Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Lí luận dạy học hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.31 KB, 10 trang )

LÍ LUẬN DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI
Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA
LÍ LUẬN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI

CƠNG NGHỆ DẠY HỌC
I.

KHÁI NIỆM CÔNG NGHỆ, CÔNG NGHỆ DẠY HỌC:
1. Khái niệm công nghệ:

- Công nghệ không chỉ đơn thuần là thuật ngữ dành cho lĩnh vực kĩ thuật, công
nghiệp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Nội hàm của khái niệm cơng nghệ
mang tính phổ qt cao, bao trùm lên mọi lĩnh vực hoạt động ( vật chất và tinh thần )
của xã hội:
a) Quá trình ứng dụng vào thực tiễn những tri thức của một lĩnh vực đặc thù, cụ thể
nào đó (q trình trí tuệ).
b) Những khả năng hay sản phẩm được tạo ra bởi việc ứng dụng tri thức vào thực
tiễn (sản phẩm vật chất, tinh thần).
c) Những phương thức, cách thức, biện pháp để tạo ra sản phẩm nhờ tuân thủ
nghiêm ngặt các qui trình kỹ thuật, phương pháp hay tri thức (hệ thống phương
pháp, qui trình, cơng đoạn kỹ thuật).
d) Khuynh hướng đặc biệt nhằm giải quyết những vấn đề mang tính đặc thù của một
lĩnh vực cụ thể (sản phẩm trí tuệ).
2. Khái niệm cơng nghệ dạy học:

- Cơng nghệ dạy học (Technology of teaching) lần đầu được sử dụng trong bản
báo cáo của UNESCO năm 1970 với tiêu đề “Learning to be!” và được xác định như
một động lực thúc đẩy cho việc hiện đại hố q trình giáo dục trong thời đại mới.
- Hiệp hội Công nghệ và Truyền thông trong giáo dục (AECT: Association for


Educational Communications and Technology) định nghĩa : Công nghệ dạy học là
một quy trình phức tạp, tích hợp con người, ý tưởng, cách thức, phương tiện và
1


tổ chức để phân tích các vấn đề, đề xuất thực hiện, đánh giá, điều hành cách giải
quyết các vấn đề liên quan đến mọi phương diện dạy học” (1977).
 Hay nói cách khác: Cơng nghệ dạy học cũng chính là việc "cơng nghệ hố" q

trình dạy học kèm theo "phương tiện hố" mọi khâu của q trình này nhằm tạo
ra những điều kiện thuận lợi nhất để dạy học nhằm đảm bảo đạt mục tiêu đã đề
ra một cách hiệu quả, kinh tế, tối ưu ("kết quả công nghệ", sản phẩm cơng
nghệ)...

BẢN CHẤT CỦA CƠNG NGHỆ DẠY HỌC:

II.

1. Cơng nghệ dạy học được hiểu như một q trình "cơng nghệ hố" dạy học


Bản chất "cơng nghệ" trong q trình dạy học được bộc lộ ở những khía cạnh sau:

- Sự tính tốn thiết kế, lên kế hoạch tổ chức q trình dạy học (tính tốn đầu vào):
xác định đối tượng người học (trình độ, đặc điểm tâm sinh lý, giới tính, lứa tuổi...);
xác định nội dung dạy học; xác định điều kiện, phương tiện kỹ thuật dạy học; xác
định các yếu tố môi trường; xác định cách kiểm tra đánh giá...
- Việc xác lập mục tiêu dạy học (tính toán đầu ra).
- Việc tuân thủ trật tự, thứ bậc các thao tác, hành vi (không nhất thiết phải theo
một chương trình lập sẵn), điều chỉnh hoạt động hợp lý: xác định qui trình, các bước

dạy học; lựa chọn phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp.
- Tính hiệu quả của quá trình, các yếu tố nguồn lực.

2


- Khả năng đảm bảo đạt mục tiêu tương tự trong những lần khác lặp lại quá trình.

 Kĩ thuật (Trang thiết bị - phần cứng): bao gồm các phương tiện, công cụ, đồ

dùng, thiết bị dạy học (truyền thống và hiện đại).
 Con người: bao gồm năng lực sư phạm, trình độ chun mơn, đặc điểm nhân
cách, tâm sinh lý, kỹ năng thao tác, kinh nghiệm sống... của người dạy và người
học.
 Thông tin: bao gồm các tri thức khoa học, xã hội, vốn sống... đã được chọn lọc,

tích hợp vào quá trình dạy học.
 Quản lý-tổ chức-điều khiển: bao gồm hệ thống qui trình, thao tác, nguyên tắc,
nguyên lý, mối liên hệ hoạt động giữa các chủ thể hoạt động.


Một số học thuyết điển hình sau: Thuyết liên tưởng (J.Locke, G.Berkeley...),
Thuyết hành vi và mơ hình dạy học tạo tác, Thuyết kiến tạo nhận thức của
J.Piaget, Quan điểm sư phạm tương tác (R. Madeleine, J.M. Dénommé), mơ hình
dạy học trực tiếp (Direct Instruction),… đều có thể chỉ ra được những đặc điểm
cơng nghệ, tính cơng đoạn, qui trình... xuất hiện trong việc dạy học.

3



2. Công nghệ dạy học được hiểu như một sản phẩm (kết quả) được "đóng
gói" để chuyển giao.
Q trình "cơng nghệ hoá" dạy học được thể hiện rất rõ trong những nỗ lực xác lập
và triển khai hiệu quả các mơ hình dạy học, phương pháp, kỹ thuật dạy học cụ thể nhằm
đáp ứng các mục tiêu dạy học. Các mơ hình, cách thức, kỹ thuật, qui trình dạy học này
đã được nghiên cứu, thử nghiệm để cho ra những kết quả tương đương trong những điều
kiện cụ thể, đã được "đóng gói" để sử dụng. Việc áp dụng triệt để các mơ hình, phương
pháp dạy học cụ thể này sẽ giúp đảm bảo đạt được mục tiêu dạy học đề ra. Một số hệ
hình và mơ hình dạy học hiện nay:


Mơ hình Top-Down (Trên xuống): Người dạy thơng báo, cung cấp thông tin
một chiều, trực tiếp, mối quan hệ giữa người dạy và người học là quan hệ trên-

xuống, quyền uy...
• Mơ hình Social (Xã hội): Lớp học được coi là một "xã hội" thu nhỏ, người dạy
là người định hướng, hỗ trợ, tổ chức, điều khiển, xuất hiện mối quan hệ ngang,
qua lại giữa người dạy và người học
• Mơ hình Bottom-Up (Dưới lên): Q trình dạy học được thực hiện xuất phát từ
nhu cầu, nguyện vọng của người học, người học làm trung tâm...
• Mơ hình dạy học trực tiếp (chỉ dẫn trực tiếp, dạy học bằng các hoạt động tương


tác trực tiếp: cùng nhau, cùng lúc, cùng nhiệm vụ...).
Mơ hình dạy học gián tiếp (dạy học qua nghiên cứu, bằng tình huống, tự học, tự
nghiên cứu, học qua trải nghiệm…).

3. Công nghệ dạy học được hiểu là việc tích hợp các yếu tố, sản phẩm cơng
nghệ vào q trình dạy học.
Một cách tổng qt có thể coi cơng nghệ dạy học là những lí thuyết và hoạt động

thực tiễn nhằm thực hiện quá trình dạy học ở các khía cạnh thiết kế, quản lí, tổ chức
triển khai, ứng dụng sản phẩm và kiểm tra đánh giá.

4


IV. ĐỊNH HƯỚNG BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ DẠY HỌC
- Áp dụng bài giảng điện tử trong dạy học hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin.
- Áp dụng những chiến lược dạy học mới:
+ Dạy học bằng bằng chính hoạt động học tập của người học.
+ Dạy học cá thể hoá trong hoạt động tương tác, hợp tác.
+ Dạy học hướng vào dạy cách tự học, tự nghiên cứu.
+ Dạy học dựa trên sự đánh giá và tự đánh giá.
- Tạo môi trường học tập mới đa phương thức.
+ Hệ thống tự tổ chức (có định hướng của người dạy), mang tính mở.
+ Mơi trường bình đẳng, dân chủ, tự nguyện giúp nâng cao hiệu quả chất lượng quá
trình dạy học nhờ việc cải tiến h oạt động nhận thức tích cực mang định hướng cá nhân
của người học, dạy học dựa trên năng lực và đánh giá thực.

5


- Phát huy vai trị, vị trí của người dạy và người học.
- Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy-học, nên sử dụng cách dạy học
theo nhóm nhỏ, tranh luận và trình bày, nêu vấn đề và giải quyết, dạy học theo kiểu
“dự án”...
- Xây dựng bài giảng có tích hợp phương tiện kĩ thuật và CN trong dạy học.
Trong giai đoạn hiện nay, khi vấn đề đa dạng hóa cách hình thức dạy học, tạo cơ hội,
tăng khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học, mở rộng nguồn học liệu được đặt ra
một cách cấp thiết, việc áp dụng triển khai bài giảng điện tử (E-lesson) có thể coi như

một giải pháp hữu hiệu nhằm tạo ra một hình thức dạy học mới, cho phép vượt lên các
giới hạn về không gian và thời gian, tạo ra cơ hội bình đẳng, phát huy tính chủ động
của người học (ở mọi bậc học).
III.

VÍ DỤ MINH HỌA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ DẠY HỌC TRONG
BÀI HỌC Ở CẤP TIỂU HỌC
Giáo án
Tự nhiên và xã hội 1
CÂY GỖ

I. MỤC TIÊU :

Đầu vào: Hiểu biết (kiến thức) mà học sinh đã có về các lồi cây (tên gọi, các bộ phận
trên cây...); thái độ (tình cảm) với các lồi cây, ý thức bảo vệ mơi trường...(nếu có)
Đầu ra:
1. Kiến thức: Hs kể được tên và nêu lợi ích của một số cây gỗ.
- Chỉ được rễ , thân , lá, hoa của cây gỗ.
- HS có ý thức chăm sóc cây gỗ ở nhà, khơng bẻ cây, trèo cây nơi cơng cộng.
- HS có thể kể về một số cây gỗ: ích lợi...
2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng có ý thức chăm sóc cây gỗ ở nhà , không bẻ cây, hái
hoa nơi công cộng.
3.Thái độ: Giáo dục HS lịng say mê u thích mơn học.
6


* GDMT: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ cây cối.
* KNS: + Kĩ năng tư duy phê phán: hành vi bẻ cây nơi cơng cộng.
+ Tìm kiếm và xử lý thông tin về cây hoa.
+ Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.

4. Từ đó góp phần hình thành và phát triển các năng lực :
- Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên và
con người.
Điều kiện: môi trường lớp học (rộng/ hẹp); cơ sở vật chất (máy chiếu, bảng tương
tác, tranh ảnh minh họa, bảng phụ....); đối tượng học sinh (trình độ học sinh trung
bình/ khá/giỏi; kiến thức đối với mơn học; thái độ u thích mơn học...)
Phương phápvà hình thức tổ chức:
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực
hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
Nội dung: Ngữ liệu, kiến thức về bài “Cây gỗ”
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY:
1. HĐ khởi động: (3 phút)

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ:

- Cho HS hát bài: “ Em yêu cây xanh”.
* Mục tiêu: - Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới và kết nối bài..
* Cách thực hiện: - GV cho HS hát,
nhận xét...(Video bài hát)

- HS hát.

- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- HS nhắc lại đầu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới : (24 phút)
* Mục tiêu: Hs kể được tên và nêu lợi ích của một số cây gỗ.


7


- Chỉ được rễ , thân , lá, hoa của cây gỗ.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, nhóm, chia sẻ trước lớp.
*Phương pháp: Phương pháp quan sát, thực hành, thuyết trình - giảng giải
1: Quan sát cây gỗ.
- HS nhận ra cây nào là cây gỗ và phân biệt

- Cả lớp ra sân quan sát cây gỗ.

các bộ phận chính cây gỗ.
- GV tổ chức cho cả lớp ra sân trường, dẫn
các em đi quanh sân và yêu cầu các em chỉ - Cá nhân quan sát , trả lời câu hỏi của
xem cây nào là cây gỗ - nói tên cây đó là gì? gv
- GV cho HS dừng lại bên 1 cây gỗ và cho - Hs khác bổ sung
các em quan sát để trả lời các câu hỏi sau:
+ Cây gỗ này tên gì ?

- Hs xem, ghi nhớ tên 2, 3 loại

+ Hãy chỉ các bộ phận của cây ? Em có nhìn cây.
thấy rễ nó khơng ?
+ Thân cây này có đặc điểm gì ? ( Cao hay
thấp , to hay nhỏ cứng hay mềm so với cây
rau , cây hoa đã học )
- Hs xem thêm tranh một số cây gỗ, chỉ rõ các
bộ phận rễ , thân , lá, hoa của cây gỗ.
(Slides chiếu của GV)

* Kết luận: Giống như các cây đã học, cây
gỗ cũng có rễ, thân, lá và hoa. Nhưng gỗ
thân cao và to cho ta gỗ để dùng. Cây gỗ
cịn có nhiều cành lá xum x làm bóng mát
- Giãn tiết.
2: Làm việc với SGK
Bước 1:
- Chia nhóm 2 em quan sát tranh trả lời câu
hỏi SGK.
8


- Gv giúp đỡ và kiểm tra hoạt động của hs

- Từng nhóm đơi thảo luận

Bước 2 :
- Gv gọi hs trả lời các câu hỏi sau :
+ Cây gỗ được trồng ở đâu ?
+ Kể tên 1 số cây thường gặp ở địa phương

- 1 em hỏi ,1 em trả lời

mình
+Kể tên 1 số đồ dùng được làm bằng cây gỗ

- Hs trả lời

+ Cây gỗ có ích lợi gì ?


- Hs khác nhận xét , bổ sung

* Lưu ý: - GD học sinh biết trồng cây cây,
chăm sóc cây và bảo vệ cây.
* Kết luận: Cây gỗ trồng để lấy gỗ, làm - Hs lắng nghe
bóng mát, ngăn lũ. Cây gỗ có rất nhiều lợi
ích. Vì vậy Bác Hồ đã nói: “Vì lợi ích 10
năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng
người”.
3. Hoạt động thực hành: (5 phút)
* Mục tiêu: HS kể được tên và nêu lợi ích của một số cây hoa.
- Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của cây hoa.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, nhóm, chia sẻ trước lớp.
*Phương pháp: Phương pháp thực hành, trị chơi.
Trị chơi : “ Ai thơng minh hơn?’
- Gv cho hs lên tự làm cây gỗ, 1 số hs hỏi - Một số hs lên làm cây gỗ
câu hỏi .
- Hs trả lời đúng , nhanh , thắng cuộc được- VD: Hỏi bạn tên gì ?
tuyên dương .

Bạn trồng cây ở đâu ?
Bạn có lợi ích gì ?....

4. Hoạt động vận dụng: (2')
- Gọi HS nêu lợi ích của cây gỗ.
5. Hoạt động sáng tạo: ( 1’)
9


- Em hãy vẽ 1 cây lấy gỗ mà em thích.

- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị một số loại cá.

10



×