Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu so sánh thành phần loài cá phía trên và phía dưới đập thủy điện sơn la việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Thị Diệu Linh

NGHIÊN CỨU SO SÁNH THÀNH PHẦN LỒI CÁ
PHÍA TRÊN VÀ PHÍA DƢỚI ĐẬP THỦY ĐIỆN
SƠN LA, VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Thị Diệu Linh

NGHIÊN CỨU SO SÁNH THÀNH PHẦN LỒI CÁ
PHÍA TRÊN VÀ PHÍA DƢỚI ĐẬP THỦY ĐIỆN
SƠN LA, VIỆT NAM
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 842010103

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. Trần Trung Thành
TS. Nguyễn Thành Nam

Hà Nội – Năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin dành lời cảm ơn đặc biệt nhất, trân trọng và sâu sắc nhất
tới TS. Trần Trung Thành và TS. Nguyễn Thành Nam, những người đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và hồn thành khóa luận này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo đang công tác tại Bộ
môn Động vật học và Bảo tồn, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
- Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình chỉ dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
giúp tơi thực hiện khóa luận này.
Tơi xin bày tỏ lời cảm ơn đến dự án “Đa dạng thành phần lồi khu hệ cá
trên lịng hồ thủy điện Sơn La sau khi nhà máy thủy điện Sơn La đi vào hoạt
động /B2019-TTB-08” cũng như tập thể đoàn công tác khảo sát của dự án đã
đồng hành, chia sẻ với tôi nhiều kinh nghiệm quý giá, giúp đỡ tơi rất nhiều trong
q trình thực địa.
Cuối cùng, tơi ln cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên và giúp
đỡ tơi trong suốt q trình học tập.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Học viên cao học


Nguyễn Thị Diệu Linh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................ 3
1.1. Lƣợc sử nghiên cứu khu hệ cá nƣớc ngọt Việt Nam và lƣu vực sông Đà ... 3
1.1.1. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt Việt Nam ................ 3
1.1.2. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá lưu vực sông Đà .................. 6
1.2. Lƣợc sử nghiên cứu khu hệ cá tại các đập thủy điện .............. 8
1.2.1. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá tại các đập thủy điện ............... 8
1.2.2. Nhà máy thủy điện Sơn La và những tác động của đập thủy điện đến môi
trường và khu hệ sinh vật ..................................... 9
1.3. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ... 13
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên .................................... 13
1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................ 18
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 20
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................... 20
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ................................... 20
2.1.2. Thời gian nghiên cứu .................................. 20
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................ 20
2.2.1. Phương pháp thu mẫu thực địa ............................ 20
2.2.2. Phương pháp định loại trong phòng thí nghiệm ................. 21
2.2.3. Phương pháp kế thừa, tổng hợp có chọn lọc các tư liệu hiện có ....... 22
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............. 25
3.1. Danh sách cá khu vực đập thủy điện Sơn La .................. 25
3.2. Cấu trúc khu hệ cá khu vực đập thủy điện Sơn La .............. 25
3.2.1. Cấu trúc thành phần loài cá khu vực đập thủy điện Sơn La.......... 25
3.2.2. Loài mới bổ sung, loài ghi nhận thêm về sự phân bố .............. 31
3.2.3. Các loài cá trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh lục Đỏ IUCN ..... 32

3.2.4. Các loài cá kinh tế .................................... 32


3.3. Phân tích sự thay đổi thành phần lồi cá trên và dƣới đập thủy điện Sơn La 32
3.3.1. Số lượng, tỷ lệ loài cá phân bố trên và dưới đập ................. 32
3.3.2. Số lượng, thành phần bộ, họ, loài cá đặc trưng trên và dưới đập thủy điện .. 33
3.3.3. Phân tích thành phần lồi cá thuộc họ cá Chép Cyprinidae phía trên và dưới
đập thủy điện Sơn La ....................................... 36
3.3.4. Mức độ gần gũi giữa hai khu hệ cá trên và dưới đập thủy điện Sơn La .. 38
3.4. So sánh thành phần loài cá tại hồ thủy điện Sơn La với một số hồ thủy điện
khác ở phía Bắc, Việt Nam .................................. 38
KẾT LUẬN ............................................ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................. 43
PHẦN PHỤ LỤC


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Viết

Nghĩa

KVNC

Khu vực nghiên cứu

n

Số lƣợng

GTVT


Giao thông vận tải

ĐKTN

Điều kiện tự nhiên


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Một số chỉ tiêu dùng trong định loại ........................... 23
Bảng 2. Thành phần loài cá khu vực đập thủy điện Sơn La .................. 26
Bảng 3. Số lƣợng và tỷ lệ % họ, loài trong các bộ cá khu vực đập thủy điện Sơn La . 31
Bảng 4. Các lồi cá thuộc họ cá Chép chỉ có mặt ở sinh cảnh phía trên đập thủy điện. 36
Bảng 5. Các lồi cá thuộc họ cá Chép chỉ có mặt ở sinh cảnh phía dƣới đập thủy điện 37


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Đập thủy điện Sơn La................................................................................................ 11
Hình 2. Bản đồ ví trí tỉnh Sơn La, Việt Nam ........................................................................ 13
Hình 3. Hồ chứa nƣớc của đập thủy điện Sơn La ................................................................ 14
Hình 4. Sơ đồ chỉ dẫn các số đo và tên các bộ phận trên cơ thể cá .................................... 24
Hình 5. Biểu đồ tỷ lệ % họ, lồi trong các bộ cá ở KVNC ................................................. 31
Hình 6. Biểu đồ số lƣợng loài phân bố ở trên và dƣới đập thủy điện................................. 33
Hình 7. Biểu đồ so sánh số bộ, họ, loài cá phân bố ở hai dạng sinh cảnh trên đập và dƣới
đập thủy điện ............................................................................................................................ 33
Hình 8. So sánh thành phần loài cá ở hồ thủy điện Sơn La và một số hồ khác ở miền Bắc,
Việt Nam .................................................................................................................................. 40


MỞ ĐẦU

Việt Nam với hệ thống sơng ngịi dày đặc rất thuận lợi để phát triển đánh
bắt và nuôi trồng thủy sản bền vững. Với chủ trƣơng thúc đẩy phát triển của
Chính phủ, hoạt động ni trồng thủy sản đã có những bƣớc phát triển mạnh, sản
lƣợng liên tục tăng cao trong các năm qua, đóng góp đáng kể vào tăng trƣởng
kinh tế của đất nƣớc.
Sơng Đà (cịn gọi là sông Bờ hay Đà Giang) bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam,
Trung Quốc, chảy qua các tỉnh Tây Bắc Việt Nam là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La,
Hịa Bình, Phú Thọ. Sơng Đà có lƣu lƣợng nƣớc lớn, cung cấp 31% lƣợng nƣớc cho
sông Hồng và là một nguồn tài nguyên thủy điện lớn cho ngành công nghiệp điện
Việt Nam [3]. Tuy nhiên các hoạt động khai thác thủy điện đã tác động mạnh đến
chế độ thuỷ văn, chất lƣợng môi trƣờng của hệ sinh thái nƣớc ngọt tự nhiên sông
Đà, từ đó ảnh hƣởng sâu sắc đến tài nguyên sinh vật.
Nhà máy thủy điện Sơn La đƣợc xây dựng trên thƣợng lƣu sơng Đà tại vùng
đất xã Ít Ong, huyện Mƣờng La, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Đập khánh thành năm
2012 là cơng trình thủy điện có cơng suất lớn nhất Việt Nam và lớn nhất Đông Nam
Á lúc bấy giờ [2]. Sau hơn 7 năm đi vào hoạt động, đến nay đã thấy rõ những hậu
quả về môi trƣờng và nhiều sự biến đổi về cấu trúc khu hệ thủy sinh vật do đập thủy
điện Sơn La gây ra. Tuy nhiên, nghiên cứu về khu hệ cá cùng những tác động của
việc xây đập thủy điện đến thành phần cá và nguồn lợi thủy sản tại đây chƣa đƣợc
thực hiện liên tục và đầy đủ. Các kết quả nghiên cứu về thành phần loài cá ở đập
thủy điện Sơn La chủ yếu đƣợc tổng hợp chung trong các công trình nghiên cứu của
khu vực Tây Bắc và sơng Đà.
Vì vậy, chúng tôi mong muốn đƣợc thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu so sánh thành phần lồi cá phía trên và phía dưới đập thủy điện
Sơn La, Việt Nam”.
Nghiên cứu này đƣợc tiến hành với mục đích:
- Lập danh sách tổng hợp thành phần lồi cá sơng Đà khu vực đập thủy điện
Sơn La.

1



- So sánh và phân tích sự thay đổi thành phần lồi cá phía trên và phía dƣới
đập thủy điện Sơn La. Từ đó, bƣớc đầu đánh giá tác động của đập thủy điện đến
khu hệ cá sông Đà khu vực thủy điện Sơn La.
- So sánh thành phần loài cá ở hồ thủy điện Sơn La với một số hồ khác ở khu
vực miền Bắc, Việt Nam.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lƣợc sử nghiên cứu khu hệ cá nƣớc ngọt Việt Nam và lƣu vực sông Đà
1.1.1. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt Việt Nam
Thời kì trước năm 1884: các nghiên cứu về cá trong thời kì này chủ yếu của
các nhà khoa học ngƣời Pháp. Cơng trình nghiên cứu về cá nƣớc ngọt đầu tiên ở
Việt Nam là của Sauvage H.E. năm 1881 [29]. Tác giả đã cơng bố 139 lồi cá, trong
đó mơ tả 2 lồi mới cho miền Bắc Việt Nam.
Thời kì từ năm 1884 đến năm 1954: Do ảnh hƣởng của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp nên công tác nghiên cứu về cá bị gián đoạn, phần lớn các kết
quả nghiên cứu về sự phân bố và thành phần loài cá tập trung chủ yếu ở miền Bắc
Việt Nam. Tiêu biểu trong thời kì này là các nghiên cứu của Vailant E. năm 1891,
1904 thu thập và mơ tả đƣợc 4 lồi mới ở Lai Châu, 5 loài mới ở Lạng Sơn; nghiên
cứu về thành phần loài cá nƣớc ngọt ở miền Bắc Việt Nam của Chevey P. các năm
1930, 1932, 1936, 1937 [64]. Giá trị nhất là nghiên cứu của Chevey P. và Lemasson
J. năm 1937 “Góp phần nghiên cứu các lồi cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam”
cơng bố 98 lồi, 71 giống, 17 họ, 10 bộ [64].
Thời kì từ năm 1954 đến nay: Từ khi hịa bình lập lại ở miền Bắc Việt Nam,
có thêm nhiều cơng trình nghiên cứu về cá của các nhà khoa học trong nƣớc. Tiêu
biểu là các cơng trình:

Năm 1963, Mai Đình Yên xác định số lƣợng cá nƣớc ngọt sơng Hồng là 110
lồi, 3 phân lồi thuộc 25 họ trong dẫn liệu “Sơ bộ tìm hiểu thành phần, nguồn gốc
và phân bố của chủng quần cá tại sông Hồng” [57].
Năm 1964 Mai Đình Yên, năm 1965 Hồ Thế An, năm 1966 Nguyễn Văn Hảo và
năm 1971 Thái Bá Hồ nghiên cứu sinh thái các loài cá nƣớc ngọt miền Bắc Việt Nam
[23, 33, 58].
Năm 1971, Đoàn Lệ Hoa và Phạm Văn Doãn sơ bộ điều tra nguồn lợi cá sơng
Mã đã xác định 114 lồi thuộc 92 giống, 36 họ [34].
Năm 1978, cuốn sách đầu tiên có giá trị về cá nƣớc ngọt miền Bắc Việt Nam
là cuốn “Định loại cá nƣớc ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam” của Mai Đình Yên

3


[58]. Trong tài liệu này, tác giả đã công bố 201 lồi thuộc 27 họ và 11 bộ, cơng bố
47 loài và phân loài mới.
Năm 1983, Nguyễn Thái Tự nghiên cứu khu hệ cá lƣu vực sông Lam xác định
đƣợc 107 loài [53, 54, 55].
Năm 1995, Nguyễn Hữu Dực và Mai Đình Yên nghiên cứu khu hệ cá nƣớc
ngọt Nam Trung Bộ xác định 134 lồi (sơng Thu Bồn 85 lồi, sơng Trà Khúc 47
lồi, sơng Vệ 34 lồi, sơng Cơn 43 lồi, sơng Ba 48 lồi, sơng Cái - Nha Trang 25
loài, đầm Châu Trúc 27 loài) [7].
Năm 1996, Nguyễn Xuân Huấn, Đoàn Bộ nghiên cứu nguồn lợi cá Hồng ở
Vịnh Bắc Bộ bằng mơ hình phân tích quần thể thực tế VPA [37].
Năm 1999, Nguyễn Xuân Huấn nghiên cứu thành phần các loài cá Vƣờn Quốc
gia Bến En, tỉnh Thanh Hoá [36].
Năm 2000, Nguyễn Thị Thu Hè và Vũ Trung Tạng nghiên cứu khu hệ cá sông
suối Tây Nguyên xác định 160 loài. HeoK Hee Ng., và Kottelat M. cơng bố 3 lồi
mới thu đƣợc ở Lào và Bắc Việt Nam [70].
Năm 2001, Kottelat. M. xuất bản cuốn “Freshwater fishes of Northern

Vietnam” xác định 268 loài thuộc 33 họ, trong đó bổ sung 86 lồi cho nghiên cứu
của Mai Đình Yên năm 1978 [73].
Năm 2003, Nguyễn Xuân Huấn, Nguyễn Việt Cƣờng, Thạch Mai Hoàng
nghiên cứu đa dạng sinh học cá ở Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, huyện Gia
Viễn, tỉnh Ninh Bình và thành phần các lồi cá tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà Núi Chúa [38]. D.V. Serov, V.K.Nezdoliy, D.S.Pavlov nghiên cứu về cá trên sơng
Cái tỉnh Khánh Hịa [68].
Năm 2004, Thạch Mai Hồng và Nguyễn Xuân Huấn nghiên cứu về thành
phần loài cá vùng hồ Thang Hen, tỉnh Cao Bằng [35].
Năm 2005, Chen I.S và Kottelat M. đã cơng bố 4 lồi mới thuộc giống
Rhinogobius thu đƣợc ở Quảng Ninh, Việt Nam [63].
Năm 2007, Dƣơng Quang Ngọc và Nguyễn Hữu Dực nghiên cứu khu hệ cá ở
lƣu vực sông Mã thuộc địa phận Việt Nam đã cơng bố 263 lồi thuộc 167 giống, 58

4


họ và 14 bộ, trong đó co 5 lồi mới [46]. Trần Đức Hậu và Hà Thị Thanh Hải
nghiên cứu cá sông Hồng thuộc tỉnh Yên Bái xác định 108 lồi [30].
Năm 2008, Conway K. và Kottelat M. cơng bố một loài mới và giống mới
thuộc họ cá Chép Cyprinidae thu đƣợc ở các huyện Móng Cái, Tiên Yên, Ba Chẽ,
Mông Dƣơng, tỉnh Quảng Ninh [65].
Năm 2009, Trần Đức Hậu và Bùi Thị Vân nghiên cứu thành phần loài cá sơng
Hồng thuộc tỉnh Nam Định xác định 48 lồi [31].
Năm 2010, Nguyễn Hữu Dực nghiên cứu khu vực cửa sông Hồng tại Tiền Hải,
Thái Bình xác định 186 lồi [9].
Năm 2011, Nguyễn Xuân Khoa nghiên cứu khu hệ cá vƣờn Quốc gia Pù Mát
xác định 119 loài thuộc 73 giống, 21 họ, 8 bộ. Trong đó có 110 lồi cá bản địa, 7
lồi di nhập, cơng bố 2 lồi mới cho khoa học [42].
Năm 2012, Tạ Thị Thủy nghiên cứu cá ở hai sông Ba Chẽ và Tiên Viên các
định 244 loài thuộc 168 giống, 78 họ, 19 bộ [52].

Năm 2014, Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Thị Hồng Ninh và Ngô Thị Mai
Hƣơng nghiên cứu cá lƣu vực sông Hồng thuộc tỉnh Thái Bình và Nam Định xác
định 303 lồi [17].
Năm 2015, Ngô Thị Mai Hƣơng nghiên cứu khu hệ cá lƣu vực sơng Đáy, sơng
Bơi xác định đƣợc 290 lồi thuộc 179 giống, 61 họ và 17 bộ. Trong đó có 266 lồi
cá tự nhiên, 24 lồi cá ni với 12 loài cá nhập nội và 03 loài cá di nhập. Bổ sung
110 loài cho KVNC [40].
Các nghiên cứu tổng hợp thành phần cá nội địa gồm:
Năm 1992, Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng
Yến, Hứa Bạch Loan lập danh lục các loài cá nƣớc ngọt Nam Bộ [60].
Năm 1996 có cơng trình “Nguồn lợi thủy sản Việt Nam” của Bộ Thủy Sản đã
thống kê cá nƣớc ngọt Việt Nam gồm 544 loài và phân loài nằm trong 228 giống,
57 họ và 18 bộ. Tài liệu đã xác định vùng Bắc Bộ có 222 lồi, Bắc Trung Bộ có 145
lồi, Nam Trung Bộ 120 lồi và Nam Bộ có 306 lồi [5].
Cơng trình tổng hợp đầy đủ nhất về cá nƣớc ngọt ba miền đầu tiên của Việt
Nam là Cá nƣớc ngọt Việt Nam tập 1 của Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân (2001)

5


và Cá nƣớc ngọt Việt Nam tập 2, tập 3 của Nguyễn Văn Hảo (2005), các tác giả đã
thống kê 1027 loài và phân loài thuộc 427 giống, 98 họ, 22 bộ [25, 26, 29].
Năm 2002, Đặng Ngọc Thanh và cộng sự chỉnh sửa và cung cấp danh lục cá
nƣớc ngọt Việt Nam gồm 546 loài, thuộc 226 giống, 57 họ và 18 bộ [49].
Nhận xét: Theo thời gian và hoàn cảnh đất nƣớc, các nghiên cứu về khu hệ cá
nƣớc ngọt ở Việt Nam có tính hệ thống, khoa học hơn; ngoài nghiên cứu về đa dạng
thành phần loài cá còn nghiên cứu về các vấn đề sinh học, tạo cơ sở cho việc bảo
vệ, khai thác lợp lý, bền vững nguồn tài nguyên thủy sản.
Các nghiên cứu về cá ngày càng đa dạng và phong phú, đóng góp rất lớn
cả về khoa học và ứng dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên, chƣa có nhiều nghiên

cứu về cá ở các khu vực vùng sâu, vùng xa và những khu vực chịu tác động lớn
của con ngƣời.
1.1.2. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá lưu vực sông Đà
Những nghiên cứu đầu tiên đƣợc tiến hành ở khu vực sông Đà đƣợc hoàn
thành trƣớc năm 1954 đã thu đƣợc 1 số kết quả bƣớc đầu về thành phần loài cá ở
nơi đây, gồm có: năm 1891 Vaillant thu thập 10 lồi và có 6 lồi mới; năm 1925
Norman mơ tả 2 loài mới; năm 1935 – 1936 Pellgrin và Chevey đã thu thập và mơ
tả 11 lồi mới; năm 1937 Chevey và Lemasson thu thập đƣợc 23 loài [64].
Năm 1964, Nguyễn Văn Hảo và năm 1972 Huỳnh Văn Nguyên nghiên cứu về
đặc điểm sinh học, tình hình khai thác và ảnh hƣởng của tuyến đập đến nguồn lợi cá
sông Đà xác định 128 loài thuộc 79 giống và 19 họ [33].
Năm 1969, Nguyễn Văn Hảo và Đoàn Lệ Hoa nghiên cứu và mơ tả 2 giống
mới và 8 lồi mới ở Phong Thổ, Mƣờng Lay, Lai Châu [33].
Năm 1970, Mai Đình Yên và Phạm Ngọc Luận khảo sát tại Lai Châu, năm
1963 tại Tạ Khoa, năm 1969 tại Hịa Bình thu đƣợc 80 loài [61].
Năm 1972, Nguyễn Văn Hảo và Huỳnh Văn Nguyên đã tiến hành nghiên cứu
nguồn lợi và nghề cá sơng Đà thống kê đƣợc 128 lồi [33].
Năm 1978, Mai Đình n, “Định loại cá ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam’’ đã
thu đƣợc 82 loài tại các địa điểm Mƣờng Lay, Mƣờng Tùng, Phong Thổ, Pa Ham,
sông Nậm Na, Nậm Mức (Lai Châu (cũ)), Chiềng Pấc (Sơn La) [58].

6


Từ năm 1996 – 1998 Nguyễn Văn Hảo điều tra khảo sát 9 địa điểm thuộc Lai
Châu, trong đó 4 địa điểm thuộc lƣu vực sông Đà thu thập đƣợc 128 loài [23].
Từ năm 2000 – 2001, Nguyễn Hữu Dực và Nguyễn Văn Hảo cơng bố 4 lồi
mới ở khu vực Tây Bắc [10, 11].
Năm 2001, Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Thị Hoa, Trƣơng
Văn Chiến có nghiên cứu “Kết quả bƣớc đầu khảo sát khu hệ cá sông Đà thuộc địa

phận các tỉnh Lai Châu và Sơn La” [8].
Năm 2011, Nguyễn Thị Hoa nghiên cứu khu hệ cá ở lƣu vực sông Đà thuộc
địa phận Việt Nam đã cơng bố 242 lồi và phân lồi thuộc 109 giống, 2 họ, 9 bộ, có
231 lồi cá địa phƣơng, 11 loài cá nhập nội. Nghiên cứu đã bổ sung 4 lồi cho danh
sách cá nƣớc ngọt Việt Nam, trong đó cơng bố 3 lồi cá mới cho khoa học [33].
Năm 2012, Nguyễn Quỳnh Anh, Nguyễn Thành Nam, Nguyễn Xuân Huấn
nghiên cứu khu hệ cá ở đập thủy điện Hịa Bình xác định gồm 94 loài và phân loài,
thuộc 71 giống, 21 họ, 8 bộ. Trong số này có 88 lồi cá bản địa, 6 lồi cá di nhập
và có 12 lồi có trong Sách Đỏ Việt Nam 2007. Kết quả mới của NC này là đã bổ
sung 7 loài thuộc 3 họ, 3 bộ vào danh sách cá sông Đà địa phận tỉnh Hịa Bình.
Năm 2012, Lê Xn Tồn nghiên cứu thành phần loài cá và hiện trạng nghề cá ở
thƣợng lƣu sơng Đà thống kê 77 lồi, thuộc 43 giống, 11 họ, 5 bộ [45].
Năm 2015, Phan Văn Mạch và Nguyễn Kiêm Sơn nghiên cứu về thành phần
loài cá trong các thủy vực thuộc tỉnh Sơn La đã xác định đƣợc 157 lồi thuộc 23 họ,
10 bộ. Trong đó có 9 lồi cá q hiếm kể cả 2 lồi cá Tầm nhập nội; một số loài
sinh vật bản địa có giá trị kinh tế (9 lồi cá q hiếm có nguy cơ tuyệt chủng) đang
bị giảm về số lƣợng và kích thƣớc [44].
Các cơng trình nghiên cứu về cá lƣu vực sông Đà địa phận Việt Nam ngày
càng đƣợc nâng cao về quy mô cũng nhƣ thời gian thực hiện, đóng góp ý nghĩa vào
việc lập một danh sách tƣơng đối đầy đủ về thành phần loài cá lƣu vực sơng Đà.
Trên sơng Đà có rất nhiều các nhà máy thủy điện đƣợc đầu tƣ và xây dựng.
Tuy nhiên các nghiên cứu hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát thành phần lồi cá ở
lƣu vực sơng mà chƣa có nhiều nghiên cứu về thành phần lồi cá ở các đập thủy điện
hay các tác động của thủy điện đến khu hệ cá sông Đà.

7


1.2. Lƣợc sử nghiên cứu khu hệ cá tại các đập thủy điện
1.2.1. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá tại các đập thủy điện

Thủy điện là nguồn điện đƣợc tạo ra từ năng lƣợng nƣớc. Để khai thác thủy
điện cần xây dựng một đập nƣớc. Đây chính là một bức tƣờng chắn ngang sơng,
chặn dịng chảy của sơng, tạo thành hồ chứa nƣớc nhân tạo. Thế năng của nƣớc tại
các đập thủy điện làm quay tuốc bin và phát ra điện.
Từ rất sớm, khoảng 3000 năm trƣớc công nguyên đã tìm thấy các dấu tích của
đập ở Jordan, Ai Cập và vùng Trung Đông. Nhƣng đến nửa sau thế kỷ 20, xây đập
mới phát triển mạnh mẽ do nhu cầu phát triển cơng nghiệp và phịng chống lũ lụt.
Ngày nay, các đập lớn đƣợc xây dựng là một trong những công cụ hiệu quả
nhất đối với việc sử dụng và quản lý tài nguyên nƣớc. Ở châu Á, mục tiêu sử dụng
đập chứa bao gồm: phục vụ tƣới tiêu 63%, thuỷ điện 7%, trữ nƣớc 2%, ngăn ngừa
lũ lụt 2%, đa mục tiêu 26% và các mục đích khác 4%. Hiện nay thuỷ điện sử dụng
năng lƣợng dòng chảy của các con sông chiếm 20% lƣợng điện của thế giới [50].
Các đập thủy điện sau khi xây dựng đã làm thay đổi thành phần lồi cá tại
lịng hồ chứa và phía bên dƣới đập thủy điện, thành phần lồi cá trƣớc và sau khi
xây đập.
Trên thế giới có các nghiên cứu về khu hệ cá tại các hồ thủy điện nhƣ:
Năm 2015, Júlio C. Sá-Oliveira và cộng sự đã nghiên cứu về khu hệ cá phía
trên và phía dƣới ở đập thủy điện miền Đông Amazon xác định con đập đã tác động
và làm phân hóa mạnh mẽ khu hệ cá ở phía trên và phía dƣới đập thủy điện. Nghiên
cứu ghi nhận có 106 lồi ở kênh hạ lƣu, 42 lồi ở hồ chứa. Trong đó, bộ cá Chép là
bộ đa dạng nhất. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do từ sau khi xây đập đã sự
thay đổi về môi trƣờng sống (mực nƣớc, phù sa, hoạt động sống của con ngƣời,…)
và tạo thành vách ngăn ngăn cản con đƣờng di cƣ của một số loài cá di cƣ [77].
Năm 2019, Xiongjun Liu và cộng sự nghiên cứu đa dạng khu hệ cá lƣu vực
hồ Poyang với những tác động của việc xây dựng đập và hoạt động của con ngƣời
sau 37 năm. Kết quả cho thấy 36,7% các loài cá di cƣ đã bị tuyệt chủng, các chỉ số
đa dạng sinh học suy giảm đáng kể [79].

8



Tại Việt Nam cũng có rất nhiều các nghiên cứu về khu hệ cá tại các hồ thủy
điện nhƣ:
Năm 2008, Nguyễn Hữu Dực đánh giá tác động của dự án thủy điện Trung
Sơn đến đa dạng sinh học cá xác định 198 lồi. Trong đó, 9 lồi trong Sách Đỏ Việt
Nam 2007 [72].
Năm 2009, Đỗ Học Dân nghiên cứu khu hệ cá tại hồ thủy điện Thác Bà đã
xác định thành phần loài cá tại hồ Thác Bà gồm 6 bộ, 18 họ, 99 loài. [6]
Năm 2012, Nguyễn Thành Nam, Nguyễn Quỳnh Anh, Nguyễn Xuân Huấn
nghiên cứu khu hệ cá tại đập thủy điện Hịa Bình đã xác định 8 bộ, 21 họ, 94 loài.
Trên đập thủy điện xác định 4 bộ, 13 họ, 48 loài, trong khi dƣới đập là 52 loài. [45]
Năm 2015, Đỗ Văn Thành nghiên cứu một số tác động của đập thủy điện đến
thành phần lồi và phân bố của cá ở sơng Tranh, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam đã
xác định 90 loài cá thuộc 59 giống và 20 họ, trong đó có 4 loài nằm trong Sách Đỏ
Việt Nam 2007 [33].
1.2.2. Nhà máy thủy điện Sơn La và những tác động của đập thủy điện đến môi
trường và khu hệ sinh vật
1.2.2.1. Quá trình xây dựng
Sơng Đà có tổng chiều dài 983 km, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam đổ vào nƣớc ta ở dãy núi Sa Mu, xã Mù Cả,
huyện Mƣờng Tè, tỉnh Lai Châu. Sông chảy qua các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn
La, Hồ Bình, Phú Thọ, điểm cuối là ngã ba Hồng Đà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú
Thọ [1, 43].
Phần sông Đà nằm trên lãnh thổ Việt Nam dài 570 km [8]. Do bắt nguồn từ
vùng núi cao, nhiều thác ghềnh nên sơng Đà có tiềm năng thuỷ điện rất lớn. Các
cơng trình thuỷ điện lớn đã, đang đƣợc xây dựng trên dịng sơng Đà tại Hồ Bình,
Sơn La và Lai Châu cùng hàng chục thuỷ điện nhỏ và vừa khác.
Thủy điện Sơn La nằm trên sông Đà tại xã Ít Ong, huyện Mƣờng La, tỉnh Sơn
La, Việt Nam. Nhà máy thủy điện Sơn La là cơng trình trọng điểm quốc gia, do Quốc
hội giám sát. Thủ tƣớng Chính phủ quyết định phê duyệt đầu tƣ tại văn bản số

92/QĐ-TTg ngày 15/01/2004. Nhiệm vụ chủ yếu của cơng trình là: cung cấp nguồn

9


điện năng để phát triển kinh tế - xã hội phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nƣớc; Góp phần chống lũ về mùa mƣa và cung cấp nƣớc về mùa kiệt cho
đồng bằng Bắc Bộ; Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc [33].
Nhà máy đƣợc khởi công vào năm 2005 nhƣng trƣớc đó 30 năm những chuyến
khảo sát đầu tiên đã đƣợc thực hiện bởi các chuyên gia viện Thủy điện và công nghiệp
Moskva, công ty Electricity and Power Distribution của Nhật Bản, Cty Designing
Research and Production Shareholding của Nga và SWECO của Thụy Điển [2].
Ngày 02/12/2005, cơng trình Thủy điện Sơn La đƣợc khởi công xây dựng.
Ngày 23/12/2012, cơng trình Thủy điện Sơn La chính thức khánh thành trở
thành đập thủy điện lớn nhất Đông Nam Á với cao độ đỉnh đập 228,1 m; dài
961,6 m; chiều rộng đáy đập 105 m; chiều rộng đỉnh đập 10 m. Dung tích hồ
chứa thủy điện 9,26 tỷ m3, với tổng cơng suất lắp máy 2.400 MW, sản lƣợng
điện bình qn hàng năm trên 10 tỷ kWh, bằng gần 1/10 sản lƣợng điện của Việt
Nam năm 2012 [2].
Đập thủy điện Sơn La có tọa độ 21°29′47″ vĩ độ Bắc, 103°59′42″ kinh độ Đơng,
chặn dịng chảy ở phần thƣợng nguồn sơng Đà. Vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La thuộc
địa phận tỉnh Sơn La có diện tích 13.000 ha thuộc phạm vi của 3 huyện, 15 xã:
- Huyện Quỳnh Nhai gồm 8 xã: Xã Cà Nàng, Mƣờng Chiên, Pắc Ma Pha
Kinh, Chiềng Ơn, Chiềng Bằng, Mƣờng Sại, Nậm Ét, Mƣờng Giàng.
- Huyện Mƣờng La có 5 xã: Xã Nậm Giơn, Chiềng Lao, Mƣờng Trai, Hua
Trai, Ít Ong.
- Huyện Thuận Châu có 2 xã: Xã Liệp Tè và Chiềng Ngàm.

10



Hình 1. Đập thủy điện Sơn La
(Ảnh: Nguyễn Thành Nam)
1.2.2.2. Những tác động của đập thủy điện đến môi trường và khu hệ sinh vật
Tác động tích cực đến mơi trường và khu hệ sinh vật
Các hồ chứa nƣớc đƣợc hình thành sau khi xây đập sẽ góp phần cải tạo khí
hậu vùng Tây Bắc thuận lợi cho phát triển thảm thực vật trên vùng lƣu vực.
Với đặc điểm của hồ chứa Sơng Đà là lịng hồ có dạng lịng máng, xung quanh
bao bọc bởi các dãy núi cao, đáy hồ sâu. Nguồn lợi thuỷ sản hồ phong phú về
giống, loài thủy sinh. Cơ sở thức ăn ngoài sinh vật phù du phát triển, xung quanh hồ
cịn có thảm thực vật với diện tích hàng trăm ngàn ha rừng với độ che phủ tốt, hàng
năm cung cấp một lƣợng lớn các sản phẩm hữu cơ đáng kể cho hồ. Đây cũng là môi
trƣờng thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản mặt nƣớc lớn, đặc biệt là
những loài cá kinh tế, đặc trƣng cho vùng núi Tây Bắc, Việt Nam [49, 50].
Tác động tiêu cực đến môi trường và khu hệ sinh vật
Cơng trình thủy điện Sơn La đã tác động mạnh đến chế độ thuỷ văn, dòng
chảy và đặc biệt là cấu trúc hệ sinh thái thuỷ vực.
* Phía trên đập thủy điện:

11


Các nghiên cứu ở hồ chứa Sơn La cho thấy, thời kỳ đầu mới ngập, lƣợng
muối dinh dƣỡng cao, lƣợng ô xy trong nƣớc thƣờng xuyên thấp, đặc biệt thấp ở
tầng đáy do phải cung cấp ô xy cho quá trình phân hủy hữu cơ tầng đáy. Mơi trƣờng
nƣớc tầng đáy thƣờng xuyên ở trong trạng thái yếm khí, nƣớc có mùi trứng thối từ
khí hydro sulphua (H2S) sinh ra trong mơi trƣờng yếm khí [49].
Hồ chứa nƣớc hình thành trên nền sông suối nƣớc chảy vùng núi. Bởi vậy,
khu hệ thuỷ sinh vật thích ứng sinh thái nƣớc chảy sẽ bị thay thế bằng khu hệ thuỷ
sinh vật hồ nƣớc đứng. Trong đó, đáng lƣu ý các lồi cá sơng vùng núi có giá trị bị

mất nơi sinh cƣ và bị suy giảm số lƣợng. Mặt khác việc xây đập hồ chứa đã ngăn
cản các lồi cá có tập tính di cƣ lên thƣợng nguồn để đẻ trứng. Sự hình thành hồ
chứa nƣớc lớn làm một số lồi cá thích nghi với suối, sơng tự nhiên có giá trị kinh
tế và khoa học có nguy cơ bị suy giảm về thành phần lồi và số lƣợng cá thể.
* Phía hạ du sau đập và vùng cửa sông ven biển:
Việc hình thành các hồ chứa cũng có những tác động đáng quan tâm tới vùng
hạ du sau đập và vùng cửa sông ven biển [50].
Đập chặn đƣờng di cƣ của cá ở dịng chính. Những lồi cần di cƣ lên
thƣợng nguồn để tìm bãi đẻ hoặc tìm bãi ăn nay khơng thể vƣợt đập để ngƣợc
dịng. Ở phía hạ du, đập cũng phá hoại nhiều bãi đẻ của các loài cá cần có bãi đẻ
ở vùng ngập ven sơng.
Mặc dù chƣa có những khảo sát, đánh giá định lƣợng và đầy đủ nhƣng có thể
thấy sự thiếu hụt bùn cát từ lục địa ra biển do bị lƣu giữ lại ở đáy các hồ, đập chứa
là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần gây xói lở bờ biển nƣớc ta
hiện đang có qui mơ rộng, cƣờng độ lớn.
Nguồn lợi nghề cá vùng biển ven bờ có xu hƣớng giảm rõ rệt do nhiều lý do,
trong đó phát triển mạnh đập chứa trên thƣợng nguồn có thể là một nguyên nhân
quan trọng.

12


1.3. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên
1.3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình khu vực nghiên cứu
Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía tây bắc Việt Nam, có diện tích 14.125
km², nằm ở tọa độ:
Từ 20039' – 22002' vĩ độ Bắc
Từ 103011' – 105002' kinh độ Đơng
Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, n Bái

Phía Đơng giáp tỉnh Phú Thọ, Hồ Bình
Phía Tây giáp tỉnh Điện Biên
Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hố và nƣớc Cộng hồ Dân chủ Nhân dân Lào.

Hình 2. Bản đồ ví trí tỉnh Sơn La, Việt Nam
(Ảnh: Cổng thơng tin điện tử tỉnh Sơn La)
Địa hình của tỉnh Sơn La chia thành những vùng đất có đặc trƣng sinh thái
khác nhau. Sơn La có hai cao nguyên lớn là cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên

13


Nà Sản. Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình 1.050 m so với mực nƣớc
biển, mang đặc trƣng của khí hậu cận ơn đới, đất đai màu mỡ phì nhiêu, thuận lợi
cho phát triển cây chè, cây ăn quả và chăn ni bị sữa. Cao ngun Nà Sản có độ
cao trung bình 800 m, chạy dài theo trục quốc lộ 6, đất đai phì nhiêu thuận lợi cho
phát triển cây mía, cà phê, dâu tằm, xồi, nhãn, dứa…[43].
Theo các kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất tỉnh Sơn La có các hệ sinh
thái chủ yếu đƣợc xác định, bao gồm:
- Hệ sinh thái rừng trồng sản xuất: Hệ sinh thái rừng trồng, phân bố ở các đồi núi
thấp đƣợc trồng và khai thác định kỳ, cây trồng chủ yếu gồm các loại keo, bạch đàn,…
- Hệ sinh thái nông nghiệp: Chủ yếu là lúa nƣớc 1 vụ, rau mầu và cây trồng
ngắn ngày nhƣ ngô, đậu, lạc,…
- Hệ sinh thái dân sinh: Gồm các loại cây ăn quả nhƣ Chuối, Nhãn, Xoài, Vải,
... và các loại gia súc, gia cầm, vật nuôi của các hộ gia đình.
- Hệ sinh thái thủy sinh hồ: Hệ thủy sinh các hồ
Sơn La có diện tích tự nhiên đứng thứ 5/64 tỉnh, thành phố. Diện tích tự nhiên
tồn tỉnh là 1.405,500 ha, trong đó đất đang sử dụng là 702,800 ha, chiếm 51% diện
tích đất tự nhiên. Đất chƣa sử dụng và sơng, suối cịn rất lớn: 702,700 ha, chiếm
49% diện tích đất tự nhiên. Cơng trình thuỷ điện Sơn La có 25.000 ha mặt nƣớc hồ,

là tiền đề để Sơn La phát triển mạnh nuôi trồng và khai thác thuỷ sản [2].

Hình 3. Hồ chứa nƣớc của đập thủy điện Sơn La

14


1.3.1.2. Đặc điểm khí hậu và thủy văn
Khí hậu
Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đơng lạnh khơ, mùa hè
nóng ẩm, mƣa nhiều. Địa hình bị chia cắt sâu và mạnh, hình thành nhiều tiểu vùng
khí hậu cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Cao
nguyên Mộc Châu rất phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc
sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới quanh năm.
Khí hậu Sơn La chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3
năm sau, mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình năm là 21,40C (trung
bình tháng cao nhất 270C, tháng thấp nhất 160C). Lƣợng mƣa trung bình hàng năm
1.200 - 1.600 mm, độ ẩm khơng khí bình qn là 81%.
Chế độ thủy văn
Tài nguyên nƣớc mặt của toàn tỉnh Sơn La hàng năm vào khoảng 19 tỷ m3 chủ
yếu từ nguồn nƣớc mƣa tích trữ vào hai hệ thống sơng chính là sơng Đà và sơng
Mã. Lịng hồ tƣơng đối rộng, lƣu tốc dịng chảy bình thƣờng khơng lớn, về mùa
mƣa lũ do có nhiều sản phẩm hữu cơ nên nƣớc bị đục gây khó khăn cho việc ni
trồng thuỷ sản. Mặt nƣớc của hồ chứa có sự thay đổi lớn, về mùa khô ở mức thấp,
nhất là đầu vụ nƣớc năm sau (tháng 4 - 5). Sự chênh lệch về mực nƣớc giữa mùa
khơ và mùa tích nƣớc chênh nhau từ (25 - 30) m, độ trong của nƣớc cũng có sự thay
đổi lớn, mùa mƣa độ đục cao, mùa khô trong hơn.
Hồ chứa thuỷ điện Sơn La là hồ chứa lớn, nƣớc sâu, nhiệt độ nƣớc trong hồ
khơng có sự thay đổi lớn và đột ngột. Với hồ thuỷ điện Hồ Bình và thủy điện Sơn
La về mùa hè nhiệt độ của nƣớc khoảng 28 – 300C, mùa đông nhiệt độ nƣớc trong

hồ thƣờng cao hơn nhiệt độ khơng khí và tƣơng đối ổn định từ 20 - 230C rất thích
hợp cho các lồi thuỷ sinh vật phát triển.
1.3.1.3. Tài nguyên sinh vật
Sơn La có tài nguyên động, thực vật phong phú và đa dạng, với nhiều loài
động thực vật quý.

15


Thực vật
Rừng Sơn La có nhiều nguồn gen động thực vật q hiếm và các khu rừng đặc
dụng có giá trị nghiên cứu khoa học nhƣ Sốp Cộp, Xuân Nha (Mộc Châu), Tà Xùa
(Bắc Yên), Co Pia (Thuận Châu).
Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 73% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, đất đai
phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo
các vùng rừng kinh tế hàng hố có giá trị cao. Diện tích rừng của tỉnh có 357.000
ha, trong đó rừng trồng là 25.650 ha. Tỉnh có 4 khu rừng đặc dụng bảo tồn thiên
nhiên: Xuân Nha (Mộc Châu) 38.000 ha, Sốp Cộp (Sông Mã) 27.700 ha, Copia
(Thuận Châu) 9.000 ha, Tà Xùa (Bắc Yên) 16.000 ha. Độ che phủ của rừng đạt
khoảng 37%, năm 2003. Về trữ lƣợng, toàn tỉnh có 87,053 triệu m3 gỗ và 554,9 triệu
cây tre, nứa, phân bố chủ yếu ở rừng tự nhiên; rừng trồng chỉ có 154 nghìn m3 gỗ và
221 nghìn cây tre, nứa [2].
Căn cứ trên kết quả điều tra hiện trạng khu vực có thể chia thành các nhóm
cây trồng nhƣ sau:
- Cây lấy gỗ: Keo tai tƣợng, keo lá chàm, cây mỡ, xoan, bạch đàn, sa mộc, tre,
hóp, mai, nứa,… đƣợc trồng và khai thác định kỳ trên diện tích đất rừng thuộc phạm
vi dự án.
- Rừng trồng sản suất tập trung chủ yếu tại khu vực các xã. Cây trồng chủ yếu
gồm keo lá chàm, keo tai tƣợng. Tồn bộ diện tích này đƣợc trồng dƣới 1 năm.
- Cây ăn quả: Chuối, Cam, Bƣởi, nhãn, vải, xoài,…tập trung chủ yếu tại các

khu vực đất vƣờn, đất xung quanh các khu vực dân cƣ và một số cây rải rác tại khu
vực cụm đầu mối thuộc phạm vi dự án.
- Cây lƣơng thực: Lúa, Ngô, Khoai lang, Lạc, đậu đỗ,...tập trung chủ yếu trên
đất nông nghiệp thuộc phạm vi dự án. Riêng đối với lúa ở khu vực này thuộc diện
lúa nƣơng, chủ yếu đƣợc canh tác 1 vụ/năm, tại thời điểm khảo sát, lúa chƣa đƣợc
gieo trồng.
- Cây rau màu: Rau Dền, Hành, Tỏi, Cải Bắp, Xu hào, Khoai Lang, Muống,
...Tập trung chủ yếu ở phần đất bãi ven suối Bản Vai và một phần nhỏ nằm trong
vƣờn của các hộ gia đình.

16


Động vật
Với diện tích lịng hồ thủy điện Sơn La rộng hơn 10.527 ha, trải dài trên địa
bàn 8 xã, nguồn nƣớc gần nhƣ đảm bảo quanh năm là tiềm năng, lợi thế lớn cho
phát triển nuôi trồng, đánh bắt khai thác thủy sản.
Đƣợc chia thành 3 dòng cơ bản là:
Cá nhập nội: Mè hoa, Trôi ấn độ, trắm cỏ, Rơ phi đơn tính, cá Chim trắng,
tơm càng xanh…
Cá Đồng bằng Bắc bộ gồm: Mè trắng, Trắm đen, cá Trôi, cá Mƣơng, cá Vền,
cá Ngạnh, cá Ngão…
Các loài thuỷ sản đặc trƣng cho miền núi Tây bắc bao gồm: Cá Rầm xanh, cá
Anh vũ, cá Bỗng, cá Chiên, cá Lăng, cá Sỉnh, cá Diếc mắt trắng, cá Chép mắt đỏ…
Tuy nhiên hiện nay hồ chứa Sông Đà đã giảm sút rõ rệt, các lồi cá di cƣ từ
biển vào khơng còn xuất hiện tại khu vực nghiên cứu do sự xuất hiện của đập thủy
điện Sơn La. Nhiều loại cá trƣớc đây vốn là những giống loài phổ biến trên sông Đà
nhƣ cá Chày tràng, cá Chày đất, cá Chiên, cá Măng, cá Bỗng, những loài cá cỡ nhỏ
đặc trƣng cho miền núi nhƣ cá Chát, cá Sỉnh, cá Đục, Chạch chấu…, đều có nguy
cơ cạn kiệt về số lƣợng và đang ở trong tình trạng báo động.

Nhiều năm qua do tác động của con ngƣời nhƣ nạn phá rừng, xây dựng các
cơng trình kinh tế làm biến đổi mơi trƣờng sinh thái nhƣ dòng chảy, độ sâu của mực
nƣớc và sự bồi lấp làm mất các bãi đẻ tự nhiên của một số loài cá đặc biệt là do điều
kiện kinh tế xã hội vùng lòng hồ còn nhiều khó khăn, số hộ di vén thiếu đất canh
tác, thiếu việc làm, ý thức bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản của đồng bào còn
hạn chế dẫn đến khai thác đánh bắt tuỳ tiện, khai thác bằng các cơng cụ gây huỷ diệt
nhƣ: Chất nổ, xung điện, hố chất, vó đèn..., làm cho nguồn lợi thuỷ sản ngày càng
suy giảm. Đây là hình thức khai thác mang tính huỷ diệt, là nguyên nhân dẫn đến
tình trạng suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi thủy sản trong lòng hồ thủy điện Hịa
Bình và hồ thủy điện Sơn La.
Sơn La đã thực hiện nuôi cá ở lồng từ năm 1976, cao điểm nhất là năm 1993
Sơn La có 800 lồng đến năm 1995 do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi, q trình
chăm sóc quản lý chƣa hợp lý, khơng kiểm soát đƣợc dịch bệnh dẫn đến bùng phát

17


×