bị giới hạn về dung lượng.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Vu Thi Hai Yen.
Thesis title: “Application of GIS to build the land use planning database in Ha Hoa
district, Phu Tho province”.

Major: Land Management

Code: 60.85.01.03

Educational Organigation: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).
Research objectives
Application of ArcGIS in building the land use planning database reflects
information on the land use planning in accordance with the laws of the State and the
practical situation of the locality.
The experimental application WebGIS technology is to share information on land
use planning in Ha Hoa district on online Website.
Research Methods
Methods of collecting secondary data is used to collect all kinds of information on
natural condition, ecomomic and social aspects in researching area.
Methods of database building is to standardize, handle, edit and build attibute and
spatial database by using ArcGIS Desktop software.
Methods of WebGIS is used to share the database which has been built up on
web-site to help people easily get the information about land use planning by using
WebGIS online application ArcGIS Online.
Main results and conclusions
Land use planning database of Ha Hoa district includes spatial database, attribute
database and these are divided into basic groups: planning, administrative boundaries,
transportation, water systems, landmarks, topography.
The appication of technology in sharing WebGIS maps created from ArcGIS
desktop to ArcGIS online will help people who are not only managers but also the
citizens can access information on land use planing easily through multiple
communication devices as they are provided access addresses. However, the database
posted to ArcGIS online still has many limitations, such as a 30-day subscription period,
a limited web-based database.


x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu
sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố
dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh và quốc phịng. Đất đai là tài
nguyên giới hạn về số lượng, có vị trí cố định trong khơng gian khơng thể di dời; là
tư liệu sản xuất khơng gì có thể thay thế được. Việc quản lý và sử dụng hợp lý tài
nguyên đất đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới và nội
dung quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu (Quốc hội, 2013).
Ứng dụng công nghệ GIS ngày càng phát triển đa dạng cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu, đặt ra nhiều thách thức về kỹ thuật trong quá trình thu thập, phân tích
và xử lý dữ liệu với khối lượng lớn. Các dữ liệu GIS thường được thu thập từ
nhiều nguồn khác nhau và có thể được định dạng theo nhiều chuẩn khác nhau.
Do đó, khi khai thác dữ liệu này, người sử dụng dễ gặp phải những vấn đề lớn về
tính tương thích, cũng như những khó khăn trong việc mua bán phần mềm, làm
quen với việc sử dụng phần mềm, chưa kể đến việc phải bỏ ra một lượng tiền lớn
để mua toàn bộ các dữ liệu do nhà cung cấp xây dựng, trong khi hầu hết các
trường hợp ta chỉ cần một phần thơng tin trong đó mà thôi. Hơn nữa, các dữ liệu
này cần được lấy về và lưu trữ tập trung ở một nơi, lại phải bỏ ra một chi phí
khơng nhỏ khác cho việc lưu trữ, bảo trì và cập nhật chúng. Điều này rõ ràng là
lãng phí cơng sức, thời gian và tiền bạc một cách vơ ích. Để khắc phục những trở
ngại này, việc tiến hành xây dựng các dịch vụ web hỗ trợ GIS (WebGIS) là một
giải pháp tốt hiện đang được rất nhiều nơi trên thế giới triển khai thực hiện. Thay
vì dồn các dữ liệu lại một nơi và xử lý tập trung trên đó, giải pháp dịch vụ web
lại đi theo con đường xử lý phân tán. Mọi thông tin yêu cầu và đáp ứng đều được
gửi và nhận thông qua Internet.
Hiện nay, tại nước ta công nghệ GIS khơng phải là một cơng nghệ mới.

Nhưng chỉ có một số ít viện nghiên cứu, các cơ quan và vài cơng ty là có nghiên
cứu và sử dụng GIS.
Bên cạnh đó, cơng tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nội dung
quan trọng trong 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Công tác quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất được quy định từ Điều 35 đến Điều 51 của Luật Đất đai

1


năm 2013 và được cụ thể tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của
Chính phủ; Nghị định số 21/2013/NĐ-CP, ngày 04/3/2013 của Chính phủ; Thơng
tư số 29/2014/TT-BTNMT, ngày 02/6/2014 của Bộ Tài ngun và Mơi trường.
Hạ Hồ là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, có tổng
diện tích tự nhiên là 34.146,66 ha nhưng hiện nay huyện chưa có được cơ sở dữ
liệu quy hoạch sử dụng đất hoàn chỉnh phục vụ cho việc quy hoạch sử dụng đất
có hiệu quả. Việc xây dựng được nguồn cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất
hoàn chỉnh sẽ tạo ra được nhiều thuận lợi trong quản lý, cung cấp thông tin và
nghiên cứu khoa học.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, đồng thời phục vụ cho việc xây dựng một
hệ thống quản lý đất đai hiện đại, và được sự nhất trí của khoa Quản lý đất đai –
Viện đào tạo Sau đại học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đồng thời dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của thầy TS. Phạm Văn Vân tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện Hạ Hòa,
tỉnh Phú Thọ”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quy hoạch cung cấp các thông tin quy
hoạch sử dụng đất phù hợp với các yêu cầu về quy hoạch sử dụng đất theo pháp
luật của Nhà nước và tình hình thực tiễn của địa phương.
- Thử nghiệm cơ sở dữ liệu quy hoạch trực tuyến cho phép khai thác và sử
dụng các thông tin quy hoạch sử dụng đất thơng qua trình duyệt web.

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài được áp dụng nghiên cứu trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
- Sử dụng phần mềm ArcGIS để xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch trên hệ
thống WebGIS.
- Xây dựng hệ thống WebGIS, cung cấp các thông tin quy hoạch sử dụng
đất huyện Hạ Hịa, tỉnh Phú Thọ.
1.4. NHỮNG ĐĨNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Đề tài này tập trung vào việc nghiên cứu và thiết kế hệ thống thông tin địa
lý (GIS) cho phép thể hiện các thông tin quy hoạch sử dụng đất.
- Ứng dụng được xây dựng trên công nghệ Web theo chuẩn mở OpenGIS
thực hiện các chức năng hiển thị, tìm kiếm trên bản đồ số.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC, LÝ LUẬN CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1. Khái niệm về Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất
“ Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kĩ thuật và pháp
chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ hiệu quả hợp lý có hiệu quả cao
thơng qua việc phân phối quỹ đất của cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư
liệu sản xuất cùng với tư liệu sản xuất khác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã
hội tạo điều kiện bảo vệ đất, bảo vệ môi trường”. (Nguyễn Hữu Ngữ, 2015).
Theo Võ Tử Can (2001), QHSDĐĐ thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử xã hội, tính khống chế vĩ mơ, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ
phận hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế
quốc dân.
Trên cơ sở đó có thể đưa ra khái niệm: “Quy hoạch sử dụng đất là một hệ
thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử
dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông
qua việc phân bố quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ

chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất (các giải pháp sử dụng cụ thể), nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và mơi trường”
(Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006).
Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không
gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,
bảo vệ mơi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và
nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và
đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định; Kế hoạch sử dụng đất là
việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy
hoạch sử dụng đất (Quốc hội, 2013).
2.1.2. Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai
- Tính lịch sử xã hội: Quy hoạch sử dụng đất luôn là một bộ phận của
phương thức sản xuất xã hội và lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát
triển của quy hoạch sử dụng đất.
- Tính tổng hợp: Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất biểu hiện chủ
yếu ở hai mặt. Thứ nhất, đối với quy hoạch sử dụng đất là khai thác, sử dụng, cải
3


tạo, bảo vệ... tài nguyên đất đai cho nhu cầu toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thứ
hai, quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã
hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số đất đai, sản xuất nơng
nghiệp, cơng nghiệp, mơi trường sinh thái...
- Tính dài hạn: Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất thể hiện ở chỗ thời
hạn của quy hoạch sử dụng đất là 10 năm hoặc lâu hơn. Tính dài hạn của quy
hoạch sử dụng đất phụ thuộc nhiều vào dự báo xu thế biến động dài hạn của các
yếu tố kinh tế - xã hội. Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát
triển lâu dài kinh tế xã hội.
- Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô: Do khoảng thời gian dự báo là tương
đối dài nhưng lại phải chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế khó xác định,

nên chỉ tiêu quy hoạch thường là không cụ thể và chi tiết như kế hoạch ngắn và
trung hạn do đó nó chỉ có thể là một quy hoạch mang tính chiến lược và chỉ đạo
vĩ mơ. Các chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hố quy hoạch càng ổn định.
- Tính chính sách: Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rõ đặc tính chính trị và
chính sách xã hội. Khi xây dựng phương án phải qn triệt các chính sách và quy
định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể
trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân, phát triển ổn định
kế hoạch kinh tế xã hội, tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số,
đất đai và mơi trường sinh thái.
- Tính khả biến: Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ,
chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự án của quy hoạch sử dụng đất
khơng cịn phù hợp thì việc chỉnh sửa, bổ sung hồn thiện quy hoạch và điều
chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy
hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất luôn là quy hoạch động, một quá trình
lặp lại theo chu kỳ “Quy hoạch - thực hiện – quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - Tiếp
tục thực hiện...” với chất lượng, mức độ hồn thiện và tính phù hợp ngày càng
cao” (Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006).
2.1.3. Các loại hình quy hoạch sử dụng đất đai
Đối với nước ta, luật đất đai đã quy định rõ: Quy hoạch sử dụng đất được
tiến hành theo lãnh thổ và theo ngành.
* Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính được phân làm 3 cấp
- Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước (quốc gia) và các vùng kinh tế- xã hội;
4


- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh;
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện.
Quy hoạch sử dụng đất ở 3 cấp này có mối quan hệ chặt chẽ và được thực
hiện theo nguyên tắc kết hợp xây dựng từ trên xuống và từ dưới lên.
* Quy hoạch sử dụng đất theo ngành bao gồm

- Quy hoạch sử dụng đất Quốc phòng.
- Quy hoạch sử dụng đất An ninh.
Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành là diện tích đất đai
thuộc quyền sử dụng và diện tích đất đai dự kiến cấp thêm cho ngành.
2.1.4. Căn cứ, mục tiêu và nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.1.4.1. Căn cứ của quy hoạch sử dụng đất
Để hình thành được các quyết định đúng đắn, quy hoạch sử dụng đất
phải dựa vào 2 nhóm căn cứ chủ yếu và yêu cầu chủ quan và điều kiện thực tế
khách quan.
- Yêu cầu chủ quan là yêu cầu chung của xã hội, của nền kinh tế quốc dân
(hoặc của địa phương) đối với các ngành kinh tế khác nhau có liên quan đến việc
sử dụng đất. Yêu cầu chủ quan được thể hiện qua các nhóm căn cứ sau: Định
hướng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; Nhu cầu sử dụng đất đai;
Quy hoạch phát triển các ngành và địa phương; Định mức sử dụng đất đai; Yêu
cầu bảo vệ môi trường, u cầu bảo vệ tơn tạo di tích lịch sử văn hoá, danh lam
thắng cảnh.
- Điều kiện thực tế khách quan: Quyết định tính thực tiễn và khoa học của
phương án quy hoạch sử dụng đất. Bao gồm các yếu tố điều kiện tự nhiên (Địa
hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thuỷ văn, khoáng sản…) và các điều kiện xã hội như:
Hiện trạng sử dụng quỹ đất, thực trạng phát triển sản xuất, khả năng đầu tư, khả
năng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đai.
2.1.4.2. Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất
- Sử dụng có hiệu quả đất đai
Việc sử dụng có hiệu quả đất đai hết sức khác biệt giữa các chủ sử dụng
đất. Cụ thể, với các cá nhân sử dụng đất thì việc sử dụng có hiệu quả chính là
việc thu được lợi ích cao nhất trên một đơn vị tư bản đầu tư trên một đơn vị diện

5



tích đất. Cịn đối với Nhà nước thì vấn đề hiệu quả sử dụng đất mang tính tổng
hợp hơn gồm các nội dung: toàn vẹn lãnh thổ, an toàn lương thực quốc gia, bảo
vệ môi trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hố…
- Sử dụng đất phải có tính hợp lý chấp nhận được
Sử dụng đất đai phải có tính hợp lý và được xã hội chấp nhận. Những mục
đích này bao gồm các vấn đề về an ninh lương thực, việc làm và đảm bảo thu
nhập cho cư dân ở nông thôn. Sự cải thiện và phân phối lại đất đai có thể đảm
bảo làm giảm sự khơng đồng đều về kinh tế giữa các vùng khác nhau, giữa các
chủ sử dụng đất khác nhau và góp phần tích cực trong việc xố đói, giảm nghèo.
- Tính bền vững
Việc sử dụng đất bền vững là phương thức sử dụng đất mang lại hiệu quả,
đáp ứng được các nhu cầu trước mắt đồng thời đảm bảo được tài nguyên đất đai
đáp ứng được các nhu cầu sử dụng đất trong tương lai.
2.1.4.3. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất
- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội trên địa bàn thực hiện quy hoạch;
- Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất trong kỳ quy hoạch trước
theo các mục đích sử dụng;
- Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất
so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa
học - công nghệ;
- Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã được
quyết định, xét duyệt của kỳ quy hoạch trước;
- Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch và định
hướng cho kỳ tiếp theo phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước, của các ngành và các địa phương;
- Xây dựng các phương án phân bổ diện tích các loại đất cho nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch;
- Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của từng phương án phân

bổ quỹ đất;
- Lựa chọn phương án phân bổ quỹ đất hợp lý căn cứ vào kết quả phân tích
hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường;
6


- Thể hiện phương án quy hoạch sử dụng đất được lựa chọn trên bản đồ quy
hoạch sử dụng đất;
- Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường
cần phải áp dụng đối với từng loại đất, phù hợp với địa bàn quy hoạch;
- Xác định giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất phù hợp với
đặc điểm của địa bàn quy hoạch. (Lương Văn Hinh và cs., 2003).
2.1.5. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Là cấp trung gian là khung sườn cơ sở thông qua việc khoanh định cụ thể
các khu vực sử dụng với những công năng khác nhau trực tiếp khống chế và thực
hiện nhu cầu sử dụng đất của dự án cụ thể cũng là điểm mấu chốt thực hiện quy
hoạch của cấp tỉnh và cả nước (Nguyễn Hữu Ngữ, 2015).
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện ở nước ta là một cấp cơ bản trong hệ
thống QHSDĐ là cơ sở và kéo dài QHSDĐ cấp tỉnh và cả nước có tác dụng trực
tiếp chỉ đạo và khống chế QHSDĐ của nội bộ các ngành, các xí nghiệp, kế thừa
cấp trên và gợi ý cho cấp dưới.
2.1.6. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam
2.1.6.1. Quy hoạch sử dụng đất một số nước trên thế giới
- Tại Cộng hịa Liên bang Đức, vị trí của quy hoạch sử dụng đất được xác
định trong hệ thống quy hoạch phát triển không gian (theo 4 cấp): Liên bang,
vùng, tiểu vùng và đơ thị. Trong đó quy hoạch sử dụng đất ở Cộng hòa Liên bang
Đức, cơ cấu sử dụng đất: Đất nông nghiệp và lâm nghiệp vẫn là chủ yếu, chiếm
khoảng 85% tổng diện tích; diện tích mặt nước, đất hoang là 3%; đất làm nhà ở,
địa điểm làm việc, giao thông và cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ cho dân chúng
và nền kinh tế - gọi chung là đất ở và đất giao thông ở Đức càng ngày gia tăng.

Diện tích đất giao thơng đặc biệt cao từ trước tới giữa thập kỷ 80, trong khi đó,
diện tích nhà chủ yếu tăng trong hai thập kỷ vừa qua, đặc biệt là đất dành làm địa
điểm làm việc như thương mại, dịch vụ. quản lý hành chính phát triển một cách
không cân đối.
- Tại nước Anh sau chiến tranh, năm 1947 chính phủ đã sửa đổi và công bố
luật kế hoạch đô thị và nông thôn, trong đó điều thay đổi quan trọng nhất là xác
lập chế độ quốc hữu về quyền phát triển và xây dựng chế độ cho phép khai thác.
Quy định mọi loại đất đều phải đưa vào chế độ quản lý, mọi người nếu muốn
khai thác đất đai, trước hết phải được cơ quan quy hoạch địa phương cho phép

7


khai thác, cơ quan quy hoạch địa phương căn cứ vào quy định của quy hoạch
phát triển để xem liệu có cho phép hay khơng. Chế độ cho phép khai thác trở
thành biện pháp chủ yếu của chế độ quản lý quy hoạch đất đai.
- Tại Trung Quốc coi trọng việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững công
tác bảo vệ môi trường luôn được quan tâm lồng ghép và thực hiện đồng thời với
phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay Trung Quốc đã tiến hành lập quy hoạch sử
dụng đất từ tổng thể đến chi tiết cho các vùng và địa phương theo hướng phân
vùng chức năng (khoanh định sử dụng đất cho các mục đích) gắn với nhiệm vụ
bảo vệ mơi trường.
- Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản được phát triển từ rất lâu, đặc biệt
được đẩy mạnh vào đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20. QHSDĐ ở Nhật Bản không
những chú ý đến hiệu quả kinh tế, xã hội, mà cịn rất chú trọng đến bảo vệ mơi
trường, tránh các rủi ro của tự nhiên như động đất, núi lửa...QHSDĐ ở Nhật bản.
Chia ra: QHSDĐ tổng thể và QHSDĐ chi tiết. Đối với QHSDĐ chi tiết ở
Nhật Bản hết sức coi trọng đến việc tham gia ý kiến của các chủ sử dụng đất, cũng
như tổ chức thực hiện phương án khi đã được phê duyệt. Do vậy tính khả thi của
phương án cao và người dân cũng chấp hành quy hoạch sử dụng đất rất tốt.

Malaysia và Indonesia có quy định quy hoạch tương đối giống nhau và
giống Liên bang Úc. Tuy nhiên, Malaysia đang có định hướng và đã tiến hành
với Chính phủ Trung ương tách khu hành chính (Thủ đơ hành chính) ra khỏi khu
đơ thị cũ, khu dân cư và khu thương mại. Với phương án này Malaysia vừa bảo
toàn được các khu phố cổ để duy trì du lịch, vừa có điều kiện hiện đại hóa các cơ
quan cơng quyền, thực hiện Chính phủ điện tử (E-Govemment) vừa tránh được
ùn tắc giao thông trong khu đơ thị.
Các bước đi của Indonesia có nét giống Việt Nam, vẫn chủ yếu dựa trên
việc cải tạo và tu bồ các đơ thị cũ, tính chắp vá trong quy hoạch vẫn còn tồn tại
và khá phổ biến.
Ở Úc hầu hết các Tiểu bang đều có cơ quan quy hoạch riêng (Planning
Commision) trực thuộc Chính phủ Tiểu bang, người đứng đầu cơ quan quy hoạch
là thành viên Chính phủ có quyền hạn tương đương các Bộ trưởng khác. Khi tiến
ành quy hoạch điều đầu tiên người ta chú trọng là phân bố sử dụng đất làm sao
ho sử dụng có hiệu quả nhất điều kiện tự nhiên sẵn có bảo đảm phát triển bền
vững và có mơi trường tốt. Thơng thường các khu có hồ, rừng cây được giữ tối a
8


trong quá trình quy hoạch. Các khu dân cư chú trọng bố trí đầy đủ các khu dịch
vụ thương mại, trường học. Thông thường khu trường học và trung tâm thương
mại được bố trí ở vị trí gần trung tâm nhất để thuận lợi cho mọi công dân trong
khu. Tuy nhiên, bệnh viện thơng thường được bố trí ở phía ngồi khu dân cư,
thuận lợi về giao thơng nhưng xa các đường cao tốc hoặc nhà ga để tránh tiếng
ồn và để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Tất cả các khu đô thị mới hiện nay
khi thiết kế thường gắn với sử dụng tiết kiệm năng lượng, các nhà ở sử dụng tối
đa pin năng lượng mặt trời, nước thải sinh hoạt được xử lý và theo đường ống
riêng dành cho tưới cây và rửa xe để tiết kiệm nước.
Các nước thuộc Liên Xơ (cũ) có bước đi tương tự nhau, trước hết là lập sơ
đồ tổng thể phát triển lực lượng sản xuất sau đó tiến hành quy hoạch chi tiết các

ngành, trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất của các ngành để tiến hành quy hoạch sử
dụng đất đai. Tuy nhiên, việc phân bổ các khu chức năng để bảo đảm phát triển
bền vững và bảo vệ môi trường luôn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Tại Thụy Điển và các nước Đông Âu khác phân vùng sử dụng đất được
lồng ghép ngay trong khi tiến hành quy hoạch tổng thể không gian. Việc mọi
quan tâm chủ yếu tập trung vào quy hoạch chi tiết phát triển đô thị và vấn đề bảo
vệ môi trường sống luôn được đặt lên hàng đầu.
2.1.6.2. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
Hiện nay, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất
5 năm (2011-2015) cấp quốc gia đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số
17/2011/QH13. Bộ TN&MT đã đôn đốc, tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành và
địa phương và Bộ trường đã ký thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ Báo cáo số
190/BC-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ gửi Quốc hội và Báo cáo số 193/BCCP ngày 06/6/2014 của Chính phủ trình Quốc hội về kết quả thực hiện
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị quyết số 17/2011/QH13 của Quốc
hội. Cụ thể như sau:
- Đối với cấp tỉnh: Bộ đã trình Chính phủ xét duyệt quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) cho 63/63
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Đối với cấp huyện: có 352 đơn vị hành chính cấp huyện được ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 49,93%); có 330
đơn vị hành chính cấp huyện đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
9


(chiếm 46,81%); cịn lại 23 đơn vị hành chính cấp huyện chưa triển khai lập quy
hoạch, kế hoạch sửdụng đất (chiếm 3,26%).
- Đối với cấp xã: có 6.516 đơn vị hành chính cắp xã được cấp có thẩm
quyền xét duyệt quy hoạch, ké hoạch sử dụng đất (chiếm 58 41%); có 2.907 đơn
vị hành chính cấp xã đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm
26,06%); còn lại 1.733 đơn vị hành chính cấp xã chưa triển khai lập quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất (chiếm 15,53%).
Về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử
dụng đất kỳ cuối (2015-2020): Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai việc
điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 5
năm kỳ cuối (2015-2020) cấp quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại
Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 20/5/2015. Đến hết tháng 6 năm 2015 đã có 06 Bộ,
ngành và 52 tỉnh gửi Báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
và đăng ký nhu cầu sử dụng đất giai đoạn 2015-2020 và còn một số tỉnh, thành
phố chưa gửi báo cáo. Kế hoạch tổ chức và thực hiện việc kiểm tra các địa
phương trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch
sử dụng đất 5 năm (2011-2015) các cấp đã được thành lập.
- Những điểm bất cập trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay.
Công tác lập, triển khai QH, KHSDĐ về cơ bản ngày càng hoàn thiện và
đạt được kết quả tích cực nhưng bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại nhiều bất cập trên
thực tế. Một số địa phương phê duyệt KHSDĐ năm 2015 cấp huyện chậm so với
quy định, dẫn đến việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng
đất theo kế hoạch bị ảnh hưởng. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch
chưa phù hợp về thời gian, nội dung với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hạ
tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Chất lượng của nhiều quy hoạch còn thấp, thiếu
đồng bộ trong sử dụng đất cũng như chưa đầy đủ căn cứ pháp lý thể hiện ở việc
các quy hoạch phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần; thiếu tính khả thi, khơng đảm
bảo nguồn lực đất đai để thực hiện.
Lực lượng cán bộ chuyên trách cho cơng tác này cịn nhiều hạn chế về năng
lực. Cơng tác quản lý, kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ, thường xuyên dẫn tới
tình trạng vi phạm quy hoạch diễn ra phổ biến nhưng chưa được phát hiện và xử
lý kịp thời và gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế, nhất là trên địa bàn TP. Hồ Chí
Minh và Hà Nội. Công tác lấy ý kiến của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử
10



dụng đất đai chưa thực sự được chú trọng. Tình trạng quy hoạch “treo” còn phổ
biến. Trên cả nước vẫn còn hàng ngàn dự án “treo” chưa được thu hồi. Việc xử
cảc dự án sau khi thu hồi cũng đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Sau khi
chấm dứt pháp lý dự án, trả lại quyền lợi hợp pháp cho người dân nhưng trên
thực tế, do chủ đầu tư đền bù, giải phóng mặt bằng khơng liền thửa, liền khoảng
nên cả người dân lẫn doanh nghiệp đều khó để sử dụng phần đất của mình, chính
quyền cũng khó điều chỉnh quy hoạch. Bên cạnh đó, dù là hủy bỏ dự án nhưng
quy hoạch không thay đổi nên người dân không dám xây dựng kiên cố hay đầu tư
sản xuất lâu dài vì lo nhà nước thực hiện quy hoạch sẽ khơng được bồi thường do
khơng có các chính sách đối với người dân sau khi thu hồi dự án “treo” hoặc các
quy hoạch chậm thực hiện.
2.1.6.3. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trong tỉnh Phú Thọ
- Trước khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, Sở Tài nguyên và
Môi trường Phú Thọ đã phối hợp với các ngành chức năng tiến hành lập “Quy
hoạch sử dụng đất tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2010-2020”.
- Sau Luật đất đai năm 2013, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi
trường thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
- Tình Phú Thọ đã hồn thành cơng tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
cho các xã trong huyện.
- Việc lập kế hoạch sử dụng đất đã đi dần vào nề nếp, hàng năm các huyện,
thành phố, đều lập kế hoạch sử dụng đất trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Việc lập và quản lý quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất. Một số
xã chưa công khai quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt tại trụ sở UBND xã
theo quy định. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đơi khi cịn chưa sát
thực tế, tính khả thi thấp nên phải điều chỉnh, bổ sung. Nhận thức vai trò của lập
quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất ở một số nơi cịn hạn chế. Cơng tác
tun truyền, tổ chức kiểm tra, giám sát thực tế thực hiện quy hoạch, kế hoạch
được duyệt chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức.
2.2. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI
2.2.1. Khái niệm về cơ sở dữ liệu đất đai

Dữ liệu đất đai: Theo Khoản 1 Điều 3 Thơng tư số 75/2015/TT-BTNMT
thì dữ liệu đất đai bao gồm dữ liệu khơng gian đất đai, dữ liệu thuộc tính đất đai
và các dữ liệu khác có liên quan đến thửa đất.
11


Cơ sở dữ liệu đất đai: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính,
dữ liệu quy hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên
bằng phương tiện điện tử. (TT04/2013/TT-BTNMT).
Theo Khoản 1 Điều 5 Thơng tư 04/2013/TT-BTNMT thì Cơ sở dữ liệu đất
đai bao gồm các cơ sở dữ liệu thành phần sau:
- Cơ sở dữ liệu địa chính;
- Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất;
- Cơ sở dữ liệu giá đất;
- Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai.
2.2.2. Cấu trúc cơ sở dữ liệu đất đai
Cấu trúc dữ liệu đất đai gồm 2 phần cơ bản là dữ liệu không gian (dữ liệu
bản đồ) và dữ liệu thuộc tính (dữ liệu phi khơng gian).
2.2.2.1. Dữ liệu không gian
Cơ sở dữ liệu không gian chứa đựng những thông tin định vị của các đối
tượng, cho biết vị trí, kích thước, hình dạng, sự phân bố… của các đối tượng.
Các đối tượng không gian được định dạng về 3 loại: đối tượng dạng điểm, dạng
đường và dạng vùng. Dữ liệu khơng gian có hai mơ hình lưu trữ: mơ hình dữ liệu
raster và mơ hình dữ liệu vector.

Hình 2.1. Cấu trúc dữ liệu raster và vector
- Mơ hình dữ liệu Vector: thông tin về điểm, đường, vùng được mã hóa và
lưu dưới dạng tập hợp các tọa độ x,y. Đối tượng dạng điểm lưu dưới dạng tọa độ
(x,y). Đối tượng dạng đường như đường giao thông, sông suối… được lưu dưới

12


dạng tập hợp các toạ độ điểm x1y1,x2y2, …, xnyn hoặc là một hàm tốn học,
tính được chiều dài. Đối tượng dạng vùng như khu vực buôn bán, nhà cửa, thủy
hệ… được lưu như một vịng khép kín của các điểm tọa độ, tính được chu vi và
diện tích vùng.
- Mơ hình dữ liệu Raster: Trong cấu trúc dữ liệu Raster, đối tượng được
biểu diễn thông qua các ô (cell) hay ô ảnh (pixel) của một lưới các ô. Trong
máy tính, các ơ lưới này được lưu trữ dưới dạng ma trận trong đó mỗi ơ lưới là
giao điểm của một hàng và một cột trong ma trận. Điểm được xác định bởi một
pixel (giá trị nhỏ nhất trong cấu trúc Raster), đường được xác định bởi một
chuỗi các ô có cùng thuộc tính kề nhau có hướng nào đó, còn vùng được xác
định bởi một số các pixel cùng thuộc tính phủ lên trên một diện tích nào đó.
Mối quan hệ logic giữa vị trí của các đối tượng trong cấu trúc dữ liệu được
gọi là TOLOGY. Cấu trúc dữ liệu thuộc topology cung cấp một cách tự động hóa
để xử lý việc số hóa, xử lý lỗi; giảm dung lượng lưu trữ dữ liệu.
2.2.2.2. Dữ liệu thuộc tính
Cơ sở dữ liệu thuộc tính lưu trữ các số liệu mơ tả các đặc trưng, tính
chất,.. của đối tượng nghiên cứu. Các thơng tin này có thể là định tính hay định
lượng, được lưu trữ trong máy tính như là tập hợp các con số hay ký tự; ở dạng
văn bản và bảng biểu. Thơng thường, dữ liệu thuộc tính là các thông tin chi tiết
cho đối tượng hoặc các số liệu thống kê cho đối tượng. Các dữ liệu thuộc tính
chủ yếu được tổ chức thành các bảng dữ liệu, gồm có các cột dữ liệu (trường dữ
liệu): mỗi cột diễn đạt một trong nhiều thuộc tính của đối tượng và các hàng
tương ứng với một bản ghi: gồm tồn bộ nội dung thuộc tính của một đối tượng
quản lý.
2.2.3. Tổ chức cơ sở dữ liệu đất đai
Cơ sở dữ liệu là một gói dữ liệu được tổ chức dưới dạng các Layer. Các
Layer có thể được tạo ra từ nhiều khuôn dạng dữ liệu khác nhau như: Shape files,

personal geodatabase, ArcInfo cover datasets, CAD drawings, SDE databases,
photo, image. Hiện nay, theo các chuẩn dữ liệu ISO-TC 211 và chuẩn dữ liệu của
Bộ Tài nguyên và Môi trường, dữ liệu được tổ chức theo khuôn dạng chuẩn là
GeoDatabase.

13


2.2.4. Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất
2.2.2.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất
Cơ sở dữ liệu về quy hoạch là một trong những nội dung, một thành phần
tham gia hình thành nên hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác quản lý
nhà nước về đất đai.
Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm: dữ liệu báo cáo thuyết
minh tổng hợp, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất và bản đồ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia,
vùng kinh tế - xã hội (TT04/2013/TT-BTNMT).
2.2.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất
Thu thập tài liệu, dữ liệu trong xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất được pháp luật quy định tại Điều 42 Thông tư 05/2017/TT-BTNMT
quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành như sau:
1. Tài liệu, dữ liệu được thu thập cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh gồm: Nghị quyết của Chính phủ; báo cáo
thuyết minh tổng hợp; bản đồ hiện trạng sử dụng đất; bản đồ quy hoạch sử dụng
đất và bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; bản đồ kế hoạch sử dụng đất;
bản đồ chuyên đề (nếu có).
2. Tài liệu, dữ liệu được thu thập cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện gồm: Quyết định của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh; báo cáo thuyết minh tổng hợp; bản đồ hiện trạng sử dụng đất; bản đồ

quy hoạch sử dụng đất và bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, bản đồ kế
hoạch sử dụng đất năm đầu và hàng năm; bản đồ chuyên đề (nếu có).
Theo đó tại Khoản 2 Điều 5 Thơng tư 75/2015/TT-BTNMT có quy định về dữ
liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm các nhóm dữ liệu sau đây:
- Nhóm dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
- Nhóm dữ liệu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
- Nhóm dữ liệu kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.
2.3. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) - WEBGIS
2.3.1. Định nghĩa về GIS
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một tập hợp có tổ chức, có phần cứng,
có phần mềm máy tính, dữ liệu địa lý và con người, được thiết kế nhằm mục đích
14


×