Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

skkn một số biện pháp chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục biển đảo trong các hoạt động ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.64 KB, 25 trang )

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Một số biện pháp chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục biển đảo
trong các hoạt động ở trường Tiểu học

1


Năm học 2014 - 2015

Phần 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: "Một số biện pháp chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục
biển đảo trong các hoạt động ở trường Tiểu học ".
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Tiểu học
3. Đồng tác giả:
3.1. Nguyễn Thị Minh Tân. Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 10/6/1970
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm, Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học
Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng - Trường Tiểu học Phả Lại 2.
Điện thoại: 0983 998 548
3.2. Nguyễn Thuý Hài. Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 16/01/1974
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm, Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học
Chức vụ, đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng - Trường Tiểu học Phả Lại 2.
Điện thoại: 0973 049 675
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Cá nhân hai tác giả
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Phả Lại 2.
6. Điều kiện áp dụng sáng kiến: Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh các


trường Tiểu học trong toàn quốc.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2013 - 2014 đến nay
HỌ TÊN TÁC GIẢ

HỌ TÊN TÁC GIẢ

Nguyễn Thuý Hài

Nguyễn Thị Minh Tân

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

2


Phần 2: TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Như chúng ta đã biết, Biển có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sinh tồn
của nhân loại. Đối với những quốc gia có Biển thì đây là tài sản, là kho tài nguyên,
nguồn cung cấp thực phẩm vô cùng phong phú, là môi tường nuôi sống con người
trong quá khứ, ở hiện tại và cả tương lai của mỗi đất nước đó. Nhiều nhà kinh tế học
đã nói đến “lục địa xanh” này và họ cho rằng “nền kinh tế tương lai của loài người
trước hết là nền kinh tế gắn với biển”, bởi vì trên đất liền tài nguyên đang bị khai thác
kiệt quệ, biển có thể mở lối thoát khỏi tình trạng bế tắc về nguyên, nhiên liệu cho sự
phát triển. Chính vì thế mà ngày nay, hầu như tất cả các quốc gia có biển (kể cả
những quốc gia không có biển) cũng điều chú ý đến việc nghiên cứu, khai thác nguồn
lợi từ biển trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.
Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển luôn
gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước con người Việt Nam.
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam cũng đang

phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức mang tính khu vực và tính toàn cầu. Các
thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ, gây mất
ổn định chính trị - xã hội, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, nhất là
trong tình hình hiện nay vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển đang có nhiều
diễn biến phức tạp. Giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo là một nhiệm
vụ quan trọng của nhà trường Việt Nam, nhiệm vụ này đã được Bộ Giáo dục và Đào
tạo cụ thể hoá trong nhiệm vụ của từng cấp học. Vì vậy việc giáo dục ý thức về chủ
quyền biển, đảo Tổ quốc cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ cần thiết và có ý nghĩa chiến
lược, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường, là đòi hỏi cấp thiết của
thực tế đời sống xã hội hiện nay.
Xuất phát từ những lí do trên, trong hai năm học vừa qua, bằng sự nhiệt huyết
và trách nhiệm của người cán bộ quản lí nhà trường, chúng tôi đã thực hiện từ năm
học 2013-2014 và năm học 2014-2015 sáng kiến “Một số biện pháp chỉ đạo tích hợp
nội dung giáo dục biển đảo trong các hoạt động ở trường Tiểu học” với mong muốn
thông qua việc dạy học lồng ghép các môn học, các hoạt động tập thể, các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường góp phần giúp cán bộ, giáo viên và học
sinh có kiến thức cơ bản, nâng cao hiểu biết, ý thức, trách nhiệm của mình về biển
đảo Việt Nam.

3


Cơ sở lí luận đã được chúng tôi nghiên cứu rất kĩ, các giải pháp thực hiện cũng
đều xuất phát từ thực tiễn công tác vì vậy Sáng kiến “Một số biện pháp chỉ đạo tích
hợp nội dung giáo dục biển đảo trong các hoạt động ở trường Tiểu học” được áp
dụng rộng rãi đối với tất cả cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh trong các trường tiểu
học trên phạm vi cả nước.
Ngoài phần lý luận chung, Sáng kiến của chúng tôi đã đưa ra 06 biện pháp cơ
bản, đó là:
1. Công tác chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường

2. Quán triệt giáo viên nắm chắc mục đích, yêu cầu của việc dạy tích hợp nội
dung giáo dục biển đảo trong các hoạt động của trường Tiểu học
3. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
4. Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên nắm chắc nội dung, phương pháp và các
địa chỉ tích hợp giáo dục biển đảo trong các môn học
5. Chỉ đạo giáo viên chuẩn bị và sử dụng hiệu quả phương tiện, đồ dùng dạy
học; xây dựng và khai thác kho tư liệu dùng chung
6. Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức chuyên đề dạy học trong các môn học
và các hoạt động ngoài giờ lên lớp có tích hợp giáo dục biển đảo.
Có thể khẳng định 06 biện pháp này mang tính sáng tạo vừa đảm bảo tính
khoa học, tính thực tiễn đem lại hiệu quả cao trong quá trình thực hiện. Sáng kiến
cũng góp phần không nhỏ vào thành tích của nhà trường trong 2 năm qua. Chất
lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh nhà trường được nâng lên.
Sản phẩm của giáo viên, học sinh đạt giải cao trong các hội thi có liên quan đến nội
dung biển đảo.
Sáng kiến này được chúng tôi đầu tư, nghiên cứu và đưa vào áp dụng trong
nhà trường cũng chính là một việc làm thể hiện tinh thần trách nhiệm, tình cảm của
mình đối với biển đảo và Tổ quốc mến yêu. Vì vậy chúng tôi hy vọng Sáng kiến của
mình sẽ được các cấp quản lý, bạn bè đồng nghiệp quan tâm, tham khảo và nhân
rộng.

4


Phần 3: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1. Tổng quan về vấn đề
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn trên thế giới và giữ vị
trí quan trọng nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như của thế giới.
Biển Đông là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới

đi qua. Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa Trung Hải). Khu vực Biển
Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, trong đó eo biển Malacca là
eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz). Biển Đông rất quan
trọng đối với nhiều nước trong khu vực xét về vị trí địa - chiến lược, an ninh, giao
thông hàng hải và kinh tế. Với Mỹ là tuyến hoạt động chính của Hạm đội 7, có 90%
hàng hóa của Mỹ và hàng hóa đồng minh chuyên chở qua Biển Đông. Với Trung
Quốc hàng năm nhập 160 triệu tấn dầu thì 50% dầu nhập và 70% hàng hóa qua Biển
Đông. Với Nhật Bản 70% lượng dầu nhập khẩu và 42% lượng hàng hóa xuất khẩu
chuyên chở qua Biển Đông.
Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng
cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài
nguyên sinh vật (thủy sản), phi sinh vật (dầu khí, khoáng sản). Biển Đông được coi là
một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Các khu vực thềm lục địa có
tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bruney - Saba, Sarawak, Malay, Pattani, Nam
Côn Sơn, Mê Công, Sông Hồng, cửa Sông Châu Giang…Các khu vực có tiềm năng
dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài của vịnh Bắc Bộ và bờ
biển miền Trung, khu vực thềm lục địa Tư Chính. Theo đánh giá của Bộ Năng lượng
Mỹ, lượng dầu dự trữ được kiểm chứng ở Biển Đông là 7 tỷ thùng với khả năng sản
xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển
Đông khoảng 213 tỷ thùng.
Đối với Việt Nam, vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con
đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và
Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các
nước trong khu vực. Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềm năng to lớn
cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam có thể xây dựng
cảng biển nước sâu như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử
5


Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng

Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quốc, Vân Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải,
Hòn Chông, Phú Quốc… Ngoài sự hình thành mạng lưới cảng biển, các tuyến đường
bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các
tuyến đường xuyên Á) sẽ cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng
chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc một cách nhanh chóng và
thuận lợi.
Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ khí đốt.
Ngoài ra, còn có các khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn như than, sắt, titan,
băng cháy, cát thủy tinh, muối và các loại vật liệu xây dựng khác. Nguồn lợi hải sản
nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Nguồn lợi hải sản phong
phú đã góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi
nhọn, mang lại giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 trong các ngành kinh tế của đất nước.
Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch - ngành công nghiệp
không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Do đặc
điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo thành nhiều
cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vịnh, bãi cát trắng, hang động, các
bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên
thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng. Các thắng cảnh
trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non nước…, các di tích lịch sử và
văn hóa như: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, Nhà thờ đá Phát Diệm… phân
bố tại vùng ven biển.
Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo,
thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí
thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử dân tộc đã ghi nhận có tới
2/3 cuộc chiến tranh, kẻ thù đã sử dụng đường biển để tấn công xâm lược nước ta.
Những chiến công hiển hách trên chiến trường sông biển đã minh chứng: Ba lần đại
thắng quân thù trên sông Bạch Đằng (năm 938, 981 và 1288); chiến thắng trên phòng
tuyến sông Như Nguyệt 1077; chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785 và
những chiến công vang dội của quân và dân ta trên chiến trường sông biển trong hai
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là những minh chứng ghi đậm

dấu ấn không bao giờ mờ phai trong lịch sử dân tộc.
Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam có
vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển. Do đặc
điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vào Nam, chiều
6


ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600 km, nơi hẹp nhất khoảng 50 km), nên chiều
sâu đất nước bị hạn chế. Hầu hết các trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của ta đều
nằm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên rất dễ bị địch tấn công từ hướng
biển. Nếu chiến tranh xảy ra thì mọi mục tiêu trên đất liền đều nằm trong tầm hoạt
động, bắn phá của vũ khí trang bị công nghệ cao xuất phát từ hướng biển. Nếu các
quần đảo xa bờ, gần bờ được củng cố xây dựng căn cứ, vị trí trú đậu, triển khai của
lực lượng Hải quân Việt Nam và sự tham gia của các lực lượng khác thì biển đảo có
vai trò quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ hiệu quả cho đất nước.
Đánh giá vai trò của biển trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp đã tổng kết: “…Do Việt Nam có vị trí quan trọng, lại có bờ biển dài,
nhiều sông lớn, nên từ xưa đến nay kẻ địch bên ngoài thường lợi dụng biển và sông
để xâm lược Việt Nam. Và cũng ở trên biển, trên sông, trong từng giai đoạn lịch sử,
dân tộc Việt Nam đã bao lần nêu cao truyền thống anh hùng, bất khuất chống giặc
ngoại xâm…”. Từ sự nghiên cứu trên, có thể thấy: Biển Đông là một biển lớn trên
thế giới. Biển Đông không những gắn liền với sự phát triển của Việt Nam mà Biển
Đông còn là nút giao thông thương mại chiến lược của khu vực và thế giới, là nguồn
nguyên liệu và thực phẩm quan trọng, là nơi chứa đựng các triển vọng phát triển,
đồng thời cũng đứng trước nguy cơ bất ổn, do sự cọ sát về lợi ích của các quốc gia
ven biển. Vươn ra biển, làm giàu từ biển là định hướng đúng đắn phù hợp trong điều
kiện hiện nay. Việt Nam là một quốc gia có biển, một nhân tố mà thế giới luôn xem
như một yếu tố đặc lợi. Chúng ta cần tăng cường hơn nữa những khả năng quản lý,
làm chủ vươn ra biển làm động lực thúc đẩy các vùng khác trong đất liền phát triển.
Từ nhiều năm nay, nhất là những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến

nay trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển đảo rất quyết liệt và phức tạp,
tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định, tác động đến quốc phòng và an ninh nước ta.
Trên Biển Đông vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển 7 nước trong khu vực là:
Trung Quốc (phía Bắc), Campuchia và Thái Lan (Tây Nam), Philippin, Malaixia,
Inđônêxia, Brunây (phía Đông, Đông Nam và Nam). Nơi đây đang diễn ra những
tranh chấp phức tạp và quyết liệt về chủ quyền giữa các quốc gia, đẩy tới xu hướng
tăng cường lực lượng quân sự, đặc biệt là hải quân của các nước trong khu vực, nhất
là những nước có tiềm lực lớn về kinh tế, quân sự. Họ tận dụng ưu thế của mình trên
biển để đe dọa chủ quyền vùng biển đảo, thềm lục địa của nước ta, gây ra những
nhân tố khó lường về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của biển và đại dương đối với cuộc sống nhân
loại, chủ quyền và vị trí chiến lược về quốc phòng - kinh tế - xã hội của hai quần đảo
7


Hoàng Sa và Trường Sa đối với đất nước. Tuy nhiên sự hiểu biết của chúng ta về
biển còn rất hạn chế, đặc biệt là trong thanh thiếu niên, nhi đồng. Vì vậy nhiệm vụ
của chúng ta phải trang bị kiến thức và giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo
của Việt Nam cho học sinh, bắt đầu từ lứa tuổi mầm non, tiểu học - những người chủ
tương lai của đất nước. Tuyên truyền, giáo dục chủ quyền về biên giới, biển đảo là
một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường nói chung và trường Tiểu học
nói riêng.
1.2. Lý do viết sáng kiến
Từ năm 2002, tài liệu tuyên truyền biển đảo Việt Nam được đưa vào nội dung
giảng dạy cho học sinh, sinh viên các trường đại học và cao đẳng. Năm 2003, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Tổng cục Du lịch và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh tiếp tục tổ chức chương trình “Vì biển xanh quê hương”, cuộc thi “Em
yêu biển đảo Việt Nam”. Sau đó phát động phong trào thi viết, thi ảnh về chủ đề bảo
vệ môi trường biển; thanh niên các tỉnh, thành ven biển tiến hành nhiều đợt ra quân
làm sạch bãi biển, trồng cây chắn sóng và đặc biệt tham gia cuộc thi tìm hiểu về biển

đảo Việt Nam với những nội dung thiết thực, hun đúc thêm ý chí bảo vệ chủ quyền
Tổ quốc trên biển của thanh thiếu niên trong cả nước.
Tiếp theo, các cơ sở giáo dục đã lồng ghép các nội dung giáo dục chủ quyền
biển đảo vào nội dung sinh hoạt thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Bên
cạnh đó, hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều có công văn hướng dẫn các Sở Giáo
dục và Đào tạo tổ chức các hoạt động hưởng ứng tuần lễ “Biển và Hải đảo Việt
Nam". Năm học 2011-2012, Bộ đã tổ chức tập huấn cho hơn 400 giáo viên cốt cán
về các nội dung: Biển Đông và vùng biển nước ta; Tài nguyên thiên nhiên biển, đảo
đa dạng, phong phú; Bảo vệ môi trường biển, đảo. Năm học 2012-2013, Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã chỉ đạo các nhà trừờng tổ chức các hoạt động giáo dục về nội dung bảo
vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và
môi trường biển đảo.
Trong suốt những năm qua, ở nhà trường phổ thông nói chung, trường tiểu
học nói riêng, với chức năng và nhiệm vụ của mình đã góp phần quan trọng trong
chiến lược chung của quốc gia về giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho
học sinh - những người làm chủ tương lai của đất nước thông qua nội dung giáo dục
lồng ghép trong các môn học, các hoạt động giáo dục.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị
Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam;
8


Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác giáo dục ý thức, trách nhiệm, bồi
dưỡng tình cảm và lòng tự hào về biển đảo quê hương cho thể hệ trẻ Việt Nam nói
chung, xuất phát từ thực tiễn công tác, bằng tinh thần, trách nhiệm và cả tấm lòng của
mình đối với biển đảo quê hương, chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện Sáng kiến "Một
số biện pháp chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục biển đảo trong các hoạt động ở
trường Tiểu học” tại đơn vị mình từ năm học 2013 - 2014.
1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu:

Tìm hiểu, đánh giá thực trạng công tác chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục biển
đảo ở trong trường tiểu học nói chung, ở trường tiểu học nơi chúng tôi công tác nói
riêng. Xây dựng các tư liệu có liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam, tổ
chức các hoạt động nhằm giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của mỗi cán bộ,
giáo viên cũng như mỗi học sinh trong trường tiểu học.
Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp cơ bản trong công tác chỉ đạo đã được
áp dụng từ năm học 2013 - 2014 đến nay.
1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu cơ cở lí luận, cơ sở thực tiễn, những thận lợi và khó khăn của việc
tổ chức, thực hiện tích hợp nội dung giáo dục biển đảo trong trường phổ thông nói
chung, trường tiểu học nói riêng, xây dựng tư liệu giáo dục biển đảo, nghiên cứu và
đưa ra các hình thức và các hoạt động giáo dục cho học sinh.
- Nghiên cứu nội dung, mức độ yêu cầu của giáo dục biển đảo trong trường
tiểu học.
- Điều tra thực trạng mức độ quan tâm chỉ đạo của nhà trường, việc dạy học và
tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp tích hợp nội dung giáo dục biển đảo đối với
giáo viên, học sinh.
- Chỉ ra được một số biện pháp có hiệu quả trong công tác chỉ đạo tích hợp nội
dung giáo dục biển đảo trong các hoạt động ở trường tiểu học.
- Rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất một số khuyến nghị phù hợp đối với các
cấp có liên quan.
1.4. Đối tượng và phạm vi sáng kiến
- Một số biện pháp chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục biển đảo trong các hoạt
động ở trường Tiểu học.
- Sáng kiến được thực hiện do thực tế công tác và trong phạm vi trường Tiểu
học nơi chúng tôi công tác.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thực tế;
9



- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp đàm thoại;
- Phương pháp phỏng vấn;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
2. Cơ sở lí luận của vấn đề
2.1. Cơ sở lí luận
Giáo dục biển, đảo là sự truyền đạt và lĩnh hội các kiến thức về biển, đảo cho
người dân Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho người dân biết và hiểu sâu sắc hơn nữa
về các vấn đề biển, đảo quê hương. Từ đó góp phần củng cố và phát huy truyền
thống yêu nước của dân tộc.
“Khi nhắc đến diện tích quốc gia, nhiều người vẫn đơn giản nghĩ tới vùng đất
liền chứ ít chú ý tới vùng biển. Nguyên nhân của sự thiếu sót trong nhận thức này
một phần bắt nguồn từ việc những nội dung về biển, đảo ít được đề cập một cách bài
bản, nghiêm túc trong chương trình giáo dục ở tất cả các cấp. Chúng ta có thiếu sót
thì phải thẳng thắn thừa nhận và nhanh chóng sửa đổi”. Đó là quan điểm của Giáo sư,
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Cơ - nguyên Phó chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội khi trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân xoay quanh nội
dung: Làm gì để tăng cường kiến thức, tình yêu quê hương, biển, đảo cho học sinh,
sinh viên hiện nay.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Thực hiện Quyết định số 373/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 1461/QĐ-BGDĐT về việc giao
nhiệm vụ “Xây dựng và thực hiện đề án tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên
và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục các cấp học và các trình độ
đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2010 - 2015”.
Góp phần thực hiện nhiệm vụ trên, từ năm 2010 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã chỉ đạo các Vụ bậc học, Trường Đại học và Viện Khoa học Giáo dục Việt
Nam nghiên cứu biên soạn tài liệu về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho giáo

viên và học sinh. Đồng thời triển khai tập huấn cho giáo viên về tài liệu này để giảng
dạy trong nhà trường phổ thông ngay từ cấp tiểu học. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào
tạo đang tổ chức, triển khai xây dựng Đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa
giáo dục phổ thông sau năm 2015”.

10


Các kết quả nghiên cứu về biên giới, hải đảo và bảo vệ môi trường biển, hải
đảo sẽ được xem xét và vận dụng để biên soạn chương trình và sách giáo khoa cho
các cấp học trong thời gian tới, nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, lòng
tự hào dân tộc và quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước nói chung, chủ quyền biển
đảo Việt Nam nói riêng.
3. Thực trạng về giáo dục biển, đảo trong trường tiểu học
3.1. Thực trạng công tác chỉ đạo của nhà trường
Mặc dù ngành đã có chỉ đạo các nhà trường tổ chức triển khai dạy tích hợp nội
dung giáo dục biển đảo trong một số môn học, song nội dung, chương trình dạy học
về vấn đề này chưa thật cụ thể, mức độ quan tâm chỉ đạo của mỗi nhà trường còn hạn
chế.
Nhà trường chưa tận dụng được các khoảng không gian để kết hợp việc trang
trí với tuyên truyền, giới thiệu về biển đảo Việt Nam.
Nhìn chung các nhà trường chưa tạo được các sân chơi tập thể để qua đó cán
bộ, giáo viên và học sinh nhà trường được tìm hiểu, trau dồi và bộc lộ sự hiểu biết
cũng như thể hiện tìh cảm, thái độ đối với biển đảo quê hương.
Việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp gắn với nội dung giáo dục biển
đảo chưa phong phú, chưa thường xuyên, công tác tuyên truyền cho giáo viên, phụ
huynh và học sinh của mỗi nhà trường cũng chưa được quan tâm đúng mức nên hiệu
quả công tác giáo dục biển đảo cho học sinh chưa đáp ứng yêu cầu mong muốn.
3.2 Thực trạng về giáo viên
Ngay từ đầu năm học 2013 - 2014, chúng tôi đã xây dựng phiếu khảo sát (Phụ

lục 1) gồm 10 câu hỏi liên quan đến biển đảo Việt Nam, tổ chức cho 100% cán bộ,
giáo viên nhà trường cùng tham gia.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy phần lớn giáo viên đã có sự quan tâm về
biển đảo, trong quá trình giảng dạy đã tích hợp nội dung giáo dục trong một số môn
học, một số hoạt động ngoài giờ lên lớp và đã có ý thức tìm hiểu về biển đảo từ các
nguồn tư liệu như tài liệu, sách báo trong thư viện nhà trường, qua các phương tiện
thông tin đại chúng và qua mạng internet. Tuy nhiên, kiến thức về biển đảo về Việt
Nam của giáo viên còn hạn chế. Việc cập nhật thông tin và tìm tòi, nghiên cứu chưa
thường xuyên. Giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng nội dung
11


kế hoạch dạy học tích hợp và đặc biệt còn lúng túng về phương pháp. Vì vậy hiệu
quả việc tích hợp nội dung giáo dục biển đảo chưa cao.
Ngoài ra, chúng tôi phỏng vấn trực tiếp các giáo vên, đa số ý kiến đều cho
rằng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích hợp nhằm giáo dục ý thức về chủ
quyền biển, đảo tổ quốc cho học sinh là cần thiết song chưa có phương pháp hiệu
quả để nâng cao việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh.
3.3. Thực trạng về học sinh
Ngay từ tuần học đầu tiên của năm học, chúng tôi đã tổ chức khảo sát
đối với 100% học sinh từ lớp 2 đến lớp 5. Phiếu khảo sát gồm 11 câu hỏi liên
quan đến các vấn đề về biển đảo (phụ lục 2).
Kết quả khảo sát cho thấy có đến trên 90% số học sinh tỏ ra rất hứng thú với
chủ đề biển, đảo; thích thú khi được giáo viên lồng ghép kiến thức kết hợp với đồ
dùng trực quan và mong muốn nhà trường tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa để
các em được tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về biển đảo cũng như thể hiện tình cảm
của mình với quê huơng, đất nước.
Điều này cho thấy nhu cầu tìm hiểu về thông tin biển, đảo của giáo viên, học
sinh ta là rất cao. Cần có tài liệu về biển, đảo Việt Nam cũng như các hoạt động giáo
dục thích hợp đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của cán bộ giáo viên và học sinh. Chính vì

điều đó, chúng tôi đã xây dựng một kế hoạch gồm nhiều hoạt động nhằm cung cấp
thêm thông tin, bổ sung kiến thức cũng như giáo dục ý thức tự hào và bảo vệ biển,
đảo cho học sinh trong các nhà trường tiểu học Việt Nam.
4. Các biện pháp thực hiện
4.1. Biện pháp 1: Công tác chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường
Hiện nay, tình hình biển Đông có những diễn biến phức tạp, nhiệm vụ bảo vệ
vững chức chủ quyền biển đảo của Tổ quốc đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với cả
hệ thống chính trị, các lực lượng, các ngành, trong đó không thể không có vai trò
quan trọng của nhà trường. Hơn lúc nào hết, đây chính là lúc mà mỗi nhà trường nói
chung, trường tiểu học nói riêng cần phải bồi dưỡng, tuyên truyền cho cán bộ giáo
viên và học sinh trường mình phát huy tinh thần dân tộc vào công tác bảo vệ bảo vệ
chủ quyền biển đảo, tiếp tục giữ gìn và phát triển tiềm năng của biển đảo, củng cố vị
trí của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới.

12


Là các cán bộ quản lí, chúng tôi nhận thấy, mỗi công dân Việt Nam phải biết
bảo vệ chủ quyền biển đảo và lãnh thổ quốc gia trên cơ sở những hiểu biết của mình,
đồng thời tích cực tuyên truyền đến những người xung quanh cùng có chung nhận
thức và chỉ đạo thống nhất các tổ chức, các bộ phận trong nhà trường như: Đoàn
Thanh niên, Công đoàn, Tổ chuyên môn, Đội Thiếu niên.
- Đưa nội dung tuyên truyền giáo dục biển đảo vào kế hoạch của nhà trường
cũng như các bộ phận ngay từ đầu năm học. Việc tổ chức nội dung kế hoạch này
đảm bảo tính đồng bộ, khoa học và thực tiễn.
- Giao cho các tổ chuyên môn tổ chức triển khai kế hoạch dạy tích hợp trong
các môn học.
- Liên đội phối hợp với Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức các
hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hội thi.
4.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Như chúng ta đã biết, giáo viên là người tham gia trực tiếp vào quá trình giáo
dục. Do vậy, muốn có chất lượng giáo dục tốt đòi hỏi trước tiên là đội ngũ giáo viên
có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cao, tinh thần trách nhiệm và lòng tâm
huyết với nghề nghiệp. Chính vì thế, ngoài việc tạo điều kiện cho giáo viên tham gia
học các lớp đào tạo nâng cao trình độ trên chuẩn (hiện nay 100% giáo viên nhà
trường đạt trình độ trên chuẩn, trong đó 62,7% Đại học; 37,3% Cao đẳng), nhiệm vụ
của mỗi nhà trường, tổ chuyên môn trong công tác bồi dưỡng tại chỗ là rất quan
trọng. Để giáo viên có thêm kiến thức về biển đảo, nhà trường yêu cầu mỗi giáo viên
tích cực trang bị kiến thức bằng nhiều hình thức:
- Tham gia các lớp tập huấn kiến thức về biển đảo: Yêu cầu 100% giáo viên
tham gia tích cực các lớp tập huấn nói chung và về biển đảo nói riêng do các cấp tổ
chức, qua đó nắm chắc các kiến thức như: Khái quát về vùng biển, hải đảo nước ta;
Tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; Chủ quyền biển, hải đảo Việt Nam; Vai trò
của biển, hải đảo đối với an ninh quốc phòng, đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và
đời sống nhân dân; Tình hình khai thác sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi
trường biển, hải đảo; Giáo dục ý thức về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo của
Tổ quốc; Ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo. Nội dung kiến thức liên
quan đến giáo dục biển đảo đang được cập nhật theo công ước Liên hợp quốc về
Luật biển kí kết năm 1982, có hiệu lực vào năm 1984; Hiệp định về phân định vịnh
Bắc Bộ được Việt Nam và Trung Quốc kí ngày 25/12/2000 tại Bắc Kinh. Những nội
dung giáo dục về biển đảo đã được Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ ngoại giao đọc và
cho ý kiến góp ý.

13


- Tìm hiểu các nội dung qua mạng Internet: Mạng Internet là một kho tư
liệu vô cùng rộng lớn giúp giáo viên có đầy đủ các thông tin cần thiết. Chính vì vậy
trong các chuyên đề hướng dẫn giáo viên về công nghệ thông tin, nhà trường luôn
yêu cầu giáo viên được thực hành cách khai thác các thông tin trên mạng. Ngoài các

thông tin dưới dạng Word còn có nhiều hình ảnh, lược đồ, bản đồ, thiết kế Power
Point, clip sinh động về biển, đảo hỗ trợ rất lớn trong công tác giảng dạy của giáo
viên.
Ví dụ khi dạy bài 25: Con cá (Tự nhiên xã hội - lớp 1); Bài 29: Một số loài
vật sống nước (Tự nhiên xã hội - lớp 2); Bài 52: Cá (Tự nhiên xã hội - lớp 3) giáo
viên cần downloads hình ảnh một số loài cá nước ngọt, nước mặn, clip về hoạt động,
sự sinh sản... của các loài cá sống dưới nước để giới thiệu cho các em.
- Trang bị một số tài liệu nhằm cung cấp kiến thức và phương pháp giảng
dạy liên quan đến giáo dục biển đảo như:
Cuốn sách “Giáo dục về biển - đảo Việt Nam” dành cho giáo viên và học sinh
Tiểu học để làm tư liệu tham khảo trong việc dạy - học chính khóa hoặc ngoại khóa.
Cuốn sách “Kể chuyện biển, đảo Việt Nam” (4 tập). Chủ biên của bộ sách là
những chuyên gia có thâm niên nghiên cứu và giảng dạy về Địa lí như GS. Lê
Thông, GS. Đặng Huy Lợi, PGS. Nguyễn Minh Tuệ...
Bộ sách chuyên đề về Hoàng Sa - Trường Sa. Bộ sách gồm 4 cuốn: Những
bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
do TS. Hãn Nguyễn, Nguyễn Nhã biên soạn.
Tìm hiểu Tủ sách Biển đảo Việt Nam, giáo viên sẽ có thêm nhiều tư liệu, kiến
thức quý báu về biển đảo Việt Nam và cảm nhận được nhiều điều về chủ nghĩa yêu
nước của dân tộc để truyền lửa cho thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc hiện nay.
4.3. Biện pháp 3: Quán triệt giáo viên nắm chắc mục đích, yêu cầu của
việc dạy tích hợp nội dung giáo dục biển đảo trong các hoạt động của trường
Tiểu học.
Việt Nam là một quốc gia có hơn 3260 km bờ biển và 4000 hòn đảo, trong đó
có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Trường Sa nằm giữa Biển Đông - một giao
lộ hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới. Tài nguyên biển đa dạng; thủy - hải sản
(11000 loài sinh vật cư trú trong 20 kiểu hệ sinh thái biển điển hình, 6000 loài động
vật đáy, 2038 loài cá. 225 loài tôm biển, 662 loài rong biển, 17 loài thú biển…) trữ
lượng dầu khí lớn, băng cháy, photphorit, đất hiếm…lại có tiềm năng du lịch to lớn

với 125 thắng cảnh. Biển đảo Việt Nam có vai trò to lớn đối với sự nghiệp bảo vệ và
14


xây dựng đất nước hiện nay. Vì vậy tuyên truyền, giáo dục chủ quyền về biên giới,
biển đảo là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường. Đó cũng là đòi
hỏi cấp thiết của thực tế đời sống xã hội hiện nay.
Đối với bậc tiểu học, theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH năm học
2013 - 2014 cũng như năm học này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường
tiểu học phải “Tiếp tục thực hiện tích hợp dạy học Tiếng Việt và các nội dung giáo
dục (bảo vệ môi trường; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo …) vào các môn
học và hoạt động giáo dục. Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo, việc tích hợp
cần đảm bảo tính hợp lí, hiệu quả. Ở bậc tiểu học, giáo dục về biển, đảo Việt Nam có
thể thực hiện trong giờ chính khóa của nhiều bộ môn như Tiếng Việt, Tự nhiên & Xã
hội, Lịch sử, Địa lí, Khoa học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Giáo dục
về biển, đảo thông qua những nội dung có liên quan đến biển đảo trong từng môn
học. Tùy theo nội dung, đặc điểm, khả năng tích hợp giáo dục biển đảo mà lựa chọn
mức độ tích hợp tích hợp với hai cấp độ: toàn phần (có chủ đề riêng về biển đảo Việt
Nam); bộ phận (bài có nội dung lồng ghép về biển đảo Việt Nam) nhằm mục đích
giúp học sinh hiểu được vị trí địa lí, chủ quyền của biển đảo nước ta, nêu được tầm
quan trọng của biển đảo đối với chủ quyền lãnh thổ, đối với sự phát triển kinh tế của
đất nước cũng như giáo dục các em lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương, có thái
độ vào việc đúng đắn góp phần bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Chính vì vậy, khi tổ chức triển khai nhiệm vụ năm học, Ban giám hiệu nhà
trường đã nhấn mạnh yêu cầu và nội dung tích hợp giáo dục biển đảo tới toàn thể
cán bộ, giáo viên để mỗi đồng chí nhận thức một cách sâu sắc nhiệm vụ của mình,
thực hiện nghiêm túc trong giảng dạy và giáo dục học sinh.
4.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên nắm chắc nội dung,
phương pháp và các địa chỉ tích hợp giáo dục biển đảo trong các môn học.
Đầu mỗi năm học, chúng tôi đã chỉ đạo các tổ chuyên môn rà soát nội dung,

chương trình các môn học, bài học có thể tích hợp giáo dục nội dung biển đảo. Thống
nhất các mức độ tích hợp và địa chỉ các bài , trên cơ sở đó, Ban Giám hiệu kí duyệt
để đưa vào thực hiện. Cụ thể như sau:
* Nội dung và các mức độ tích hợp nội dung giáo dục biển đảo
Nội dung giáo dục bảo vệ biển đảo trong trường tiểu học được lồng ghép, tích
hợp trong các môn học Tiếng Việt, Tự nhiên & Xã hội, Lịch sử, Địa lí, Khoa học và

15


đưa vào nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với khối lượng kiến thức phù
hợp.
Tích hợp lồng ghép giáo dục biển đảo vào các môn cấp tiểu học có 3 mức độ:
mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ.
- Mức độ toàn phần: Khi mục tiêu, nội dung của bài phù hợp hoàn toàn với
mục tiêu, nội dung của giáo dục bảo vệ Biển - Đảo.
- Mức độ bộ phận: Khi chỉ có một bộ phận bài học có mục tiêu, nội dung phù
hợp với giáo dục bảo vệ Biển - Đảo.
- Mức độ liên hệ: Khi mục tiêu nội dung của bài có điều kiện liên hệ một cách
lôgic với nội dung bảo vệ Biển - Đảo.
* Các địa chỉ dạy tích hợp nội dung “Giáo dục tài nguyên, môi trường
biển, hải đảo” ở các môn học, bài học theo từng khối lớp (Phụ lục 3).
4.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo giáo viên chuẩn bị và sử dụng hiệu quả phương
tiện, đồ dùng dạy học; xây dựng và khai thác kho tư liệu dùng chung
* Chỉ đạo việc chuẩn bị, sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học:
Việc chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học phải được giáo viên lập kế hoạch
đăng kí mượn và sử dụng đầu mỗi kì học, từ đó cán bộ phụ trách thiết bị sắp xếp và
tư vấn sử dụng.
Tổ chức tập huấn lại cách sử dụng lược đồ, bản đồ, cách thiết kế giáo án
Power Point, cách chèn âm thanh, clip vào giáo án,... để giáo viên chủ động hơn

trong soạn, giảng và sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học.
* Chỉ đạo xây dựng và khai thác kho tư liệu dùng chung:
Việc xây dựng kho tư liệu dùng chung có ý nghĩa quan trọng. Nó giúp giáo
viên có vốn tư liệu phong phú, tiện sử dụng, không tốn kém nhiều về kinh phí, có thể
lựa chọn để giảng dạy có hiệu quả cao nhất.
Cùng một tư liệu có thể sử dụng vào giảng dạy nhiều môn học, nhiều lớp học,
tùy thuộc vào cách khai thác cho phù hợp. Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên xây dựng
kho tư liệu dùng chung, các tư liệu được chia thành hai loại:
- Đồ dùng, phương tiện vật chất như tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, mô hình,...
được sắp xếp trong phòng thiết bị.
16


- Tư liệu điện tử được lưu trong máy tính, trên các đĩa CD của phòng Thiết bị
của Nhà trường. Việc lưu tư liệu được tổ chức thành các thư mục, theo lớp, theo môn
học.. Những hình ảnh, video, clip được đặt tên để tiện cho việc tìm kiếm.
Để xây dựng kho tư liệu điện tử, chúng tôi đã chỉ đạo giáo viên tự chụp ảnh,
quay video qua những lần đi tham quan, du lịch như biển Hạ Long, Đồ Sơn, Nha
Trang, Cửa Lò, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Lăng Cô,... sau đó xử lý để đảm bảo chất lượng
sử dụng. Ngoài ra một nguồn tư liệu quan trọng được sưu tầm từ mạng Internet, các
video, các bộ phim tài liệu về biển, đại dương, các tài nguyên trên biển, các ngành
khai thác tài nguyên của biển,.... cũng được tập hợp theo các tháng về kho tư liệu để
mọi người cùng sử dụng chung.
4.6. Biện pháp 6: Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức chuyên đề dạy học, tổ
chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp có tích hợp nội dung giáo dục biển đảo.
* Tổ chức chuyên đề dạy học có tích hợp nội dung giáo dục biển đảo:
Để giáo viên nắm chắc hơn phương pháp dạy học tích hợp giáo dục biển đảo,
ban giám hiệu đã chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức các chuyên đề theo đúng quy
trình, sau các tiết dạy thực hành, tổ chuyên môn rút kinh nghiệm, thống nhất phương
pháp và có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện của giáo viên.

Đặc biệt năm học 2014 - 2015, thực hiện việc sinh hoạt chuyên môn theo
nghiên cứu bài học, việc thực hiện chuyên đề nội dung dạy học tích hợp giáo dục
biển đảo càng được nhà trường quan tâm chỉ đạo tích cực hơn. Một số giáo án minh
họa với các mức độ tích hợp được trình bày trong phần phụ lục đính kèm (Phụ lục 4).
* Chỉ đạo giáo dục biển đảo thông qua các hoạt động tập thể ngoài giờ lên
lớp:
Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có hướng dẫn về tổ chức hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc xây
dựng kế hoạch, thực hiện cũng như cho học sinh giảm áp lực học tập, vui mà học,
học mà vui, đồng thời thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong trường tiểu học.
Trên cơ sở đó, ban giám hiệu đã chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên chủ
nhiệm, Tổng phụ trách Đội xây dựng các buổi hoạt động ngoài giờ trong đó có nội
dung dành cho giáo dục biển đảo.
Nội dung các hoạt động ngoài giờ lên lớp có thể tổ chức ở các tiết học trong
lớp hoặc trong phạm vi toàn trường đảm bảo 4 tiết/tháng và các hoạt động bổ trợ
khác có nội dung giáo dục biển đảo.
17


- Tổ chức theo đơn vị lớp với phân phối chương trình 1 tiết/ tuần):
Tùy vào điều kiện thực tế từng tháng, tổ chuyên môn có thể lên chương trình
giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp theo phân phối 1 tiết/ tuần: nội dung tiết học đó
có thể giới thiệu 1 nội dung về biển đảo như: diện tích, sự phân bố, các quần đảo, các
đảo, tài nguyên, ích lợi của biển,...
- Tổ chức theo đơn vị trường với phân phối chương trình 4 tiết/ tháng
( với những tháng không dạy theo lớp):
Ở một số tháng trọng điểm kỉ niệm các ngày Lễ lớn như 15/10; 20/11/ 22/12;
26/3; 19/5,... nhà trường thường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo hình
thức tập trung toàn trường trong 1 buổi (4 tiết) với nhiều hình thức phong phú, trong
đó có nội dung giáo dục biển đảo như:

Tổ chức trò chơi “ đưa tôi về đúng địa chỉ”, trò chơi hái hoa dân chủ, đố vui về
biển đảo. Các hội thi: kể chuyện về biển đảo, thi đố vui, thi mở rộng vốn từ về biển
đảo, vẽ tranh, hát múa, hùng biện về biển đảo. Tổ chức tham quan, dã ngoại để tìm
hiểu về biển đảo thân yêu xoay quanh các chủ đề: các thắng cảnh, các đảo và quần
đảo, huyện đảo, thành phố ven biển, tài nguyên biển đảo,... nhằm tạo sân chơi sôi nổi,
hấp dẫn và lôi cuốn đa số học sinh toàn trường tham gia.
- Các hoạt động ngoài giờ lên lớp bổ trợ:
Ngoài việc dạy - học các kiến thức về giáo dục biển đảo qua các tiết học, các
buổi sinh hoạt tập thể toàn trường, các hoạt động khác cũng có tác dụng bổ trợ kiến
thức về biển đảo cho giáo viên, học sinh đã được chúng tôi chỉ đạo làm tốt như sau:
+ Xây dựng tủ truyện dùng chung (Thư viện lớp học) và tổ chức tốt công tác
tuyên truyền sách, tổ chức đọc sách của thư viện nhà trường trong đó có các tư liệu,
câu chuyện về biển đảo.
+ Tận dụng không gian các sảnh hành lang, tường bao để treo tranh cổ động
có nội dung tuyên truyền, giới thiệu về biển đảo vừa có tác dụng làm sinh động thêm
không gian trường học, vừa giáo dục học sinh lòng tự hào và ý thức, trách nhiệm giữ
gìn vào bảo vệ biển đảo quê hương.
+ Tổ chức cho giáo viên, học sinh tham gia các hội thi có nội dung về biển
đảo.
Đối với giáo viên: Năm học 2013 - 2014, nhà trường có 100% giáo viên tham
gia Hội thi Tìm hiểu về Luật biển Việt Nam, đây là cơ hội để các đồng chí giáo viên
tìm hiểu kĩ hơn về Luật biển đảo, các kiến thức liên quan đến biển đảo. Kết quả có 2
bài thi giáo viên đạt giải cấp huyện, 1 bài đạt giải cấp tỉnh ( là 1 trong số 4 bài của
huyện đạt giải cấp tỉnh).

18


Đối với học sinh: Sản phẩm “Con tàu mơ ước” của nhóm học sinh lớp 4,5 đã
đạt Huy chương Đồng trong Hội thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần

thứ X. Qua sản phẩm, các em học sinh đã nói lên ước mơ và tình cảm của mình đối
với biển đảo quê hương (Bài thuyết trình: Phụ lục 5).
Đây chính là một minh chứng cho kết quả của việc giáo dục biển đảo của nhà
trường trong những năm qua.
+ Tổ chức tuyên truyền giáo dục biển đảo trong các buổi sinh hoạt tập thể như
chào cờ đầu tuần, mít tinh nhân các ngày lễ lớn,... Hoạt động này được làm thường
xuyên trong các hoạt động giáo dục để thế hệ học sinh Việt Nam hiểu rõ về chủ
quyền thiêng liêng của Tổ quốc, có ý thức sâu sắc về chủ quyền lãnh thổ, từ đó giúp
các em hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
5. Kết quả thực hiện
5.1. Về thái độ của giáo viên và học sinh
Sau khi áp dụng những biện pháp trên vào quản lí, chỉ đạo dạy học tích hợp
giáo dục biển đảo, chúng tôi nhận thấy giáo viên và học sinh đã có những chuyển
biến đáng kể về nhận thức và hành động đối với mỗi hoạt động giáo dục liên quan
đến việc giáo dục biển đảo.
Giáo viên nhận thức rõ việc cần thiết phải dạy tích hợp giáo dục biển đảo, nắm
vững kiến thức, kĩ năng cần dạy; chuẩn bị bài chu đáo, có đủ đồ dùng cần thiết,
phương tiện, thiết bị dạy học.
Học sinh chủ động, hào hứng trong các hoạt động học tập, thêm yêu mến và tự
hào về quê hương đất nước, biển đảo thân yêu của Tổ quốc.
Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phong phú, hấp dẫn và hiệu quả hơn.
Trong gần 2 năm thực hiện, nhà trường đã tổ chức được 9 buổi sinh hoạt tập thể với
nội dung, hình thức khác nhau có liên quan đến giáo dục biển đảo.
5.2. Về kết quả giờ dạy và chất lượng học tập của học sinh
Các tiết dạy có liên quan đến việc giáo dục biển đảo được giáo viên chú trọng
và soạn, giảng nghiêm túc hơn.
Học sinh nắm chắc các kiến thức về biển đảo trong chương trình và tích cực
hơn trong việc tìm hiểu các thông tin về biển đảo trên các tài liệu và các phương tiện
thông tin khác.

Sau hơn 1 năm thực hiện, cuối kỳ 1 năm học 2014 - 2015, Ban Giám hiệu đã
có 1 bài khảo sát nhỏ đối với giáo viên và học sinh khối lớp 3,4,5 về kiến thức có liên
quan đến biển đảo ( đề bài - Phụ lục 6).

19


Sau khi khảo sát, chúng tôi thấy kiến thức chung về biển đảo Việt Nam cũng
như ý thức trách nhiệm, lòng tự hào về biển đảo quê hương của cả giáo viên và học
sinh được nâng lên rõ rệt. Kết quả cụ thể qua phân loại chất lượng bài như sau:

Đối tượng

Tổng

Tốt

Khá

Đạt yêu cầu

Chưa đạt

số bài

yêu cầu

Giáo viên

45


25/45 = 55.5%

18/45 = 40,1%

2 /45= 4,4%

0

Khối 3

150

79/150 = 52,7%

47/150 = 31,3%

22/150= 14,7%

2/150 = 1,3%

Khối 4

151

82/151 = 54,3%

46/151=30.4%

21/151=14,0%


2/151= 1,3%

Khối 5

127

65/127=51,0%

46/127 = 36,1%

15/127 = 12,1%

1/127=0,8%

6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
Sáng kiến “Một số biện pháp chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục biển đảo
trong các hoạt động ở trường Tiểu học’’ của chúng tôi được nảy sinh từ thực tiễn
công tác, Sáng kiến này đã được áp dụng đem lại hiệu quả thiết thực cho nhà
trường. Các giải pháp trong sáng kiến chính là những việc làm thực tế nên dễ vận
dụng. Vì vậy Sáng kiến của chúng tôi có thể được nhân rộng đối với tất cả cán
bộ quản lý, giáo viên và học sinh trong tất cả các trường tiểu học trong toàn
quốc.

20


Phần 4: KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1. Khuyến nghị
* Đối với ngành giáo dục:

Việc trang bị kiến thức, sự hiểu biết cho thế hệ trẻ về chủ quyền biển,
đảo Tổ quốc được xác định là yêu cầu quan trọng và bức thiết hiện nay. Vì vậy:
- Bộ Giáo dục - Đào tạo cần nhanh chóng có kế hoạch đưa chương trình biển,
đảo vào giáo dục ở các cấp học cho thống nhất theo những lộ trình nhất định, qua
từng cấp học cần tăng dần khối lượng kiến thức;
- Việc xây dựng chương trình, sách giáo cần đưa nội dung về sự thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ; về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc; kiến thức về quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa;
- Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn cho giáo viên về phương pháp giảng
về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho từng nội dung kiến thức, từng giai đoạn lịch sử,
từng lớp học, cấp học.
* Đối với cán bộ quản lý nhà trường:
Quan tâm đến nội dung giáo dục biển đảo, chỉ đạo đồng bộ các hoạt động của
nhà trường.
Làm tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh và học
sinh.
* Đối với giáo viên:
Không ngừng nâng cao kiến thức, trau dồi chuyên môn, thường xuyên
cập nhật những thông tin mới đồng thời phải học hỏi nâng cao kĩ năng, nghiệp
vụ sư phạm.
Tự bản thân mỗi giáo viên phải ý thức được trách nhiệm của mình đối
với chủ quyền biển, đảo bằng những hành động cụ thể.
2. Kết luận và khẳng định giá trị của sáng kiến
Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển.
Biển ta dài, tươi đẹp, phải biết giữ gìn lấy nó; đồng bằng là nhà mà biển là cửa,
giữ nhà mà không giữ cửa có được không?”.
21


Biển nước ta luôn gắn với những giá trị thiêng liêng tâm linh và lịch sử:

truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ, những chiến công lịch sử Bạch
Đằng, Vân Đồn xưa, Cồn cỏ, đường huyền thoại Hồ Chí Minh trong kháng
chiến chống Mỹ… Biển nước ta cũng là nơi sinh sống của hàng chục triệu
người dân đất Việt, là không gian sinh tồn của dân tộc, là địa bàn chiến lược
trong bảo vệ và phát triển đất nước. Do vậy bảo vệ chủ quyền và phát huy tiềm
năng biển đảo là mệnh lệnh của Tổ quốc cho mỗi người Việt Nam.
Nhân dân Việt Nam luôn ý thức được rằng biển đảo luôn là một phần
máu thịt rất thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc thân yêu. Vì vậy, vấn
đề giáo dục về chủ quyền biển đảo cho thế hệ trẻ hiện nay là vô cùng cần thiết
vì thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước, hơn ai hết họ phải biết,
phải hiểu về lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử khẳng định chủ quyền biển
đảo nói riêng để từ đó khơi dậy, củng cố tình yêu Tổ quốc. Đây là nhiệm vụ vô
cùng quan trọng đối với giáo dục nước nhà.
Thực tế những năm qua, tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của mình, mỗi bậc
học trong toàn hệ thống giáo dục quốc dân đã có những giải pháp thiết thực
trong chỉ đạo, thực hiện với mục đích nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức,
hun đúc tình cảm, củng cố niềm tin, lòng tự hào về biển đảo Việt Nam.
Cùng với các trường tiểu học trên toàn quốc, trong gần 2 năm qua, chúng
tôi đã mạnh dạn đi đầu trong việc tổ chức thực hiện nội dung giáo dục biển đảo
trong đơn vị mình trên cơ sở biết khai thác thế mạnh và tình hình thực tế của
nhà trường, địa phương. Với những giải pháp sáng tạo có tính thực tiễn cao,
sáng kiến “Một số biện pháp chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục biển đảo trong
các hoạt động ở trường Tiểu học’’ đã đem lại hiệu quả đáng khích lệ. 100% cán
bộ giáo viên nhà trường có ý thức tìm tòi, nâng cao kiến thức về biển đảo,
thường xuyên nghiên cứu tài liệu, vận dụng sáng tạo các phương pháp, hình
thức để mỗi tiết học có nội dung tích hợp giáo dục biển đảo được sinh động,
hấp dẫn và có hiệu quả cao hơn.
Các em học sinh yêu thích các hoạt động, hứng thú học tập, tự hào về
quê hương đất nước. Đặc biệt cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường luôn
tích cực tham gia các việc làm thiết thực thể hiện trách nhiệm và tình yêu của

mình với biển đảo thông qua các hoạt động như: cuộc vận động“Góp đá xây
Trường Sa”, “Viết thư gửi lính đảo Trường Sa”, “Vì biển đảo thân yêu”,“Triệu
trái tim hướng về biển đảo Tổ quốc”, “Em yêu biển đảo Việt Nam”, “Vì biển
xanh quê hương”. Tình yêu đất nước, hướng về biển đảo quê hương của cán bộ,
giáo viên và học sinh nhà trường còn được thể hiện qua sản phẩm dự thi như
22


“Con tàu mơ ước” trong Hội thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc
lần thứ X; qua những bài viết, những dòng suy nghĩ chân thật thể hiện lòng yêu
nước nồng nàn, quyết tâm góp một phần công sức của mình cho việc bảo vệ
chủ quyền biển đảo quê hương, thông qua cuộc thi Tìm hiểu Luật biển đảo Việt
Nam.
Các việc làm và biện pháp trong Sáng kiến này có thể chưa đáp ứng hết
thảy sự mong mỏi của mọi người, rất mong được các cấp quản lý giáo dục và
các đồng nghiệp cùng trao đổi.
Tháng 3/2015
ĐỒNG TÁC GIẢ

23


MỤC LỤC
STT

1
1.1
1.2
1.3
1.4

1.5
2
2.1
2.2
3
3.1
3.2

Nội dung
Phần 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
Phần 2: TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Phần 3: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Tổng quan về vấn đề
Lý do viết sáng kiến
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi sáng kiến
Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của vấn đề
Cơ sở lý luận
Cơ sở thực tiễn
Thực trạng về giáo dục biển đảo trong trường tiểu học
Công tác chỉ đạo của nhà trường
Đối với giáo viên

3.3 Đối với học sinh

Trang
2
3

5
4
5
8
9
9
9
10
10
10
11
11
11
12

4 Các biện pháp thực hiện

12

4.1 Công tác chỉ đạo của Bam Giám hiệu nhà trường

12

4.2 Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ

14

4.2 Quán triệt giáo viên nắm chắc mục đích, yêu cầu việc dạy tích hợp…

14


4.4 Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên nắm chắc nội dung, phương pháp
và các địa chỉ tích hợp.....

15

4.5 Chỉ đạo giáo viên chuẩn bị và sử dụng hiệu quả phương tiện, đồ
dùng dạy học; xây dựng kho tư liệu dùng chung

16

4.6 Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức chuyên đề, các HĐNGLL

17

5 Kết quả thực hiện

19

24


5.1 Về thái độ của giáo viên và học sinh
5.2 Về kết quả giờ dạy và chất lượng học tập của học sinh
6 Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
Phần 4: KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1 Khuyến nghị
2 Kết luận và khẳng định giá trị của sáng kiến

25


19
19
21
21
21


×