Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện yên thế, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.86 MB, 169 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

ÂU HỒI HƯƠNG

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã ngành:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Duy Bình

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày ..... tháng ..... năm 2017
Tác giả luận văn

Âu Hoài Hương



i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Nguyễn Duy Bình đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tơi ln trân
trọng những lời khun hữu ích cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình và những góp ý chỉnh
sửa của thầy.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
các thầy cô giáo trong Bộ môn Tài nguyên nước, Bộ môn Hệ thống thông tin đất, Khoa
Quản lý đất đai - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nhân viên Phịng Tài nguyên và
Môi trường huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện về thời gian và cung cấp số
liệu giúp tôi thực hiện đề tài này.
Và cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng
nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tơi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày ..... tháng ..... năm 2017
Tác giả luận văn

Âu Hoài Hương

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Thesis abstract ................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3

1.3.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................3


1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..........................................3

Phân 2. Tổng quan tài liệu ..............................................................................................5
2.1.

Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất ..................................................................5

2.1.1

Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất ...................................................................5

2.1.2.

Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất ............................................................6

2.1.3.

Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất ...........................................................7

2.1.4.

Nội dung của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện .................................................8

2.1.5.

Quy trình lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện...............8


2.1.6.

Thực trạng công tác quy hoạch trên thế giới và ở Việt Nam .............................10

2.2.

Cơ sở dữ liệu đất đai ..........................................................................................12

2.2.1.

Một số thuật ngữ hay dùng trong cơ sở dữ liệu đất đai .....................................13

2.2.2.

Nội dung, thành phần có trong cơ sở dữ liệu đất đai .........................................13

2.2.3.

CSDL quy hoạch sử dụng đất ............................................................................16

2.3.

Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý .............................................................17

2.3.1.

Định nghĩa..........................................................................................................17

2.3.2.


Các bộ phận cấu thành của GIS .........................................................................18

iii


2.3.3.

Các chức năng của hệ thống thông tin địa lý .....................................................19

2.3.4.

Giới thiệu về phần mềm ArcGIS .......................................................................21

2.4.

Tổng quan về Web Mapping .............................................................................28

2.4.1.

Ứng dụng Web Mapping trên Thế giới..............................................................28

2.4.2.

Ứng dụng Web Mapping tại Việt Nam .............................................................30

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................31
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................31


3.2.

Thời gian nghiên cứu .........................................................................................31

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................31

3.4.

Nội dung nghiên cứu..........................................................................................31

3.4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .....................................................31

3.4.2.

Giới thiệu phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện
Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ...................................................................................31

3.4.3.

Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thế .......................32

3.4.4.

Ứng dụng Web Mapping để chia sẻ CSDL QHSDĐ.........................................33

3.5.


Đánh giá chung về khả năng ứng dụng của GIS trong quá trình thực hiện
đề tài ...................................................................................................................33

3.6.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................33

3.6.1.

Phương pháp điều tra thu thập số liệu ...............................................................33

3.6.2.

Phương pháp phân tích thống kê và xử lý số liệu ..............................................34

3.6.3.

Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu ................................................................34

Phần 4. Kết quả và thảo luận ........................................................................................36
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Yên Thế .........................................36

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên..............................................................................................36

4.1.2.


Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ................................................................42

4.2.

Giới thiệu về phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện
Yên Thế .............................................................................................................48

4.2.1.

Mục đích, yêu cầu việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Yên
Thế .....................................................................................................................48

4.2.2.

Các nguyên tắc cơ bản trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của
huyện Yên Thế ...................................................................................................48

4.2.3.

Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Yên Thế .............49

iv


4.3.

Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất ................................................55

4.3.1.


Yêu cầu chung xây dựng CSDL QHSDĐ huyện Yên Thế ................................55

4.3.2.

Xây dựng khung cơ sở dữ liệu ...........................................................................55

4.3.3.

Tích hợp và chuẩn hóa dữ liệu địa lý .................................................................56

4.3.4.

Thiết kế và xây dựng dữ liệu thuộc tính ............................................................59

4.3.5.

Tích hợp các dữ liệu khơng gian và thuộc tính tạo CSDL địa lý.......................60

4.3.6.

Thiết lập quan hệ giữa các dữ liệu với nhau ......................................................69

4.3.7.

Một số bài tốn ứng dụng có thể thực hiện trên CSDL QHSDĐ ......................70

4.4.

Kết nối cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất với Web Mapping ......................87


4.5.

Đánh giá chung về khả năng sử dụng GIS trong quá trình thực hiện đề tài ......88

4.5.1.

Ưu điểm .............................................................................................................88

4.5.2.

Nhược điểm .......................................................................................................89

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .......................................................................................90
5.1.

Kết luận ..............................................................................................................90

5.2.

Kiến nghị............................................................................................................91

Tài liệu tham khảo .........................................................................................................92
Phụ lục ...........................................................................................................................95

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CSDL

Cơ sở dữ liệu

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

HTTTĐL

Hệ thống thông tin địa lý

PNN

Phi nông nghiệp

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

SDĐ

Sử dụng đất


TT

Thông tư

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trước và sau quy hoạch ............ 50
Bảng 4.2. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất phi nơng nghiệp trước và sau quy hoạch...... 51
Bảng 4.3. Phân bổ chỉ tiêu diện tích các loại đất.......................................................... 53
Bảng 4.4. Thơng số kỹ thuật của hệ quy chiếu và hệ tọa độ ........................................ 58
Bảng 4.5. Cấu trúc CSDL địa lý................................................................................... 61
Bảng 4.6. Tổng hợp có và khơng có sự thay đổi về sử dụng đất.................................. 72

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Cấu trúc mơ hình cơ sở dữ liệu đất đai .......................................................16

Hình 2.2.


Các bộ phận cấu thành của GIS ..................................................................19

Hình 2.3.

Phần mềm ArcGIS .....................................................................................22

Hình 2.4.

Bản đồ trực tuyến về QHSDĐ của bang Victoria, Úc ................................28

Hình 2.5.

Bản đồ trực tuyến về quy hoạch tổng thể đến năm 2040 của thành
phố San Jose, bang California, Mỹ .............................................................28

Hình 2.6.

Bản đồ trực tuyến về QHSDĐ của thành phố NewYork, Mỹ.....................29

Hình 2.7.

Bản đồ trực tuyến về QHSDĐ đến năm 2020 của quận Ba Đình, Hà
Nội ...............................................................................................................29

Hình 2.8.

Bản đồ trực tuyến về QHSDĐ đến năm 2020 của thành phố Bến Tre,
tỉnh Bến Tre ................................................................................................30

Hình 2.9.


Bản đồ trực tuyến về QHSDĐ đến năm 2020 của quận Thủ Đức, Hồ
Chí Minh .....................................................................................................30

Hình 3.1.

Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất ..........................32

Hình 4.1.

Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu ..................................................................36

Hình 4.2.

Geodatabase được thiết lập trong ArcCatalog ............................................61

Hình 4.3.

Dữ liệu lớp điểm độ cao ..............................................................................62

Hình 4.4.

Dữ liệu lớp đường địa giới hành chính cấp tỉnh .........................................63

Hình 4.5.

Dữ liệu lớp đường địa giới hành chính cấp huyện ......................................63

Hình 4.6.


Dữ liệu lớp đường địa giới hành chính cấp xã ............................................64

Hình 4.7.

Dữ liệu lớp địa phận hành chính cấp huyện ................................................64

Hình 4.8.

Dữ liệu lớp địa phận hành chính cấp xã ......................................................65

Hình 4.9.

Dữ liệu lớp thủy hệ dạng đường .................................................................65

Hình 4.10. Dữ liệu lớp thủy hệ dạng vùng ....................................................................66
Hình 4.11. Dữ liệu lớp tim đường .................................................................................66
Hình 4.12. Dữ liệu lớp ranh giới đường........................................................................67
Hình 4.13. Dữ liệu lớp đường sắt ..................................................................................67
Hình 4.14. Dữ liệu lớp điểm địa danh ...........................................................................68
Hình 4.15. Dữ liệu lớp quy hoạch sử dụng đất cấp huyện ............................................68
Hình 4.16. Dữ liệu lớp hiện trạng sử dụng đất cấp huyện ............................................69
Hình 4.17.

Kết quả thiết lập hoàn thiện CSDL QHSDĐ thể hiện trên ArcMap ...............70

viii


Hình 4.18. Kết quả tổng hợp diện tích theo mục đích QHSDĐ....................................71
Hình 4.19. Kết quả chồng xếp lớp hiện trạng và lớp quy hoạch sử dụng đất ...............72

Hình 4.20. Diện tích các thửa đất có thay đổi mục đích sử dụng .................................73
Hình 4.21.

Tổng diện tích đất nơng nghiệp chuyển mục đích sử dụng cần xin phép .......... 74

Hình 4.22. Tổng diện tích các kiểu thay đổi sử dụng đất .............................................74
Hình 4.23. Diện tích đất LUC chuyển sang đất PNN ...................................................75
Hình 4.24. Diện tích đất CLN chuyển sang đất PNN ...................................................75
Hình 4.25. Diện tích đất HNK chuyển sang đất PNN...................................................76
Hình 4.26. Diện tích đất NTS chuyển sang đất PNN ....................................................76
Hình 4.27. Diện tích đất RSX chuyển sang đất PNN ...................................................77
Hình 4.28. Diện tích đất CLN chuyển sang đất nơng nghiệp khác ...............................77
Hình 4.29. Diện tích đất LUC chuyển sang đất nơng nghiệp khác ...............................78
Hình 4.30. Diện tích đất LUK chuyển sang đất nơng nghiệp khác...............................78
Hình 4.31. Diện tích đất RSX chuyển sang đất nơng nghiệp khác ...............................79
Hình 4.32. Diện tích quy hoạch của các cơng trình, dự án năm 2017 ..........................80
Hình 4.33. Danh mục cơng trình, dự án thực hiện năm 2017 .......................................81
Hình 4.34. Dữ liệu Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 ....................................................81
Hình 4.35. Tổng diện tích đất chun trồng lúa nước được bồi thường về đất
trong năm 2017 ...........................................................................................82
Hình 4.36. Tổng diện tích đất trồng cây lâu năm được bồi thường về đất trong
năm 2017 .....................................................................................................83
Hình 4.37. Tổng diện tích đất trồng cây hàng năm được bồi thường về đất trong
năm 2017 .....................................................................................................83
Hình 4.38. Tổng diện tích đất ở đơ thị được bồi thường về đất trong năm 2017.........83
Hình 4.39. Tổng diện tích đất rừng sản xuất được bồi thường về đất trong năm
2017.............................................................................................................84
Hình 4.40. Tổng diện tích đất ở đơ thị có thu tiền SDĐ trong năm 2017 .....................84
Hình 4.41. Tổng diện tích đất ở nơng thơn có thu tiền SDĐ trong năm 2017 ..............85
Hình 4.42. Tổng diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh có thu tiền SDĐ trong

năm 2017 .....................................................................................................85
Hình 4.43.

Tổng diện tích đất khai thác khống sản có thu tiền trong năm 2017 .............85

Hình 4.44. Hiện trạng sử dụng đất của dự án số 8 ........................................................86

ix


Hình 4.45. Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của dự án số 8 .........................................86
Hình 4.46. Nội dung dữ liệu sau khi được chia sẻ lên ArcGIS Online .........................87
Hình 4.47. CSDL QHSDĐ huyện Yên Thế sau khi được chia sẻ lên ArcGIS
Online ..........................................................................................................88

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Âu Hồi Hương.
Tên Luận văn: Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy
hoạch sử dụng đất huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Ngành: Quản lý đất đai;
Mã số: 60.85.01.03.
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy
hoạch sử dụng đất huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Đánh giá khả năng sử dụng của GIS trong quá trình ứng dụng vào thực tế và thử
nghiệm việc cho phép truy cập cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất bằng trình duyệt

web (Web Mapping).
Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện Yên
Thế, tỉnh Bắc Giang.
Phạm vi không gian: Huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Phạm vi thời gian: Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 và quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Phương pháp nghiên cứu gồm: phương pháp điều tra thu thập số liệu; phương
pháp phân tích thống kê và xử lý số liệu; phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu.
Kết quả chính và kết luận
Yên Thế là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang. Diện tích tự
nhiên khoảng 30.308,61 ha, trong đó đất phi nơng nghiệp chiếm 17,82%; đất nơng
nghiệp chiếm 80,90%; đất chưa sử dụng chiếm 1,28% tổng diện tích tự nhiên.
Việc ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất của huyện Yên
Thế phải đảm bảo tính khả thi, khoa học và hợp lý. Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất
được xây dựng thành 7 nhóm lớp dữ liệu gồm 14 lớp dữ liệu là: lớp điểm độ cao, lớp
đường địa giới hành chính cấp tỉnh, lớp đường địa giới hành chính cấp huyện, lớp
đường địa giới hành chính cấp xã, lớp địa phận hành chính cấp huyện, lớp địa phận
hành chính cấp xã, lớp thủy hệ dạng đường, lớp thủy hệ dạng vùng, lớp tim đường, lớp
ranh giới đường, lớp đường sắt, lớp điểm địa danh, lớp quy hoạch sử dụng đất cấp
huyện, lớp hiện trạng sử dụng đất cấp huyện.
Sau khi đã hoàn thiện cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thế, có thể
sử dụng để tính tốn các chỉ tiêu trong quy hoạch cũng như các phân tích, thống kê và
xuất dữ liệu phục vụ các mục đích cần thiết như: tổng hợp diện tích đất theo mục đích
sử dụng trong quy hoạch; phân tích, đánh giá sự thay đổi về sử dụng đất; đưa ra kế
hoạch sử dụng đất hàng năm.

xi



Dựa trên cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất của huyện Yên Thế đã được xây
dựng hoàn thiện, đề tài tiếp tục đưa các thơng tin đó lên web thơng qua ứng dụng
ArcGIS Online, từ đó có thể chia sẻ rộng rãi tới nhiều đối tượng sử dụng khác. Tuy
nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế về thời gian, dung lượng dữ liệu khi đưa lên web bị giới
hạn và việc thể hiện nội dung thông tin cũng như trình bày bản đồ vẫn cịn bất cập khi
sử dụng ArcGIS Online.
Việc ứng dụng công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất
đã đáp ứng được yêu cầu về thông tin và kỹ thuật theo quy định hiện hành; song bên
cạnh đó khả năng ứng dụng GIS trong q trình thực hiện vẫn cịn nhiều hạn chế cần
khắc phục.

xii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Au Hoai Huong.
Thesis title: Application of Geographic Information System (GIS) to building land use
planning database in Yen The district, Bac Giang province.
Major: Land Management;

Code: 60.85.01.03.

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).
Research Objectives:
Research on the application of Geographic Information System (GIS) to building
land use planning database in Yen The district, Bac Giang province.
Assess the usability of GIS in the application process into practice and test the
access to land use planning database using a web browser (Web Mapping).
Materials and Methods:
Research subjects of the topic: Land use planning database in Yen The district, Bac

Giang province.
Spatial scope of the study: Yen The district, Bac Giang province.
Temporal scope of the study: Land use status in 2015 and land use planning up to
2020 in Yen The district, Bac Giang province.
Research methods include: Method of survey data collection; Methods of statistical
analysis and data processing; Method of database building.
Main findings and conclusions:
Yen The district is located in the mountains northwest of Bac Giang province.
Natural area of approximately 30,308.61 hectares, of which agricultural land accounted
for 17.82%; accounting for 80.90% of agricultural land; unused land accounts for 1.28%
of the total natural area.
The application of GIS database of land use planning of Yen The district must
ensure the feasibility, scientific and rational. Database planning of land use is built
into 7 groups the data layer consists of 14 layers of data are: grade point elevation,
grade boundaries provincial administration, class boundaries district administration,
class road the administrative boundaries of the commune class administrative territory
district, class administrative territory of the commune layer of hydro generation linear,
class hydraulic systems form the layer of the road, the boundary layer lines, class
railway, grade point landmark, class planning district-level land use, land use status
class districts.

xiii


After completing database planning land use Yen The district, can be used to
calculate the indicators in the planning as well as analytical, statistical and data service
required purpose such as aggregated for the purposes of land use planning; analyze,
evaluate changes in land use; making land use plans annually.
Based on data provided for land use planning of Yen The district has built
completed, subjects continue to bring that information to the web through the application

of ArcGIS Online, which can be shared widely to many objects other uses. However,
there are still many limitations in terms of time, the amount of data included in a restricted
site and the representation of the information content and presentation is still inadequate
maps using ArcGIS Online.
The application of GIS technology built database of land use planning has met the
requirements and technical information in accordance with current regulations; but
besides that the applicability of GIS in the implementation process are still many
limitations to be overcome.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình
lịch sử phát triển kinh tế - xã hội đã trở thành điều kiện lao động. Đất đai đóng
vai trị quyết định cho sự tồn tại và phát triển của lồi người. Nếu khơng có đất
đai thì rõ ràng khơng có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng như khơng có sự
tồn tại của loài người. Đất đai là một trong những tài nguyên quý giá của con
người, điều kiện sống cho động vật, thực vật và con người trên trái đất.
Vốn đất đai mà chúng ta có được như ngày hơm nay là kết quả của quá
trình đấu tranh lâu dài và gian khổ để chinh phục thiên nhiên, xây dựng và bảo vệ
đất nước. Chính vì vậy đất đai khơng chỉ là di sản thiêng liêng của nhiều người,
qua nhiều thế hệ, mà đối với người Việt Nam, đất đai còn là cơ sở vật chất của
hình tượng Tổ quốc, của lịng u nước, của sự hồi niệm và tình nghĩa xóm
làng. Tại Điều 19, Chương II Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 1980 quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước đều thuộc về
sở hữu của nhân dân”. Hiến pháp năm 1992, tại Điều 18, Chương II nêu rõ:
“Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo Quy hoạch và Pháp luật,
đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả”. Hiến pháp năm 2013, tại Điều 53,

Chương III cũng nêu rõ: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,
nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do
Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản cơng thuộc sở hữu tồn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý...v.v.”
Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng với các ngành, các lĩnh vực
hoạt động trong xã hội. Nó định hướng sử dụng đất đai cho các ngành, chỉ rõ các
địa điểm để phát triển các ngành, giúp cho các ngành yên tâm trong đầu tư và
phát triển. Quy hoạch sử dụng đất giúp ngăn ngừa được các hiện tượng tiêu cực,
tranh chấp, lấn chiếm, hủy hoại đất, phá vỡ môi trường sinh thái, gây ô nhiễm
môi trường. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của nhà
nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất hợp lý hơn. Vì vậy, quy hoạch sử dụng
đất cũng góp phần rất lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Để đảm bảo sử dụng thơng tin phục vụ cho mục đích quy hoạch sử dụng
đất và các mục đích khác một cách chính xác, kịp thời cần phải có cơng cụ xử
lý, phân tích tổng hợp thơng tin nhanh về các vấn đề có liên quan. Cơng cụ đó

1


chính là Hệ thống thơng tin địa lý. Hệ thống thông tin địa lý (Geographic
Information System – gọi tắt là GIS) là thành tựu của cơng nghệ thơng tin được
hình thành vào những năm 1960. Ngày nay khi hệ thống thơng tin địa lý (GIS)
ra đời và đã có nhiều bước đột phá, đã trở thành một công nghệ hiện đại để giải
quyết những bài toán ứng dụng trong quy hoạch. Hệ thống này nhanh chóng thể
hiện ưu điểm trong công tác quy hoạch sử dụng đất nhờ khả năng phân tích
thơng minh, đặc biệt nhờ thế mạnh tìm kiếm và phân tích dữ liệu khơng gian.
GIS có khả năng trợ giúp cơ quan chính phủ, các nhà quản lý, các doanh
nghiệp, cá nhân… đánh giá được hiện trạng của các q trình, các thực thể kinh
tế xã hội thơng qua các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tổng
hợp các thơng tin được gắn với một nền hình học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở

tọa độ của các dữ liệu đầu vào… để đưa ra các quyết định sáng suốt trong việc
lựa chọn các phương án quy hoạch sử dụng đất. Do vậy, việc ứng dụng hệ
thống thông tin địa lý (GIS) vào phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất là một
yêu cầu cấp bách và cần thiết.
Trong lĩnh vực đất đai việc áp dụng công nghệ Internet để thực hiện các
công việc về quy hoạch sử dụng đất đang là bước tiến mới và hiệu quả. Web
Mapping là một công cụ cho phép truy cập cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng
đất bằng phần mềm web, được xem là một hướng mở cho mọi người đến gần
với cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất hơn và giúp cho việc quản lý đất đai
hiệu quả hơn.
Huyện Yên Thế là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang.
Huyện đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai nhưng mọi dữ liệu không gian đều ở
dạng MicroStaton, chưa tích hợp với hệ thống phần mềm GIS nên gây khó khăn
cho cơng việc phân tích khơng gian. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai kết hợp
với GIS sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, sử dụng đất đai cũng như
công tác quy hoạch sử dụng đất của huyện.
Nhận thức rõ được sự cần thiết và quan trọng của việc ứng dụng công nghệ
GIS vào công tác quy hoạch sử dụng đất, được sự phân cơng và hướng dẫn của
TS. Nguyễn Duy Bình, giảng viên bộ môn Tài nguyên nước – Học Viện Nông
Nghiệp Việt Nam, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng hệ thống thông
tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thế,
tỉnh Bắc Giang”.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ
liệu quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
- Đánh giá khả năng sử dụng của GIS trong quá trình ứng dụng vào thực tế

và thử nghiệm việc cho phép truy cập cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất bằng
trình duyệt web (Web Mapping).
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Phạm vi thời gian: Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 và quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới
Huyện Yên Thế đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai nhưng mọi dữ liệu không
gian đều ở dạng MicroStaton, chưa tích hợp với hệ thống phần mềm GIS nên gây
khó khăn cho cơng việc phân tích khơng gian. Vì vậy, đề tài đã xây dựng cơ sở dữ
liệu quy hoạch sử dụng đất bằng công nghệ GIS tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác quản lý, sử dụng đất đai cũng như công tác quy hoạch sử dụng đất của huyện.
Dựa trên cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất của huyện Yên Thế được xây
dựng hoàn thiện, đề tài đã đưa các thơng tin đó lên web thông qua ứng dụng
ArcGIS Online để chia sẻ thông tin rộng rãi và phổ biến hơn.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài nghiên cứu sẽ đóng góp cơ sở lý luận trong việc xây dựng cơ sở dữ
liệu quy hoạch sử dụng đất bằng công nghệ GIS; có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho các cơ quan Nhà nước, các nhà quản lí đất đai, các tổ chức, cá
nhân trong việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu
quy hoạch sử dụng đất.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xây dựng được cơ sở dữ liệu quy hoạch sử
dụng đất gồm 7 nhóm lớp dữ liệu (trong đó có 14 lớp dữ liệu) bằng cơng nghệ

3



GIS. Từ đó, xây dựng các bài tốn ứng dụng nhằm cung cấp thông tin phục vụ
cho công tác quy hoạch sử dụng đất. Cuối cùng, dựa vào các cơ sở dữ liệu
QHSDĐ đã được hoàn thiện tiếp tục đưa các thơng tin đó lên web thơng qua ứng
dụng ArcGIS Online để có thể chia sẻ rộng rãi tới nhiều đối tượng sử dụng khác.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất
Khoản 2 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định: “Quy hoạch sử dụng đất
là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh, bảo vệ mơi trường và thích
ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các
ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong
một khoảng thời gian xác định”.
Theo Nguyễn Hữu Ngữ (2010), khi nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất
có rất nhiều cách nhận thức khác nhau. Có quan điểm cho rằng quy hoạch sử
dụng đất chỉ đơn thuần là biện pháp kỹ thuật nhằm thực hiện việc đo đạc, vẽ bản
đồ đất đai, phân chia diện tích đất, giao đất cho các ngành và thiết kế xây dựng
đồng ruộng... Bên cạnh đó, có quan điểm lại cho rằng quy hoạch sử dụng đất
được xây dựng trên các quy phạm của Nhà nước nhằm nhấn mạnh tính pháp chế
của quy hoạch sử dụng đất đai. Tuy nhiên, đối với cả hai cách nhận thức trên bản
chất của quy hoạch sử dụng đất không được thể hiện đúng và đầy đủ vì bản thân
của quy hoạch sử dụng đất không nằm trong kỹ thuật đo đạc và cũng khơng
thuộc về hình thức pháp lý mà nó nằm bên trong việc tổ chức sử dụng đất như
một tư liệu sản xuất đặc biệt, coi đất như đối tượng của các mối quan hệ xã hội

trong sản xuất. Như vậy, quy hoạch sử dụng đất sẽ là một hoạt động vừa mang
tính kỹ thuật, tính kinh tế và tính pháp lý. Cụ thể:
- Tính kỹ thuật: Trong quy hoạch sử dụng đất sẽ sử dụng các công tác
chuyên môn như điều tra, khảo sát, đo đạc, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý
số liệu... để tính tốn và thống kê diện tích đất đai, thiết kế, phân chia khoanh,
thửa. Từ đó, tạo điều kiện tổ chức sử dụng đất hợp lý trên cơ sở tiến bộ của khoa
học kỹ thuật.
- Tính pháp chế: Biểu hiện của tính pháp chế thể hiện ở chỗ đất đai được
nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào các mục đích cụ
thể đã được xác định theo phương án quy hoạch sử dụng đất.
- Tính kinh tế: Khi giao đất, thông qua phương án quy hoạch sử dụng đất
nhà nước đã xác định rõ mục đích sử dụng của diện tích được giao. Đây chính là

5


biện pháp quan trọng nhất nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả cao tiềm năng
đất đai. Ở đây đã thể hiện rõ tính kinh tế của quy hoạch sử dụng đất. Song, điều
này chỉ đạt được khi tiến hành đồng bộ cùng với biện pháp kỹ thuật và pháp chế.
Từ đó có thể rút ra khái niệm quy hoạch sử dụng đất như sau:
“Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và
pháp chế của nhà nước về tổ chức và sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, khoa học và có
hiệu quả cao nhất thơng qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ
chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn
liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và
bảo vệ mơi trường”.
Từ những phân tích nêu trên cho thấy, việc lập quy hoạch sử dụng đất có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng khơng chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào
đặc điểm tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm định

hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng
đất chi tiết của mình, từ đó xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản
lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở để giao đất và đầu tư để phát triển sản xuất,
đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ các nhu cầu dân sinh, nhu cầu văn hóa
xã hội. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của nhà
nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai theo đúng mục đích, hạn chế sự
chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh trình trạng chuyển mục đích tùy tiện, làm
giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông lâm nghiệp. Ngăn chặn các hiện tượng tiêu
cực, tranh chấp, lấn chiếm hủy hoại đất, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm
môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế xã
hội và các hậu quả khó lường về bất ổn chính trị, an ninh quốc phịng ở từng địa
phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển dần sang nền kinh tế thị trường.
(Nguyễn Hữu Ngữ, 2010).
2.1.2. Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất
Đất đai ngày càng khẳng định vị trí vơ cùng quan trọng của mình. Cùng với
sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay thì đất đai đang là một nguồn tài nguyên rất
cần thiết cho sự phát triển của các ngành, song diện tích đất đai là có hạn trong
khi nhu cầu của con người là vô hạn, dân số vẫn tiếp tục tăng nhanh gây ra tình
trạng sử dụng đất khơng theo quy hoạch, chồng chéo. Chính vì vậy, Nhà nước đã
ban hành các văn bản pháp luật nhằm quản lý, sử dụng bền vững nguồn tài

6


nguyên vô cùng quý giá này. Đặc biệt, công tác quản lý và quy hoạch sử dụng
đất được quy định rõ ràng trong hệ thống Luật Đất đai mà có giá trị pháp lý cao
nhất hiện nay là Luật Đất đai 2013 gồm 14 chương, 212 điều. Trong đó, Luật Đất
đai 2013 đã dành trọn vẹn Chương IV gồm 17 điều để nói về cơng tác quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất (từ Điều 35 đến Điều 51 Luật Đất đai).
2.1.3. Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, Nhà nước và Chính
phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai như sau:
+ Nghị định 30/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban
hành ngày 23/03/1989, quy định về quy hoạch, kế hoạch hố sử dụng đất;
+ Thơng tư 106/QHKH-RĐ của Tổng cục ruộng đất (nay là bộ Tài nguyên
và Mơi trường) ban hành ngày 15/04/1991, có quy định hướng dẫn cụ thể về
công tác và quy hoạch sử dụng đất đai ở các cấp;
+ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
+ Luật đất đai năm 1993 được Quốc hội thông qua ngày 01/12/1998;
+ Quyết định số 434/QĐ-ĐC ngày 26/07/1998 của Tổng cục địa chính
phê duyệt dự tốn, dự án đầu tư lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ
1997 – 2010;
+ Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 10/10/2001 của Tổng cục địa chính
hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất đai;
+ Luật đất đai 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
+ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về việc thi
hành Luật đất đai;
+ Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2005 về việc
ban hành Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Thông tư số 04/2006/TT-BTNMT ngày 22/5/2006 về việc hướng dẫn
phương pháp tính đơn giá dự tốn xây dựng dự tốn kinh phí thực hiện lập và
điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng
đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ban hành 13/08/2009;
+ Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 20/11/2009 quy định chi tiết về lập,
điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

7



+ Luật đất đai 2013 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013;
+ Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 quy định về thống kê,
kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
+ Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 quy định chi tiết việc
lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2.1.4. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Khoản 2 Điều 40 Luật Đất đai năm 2013 quy định nội dung quy hoạch sử
dụng đất như sau:
- Định hướng sử dụng đất 10 năm;
- Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng
đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và
cấp xã;
- Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn
vị hành chính cấp xã;
- Xác định diện tích các loại đất đã xác định tại điểm b khoản này đến từng
đơn vị hành chính cấp xã;
- Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; đối với khu vực quy hoạch
đất trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các
điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này thì thể hiện chi tiết đến từng
đơn vị hành chính cấp xã;
- Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
2.1.5. Quy trình lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
2.1.5.1. Quy trình lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu
cấp huyện
Theo Mục 1 Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT, việc lập quy hoạch sử
dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu cấp huyện được thực hiện theo
trình tự sau:
- Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu được quy định cụ thể tại Điều 9 Thông
tư số 29/2014/TT-BTNMT;
- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác

động đến việc sử dụng đất được thực hiện theo trình tự quy định tại Điều 10 của
Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT;

8


- Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất; kết quả thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai được thực hiện theo
trình tự quy định tại Điều 11 của Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT;
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất;
- Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu;
- Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan;
- Thẩm định, phê duyệt và cơng bố cơng khai.
2.1.5.2. Quy trình điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng
đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Theo Mục 2 Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT, điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng
đất cấp huyện được thực hiện theo trình tự sau:
- Điều tra, thu thập bổ sung thông tin, tài liệu; phân tích, đánh giá bổ sung
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; tình hình quản lý, sử dụng đất; kết quả thực
hiện quy hoạch sử dụng đất;
- Xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất;
- Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
cấp huyện;
- Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan;
- Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai.
2.1.5.3. Quy trình lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện
Theo Mục 3 Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT, việc lập kế hoạch sử dụng
đất hàng năm cấp huyện đối với các năm cịn lại được thực hiện theo trình tự sau:
- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước;

- Lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện;
- Thẩm định, phê duyệt và cơng bố cơng khai.
2.1.5.4. Quy trình lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm các quận đã có quy
hoạch đơ thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Điều 69 Thơng tư số 29/2014/TT-BTNMT quy định quy trình lập kế hoạch
sử dụng đất hàng năm các quận đã có quy hoạch đơ thị được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt được thực hiện như sau:

9


- Trường hợp các chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch đô thị phù hợp với
các chỉ tiêu sử dụng đất của quận được phân bổ từ quy hoạch sử dụng đất cấp
tỉnh thì tổ chức việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của quận theo trình tự
quy định tại các điều 56, 57 và 58 của Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT;
- Trường hợp các chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch đô thị không phù
hợp với các chỉ tiêu sử dụng đất của quận được phân bổ từ quy hoạch sử dụng đất
cấp tỉnh thì phải điều chỉnh quy hoạch đô thị cho phù hợp với quy hoạch sử dụng
đất cấp tỉnh; trên cơ sở đó tổ chức việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của
quận theo trình tự quy định tại các điều 56, 57 và 58 của Thông tư số
29/2014/TT-BTNMT.
2.1.6. Thực trạng công tác quy hoạch trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.6.1. Trên Thế giới
Trên thế giới, công tác quy hoạch đã được tiến hành từ nhiều năm trước. Do
đó, họ có nhiều kinh nghiệm và cơng tác quy hoạch ngày càng được chú trọng và
phát triển, họ có cả quy hoạch vĩ mô và quy hoạch vi mô. Quy hoạch ở các nước
này diễn ra trong thời gian dài.
Đặc điểm của các nước này là thiên về mở rộng các cơng trình sử dụng
chun dùng, đất khu dân cư và đất khu thương mại dịch vụ, cịn về những đất
nơng nghiệp kém hiệu quả chuyển sang đất bảo vệ môi trường hoặc vui chơi giải

trí. Một trong những nước thuộc nhóm này đã xây dựng cơ sở lý luận của ngành
quy hoạch đất đai tương đối hồn chỉnh đó là Liên Xô.
Tại Liên Xô, nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất đai nhằm phục vụ cho
việc tổ chức lãnh thổ, phân bố và phát triển lực lượng sản xuất trên phạm vi
lãnh thổ, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả đất đai của từng đơn vị sử dụng đất,
từng nông trang cũng như các đơn vị sản xuất nông nghiệp… Công tác quy
hoạch sử dụng đất được thực hiện bởi cơ quan chuyên môn và được tiến hành
thường xuyên, có luận chứng kinh tế - kỹ thuật với đầy đủ tính khoa học và
pháp lý.
Đối với các nước đang phát triển việc quy hoạch sử dụng đất mới chỉ là
mức vi mô, chú trọng hơn vào quy hoạch mặt bằng và mục tiêu lương thực, thực
phẩm còn mục tiêu về môi trường, vấn đề sử dụng đất lâu dài thì chưa được chú
trọng, đặc biệt là các nước Châu Phi. Tuy nhiên, một số nước đã chú trọng đến
vấn đề môi trường sinh thái và sử dụng đất bền vững.

10


×