Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

DE TONG ON LI THUYET SINH 12 NĂM 2021_6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.58 KB, 13 trang )

Chun đề tổng ơn lí thuyết

Luyện thi THPT Quốc gia
ĐỀ ÔN LUYỆN – SỐ 6
Câu 1: Nuôi cấy các hạt phấn của một cây có kiểu gen AaBbDD để tạo nên các mơ đơn bội. Sau đó xử lí các
mơ đơn bội này bằng cơnsixin để gây lưỡng bội hóa, thu được toàn bộ các cây lưỡng bội. Cho biết không xảy ra
đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, khi nói về các cây này phát biểu nào sau
đây sai?
A. Trong các cây này, có cây mang kiểu gen aaBBDD.
B. Các cây này có kiểu gen đồng hợp tử về cả 3 cặp gen trên.
C. Các cây này có tối đa 6 loại kiểu gen.
D. Mỗi cây giảm phân bình thường chỉ cho 1 loại giao tử.
Câu 2: Sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến) là
A. hiện tượng kiểu hình của một cơ thể có thể thay đổi trước các điều kiện mơi trường khác nhau.
B. tập hợp các kiểu hình khác nhau tương ứng với các môi trường khác nhau.
C. hiện tượng kiểu hình của một cơ thể khơng thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác nhau.
D. tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các mơi trường khác nhau.
Câu 3: Khi nói về nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cấu trúc cuộn xoắn tạo điều kiện cho sự nhân đơi nhiễm sắc thể.
B. Thành phần hóa học chủ yếu của nhiễm sắc thể là ARN và prôtêin.
C. Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là nuclêôxôm.
D. Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
Câu 4: Thể khảm là:
A. Cơ thể có đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
B. Cơ thể các lồi sinh vật bề ngồi trơng như khảm.
C. Cơ thể có một bộ phận cơ quan sinh dưỡng biểu hiện đột biến gen.
D. Cơ thể sinh ra đã biểu hiện đột biến do thế hệ trước là thể khảm.
Câu 5: Điểm độc đáo trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen là gì?
A. Kiểm tra tính thuần chuẩn của bố, mẹ trước khi tiến hành lai.
B. Cho các cây tự thụ phấn trước khi tiến hành lai.
C. Theo dõi sự di truyền riêng lẽ của một hoặc một số tính trạng trên con cháu của từng cặp bố m ẹ thuần


chuẩn.
D. Dùng toán thống kê và xác suất phân tích kết quả lai từ đó rút ra các quy luật di truyền.
Câu 6: Mục đích của tái bản ADN là
A. Chuẩn bị cho tế bào bước vào giai đoạn phân chia tế bào
B. Chuẩn bị cho tế bào tổng hợp một lượng lớn prôtêin
C. Chuẩn bị tái tạo lại nhân con của tế bào
D. Chuẩn bị tái tạo lại toàn bộ các bào quan của tế bào
Câu 7: Trong các cây hạt đậu ngọt, các gen hình dạng phấn hoa và màu hoa được liên kết với nhau, tím là trội
so với đỏ, và phấn hoa dài và trội so với phấn hoa tròn. Nếu một cây dị hợp tử cho cả những đặc điểm này được
giao phấn với cây đồng hợp tử trội cho màu sắc hoa và đồng hợp tử lặn cho hình dạng phấn hoa, các kiểu hình
có thể có của thế hệ F1 ?
A. Một nửa các cây có hoa màu đỏ và phấn hoa trịn
B. Tất cả các cây có hoa tím và phấn hoa trịn
C. Tất cả các cây có hoa tím và một nửa với phấn hoa trịn
D. Kết quả sẽ phụ thuộc vào việc hai gen trội có mặt trên cùng một nhiễm sắc thể hay trên hai NST khác
nhau.
Câu 8: Nhận định không đúng về cơ sở tế bào học của quy luật phân ly của Menđen:
A. Nhân tố di truyền chính là gen.
B. Các nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng phân li đồng đều kéo theo phân li của các alen trên
đó.
C. Các gen quy định các tính trạng phải nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể.
D. Trong tế bào sinh dưỡng, các gen tồn tại thành cặp alen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Câu 9: Đặc điểm nào khơng đúng với q trình nhân đơi ADN ở sinh vật nhân sơ
A. Cả 2 mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
B. Theo lý thuyết, qua nhân đôi, từ một ADN ban đầu tạo ra 2 ADN con có cấu trúc giống hệt nhau.
C. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
D. Trong một chạc chữ Y sao chép, hai mạch mới đều được tổng hợp liên tục.
Tài liệu lưu hành nội bộ

1



Chun đề tổng ơn lí thuyết
Luyện thi THPT Quốc gia
Câu 10: Điều nào sau đây không đúng về di truyền qua tế bào chất?
A. Tính trạng do gen trong tế bào chất quy định vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu
trúc khác.
B. Các tính trạng di truyền khơng tn theo các quy luật di truyền nhiễm sắc thể trong nhân.
C. Kết quả lai thuận nghịch khác nhau trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ và vai trị chủ yếu
thuộc về tế bào chất của giao tử cái.
D. Vật chất di truyền và tế bào chất được chia đều cho các tế bào con.
Câu 11: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiơnin.
B. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribơxơm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.
C. Khi dịch mã ngừng lại, một enzim đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi polipeptit.
D. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3' → 5' trên phân tử mARN.
Câu 12: Có hai giống lúa, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh X và một giống có gen quy định
kháng bệnh Y. Các gen kháng bệnh nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau. Bằng cách nào để tạo ra giống mới
có hai gen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau?
A. Lai hai giống cây với nhau rồi lợi dụng hiện tượng hoán vị gen ở cây lai mà hai gen trên được đưa về
cùng một nhiễm sắc thể.
B. Dung hợp tế bào trần của hai giống trên, nhờ hoán vị gen ở cây lai mà hai gen trên được đưa về cùng một
nhiễm sắc thể.
C. Lai hai giống cây với nhau rồi sau đó xử lí con lai bằng tác nhân đột biến, tạo ra các đột biến chuyển đoạn
nhiễm sắc thể chứa cả hai gen có lợi vào cùng một NST.
D. Sử dụng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng bệnh X vào giống có gen kháng bệnh Y hoặc ngược
lại.
Câu 13: Phát biểu nào dưới đây về gen là không đúng
A. Mỗi gen cấu trúc đều gồm có 3 vùng trình tự tính từ đầu 3 / mạch mã gốc là vùng điều hồ, vùng mã hố
và vùng kết thúc

B. Gen là 1 đoạn trình tự ADN mang thơng tin mã hố cho 1 sản phẩm nhất định (prôtêin hoặc ARN)
C. Ở gen phân mảnh có các đoạn trình tự khơng mã hố a.a xen kẽ với các đoạn trình tự mã hoá a.a
D. Tất cả các gen ở sinh vật nhân thực đều là gen phân mảnh
Câu 14: Nhận định nào sau đây là đúng về phân tử ARN?
A. Trên các tARN có các anticodon giống nhau.
B. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng.
C. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm.
D. mARN được sao y khuôn từ mạch gốc của ADN.
Câu 15: Trong thực tiễn sản suất, vì sao các nhà khuyến nơng khun “không nên trồng một giống lúa duy nhất
trên diện rộng”?
A. Vì qua nhiều vụ canh tác giống có thể bị thối hố, nên khơng cịn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị
sụt giảm.
B. Vì khi điều kiện thời tiết khơng thuận lợi có thể bị mất trắng, do giống có cùng một kiểu gen nên có mức
phản ứng giống nhau.
C. Vì khi điều kiện thời tiết khơng thuận lợi giống có thể bị thối hố, nên khơng cịn đồng nhất về kiểu gen
làm năng suất bị giảm.
D. Vì qua nhiều vụ canh tác, đất khơng cịn đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, từ đó làm năng suất
bị sụt giảm.
Câu 16: Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pơlipeptit do gen bình thường tổng hợp có số
axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 80. Đột biến điểm trên gen cấu trúc này thuộc dạng
A. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 80. B. thêm một cặp nuclêơtit vào vị trí 80.
C. thay thế một cặp nuclêơtit ở bộ ba thứ 81. D. mất một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80.
Câu 17: Kiến biết bảo vệ, hoặc "có xu hướng" bảo vệ rệp khỏi động vật săn mồi, ngược lại kiến nhận được một
số chất dinh dưỡng từ các con rệp. Trong hệ sinh thái khác vẫn ghi nhận được các trường hợp kiến và rệp khơng
sống cùng nhau. Mối quan hệ này làm một ví dụ về :

Tài liệu lưu hành nội bộ

2



Chun đề tổng ơn lí thuyết

Luyện thi THPT Quốc gia

A. Quan hệ cộng sinh
B. Quan hệ hợp tác
C. Quan hệ hội sinh
D. Quan hệ ký sinh
Câu 18: Nhận định nào sau đây thể hiện quan điểm tiến hóa của Đacuyn?
A. Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp của q trình tiến hóa.
B. Sinh vật biến đổi dưới tác dụng trực tiếp của điều kiệu ngoại cảnh.
C. Sự hình thành các giống vật ni cây trồng là kết quả của q trình chọn lọc tự nhiên.
D. Các lồi mới được hình thành từ một lồi ban đầu dưới tác động của quá trình chọn lọc tự nhiên.
Câu 19: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho các hoạt động sinh lí của sinh vật.
B. Ngồi giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không thể tồn tại được.
C. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
D. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài đều giống nhau.
Câu 20: Ngày nay, việc kiểm tra sức khỏe thai nhi định kì có thể phát hiện được nhiều bất thường của thai nhi.
Dùng phương pháp quan sát tiêu bản NST các bác sĩ có kết luận : Thai nhi là một thể một nhiễm. Kết luận trên
đến từ quan sát nào sau đây?
A. Trong tiêu bản nhân tế bào có 47 NST.
B. Trong tiêu bản nhân tế bào có 194 NST.
C. Trong tiêu bản nhân tế bào có 92 NST.
D. Trong tiêu bản nhân tế bào có 45 NST.
Câu 21: Một phụ nữ bình thường (1) lấy chồng (2) bị bệnh máu khó đơng sinh con trai (3) bị bệnh máu khó
đơng. Người con trai này lớn lên lấy vợ (4) bình thường và sinh một bé trai (5) cũng bị bệnh như bố. Biết rằng
bệnh do gen lặn a nằm trên NST giới tính X quy định. Kiểu gen của 5 người nói trên lần lượt là:
A. (1) XX, (2) XYA, (3) XYA, (4) XX, (5) XYA

B. (1) XX, (2) XYa, (3) XYa, (4) XX, (5) XYa
C. (1) XAXa, (2) XaY, (3) XaY, (4) XAXa, (5) XaY
D. (1) XaXa, (2) XAY, (3) XAY, (4) XaXa, (5) XAY
Câu 22: Khi nói về cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây sai?
A. quần thể tự thụ phấn thường có độ đa dạng di truyền cao hơn quần thể giao phấn.
B. qua các thế hệ tự thụ phấn, các alen lặn trong quần thể có xu hướng được biểu hiện ra kiểu hình.
C. nếu khơng có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số các alen trong quần thể tự thụ phấn không thay
đổi qua các thế hệ.
D. quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng khác nhau.
Câu 23: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của mã di truyền?
A. mã di truyền mang tính phổ biến, tất cả các sinh vật đều dùng chung một bộ mã di truyền.
B. mã di truyền được đọc theo chiều 3' - 5' từ một điểm xác định trên phân tử mARN.
C. mã di truyền được đọc liên tục theo từng cụm 3 ribonucleotit không ngắt quãng, các bộ ba không gối lên
nhau.
D. mã di truyền có tính thối hóa, có thể có hai hay nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một axit amin.
Câu 24: Một nhà khoa học quan sát hoạt động của hai đàn ong ở trên cùng một cây cao và đã đi đến kết luận
chúng thuộc hai loài khác nhau. Quan sát nào dưới đây giúp nhà khoa học này đi đến kết luận như vậy?
A. Chúng làm tổ trên cây ở độ cao và vị trí khác nhau.
B. Các con ong của hai đàn kiếm ăn ở thời điểm khác nhau.
C. Các con ong của hai đàn bay giao phối ở thời điểm khác nhau.
D. Các con ong của hai đàn có kích thước khác nhau.
Câu 25: Sự tổng hợp ARN được thực hiện
A. theo nguyên tắc bổ sung dựa trên mạch mã gốc của gen.
B. trong nhân con đối với rARN, mARN được tổng hợp ở các phần còn lại của nhân còn tARN được tổng
hợp ở ti thể.
C. chỉ có mARN mới được tổng hợp dựa trên mạch mã gốc của gen, tARN và rARN có thể được tổng hợp
dựa trên cả hai mạch khuôn của gen.
D. theo nguyên tắc bổ sung dựa trên hai mạch khuôn của gen.
Tài liệu lưu hành nội bộ


3


Chun đề tổng ơn lí thuyết
Luyện thi THPT Quốc gia
Câu 26: Khi nói về sự di truyền của gen lặn nằm trên vùng khơng tương đồng của NST giới tính X ở người,
trong trường hợp khơng có đột biến, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tỉ lệ người mang kiểu hình lặn ở nam giới cao hơn ở nữ giới.
B. Gen của mẹ chỉ di truyền cho con trai mà không di truyền cho con gái.
C. Gen của bố chỉ di truyền cho con gái mà không di truyền cho con trai
D. Ở nữ giới, trong tế bào sinh dưỡng gen tồn tại thành các cặp alen.
Câu 27: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây khơng đúng?
A. Tiến hóa nhỏ là q trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Tiến hóa nhỏ sẽ khơng xảy ra nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì khơng đổi
từ thế hệ này sang thế hệ khác.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
D. Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên lồi mới ở thực vật.
Câu 28: Biểu đồ dưới là hình ảnh về mối quan hệ về kích thước quần thể : cỏ, thỏ, cáo. Quần thể cáo gần như
tuyệt chủng bởi nguyên nhân: 

A. Thỏ khơng có đủ cỏ để ăn
B. Có lồi động vật ăn thịt khác thay thế cáo
C. Do cáo đã ăn gần hết cá thể thỏ
D. Kích thước quần thể cáo vượt q giới hạn mơi trường
Câu 29: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột
biến ở tất cả các gen là bằng nhau.
B. khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đơi ADN thì thường làm phát sinh đột biến
gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
C. trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêơtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần

axit amin của chuỗi pơlipeptit do gen đó tổng hợp.
D. tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.
Câu 30: Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự
A. trao đổi chéo giữa 2 crômatit “không chị em” trong cặp NST tương đồng ở kì đầu giảm phân I.
B. trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crơmatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I.
C. tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu của giảm phân I.
D. tiếp hợp giữa 2 crơmatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I.
Câu 31: Khi nói về hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hiện tượng liên kết gen làm gia tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.
B. Tần số hoán vị gen đạt giá trị tối thiểu là 50% và tối đa là 100%.
C. Hiện tượng liên kết gen phổ biến hơn hiện tượng hoán vị gen.
D. Hiện tượng hoán vị gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hố.
Câu 32: Khi nói về đặc điểm của đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây khơng đúng?
A. Q trình tổng hợp các chất hữu cơ trong tế bào đa bội xảy ra mạnh mẽ hơn so với trong tế bào lưỡng bội.
B. Hiện tượng tự đa bội khá phổ biến ở động vật trong khi ở thực vật là tương đối hiếm.
C. Các thể tự đa bội lẻ (3n, 5n,...) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường.
D. Những giống cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu thường là tự đa bội lẻ.
Câu 33: Trong cơ chế điều hịa hoạt động của opêron Lac, khi mơi trường có Lactơzơ thì Lactơzơ được xem
như là
A. chất cảm ứng liên kết với vùng khởi động (P) ức chế vùng khởi động hoạt động.
B. Chất cảm ứng liên kết với gen điều hòa (R) ức chế gen điều hòa hoạt động.
C. chất cảm ứng liên kết với vùng vận hành (O) ức chế vùng vận hành hoạt động.
D. chất cảm ứng liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi prôtêin ức chế.

Tài liệu lưu hành nội bộ

4


Chun đề tổng ơn lí thuyết

Luyện thi THPT Quốc gia
Câu 34: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể khác đột biến gen ở điểm nào?
A. Đột biến cấu trúc NST gây chết sinh vật còn đột biến gen chỉ ảnh hưởng đến kiểu hình của sinh vật.
B. Đột biến cấu trúc NST làm tăng hoặc giảm số lượng gen trong NST thì đột biến gen làm tăng hoặc giảm
số lượng nuclêôtit trong ADN.
C. Đột biến cấu trúc NST làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng cịn đột biến gen thường có
hại cho sinh vật.
D. Đột biến cấu trúc NST làm thay đổi số lượng hoặc trình tự các gen trong NST thì đột biến gen làm thay
đổi số lượng hoặc trình tự các cặp nuclêơtit trong ADN.
Câu 35: Trong cùng một ao nuôi cá, người ta thường ni ghép các lồi cá như mè trắng, cá mè hoa, cá trắm
cỏ, cá trắm đen, cá rô phi,... có các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau chủ yếu nhằm mục đích gì?
A. Làm tăng tính đa dạng sinh học trong ao
B. Giảm sự lây lan của dịch bệnh
C. Tận thu tối đa các nguồn thức ăn trong ao
D. Tăng cường mối quan hệ hỗ trợ giữa các lồi
Câu 36: Khi nói về cách li địa lí, nhận định nào sau đây chưa chính xác?
A. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến
hóa
B. Trong tự nhiên, nhiều quần thể trong lồi cách li nhau về mặt địa lí trong thời gian dài nhưng vẫn không
xuất hiện cách li sinh sản.
C. Cách li địa lí có thể xảy ra đối với lồi có khả năng di cư, phát tán và những lồi ít di cư.
D. Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau
Câu 37: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt
vong.
B. Kích thước quần thể thường dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa.
C. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao.
D. Các quần thể cùng loài ln có kích thước quần thể giống nhau.
Câu 38: Nhân tố liên quan đến mật độ và có tác dụng giới hạn kích thước quần thể khơng phải là
A. tập tính ăn thịt (hiệu quả săn bắt của lồi ăn thịt cao khi lồi con mồi có kích thước lớn)

B. nhiệt độ thay đổi đột ngột (cao quá hoặc thấp quá) vượt quá giới hạn sinh thái có thể làm chết một số cá
thể trong quần thể.
C. sự cạnh tranh về nguồn thức ăn hoặc nơi sống giữa các cá thể trong quần thể tăng khi kích thước quần thể
tăng lên làm giảm sức sống và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
D. các bệnh dịch truyền nhiễm và các chất thải độc tăng lên khi kích thước quần thể tăng lên, có thể gây chết
các cá thể của quần thể.
Câu 39: Quần xã sinh vật càng có độ đa dạng loài cao, mối quan hệ sinh thái càng chặt chẽ thì
A. có cấu trúc càng ổn định vì lưới thức ăn phức tạp, một lồi có thể dùng nhiều loài khác làm thức ăn.
B. dễ dàng xảy ra diễn thế do tác động của nhiều loài trong quần xã làm cho mơi trường thay đổi nhanh.
C. có cấu trúc càng ít ổn định vì có số lượng lớn loài ăn thực vật làm cho các quần thể thực vật biến mất dần.
D. có xu hướng biến đổi làm cho độ đa dạng thấp và từ đó mối quan hệ sinh thái lỏng lẻo hơn vì thức ăn
trong mơi trường cạn kiệt dần.
Câu 40: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Mỗi quần thể thường có 3 nhóm tuổi là: Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi đang sinh sản và nhóm tuổi
sau sinh sản.
B. Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
C. Cấu trúc tuổi của quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
D. Nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn.

Tài liệu lưu hành nội bộ

5


Chun đề tổng ơn lí thuyết

Luyện thi THPT Quốc gia
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ ƠN LUYỆN – SỐ 6
Câu 1: Ni cấy các hạt phấn của một cây có kiểu gen AaBbDD để tạo nên các mơ đơn bội. Sau đó xử lí các
mơ đơn bội này bằng cơnsixin để gây lưỡng bội hóa, thu được tồn bộ các cây lưỡng bội. Cho biết không xảy ra

đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, khi nói về các cây này phát biểu nào sau
đây sai?
A. Trong các cây này, có cây mang kiểu gen aaBBDD.
B. Các cây này có kiểu gen đồng hợp tử về cả 3 cặp gen trên.
C. Các cây này có tối đa 6 loại kiểu gen.
D. Mỗi cây giảm phân bình thường chỉ cho 1 loại giao tử.
Đáp án C
Câu 2: Sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến) là
A. hiện tượng kiểu hình của một cơ thể có thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác nhau.
B. tập hợp các kiểu hình khác nhau tương ứng với các mơi trường khác nhau.
C. hiện tượng kiểu hình của một cơ thể không thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác nhau.
D. tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
Đáp án A
Sự mềm dẻo của kiểu hình là hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường
khác nhau.
- Do sự tự điều chỉnh về sinh lí giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi của MT.
- Mức độ mềm dẻo về kiểu hình phụ thuộc vào KG.
- Mỗi KG chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong 1 phạm vi nhất định.
Câu 3: Khi nói về nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cấu trúc cuộn xoắn tạo điều kiện cho sự nhân đơi nhiễm sắc thể.
B. Thành phần hóa học chủ yếu của nhiễm sắc thể là ARN và prôtêin.
C. Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là nuclêôxôm.
D. Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
Đáp án C
Câu 4: Thể khảm là:
A. Cơ thể có đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
B. Cơ thể các lồi sinh vật bề ngồi trơng như khảm.
C. Cơ thể có một bộ phận cơ quan sinh dưỡng biểu hiện đột biến gen.
D. Cơ thể sinh ra đã biểu hiện đột biến do thế hệ trước là thể khảm.
Đáp án C

Đột biến gen ở tế bào sinh dưỡng (tế bào xoma) sẽ tạo thành thể khảm (một bộ phận cơ quan sinh dưỡng biểu
hiên tình trạng bị đột biến).
Câu 5: Điểm độc đáo trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen là gì?
A. Kiểm tra tính thuần chuẩn của bố, mẹ trước khi tiến hành lai.
B. Cho các cây tự thụ phấn trước khi tiến hành lai.
C. Theo dõi sự di truyền riêng lẽ của một hoặc một số tính trạng trên con cháu của từng cặp bố mẹ thuần
chuẩn.
D. Dùng toán thống kê và xác suất phân tích kết quả lai từ đó rút ra các quy luật di truyền.
Đáp án C
Menden đã thành cơng hơn các nhà nghiên cứu di truyền trước đó nhờ thực hiện phép lai trên từng tính trạng
riêng lẻ và theo dõi các đặc điểm di truyền ở các thế hệ lai
Câu 6: Mục đích của tái bản ADN là
A. Chuẩn bị cho tế bào bước vào giai đoạn phân chia tế bào
B. Chuẩn bị cho tế bào tổng hợp một lượng lớn prôtêin
C. Chuẩn bị tái tạo lại nhân con của tế bào
D. Chuẩn bị tái tạo lại toàn bộ các bào quan của tế bào
Đáp án A
- Quá trình tái bản ADN là quá trình diễn ra tại pha s, kỳ trung gian trước mồi lần phân bào. Việc tái bản ADN
là chuẩn bị cho tế bào bước vào giai đoạn phân chia tế bào.
Câu 7: Trong các cây hạt đậu ngọt, các gen hình dạng phấn hoa và màu hoa được liên kết với nhau, tím là trội
so với đỏ, và phấn hoa dài và trội so với phấn hoa tròn. Nếu một cây dị hợp tử cho cả những đặc điểm này được
giao phấn với cây đồng hợp tử trội cho màu sắc hoa và đồng hợp tử lặn cho hình dạng phấn hoa, các kiểu hình
có thể có của thế hệ F1 ?
Tài liệu lưu hành nội bộ

6


Chun đề tổng ơn lí thuyết
Luyện thi THPT Quốc gia

A. Một nửa các cây có hoa màu đỏ và phấn hoa trịn
B. Tất cả các cây có hoa tím và phấn hoa trịn
C. Tất cả các cây có hoa tím và một nửa với phấn hoa tròn
D. Kết quả sẽ phụ thuộc vào việc hai gen trội có mặt trên cùng một nhiễm sắc thể hay trên hai NST khác
nhau.
Đáp án C
- Quy ước: A - hoa tím, a-hoa dỏ, B-hạt phấn dài, b-hạt phấn tròn.
- Dị hợp tử nhừng đặc điểm này × đồng hợp trội về màu hoa và đồng hợp lặn về hình dạng phấn hoa
 Kiểu hình của F1 : Xét riêng màu sắc hoa Aa × AA → 100% A − ( hoa tím)
 Hình dạng phấn hoa: Bb× bb → 1/ 2 Bb: 1/ 2 bb = 1/ 2 hạt phấn tròn, 1/2 hạt phấn dài.
Câu 8: Nhận định không đúng về cơ sở tế bào học của quy luật phân ly của Menđen:
A. Nhân tố di truyền chính là gen.
B. Các nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng phân li đồng đều kéo theo phân li của các alen trên
đó.
C. Các gen quy định các tính trạng phải nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể.
D. Trong tế bào sinh dưỡng, các gen tồn tại thành cặp alen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Đáp án C
Ở quy luật phân li, chỉ xét đến một cặp tính trạng do 1 cặp gen quy định nên C sai
Câu 9: Đặc điểm nào khơng đúng với q trình nhân đơi ADN ở sinh vật nhân sơ
A. Cả 2 mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
B. Theo lý thuyết, qua nhân đôi, từ một ADN ban đầu tạo ra 2 ADN con có cấu trúc giống hệt nhau.
C. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
D. Trong một chạc chữ Y sao chép, hai mạch mới đều được tổng hợp liên tục.
Đáp án D
D sai vì Trong một chạc chữ Y sao chép, có một mạch được tổng hợp liên tục, 1 mạch được tổng hợp gián đoạn
do enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5' → 3'
Câu 10: Điều nào sau đây không đúng về di truyền qua tế bào chất?
A. Tính trạng do gen trong tế bào chất quy định vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu
trúc khác.
B. Các tính trạng di truyền không tuân theo các quy luật di truyền nhiễm sắc thể trong nhân.

C. Kết quả lai thuận nghịch khác nhau trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ và vai trò chủ yếu
thuộc về tế bào chất của giao tử cái.
D. Vật chất di truyền và tế bào chất được chia đều cho các tế bào con.
Đáp án D
Trong các phát biểu trên, D sai vì vật chất di truyền và tế bào chất được phân chia không đồng đều cho các tế
bào con → Đáp án D
Câu 11: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiơnin.
B. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.
C. Khi dịch mã ngừng lại, một enzim đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi polipeptit.
D. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3' → 5' trên phân tử mARN.
Đáp án D
Trong các phát biểu trên, D sai vì khi dịch mã, ribơxơm chuyển dịch theo chiều 5' → 3' trên phân tử mARN.
Câu 12: Có hai giống lúa, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh X và một giống có gen quy định
kháng bệnh Y. Các gen kháng bệnh nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau. Bằng cách nào để tạo ra giống mới
có hai gen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau?
A. Lai hai giống cây với nhau rồi lợi dụng hiện tượng hoán vị gen ở cây lai mà hai gen trên được đưa về
cùng một nhiễm sắc thể.
B. Dung hợp tế bào trần của hai giống trên, nhờ hoán vị gen ở cây lai mà hai gen trên được đưa về cùng một
nhiễm sắc thể.
C. Lai hai giống cây với nhau rồi sau đó xử lí con lai bằng tác nhân đột biến, tạo ra các đột biến chuyển đoạn
nhiễm sắc thể chứa cả hai gen có lợi vào cùng một NST.
D. Sử dụng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng bệnh X vào giống có gen kháng bệnh Y hoặc ngược
lại.
Đáp án C
Người ta sẽ gây đột biến chuyển đoạn để đưa 2 gen về cùng 1 NST như phương pháp C ⇒ D sai
Tài liệu lưu hành nội bộ

7



Chun đề tổng ơn lí thuyết
Luyện thi THPT Quốc gia
A và B sai, 2 gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau nên sẽ không xảy ra hiện tượng hóan vị gen.
Câu 13: Phát biểu nào dưới đây về gen là không đúng
A. Mỗi gen cấu trúc đều gồm có 3 vùng trình tự tính từ đầu 3/ mạch mã gốc là vùng điều hồ, vùng mã hố
và vùng kết thúc
B. Gen là 1 đoạn trình tự ADN mang thơng tin mã hố cho 1 sản phẩm nhất định (prơtêin hoặc ARN)
C. Ở gen phân mảnh có các đoạn trình tự khơng mã hố a.a xen kẽ với các đoạn trình tự mã hố a.a
D. Tất cả các gen ở sinh vật nhân thực đều là gen phân mảnh
Đáp án D
Câu 14: Nhận định nào sau đây là đúng về phân tử ARN?
A. Trên các tARN có các anticodon giống nhau.
B. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng.
C. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm.
D. mARN được sao y khuôn từ mạch gốc của ADN.
Đáp án C
tARN có cấu trúc với 3 thuỳ, trong đó có một thuỳ mang bộ ba đối mã có trình tự bổ sung với 1 bộ ba mã hóa
axit amin trên phân tử mARN , tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribơxơm để tổng hợp nên chuỗi
polipetit .
→ C đúng
A sai vì Trên các tARN có các anticodon khác nhau
B sai vì ARN có cấu trúc một mạch cuộn xoắn lại thành lá dâu xẻ 3 thùy
D sai vì mARN được sao mã từ mạch khuôn của gen theo nguyên tắc bổ sung: A-U, G-X
Câu 15: Trong thực tiễn sản suất, vì sao các nhà khuyến nông khuyên “không nên trồng một giống lúa duy nhất
trên diện rộng”?
A. Vì qua nhiều vụ canh tác giống có thể bị thối hố, nên khơng cịn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị
sụt giảm.
B. Vì khi điều kiện thời tiết khơng thuận lợi có thể bị mất trắng, do giống có cùng một kiểu gen nên có mức
phản ứng giống nhau.

C. Vì khi điều kiện thời tiết khơng thuận lợi giống có thể bị thối hố, nên khơng cịn đồng nhất về kiểu gen
làm năng suất bị giảm.
D. Vì qua nhiều vụ canh tác, đất khơng cịn đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, từ đó làm năng suất
bị sụt giảm.
Đáp án B
Câu 16: Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pơlipeptit do gen bình thường tổng hợp có số
axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 80. Đột biến điểm trên gen cấu trúc này thuộc dạng
A. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 80. B. thêm một cặp nuclêôtit vào vị trí 80.
C. thay thế một cặp nuclêơtit ở bộ ba thứ 81. D. mất một cặp nuclêơtit ở vị trí thứ 80.
Đáp án C
Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pơlipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin
bằng nhau nhưng khác nhau về axit amin thứ 80. Gen cấu trúc đã bị đột biến dạng thay thế 1 cặp nu này bằng 1
căp nu khác ở bộ 3 thứ 81 (80 + 1 axit amin mở đầu)
Câu 17: Kiến biết bảo vệ, hoặc "có xu hướng" bảo vệ rệp khỏi động vật săn mồi, ngược lại kiến nhận được một
số chất dinh dưỡng từ các con rệp. Trong hệ sinh thái khác vẫn ghi nhận được các trường hợp kiến và rệp không
sống cùng nhau. Mối quan hệ này làm một ví dụ về :

A. Quan hệ cộng sinh B. Quan hệ hợp tác
C. Quan hệ hội sinh D. Quan hệ ký sinh
Câu 18: Nhận định nào sau đây thể hiện quan điểm tiến hóa của Đacuyn?
A. Biến dị tổ hợp là nguồn ngun liệu thứ cấp của q trình tiến hóa.
B. Sinh vật biến đổi dưới tác dụng trực tiếp của điều kiệu ngoại cảnh.
C. Sự hình thành các giống vật ni cây trồng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên.
Tài liệu lưu hành nội bộ

8


Chun đề tổng ơn lí thuyết
Luyện thi THPT Quốc gia

D. Các lồi mới được hình thành từ một lồi ban đầu dưới tác động của quá trình chọn lọc tự nhiên.
Đáp án D
- A sai vì đây là quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại.
- B sai vì đây là quan điểm thuyết tiến hóa của Lamac.
- C sai vì sự hình thành giống vật ni cây trồng là kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo.
- D đúng là quan điểm của Đacuyn
Câu 19: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho các hoạt động sinh lí của sinh vật.
B. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không thể tồn tại được.
C. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
D. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài đều giống nhau.
Đáp án D
- A, B, C là những phát biểu đúng
- D sai vì giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài là khác nhau.
Câu 20: Ngày nay, việc kiểm tra sức khỏe thai nhi định kì có thể phát hiện được nhiều bất thường của thai nhi.
Dùng phương pháp quan sát tiêu bản NST các bác sĩ có kết luận : Thai nhi là một thể một nhiễm. Kết luận trên
đến từ quan sát nào sau đây?
A. Trong tiêu bản nhân tế bào có 47 NST.
B. Trong tiêu bản nhân tế bào có 194 NST.
C. Trong tiêu bản nhân tế bào có 92 NST.
D. Trong tiêu bản nhân tế bào có 45 NST.
Đáp án D
Thể một nhiễm dạng (2n – 1) = 46 – 1 = 45 NST → trong tiêu bản nhân tế bào có 45NST.
Câu 21: Một phụ nữ bình thường (1) lấy chồng (2) bị bệnh máu khó đơng sinh con trai (3) bị bệnh máu khó
đơng. Người con trai này lớn lên lấy vợ (4) bình thường và sinh một bé trai (5) cũng bị bệnh như bố. Biết rằng
bệnh do gen lặn a nằm trên NST giới tính X quy định. Kiểu gen của 5 người nói trên lần lượt là:
A. (1) XX, (2) XYA, (3) XYA, (4) XX, (5) XYA
B. (1) XX, (2) XYa, (3) XYa, (4) XX, (5) XYa
C. (1) XAXa, (2) XaY, (3) XaY, (4) XAXa, (5) XaY
D. (1) XaXa, (2) XAY, (3) XAY, (4) XaXa, (5) XAY

Đáp án C
Quy ước A: bình thường >> a: bệnh máu khó đơng.
Biết rằng bệnh do gen lặn a nằm trên NST giới tính X quy định → loại A, B
(1) bình thường nên (1) có chứa alen A → loại D
Câu 22: Khi nói về cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây sai?
A. quần thể tự thụ phấn thường có độ đa dạng di truyền cao hơn quần thể giao phấn.
B. qua các thế hệ tự thụ phấn, các alen lặn trong quần thể có xu hướng được biểu hiện ra kiểu hình.
C. nếu khơng có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số các alen trong quần thể tự thụ phấn không thay
đổi qua các thế hệ.
D. quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng khác nhau.
Đáp án A
Trong các phát biểu trên, A sai vì qua các thế hệ tự thụ phấn, thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm, quần thể dần
phân hóa thành các dịng thuần → Quần thể tự thụ phấn có độ đa dạng kém hơn quần thể giao phấn → Đáp án
A
Câu 23: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của mã di truyền?
A. mã di truyền mang tính phổ biến, tất cả các sinh vật đều dùng chung một bộ mã di truyền.
B. mã di truyền được đọc theo chiều 3' - 5' từ một điểm xác định trên phân tử mARN.
C. mã di truyền được đọc liên tục theo từng cụm 3 ribonucleotit không ngắt quãng, các bộ ba không gối lên
nhau.
D. mã di truyền có tính thối hóa, có thể có hai hay nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một axit amin.
Đáp án B
- Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen (trong mạch khuôn) quy định trình tự sắp xếp các axit
amin trong prơtêin
- Trong ADN chỉ có 4 loại nu (A, T, G, X) nhưng trong prơtêin có khoảng 20 loại axit amin. Do đó mã di truyền
phải là mã bộ ba (cịn gọi là codon).
- Mã di truyền gồm: bộ 3 mã gốc trên ADN, bộ 3 mã sao trên mARN và bộ 3 đối mã trên tARN. Ví dụ: mã gốc
là 3’-TAX…-5’ tương ứng mã sao là: 5’-AUG…-3’ và mã đối mã là: UAX tương ứng axit amin được quy định
là Met.
Tài liệu lưu hành nội bộ


9


Chun đề tổng ơn lí thuyết
Luyện thi THPT Quốc gia
Đặc điểm của mã di truyền
- Mã di truyền là mã bộ ba: Một bộ ba là một mã di truyền (1 codon)
- Mã di truyền có tính đặc hiệu: Một bộ ba chỉ mã hoá một loại axit amin.
- Mã di truyền có tính thối hố: Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin (trừ AUG và
UGG).
- Mã di truyền có tính phổ biến: Tất cả các lồi đều có chung một bộ mã di truyền (trừ một vài ngoại lệ).
- Mã di truyền có tính liên tục: Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định, theo từng bộ & ba không gối lên
nhau.
Trong các phát biểu trên, B sai vì mã di truyền được đọc theo chiều 5' - 3' từ một điểm xác định trên phân tử
mARN.
Câu 24: Một nhà khoa học quan sát hoạt động của hai đàn ong ở trên cùng một cây cao và đã đi đến kết luận
chúng thuộc hai loài khác nhau. Quan sát nào dưới đây giúp nhà khoa học này đi đến kết luận như vậy?
A. Chúng làm tổ trên cây ở độ cao và vị trí khác nhau.
B. Các con ong của hai đàn kiếm ăn ở thời điểm khác nhau.
C. Các con ong của hai đàn bay giao phối ở thời điểm khác nhau.
D. Các con ong của hai đàn có kích thước khác nhau.
Đáp án C
Đặc điểm quan trọng để phân biệt 2 lồi là chúng có sự cách li sinh sản.
Trong các đặc điểm trên, các con ong giao phối ở thời điểm khác nhau chứng tỏ chúng cách li sinh sản với nhau
→ chúng thuộc hai loài khác nhau
Câu 25: Sự tổng hợp ARN được thực hiện
A. theo nguyên tắc bổ sung dựa trên mạch mã gốc của gen.
B. trong nhân con đối với rARN, mARN được tổng hợp ở các phần còn lại của nhân còn tARN được tổng
hợp ở ti thể.
C. chỉ có mARN mới được tổng hợp dựa trên mạch mã gốc của gen, tARN và rARN có thể được tổng hợp

dựa trên cả hai mạch khuôn của gen.
D. theo nguyên tắc bổ sung dựa trên hai mạch khuôn của gen.
Đáp án A
Sự tổng hợp ARN được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và dựa trên mạch mã gốc của gen là mạch có chiều
3' → 5'.
Nguyên tắc bổ sung được thể hiện: A môi trường liên kết với T mạch gốc, U môi trường liên kết với A mạch
gốc, G môi trường liên kết với X mạch gốc, X môi trường liên kết với G mạch gốc
Câu 26: Khi nói về sự di truyền của gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X ở người,
trong trường hợp khơng có đột biến, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tỉ lệ người mang kiểu hình lặn ở nam giới cao hơn ở nữ giới.
B. Gen của mẹ chỉ di truyền cho con trai mà không di truyền cho con gái.
C. Gen của bố chỉ di truyền cho con gái mà không di truyền cho con trai
D. Ở nữ giới, trong tế bào sinh dưỡng gen tồn tại thành các cặp alen.
Đáp án B
Câu 27: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây khơng đúng?
A. Tiến hóa nhỏ là q trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Tiến hóa nhỏ sẽ khơng xảy ra nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì khơng đổi
từ thế hệ này sang thế hệ khác.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
D. Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật.
Đáp án C
Trong các phát biểu trên, C sai vì các yếu tố ngẫu nhiên (biến động di truyền): là sự xuất hiện những vật cản địa
lí (núi cao, sơng rộng) chia cắt khu phân bố của quần thể thành những phần nhỏ hay do sự phá tán, di chuyển
của một nhóm cá thể đi lập quần thể mới.
Đặc điểm:
- Làm thay đổi đột ngột tần số tương đối alen trong quần thể không theo một hướng xác định. Một alen nào đó
dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hồn tồn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong
quần thể.
- Quần thể có kích thước càng nhỏ thì chịu tác động của yếu tố ngẫu nhiên càng lớn và ngược lại.
- Yếu tố ngẫu nhiên không chỉ tác động độc lập mà còn phối hợp với chọn lọc tự nhiên.

- Kết quả tác động của yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
Tài liệu lưu hành nội bộ

10


Chun đề tổng ơn lí thuyết
Luyện thi THPT Quốc gia
Câu 28: Biểu đồ dưới là hình ảnh về mối quan hệ về kích thước quần thể : cỏ, thỏ, cáo. Quần thể cáo gần như
tuyệt chủng bởi nguyên nhân: 

A. Thỏ khơng có đủ cỏ để ăn
B. Có lồi động vật ăn thịt khác thay thế cáo
C. Do cáo đã ăn gần hết cá thể thỏ
D. Kích thước quần thể cáo vượt quá giới hạn môi trường
Đáp án C
Câu 29: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột
biến ở tất cả các gen là bằng nhau.
B. khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong q trình nhân đơi ADN thì thường làm phát sinh đột biến
gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
C. trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêơtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần
axit amin của chuỗi pơlipeptit do gen đó tổng hợp.
D. tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.
Đáp án C
Câu 30: Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự
A. trao đổi chéo giữa 2 crômatit “không chị em” trong cặp NST tương đồng ở kì đầu giảm phân I.
B. trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I.
C. tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu của giảm phân I.
D. tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I.

Đáp án A
Câu 31: Khi nói về hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hiện tượng liên kết gen làm gia tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.
B. Tần số hoán vị gen đạt giá trị tối thiểu là 50% và tối đa là 100%.
C. Hiện tượng liên kết gen phổ biến hơn hiện tượng hoán vị gen.
D. Hiện tượng hoán vị gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hố.
Đáp án C
- A sai, vì hiện tượng liên kết gen làm giảm biến dị tổ hợp.
- B sai, vì tần số hốn vị gen ln ≤ 50%
- C đúng, vì các gen thường có xu hướng liên kết với nhau.
- D sai, vì đột biến gen mới tạo ra nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá.
Câu 32: Khi nói về đặc điểm của đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây khơng đúng?
A. Q trình tổng hợp các chất hữu cơ trong tế bào đa bội xảy ra mạnh mẽ hơn so với trong tế bào lưỡng bội.
B. Hiện tượng tự đa bội khá phổ biến ở động vật trong khi ở thực vật là tương đối hiếm.
C. Các thể tự đa bội lẻ (3n, 5n,...) hầu như khơng có khả năng sinh giao tử bình thường.
D. Những giống cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu thường là tự đa bội lẻ.
Đáp án B
- A, C, D là những phát biểu đúng.
- B là phát biểu sai vì hiện tượng đa bội khá phổ biến ở thực vật trong khi ở động vật rất hiếm
Câu 33: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, khi mơi trường có Lactơzơ thì Lactơzơ được xem
như là
A. chất cảm ứng liên kết với vùng khởi động (P) ức chế vùng khởi động hoạt động.
B. Chất cảm ứng liên kết với gen điều hòa (R) ức chế gen điều hòa hoạt động.
C. chất cảm ứng liên kết với vùng vận hành (O) ức chế vùng vận hành hoạt động.
D. chất cảm ứng liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi prôtêin ức chế.
Đáp án D

Tài liệu lưu hành nội bộ

11



Chun đề tổng ơn lí thuyết
Luyện thi THPT Quốc gia
Khi mơi trường có lactozo, lactozo đóng vai trị như chất cảm ứng, bám vào protein ức chế, làm biến đổi cấu
hình khơng gian của protein ức chế làm chúng khơng bám được vào vùng vận hành → không ngăn cản được
quá trình phiên mã → quá trình phiên mã diễn ra.
Câu 34: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể khác đột biến gen ở điểm nào?
A. Đột biến cấu trúc NST gây chết sinh vật còn đột biến gen chỉ ảnh hưởng đến kiểu hình của sinh vật.
B. Đột biến cấu trúc NST làm tăng hoặc giảm số lượng gen trong NST thì đột biến gen làm tăng hoặc giảm
số lượng nuclêôtit trong ADN.
C. Đột biến cấu trúc NST làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng cịn đột biến gen thường có
hại cho sinh vật.
D. Đột biến cấu trúc NST làm thay đổi số lượng hoặc trình tự các gen trong NST thì đột biến gen làm thay
đổi số lượng hoặc trình tự các cặp nuclêơtit trong ADN.
Đáp án B
Câu 35: Trong cùng một ao nuôi cá, người ta thường ni ghép các lồi cá như mè trắng, cá mè hoa, cá trắm
cỏ, cá trắm đen, cá rơ phi,... có các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau chủ yếu nhằm mục đích gì?
A. Làm tăng tính đa dạng sinh học trong ao
B. Giảm sự lây lan của dịch bệnh
C. Tận thu tối đa các nguồn thức ăn trong ao
D. Tăng cường mối quan hệ hỗ trợ giữa các lồi
Đáp án C
Việc ni các lồi cá có ở sinh thái dinh dưỡng khác nhau có thể tận dụng được diện tích ao ni, tận thu các
nguồn thức ăn khác nhau mà không sợ xảy ra sự cạnh tranh giữa các lồi và khơng làm ảnh hưởng đến sản
lượng cá cùa từng lồi
Câu 36: Khi nói về cách li địa lí, nhận định nào sau đây chưa chính xác?
A. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến
hóa
B. Trong tự nhiên, nhiều quần thể trong loài cách li nhau về mặt địa lí trong thời gian dài nhưng vẫn khơng

xuất hiện cách li sinh sản.
C. Cách li địa lí có thể xảy ra đối với lồi có khả năng di cư, phát tán và những lồi ít di cư.
D. Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau
Đáp án D
Phương án D sai vì Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí(sơng, suối, núi,…) ngăn cản các cá thể của các
quần thể giao phối với nhau
Câu 37: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt
vong.
B. Kích thước quần thể thường dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa.
C. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao.
D. Các quần thể cùng lồi ln có kích thước quần thể giống nhau.
Đáp án D
- A, B, C là những phát biểu đúng
- D là phát biểu sai quần thể cùng lồi có kích thước quần thể khác nhau
Câu 38: Nhân tố liên quan đến mật độ và có tác dụng giới hạn kích thước quần thể khơng phải là
(Dethithpt.com)
A. tập tính ăn thịt (hiệu quả săn bắt của lồi ăn thịt cao khi lồi con mồi có kích thước lớn)
B. nhiệt độ thay đổi đột ngột (cao quá hoặc thấp quá) vượt quá giới hạn sinh thái có thể làm chết một số cá
thể trong quần thể.
C. sự cạnh tranh về nguồn thức ăn hoặc nơi sống giữa các cá thể trong quần thể tăng khi kích thước quần thể
tăng lên làm giảm sức sống và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
D. các bệnh dịch truyền nhiễm và các chất thải độc tăng lên khi kích thước quần thể tăng lên, có thể gây chết
các cá thể của quần thể.
Đáp án B
Câu 39: Quần xã sinh vật càng có độ đa dạng lồi cao, mối quan hệ sinh thái càng chặt chẽ thì
A. có cấu trúc càng ổn định vì lưới thức ăn phức tạp, một lồi có thể dùng nhiều lồi khác làm thức ăn.
B. dễ dàng xảy ra diễn thế do tác động của nhiều lồi trong quần xã làm cho mơi trường thay đổi nhanh.
C. có cấu trúc càng ít ổn định vì có số lượng lớn lồi ăn thực vật làm cho các quần thể thực vật biến mất dần.
Tài liệu lưu hành nội bộ


12


Chun đề tổng ơn lí thuyết
Luyện thi THPT Quốc gia
D. có xu hướng biến đổi làm cho độ đa dạng thấp và từ đó mối quan hệ sinh thái lỏng lẻo hơn vì thức ăn
trong mơi trường cạn kiệt dần.
Đáp án A
Câu 40: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Mỗi quần thể thường có 3 nhóm tuổi là: Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi đang sinh sản và nhóm tuổi
sau sinh sản.
B. Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
C. Cấu trúc tuổi của quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện mơi trường.
D. Nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn.
: Đáp án C
- A, B, D là những phát biểu đúng
- C sai vì cấu trúc tuổi của quần thể không ổn định và phụ thuộc với yếu tố môi trường

Tài liệu lưu hành nội bộ

13



×