Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

chi so 1 tieu chi 1-TC 1Mau viet chien luoc giao duc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.08 KB, 11 trang )

BỘ/UBND TỈNH ...................……
TRƯỜNG …............
ĐỀ CƯƠNG
CHiÕn lîc ph¸t triÓn
TRêng PHæ TH¤NG .... giai ®o¹n 2010 - 2020
TỈNH/THÀNH PHỐ.... - 2009
1
CẤU TRÚC
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG PT........
GIAI ĐOẠN 2010 – 2020
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát nhà trường (Tên trường, năm thành lập, địa điểm chính, cơ quan ra quyết
định thành lập, chức năng nhiệm vụ chính...)
2. Vai trò của KHCL trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường
3. Các căn cứ, cơ sở pháp lý xây dựng văn bản kế hoạch chiến lược
I. PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG CỦA TRƯỜNG...
1.1 BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
1.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRƯỜNG .....
1.2.1 Những mặt mạnh (*)
1. Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (tổ chức D-H và các hoạt động giáo dục khác);
2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng
3. Quản lý nhân lực ( bố trí, sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng... CB,VC);
4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục (Quản lý CSVC, TB – Tài chính).
5. Tổ chức bộ máy và công tác Quản lý nội bộ
6. Xây dựng môi trường GD
7. Quan hệ nhà trường - GĐ - XH
.............................................
1.2.2 Những mặt yếu (*)
1.2.3 Những cơ hội và thách thức
1.2.4 Đánh giá chung
1.3. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG???


II. SỨ MẠNG, TẦM NHÌN VÀ CÁC GIÁ TRỊ
2.1 SỨ MẠNG
2.2 HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN
2.3 TẦM NHÌN
III. MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG......
A. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
B. CÁC MỤC TIÊU và CÁC CHỈ TIÊU THỰC HIỆN CỤ THỂ
C. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN .....
IV. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CHIẾN LƯỢC
Chương trình 1. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
Chương trình 2. Đổi mới phương pháp Dạy – Học
Chương trình 3. Xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật
Chương trình 4. Xây dựng nền nếp kỷ cương
Chương trình: 5....................
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ
5.1. LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI
5.2. PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
5.3 TỔ CHỨC GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
PHẦN VI. PHỤ LỤC
6.1 Các thông tin, tài liệu dự báo có liên quan;
6.2 Các tài liệu, số liệu thống kê về chất lượng giáo dục của nhà trường trong 5 năm gần đây;
6.3 Các văn bản pháp quy của các cấp quản lý và của nhà trường có liên quan.

2
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT........
GIAI ĐOẠN 2008 – 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2020
LỜI NÓI ĐẦU/GIỚI THIỆU
- Giới thiệu sơ bộ về Trường (Tên trường, năm thành lập, địa điểm chính, cơ quan ra
quyết định thành lập, các chức năng, nhiệm vụ chính..vv);
- Vai trò, vị trí của kế hoạch chiến lựơc trong quá trình xây dung và phát triển nhà trường;

- Các căn cứ, cơ sở pháp lý xây dựng văn bản kế hoạch chiến lược;
- Mục đích xây dựng văn bản kế hoạch chiến lược;
- Quá trình xậy dựng văn bản kế hoạch chiến lược của nhà trường;
- Sự tham gia của các cá nhân, tập thể của nhà trường các cơ quan quản lý, chuyên gia
tư vấn xây dựng kế hoạch chiến lược;
- Giá trị của văn bản kế hoạch chiến lược trong công tác tổ chức và quản lý phát triển nhà
trường trong giai đoạn tới ;
- Giá trị sử dụng của văn bản kế hoạch chiến lược.
* LƯU Ý
- Kế hoạch chiến lược: Chú trọng đến tư duy và hành động hướng đến tương lai. Nó được xây
dựng nhằm giúp nhà trường tưởng tượng được cái mong muốn và có thể đạt được trong tương lai;
- Tìm kiếm cách tiếp cận định hướng hoạt động và chú trọng các kết quả đạt được tích cực cho
quản lý; và một tầm nhìn về tương lai cho nhà trường;
- Tập trung sự quan tâm và các nguồn lực để giải quyết các vấn đề gay cấn (bức xúc) nhất hơn
là việc liệt kê các vấn đề.
Quá trình lập kế hoạch chiến lược tốt có thể giúp :
- Làm rõ định hướng tương lai của nhà trường;
- Đề ra các mục tiêu ưu tiên;
- Phát triển (xây dựng, thực hiện và điều chỉnh) các chiến lược có hiệu quả;
- Xem xét các dự báo tương lai từ các các quyết định ;
- Đối phó với sự thay đổi nhanh của môi trường;
- Nâng cao chất lượng quản lý nội bộ và việc thực hiện của tổ chức;
- Xây dựng tập thể làm việc, đoàn kết và tính chuyên nghiệp trong nhà trường;
- Xây dựng, củng cố mối quan hệ và nâng cao tinh thần hợp tác với các tổ chức bên ngoài nhà trường;
PHẦN I. PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG (SWOT)
2. 1 Bối cảnh quốc tế (bên ngoài)
2.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực
Phân tích đánh rõ các đặc điểm, xu hướng, tác động của tình hình quốc tế và khu vực trên
các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục PT(GDTHPT), khoa học công nghệ, phát triển
nhân lực, quá trình toàn cầu hoá, gia nhập WTO và hội nhập khu vực và quốc tế của nứơc ta đối

với sự phát triển của giáo dục Việt Nam nói chung và đối với giáo dục phổ thông nói riêng.
2.1.2. Bối cảnh trong nước (bên trong)
3
Phân tích đánh rõ hiện trạng, các đặc điểm,xu hướng, tác động của bối cảnh trong nước
trong quá trình đổi mới trên các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục đại học, khoa
học công nghệ ,phát triển nhân lực v.v.. nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng.
Tác động của quá trình toàn cầu hoá, gia nhập WTO và hội nhập khu vực và quốc tế của
nứơc ta đối với sự phát triển của giáo dục phổ thông Việt nam nói chung và đối với từng loại
trường THPT.
Cần phân tích hệ thống thể chế tác động đến sự phát triển của hệ thống giáo dục phổ thông
Việt Nam nói chung và nhà trường nói riêng;
Thí dụ như : Luật Giáo dục 2005, Điều lệ trường phổ thông, Nghị định 43-TTg về tự chủ
tài chính,...vv.
2.2. Đánh giá thực trạng nhà trường hiện nay
2.2.1 Phân tích mạnh, yếu, cơ hội và thách thức (Phân tích SWOT)
Từ đánh giá môi trường bên trong, bên ngoài, phân tích cạnh tranh, phân tích liên đới, thực
trạng nhà trường và đối chiếu các tác động với ý tưởng, tầm nhìn của trường để xác định mạnh-
yếu, cơ hội-thách thức
a) Những mặt mạnh của nhà trường
Gợi ý phân tích : những mặt mạnh Chung cơ bản, lâu dài, vốn có như truyền thống; Cụ
thể riêng biệt, sở trường, bí quyết…(*) ; Mới có thể tạo ra chắc chắn nhờ lợi thế riêng: Về (*):
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của Chương trình giáo dục
phổ thông;
2. Quản lý giáo dục, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều động giáo viên, cán bộ,
nhân viên;
3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng;
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình
học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục;

6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước;
7. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.
8. Tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường…
b) Những mặt yếu của nhà trường Về (*):….
c) Các cơ hội
+ Đổi mới chính sách và thể chế quản lí giáo dục Phổ thông, quyền tự chủ và chịu trách
nhiệm của nhà trường THPT?
+ Những ưu tiên dành cho trường từ Nhà nước và xã hội;
+ Cải cách hành chính trong hệ thống quản lí và quan hệ Quốc tế;
+ Tăng các nguồn tài chính và các phương án đầu tư phát triển;
+ Tự đánh giá chất lượng từ bên trong và từ bên ngoài.
.....................................................................
d) Các thách thức (nguy cơ)
+ Thách thức về chất lượng;
+ Thách thức về năng lực đội ngũ giáo viên và yêu cầu của người học;
4
+ Thách thức về quản lí chất lượng và hiệu quả nhà trường;
+ Thách thức về đảm bảo mối quan hệ phối hợp;
+ Thách thức về kỳ vọng đổi mới chương trình SGK, phương pháp DH;
+ Thách thức về công tác CC HC- Tin học hóa và nguồn lực (CSVC, tài chính…)
…………………………………………………………
2.3 Đánh giá chung
2.4 Phân tích các vấn đề chiến lược phát triển nhà trường
Nêu ngắn gọn các vấn đề có tầm quan trọng đối với sự phát triển của trường dưới dạng
những câu hỏi, đòi hỏi cần đáp ứng:
- Trường sẽ phải làm những việc gì?
- Những vấn đề, lĩnh vực cần được lựa chọn ưu tiên ?
- Vì sao phải làm những việc ấy?
- Có những cách nào để làm được tốt nhất, hiệu quả nhất?
- Khi nào làm và làm những việc đó ở các lĩnh vực nào ?

PHẦN II : SỨ MẠNG, TẦM NHÌN VÀ CÁC GIÁ TRỊ
1.1 Sứ mạng (Mission)
Sứ mạng thể hiện vai trò, vị trí, trách nhiệm của nhà trường với đời sống kinh tế - xã hội
của quốc gia, khu vực trong từng giai đoạn phát triển tương ứng. Sứ mạng thể hiện lý do cơ bản
của sự tồn tại và phát triển của nhà trường, là kỳ vọng mà nhà trường mong muốn thực hiện.
Thí dụ:
Sứ mạng của Trường cấp III River Valley - Singapore
Giáo dưỡng học sinh trở thành những người học độc lập, có song ngữ, với tính chính trực
và ý thức truyền thống để có thể trở thành những công dân và nhà lãnh đạo hữu ích, sẵn sàng chấp
nhận thách thức trong một thế giới đổi thay và có đóng góp có ý nghĩa cho xã hội.
Sứ mạng của Trường cấp III Dunman - Singapore
Phát triển học sinh của chúng ta tới mức tiềm năng tối đa, giúp các em thành người biết
quan tâm, biết phụng sự, và biết lãnh đạo.
Các yêu cầu viết sứ mạng
• Tuyên bố sứ mạng thể hiện kim chỉ nam cho hành động của toàn trường;
• Tạo lập giá trị, niềm tin cho mọi người;
• Đủ rộng để có thể linh hoạt khi thực hiện và đủ hẹp để đi vào trọng tâm;
• Không bị hạn chế bởi thời gian;
• Sứ mạng cần viết ngắn gọn, súc tích, rõ ràng phù hợp với vai trò, vị trí, chức năng
nhiệm vụ của nhà trường;
1.2.Tầm nhìn (Vision)
Thể hiện rõ hình ảnh tương lai mong muốn của nhà trường (hoặc trạng thái tương lai mong
muốn). Tầm nhìn cần được nêu rõ viễn cảnh tương lai trên cơ sở những định hướng, phân tích, dự
báo dài hạn đáng tin cậy, có cơ sở và khả thi, có sức lôi cuốn, hấp dẫn mọi thành viên của nhà
trường đặt niềm tin và hy vọng vào tương lai. Tầm nhìn là mục tiêu dài hạn vẫy gọi. Nó chỉ ra
điểm nối từ hiện tại đến tương lai
Thí dụ:
5

×