LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tư
vấn tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thơng Lạng Sơn” là cơng trình
nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn
là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.
Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn
tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn
Hồng Đình Tiến
i
LỜI CÁM ƠN
Để có thể hồn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tác giả còn
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên và hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cơ
giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và hoàn
thiện luận văn.
Lời đầu tiên, tác giả xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Kinh tế và quản lý,
trường Đại học Thuỷ Lợi đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho
đến khi thực hiện đề tài luận văn.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo, các đồng nghiệp tại Công ty cổ
phần Tư vấn Xây dựng giao thông Lạng Sơn và các đơn vị liên quan đã giúp đỡ tạo
điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc nhất đến thầy giáo, TS. Nguyễn Thế Hoà, là người trực tiếp hướng dẫn khoa học
và đã giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành tốt nhất luận văn này.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân ln đứng bên cạnh động viên,
khích lệ tác giả trong suốt q trình học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù bản thân
đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả mong
nhận được sự góp ý chân thành của q thầy, cơ giáo, đồng chí và đồng nghiệp để luận
văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, tháng 01 năm 2018
Tác giả
Hồng Đình Tiến
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN...............................................................................................................................ii
MỤC LỤC....................................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.........................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ................................vii
MỞ ĐẦU........................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TƯ VẤN CỦA CÁC TỔ CHỨC TƯ
VẤN XÂY DỰNG.........................................................................................................................5
1.1 Những vấn đề chung về tư vấn xây dựng................................................................. 5
1.1.1 Dịch vụ tư vấn xây dựng................................................................................ 6
1.1.2 Năng lực tư vấn xây dựng.............................................................................. 8
1.1.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực tư vấn của các tổ chức tư vấn xây dựng
...
11
1.2 Nội dung cơ bản hình thành năng lực TVXD của các tổ chức tư vấn....................12
1.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của các tổ chức tư vấn xây dựng.............................12
1.2.2 Mô hình tổ chức sản xuất sản phẩm tư vấn xây dựng................................... 15
1.2.3 Năng lực chuyên môn.................................................................................. 18
1.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ........................................................... 20
1.2.5 Ứng dụng công nghệ thơng tin..................................................................... 20
1.2.6 Năng lực tài chính........................................................................................ 20
1.3 Các nhân tổ ảnh hưởng đến năng lực tư vấn.......................................................... 21
1.3.1 Nhân tố khách quan...................................................................................... 21
1.3.2 Nhân tố chủ quan......................................................................................... 24
1.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực tư vấn của các tổ chức tư vấn xây dựng................27
1.4.1 Yêu cầu về năng lực hành nghề của các tổ chức tư vấn xây dựng................27
1.4.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực tổ chức tư vấn xây dựng..............................28
1.5 Cơ sở thực tiễn về năng lực tư vấn của các tổ chức tư vấn xây dựng....................29
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TƯ VẤN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ
VẤN XÂY DỰNG GIAO THÔNG LẠNG SƠN....................................................................31
2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Giao thông Lạng Sơn31
2.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Cơng ty................................... 31
iii
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu lao động của Công ty..............................34
2.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây...........41
2.2 Phân tích thực trạng năng lực tư vấn của LSTC.................................................... 49
2.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý................................................................................. 49
2.2.2 Mơ hình tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh.......................................... 51
2.2.3 Về năng lực chuyên môn.............................................................................. 53
2.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ........................................................... 56
2.2.5 Về ứng dụng công nghệ thông tin................................................................ 57
2.3 Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân................................................. 58
2.3.1 Những kết quả đạt được............................................................................... 58
2.3.2 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân.......................................................... 59
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ VẤN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN TƯ VẤN XDGT LẠNG SƠN.......................................................................................66
3.1 Định hướng đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông trong thời gian tới.....................66
3.1.1 Định hướng đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông Việt Nam.........................66
3.1.2 Định hướng đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông tỉnh Lạng Sơn..................68
3.1.3 Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 tỉnh Lạng Sơn.............70
3.2 Sứ mệnh, chiến lược và mục tiêu phát triển của LSTC.......................................... 70
3.2.1 Sứ mệnh....................................................................................................... 70
3.2.2 Chiến lược phát triển.................................................................................... 70
3.2.3 Mục tiêu phát triển....................................................................................... 71
3.3 Giải pháp nâng cao năng lực tư vấn tại LSTC....................................................... 73
3.3.1 Giải pháp nâng cao năng lực tổ chức quản lý............................................... 73
3.3.2 Giải pháp nâng cao năng lực tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh...........78
3.3.3 Giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn.................................................... 81
3.3.4 Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ....................................... 84
3.3.5 Giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin................................................. 85
KẾT LUẬN..................................................................................................................................87
KIẾN NGHỊ.................................................................................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................89
PHỤ LỤC.....................................................................................................................................91
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức kiểu chức năng........................................................... 12
Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến........................................................... 13
Hình 1.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức kiểu hỗn hợp.............................................................. 14
Hình 1.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức kiểu ma trận............................................................... 14
Hình 1.5: Mơ hình sản xuất theo chun mơn hóa..................................................................... 16
Hình 1.6: Mơ hình sản xuất theo hình thức tổng hợp các bộ mơn........................................ 16
Hình 1.7: Mơ hình sản xuất theo sơ đồ đầu mối.......................................................... 17
Hình 1.8: Mơ hình sản xuất theo sơ đồ một chuyên ngành.......................................... 18
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của LSTC.............................................................................. 34
Hình 2.2: Đường lên Khu du lịch Mẫu Sơn do LSTC thiết kế và giám sát thi cơng....44
Hình 2.3: Cầu 17/10 thành phố Lạng Sơn................................................................... 45
Hình 2.4: Đường Hùng Vương, thành phố Lạng Sơn.................................................. 45
Hình 2.5: Đường vận tải hàng hố Cửa khẩu Hữu Nghị.............................................. 46
Hình 2.6: Tồ nhà cửa khẩu Hữu Nghị........................................................................ 46
Hình 2.7: Biểu đồ tăng trưởng sản lượng, doanh thu................................................................. 48
Hình 2.8: Quy trình tạo sản phẩm..................................................................................................... 50
Hình 2.9: Mơ hình tổ chức sản xuất của LSTC........................................................... 51
Hình 2.10: Biểu đồ Doanh thu thuần về bán hàng và Lợi nhuận từ HĐKD..................... 58
Hình 3.1: Mơ hình tổ chức sản xuất kinh doanh của Cơng ty...................................... 78
Hình 3.2: Mơ hình thực hiện dự án đối với các dự án vừa và nhỏ...............................80
Hình 3.3: Mơ hình thực hiện dự án đối với các dự án quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp . 81
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-2: Bảng đánh giá của khách hàng đối với các nhà tư vấn................................ 25
Bảng 1-3: Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật đánh giá hồ sơ sự thầu tư vấn một dự án cụ thể .. 26
Bảng 2-1: Lĩnh vực hoạt động tư vấn xây dựng của LSTC..................................................... 33
Bảng 2-2: Trình độ năng lực của HĐQT và Ban Giám đốc.................................................... 35
Bảng 2-3: Bảng Cơ cấu lao động phân theo trình độ................................................................. 35
Bảng 2-4: Bảng tổng hợp lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực tư vấn.................36
Bảng 2-5: Bảng cơ cấu lao động phân theo độ tuổi.................................................................... 36
Bảng 2-6: Cơ cấu lao động qua các năm........................................................................................ 37
Bảng 2-7: Bảng tổng hợp sản lượng, doanh thu 5 năm 2012 - 2016................................... 47
Bảng 2-8: Bảng chi tiết doanh thu 5 năm....................................................................................... 47
Bảng 2-9: Bảng tổng hợp kết quả nộp NSNN và chế độ với người lao động..................48
Bảng 2-10: Bảng tổng hợp tài sản, lợi nhuận 5 năm.................................................................. 49
Bảng 2-11: Bảng thống kê tỷ lệ dự án chậm tiến độ qua các năm........................................ 53
Bảng 2-12: Bảng thống kê Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.............................. 54
Bảng 2-13: Bảng kê năng lực hoạt động tư vấn xây dựng của LSTC................................. 54
Bảng 2-14: Bảng thống kê kỹ sư chuyên ngành hoạt động tư vấn xây dựng...............55
Bảng 2-15: Bảng kê trang thiết bị công nghệ............................................................... 56
Bảng 2-16: Bảng kê trang bị phần mềm, ứng dụng.................................................................... 57
Bảng 2-17: Bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh....................................................... 58
Bảng 2-18: Các danh hiệu đã được phong tặng giai đoạn 2012 - 2016.............................. 59
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
BCNCKT
Báo cáo nghiên cứu khả thi
CN
Cơng nghiệp
CNH-HĐH
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
CSHT
Cơ sở hạ tầng
CTMTQG
Chương trình mục tiêu quốc gia
DV
Dịch vụ
ĐTXD
Đầu tư xây dựng
GSTC
Giám sát thi công
GTNT
Giao thông nông thôn
GTVT
Giao thơng vận tải
HC-TC
Hành chính - Tổ chức
HĐKD
Hoạt động kinh doanh
KHKT
Kế hoạch kỹ thuật
KSTK
Khảo sát thiết kế
LSTC
Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Lạng Sơn
NTM
Nông thôn mới
TKBVTC
Thiết kế bản vẽ thi công
TKKT
Thiết kế kỹ thuật
TM
Thương mại
TV
Tư vấn
TVXD
Tư vấn xây dựng
TW
Trung ương
UBND
Ủy ban nhân dân
VILAS
Hệ thống cơng nhận phịng thử nghiệm, hiệu chuẩn của Việt Nam
XD
Xây dựng
XDCB
Xây dựng cơ bản
vii
MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của Đề tài
Với xu thế hội nhập và tồn cầu hố hiện nay, cơng tác tư vấn xây dựng đóng vai trị
đặc biệt quan trọng trong việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, nó khơng chỉ là
hoạt động mang tính nghề nghiệp mà còn là đòn bẩy mang lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật
cao cho xã hội.
Ở Việt Nam, hoạt động tư vấn đã được ghi nhận và phổ biến rộng rãi trong những năm
trở lại đây. Cùng với sự chuyển mình của hoạt động này, các tổ chức tư vấn xây dựng
đã và đang từng bước thay đổi để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường. Bên cạnh
đó, Nhà nước và các Bộ, Ngành đã ban hành hàng loạt chính sách quy chế quản lý loại
hình hoạt động kinh doanh chất xám này và những chính sách đó đã và đang phát huy
hiệu lực trong việc quản lý và khai thác hoạt động tư vấn trong toàn quốc.
Với lực lượng đông đảo các nhà tư vấn đang hoạt động hết sức năng động trên toàn
quốc, lĩnh vực tư vấn xây dựng đang vươn lên phát huy nội lực, từ chỗ chỉ thực hiện
khảo sát, thiết kế đến nay đã đảm nhiệm các loại hình hoạt động tư vấn theo thông lệ
quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển quá nhanh về số lượng còn nhiều vấn đề nổi
cộm về chất lượng công tác tư vấn như: năng lực của các tổ chức tư vấn còn hạn chế,
ưu thế cạnh tranh của tư vấn trong nước đối với các cơng ty nước ngồi cịn kém, cạnh
tranh gay gắt và thiếu lành mạnh giữa các tổ chức tư vấn, việc quản lý và các cơ chế
chính sách đối với các tổ chức tư vấn còn nhiều vấn đề bất cập. Điều này đòi hỏi các tổ
chức tư vấn cần phải nhìn nhận, đánh giá, nắm bắt mọi diễn biến của hoạt động kinh
doanh để tự đổi mới từ các khâu tổ chức, quản lý đến củng cố lại đội ngũ cán bộ, dần
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường tư vấn.
Trong những năm gần đây, quá trình đơ thị hố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn phát triển
nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, cùng với đó là thị trường tư vấn
xây dựng được mở rộng, các nhà thầu tư vấn trong nước, với năng lực và chuyên môn
kỹ thuật cao, tham gia ngày càng nhiều các dự án trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, các đơn
vị tư vấn trên địa bàn tỉnh sẽ tận dụng được uy tín và kỹ thuật của họ để vươn lên, học
tập được kỹ năng quản lý toàn diện một dự án, nâng cao được kiến thức công nghệ.
Tuy nhiên, việc các nhà thầu trong nước tham gia nhiều đồng nghĩa với việc các công
1
ty trên địa bàn tỉnh sẽ bị cạnh tranh quyết liệt hơn cả trong đấu thầu do khả năng, trình
độ, vốn liếng của các doanh nghiệp trên địa bàn còn hạn chế.
Đối với một số dự án lớn, trọng điểm như Dự án Cầu 17/10, Cầu Kỳ Cùng, nâng cấp
QL 1A, đường Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn…, các đơn vị tư vấn lớn trong nước
tham gia với vai trị nhà thầu chính, tư vấn trên địa bàn tỉnh thường đóng vai trị thầu
phụ. Các nhà thầu chính chỉ dành cơ hội cho nhà thầu phụ trong nước những phần việc
nhỏ nhoi, với chi phí thấp hơn nhiều so với họ. Thách thức, cơ hội và áp lực đan xen
địi hỏi bản lĩnh và sự phấn đấu của chính lực lượng tư vấn xây dựng địa phương có
bước đi thích hợp, khai thác thế lợi, hạn chế tiêu cực, từng bước, bắt kịp với trình độ
quốc tế, tiến tới vươn ra bên ngoài ngày càng lớn.
Trong điều kiện như vậy, việc đưa ra những tiêu chí, biện pháp và lịch trình cho các
doanh nghiệp tư vấn nói chung và Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng giao thông Lạng
Sơn nói riêng trên con đường hội nhập là một nhu cầu bức thiết cả trước mắt và lâu
dài, nhất là xét đến bối cảnh hiện nay khi nhu cầu phát triển hạ tầng kỹ thuật ngày
càng lớn.
Hiện nay, chất lượng sản phẩm tư vấn của Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng giao
thông Lạng Sơn đã từng bước được nâng lên, cơ bản đáp ứng được với yêu cầu của
khác hàng, song do sự phát triển của nền kinh tế thị trường và yêu cầu về chất lượng
sản phẩm tư vấn ngày càng cao, thì kết quả Cơng ty đạt được cịn khiêm tốn. Trong
mơi trường cạnh tranh và phát triển như vũ bão của khoa học và cơng nghệ, để có thể
tồn tại và phát triển vững mạnh thì cịn rất nhiều vấn đề về năng lực tư vấn mà Công ty
phải điều chỉnh hoặc thay đổi. Do đó tác giả chọn vấn đề: “Nghiên cứu, đề xuất giải
pháp nâng cao năng lực tư vấn của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông
Lạng Sơn” làm đề tài luận văn nhằm giải quyết phần nào nhu cầu thực tiễn của Công
ty càng ngày càng trở nên cấp bách.
2. Mục đích nghiên cứu của Đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm nâng cao năng lực tư vấn của Công ty cổ phần
tư vấn xây dựng giao thông Lạng Sơn (LSTC) trong thời gian tới.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
3.1.
Cách tiếp cận
2
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả đã thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn
thông tin khác nhau:
- Các văn bản về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế.
- Các văn bản pháp quy về quản lý đầu tư xây dựng và đấu thầu.
- Các nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề tư vấn.
- Các số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tư vấn xây dựng giao
thông Lạng Sơn (LSTC) trong thời gian qua.
3.1.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp kế thừa những kết quả nghiên cứu đã công bố;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh;
- Phương pháp khảo sát điều tra thu thập số liệu;
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Qua tham khảo xin ý kiến của các thầy
cô trong Trường và một số chun gia có kinh nghiệm chun mơn tại địa phương.
- Và một số các phương pháp kết hợp khác.
4.
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tương nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu nghiên cứu là năng lực tư vấn của các tổ chức tư vấn xây
dựng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là các tổ chức tư vấn xây dựng nói chung và Cơng ty cổ phần tư
vấn xây dựng giao thơng Lạng Sơn nói riêng giai đoạn 2012-2016.
5.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về tư vấn, năng lực tư vấn của các tổ chức tư vấn
xây dựng trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn có giá trị tham khảo trong hoạt động tư vấn tại
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng giao thông Lạng Sơn.
3
6. Kết quả dự kiến đạt được
- Thứ nhất: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về tư vấn, năng lực tư vấn của các
nhà doanh nghiệp tư vấn xây dựng trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
- Thứ hai: Khảo sát và phân tích đánh giá có hệ thống thực trạng năng lực tư vấn xây
dựng của các tổ chức tư vấn xây dựng ở Việt Nam nói chung và Cơng ty cổ phần tư
vấn xây dựng giao thông Lạng Sơn giai đoạn 2012 - 2016.
- Thứ ba: Định hướng và đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực tư vấn
của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Lạng Sơn.
7. Nội dung của luận văn
Tên đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tư vấn tại Công ty cổ
phần tư vấn xây dựng giao thơng Lạng Sơn“.
Kết cấu của Luận văn ngồi Phần mở đầu, kết luận và kiến nghị cịn có 3 chương nội
dung chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực tư vấn của các tổ chức tư vấn xây dựng
Chương 2: Thực trạng năng lực tư vấn của Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng
giao thông Lạng Sơn
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực tư vấn tại Công ty cổ phần Tư vấn xây
dựng giao thông Lạng Sơn
4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TƯ VẤN CỦA CÁC TỔ
CHỨC TƯ VẤN XÂY DỰNG
1.1
Những vấn đề chung về tư vấn xây dựng
Trong lịch sử, nghề tư vấn cơng trình có lẽ phát triển nhất tại các nước có nền văn hố
Anglo-Saxon; Tại đó các cơ quan chính quyền thường thuê tư vấn để giải quyết các
vấn đề kỹ thuật. Ở một số nước khác như Pháp, Đức… các cơ quan nhà nước lại có
khuynh hướng tăng cường năng lực nhân viên của mình để thực hiện các công việc
như vậy. Tại Hà Lan, người ta dung hoà cả hai, một là tăng cường sự phát triển tư vấn
đồng thời các cơ quan chính quền tăng cường năng lực nhân viên của họ.
Khởi đầu, hoạt động tư vấn do các nhà tư vấn tự do (individual) với sự giúp đỡ của vài
nhân viên. Nhà tư vấn tự duy trì mối quan hệ với khách hàng, hoạt động và chịu trách
nhiệm cá nhân với những công việc tư vấn. Khi nhu cầu khách hàng tăng lên các nhà
tư vấn như vậy nhóm lại với nhau thành các cơng ty tư vấn ở các lĩnh vực khác nhau.
Các hiệp hội tư vấn được thiết lập ở nhiều quốc gia nhằm bảo vệ cho các nhà tư vấn
chuyên nghiệp. Các hiệp hội đề cao tiêu chuẩn đạo đức tư vấn trong khi áp dụng các
tiêu chuẩn gia nhập. Trong lịch sử ở một số hiệp hội quốc gia ban đầu chỉ có các nhà tư
vấn tự do tham gia chứ không phải là các hãng tư vấn. Bắt buộc các nhà tư vấn tham
gia không thuộc tổ hợp các công ty mà trong đó bao gồm cả nhà thầu xây dựng hoặc
nhà cung cấp, sản xuất. Ngày nay, tham gia các hiệp hội khơng chỉ có các nhà tư vấn
tự do mà cịn có các cơng ty tư vấn, các cơng ty có thể thuộc tập đồn trong đó có nhà
sản xuất hoặc cung cấp. Dẫu sao mục đích của hiệp hội vẫn là đề cao chuẩn mực trung
thực và khách quan trong nghề tư vấn. Các nhà cung cấp tài chính như WB, ADB ln
u cầu tính độc lập của tư vấn.
Tư vấn xây dựng (TVXD) có thể là cá nhân (Individual consultants) nếu yêu cầu của
khách hàng chỉ nhằm giải quyết vấn đề cụ thể mà chỉ cần một chuyên gia. Trong
trường hợp này thoả thuận khá đơn giản. Nếu chun gia đó thuộc cơng ty tư vấn thì
khó khăn hơn và giá cũng phải cao hơn do phải chi phí cho cơng ty và cơng ty có trách
nhiệm thay thế chuyên gia trong trường hợp cần thiết. Một nhóm kỹ sư tư vấn tự do có
thể được thuê để giải quyết một vấn đề. Khi cần một đội tư vấn tổng hợp để thực hiện
5
nhiệm vụ cụ thể trong thời gian nhất định thì việc thuê công ty tư vấn là tốt nhất. Công
ty có trách nhiệm bố trí nhân sự, có trách nhiệm cao nhất và lâu dài đối với khách
hàng.
Thông thường các khách hàng thuê tư vấn hành động như là cố vấn kỹ thuật, lập các
hồ sơ thiết kế, các tiêu chuẩn kỹ thuật, đấu thầu, giám sát xây dựng, quản lý dự án…
Trong một số trường hợp đặc biệt kỹ sư tư vấn còn thay mặt khách hàng thương thảo
với nhà thầu hoặc nhà cung cấp. Khi lựa chọn nhà tư vấn, khách hàng thường quan
tâm đến tình hình tài chính, năng lực chun mơn (các chun gia chính), kinh nghiệm
dự án, quốc gia tương tự…
1.1.1 Dịch vụ tư vấn xây dựng
1.1.1.1 Khái niệm về dịch vụ tư vấn xây dựng
Dịch vụ Tư vấn đã xuất hiện và được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam từ nhiều năm nay.
Trước đây, trong các giới hữu quan ở Việt Nam, Tư vấn thường được hiểu một cách
phổ biến như là "việc bán những lời khuyên nghề nghiệp" và "thường có sự hiểu lẫn
lộn giữa Tư vấn và Môi giới, giữa hoạt động tư vấn và việc đưa ra những lời khuyên
đơn giản".
Tư vấn là một dịch vụ trí tuệ, một hoạt động “chất xám” cung ứng cho khách hàng
những lời khuyên đúng đắn về chiến lược, sách lược, biện pháp hành động và giúp đỡ,
hướng dẫn khách hàng thực hiện những lời khuyên đó, kể cả tiến hành những nghiên
cứu soạn thảo dự án và giám sát quá trình thực thi dự án đạt hiệu quả yêu cầu.
Tư vấn xây dựng là một loại hình tư vấn đa dạng trong cơng nghiệp xây dựng, kiến
trúc, quy hoạch đô thị và nông thơn...có quan hệ chặt chẽ với tư vấn đầu tư, thực hiện
phần việc tư vấn tiếp nối sau việc của tư vấn đầu tư.
Tư vấn xây dựng cịn có thể được hiểu là các kiến trúc sư, kỹ sư, v.v. , những chuyên
gia xây dựng có kỹ năng đa dạng, cung cấp các dịch vụ thiết kế, quản lý cho một dự án
xây dựng thông qua các hợp đồng kinh tế. Cách hiểu này phản ánh bản chất đa dạng
của hoạt động tư vấn xây dựng, nó liên quan đến nhiều lĩnh vực, trong mọi giai đoạn
của dự án và địi hỏi khơng những khả năng về kỹ thuật, quản lý, mà còn phụ thuộc
6
một cách quyết định vào sự hiểu biết và những kỹ năng khác, bao gồm "cập nhật",
"phát hiện", "sáng tác", lựa chọn", "chuyển giao".
Kỹ sư tư vấn xây dựng là người có đủ trình độ, chun mơn để thực hiện công tác tư
vấn xây dựng. Ở Việt Nam, để được hành nghề Kỹ sư tư vấn xây dựng cần phải có
chứng chỉ hành nghề, phải có tối thiểu 3 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và số
lượng công trình đã tham gia phải đủ lớn theo yêu cầu của từng dự án.
Tổ chức tư vấn xây dựng là những đơn vị chuyên ngành, hoạt động độc lập về mặt
pháp lý và phục vụ khách hàng theo hợp đồng tư vấn về các hoạt động đầu tư xây
dựng.
1.1.1.2 Các loại hình dịch vụ tư vấn xây dựng
Theo Luật Xây dựng năm 2014, Hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng gồm:
- Tư vấn lập quy hoạch xây dựng;
- Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình;
- Tư vấn khảo sát xây dựng;
- Tư vấn thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng;
- Tư vấn thí nghiệm, kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng;
- Tư vấn quản lý dự án,
- Tư vấn giám sát thi công xây dựng;
- Tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu;
- Và công việc tư vấn khác có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng.
1.1.1.3 Vai trò của tư vấn xây dựng
Tư vấn xây dựng là sản phẩm của sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Sự cần thiết
của hoạt động tư vấn xây dựng xuất phát từ nhu cầu thực tế khách quan: Chủ đầu tư
cần đầu tư xây dựng cơng trình rất ít khi có đủ kiến thức, năng lực để thực hiện hoặc
kiểm tra, giám sát các hoạt động cần thiết để tạo nên cơng trình như mong muốn.
Thậm chí, chủ đầu tư đơi khi khơng định hình được một cách chính xác, cụ thể cơng
trình muốn xây dựng, vừa thỏa mãn nhu cầu sử dụng, vừa phù hợp với khả năng tài
chính trong khoảng thời gian cho phép. Chính vì thế nảy sinh nhu cầu cần có những
chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực xây dựng … Ngành xây dựng càng phát triển, các
7
cơng trình ngày càng đa dạng, phức tạp thì vai trò của nhà tư vấn xây dựng càng trở
nên quan trọng.
Với kiến thức, kinh nghiệm thực tế và vị trí độc lập của mình, các nhà tư vấn xây dựng
đóng vai trò là cố vấn, là các chuyên gia, là người hướng dẫn, là xúc tác, là đạo diễn
cho các hoạt động xây dựng. Các nhà tư vấn xây dựng thực hiện chức năng tham mưu,
đôn đốc giúp cho Chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng một cách hiệu
quả nhất.
Tư vấn xây dựng có vai trị tích cực trên phạm vi tồn nền kinh tế, là cấu nối giữa các
chủ đầu tư và nhà thầu, từ giai đoạn chuẩn bị dự án, khảo sát, thiết kế, quản lý dự án,
giám sát tiến độ thực hiện, đảm bảo chất lượng, khối lượng, giá thành... công trình.
Trong đó bao gồm cả tư vấn mua sắm vật tư, thiết bị, nghiệm thu, bảo hành sử dụng
cơng trình. Các hoạt động này nhằm hướng tới:
- Đáp ứng mong muốn của khách hàng có cơng trình đẹp, an tồn, bền vững, đem lại
hiệu quả kinh tế cao trong quá trình sử dụng.
-
Cơng trình được xây dựng với chi phí thấp nhất.
-
Cơng trình thân thiện với mơi trường.
Sự phát triển của công nghệ mới, tiên tiến của ngành xây dựng trong sự nghiệp cơng
nghiệp hóa của đất nước hiện nay đang là một đòi hỏi lớn của tư vấn xây dựng. Vì vậy
tư vấn xây dựng phải nắm vững, tìm được công nghệ mới, tiên tiến phù hợp với mặt tự
nhiên, mơi trường xã hội nhưng vẫn đảm bảo tính kinh tế kỹ thuật theo yêu cầu của
chủ đầu tư, trước mắt cũng như lâu dài.
Như vậy, chúng ta thấy vai trò của tư vấn xây dựng là cực kỳ quan trọng và cần thiết.
Làm tốt công tác này sẽ góp phần tạo ra sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao, góp
phần đảm bảo mục tiêu của Dự án đầu tư xây dựng.
1.1.2 Năng lực tư vấn xây dựng
Năng lực là tổ hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ và đặc điểm một tổ chức, cá nhân
cần để hồn thành tốt cơng việc.
8
Năng lực của một tổ chức bao gồm các nhóm năng lực chính như sau:
- Nhóm năng lực quản lý / lãnh đạo: là các yêu cầu đối với các cơng việc có tính chất
quản lý bao gồm hoạch địch, tổ chức, điều phối nguồn lực (ngân sách, con người…) và
thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá công việc. Tùy theo tính chất phức tạp, mức độ
và phạm vi quản lý mà mỗi chức danh có những yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực quản
lý khác nhau.
- Nhóm năng lực chuyên môn: là các kiến thức, kỹ năng về một lĩnh vực chun mơn
cụ thể cần để hồn thành một cơng việc, mang tính đặc thù cho vị trí cơng việc hoặc bộ
phận mà cá nhân cần có để có thể đảm nhận vị trí cơng việc đó.
- Nhóm năng lực về cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ: là các cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, trang thiết bị, máy móc và cơng nghệ sử dụng trong q trình sản xuất, khả năng
ứng dụng cơng nghệ thơng tin.
Năng lực tư vấn xây dựng phản ánh khả năng, quy mô, phạm vi của tổ chức, cá nhân
trong lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng.
Năng lực tư vấn của các tổ chức TVXD được thể hiện qua năng lực tổ chức quản lý,
mơ hình SXKD, năng lực chun môn và cơ sở vật chất chông nghệ của tổ chức.
Ngoài ra, năng lực tư vấn của các tổ chức TVXD còn được thể hiện qua kinh nghiệm
trong lĩnh vực tư vấn, uy tín của tổ chức đối với các chủ đầu tư.
Theo pháp luật về xây dựng Việt Nam, năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động xây dựng được quy định tại Thông tư số 17/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của
Bộ Xây dựng hướng dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây
dựng. Theo đó:
- Điều kiện đối với tổ chức:
+ Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật.
+ Nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng phải phù hợp với nội
dung đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật.
9
+ Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức
đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
+ Đối với các dự án, cơng trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà
máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức
danh chủ chốt thì ngồi u cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại cơng
việc thực hiện cịn phải được bồi dưỡng chun môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù
của dự án.
+ Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức có hiệu lực tối đa trong thời
hạn
5 (năm) năm. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày có thay đổi, hết hiệu lực
thì phải làm thủ tục cấp lại.
- Điều kiện đối với cá nhân: Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây
dựng khi đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú tại
Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngồi.
+ Có trình độ chun mơn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc
phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau: (1) Hạng I: Có trình
độ đại học thuộc chun ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc
phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 7 (bảy) năm trở lên; (2)
Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chun ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm
tham gia cơng việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 5 (năm)
năm trở lên; (3) Hạng III: Có trình độ chun mơn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm
tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 3 (ba)
năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 5 (năm) năm trở lên đối với cá nhân
có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp.
+ Đạt yêu cầu sát hạch về kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan
đến lĩnh vực hành nghề.
10
1.1.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực tư vấn của các tổ chức tư vấn xây dựng
Hiện nay thị trường đầu tư xây dựng trong nước có giảm hơn so với những năm trước
đây, đặc biệt là đối với các dự án có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, từ đó hoạt
động tư vấn đầu tư xây dựng cũng thu hẹp lại, trong khi các doanh nghiệp tư vấn xây
dựng vẫn có xu hướng phát triển về số lượng, đồng thời sự quản lý của Nhà nước về
hoạt động tư vấn xây dựng ngày càng chặt chẽ hơn, do đó sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp trong nước và với các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
ngày càng tăng, cơ hội để các doanh nghiệp tư vấn xây dựng trong nước tiếp cận với
các dự án có vốn đầu tư ngồi ngân sách Nhà nước rất khó khăn.
Trong bối cảnh hiện nay, việc tiếp cận các dự án vốn vay, làm việc với tư vấn nước
ngịai, ngày nay khách hàng đã có những địi hỏi ở mức quốc tế đối với các dịch vụ tư
vấn được cung cấp bởi tư vấn trong nước mà đơi khi khơng cần quan tâm chi phí tư
vấn vẫn cịn ở mức rất thấp. Tuy đó là một nghịch lý nhưng những đòi hỏi của khách
hàng về chất lượng tư vấn vẫn là chính đáng. Tuy nhiên năng lực cán bộ còn nhiều bất
cập. Trong khi tư vấn giải quyết các bài tóan kỹ thuật tương đối tốt thì họ ít được đào
tạo về quản lý xây dựng, khơng thơng thạo lắm về chính vai trị của tư vấn, nhầm lẫn
về trách nhiệm của mình trong từng dự án cụ thể.
Tự bản thân các công ty tư vấn, kỹ sư tư vấn đã và đang nhận ra rằng chất lượng dịch
vụ tư vấn của mình chưa đáp ứng yêu cầu của hiện tại và tương lai rất gần.
Do tiếp cận các dự án vốn vay, làm việc với tư vấn nước ngịai, ngày nay khách hàng
đã có những địi hỏi ở mức quốc tế đối với các dịch vụ tư vấn được cung cấp bởi tư
vấn trong nước mà đơi khi khơng cần quan tâm chi phí tư vấn vẫn cịn ở mức rất thấp.
Tuy đó là một nghịch lý nhưng những đòi hỏi của khách hàng về chất lượng tư vấn vẫn
là chính đáng. Ngồi dịch vụ khảo sát và thiết kế đã được các công ty tư vấn thực hiện
khá tốt, các công ty tư vấn đang cố gắng cung cấp các dịch vụ khác như quản lý dự án,
tư vấn đấu thầu, giám sát xây dựng… Tuy nhiên năng lực cán bộ còn nhiều bất cập.
Trong khi tư vấn giải quyết các bài toán kỹ thuật tương đối tốt thì họ ít được đào tạo về
quản lý xây dựng, khơng thơng thạo lắm về chính vai trị của tư vấn, nhầm lẫn về trách
nhiệm của mình trong từng dự án cụ thể.
11
Trong những năm gần đây, chất lượng dịch vụ tư vấn xuất hiện nhiều vấn đề, không
chỉ riêng tiến độ thực hiện chậm mà cịn có những sai sót phải điều chỉnh thiết kế
trong q trình thi cơng. Những sai sót trong thiết kế cũng khơng tránh được do cơng
tác kiểm sốt chất lượng sản phẩm cịn nhiều bất cập, trình độ chun gia cịn chưa
đáp ứng... Tuy nhiên, cũng cần nêu ra rằng các khách hàng (nhà nước) do không chủ
động được kế họach vốn mà khi được phép th tư vấn thì lại muốn hồn thành cơng
việc trong thời gian quá ngắn. Những điều chỉnh thiết kế trong q trình thi cơng là
điều bình thường (kể cả tư vấn nước ngồi) nhưng khách hàng cũng xem đó như là
những sai sót yếu kém của tư vấn.
Như vậy nếu năng lực tư vấn không được tăng cường, chúng ta không những bỏ mất
cơ hội thực hiện những dự án ODA mà ngay cả các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân
sách trong nước nhiều công ty, kỹ sư tư vấn cũng không đáp ứng được.
1.2
Nội dung cơ bản hình thành năng lực TVXD của các tổ chức tư vấn
1.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của các tổ chức tư vấn xây dựng
1.2.1.1 Cơ cấu tổ chức quản lý chức năng
Là kiểu cơ cấu tổ chức quản lý theo chức năng với những nhiệm vụ quản lý được phân
chia cho các đơn vị riêng biệt thực hiện dưới dạng các phịng chức năng, hình thành
nên các phân hệ chun mơn hóa và những người lãnh đạo chức năng. Lãnh đạo cao
nhất của tổ chức làm nhiệm vụ phối hợp điều hòa các chức năng.
Lãnh đạo tổ chức
Lãnh đạo chức năng A
1
2
3
Lãnh đạo chức năng B
4
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức kiểu chức năng
12
1.2.1.2 Cơ cấu trực tuyến
Là dạng cơ cấu tổ chức quản lý chỉ có một cấp trên chỉ huy và một số cấp dưới thực
hiện. Đặc điểm cơ bản của cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến là người lãnh đạo tổ chức
thực hiện tất cả các chức năng quản trị, các mối liên hệ giữa các thành viên trong tổ
chức được thực hiện theo đường thẳng, người thừa hành mệnh lệnh chỉ làm theo mệnh
lệnh của một cấp trên trực tiếp. Với những đặc điểm đó, cơ cấu này tạo thuận lợi cho
việc thực hiện chế độ một thủ trưởng, người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm hoàn tồn
về kết quả cơng việc của người dưới quyền.
Lãnh đạo tuyến 1
Người thực hiện
Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến
13
1.2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý hỗn hợp
Để khắc phục các nhược điểm của các cơ cấu trực tuyến và chức năng, hiện nay kiểu
cơ cấu hỗn hợp (trực tuyến - chức năng) được áp dụng rộng rãi và phổ biến cho mọi
doanh nghiệp.
Trong đó các nhiệm vụ quản lý giao cho những đơn vị chức năng riêng biệt (các phòng
chức năng) làm tham mưu tư vấn cho lãnh đạo cao nhất của tổ chức. Đặc điểm của cơ
cấu tổ chức quản lý theo kiểu kết hợp là lãnh đạo các phòng chức năng tư vấn, chuẩn
bị các quyết định quản lý và đưa tới cấp thực hiện (các văn phịng, xưởng, xí nghiệp
trực thuộc cơng ty) theo chỉ đạo của lãnh đạo Công ty. Việc điều hành quản lý vẫn theo
trực tuyến.
Lãnh đạo tổ chức
Lãnh đạo chức năng A
Hình 1.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức kiểu hỗn
hợp 1.2.1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý ma trận
Đặc điểm của cơ cấu này là ngoài những người lãnh đạo theo tuyến và các bộ phận
chức năng, cịn có những người lãnh đạo đề án hay sản phẩm, phối hợp hoạt động của
các bộ phận thực hiện một dự án nào đó.
Lãnh đạo
tổ chức
Hình 1.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức kiểu ma trận
14
Trong cơ cấu này mỗi nhân viên (hoặc bộ phận của bộ phận trực tuyến) được gắn với
việc thực hiện một đự án hoặc một sản phẩm nhất định. Đồng thời mỗi một nhân viên
của bộ phận chức năng cũng được gắn với một đự án hoặc sản phẩm nhất định.
Sau khi hoàn thành đự án, những nhân viên trong các bộ phận thực hiện đề án hay sản
phẩm không chịu sự lãnh đạo của người lãnh đạo theo đự án ấy nữa, mà trở về đơn vị
trực tuyến hay chức năng cũ của mình.
Ưu điểm của cơ cấu ma trận: có tính năng động cao; dễ dàng chuyển các nhân viên từ
việc thực hiện một dự án này sang việc thực hiện một dự án khác; sử dụng nhân viên
có hiệu quả hơn.
Nhược điểm kiểu cơ cấu này là nó thường chỉ áp dụng để thực hiện các mục tiêu ngắn
hạn và trung hạn.
1.2.2 Mơ hình tổ chức sản xuất sản phẩm tư vấn xây dựng
Một trong những khâu quan trọng nhất của đơn vị tư vấn là việc tổ chức dây chuyền
sản xuất các sản phẩm tư vấn. Qua việc xem xét đã cho thấy mỗi một tổ chức tư vấn có
một cách thức tổ chức sản xuất riêng, tuy cơ cấu tổ chức có khác nhau về số lượng các
đơn vị chun mơn và các phịng nghiệp vụ nhưng tựu trung lại được quy về năm mơ
hình cơ bản sau đây:
1.2.2.1 Mơ hình tổ chức sản xuất theo chun mơn hóa
Phạm vi áp dụng loại mơ hình này được áp dụng ở một số Công ty tư vấn lớn. Cơ cấu
tổ chức sản xuất này cho thấy những ưu điểm và nhược điểm sau:
+ Ưu điểm: Đây là mơ hình có tính hiện đại, được áp dụng ở nhiều nước tiên tiến,
mang tính chun mơn hóa theo các bộ môn; Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác,
hội nhập với tư vấn nước ngoài; Tập trung nguồn lực, chuyên gia giỏi để thực thi cùng
một lúc nhiều dự án và những dự án lớn để đáp ứng yêu cầu tiến độ của khách hàng;
Tạo ra môi trường thuận lợi cho việc học hỏi, trao đổi chuyên môn, đào tạo cán bộ trẻ
cho các bộ môn kỹ thuật; Thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị có cùng
chun ngành. Tích lũy lớn, lợi nhuận cao, tạo điều kiện cho phát triển doanh nghiệp.
15
+ Nhược điểm: Đơn vị Chủ trì đồ án và Chủ nhiệm đồ án khó điều hành trực tiếp
cơng việc mà phải qua các đơn vị bộ môn chuyên ngành, do vậy tăng thêm đầu mối xử
lý công việc, kéo dài thời gian thực hiện; Việc trao đổi thông tin để phối hợp giữa các
Chủ trì thiết kế với Chủ nhiệm đồ án và giữa các Chủ trì thiết kế với nhau chưa được
kịp thời; Việc hình thành các đơn vị chuyên ngành, làm tăng đầu mối quản lý và tăng
chi phí hành chính.
Hình 1.5: Mơ hình sản xuất theo chun mơn hóa
1.2.2.2 Mơ hình tổ chức sản xuất theo hình thức tổng hợp các bộ mơn
Hình 1.6: Mơ hình sản xuất theo hình thức tổng hợp các bộ mơn
Phạm vi áp dụng: mơ hình sản xuất này cũng được áp dụng ở đa số các tổ chức tư vấn
(các công ty, tổng công ty và doanh nghiệp tư nhân).
16