Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất lạc tiên passiflora foetida l tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 63 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

NÔNG ĐỨC HIẾU

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG,
NĂNG SUẤT LẠC TIÊN (Passiflora foetida L.)
TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

Thái Nguyên - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

NÔNG ĐỨC HIẾU

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG,
NĂNG SUẤT LẠC TIÊN (Passiflora foetida L.)
TẠI THÁI NGUYÊN
NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 86 20 201


LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. ĐÀM VĂN VINH
2. TS. NGUYỄN THỊ THU HIỀN

Thái Nguyên - 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là hoàn toàn
trung thực. Các số liệu và kết quả công bố trong Luận văn là công trình
nghiêm túc của tôi. Nếu có gì sai phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
trước đơn vị đào tạo và trước pháp luật.
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 9 năm 2020
Học viên

Nông Đức Hiếu


ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất, sâu sắc nhất tới TS.
Đàm Văn Vinh và TS. Nguyễn Thị Thu Hiền, người đã tận tình hướng dẫn,
truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản cũng như đóng góp những ý kiến
quý báu giúp tôi hoàn thành bản Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn phòng Đào tạo (bộ phận Sau Đại học) Trường ĐHNL Thái Nguyên, xin cảm ơn các Thầy Cô tại Trường ĐHNL
Thái Nguyên và Khoa Lâm nghiệp đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể
tham gia học tập và hoàn thành tốt Luận văn Thạc sĩ. Tôi xin cảm ơn 06 sinh

viên Khoa Lâm nghiệp – Trường ĐHNL Thái Nguyên khóa 2016 - 2020 đã
hỗ trợ, giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành Luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, những
người đã luôn quan tâm, động viên, chia sẻ và khuyến khích tôi trong suốt
thời gian qua.
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 9 năm 2020
Học viên

Nông Đức Hiếu


iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thời vụ gieo trồng và lịch theo dõi cho thí nghiệm 2 .................... 26
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến số lượng và tỷ lệ hạt nẩy mầm
của lạc tiên.......................................................................................................28
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến thời gian nảy mầm của Lạc
tiên (ngày) ..................................................................................... 30
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến sự phân cành cấp 1 của Lạc
tiên sau gieo 56 ngày .................................................................... 31
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của các chế phẩm ĐHST đến Doo và Hvn của Lạc tiên
(cm) ............................................................................................... 32
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của công thức bón phân đến Doo và Hvn của Lạc
tiên (cm) ....................................................................................... 33
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến tỷ lệ phân cành của cây
cây Lạc tiên ................................................................................... 35
Bảng 3.7. Tần suất bắt gặp sâu hại cây Lạc tiên ở thí nghiệm các cơng thức
bón phân ........................................................................................ 36
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến sinh khối cây Lạc tiên ... 38
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của thời vụ gieo đến động thái tăng trưởng Doo và Hvn

của Lạc tiên (cm) ......................................................................... 39
Bảng 3.10. Tần suất bắt gặp sâu hại cây Lạc tiên ở ngoài luống thí nghiệm về
thời vụ gieo(%) ............................................................................. 42
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất sinh khối cây Lạc tiên .. 43


iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Tỉ lệ nảy mầm của hạt Lạc tiên của các công thức thí nghiệm xử lý
chế phẩm ĐHST (%) ..................................................................... 29
Hình 3.2. Hạt Lạc tiên nảy mầm ở các công thức thí nghiệm ........................ 30
Hình 3.3 Ảnh hưởng của các chế phẩm ĐHST đến động thái tăng trưởng
chiều dài thân chính cây Lạc tiên ................................................. 32
Hình 3.4 Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến động thái tăng trưởng
Doo cây Lạc tiên ........................................................................... 34
Hình 3.5 Đồ thị về ảnh hưởng của các công thức bón phân động thái tăng
trưởng Hvn cây Lạc tiên ............................................................... 34
Hình 3.6. Theo dõi chỉ tiêu sinh khối cây Lạc tiên ở thí nghiệm phâm bón...39
Hình 3.7 Động thái tăng trưởng Hvn của Lạc tiên (cm) ngoài luống thí
nghiệm của các thời vụ trồngkhác nhau ....................................... 40
Hình 3.8 Động thái tăng trưởng Doo của Lạc tiên (cm) ngoài luống thí
nghiệm của các thời vụ trồng khác nhau ...................................... 40


v
DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

Chữ cái viết tắt


Nghĩa từ viết tắt

BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

CS

Cộng sự

CT

Công thức

Hvn

Chiều dài thân cây

n0

Dung lượng mẫu ban đầu

nt

Dung lượng mẫu hiện tại

D00

Đường kính gớc


KVNC

Khu vực nghiên cứu

mm

Milimet

NL

Nhắc lại

Stt

Sớ thứ tự

TB

Trung bình

cm

Xentimet

YHCT

Y học cổ truyền


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................iv
DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT................................................................v
MỤC LỤC ......................................................................................................vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ...................................................... 4
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ..................................... 5
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 5
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................... 9
1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 15
1.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................. 15
1.3.2. Đặc điểm điều kinh tế - xã hội .............................................................. 16
1.4. Đặc điểm chung của cây Lạc tiên ............................................................ 17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 19
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 19
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 19
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19


vii
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 19

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 19
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................... 19
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 28
3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm điều hòa sinh trưởng đến quá trình sinh trưởng,
phát triển cây Lạc tiên tại tỉnh Thái Nguyên ................................................... 28
3.1.1. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến quá trình nảy mầm của Lạc tiên ở
giai đoạn vườn ươm ........................................................................................ 28
3.1.1.1. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến số lượng và tỷ lệ hạt nẩy mầm
của cây Lạc tiên...............................................................................................28
3.1.1.2. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến thời gian nẩy mầm của cây Lạc
tiên...................................................................................................................29
3.1.2. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến sinh trưởng của cây Lạc tiên .... 31
3.1.2.1 Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến tỷ lệ phân cành cấp 1..............31
3.1.2.2.Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến đường kính gốc ( Doo) và chiều
dài thân chính ( Hvn) của cây lạc tiên.............................................................32
3.2. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến quá trình sinh trưởng, phát triển
cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại tỉnh Thái Nguyên ................................. 33
3.2.1. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến chiều dài thân chính (Hvn) và
đường kính gôc (Doo) cây Lạc tiên ................................................................ 33
3.2.2. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến tỷ lệ phân cành của cây
Lạc tiên ở ngoài luống thí nghiệm .................................................................. 35
3.2.3. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sâu bệnh hại trên cây Lạc
tiên ................................................................................................................... 36
3.2.4. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sinh khối cây Lạc tiên.... 38
3.3. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến quá trình sinh trưởng, phát triển cây
Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại tỉnh Thái Nguyên ........................................ 39
3.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ gieo đến Hvn và Doo cây Lạc tiên ................... 39
3.3.2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tình hình sâu bệnh hại cây Lạc tiên 41



viii
3.3.3. Ảnh hưởng của mùa vụ trồng đến năng suất sinh khối cây Lạc tiên .... 43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 45
1. Kết luận ....................................................................................................... 45
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47
PHỤ LỤC


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã công bố, tỉ lệ người mất ngủ
có thể từ 4% cho tới 48% tùy theo đối tượng và lứa tuổi. Khoảng 33% dân số bị
một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 18% không thoả mãn với giấc ngủ.
30% bệnh mất ngủ có liên hệ bệnh tâm thần... Theo số liệu thống kê, có tới
khoảng 20% dân số gặp phải tình trạng mất ngủ về đêm. Trước đây tình trạng
khó ngủ về đêm, mất ngủ… thường chỉ xảy ra ở những người cao tuổi thì hiện
nay càng có nhiều người trẻ phải vật lộn chứng khó ngủ, mất ngủ. Tình trạng
khó ngủ, mất ngủ về đêm kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, làm ảnh hưởng tới
cuộc sống và hiệu quả công việc. Việc sử dụng thuốc ngủ và thuốc an thần
trong thời gian dài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và có thể gây nghiện. Hiện
nay, sử dụng thảo dược trong điều trị mất ngủ và rối loạn an thần đang được
chú trọng, khắc phục được các hạn chế của thuốc ngủ và thuốc an thần.
Cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) là một loại dược liệu được dùng
trong sản xuất đông dược và tân dược. Cây còn có nhiều tên gọi: cây Lạc, cây
Lồng đèn, Hồng tiên, Mắc mát, Long châu quả... Cây Lạc tiên có trong Dược
điển Pháp và được nhiều nước ở châu Âu, Mỹ sử dụng. Các nghiên cứu
cho thấy nó có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: trấn tĩnh, an thần,

chớng hồi hộp, lo âu, mất ngủ. Nó cịn có tác dụng trực tiếp lên cơ trơn,
làm giãn và chống co thắt nên chữa được các chứng đau do co thắt đường
tiêu hóa, tử cung.
Dân gian thường dùng dây và lá cây Lạc tiên sắc uống làm thuốc an
thần chữa mất ngủ. Theo Đỗ Tất Lợi, dây, lá, hoa cây Lạc tiên thái nhỏ, phơi
khô có công dụng an thần, giải nhiệt, mát gan; chữa trị chữa đau đầu, mất
ngủ, thường phối hợp thêm với một số vị thuốc khác. Quả cây Lạc tiên vị


2
ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, dùng chữa ho do
phế nhiệt, phù thũng, giã đắp chữa ung nhọt lở loét ở chân.
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc có điều kiện
tự nhiên, khí hậu thích hợp với phát triển trồng cây dược liệu. Trong quy
hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 đã xác định
rõ trồng cây dược liệu là một hướng phát triển bên cạnh phát triển các cây
trồng truyền thống với mục tiêu hình thành một số vùng chuyên canh trông
cây dược liệu. Cây Lạc tiên là một loại thảo dược quý được sử dụng khá phổ
biến trong y học cổ truyền, có tác dụng an thần, giải nhiệt mát gan,....cây có
phân bớ nhiều tỉnh thành trong cả nước và chủ yếu được khai thác tự nhiên
mà ít quan tâm tới gây trồng làm cho nguồn dược liệu tự nhiên cạn kiệt. Do
đó việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng loài là cần thiết và có ý
nghĩa trong công tác bảo tồn, phát triển loài cây dược liệu này.
Xuất phát từ lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh
hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất lạc tiên
(Passiflora foetida L.) tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được loại chế phẩm và nồng độ chế phẩm điều hòa sinh
trưởng thích hợp nhất cho cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) nhân giống
bằng hạt.

- Xác định được thời vụ trồng thích hợp nhất cho quá trình sinh
trưởng, phát triển của cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) nhân giống
bằng hạt.
- Xác định được công thức bón phân hiệu quả nhất cho quá trình
sinh trưởng, phát triển của cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) nhân giống
bằng hạt.


3
3. Ý nghĩa của đề tài
- Về khoa học: Là tài liệu trong học tập, cho những nghiên cứu tiếp theo
và là cơ sở trong những đề tài nghiên cứu trong các lĩnh vực có liên quan.
- Về thực tiễn: Kết quả thu được sẽ là cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng
quy trình trồng phục vụ phát triển nguồn gen và sản xuất đại trà Lạc tiên tại
Thái Nguyên.


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Rất nhiều dân tộc trên thế giới, nhất là những nước nghèo, dựa vào
những loại cây thu hái hoang dại để làm thức ăn, vật liệu xây dựng, chất đốt,
thuốc chữa bệnh và cho nhiều mục đích khác. Đặc biệt hiện nay, tri thức bản
địa về cách dùng thuốc đã và đang phát triển ở một số nước trên thế giới.
Tại Việt Nam, nguồn tài nguyên thực vật đang đứng trước nguy cơ suy
giảm nhanh chóng, do tác động của nhiều nguyên nhân như: tăng dân số, hậu
quả của việc tranh nhau các hình thức sử dụng đất để canh tác, xây dựng, khai
thác, tàn phá một cách vô ý thức. Bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân, kho
tàng tri thức dân gian quý báu của các dân tộc thiểu số đang bị suy giảm

nhanh chóng, đặc biệt là tri thức y học bản địa (Nguyễn Thị Thanh Vân,
2005). Việt Nam là quốc gia có nhiều loại dược liệu quý, hiếm và vốn tri
thức y học truyền thống dân tộc với nhiều bài thuốc có giá trị, thực sự là
một kho tàng vô giá để tạo ra các sản phẩm thuốc, dược liệu để phát triển
nền y dược cổ truyền (Hải Yến, 2019).
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có đến 80% dân số ở các nước
đang phát triển vẫn dựa vào thuốc thảo dược để chăm sóc sức khỏe cộng
đồng. Còn tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, mỗi
năm nước ta tiêu thụ khoảng 50-60 nghìn tấn các loại dược liệu khác nhau, sử
dụng vào việc chế biến vị thuốc y học cổ truyền, nguyên liệu ngành công
nghiệp dược hoặc xuất khẩu (Phùng Tuấn Giang, 2016). Việc bảo tồn cây
thuốc dân tộc khác với việc bảo tồn các loại cây khác, vì nó gắn liền với tri
thức sử dụng của dân tộc thiểu số, nếu yếu tố tri thức mất đi thì cây thuốc trở
thành cây hoang dại, phi tác dụng (Nguyễn Thị Thanh Vân, 2005). Vì vậy,


5
nghiên cứu về các loài cây thuốc là hết sức cần thiết cho việc bảo tồn và phát
triển các loài cây thuốc và bài thuốc cho thế hệ hôm nay và mai sau.
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển
việc chăm sóc sức khỏe ít nhiều vẫn còn liên quan đến y học cổ truyền
(YHCT) hoặc thuốc từ dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài
thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào
chế và sản xuất các chế phẩm có nguồn gớc thiên nhiên từ cây dược liệu để hỗ
trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh. Theo thống kê của WHO, ở Trung Quốc
doanh số thị trường thuốc từ dược liệu đạt 26 tỷ USD (2008, tăng trưởng hàng
năm đạt trên 20%), Mỹ đạt 17 tỷ USD (2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD
(2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), châu Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004), ...

Tính trên tồn thế giới, hàng năm doanh thu thuốc từ dược liệu ước đạt
khoảng trên 80 tỷ USD.
Ở Trung Q́c, có 940 xí nghiệp và xưởng sản xuất thuốc từ cây cỏ với
6266 mặt hàng; doanh thu các thuốc từ cây cỏ chiếm 33,1% thị trường thuốc
năm 1995; tổng giá trị xuất khẩu dược liệu và thuốc cổ truyền từ năm 1997
đạt 600 triệu USD. Hiện nay, Trung Q́c có chủ trương đầu tư mạnh cho
cơng tác nghiên cứu dược liệu, đã tự túc được khoảng 90% nhu cầu thuốc
trong nước, trong đó thuốc sản xuất từ nguồn gốc thực vật chiếm ưu thế.
Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là
những nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,
Việt Nam, Thái Lan, Bangladesh...ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi...ở
Châu Mỹ La tinh như Brasil, Uruguay...
Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là những nước thuộc liên
minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới. Trung bình hàng


6
năm các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD dược liệu và gia
vị. Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là Indonesia, Trung
Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Đức.
Nhu cầu về dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu (thuốc được sản xuất
từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất)
có xu hướng ngày càng tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Xu thế
trên thế giới con người bắt đầu sử dụng nhiều các loại thuốc chữa bệnh và bồi
dưỡng sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược hơn là sử dụng thuốc tân dược vì
nó ít độc hại hơn và ít tác dụng phụ hơn. Hơn nữa hiện còn nhiều triệu chứng
và bệnh hiểm nghèo chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị, người ta hi vọng rằng
từ nguồn động thực vật tự nhiên hoặc từ vốn trí tuệ bản địa của các cộng
đồng, qua nghiên cứu sàng lọc có thể cung cấp cho nhân loại những hợp chất
có hoạt tính sinh học cao để làm ra các loại thuốc mới có hiệu quả chữa bệnh

như mong muốn. Nghiên cứu sàng lọc cây dược liệu hiện cũng được chú
trọng ở nhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực như dược liệu, công nghiệp thực phẩm,
mỹ phẩm ...
Theo thống kê hiện nay tỷ lệ số người sử dụng YHCT trong chăm sóc
sức khỏe và điều trị bệnh ngày càng tăng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Các
nước Châu phi, ...Ở Trung Quốc chi phí cho sử dụng YHCT khoảng 10 tỷ
USD, chiếm 40% tổng chi phí cho y tế, Nhật Bản khoảng 1,5 tỷ USD, Hàn
Quốc khoảng trên 500 triệu USD.
Nhận thức được tầm quan trọng của dược liệu, Hội nghị môi trường và
phát triển của Liên hợp quốc (UNCED) năm 1992 đã thông qua Chương trình
nghị sự 21 đã xác định vài trò quan trọng của cây dược liệu, góp phần bảo vệ
môi trường sinh thái và là nguồn nuôi sống người dân miền núi. Do đó các tổ
chức thế giới như FAO, UNCED, WB, v.v… đã xây dựng nhiều chương trình,
giúp các nước bảo tồn, nuôi trồng và khai thác cây dược liệu theo hướng phát


7
triển bền vững, tạo nguồn thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế, đảm bảo an
ninh lương thực, ổn định xã hội cho người dân miền núi.
Từ những nhận thức về tầm quan trọng của dược liệu, Chiến lược bảo
tồn, khai thác và phát triển cây cây dược liệu đã được thực hiện ở nhiều Q́c
gia. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều vấn để cần giải quyết như nguồn gen chưa được
đánh giá, tuyển chọn, thiếu quy trình công nghệ nhân giớng hiệu quả; quy
trình nhân giớng cịn ở quy mơ nhỏ; thiếu quy trình nuôi trồng hoặc quy trình
công nghệ sản xuất ở quy mô nhỏ, thiếu nguồn cây giống, hạt giớng tớt.
Cây lạc tiên có nhiều giá trị thực phẩm và dược học đã được nghiên
cứu và sử dụng trên thế giới. Quả tươi được sử dụng ăn trực tiếp ở Thái Lan
(Dassanayake và Hicks, 1994). Các bộ phận của Passiflora foetida có nhiều
dược tính khác nhau để điều trị đau mãn tính, ho, hen suyễn, mất ngủ, các vấn
đề tiêu hóa, bao gồm chứng khó tiêu (Da Costa Sacco, 1980). Phân tích cao

chiết methanol lá cây Lạc tiên có tác dụng diệt nấm và chớng vi khuẩn thấy có
sự hiện diện của hợp chất cyclopropane, triterpene và glycoside (Gardner,
1989). Expectorant chiết xuất từ cây lạc tiên có tác dụng lên hệ thần kinh,
chống co thắt và chống viêm trên chuột nghiên cứu (Fernandes và cs.,, 2013).
Nghiên cứu của Patil và cộng sự cho thấy rằng chất chiết xuất từ P. foetida có
tác dụng chớng trầm cảm có thể được sử dụng trong điều trị bệnh nhân trầm
cảm rối loạn (Patil và cs.., 2015). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các thành phần
chiết từ cây Lạc tiên như vitexin có thể chớng viêm và Kaempferol, Apigenin
và luteolin có thể dẫn đến phát triển thuốc chống dị ứng để bồi thường sử
dụng thuốc quá nhiều steroid (Brindha và cs.., 2012). Dịch chiết từ cây Lạc
tiên đã được nghiên cứu chứng minh hoạt tính chớng oxi hóa, hạ đường hút
và ức chế tế bào ung thư (Balasubramaniam và cs., 2010; Asir và cs.., 2014a;
Asir và cs.., 2014b).


8
C. Mohanasundari và cs... (2007), đã nghiên cứu đặc tính kháng khuẩn
của cây Lạc tiên chiết xuất từ lá và quả (ethanol và acetone) để chống lại 4
loại vi khuẩn gây bệnh ở người là Pseudomonas putida, Vibrio cholerae,
Shigella flexneri và Streptococcus pyogenes kết quả cho thấy chiết xuất từ
Lạc tiên có hoạt tính vượt trội để chớng lại các mầm bệnh virus trên. Kết quả
của nghiên cứu này đã tiếp tục khẳng định và đặt nền móng cho các bài thuốc
trong dân gian để chữa các bệnh như tiêu chảy, đường ruột, họng, nhiễm
trùng tai, sớt và bệnh ngồi da.
Md. Asadujjaman và cs... (2014), nghiên cứu tiềm năng dược liệu của
cây Lạc tiên chiết xuất hoạt động sinh học và dược lý kết quả cho thấy
chiết xuất có hoạt tính giảm đau và chớng tiết niệu, đồng thời nghiên cứu
cũng chứng minh rằng chiết xuất Lạc tiên này cũng sở hữu khả năng gây
độc tế bào.
Odewo và cs... (2014), trong bài phân tích gần và phổ của Lạc tiên cho

hay cây chứa protein thô từ 25,83 đến 26,05%, chất xơ thô từ 9,55 đến
90,61%, chất béo thô từ 2,87 đến 2,98%, Tro từ 28,55 đến 28,84%,
carbohydrate từ 40,46 đến 40,69% và độ ẩm từ 1,79 đến 1,96%. Mỗi chất
dinh dưỡng thực hiện chức năng cụ thể trong hệ thống cơ thể. Điều này thực
sự làm cho cây có tính dược liệu cao với mức độ độc hại thấp. Độ ẩm của lá
phù hợp với định nghĩa của các loại rau được đặc trưng với hàm lượng nước
cao. Chất xơ cũng có tác dụng sinh hóa đối với sự hấp thụ và tái hấp thu axit
mật cũng như sự hấp thụ chất béo và cholesterol trong chế độ ăn uống. Chiết
xuất của lá được tìm thấy có chứa các hợp chất dinh dưỡng cần thiết theo
dược phẩm cũng như trong thực phẩm bổ sung.
Sanjeet Kumar và cs... (2016), đã nghiên cứu và cho rằng cây Lạc tiên
có thể được tìm thấy trên khắp các bang Odisha của Ấn Độ và cây có vai trị
như một cây th́c chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học như steroids,


9
tannins và alkaloids. Các bộ phận của cây Lạc tiên có khẳ năng chớng vi
khuẩn, chớng tiêu chảy, chớng oxy hóa và chớng lở lt. Các nghiên cứu sâu
hơn là cần thiết để đề cập nhiều hơn về biến đổi hình thái, đang dạng sinh
thái, dược lý và sinh học để phân lập các hợp chất hoạt tính sinh học mới cho
phát triển nguồn cây thuốc.
Dewi Yuliana và cs... (2014 – 2015), kiểm tra hoạt chất chớng oxy hóa
với chiết xuất Lạc tiên trên chuột nâu (Rattus Norvegicus) với 18 con chuột
và chia thành 6 nhóm gồm nhóm bình thường, nhóm đối chứng được tiêm
trong màng bụng với liều CCl4 1,0 ml/kgwb và Na-CMC, nhóm Điều trị bằng
Vitamin C, điều trị theo nhóm bằng chiết xuất Permot liều 100 mg/kgwb, 200
mg/kgwb và 400 mg/kgwb, việc điều trị của tất cả các nhóm được tiến hành
trong 7 ngày. Phân tích dữ liệu giữa tất cả các nhóm sử dụng One Way Anova
và tiếp tục bằng cách sử dụng thử nghiệm so sánh Duncan sau khi sử dụng
vitamin C và chiết xuất permot giữa các nhóm điều trị là mức MDA và SGPT.

Các kết quả nghiên cứu là permotekstracts có hoạt tính chống đông máu ở
chuột và liều hiệu quả là 400 mg/kgwb.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là q́c gia có tiềm năng lớn về cây dược liệu
trong khu vực Đông Nam Á. Điều này thể hiện ở sự đa dạng về chủng loại
cây dược liệu (trong số hơn 12.000 loài thực vật Việt Nam thì có gần 4.000
lồi cho cơng dụng làm th́c), vùng phân bớ rộng khắp cả nước, có nhiều
loài dược liệu được xếp vào loài quý và hiếm trên thế giới (Bộ NN&PTNT
2007). Mặc dù có tiềm năng to lớn, song công cuộc bảo tồn và phát triển các
cây dược liệu cũng đang gặp phải một số hạn chế, khó khăn. Các loài cây
dược liệu đang có thị trường tiêu thụ lớn song chưa đáp ứng đủ. Nguồn
nguyên liệu hiện này chủ yếu khai thác từ tự nhiên. Hầu hết các loài cần được


10
bảo tồn, nuôi trồng, song gặp nhiều khó khăn về nguồn giống, công nghệ nuôi
trồng. Do đó, công tác phát triển nguồn gen gặp nhiều khó khăn.
Một số đề tài dự án các cấp nhân giống và nuôi trồng thử nghiệm một
số cây dược liệu đã được tiến hành ở nước ta, như dự án: “Hoàn thiện quy
trình nhân giống và trồng thử nghiệm cây dược liệu Hà thủ ô đỏ (Polygonum
multiflorum), cây Lan gấm (Anoetochilus) tại Phú Yên” giai đoạn 2014-2016.
Dự án: “Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện quy trình nhân giống một số loài
dược liệu và xây dựng mô hình sản xuất giống để xây dựng vùng trồng dược
liệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” giai đoạn 2015 - 2017 (Nguyễn Trọng Lực
2017), (Nguyễn Hữu Thiện 2017). Một số nhiệm vụ khai thác phát triển
nguồn gen cây Khôi tía, Hà thủ ô đỏ, Đẳng sâm, Đinh lăng, Hoàng tinh hoa
đỏ, Hoàng tinh hoa trắng... Các Nhiệm vụ này tập trung vào xây dựng được
quy trình nhân giống bằng giâm hom hoặc sản xuất cây giống từ hạt, xây
dựng mô hình trồng, thu hái và sơ chế, chế biến. Nhìn chung, các Nhiệm vụ
đã được thực hiện chưa quan tâm đến tuyển chọn, chọn lọc nguồn gen tốt có

năng suất, chất lượng cao, xây dựng vườn giống gốc tại vùng sinh thái bản địa
để cung cấp nguồn giống chất lượng cao cho sản xuất tại vùng miền núi nước
ta. Vì vậy, các Nhiệm vụ sau khi kết thúc, nguồn gen đã bị thất thoát, chết dần
do không được bảo tồn trong trong vườn giống, phát triển nhân giống và mở
rộng vùng sản xuất sau đó. Đồng thời các Nhiệm vụ chưa đầu tư cho xây
dựng quy trình nhân giống ở quy mô công nghiệp, sử dụng giá thể siêu nhẹ,
giúp cho cây giống có tỷ lệ sống cao. Nguồn giớng cung cấp cho sản xuất cịn
hạn chế, chưa ban hành được tiêu chuẩn cây giống và giống gốc cho các loài
cây dược liệu.
Hiện nay trên địa bàn các tỉnh miền núi có các Trung tâm nhân giớng
và ni trồng một số cây dược liệu. Để phát triển cây dược liệu có giá trị kinh
tế cao với quy mơ lớn, không chỉ cần nguồn giống chất lượng cao, mà cả số


11
lượng lớn cho nuôi trồng. Nhu cầu về giống cây dược liệu trên địa bàn các
tỉnh là rất lớn, trong khi khả năng sản xuất và cung ứng cây giống còn rất hạn
chế, chủ yếu là sản xuất theo phương pháp truyền thớng và nhập khẩu giớng.
Quy trình trồng trọt và thu hái chưa hoàn chỉnh.
Cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) là một loại dược liệu được dùng
trong sản xuất đơng dược và tân dược. Cây cịn có nhiều tên gọi: cây Lạc, cây
Lồng đèn, Hồng tiên, Mắc mát, Long châu quả... Dân gian thường dùng dây
và lá cây Lạc tiên sắc uống làm thuốc an thần chữa mất ngủ. Theo Đỗ Tất Lợi
(2004), dây, lá, hoa cây Lạc tiên thái nhỏ, phơi khô có công dụng an thần, giải
nhiệt, mát gan; chữa trị chữa đau đầu, mất ngủ, thường phối hợp thêm với một
số vị thuốc khác. Quả cây Lạc tiên vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt,
giải độc, lợi thủy, dùng chữa ho do phế nhiệt, phù thũng, giã đắp chữa ung
nhọt lở loét ở chân.
Theo Đỗ Huy Bích (2004) cây Lạc tiên được dùng làm thuốc an thần,
chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh. Ngọn non của cây thường được thu hái để

luộc ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ vài giờ. Dạng thuốc thông
thường là cao lỏng có đường được pha chế như sau: Lạc tiên 400g, lá vông
400g, lá gai 100g, rau má 100g. Tất cả nấu với nước, cô đặc được 100ml.
đường nấu với sirô. Pha 6 phần cao với 4 phần sirô. Ngày uống 40ml chia làm
2 lần uống. Quả Lạc tiên trứng (P. edulis Sims) được dùng làm nước giải khát
có tác dụng mát và bổ. Cách làm như sau: quả chín (càng chín càng thơm) 0.5
kg, bổ đôi nạo hết ruột, ép và lọc lấy dịch quả. Đường trắng 0.250 kg hịa với
1 lít nước đun sơi để nguội. Đổ dịch quả vào nước đường trộn đều. Uống với
nước đá. Nước quả Lạc tiên trứng có mùi thơm đạc biệt. Vị hơi chua, chứa
nhiều vitamin nhất là vitamin B2.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Chí Bảo và Phạm Việt Tý (2017) nghiên
cứu về các hợp chất phân lập từ dịch chiết methanol cây Lạc tiên (Passiflora
foetida L.) bằng cách sử dụng các phương pháp sắc ký với các hệ dung môi
phù hợp và kết hợp các phương pháp phổ, đã phân lập và xác định được cấu


12
trúc 4 hợp chất từ dịch chiết methanol của cây lạc tiên thu hái ở tỉnh Thừa
Thiên Huế. Đó là luteolin, β-adenosine, methyl gallate và myo-inositol. Đây
là lần đầu tiên cây Lạc tiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế được nghiên cứu về thành
phần hóa học và theo tìm hiểu của các nhà nghiên cứu, hợp chất 3 được phân
lập lần đầu tiên từ loài này.
Vũ Thị Hiệp và Nguyễn Phương Dung (2014) đã đánh giá tác dụng an
thần giải lo âu của cao chiết cồn Lạc tiên tây (Passiflora incarrnata L.) trên
chuột nhắt trắng. Kết quả cho thấy Cao cồn Lạc tiên tây không thể hiện độc
tính cấp ở liều 3,2 g/kg. Ở liều 150 mg/kg, cao Lạc tiên tây thể hiện tác dụng
an thần giải lo âu trên mô hình hai ngăn sáng tối. Trên mô hình kéo dài thời
gian ngủ của thiopental và chữ thập nâng cao, liều 300 mg/kg có tác dụng an
thần, giải lo âu. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn cho thấy cao cồn Lạc
tiên tây không làm thay đổi số lượng hồng cầu, bạch cầu, Hb (Hemoglobin),

AST (Aspartate Transaminase), ALT (Alanin Amino Transferase).
Nguyễn Thị Thu Hương và cs. (2018), nghiên cứu tác dụng kháng
khuẩn và kháng hen của các dược liệu Trầu không, Tía tô, Rau đắng biển và
Lạc tiên tây có những kết quả cho thấy các cao chiết từ lá Trầu không, có hoạt
tính kháng khuẩn điển hình nhất trong số các cao thử nghiệm trên các chủng
vi khuẩn gây nhiễm trùng cơ hội như S. aureus, A. baumannii, K. pneumoni
và P. aeruginosa. Các cao chiết từ Trầu không, Tía tô, Rau đắng biển và Lạc
tiên tây có tác dụng phục hồi về giá trị sinh lý bình thường nồng độ IgE trong
huyết tương chuột bị gây quá mẫn bằng ovalbumin.
Huỳnh Lời và Trần Hùng (2011) đã khảo sát thành phần hóa học của
cây Lạc tiên đã tách chiết được vitexin và xylosyl vitexin từ những phần trên
mặt đất của cây Lạc tiên bằng kỹ thuật HPLC-DAD (Hight – Performance
Liquid Chromatography – Diode Array Detector (sắc ký lỏng hiệu năng cao),


13
nhóm tác giả đã xác định được hàm lượng vitexin trong lá từ 0,15-0,4%, trong
hạt 0,005%.
Ngoài các công trình nghiên cứu về cây Lạc tiên thì cũng có các công
trình khác nghiên cứu về cây dược liệu khác ở Việt Nam như dưới đây:
Đặng Kim Vui (2018), nghiên cứu trồng và chế biến cây Giảo cổ lam
(Gynostemma pubescens) tại tỉnh Bắc Kạn nghiên cứu 3 loại Giảo cổ lam
(Giảo Cổ lam 3 lá, 5 lá, 7 lá) trồng vào các tháng khác nhau (tháng 3, 6, 9) và
trồng ở các địa điểm khác nhau (trồng ở các huyện Chợ Đồn, Pắc Nặm, Ba Bể
ở tỉnh Bắc Kạn) cho thấy trong cùng thời gian và thời vụ trồng nhưng ở địa
điểm khác nhau tốc độ sinh trưởng của các loài Giảo cổ lam cũng có sự khác
nhau, trong đó tốc độ sinh trưởng chiều dài thân và số lá/thân giảm dần từ loài
Giảo cổ lam 7 lá > loài Giảo cổ lam 5 lá > loài Giảo cổ lam 3 lá. Đây là cơ sở
khoa học để lựa chọn loài Giảo cổ lam có tốc độ sinh trưởng tốt nhất và mùa
vụ trồng phù hợp nhất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng dược liệu tại

tỉnh Bắc Kạn.
Trần Đình Hà (2017), Nghiên cứu thời vụ trồng cây dược liệu Giảo cổ
lam 7 lá chét tại huyện Văn Chấn chia ra làm 5 công thức (công thức 1 và 2
trồng vào tháng 3, công thức 3 và 4 trồng vào tháng 4, công thức 5 trồng vào
tháng 5) và cho thấy thời vụ trồng có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống và tái sinh,
chu kỳ và khả năng sinh trưởng của cây Giảo cổ lam 7 lá chét mới được di
thực trồng trong điều kiện ruộng vườn. Bố trí trồng càng sớm trong vụ Đông
Xuân, cây có khả năng cho chu kỳ tái sinh dài hơn, số lứa tái sinh nhiều hơn
và cho năng suất sinh khối cao hơn. Bước vào mùa hè nắng nóng, cây sinh
trưởng giảm, biểu hiện ra hoa và tái sinh kém.
Hà Xuân Kỳ (2019), Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và kỹ thuật
nhân giống loài Hoàng tinh trắng (Disporopsis longifolia Craib) tại tỉnh Hà
Giang có phần nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến nhân giống tách chồi củ


14
cây Hoàng tinh trắng, thí nghiệm được tiến hành vào đầu các tháng mùa xuân,
hè, thu, đông (tương ứng các tháng 2, 5, 8, 11 dương lịch) kết quả cho thấy
giâm chồi củ cho tỷ lệ chồi sống cao nhất là vào mùa xuân tiếp đến cao thứ 2
là mùa thu, cao thứ 3 là vào mùa đông và đứng cuối là mùa vào hè. Mùa hè có
tỷ lệ chồi sống thấp nhất là do thời tiết nóng nên khi củ nảy chồi chưa kịp
hình thành rễ, chất dinh dưỡng dự trữ bị cạn kiệt nên tỷ lệ chết cao, để có kết
quả giâm chồi củ tốt nhất nên giâm vào mùa xuân.
Đồng Việt Huân (2019), Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây
trồng loài Cà gai leo (Solanum procumbens Lour) tại huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên cho ra kết quả là loài cây ưu sáng, khả năng chịu hạn cao nhưng
không chịu được ngập úng, lượng mưa thích hợp là trên 1700mm/năm, độ ẩm
khoảng 80%-90%, nhiệt độ trung bình năm là 200C - 270C, hoa thường nở vào
tháng 3 và 8, quả thường chín vào tháng 4 và 9. Nhân giống Cà gai leo bằng
phương pháp giâm hom chỉ ra rằng giâm hom bằng hom bánh tẻ là cho ra kết

quả tốt nhất với tỷ lệ sống là 100%, giâm hom vào vụ xuân là thích hợp nhất
với tỷ lệ sống là 97,78%.
Trương Thị Hồng Hải và cs. (2018), nghiên cứu xây dựng bảng mô tả
tính trạng của cây Sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam đã
cho thấy cây Sâm Ngọc Linh có 1 thân và đặc điểm cây 4 tuổi và 5 tuổi có
nhiều khác biệt về hình thái bên ngoài và kích thước thân lá cũng như củ. Cây
Sâm Ngọc linh 4 tuổi có thân lá nhỏ hơn cây 5 tuổi, chùm hoa chưa thể hiện
đặc trưng của giống là hình rẻ quạt. Sắc tố anthocyanin phân bố ở đỉnh thân.
Cây Sâm Ngọc Linh 5 tuổi thể hiện tốt các đặc trưng của giống, thân lá to,
cụm hoa phát triển đầy đủ có hình rẻ quạt, không có sắc tố anthocyanin trên
thân. Vì vậy, nên sử dụng cây Sâm Ngọc Linh 5 tuổi trở lên để nghiên cứu
các đặc điểm hình thái điển hình cho loài Sâm Ngọc Linh.


15
Trương Thị Tố Uyên (2010), khi nghiên cứu tính đa dạng thực vật và
tài nguyên cây thuốc ở xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã
phát hiện 56 họ, 107 chi, 135 loài và phân loại được 13 nhóm cây thuốc.
Trong đó có 28 cây thuốc thông tiểu, thông mật; 27 cây thuốc chữa tê thấp; 22
cây thuốc chữa bệnh tiêu hóa; 21 cây thuốc chữa ho hen; 16 cây th́c có tác
dụng cầm máu; 17 cây th́c có tác dụng giải độc; 16 cây thuốc chữa cảm sốt;
14 cây thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa; 9 cây thuốc chữa bệnh dạ dày; 6 cây
thuốc trị giun sán; 3 cây thuốc giúp hạ huyết áp; 3 cây thuốc chữa bệnh về
mắt và 2 cây thuốc có tác dụng chữa ung thư.
Nguyễn Bá Hoạt và Nguyễn Văn Thuần (2005), đã hướng dẫn kỹ thuật
trồng trọt sử dụng và chế biến 30 cây thuốc có nhu cầu lớn làm nguyên liệu
cho sản xuất th́c phịng, chữa bệnh xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu sản xuất đại
trà trên diện tích lớn, xây dựng vùng dược liệu theo hướng an toàn theo tiêu
chuẩn GAP (Good agricultural pratice). Ćn sách cịn cung cấp một số thông
tin cơ bản về giá trị của từng cây nhằm 7 quảng bá, xây dựng thương hiệu sản

phẩm. Trong phần chế biến, các tác giả giới thiệu một số phương pháp chế
biến theo y học cổ truyền, giúp cho cơ sở trồng trọt đầu tư làm tăng chất
lượng của sản phẩm và dễ bảo quản hơn.
Bảo Thắng (2003), trong cuốn “Kỹ thuật trồng, chế biến và sử dụng cây
thuốc nam”. Cuốn sách đã trình bày chi tiết kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc,
phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản đối với 38 cây thuốc thông dụng;
đồng thời cũng mô tả đặc điểm, cách sử dụng 124 vị thuốc chữa bệnh phụ
khoa, 10 loại rau, 21 loại quả và một số loại hạt có tác dụng chữa bệnh.
1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý: Vườn ươm khoa Lâm nghiệp thuộc trường ĐHNL Thái
Nguyên, nằm trên địa bàn xã Quyết Thắng. Cách thành phố Thái Nguyên


×